Trong giáo dục nói chung cũng như trong lí luận dạy học các môn học nói riêng, hoạt động ngoại khóa luôn luôn được đề cập như một hoạt động hết sức quan trọng. Trong xu hướng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản liên quan đến việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được xác định trong Điều 26, Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số 072007QĐBGH ĐT ngày 02042007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu: “Nhà trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh”. Công tác ngoại khóa là một phần quan trọng, có mối quan hệ gắn bó khăng khít với chính khóa. Ngoại khóa là một hoạt động bổ sung và nâng cao chất lượng của chính khóa lên một bước. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khoá và tất cả đều cho rằng: Hoạt động ngoại khoá có ý nghĩa đặc biệt vì đã huy động được sự tham gia của tất cả học sinh trong lớp, trong khối, trong trường tham gia. Không chỉ vậy nó còn đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học ở lớp chính khoá một cách tổng hợp, đầy đủ, linh hoạt, nhạy bén, qua đó các kiến thức sẽ được liên hệ với thực tiễn sinh động, sẽ được củng cố sâu sắc hơn. Nếu tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá sẽ là động cơ kích thích hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá, mở rộng hiểu biết của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành kĩ năng, thái độ, hành vi cho học sinh. Thực tế ở nhà trường THCS hiện nay, việc tổ chức hoạt động ngoại khoá về môn học nói chung và về môn Toán nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí có trường còn chưa một lần tổ chức. Điều này cũng có nhiều nguyên nhân: GV chưa ý thức đầy đủ vai trò, tác dụng của các hoạt động ngoại khoá, hiểu biết của họ về ngoại khoá còn đơn giản, phiến diện, thậm chí có người còn hỏi rằng: “Ngoại khoá là hình thức học tập hay vui chơi? Việc dạy thêm, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém có phải là hoạt động ngoại khoá hay không?”. Điều này thể hiện rõ nét sự thật: chúng ta chưa hiểu thấu đáo được khái niệm ngoại khoá, chưa thấy được vị trí của nó trong quá trình dạy học. Mặt khác, Toán học là môn học quan trọng trong nhà trường và là một môn học có tính trừu tượng cao đối với học sinh THCS. Nếu chúng ta chỉ dạy cho học sinh những con số, những phép tính, khái niệm, công thức, quy tắc...để giải quyết những bài toán trong chương trình, biết làm toán đúng để làm bài kiểm tra, để thi học kì thì quả thực môn Toán là môn học quá khô khan và đơn điệu. Các em sẽ không thấy được những lợi ích của việc học toán cũng như thấy được mối liên hệ giữa Toán học và thực tiễn cuộc sống hằng ngày, không thấy được điều thú vị của những con số, những phép tính, những bài toán. Để thực hiện hoạt động ngoại khoá Toán học thuận lợi và đạt hiệu quả cao, nhất là khi tổ chức cho học sinh THCS, giáo viên cần biết cách sử dụng những phương tiện hỗ trợ hoạt động đúng lúc, đúng chỗ và đúng cách. Chế tạo và khai thác những phương tiện phục vụ cho hoạt động ngoại khoá như: Các tài liệu in ấn, các đồ dùng Toán học, các phương tiện kĩ thuật, đặc biệt là với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong hình thức ngoại khoá. Với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học Toán học ở trường THCS, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài khóa luận: “Xây dựng một số hoạt động ngoại khóa Toán học nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Trung học cơ sở”.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài khóa luận 6
2 Mục tiêu của khóa luận 8
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 9
7 Bố cục của khóa luận 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11
1.1 Hoạt động ngoại khóa 11
1.1.1 Vài nét lịch sử hoạt động ngoại khóa 11
1.1.2 Khái niệm hoạt động ngoại khóa 12
1.1.3 Đặc trưng hoạt động ngoại khóa 12
1.2 Hoạt động ngoại khóa Toán học ở trường Trung học cơ sở 14
1.2.1 Vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa Toán học 15
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa Toán học 16
1.2.3 Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khóa Toán học 16
1.2.4 Nguyên tắc của hoạt động ngoại khóa Toán học 18
1.2.5 Nguyên tắc phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh 18
1.2.6 Nguyên tắc tích hợp 22
1.3 Mối quan hệ giữa hoạt động ngoại khóa và hoạt động chính khóa 25
1.4 Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa Toán học ở trường Trung học cơ sở 28
1.4.1 Mục đích khảo sát 28
1.4.2 Đối tượng khảo sát 29
1.4.3 Kết quả khảo sát 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33
Trang 2CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
TOÁN HỌC 34
2.1 Tổ chức hội thi: “Tìm hiểu lịch sử Toán học” 34
2.1.1 Mục đích 34
2.1.2 Lý do 34
2.1.3 Mục tiêu 34
2.2 Tổ chức hội thi: “Tìm sai lầm trong lời giải toán” 41
2.2.1 Mục đích 41
2.2.2 Lý do 41
2.2.3 Mục tiêu 41
2.2.4 Hình thức tổ chức 41
2.2.5 Nội dung 42
2.3 Tổ chức hội thi: “Toán học - tư duy và thực tiễn” 55
2.3.1 Mục đích 55
2.3.2 Vòng 1 “Khởi động” 57
2.3.3 Vòng 2 “Toán học vui” 59
2.3.4 Vòng 3 “Toán học thực tiễn” 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62
Chương 3 63
THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 63
3.1 Mục đích của thử nghiệm 63
3.2 Tổ chức thử nghiệm 63
3.2.1 Đối tượng thử ngiệm 63
3.2.2 Nội dung thử nghiệm 63
3.2.3 Thời gian thử nghiệm 63
3.3 Phân tích, đánh giá kết quả thử nghiệm 64
3.3.1 Phân tích, đánh giá kết quả thử nghiệm: “Tìm hiểu lịch sử Toán học” 64
3.3.2 Phân tích, đánh giá kết quả thử nghiệm: "Tìm sai lầm trong lời giải Toán" 64
Trang 33.3.3 Phân tích, đánh giá kết quả thử nghiệm: “Toán học - Tư duy và
thực tiễn” 66
3.3.4 Đánh giá chung 67
3.3.5 HS đánh giá về vai trò của HĐNK Toán 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 70
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đánh giá về mức độ kiến thức phần Toán – THCS 30 Bảng 1.2: Các hình thức được tổ chức để nâng cao chất lượng học tập phần kiến thức toán THCS 30 Bảng 1.3: Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học ngoạikhóa cho HS 31 Bảng 1.4: Đánh giá về nguyên nhân chính gây khó khăn khi tổ chức các HĐNK 32 Bảng 3.1: Vai trò của HĐNK Toán học 68
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài khóa luận
Trong giáo dục nói chung cũng như trong lí luận dạy học các môn họcnói riêng, hoạt động ngoại khóa luôn luôn được đề cập như một hoạt động hếtsức quan trọng Trong xu hướng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, BộGiáo dục đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản liên quan đến việc đẩy mạnh cáchoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Nội dung của hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp đã được xác định trong Điều 26, Điều lệ trường Trung học cơ sở,trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hànhkèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGH ĐT ngày 02/04/2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu: “Nhà trường phối hợp với các tổ chức,
cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh”.
Công tác ngoại khóa là một phần quan trọng, có mối quan hệ gắn bókhăng khít với chính khóa Ngoại khóa là một hoạt động bổ sung và nâng caochất lượng của chính khóa lên một bước
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu việc tổ chức hoạt độngngoại khoá và tất cả đều cho rằng: Hoạt động ngoại khoá có ý nghĩa đặc biệt
vì đã huy động được sự tham gia của tất cả học sinh trong lớp, trong khối,trong trường tham gia Không chỉ vậy nó còn đòi hỏi học sinh phải vận dụngnhững kiến thức đã học ở lớp chính khoá một cách tổng hợp, đầy đủ, linhhoạt, nhạy bén, qua đó các kiến thức sẽ được liên hệ với thực tiễn sinh động,
sẽ được củng cố sâu sắc hơn Nếu tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá sẽ là động
cơ kích thích hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá, mở rộng hiểu biết của học
Trang 7sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành kĩ năng, thái độ, hành vi chohọc sinh.
Thực tế ở nhà trường THCS hiện nay, việc tổ chức hoạt động ngoạikhoá về môn học nói chung và về môn Toán nói riêng chưa được quan tâmđúng mức, thậm chí có trường còn chưa một lần tổ chức Điều này cũng cónhiều nguyên nhân: GV chưa ý thức đầy đủ vai trò, tác dụng của các hoạtđộng ngoại khoá, hiểu biết của họ về ngoại khoá còn đơn giản, phiến diện,thậm chí có người còn hỏi rằng: “Ngoại khoá là hình thức học tập hay vuichơi? Việc dạy thêm, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém cóphải là hoạt động ngoại khoá hay không?” Điều này thể hiện rõ nét sự thật:chúng ta chưa hiểu thấu đáo được khái niệm ngoại khoá, chưa thấy được vị trícủa nó trong quá trình dạy học
Mặt khác, Toán học là môn học quan trọng trong nhà trường và là mộtmôn học có tính trừu tượng cao đối với học sinh THCS Nếu chúng ta chỉ dạycho học sinh những con số, những phép tính, khái niệm, công thức, quytắc để giải quyết những bài toán trong chương trình, biết làm toán đúng đểlàm bài kiểm tra, để thi học kì thì quả thực môn Toán là môn học quá khôkhan và đơn điệu Các em sẽ không thấy được những lợi ích của việc học toáncũng như thấy được mối liên hệ giữa Toán học và thực tiễn cuộc sống hằngngày, không thấy được điều thú vị của những con số, những phép tính, nhữngbài toán
Để thực hiện hoạt động ngoại khoá Toán học thuận lợi và đạt hiệu quảcao, nhất là khi tổ chức cho học sinh THCS, giáo viên cần biết cách sử dụngnhững phương tiện hỗ trợ hoạt động đúng lúc, đúng chỗ và đúng cách Chếtạo và khai thác những phương tiện phục vụ cho hoạt động ngoại khoá như:Các tài liệu in ấn, các đồ dùng Toán học, các phương tiện kĩ thuật, đặc biệt làvới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong hình thức ngoại khoá
Với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng,hiệu quả dạy và học Toán học ở trường THCS, chúng tôi chọn nghiên cứu đề
Trang 8tài khóa luận: “Xây dựng một số hoạt động ngoại khóa Toán học nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Trung học cơ sở”.
2 Mục tiêu của khóa luận
Xây dựng một số hoạt động ngoại khóa Toán học nhằm tích cực hóahoạt động học tập của học sinh và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ởnhà trường Trung học cơ sở
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá Toán học
4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu: Đọc, phân tích và tổng hợp các tài liệu về tâm lí
học, giáo dục học, lí luận dạy học, dạy học toán ở THCS, lí luận về tổ chứchoạt động ngoại khoá Toán học trong nhà trường, việc ứng dụng công nghệthông tin vào dạy học trong nhà trường THCS để xây dựng cơ sở lí luận của
đề tài Từ đó giúp chúng tôi có căn cứ để xác định được các khả năng, tiêu chílựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá Toán học và phươngpháp tiến hành các tiêu chí đó
Phương pháp điều tra, khảo sát: Tìm hiểu thực trạng sử dụng các
phương pháp dạy học toán ở T HCS, tìm ra cái khó khăn và hạn chế của GVkhi tổ chức hoạt động ngoại khóa Toán học Đây chính là cơ sở thực tiễn cho
Trang 9việc xây dựng các hình thức hoạt động ngoại khóa Toán học phù hợp vớitrình độ, năng lực và hứng thú của GV cũng như HS Xây dựng một số hìnhthức tổ chức hoạt động ngoại khóa Toán học với nội dung phù hợp, hình thứcphong phú, đa dạng và hấp dẫn với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Phương pháp đánh giá: Tiến hành một bài kiểm tra trước và sau khi tổ
chức các hoạt động để kiểm tra sự tiến bộ về nhận thức, hứng thú của họcsinh sau khi được tham gia các hoạt động ngoại khóa Toán học với sự hỗ trợcủa công nghệ thông tin
- Quan sát, ghi chép mọi hoạt động của GV và HS để nhận biết mức độhứng thú, những phản ứng của GV và HS sau mỗi hoạt động
- Trao đổi với GV để bổ sung, điều chỉnh nội dung của tiến trình tổ chức
đã xây dựng
- Đánh giá tính khả thi của việc xây dựng và tổ chức các hoạt động ngoạikhóa qua việc:
+ Quan sát hứng thú của học sinh, sản phẩm mà học sinh tạo ra
+ Năng lực giải quyết vấn đề
Nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu, phân tích kế hoạch hoạt động ngoại
khoá Toán học của giáo viên và các sản phẩm hoạt động của học sinh sau khitham gia hoạt động ngoại khoá Toán học
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của giáo viên và đặc biệt là hoạt động của học sinh trong cáchoạt động ngoại khóa Toán học
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Các HĐNK Toán học được thực hiện ở trường Trung học cơ sở
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa khoa học
Xây dựng một số HĐNK Toán học ở trường Trung học cơ sở
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 10Khóa luận sẽ giúp ích phần nào cho các thầy, cô giáo và các em học sinh
ở nhà trường Trung học cơ sở trong việc học tập môn Toán Khóa luận nàycũng hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào việc củng cố, mở rộng và nângcao các tri thức về Toán học; rèn luyện các kĩ năng tính toán, thực hành toán;phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, rèn luyện tư duy, kích thích, bồi dưỡng hứngthú, niềm đam mê Toán học cho học sinh
7 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung
khóa luận gồm ba chương với các nhiệm vụ cụ thể sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Xây dựng một số hoạt động ngoại khóa Toán học.
Chương 3: Thử nghiệm sư phạm.
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Hoạt động ngoại khóa
1.1.1 Vài nét lịch sử hoạt động ngoại khóa
Trong lịch sử giáo dục, hoạt động ngoại khóa đã xuất hiện từ lâu, vàothế kỉ XVI, thời kỳ Phục Hưng, Rabole (Francois Rabelais (1494 - 1553)),một nhà tư tưởng người Pháp đã có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dụcngoài giờ lên lớp như ngoài việc ở lớp còn có những buổi tham quan xưởngthợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi thángmột lần, thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày
Isma’il Al-Qabbani (1898 - 1963), nhà cải cách giáo dục tiên phong vĩđại của Ai Cập đã đưa chủ nghĩa thực dụng (do John Dewey - người Mỹ -khởi sướng) đến với nhân dân Ai Cập và áp dụng nó rất thành công, đó là: Sửdụng phương pháp giảng dạy theo nguyên tắc “học đi đôi với hành, tăng khảnăng quan sát, nhận thức, phân tích và đánh giá Phương pháp này ngược vớiphương pháp truyền thống: “Đọc, viết, nghe và đọc” Phát triển tinh thần tự
do, khuyến khích dân chủ, tự định hướng và tôn trọng lẫn nhau giữa các trẻ,nuôi dưỡng khả năng sáng tạo”
Đến thập niên 20, 30 của thế kỉ XX, A.S.Macarenco - nhà giáo dục nổitiếng người Nga đầu thế kỉ XX - đã bàn về tầm quan trọng của công tác này.Ông phát biểu: “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáodục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để choquá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải là trên mỗi métvuông của đất nước chúng ta ” Nghĩa là “Trong bất kì hoàn cảnh nào cũngkhông được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp”.Trong thực tiễn công tác của mình, Macarenco đã tổ chức các hoạt động bênngoài lớp học trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, các em có thể xin ra khỏi tổ bất
cứ lúc nào, nhưng các tổ phải kỷ luật trong quá trình hoạt động
E.K.Krupskaja bàn về công tác ngoại khóa trong Hội nghị giáo dụctoàn quốc nước Nga năm 1938: “Nên hiểu cho đến cùng: Như thế nào là hạnh
Trang 12phúc của con em Vấn đề này hoàn toàn không có nghĩa là phải chiều chuộngphục vụ và phục vụ trẻ con như con em của một tên tư bản nào đó Biết gâynhiều hứng thú mới cho trẻ em, biết làm sao cho con em chúng ta phát triểntoàn diện, đó là cần thiết Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công tácngoài trường là làm cho đời sống con em chúng ta thật sự trở thành đời sống
có văn hóa, dạy các em sống theo kiểu mới, sống tập thể Nên để cho con emchúng ta được học tập nhiều hơn nữa, gần gũi với đời sống nhiều hơn nữa”
Ở nước ta, đã nhiều lần Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu giáo viên phảichú ý giáo dục nhiều mặt cho học sinh như đức, trí, thể, mĩ, lao động Trongthư gửi Hội nghị các bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, Bác viết: “Trong lúchọc cũng cần làm cho các cháu vui, trong lúc vui cũng cần làm cho các cháuhọc Ở trong nhà trường, trong xã hội, các cháu đều vui, đều học” Và trongchiến lược phát triển giáo dục Việt Nam từ 2001 đến 2010 đã nêu rõ quanđiểm giáo dục của Đảng ta: “Phát triển con người toàn diện trên các mặt tìnhcảm, trí tuệ, tinh thần và thể chất là lí tưởng của sự phát triển xã hội mà chúng
ta từng bước tiến tới”
1.1.2 Khái niệm hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, khôngquy định bắt buộc trong chương trình, hoạt động này thường mang tính chất
tự nguyện hơn là bắt buộc, là một hoạt động không đặt sự giảng dạy của giáoviên lên hàng đầu, mà xem trọng hoạt động tự giác, sự vận dụng sáng tạo củahọc sinh Các hoạt động ngoại khóa cho phép học sinh tự thể hiện ý kiến vàsuy nghĩ, góp phần xây dựng kỹ năng lãnh đạo và áp dụng kiến thức vào thực
tế Học sinh biết cách học một cách kiên nhẫn để đạt đến mục tiêu, phát triểntài năng hay kỹ năng cũng như xây dựng nhân cách trong quá trình tự học tập.Học sinh có thể tham gia hoạt động ngoại khóa ở lớp/ trường hoặc ngoài xãhội với nhiều lựa chọn khác nhau: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, tình nguyện,
tổ chức,
1.1.3 Đặc trưng hoạt động ngoại khóa
Trang 13Nhiệm vụ trọng tâm mà nhà trường THCS ngày nay đang ra sức phấnđấu chính là nhiệm vụ rèn luyện đào tạo con người mới phát triển toàn diện vềtrí, đức, thể, mĩ, Để đảm đương được nhiệm vụ to lớn đó, nhà trường phải nỗlực phấn đấu với tất cả những khả năng có thể có của mình Những kết quảnghiên cứu tâm - sinh lý của học sinh và điều tra xã hội gần đây trên thế giớicũng như ở nước ta cho thấy thanh thiếu niên có những thay đổi trong sự pháttriển tâm - sinh lý, đó là sự thay đổi có gia tốc Trong điều kiện phát triển củacác phương tiện thông tin đại chúng, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giaolưu học sinh được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từnhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn.Trong học tập, học sinh không thỏa mãn với vai trò của người tiếp thu thụđộng, không chỉ chấp nhận các giải đáp đã có sẵn được đưa ra Như vậy, ở lứatuổi này nảy sinh một yêu cầu và cũng là một quá trình, là sự lĩnh hội độc lậpcác tri thức và phát triển kĩ năng Nhưng các phương thức học tập ở học sinhnếu muốn được hình thành và phát triển một cách có chủ định thì cần thiếtphải có sự hướng dẫn đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi nhất.
Trong công tác ngoại khóa, năng lực hoạt động tự lập của học sinhđược phát huy Các em tìm hiểu, nghiên cứu, suy nghĩ và tự mình trình bàycác kiến thức mà tự mình khám phá được Giáo viên không phải là người lênlớp giảng bài, truyền thụ kiến thức, ở đây công tác độc lập của học sinh chiếmmột vị trí đặc biệt quan trọng Ngoài tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm,
mở rộng, bổ sung cho kiến thức nội khóa, phát triển tài năng cá nhân, nângcao khả năng hoạt động tự lập, trình độ thực hành và khả năng làm việc tậpthể của học sinh được phát huy rõ rệt Công tác ngoại khóa được tổ chức tốtcòn có tác dụng gắn liền học sinh với đời sống một cách có hiệu quả Hoạtđộng ngoại khóa chính là một cầu nối giúp học sinh vận dụng kiến thức vàođời sống, sinh hoạt gần gũi với tập thể, với nhân dân hơn một bước Ngoạikhóa chỉ nhằm mục đích phục vụ nội khóa như là bổ sung, nâng cao, đào sâukiến thức kĩ năng của chính khóa; nó còn có tác dụng tốt đối với việc giảngdạy của giáo viên, củng cố mối quan hệ đúng đắn giữa thầy và trò
Trang 14Đối với giáo viên, giờ học ngoại khóa giúp họ hiểu hơn về học sinh củamình, phát hiện được khả năng của các em, từ đó mà điều chỉnh phương phápgiảng dạy cho phù hợp; giáo viên có thêm vốn kiến thức thực tế để bài giảngphong phú hơn, và họ tự tin hơn khi truyền thụ kiến thức cho học sinh.
Hoạt động ngoại khóa là hình thức dạy học mang tính tích hợp cao, cótác dụng phát triển kiến thức và rèn luyện kĩ năng toàn diện cho người học, làmột trong những con đường để phát triển kiến thức và rèn luyện kĩ năng toàndiện cho người học, là một trong những con đường để phát triển năng lựctrong mỗi cá nhân học sinh trong nhà trường THCS, tạo ra môi trường thuậnlợi để học sinh phát huy, phát triển tư duy, hình thành nhân cách đáp ứng theoyêu cầu của xã hội Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kĩnăng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành một conngười toàn diện và thú vị hơn
Hoạt động ngoại khóa cũng góp phần đổi mới phương pháp giáo dục,khắc phục lối truyền thụ một chiều như bấy lâu nay của ta, giúp học sinh rènluyện thói quen, biết cách tự học và hợp tác trong học tập; tích cực, chủ động,sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh tri thức mới;giúp học sinh tự đánh giá năng lực của bản thân; đồng thời góp phần giúpgiáo viên phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng lực đặc biệt, đem lạichất lượng mới cho giáo dục THCS nói riêng, cho ngành giáo dục và đào tạoViệt Nam nói chung
1.2 Hoạt động ngoại khóa Toán học ở trường Trung học cơ sở
Hoạt động ngoại khóa Toán học là một bộ phận của hoạt động dạy họcToán Hoạt động này sẽ giúp cho việc dạy và học có cơ sở thực tế, tạo hưngphấn cho giờ học chính khóa Trong nhà trường THCS hiện nay cùng với sựphát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệthông tin thể hiện qua các thành tựu mới và khả năng ứng dụng cao, rộng vànhanh vào thực tế buộc phải xem xét, điều chỉnh nội dung, phương pháp dạyhọc, đặc biệt là môn Toán Những nội dung kiến thức mà nhà trường THCStrang bị không thể thâu tóm được tất cả mọi tri thức mong muốn, vì vậy phải
Trang 15coi trọng việc dạy như thế nào để học sinh có thể đạt được kiến thức nhưmong muốn, trên cơ sở đó mà tiếp tục học tập suốt đời Với các hoạt độngngoại khóa Toán học, học sinh không chỉ học chay, học thụ động mà các emcòn trực tiếp được tìm hiểu các vấn đề mà sách đã hoặc không viết, nhữngvấn đề mà giáo viên không có đủ điều kiện để truyền thụ cho các em tronggiờ học chính khóa
1.2.1 Vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa Toán học
HĐNK Toán học là một trong các hình thức dạy học trong nhà trườngphổ thông hiện nay Ngoại khóa Toán học nói riêng và HĐNK nói chung cóvai trò vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên tất cảcác mặt
Về giáo dục nhận thức: HĐNK Toán học giúp HS củng cố, đào sâu, mởrộng kiến thức đã học trên lớp, ngoài ra giúp HS vận dụng kiến thức đã họcvào giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống đặt ra, tạo điều kiện để học điđôi với hành, lí luận đi đôi với thực tiễn
Về rèn luyện kỹ năng: HĐNK Toán học rèn luyện cho HS kỹ năng tổchức, kỹ năng điều khiển, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹnăng sử dụng và làm bài tập thực hành
Về giáo dục tinh thần thái độ: HĐNK Toán học tạo hứng thú học tập,khơi dậy lòng ham hiểu biết, lôi cuốn HS tự giác tham gia vào các hoạt độngtìm tòi tri thức, phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh
Về mặt chuyên môn: HĐNK Toán học sẽ giúp HS củng cố vững chắcthêm kiến thức cơ bản, mở rộng và hiểu sâu hơn các kiến thức có liên quan Hoạt động ngoại khóa Toán học là một trong những mảng hoạt độnggiáo dục quan trọng ở nhà trường THCS Hoạt động này có tác dụng phục vụcho việc dạy học môn Toán trong chương trình chính khóa, góp phần pháttriển và hoàn thiện nhân cách toàn diện, bồi dưỡng năng khiếu và tài năngsáng tạo của học sinh Nội dung của HĐNK Toán học rất phong phú và đadạng, nhờ đó các kiến thức tiếp thu được ở trên lớp có cơ hội được áp dụng,
mở rộng trên thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú học tập môn
Trang 16Toán ở trường THCS Thông qua HĐNK Toán học, người học đã trưởngthành và học tập được rất nhiều, rất sâu sắc những vấn đề mà trong các hoạtđộng chính khóa không đủ đáp ứng
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa Toán học
HĐNK nói chung và ngoại khóa Toán học nói riêng có một số đặc điểm
cơ bản sau:
Việc tổ chức ngoại khóa dựa trên tính tự nguyện tham gia của HS dưới
sự hướng dẫn của giáo viên
Số lượng HS tham gia không hạn chế, có thể theo nhóm nhỏ hoặc quy
mô từng lớp học, từng khối học
Nội dung HĐNK thường liên quan với nội dung học tập trong chươngtrình nội khóa, phù hợp với trình độ và đặc điểm của các đối tượng tham gia Không tổ chức kiểm tra - đánh giá kết quả HĐNK như ở trên lớp học.Việc đánh giá kết quả HĐNK thông qua sản phẩm mà HS có được như: Tínhtích cực, tự lực nhận thức của HS; kết quả đánh giá công khai, không chođiểm nhưng có những hình thức động viên khích lệ kịp thời như biểu dương,tặng quà, khen thưởng
Để HĐNK đạt kết quả tốt đẹp đòi hỏi phải có sự tổ chức chặt chẽ, tỉ mỉcủa GV, sự giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, của hội cha
mẹ HS và của các tổ chức ngoài xã hội Bên cạnh đó nội dung và hình thức tổchức HĐNK phải đa dạng, mềm dẻo, hấp dẫn để lôi cuốn được nhiều HStham gia
1.2.3 Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khóa Toán học
Một trong những yếu tố quan trọng để người giáo viên thực hiện đượcnhiệm vụ của mình là việc thực hiện chương trình với những biện pháp tíchcực về chính khóa - ngoại khóa Trong chương trình mới, công tác ngoại khóatrở thành một phần quan trọng, khăng khít với chính khóa Công tác ngoạikhóa, nhất là công tác ngoại khóa về Toán học không hề mâu thuẫn gì với nộidung giáo dục và giáo dưỡng của nhà trường hiện nay, mà trái lại còn bổ sung
và nâng cao chất lượng của chính khóa lên một bước mới Qua hoạt động
Trang 17ngoại khóa Toán học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thểdục và thẩm mỹ Hoạt động ngoại khóa Toán học phát huy tính năng độngchủ quan, tính tích cực, tinh thần đoàn kết của học sinh Đồng thời tạo điềukiện cho giáo viên phát hiện sở thích, thiên hướng cá nhân và phát triển nănglực, sáng tạo của học sinh.
Nhằm hỗ trợ cho dạy học chính khóa, HĐNK Toán học thể hiện ở 5nhiệm vụ sau:
Gây hứng thú học tập môn Toán: HĐNK với nội dung phong phú vàhình thức hấp dẫn sẽ kích thích và nâng cao hứng thú học Toán cho HS, tạokhông khí học tập Toán tốt trong nhà trường THCS Đó là một trong nhữngđiều kiện đảm bảo kết quả học tập tốt
Bổ xung, đào sâu và mở rộng kiến thức học ở chính khóa: Với thờigian có hạn, việc dạy học nội khóa phải dừng lại ở nội dung nhất định Yêucầu có thể được nâng cao, kiến thức nội khóa có thể được bổ sung, đào sâu,
mở rộng bằng con đường ngoại khóa (lịch sử hình học, đại số, phương pháptiên đề, ) Như vậy, ngoại khóa giúp cho GV - HS có điều kiện củng cố kiếnthức nội khóa, bổ sung một số điểm cần thiết, trong chừng mực nào đó có thể
mở rộng phạm vi kiến thức trong chương trình
Tạo điều kiện gắn nhà trường với xã hội, lý luận liên hệ với thực tiễn,học đi đôi với hành: Với hình thức ngoại khóa, thầy và trò có nội dung mềmdẻo hơn, phóng khoáng hơn; có phương pháp sinh động hơn; có tổ chức linhhoạt hơn; thời gian đỡ gò bó hơn Do đó, có điều kiện thâm nhập cuộc sống,tăng cường thực hành, góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục và tổng hợp Rèn luyện tư cách làm việc tập thể: Nhiều HĐNK có hình thức tập thể;
có phân công, phân nhiệm, có người chỉ huy, điều khiển, có người phục tùngthực hiện, GV - HS có nhiều điều kiện để trao đổi nhiều hơn, GV có điều kiệnkiểm tra, đôn đốc Như vậy nhờ ngoại khóa mà tăng cường giáo dục cho HSthói quen độc lập trong học tập, tính chủ động, sáng tạo, tính tập thể trong họctập và công tác
Trang 18 Tạo điều kiện phát triển và bồi dưỡng năng lực cá nhân: Thông quaHĐNK, GV có thể phát hiện được những HS có khả năng Toán học (thể hiệntrước hết ở sự say mê Toán học, ở khả năng phát hiện và giải quyết những vấn
đề Toán học nảy sinh trong lý thuyết cũng như trong thực tiễn) Từ đó, GV có
kế hoạch bồi dưỡng năng lực Toán học cho HS
1.2.4 Nguyên tắc của hoạt động ngoại khóa Toán học
Phương pháp dạy học ngoại khóa Toán học thường có tính mềm dẻo,không cứng nhắc, tùy thuộc vào nội dung ngoại khóa, trình độ của GV và của
HS Tuy nhiên phương pháp dạy học ngoại khóa Toán học phải dựa trên cácđịnh hướng của chiến lược dạy học nói chung và tuôn theo các nguyên tắcsau:
Cần phải lập kế hoạch ngoại khóa hết sức chi tiết ngay từ sớm, đủ đểcác nhóm có thời gian chuẩn bị
Tổ chức ngoại khóa cần dựa trên tính tự nguyện, hứng thú của HS đảmbảo HS yêu thích công việc của mình và phát huy được sự sáng tạo của cácem
Đảm bảo tính nghiêm túc, nhẹ nhàng, nhưng không tùy tiện Nhómngoại khóa cần phải có tổ chức chặt chẽ, có kế hoạch làm việc cụ thể để tránhtình trạng nhàm chán, không hứng thú Vì vậy đòi hỏi mỗi nhóm ngoại khóacần có một nhóm trưởng với tư cách là hạt nhân của nhóm
1.2.5 Nguyên tắc phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh
Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 đến 15tuổi Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS Lứatuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có vị trí đặc biệt trong thời kì pháttriển của trẻ em Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng các tên gọi: “thời kìquá độ”, “độ tuổi khó bảo”, “tuổi bất trị” hay “tuổi khủng hoảng”…Nhữngtên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quátrình phát triển của trẻ em
Ở lứa tuổi này, học sinh đang diễn ra sự phát triển mạnh mẽ của tự ýthức, đặc biệt của tự giáo dục Bởi vậy từ tuổi này, các em không những là
Trang 19khách thể mà còn là chủ thể của giáo dục Đồng thời đạo đức của học sinhTHCS cũng được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt về nhận thức đạo đức và cácchuẩn mực hành vi ứng sử.
Giáo dục học sinh THCS trong xã hội hiện đại là vấn đề phức tạp vàkhó khăn Bởi lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn có nhiều biến đổi quan trọngtrong sự phát triển đời người cả về thể chất, mặt xã hội và mặt tâm lí Mặtkhác điều kiện sống, điều kiện giáo dục trong xã hội hiện đại cũng có nhữngthay đổi so với xã hội truyền thống Để giáo dục học sinh THCS đạt hiệu quả,cần phải tính đến những thuận lợi và khó khăn của lứa tuổi trong sự pháttriển
Về thuận lợi, do điều kiện sống trong xã hội được nâng cao mà hiện naysức khỏe được tăng cường Hiện tượng gia tốc phát triển ở con người thườngrơi vào lứa tuổi này nên sự dậy thì đến sớm và các em được cơ thể khỏemạnh, sức lực dồi dào Đây là cơ sở cho sự phát triển trí tuệ và phát triển nhâncách của thiếu niên
Mặt khác bước vào thế kỉ XXI, do sự bùng nổ của khoa học công nghệ
mà lượng thông tin, tri thức đến với các em rất phong phú Đồng thời số controng mỗi gia đình chỉ có ít nên cha mẹ dễ có điều kiện chăm sóc các em Xãhội, nhà trường và gia đình đều rất quan tâm đến sự phát triển nhân cách củatrẻ em nói chung và học sinh THCS nói riêng Sự kết hợp giáo dục giữa nhàtrường, gia đình và xã hội đã giúp cho các em có được cơ hội, điều kiện giáodục toàn diện hơn
Về khó khăn, do gia tốc phát triển mà sự dậy thì của thiếu niên đến sớmhơn, cơ thể của các em phát triển mạnh mẽ nhưng mức trưởng thành về xã hội
và tâm lí diễn ra chậm hơn Điều này ảnh hưởng đến việc giáo dục học sinhTHCS
Cũng do sự phát triển tâm lí diễn ra không đồng đều về mọi mặt, nêndẫn đến sự phát triển tâm lí song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”
Do đó, việc tổ chức dạy học cho học sinh nói chung, việc dạy học Toán nóiriêng phải dựa trên cơ sở tâm lí lứa tuổi để xác định phương pháp giáo dục có
Trang 20hiệu quả Nội dung và tính chất của hoạt động học tập lứa tuổi học THCS đòihỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao; đồng thời các em cũng đòihỏi và muốn nắm bắt được chương trình một cách sâu sắc hơn Định hướngđổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết Trungương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996),
được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14 (4-1999) Điều 28, Luật Giáo dục ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm củatừng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứngthú học tập cho học sinh” Ngoại khóa Toán học cung cấp cho học sinh nhữnghiểu biết, những kĩ năng nhất định Mục đích của hoạt động ngoại khóa Toánhọc là tạo sự phát triển cân đối, toàn diện về tâm hồn, trí tuệ; sự phối hợpnhuần nhuyễn giữa lí thuyết và thực hành cho học sinh Ngoại khoá là phầnhoạt động không bắt buộc, nhưng cần thiết Là một hình thức học tập bổ sungcho chính khóa và rất nhiều vấn đề của chính khóa chỉ được giải quyết bằngngoại khóa Ngoại khoá Toán học cần có sự hăng say, thích thú và sự thể hiệnkhả năng riêng của từng học sinh Ngoại khoá ít nhiều có ảnh hưởng đến thờigian học tập chính khoá, nhất là với các em học kém Vì vậy, hoạt động ngoạikhoá cần chú ý khơi dậy sự tự giác, tự nguyện của học sinh Khi đã tựnguyện, tự giác, học sinh sẽ khắc phục mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụđược giao, mặt khác, gặp thất bại các em sẽ không bao giờ nản chí Các nhómhọc sinh tự nguyện tham gia ngoại khoá Toán học là các nhóm bạn tâm đắc về
ý thức và sở trường, như vậy hoạt động ngoại khóa còn có tác dụng hìnhthành các tập thể học sinh liên kết với nhau theo hứng thú Trong các tập thể
tự nguyện này, học sinh sẽ tự bộc lộ đầy đủ hơn những kĩ năng, năng lực màtrong quá trình học tập các em ít được bộc lộ Cũng trong điều kiện này, hoạtđộng ngoại khóa còn giúp giáo viên hiểu và thông cảm, thương yêu học sinhcủa mình hơn Một nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ hoạt động ngoại khóa
Trang 21Toán học trong nhà trường chỉ thực sự có được trên cơ sở những hiểu biết thậtthấu đáo, triệt để về bản chất môn Toán, về đặc điểm đối tượng giáo dục, vềmọi mặt mà trực tiếp nhất là thực trạng tư tưởng tình cảm, tâm lí của đốitượng tiếp nhận, cụ thể là học sinh THCS HĐNK chỉ thực sự phát huy đượcsức mạnh của nó khi nào nó khơi dậy được hứng thú từ bên trong người tiếpnhận, đó là khát vọng sáng tạo, khát vọng chiếm lĩnh tri thức Mục đích caonhất của hoạt động ngoại khóa Toán học không phải chỉ thông báo một sốkiến thức mà là cung cấp những khả năng để học sinh tự giải quyết các vấn đề
và các bài toán cuộc đời của bản thân họ Hoạt động ngoại khóa Toán họckhông phải để đào tạo ra những kiểu người mọt sách hay những kiểu ngườichỉ biết lí thuyết, thiếu đi năng lực thực hành trong đời sống thực tiễn Hoạtđộng ngoại khóa Toán học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sángtạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vậndụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thựctiễn; tạo niềm tin, niềm vui, sự hứng thú trong học tập Làm cho “học” trởthành quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khaithác và sử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất Một giờdạy học toán trên lớp không đủ thời gian để hình thành những điều này, mốiquan hệ giữa giáo viên - học sinh - bài toán luôn luôn bị bó hẹp trong khuônkhổ khép kín của bốn bức tường Những giờ ngoại khóa Toán học thầy tựnguyện từ bỏ vai trò chủ thể, hành động giáo dục cũng như hệ thống dạy họckhông xoay quanh giáo viên nữa mà chuyển sang trung tâm - người học Giáoviên không đóng vai người truyền đạt kiến thức có sẵn, mà là người địnhhướng, đạo diễn cho học sinh tự khám phá kiến thức cùng cách tìm ra kiếnthức Hoạt động ngoại khóa rất coi trọng đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi họcsinh, không xem nhẹ vai trò chủ thể trong hoạt động tiếp nhận Toán học củahọc sinh Quá trình chiếm lĩnh tri thức không phải là một quá trình tiếp thuthụ động mà là quá trình vận động bên trong của bản thân chủ thể để tự nhậnthức, tự phát triển Các nhà tâm lí học hoạt động và tâm lí học nhận thức chú
ý tới mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể (đối tượng và hoạt động) để nhấn
Trang 22mạnh vai trò của tính hoạt động, hành vi của học sinh trong quá trình nhậnthức Nguồn tri thức được tiếp thu, tích lũy thông qua sự hướng dẫn của giáoviên trong các giờ học Toán trên lớp chính là động lực thôi thúc sự tự tìm tòiphát hiện của người học sinh Nhu cầu hiểu biết, chiếm lĩnh tri thức lôi cuốnngười học vào quá trình tiếp nhận thì mới làm nảy nở nuôi dưỡng năng lựctìm tòi phát hiện, đánh giá cái hay cái đẹp tiềm ẩn trong đó Kiến thức thunhận bằng con đường tự khám phá là kiến thức vững chắc nhất, đáng tin cậynhất Nhà sư phạm Roger Galles cũng cho rằng: “Cần làm sao để có thể đòihỏi học sinh một sự cố gắng sáng tạo cá nhân để làm sao giáo viên đưa họcsinh đến sự khám phá độc lập những tình huống khác nhau để khơi gợi ở trẻtinh thần tự nghiên cứu” Thông qua hoạt động ngoại khóa, học sinh có điềukiện thuận lợi bộc lộ năng lực tự tiếp nhận, tự lĩnh hội, tự khám phá tri thứctheo quy luật “chuyển vào trong” Thực chất đó là quá trình hình thành tưduy, hình thành khái niệm mà tâm lí học nhận thức nghiên cứu Như vậy, họcsinh không phải chỉ có việc thu nhận một khối lượng áp đặt từ bên ngoài màthực sự có được một sự phát triển về kiến thức lẫn phương pháp, về nhận thứckhách quan và tự nhận thức Việc học Toán học như vậy thực sự là một sựphát triển toàn diện, hứng thú, sáng tạo trong từng chủ thể học sinh.
1.2.6 Nguyên tắc tích hợp
Theo tác giả Savier Rogiers nêu trong cuốn “Khoa sư phạm tích hợp”thì: “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập góp phầnhình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có tính trước những điều cầnthiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặcnhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động” Theo GS.TS NguyễnThanh Hùng: “Có thể hiểu tích hợp là một phương hướng phối hợp một cáchtốt nhất các quá trình học tập của nhiều môn học” Trong hoạt động ngoạikhóa Toán học, ta có thể thấy: Tích hợp là tập hợp lại để thống nhất các mặtriêng lẻ thành một tổng thể, phối hợp tối ưu các hoạt động khác nhau, các kĩnăng phương pháp của các hoạt động khác nhau, nhằm đáp ứng mục tiêu,mục đích cụ thể, theo một nguyên tắc “đồng tâm”, “đồng quy” hướng tới một
Trang 23nội dung, kĩ năng, kiến thức bao hàm cao hơn, sâu hơn Tích hợp là một phạmtrù rất rộng giữa kiến thức với thực hành, giữa kiến thức với kĩ năng, giữakinh nghiệm với thực tiễn, giữa các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, đểlàm nổi bật, đào sâu kiến thức, phát triển tư duy của học sinh Hoạt độngngoại khóa Toán học theo hướng “tích hợp” là một xu thế tất yếu của việcgiáo dục học sinh trong thời đại kỹ thuật số mà nhiều nước trên thế giới đãtiến hành và thử nghiệm.
Trong giáo dục hiện đại, “tích hợp” được hiểu là phương hướng tích lũy(kiến thức), phối hợp với các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhautrong thực tiễn để hỗ trợ và tác động vào nhau, tạo nên hiệu quả tổng hợp -nhanh chóng - vững chắc, góp phần tích cực hoá hoạt động học tập của họcsinh Trong nhiều hướng tích hợp thì tích hợp giữa chương trình chính khoá
và chương trình ngoại khoá qua việc tổ chức hoạt động ngoại khóa được xem
là rất quan trọng vì nó đã chú ý đến việc rèn luyện học sinh ở nhiều mặt: Tưduy - thực hành - vận dụng Theo quan điểm dạy học mới thì hoạt động ngoạikhóa Toán học là một hình thức dạy học có tác dụng bổ sung, củng cố, mởrộng kiến thức và kỹ năng của môn Toán được học ở chương trình chínhkhoá Nó đáp ứng yêu cầu đa dạng hoá hình thức học tập, khắc phục lốitruyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo, phát triển kiến thức và giáodục học sinh một cách toàn diện Cũng có thể coi hoạt động ngoại khóa làhình thức hoạt động có tính chất tích hợp cao hơn những dạng tích hợp khác
vì nó “tổng hợp” được nhiều mặt: Tích hợp được nhiều kỹ năng trong một giờdạy; tích hợp giữa kiến thức (lý thuyết) trong nhà trường với kiến thức (thựchành - vận dụng) trong thực tiễn cuộc sống Hoạt động ngoại khóa cũng tạo
cơ sở để giảm bớt lối thuyết trình dài dòng, cho giáo viên có cơ hội chủ động
về cách dạy, tạo nên những bài giảng mang phong cách, dấu ấn riêng Ngoạikhóa Toán học phải đảm bảo nguyên tắc tích hợp giúp học sinh mở rộng, đàosâu kiến thức, vận dụng lí thuyết vào thực tế thông qua các hình thức thựchành trong và ngoài nhà trường
Trang 24Một vấn đề quan trọng là phải xác định vị trí của vấn đề ngoại khoátrong chương trình chung của môn học Hoạt động ngoại khóa thường tiếnhành sau những bài học (lý thuyết) ở phần chính khóa, được nhấn mạnh lại ởphần này nên giáo viên cần bao quát phạm vi tri thức - kĩ năng thể hiện nótrong hệ thống của phân môn để đề ra yêu cầu thực hiện nó với thời lượngthích hợp, tránh làm xáo trộn chương trình và trùng lặp về kiến thức Tốt nhất
là phần chính khóa chỉ nên giới thiệu ở một chừng mực cần thiết cho sự hiểubiết tối thiểu về một mặt nào đó của vấn đề để qua đó gợi trí tò mò, ham tìmtòi, phát hiện ở học sinh, đặt cơ sở cho việc trình bày nó sâu hơn, đầy đủ hơntrong phần ngoại khóa Cần phải xác định rõ mục đích cần đạt được (về cácmặt: Kiến thức - kĩ năng - phương pháp) của buổi ngoại khóa, lấy đó làm căn
cứ xuất phát, chi phối đến toàn bộ quá trình thực hiện nó Nếu chú ý đúngmức đến mặt này, giáo viên sẽ không bỏ sót nội dung dạy học hoặc không đichệch hướng, không nhầm lẫn giữa mục đích và phương tiện, giữa kiến thứcchính yếu với thứ yếu Việc xử lý vấn đề nhờ thế sẽ linh hoạt hơn Hình thứcngoại khóa phải thật sự sinh động, gây hứng thú, tránh sự đơn điệu, gò bó,căng thẳng Phải làm sao để có sức hấp dẫn, lôi cuốn được tất cả học sinhtrong lớp, huy động các em tham gia tích cực vào quá trình tìm kiếm tri thức,khám phá tri thức, chủ động phát hiện vấn đề, biết bảo vệ quan điểm, biếttrình bày kết quả khảo sát của mình trên cơ sở cùng tham gia một hoạt độngtập thể…Để làm được điều này, vai trò của giáo viên rất quan trọng, giáo viênphải vận dụng các biện pháp tích hợp sao cho hài hòa, thích hợp mà vẫn giữđược bản sắc riêng của môn học Giáo viên cần định hướng trò chơi, gợi ýcách hiểu vấn đề, sửa những lỗi sau khi tham gia ngoại khóa, đưa ra nhận xét,đánh giá chính xác, động viên và khích lệ tinh thần tập thể ở các em Nhữngnội dung ngoại khóa phải đảm bảo tính thiết thực - bổ ích, tính thực tiễn - khảthi, tính ứng dụng - thực hành cao, tránh đưa vấn đề ra một cách chung chung,
sơ lược, phiến diện, không mang tính khiên cưỡng và cá biệt - lại vừa phảiphù hợp đặc điểm tâm lý - nhận thức của học sinh Những vấn đề ngoại khóacần được phát triển theo hướng phát triển của xã hội, qua đó giúp học sinh
Trang 25đón nhận được những tri thức - thành tựu mới, góp phần củng cố thêm nhữngkhái niệm vốn rất trừu tượng và khó hiểu đối với học sinh mà ở phần chínhkhoá chưa có điều kiện nhấn mạnh, đào sâu Ngoại khóa Toán học theo quanđiểm tích hợp là rất cần thiết và phù hợp Cách vận dụng phương pháp tíchhợp trong hoạt động ngoại khóa Toán học khá đa dạng, khá phong phú, đòihỏi người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo để không gây nhàmchán, công thức trong quá trình thực hiện; đồng thời có thể giúp học sinh vừanắm được những kiến thức cơ bản, vừa hình thành được các thái độ, năng lực
và kĩ năng thực tiễn mà môn học đặt ra
1.3 Mối quan hệ giữa hoạt động ngoại khóa và hoạt động chính khóa
Điều 3 của Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cóghi rõ: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi vớihành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn,giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”
Có thể khẳng định, trong giáo dục Việt Nam, hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp được xem xét với tư cách là một nội dung nhằm giáo dục học sinhtoàn diện trong nhà trường Trung học
Ngoại khóa là một hoạt động ngoài giờ lên lớp khác với giờ học chínhkhóa, là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích,
có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực hiện quá trình đào tạo nhân cáchhọc sinh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội Đây là một trongnhững mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường Trung học Hoạtđộng này có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục chính khóa, góp phần hoàn thiệnnhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh; nhờ vậy
mà các kiến thức tiếp thu được trên lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộngthêm trên thực tiễn; bổ sung, củng cố, mở rộng những tri thức đã học trên lớp;nâng cao những hiểu biết về Toán học; rèn luyện kĩ năng tự kiểm tra đánh giákết quả học tập rèn luyện của học sinh
Hoạt động ngoại khóa là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáodục ở trường Trung học Đó là hệ thống các hoạt động tập thể học sinh, với
Trang 26những mục tiêu đã được xác định để bổ sung và hoàn thiện những tri thức màhọc sinh được học trong giờ học chính khóa Qua đó hoàn thiện quá trình giáodục nhằm hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh.
Hoạt động ngoại khóa thực chất là sự tiếp nối hoạt động chính khóa trênlớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhậnthức với hành động và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân Hoạt động chính khóa và hoạt động ngoại khóa rất cần thiết trong hoạtđộng giảng dạy môn Toán ở trường THCS hiện nay Mỗi hoạt động đều cóvai trò riêng, song chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết bổ sung cho nhau,giúp giáo viên thực hiện tốt chức năng dạy học cho học sinh, góp phần thựchiện mục tiêu giáo dục và đào tạo Trong hai hoạt động thì hoạt động chínhkhóa là tiền đề cơ sở, là nền tảng; hoạt động ngoại khóa là đòn bẩy, là điềukiện Nếu biết vận dụng, phối hợp đồng bộ, sáng tạo các hoạt động thì sẽ giúpcho công tác dạy học Toán đạt được hiệu quả giáo dục cho học sinh cũng nhưmong muốn, góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện củacác nhà trường THCS hiện nay
Hoạt động ngoại khóa Toán học không là vấn đề mới Từ lâu, nó đã trởthành một bộ phận cấu thành không thể tách rời của quá trình giáo dục, do tậpthể sư phạm của nhà trường tổ chức và lãnh đạo, thông qua hoạt động của tổ
bộ môn Nhất là trong bối cảnh cuộc cải cách giáo dục ở nước ta đang diễn ratoàn diện, sôi nổi, trong đó có sự đổi mới thật sự của việc dạy và học bộ mônToán học, thì hoạt động ngoại khoá Toán học với những hình thức phong phú,thiết thực, phù hợp càng trở nên quan trọng và bổ ích
Trong nhà trường THCS hiện nay, việc dạy toán của chúng ta gặp nhiềukhó khăn về mọi phía từ chương trình đến học sinh, phụ huynh học sinh…Đểtạo niềm hứng thú học toán cũng như kích thích sự say mê tìm hiểu toán ởhọc sinh thì việc dạy toán ngoài việc bồi đắp kiến thức cho học sinh, chúng tacần quan tâm đến sinh hoạt ngoại khóa Toán học trong nhà trường Sinh hoạtngoại khóa sẽ tạo một không khí mới lạ, thích thú qua đó tạo điều kiện để họcsinh phát triển các năng lực nhận thức, đánh giá và sự sáng tạo độc đáo của
Trang 27chính mình từ đó sẽ hỗ trợ cho việc dạy và học toán chính khóa có hiệu quảhơn.
Môn Toán mang một đặc thù riêng nên sinh hoạt ngoại khóa giữ một vịtrí không kém phần quan trọng trong việc dạy toán của chúng ta trong nhàtrường Nếu công tác ngoại khoá được coi trọng thì không những chúng takhắc sâu, bổ sung kiến thức mà còn tạo niềm say mê, tạo nên tình yêu bềnvững đối với Toán học cho các em Nếu chúng ta làm tốt công tác ngoại khóathì hiệu quả của việc giảng dạy và học tập môn Toán đạt hiệu quả hơn
Hoạt động ngoại khóa không chỉ gắn với nội dung, chương trình học tập(bộ môn) mà nó còn cần thiết phải gắn bó với những hoạt động văn hoá xã hộiquan trọng, tạo nên hiệu quả giáo dục toàn diện và sâu sắc Theo phươnghướng gắn nhà trường với cuộc sống, có thể nói bất cứ hoạt động nào của nhàtrường cũng không thể tách rời ra khỏi đời sống xã hội Chính điều này sẽ tạonên mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường với đời sống bên ngoài, tạo điệukiện cho nhà trường đóng góp phần thiết thực của mình vào sự nghiệp cáchmạng đổi mới giáo dục với thế hệ trẻ, vừa nâng cao được tác dụng giáo dục tolớn của nhà trường với thanh thiếu niên Càng có điều kiện gắn bó với thực tếcuộc sống, cửa nhà trường càng mở rộng thì vốn hiểu biết của thầy và tròđược nâng cao
Công tác ngoại khóa góp phần đào tạo con người toàn diện trong nhàtrường xã hội chủ nghĩa Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là đào tạo conngười phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ…Nhiệm vụ này, muốn thựchiện tốt, cần có sự đóng góp của công tác ngoại khoá Toán học Con ngườitoàn diện là con người có các phẩm chất và năng lực, kĩ năng cơ bản và đặcbiệt trong tình hình hiện nay, là khả năng ứng xử trong cuộc sống của họcsinh THCS còn nhiều điều phải bàn bạc…Công tác ngoại khoá góp phần hìnhthành và rèn luyện những phẩm chất, những kĩ năng cần thiết và quan trọng
mà học sinh cần có
Ngoại khóa không tách rời chính khóa, nhằm phục vụ chính khóa Côngtác ngoại khóa Toán học chỉ hấp dẫn học sinh khi nó phục vụ cho chương
Trang 28trình chính khóa, tức là việc học môn Toán học theo chương trình được BộGiáo dục quy định Ngoại khóa hướng về các tri thức, các kỹ năng không cótrong chương trình nhưng lại liên quan chặt chẽ với chương trình và phục vụviệc củng cố hoặc nâng cao các tri thức và các kỹ năng trong chương trình.Như vậy, kế hoạch ngoại khóa phải được xây dựng trên cơ sở chương trìnhchính khóa, phù hợp với điều kiện thời gian cho phép Thoát ly chính khóa,ngoại khóa sẽ làm mất thời gian học tập và sẽ giảm hứng thú hoạt động Phạm
vi ngoại khóa Toán học rất rộng Vì vậy, chọn các hoạt động nào gắn vớichính khóa nhất để lập kế hoạch hoạt động là công việc đầu tiên nằm trong kếhoạch dạy học đầu năm của mỗi nhà trường (BGH, Tổ bộ môn)
Thông qua hoạt động ngoại khóa và ngoại khóa Toán học, nhà trườngthực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng: “Học đi đôi với hành; giáo dục kếthợp với lao động sản xuất, gắn nhà trường với gia đình và xã hội”
Tóm lại, hoạt động ngoại khóa là một trong những con đường để pháttriển năng lực trong mỗi cá nhân học sinh trong nhà trường THCS, tạo ra môitrường thuận lợi để học sinh phát triển tư duy, hình thành nhân cách đáp ứngtheo yêu cầu của xã hội
Việc nhìn nhận đúng vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa sẽ giúp cáccấp quản lí dành sự đầu tư thích đáng để chỉ đạo hoạt động này ở trường, giúpđội ngũ GV có thái độ tích cực và sáng tạo khi tham tổ chức các hoạt động,tạo ra sự chuyển biến về chất trong các hoạt động ngoài giờ nhằm thực hiệntốt mục tiêu giáo dục trong nhà trường THCS
Để làm được điều đó, cần phải có sự cải tiến các hoạt động ngoại khóatheo hướng tích cực hóa các hoạt động, nâng giá trị của hoạt động ngoại khóangang tầm với việc giảng dạy - giáo dục nói chung
1.4 Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa Toán học ở trường Trung học cơ sở
1.4.1 Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực tế tình hình dạy học môn Toán tại trường THCS Phương
Xá để phát hiện những điểm còn hạn chế cả về phương pháp và phương tiện
Trang 29dạy học Những khó khăn còn tồn tại của GV trong việc tổ chức các hoạtđộng học tập ngoại khóa cho bộ môn Toán.
Tìm hiểu rõ sự khác biệt về điều kiện học tập và sinh hoạt của HStrường THCS Phương Xá so với các HS của các trường THCS khác Đây làmột căn cứ để chúng tôi xây dựng nội dung, hình thức tổ chức và dự kiếnphương pháp dạy học ngoại khóa phần kiến thức Toán - THCS nhằm pháthuy tính tích cực nhận thức cho HS
1.4.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát bao gồm: Các đồng chí là giáo viên trong nhà trường
và học sinh của trường THCS Phương Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
- Giáo viên: 22 người
- Học sinh 4 khối lớp 6, 7, 8 và 9 với số lượng: 331
Để khảo sát thực trạng, chúng tôi thiết kế 2 mẫu phiếu hỏi trình bày ở phụlục
- Mẫu 1: Dành cho giáo viên
- Mẫu 2: Dành cho học sinh
1.4.3 Kết quả khảo sát
Đối với học sinh
Đa số HS bộc lộ nhiều yếu kém cơ bản: Thiếu sáng tạo, chỉ quen họcthuộc lòng và làm các bài tập tương tự GV đã giải Thực tế cho thấy hoạtđộng nhận thức của HS trong giờ học Toán có một số biểu hiện:
- Các em tỏ ra thụ động trong giờ học, các em chỉ đơn thuần là lắngnghe, ghi chép và rất sợ GV đặt câu hỏi cho mình
- Khi GV tổ chức cho các em hoạt động nhóm, thực tế chỉ có một vài emtrong nhóm là hoạt động tích cực và đem lại kết quả cho cả nhóm còn nhiều
em khác không hề tham gia vào hoạt động chung của nhóm hoặc nếu có thì làthái độ tham gia không tích cực, đối phó
- Khi GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp, chỉ có một số em trong lớpthường xuyên phát biểu ý kiến còn đa số các em khác thì ngại phát biểu kể cảkhi các em đó có khả năng trả lời câu hỏi Hầu như không bao giờ các em đặt
Trang 30câu hỏi cho GV hoặc yêu cầu GV giảng giải một vấn đề có liên quan đến nộidung bài học Khi GV hỏi lại các kiến thức cũ, hầu hết các em không tự tin trảlời bằng ngôn ngữ của mình mà phải xem, đọc lại sách giáo khoa (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Đánh giá về mức độ kiến thức phần Toán – THCS.
Bảng 1.2: Các hình thức được tổ chức để nâng cao chất lượng học tập phần
ít được tham gia các HĐNK
Đối với giáo viên
Trang 31100% GV nhà trường được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môntốt Nhiều GV đã có nhiều năm giảng dạy, tâm huyết với nghề, chuyên mônvững vàng Một số GV trẻ tuy chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạynhưng có trình độ chuyên môn tốt, năng động trong công việc, phát huy tốtviệc áp dụng CNTT trong giảng dạy.
Phương pháp dạy học
GV bước đầu đã tiếp cận với phương pháp lấy HS làm trung tâm, tuynhiên vẫn còn sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu Phần lớn GV chủyếu dạy đơn thuần theo SGK, chưa tạo được tình huống làm nảy sinh vấn đềcho HS, cách đặt câu hỏi chưa có chất lượng, chưa có nhiều câu hỏi địnhhướng phát triển tư duy cho HS, các câu hỏi thường lắt nhắt hay quá đơn giảnhoặc quá khó, đưa ra không đúng lúc, do đó chưa tạo được hứng thú, cơ hộicho HS tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề cơ bản của bài học Việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại chưa thực sự hiệu quả, đặcbiệt là các phần mềm dạy toán Việc tổ chức hoạt động học tập ngoài giờ lênlớp cho HS còn nghèo nàn, chưa phong phú đa dạng, đôi khi chỉ mang tínhhình thức không kích thích được hứng thú học tập của HS
Nhà trường cũng chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức các HĐNK choHS
Tuy vậy, theo kết quả điều tra các HĐNK về chuyên môn ở trường THCSPhương Xá được thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao (Bảng 1.3)
Bảng 1.3: Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc tổ chức
dạy h c ngo i khóa cho HS.ọc ngoại khóa cho HS ại khóa cho HS.
Trang 32ý kiến cho rằng HĐNK chưa thật sự quan trọng Trong các hoạt động giáodục, sức ép của các kỳ thi luôn tạo tâm lý cho GV đặt nhiệm vụ truyềnthụ kiến thức cho các em HS là nhiệm vụ hàng đầu Điều này cũng dẫn đếnhiện tượng các GV coi nhẹ việc giáo dục các kỹ năng cho HS Đây cũng làthực trạng tồn tại không chỉ ở trường THCS mà còn ở các trường THCSkhác (Bảng 1.2)
Bảng 1.4: Đánh giá về nguyên nhân chính gây khó khăn
- Quỹ thời gian cho các HĐNK còn hạn chế Để tổ chức được một buổingoại khóa cần nhiều thời gian chuẩn bị, cần có sự đầu tư cả về vật chất và trítuệ Đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn làm cho các GV không tổchức được các HĐNK GV chưa có kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức cácHĐNK, 18,18% GV cho rằng việc thiếu các kỹ năng cũng đã tạo rất nhiềukhó khăn khi muốn tổ chức một buổi học tập ngoại khóa cho HS
Trang 33KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Đối mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề được nhiều khoa học
và các nhà giáo dục quan tâm để nâng cao chất lượng dạy học Đây là mộttrong những nội dung quan trọng nhất trong chiến lược cải cách giáo dục củanước ta hiện nay
Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông hiện nay là thayđổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy họctích cực” nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo,rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụngkiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn.Làm cho quá trình học là quá trình kiến tạo; tự tìm tòi, khám phá, khai thác và
sử lý thông tin , giúp cho người học tự hình thành hiểu biết và các kỹ năngcần thiết
HĐNK nói chung là một trong các hình thức dạy học phổ biến trongnhà trường phổ thông hiện nay Các HĐNK nói chung và ngoại khoá Toánhọc nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục trên tất cả các mặt: Về giáo dục nhận thức; giáo dục tinh thần tháiđộ; rèn luyện kỹ năng; rèn luyện năng lực tư duy, năng lực sáng tạo
Qua nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, lí luận dạy học
về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chúng tôi đã bước đầu làm rõmột số vấn đề về lí luận, nội dung và phương pháp hướng dẫn tổ chức HĐNKToán học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của HS Trên cơ sở đó chúngtôi tổ chức một số chuyên đề phù hợp với đặc điểm HS của nhà trường, từ đó
GV có thể vận dụng sáng tạo trong việc tổ chức, hướng dẫn HĐNK cho HS
tại đơn vị đang công tác có hiệu quả
Trang 34CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TOÁN HỌC
2.1 Tổ chức hội thi: “Tìm hiểu lịch sử Toán học”
2.1.1 Mục đích
Nhằm cung cấp cho HS sơ lược những kiến thức cơ bản về bộ môn lịch
sử Toán, một bộ môn còn rất mới mẻ đối với các em học sinh THCS
2.1.4 Hình thức tổ chức
- Tổ chức dưới hình thức hội thi “Lịch sử Toán học”
- Đối tương: 03 đội thi được chọn
- Thời gian thực hiện: 120 phút
2.1.5 Nội dung
A Chuẩn bị
a Đối với GV
- Lập kế hoạch chi tiết cho buổi ngoại khóa, đề xuất xin ý kiến chỉ đạo
của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn
- Gặp gỡ các đội dự thi, thông báo cho các đội thi về thời gian, địa điểm
và hình thức tổ chức buổi ngoại khóa Phân công nhiệm vụ cho thành viên cácđội thi
b Đối với HS
- Tìm hiểu về tiểu sử của các nhà Toán học, lịch sử của các định lý Toánhọc
Trang 35- Chuẩn bị kỹ các nội dung đã được ban tổ chức hội thi phân công vềtrang phục, màn chào hỏi, cổ động viên tham gia cổ vũ
B Tiến hành chi tiết của buổi ngoại khóa
a Ổn định tổ chức, văn nghệ chào mừng (Đội Thiếu niên nhà trường chịutrách nhiệm thực hiện)
b Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu ban giám khảo, ban cố vấn
c Nội dung chính của các phần thi
Phần 1: Khởi động
Thể lệ: Có 10 câu hỏi, các đội phất cờ giành quyền trả lời Mỗi câu hỏi
có thời gian trả lời tối đa là 10s Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm
Nếu đội đầu tiên trả lời sai thì 2 đội còn lại tiếp tục phất cờ giànhquyền trả lời Trả lời đúng chỉ được 5 điểm Nếu đội tiếp theo trả lời sai bỏqua câu hỏi, đến câu hỏi tiếp theo
Chú ý: Các đội chỉ được phất cờ sau tín hiệu của MC Nếu phất cờ trước tínhiệu của MC thì mất quyền tham gia câu hỏi đó
Câu 1: Ông đã chứng minh được rằng tổng 3 góc của một tam giác bằng 180°
và nổi tiếng nhất nhờ định lý toán học mang tên ông Bạn cho biết ông là ai?
Đáp án: Pytago.
Câu 2: Ông được mệnh danh là "hoàng tử của các nhà Toán học", với ảnh
hưởng sâu sắc cho sự phát triển của Toán học và khoa học, ông được xếpngang hàng cùng Leonhard Euler, Isaac Newton và Archimedes như là nhữngnhà Toán học vĩ đại nhất của lịch sử Bạn cho biết ông là ai?
Đáp án: Carl Friedrich Gauss.
Câu 3: Người đầu tiên dùng danh từ “Hàm số” vào cuối thế kỷ thứ XVII là
ai?
Đáp án: Leibniz.
Câu 4: Ông sử dụng con lắc để chế tạo đồng hồ, ông cũng tìm ra rằng tốc độ
rơi không phụ thuộc vào trọng lượng Bạn cho biết ông là ai?
Đáp án: Galileo Galilei.
Câu 5: Ai là người sáng lập ra logic toán?
Trang 36Đáp án: Giooc-giơ Bun.
Câu 6: Ông là người đưa ra khái niệm số vô tỉ, đề xuất "phương pháp vét
cạn" (hay phương pháp tát cạn) Ông là ai?
Câu 10: Có thể nói hầu hết kiến thức hình học ở cấp Trung học cơ sở hiện
nay đều đã được đề cập một cách có hệ thống, chính xác trong bộ sách "Cơbản" gồm 13 cuốn do ông viết ra Ông là ai?
Đáp án: Eculid.
Phần 2: Tôi là nhà toán học
Thể lệ: Các đội chơi sẽ lần lượt bốc thăm gói của đội mình sau đó mỗiđội có 10 phút để xây dựng với hình thức sân khấu hóa Sâu khấu hóa trongvòng 3 phút Đánh giá và cho điểm theo nhận xét của ban giám khảo
Gói 1: Ông sinh khoảng năm 642 và mất khoảng 527 trước Công nguyên.
Ông sinh ra ở thành phố Mi-lê giàu có của xứ I-ô-ni thịnh vượng ven biểnphía tây Tiểu Á Ông đã đến Ba-bi-lon, Ai Cập và thu thập từ những xứ sở ấynhiều kiến thức Toán học Ông được coi là người sáng lập nền Toán học HyLạp Ông là nhà buôn, nhà Chính trị và Triết học, nhà Toán học và Thiên vănhọc Ông là người đầu tiên trong lịch sử Toán học đưa ra những phép chứngminh Ông đã chứng minh được định lí về sự tạo thành các đoạn thẳng tỉ lệ vàcác định lí về hai góc đối đỉnh, hai góc ở đáy của tam giác cân, góc nội tiếpchắn nửa đường tròn Ông đã đo được chiều cao của các Kim tự tháp bằngcách đo bóng của chúng, tính được khoảng cách từ con tàu đến cảng nhờ cáctam giác đồng dạng Ông là người đầu tiên trong lịch sử đoán trước được các
Trang 37ngày nhật thực: Hiện tượng này đã xảy ra đúng vào ngày mà ông dự đoán,ngày 28 tháng 5 năm 585 TCN, trong sự khâm phục của mọi người.
TALET
Gói 2: Ông sinh ở Anh năm 1642 và mất bố từ khi chưa chào đời Tài năng
của ông đã sớm nảy nở ngay từ hồi niên thiếu Khoảng 12 tuổi, cậu đã làm lấyđược đồng hồ nước và đồng hồ chỉ giờ theo bóng mặt trời Chiếc cối xay giónhỏ của cậu đặt cạnh nhà làm mọi người ngạc nhiên vì quay được cả trong lúckhông có gió: Cậu đã nhốt một chú chuột bên trong, chuột chạy làm chuyểnđộng các cánh quạt của cối xay Cậu bé tinh nghịch còn làm dân làng khiếp sợkhi cậu làm chiếc diều có buộc đèn lồng đỏ ở đuôi rồi thả diều và giật sợi dâydiều để tạo ra một "ngôi sao chổi" nhảy nhót trên bầu trời Có tài năng xuấtsắc trong rất nhiều lĩnh vực như Toán học, Vật lý…song ông lại là ngườikhiêm tốn, giản dị, có lòng nhân từ, độ lượng, hay giúp đỡ người khác Ôngcũng thẳng thắn đấu tranh bảo vệ lẽ phải và được mọi người mến phục Làmột cậu bé bị đẻ non, ốm yếu, tưởng chừng không sống nổi, vậy mà ông đãsống đến 85 tuổi mà mắt chưa phải dùng kính và chưa rụng một cái răng
I-XĂC NIU TƠN
Gói 3: Trong một lần đi chơi về khuya (lúc đó ông đang là sinh viên), cậu
sinh viên thấy bố mình vẫn đang cặm cụi trước bàn làm việc, anh rón rén lạigần trong khi bố ông vẫn mải mê với những con số mà không hay biết gì: Bốông đang kiểm tra sổ sách của sở tài chính nơi mà ông mới phụ trách
- “Những dãy tính cộng hàng ngàn con số!” - anh sinh viên nghĩ thầmtrong bụng:
- Một công việc buồn tẻ không thể tránh khỏi Nhưng trong óc nhà Toánhọc trẻ tuổi lóe ra một tia sáng, anh lặng lẽ quay về phòng mình và vạch ramột sơ đồ gì đó trên giấy
Ít lâu sau, người bố rất ngạc nhiên thấy cậu con trai ôm một vật gì kỳ lạđặt trước bàn mình Ông nói với bố: “Con hy vọng món quà nhỏ này có thểlàm bố bớt nhức đầu về những con tính”
Trang 38Thì ra, đó là cái máy cộng và trừ mà ông đã đặt hết tình cảm của mộtngười con vào việc chế tạo ra nó Đó cũng là chiếc máy tính đầu tiên trên thếgiới, tổ tiên xa xôi của những chiếc máy tính điện tử hiện đại ngày nay.
Sau 5 năm làm việc lao động căng thẳng, “món quà tặng cha” đã hoàn tất.Ông đã chế tạo được chiếc máy tính làm được 4 phép tính số học rất đáng tincậy
PAT-SCAN
Phần 3: Tăng Tốc
Thể lệ phần thi: Có 8 câu hỏi, mỗi câu hỏi có thời gian suy nghĩ và trảlời tối đa là 30s Mỗi đội sử dụng cờ làm tín hiệu trả lời Nếu đội đầu tiên trảlời sai thì 2 đội còn lại phất cờ để lấy quyền trả lời
Trả lời ở 10s đầu tiên được 30 điểm
10s tiếp theo được 20 điểm
10s cuối được 10 điểm
Trả lời sai không được điểm
Câu 1: Ông được coi là nhà Toán học đầu tiên của Hy Lạp và cũng là nhà
Toán học đầu tiên của nhân loại Ông là ai?
Trang 39C Trung Quốc D Tây Ban Nha
Câu 6: Người Trung Quốc đã biết dùng compa và êke để vẽ các hình trong
hình học vào thế kỉ bao nhiêu TCN?
A Hoàng Tụy B Hoàng Xuân Sính
C Lê Văn Thiêm D Vũ Hà Văn
Đáp án: A.
Câu 8: Nhà Toán học, mật mã học người Anh nào được xem là cha đẻ của
nghành khoa học máy tính ?
A Gottfried Lebniz B Rene Descartes
C Alan Turing D Euclid
Chú ý: Các đội chỉ được phất cờ sau tín hiệu của MC Nếu phất cờ trước tín
hiệu của MC thì mất quyền tham gia câu hỏi đó
Câu 1: Cuốn sách “Cửu chương toán thuật” xuất hiện ở nền Toán học nào?
Đáp án: Trung Hoa cổ đại.
Câu 2: Ai là người Việt Nam đầu tiên giành được huy chương Fields?