1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt khóa luận Tốt nghiệp: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ

27 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 522,64 KB

Nội dung

Từ sau công cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã có những chuyển biến sâu sắc, căn bản và toàn diện. Trong đó, phát triển mọi thành phần kinh tế là một chủ trương xuyên suốt được Đảng và Nhà nước quan tâm trong suốt quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với sự phát triển của nhiều loại hình kinh tế khác, loại hình kinh tế hộ sản xuất đã thực sự khẳng định được mình, mang lại những kết quả to lớn đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn nói riêng như góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của các hộ nông dân,… Do đó, phát triển kinh tế hộ sản xuất là yêu cầu cấp thiết cho sự phát triển đất nước, nhất là đối với một nước đang trên đà phát triển như Việt Nam. Và một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất là việc hỗ trợ vốn, đặc biệt là sự trợ giúp về vốn của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp các hộ dân thực hiện sản xuất, phát triển kinh tế. Từ năm 1990 cho tới nay, ngành ngân hàng Việt Nam đã trải qua một thời kỳ đổi mới đầy sống động và có ý nghĩa. Kết quả hoạt động ngân hàng đã góp phần to lớn vào kết quả đổi mới chung của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực phát triển kinh tế hộ sản xuất. Ngày 02 tháng 03 năm 1993 Thủ tướng Chính phủ ra nghị định số 14CP ban hành quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông lâm ngư diêm nghiệp và kinh tế nông thôn. Nghị định này ra đời đã khuyến khích các ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho các hộ dân tiến hành sản xuất để xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện cho họ vươn lên làm giàu chính đáng. Là chi nhánh của ngân hàng thương mại quốc doanh có số vốn lớn nhất Việt Nam hiện nay, trong thời gian qua chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ đã có những bước phát triển và lớn mạnh không ngừng, trở thành một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống, có vị thế và uy tín ngày càng được nâng cao. Với tư cách là người bạn đồng hành của nông nghiệp và nông thôn Phú Thọ, chi nhánh đã và đang là kênh chuyển tải vốn chủ yếu tới các hộ sản xuất trên địa bàn với thị phần cho vay hộ sản xuất chiếm tỉ lệ cao trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của hoạt động này như món vay nhỏ lẻ, chi phí nghiệp vụ cao, địa bàn hoạt động rộng lớn, sự hạn chế của cơ chế chính sách,... nên chi nhánh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất luôn được chi nhánh đặc biệt quan tâm.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÚ THỌ, NĂM 2014

Trang 2

sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất là việc hỗ trợ vốn, đặc biệt là sự trợ giúp về vốn của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp các hộ dân thực hiện sản xuất, phát triển kinh tế

Từ năm 1990 cho tới nay, ngành ngân hàng Việt Nam đã trải qua một thời

kỳ đổi mới đầy sống động và có ý nghĩa Kết quả hoạt động ngân hàng đã góp phần to lớn vào kết quả đổi mới chung của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực phát triển kinh tế hộ sản xuất Ngày 02 tháng 03 năm 1993 Thủ tướng Chính phủ ra nghị định số 14/CP ban hành quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và kinh tế nông thôn Nghị định này ra đời đã khuyến khích các ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho các hộ dân tiến hành sản xuất để xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện cho họ vươn lên làm giàu chính đáng

Là chi nhánh của ngân hàng thương mại quốc doanh có số vốn lớn nhất Việt Nam hiện nay, trong thời gian qua chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ đã có những bước phát triển và lớn mạnh không ngừng, trở thành một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất

Trang 3

trong hệ thống, có vị thế và uy tín ngày càng được nâng cao Với tư cách là người bạn đồng hành của nông nghiệp và nông thôn Phú Thọ, chi nhánh đã và đang là kênh chuyển tải vốn chủ yếu tới các hộ sản xuất trên địa bàn với thị phần cho vay hộ sản xuất chiếm tỉ lệ cao trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của hoạt động này như món vay nhỏ lẻ, chi phí nghiệp vụ cao, địa bàn hoạt động rộng lớn, sự hạn chế của cơ chế chính sách, nên chi nhánh vẫn còn gặp nhiều khó khăn Do vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất luôn được chi nhánh đặc biệt quan tâm

Xuất phát từ thực tế khách quan đó, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ” làm

chuyên đề viết khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và đánh giá thực tra ̣ng chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ nhằm phát hiê ̣n những điểm thuận lợi và khó khăn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này tại chi nhánh

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chất lượng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại;

- Phản ánh, đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất

tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lươ ̣ng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

3 Đối tượng và pha ̣m vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

Trang 4

3.2 Pha ̣m vi nghiên cứu

- Phạm vi nô ̣i dung: Nghiên cứu hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi

nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

- Phạm vi không gian: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn tỉnh Phú Thọ

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2013

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

4.1 Phương pháp thu thập tài liệu

4.2 Phương pháp xử lý số liệu

4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung chính của đề tài được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay

hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

Trang 5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

1.1.2 Chức năng, vai trò và các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

1.2 Chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất

1.2.1 Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay hộ sản xuất

1.2.2 Chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất

1.2.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng và chất lượng cho vay hộ sản xuất

1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất

a Các chỉ tiêu định tính:

- Quy trình cho vay, thẩm định, giám sát khoản vay

- Khả năng đáp ứng độ hài lòng của khách hàng

- Tình hình áp dụng công nghệ, thiết bị kĩ thuật hiện đại

- Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu và tỉ lệ mất vốn

- Chỉ tiêu về lợi nhuận

1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất

1.3 Kinh nghiệm cho vay hộ sản xuất trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm cho vay cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nhân dân Indonesia

1.3.2 Kinh nghiệm cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định

1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ

Trang 6

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ 2.1 Giới thiệu chung về chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

2.1.1 Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

2.1.1.1 Thông tin chung

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh

2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh

2.1.1.4 Bộ máy tổ chức và chức năng của các phòng ban

2.1.1.5 Đặc điểm lao động và cơ sở vật chất kĩ thuật của Chi nhánh

2.1.2 Kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2011 - 2013

2.1.2.1 Kết quả tài chính của Chi nhánh

Bảng 2.2 Kết quả tài chính của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

1 Tổng thu 1.375.699 1.309.759 1.426.436 -65.940 95,21 116.677 108,91 101,83

2 Tổng chi 1.142.877 1.132.599 1.154.256 -10.278 99,10 21.657 101,91 100,50

2 Lơi nhuận

trước thuế 232.822 177.160 272.180 -55.662 76,09 95.020 153,64 108,12

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2011, 2012, 2013)

2.1.2.2 Kết quả một số hoạt động chính của Chi nhánh

a Kết quả hoạt động huy động vốn

b Kết quả hoạt động tín dụng

c Kết quả hoạt động khác

Trang 7

2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

2.2.1 Tình hình tạo lập nguồn vốn để thực hiện cho vay hộ sản xuất

Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

Chỉ tiêu

Số tiền (Triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (Triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (Triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

2012/2011 2013/2012 Bình

quân (%) (±Δ) (%) (±Δ) (%)

Việt Nam cấp 761.912 13,41 233.839 3,54 114.207 1,45 -528.073 30,69 - 119.632 48,84 38,72 3.NV từ các dự án

ủy thác đầu tư 239.424 4,21 234.544 3,55 209.897 2,67 - 4.880 97,96 - 24.647 89,49 93,63

(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn)

Qua bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn của chi nhánh ngày càng tăng lên với tốc độ bình quân 17,61% /năm trong giai đoạn 2011 - 2013

Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng cả về số tiền và tỉ trọng qua các năm, tốc độ tăng bình quân cao đạt 24,67%/năm Điều này cho thấy sự chủ động

về nguồn vốn của chi nhánh tăng lên do tăng nguồn vốn chi nhánh tự huy động được mà không phải phụ thuộc vào nguồn vốn mà ngân hàng tổng cấp cho

Nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam giảm dần qua các năm: năm 2012 là 233.839 triệu đồng, chiếm 3,54%; năm

2013 là 114.207 triệu đồng, chỉ chiếm 1,45% tổng nguồn vốn

Nguồn vốn từ các dự án ủy thác đầu tư: nguồn vốn này tại chi nhánh giảm dần, chiếm tỉ trọng ngày càng nhỏ trong tổng nguồn vốn Nguyên nhân là do từ năm 2012 các dự án quốc tế đầu tư vào Việt Nam giảm dần, hơn nữa chi nhánh lại phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn trong việc tiếp nhận vốn đầu tư Điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất vì đây là nguồn vốn có chi phí nhỏ vừa làm tăng lợi nhuận cho

Trang 8

chi nhánh, vừa giúp chi nhánh mở rộng thị phần, quảng bá thương hiệu của mình, đặc biệt lại rất cần thiết để bổ sung vào sự thiếu hụt nguồn vốn trong thời

kì mà các ngân hàng trên địa bàn cạnh tranh gay gắt như hiện nay

2.2.2 Quy trình cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

Theo Quyết định số 666-QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam Quy trình cho vay được thực hiện theo các bước trong sơ đồ 2.2

(Nguồn: Quyết định số 666-QĐ-HĐQT-TDHo)

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

Quy trình thẩm định bao gồm 5 nội dung tương ứng với 5 điều kiện vay vốn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam Mỗi dự án có hai cán bộ tín dụng chuyên trách việc thẩm định, quy trình này được biểu diễn trong sơ đồ 2.3:

(Nguồn: Quyết định số 666-QĐ-HĐQT-TDHo)

Sơ đồ 2.3: Quy trình thẩm định khoản vay

sơ vay vốn, thẩm định

và lập báo cáo

Phê duyệt khoản vay

Hoàn chỉnh

hồ sơ,

kí kết hợp đồng

Giải ngân

Theo dõi, kiểm tra và , thu hồi khoản vay

Thanh

lí hợp đồng

và giải chấp tài sản đảm bảo

về bảo đảm tiền vay

Thẩm định khả năng, năng lực tài chính của khách hàng

Thẩm định tính khả thi

và hiệu quả của

dự án đầu tư

Thẩm định mục đích sử dụng vốn

Trang 9

2.2.3 Thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

2.2.3.1 Doanh số cho vay hộ sản xuất

Bảng 2.7 Doanh số cho vay Hộ sản xuất tại Chi nhánh

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

Năm

Chỉ tiêu

Số tiền (Triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (Triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (Triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

2012 / 2011 2013 / 2012 Bình

Quân (%) (±Δ) (%) (±Δ) (%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013)

Qua bảng trên ta thấy, doanh số cho vay HSX của chi nhánh liên tục tăng lên trong 3 năm với tốc độ tăng bình quân là 11,33%/năm Nguyên nhân là do năm 2012 chi nhánh đã triển khai thành công Đề án Mở rộng dư nợ phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn, qua đó đã thực hiện phối hợp các giải pháp như phối kết hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tổ chức các hội nghị đến cán bộ chủ chốt xã, phường và khu dân cư để phổ biến, triển khai hoạt động Ngân hàng như Triển khai Nghị định 41, quảng bá các sản phẩm dịch vụ và công tác Ngân hàng đến các xã và khu dân cư trong toàn tỉnh Đến năm 2013, chi nhánh tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện Đề án trong toàn tỉnh với mục tiêu trọng tâm là phát triển tín dụng đối với khối khách hàng cá nhân, hộ gia đình, phát triển mở rộng thị phần

Trang 10

Phân theo mục đích vay vốn: Doanh số cho vay phục vụ trồng trọt chiếm tỉ

trọng cao nhất trong nhất trong tổng doanh số cho vay HSX Các loại cây trồng chính của tỉnh là cây lúa, hoa màu, cây ăn quả: xoài, cam, bưởi,… các loại cây lâm nghiệp: Bạch đàn, bồ đề, quế,… và các loại cây công nghiệp như chè, mía,… Doanh số cho vay phục vụ chăn nuôi chiếm tỉ trọng nhỏ và có xu hướng giảm qua các năm Nguyên nhân là do những năm gần đây, thời tiết biến đổi phức tạp, các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch tai xanh, dịch cúm, tụ huyết trùng ở các đàn gia súc và gia cầm làm giảm năng suất, hơn nữa giá các loại thức ăn chăn nuôi đầu vào tăng cao trong khi giá bán sản phẩm đầu ra lại biến động thất thường nên vừa làm giảm nhu cầu vay vốn của các HSX vừa hạn chế chi nhánh cho vay do lo ngại tính rủi ro trong hoạt động sản xuất của các hộ gia đình Doanh số cho vay phục vụ phát triển kinh doanh, dịch vụ lại không ngừng tăng lên với tốc độ bình quân là 24,37%/năm Nguyên nhân là trong những năm gần đây, số lượng các hộ sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh tăng lên, nhu cầu vốn vay của họ cũng không ngừng tăng cao Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là buôn bán vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng; cung cấp phân bón, giống cây trồng vật nuôi; buôn bán, thu mua lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp; kinh doanh vận tải, chế biến gỗ, chè, mía…

Phân theo thời hạn vay vốn: Các khoản vay ngắn hạn có DSCV tăng dần

và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay HSX vì mục đích vay vốn chủ yếu là phục vụ phát triển nông nghiệp mà chu kì sản xuất thường dưới 1 năm Các khoản vay T&DH thì chiếm tỉ trọng nhỏ hơn (dưới 34%) Nguyên nhân là

do đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, các dự án T&DH thường có rủi ro cao nên trước đây chi nhánh cũng hạn chế cho vay với một số quy định mà các

dự án không thể đáp ứng được

Phân theo tài sản đảm bảo: Các khoản vay có TSĐB luôn chiếm doanh số

lớn hơn rất nhiều so với cho vay không có TSĐB Tuy nhiên tỉ lệ giữa hai khoản vay này lại có sự biến động qua các năm Các khoản vay không có TSĐB chiếm

tỉ trọng nhỏ hơn nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao (29,44%/năm) Nguyên nhân là do năm 2012, chi nhánh thực hiện đẩy mạnh Đề án mở rộng tín

Trang 11

dụng nông nghiệp nông thôn cùng với quy định theo Nghị định số

41/2010/NĐ-CP với mức cho vay không có TSĐB khá cao nên DSCV các khoản vay này tăng mạnh Sang năm 2013, để hạn chế rủi ro nợ xấu từ các khoản vay này, chi nhánh đã thực hiện giảm cho vay không có TSĐB cả về số lượng lẫn tỉ trọng

Bảng 2.8 Doanh số thu nợ Hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

Năm

Chỉ tiêu

Số tiền (Triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (Triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (Triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

2012 / 2011 2013 / 2012 Bình

Quân (%) (±Δ) (%) (±Δ) (%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013)

Qua bảng trên ta thấy, doanh số thu nợ HSX của chi nhánh tăng với tốc độ bình quân là 21,59%/năm

Phân theo mục đích vay vốn: Doanh số thu nợ cho vay phục vụ trồng trọt

vẫn chiếm tỉ trọng lớn và tốc độ tăng bình quân là 21,76%/năm DSTN cho vay phục vụ chăn nuôi mặc dù có tăng về số tiền nhưng lại giảm dần về tỉ trọng DSTN cho vay phục vụ kinh doanh, dịch vụ chiếm tỉ trọng trên 30%

Phân theo thời hạn vay vốn: DSTN các khoản ngắn hạn vẫn có tốc độ tăng

trưởng bình quân thấp hơn so với các khoản vay T&DH DSTN các khoản vay T&DH có xu hướng tăng dần về tỉ trọng

Trang 12

Phân theo tài sản đảm bảo: DSTN các khoản vay có TSĐB luôn chiếm tỉ

trọng trên 85% tổng DSTN và tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân là 21,77%/năm DSTN các khoản vay không có TSĐB lại có tốc độ tăng thấp hơn là 20,47%/năm và tỉ trọng giảm dần qua các năm

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

quân (%) (±Δ) (%) (±Δ) (%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013)

Qua bảng trên ta thấy, tổng dư nợ HSX tăng lên qua từng năm với tốc độ bình quân là 24,76%/năm

Dư nợ nhóm 1 – Nợ tiêu chuẩn: tỉ trọng cao nhất và gia tăng qua từng năm

Dư nợ nhóm 2 – Nợ cần chú ý chiếm tỉ trọng cũng khá cao trong tổng dư

nợ, đây là nhóm nợ đầu tiên được cho vào nợ quá hạn

Dư nợ nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn: Qua bảng ta thấy nhóm này chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng dư nợ Qua 3 năm, nhóm nợ này có xu hướng giảm

Dư nợ nhóm 4 – Nợ nghi ngờ: Qua bảng ta thấy nhóm nợ này có xu hướng tăng lên với tốc độ bình quân là 13,73%/năm

Dư nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn: Nhóm nợ thứ 3 được cho vào nợ xấu có khả năng mất vốn cao nhất Qua bảng ta thấy nhóm nợ này có khả tỉ lệ cao hơn nhóm 3 và nhóm 4 rất nhiều, khả năng xảy ra tổn thất là rất lớn

Trang 13

2.2.3.4 Tỉ lệ nợ quá hạn

Bảng 2.10 Tỉ lệ nợ quá hạn hoạt động cho vay hộ sản xuất tại

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ

1 Tổng dư nợ HSX 325.696 425.234 506.965 99.538 130,56 81.731 119,22 124,76

2 Nợ quá hạn 49.554 59.781 71.978 10.227 120,66 12.197 120,40 120,53

3 Tỉ lệ nợ quá hạn (%) 15,21 14,06 14,20 -1,15 - 0,14 - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013)

Theo bảng số liệu ta thấy cùng với sự tăng lên của tổng dư nợ HSX thì nợ quá hạn cũng tăng lên qua các năm với tốc độ bình quân là 20,53%/năm Như vậy, tỉ lệ nợ quá hạn của chi nhánh khá cao Một phần nguyên nhân là do đặc trưng vay vốn của các hộ chủ yếu để sản xuất nông nghiệp, nguồn thu để trả nợ phụ thuộc vào lượng nông sản thu hoạch, do thiên tai, mất mùa, bệnh dịch,… nên ảnh hưởng tới việc trả nợ đúng thời hạn

Bảng 2.11 Tình hình nợ xấu hoạt động cho vay hộ sản xuất tại

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ

1 Tổng dư nợ HSX 325.696 425.234 506.965 99.538 130,56 81.731 119,22 124,76

2 Nợ xấu HSX 3.471 3.890 3.195 419 112,07 -695 82,13 95,94

3 Tỉ lệ nợ xấu HSX (%) 1,07 0,91 0,63 -0,16 - -0,28 - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013)

Theo bảng số liệu ta thấy tỉ lệ nợ xấu HSX của chi nhánh có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng về mặt số tuyệt đối thì có sự tăng giảm không đều Năm 2012 nợ xấu HSX tăng cao là do chi nhánh đã thực hiện chuyển nhiều

Ngày đăng: 07/12/2018, 10:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nghị định số 14/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông – lâm – ngư – diêm nghiệp và kinh tế nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 14/CP
2. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 41/2010/NĐ-CP
3. Nghị định số 05/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 05/2012/NĐ-CP
4. Quyết định số 666-QĐ-HĐQT-TDHo của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam về Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 666-QĐ-HĐQT-TDHo
8. TS. Nguyễn Minh Kiều (2010), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2010
9. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2007
10. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng Thương mại
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2008
11. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình Kinh tế Tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Tiền tệ - Ngân hàng
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2010
12. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân hàng Thương mại
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2009
5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank tỉnh Phú Thọ các năm 2011, 2012, 2013 Khác
6. Báo cáo tài chính của Agribank tỉnh Phú Thọ các năm 2011, 2012, 2013 Khác
7. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng hộ sản xuất và cá nhân của Agribank tỉnh Phú Thọ các năm 2011, 2012, 2013 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w