Cách ứng phó của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô giảm phát và bẫy thanh khoản (Trang 31)

H 2.3: Giải pháp cho bẫy thanh khoản

2.2.5. Cách ứng phó của Nhật Bản

Ban đầu, NHTW Nhật ứng phó với khủng hoảng kinh tế bằng cách đưa ra một số chính sách tiền tệ thông thường đó là cắt giảm lãi suất tái chiết khấu,

đều đặn hạ lãi suất trong khoảng giữa năm 1991 đến giữa năm 1995. Lãi suất đã được hạ đến 8 lần trong khoảng thời gian trên và NHTW Nhật sau đó chuyển mục tiêu sang lãi suất cơ bản, mức lãi suất mục tiêu là 0,5%. Trong bất kỳ trường hợp nào khi hoạt động kinh tế cải thiện và lạm phát tăng lên, hoạt động cho vay của ngân hàng trở nên sôi động hơn, nhu cầu nới lỏng chính sách tiền tệ cũng giảm bớt.

Để tiếp tục hỗ trợ thanh khoản và đóng vai trò thay thế cho thị trường liên ngân hàng đang gặp khó khăn, NHTW mở rộng biên độ và sự linh hoạt của các công cụ tiền tệ: tăng bảo đảm trái phiếu doanh nghiệp, thương phiếu đảm bảo bằng tài sản và một số loại hình chứng khoán đảm bảo bằng tài sản khác, cung cấp thanh khoản trong dài hạn.

Cơ cấu kinh tế Nhật giai đoạn này lỗi thời và coi việc cơ cấu lại nền kinh tế là giải pháp chính nhằm vực dậy nền kinh tế Nhật. Chính phủ của Thủ tướng R. Hashimoto đã thực hiện thêm chính sách cân bằng ngân sách từ cuối năm 1997 đến cuối năm 1998 do bị chỉ trích và tiếp tục cải tổ hệ thống (nguồn [3]: Richard C. Koo, pages 146,155). Tốc độ tăng GDP âm (năm 1997 và năm 1998), tốc độ tăng trưởng giảm mạnh từ 4,4% xuống -1,9%, làm cho ngân sách thâm hụt thêm vì thuế thu được quá ít. Đến năm 1999, Chính phủ của Thủ tướng K. Obuchi thay đổi chính sách, chấp nhận thiếu hụt ngân sách, nền kinh tế Nhật tăng trưởng trở lại vào cuối năm 1999 (tăng trưởng 0,1%) và năm 2000 tăng trưởng 2,8%, Đến thời Thủ tướng Junichiro Kozumumi (giai đoạn 2001 -2006) lại cho rằng cần có chính sách táo bạo nhằm cải cách cơ cấu . Kozumumi nói đến vấn đề thành lập quỹ mua lại nợ như Mỹ vào năm 1989 và phá sản các ngân hàng yếu kém để giải quyết các khoản nợ gây ra dồng thời phá sản các quỹ bảo hiểm của các ngân hàng này. Như vậy, Nhật Bản sau 10 năm suy thoái kinh tế và 3 năm ảnh hưởng dư âm, kinh tế Nhật đã phục hồi theo chiều hướng nợ của Nhật đã trở lại thời kỳ những năm 1970 trong thời kỳ

huy hoàng và nền kinh tế Nhật đã bước ra khoải giai đoạn suy thoái từ một thập kỷ đánh mất trước đó.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô giảm phát và bẫy thanh khoản (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w