N.N.Branxiki đã nói “Vấn đề về mối quan hệ của các hiện tượng là vấn đề quan trọng nhất đối với phương pháp luận địa lí với tư cách là một khoa học và cả đối với phương pháp luận địa lí với tư cách là một môn học trong nhà trường”. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của môn Địa lí trong nhà trường là phải giải thích các đối tượng, các hiện tượng, các quá trình tự nhiên, kinh tế xã hội có tính không gian. Vì vậy, nội dung kiến thức của nó có rất nhiều mối quan hệ nhân quả. Trong giảng dạy địa lí, việc phát hiện những mối quan hệ nhân quả cũng vì thế mà có ý nghĩa quan trọng nhất. Nếu không nhận thức được đúng mối quan hệ nhân quả thì sẽ dẫn đến giải thích sai, khó hiểu, không làm cho học sinh nắm được chính xác mọi diễn biến của hiện tượng. “Thực chất của việc hình thành các mối quan hệ nhân quả là việc tìm ra các nguyên nhân của sự vật, hiện tượng. Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của chương trình địa lí lớp 11 THPT là cung cấp cho học sinh những kiến thức khái quát về tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội của các quốc gia và các khu vực như Đông Nam Á, Liên minh châu Âu và trên toàn thế giới. Từ đó học sinh tổng quát bức tranh chung của toàn thế giới, khu vực, quốc gia mình đang sinh sống và học tâp. Trong mỗi quốc gia và mỗi khu vực đó các thành phần tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội luôn gắn bó chặt chẽ với nhau và tác động lẫn nhau. Vì vậy trong quá trình học tập, học sinh luôn phải tìm hiểu các mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên với kinh tế xã hội, các hiện tượng địa lí kinh tế xã hội với nhau. Việc trình bày các mối quan hệ nhân quả là bước tiếp theo sau khi trình bày các khái niệm. Các khái niệm chỉ “sống” trong trí nhớ của học sinh nếu chúng được trình bày không phải một cách cô lập, đơn lẻ mà trong những mối quan hệ với các khái niệm khác. Việc dạy học sinh xác lập các mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa to lớn đối với thực tiễn dạy học hiện nay ở trường THPT đặc biệt là trong giảng dạy Địa lí lớp 11, cụ thể là: Giúp hình thành những kiến thức địa lí cho học sinh gồm: khái niệm địa lí, biểu tượng địa lí, mối quan hệ nhân quả trong đó các khái niệm và mối quan hệ nhân quả địa lí là những kiến thức cơ bản và được coi là xương sống của toàn bộ chương trình. Thông qua việc hình thành mối quan hệ nhân quả trong chương trình Địa lí lớp 11 THPT nhằm phát triển ở học sinh một số năng lực chung và năng lực riêng mang tính đặc thù của môn Địa lí. Đây là mục tiêu quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới môn Địa lí nói riêng. Hiện nay khoa học địa lí ngày càng phát triển, những kiến thức địa lí ngày càng phong phú và đa dạng, thời gian trên lớp dành cho môn Địa lí có hạn nên việc phát triển năng lực tự học của học sinh được đặc biệt quan tâm. Việc hình thành mối quan hệ nhân quả còn góp phần hoàn thiện mục tiêu của môn Địa lí. Khả năng xác định được các mối quan hệ nhân quả là thước đo trình độ phát triển tư duy của học sinh. Thiết lập mối quan hệ nhân quả trong sách giáo khoa cho học sinh là một biện pháp hết sức quan trọng để phát triển tính tích cực, tính lôgic và tính khái quát cao trong học tập địa lí của học sinh. Phương pháp này đòi hỏi học sinh phải biết khai thác tất cả các nguồn kiến thức từ kênh chữ đến kênh hình để tự học, tự rèn luyện năng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm trau dồi thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức vốn đã được thấm sâu vào trong nội dung kiến thức khoa học. Tuy nhiên, khác với biểu tượng địa lí và khái niệm địa lí, mối quan hệ nhân quả địa lí không được trình bày rõ ràng, cụ thể trong sách giáo khoa. Việc giảng dạy mối quan hệ nhân quả đòi hỏi giáo viên phải phát hiện, tổng hợp, xâu chuỗi kiến thức đồng thời phải kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học hỗ trợ khác. Các kiến thức được sử dụng nhiều khi lại không nằm trong nội dung một bài giảng mà phải huy động kiến thức cũ, đặc biệt những kiến thức mang tính khái quát, lí luận và cả thực tiễn cuộc sống. Công việc này đòi hỏi giáo viên cần lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với môn Địa lí nhằm hình thành cho học sinh có được những kiến thức vững chắc, niềm tin khoa học và khả năng tìm hiểu các mối quan hệ nhân quả giữa các vấn đề tự nhiên và kinh tế xã hội là một việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với người giáo viên. Hiện nay môn Địa lí trong nhà trường cũng có nhiều thay đổi đáng kể, ngày càng được quan tâm đúng mức, tuy nhiên phương pháp dạy và học môn Địa lí ở trường THPT vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả. Với mong muốn góp phần vào việc đề xuất vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực giúp cho việc hình thành các kiến thức về các mối liên hệ nhân quả đạt hiệu quả như mong muốn tác giả đã chọn đề tài “Vận dụng các PPDH tích cực đề hình thành kiến thức về các mối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT theo hướng phát triển năng lực người học” làm đối tượng nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp.
Trang 1KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐINH THỊ THOA
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 - THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC - BAN CƠ BẢN
Họ và tên sinh viên: Đinh Thị Thoa Lớp : K12 ĐHSP Địa lí
Khoa : Khoa học Xã hội và Nhân văn
Họ và tên người hướng dẫn : Th.S Vi Thị Hạnh Thi
Phú Thọ, 2017
Trang 2Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh
đạo trường đại học Hùng Vương, lãnh đạo khoa Khoa học xã hội và Nhân văn,
các thầy giáo, cô giáo trong khoa đã giúp em trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo ThS Vi Thị Hạnh
Thi, người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện khóa luận
Để hoàn thành khóa luận này, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh trường
THPT Long Châu Sa đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình
Trong quá trình thực hiện đề tài, em còn nhận được sự quan tâm, sự động
viên, tạo mọi thuận lợi cả về vật chất và tinh thần của gia đình và bạn bè Thông
qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
3 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Cấu trúc khóa luận 6
Chương 1 7
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ, CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 7
1.1 Cơ sở lí luận 7
1.1.1 Hệ thống tri thức địa lí trong nhà trường phổ thông 7
1.1.2 Mối quan hệ và mối quan hệ nhân quả Địa lí 8
1.1.3 Các phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực 13
1.1.4 Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT 16
1.2 Cơ sở thực tiễn 21
1.2.1 Đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của học sinh lớp 11 - THPT 21
1.2.2 Thực trạng việc hình thành các mối quan hệ nhân quả cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 11 - THPT 22
1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của các mối quan hệ nhân quả trong chương trình Địa lí lớp 11 - THPT 25
1.2.4 Sự cần thiết phải vận dụng các PPDHTC để hình thành kiến thức về các mối quan hệ nhân quả cho học sinh lớp 11 - THPT 26
Tiểu kết chương 1 28
Chương 2 29
QUY TRÌNH VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ 29 2.1 Vị trí, nhiệm vụ của chương trình Địa lí lớp 11 - THPT 29
2.1.1 Vị trí của chương trình Địa lí lớp 11 - THPT 29
2.1.2 Nhiệm vụ của chương trình Địa lí lớp 11 - THPT 29
2.2 Mục tiêu, cấu trúc nội dung chương trình SGK Địa lí lớp 11 - THPT 30
2.2.1 Mục tiêu chung 30
2.2.2 Mục tiêu cụ thể 30
2.2.3 Nội dung chương trình môn Địa lí lớp 11 31
Trang 42.3 Xác định và phân loại các mối quan hệ nhân quả trong chương trình môn
Địa lí lớp 11 - THPT 32
2.3.1 Xác định các mối quan hệ nhân quả trong chương trình môn Địa lí lớp 11 - THPT 32
2.3.2 Phân loại các mối quan hệ nhân quả trong chương trình môn Địa lí lớp 11 - THPT 34
2.4 Xây dựng quy trình hình thành kiến thức cho học sinh về các mối quan hệ nhân quả trong dạy học địa lí 11 - THPT theo định hướng phát triển năng lực người học 40
2.4.1 Bước 1: Định hướng cho học sinh mục đích tìm các nguyên nhân 40
2.4.2 Bước 2: Dạy cho học sinh kĩ năng phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả và mối liên hệ của chúng bằng sơ đồ đơn giản 40
2.4.3 Bước 3: Đưa ra các bài tập để HS tìm ra mối các mối liên hệ nhân quả .41
2.4.4 Bước 4: Dạy học sinh tự lực tìm ra các nguyên nhân cần thiết 42
2.5 Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực để hình thành kiến thức cho học sinh về các mối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lí 11 - THPT .43 2.5.1 Vận dụng phương pháp Grap để hình thành kiến thức cho học sinh về các mối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lí 11 - THPT 43
2.5.2 Vận dụng phương pháp giảng giải để hình thành kiến thức cho học sinh về các mối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lí 11 - THPT 45
2.5.3 Vận dụng hương pháp nêu vấn để hình thành kiến thức cho học sinh về các mối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lí 11 - THPT 48
2.5.4 Vận dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để hình thành kiến thức cho học sinh về các mối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lí lớp 11 - THPT 50
2.5.5 Vận dụng phương pháp khai thác tri thức từ bản đồ để hình thành kiến thức cho học sinh về các mối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lí lớp 11 54 2.6 Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực để hình thành kiến thức cho HS về các mối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lí lớp 11 - THPT 58
2.6.1 Kĩ thuật động não 58
2.6.2 Kỹ thuật tia chớp 59
2.6.3 Kỹ thuật KWL 59
2.6.4 Kĩ thuật lược đồ tư duy 61
2.7 Vận dụng kết hợp các phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích cực để thiết kế một số bài học về hình thành kiến thức cho HS 62
Trang 5Tiểu kết chương 2 63
Chương 3 65
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 65
3.1 Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của quá trình thực nghiệm 65
3.1.1 Mục đích và ý nghĩa thực nghiệm 65
3.1.2 Nguyên tắc thực nghiệm 65
3.1.3 Nhiệm vụ thực nghiệm 65
3.2 Nội dung thực nghiệm 66
3.3 Tổ chức thực nghiệm 66
3.3.1 Địa bàn và đối tượng thực nghiệm 66
3.3.2 Quá trình thực nghiệm 66
3.3.3 Thời gian thực nghiệm 67
3.3.4 Hình thức tổ chức thực nghiệm 67
3.3.5 Kết quả thực nghiệm 67
3.4 Nhận xét kết quả thực nghiệm 70
Tiểu kết chương 3 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
1 Kết luận 74
2 Kiến nghị, đề xuất của đề tài 76
2.1 Những kiến nghị của đề tài 76
2.2 Đề xuất của đề tài 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các mối quan hệ nhân quả địa lí cơ bản trong chương trình Địa lí lớp 11 - THPT 32Bảng 3.1 Kết quả thực nghiệm 69Bảng 3.2 Điểm trung bình cộng các bài kiểm tra của 3 lớp thực nghiệm và 3 lớp đối chứng 69Biểu đồ 3.1 So sánh điểm trung bình qua các bài giữa 3 lớp thực nghiệm và
3 lớp đối chứng 69Bảng 3.3 Xếp loại điểm kiểm tra của học sinh 70Biểu đồ 3.2 Kết quả xếp loại điểm thực nghiệm 70
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.2 Các thành phần cấu trúc của năng lực 18
Hình 2.1: Địa hình và khoáng sản Trung Quốc 47
Hình 2.2 Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á 49
Hình 2.3: Bản đồ tự nhiên châu Phi 50
Hình 2.4: Địa hình và khoáng sản Trung Quốc 53
Hình 2.5: Phân bố dân cư Trung Quốc 53
Hình 2.6: Phân bố dân cư của Liên Bang Nga 56
Hình 2.7: Địa hình và khoáng sản Liên Bang Nga 57
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
N.N.Branxiki đã nói “Vấn đề về mối quan hệ của các hiện tượng là vấn đềquan trọng nhất đối với phương pháp luận địa lí với tư cách là một khoa học và cảđối với phương pháp luận địa lí với tư cách là một môn học trong nhà trường”
Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của môn Địa lí trong nhà trường làphải giải thích các đối tượng, các hiện tượng, các quá trình tự nhiên, kinh tế - xãhội có tính không gian Vì vậy, nội dung kiến thức của nó có rất nhiều mối quan
hệ nhân quả Trong giảng dạy địa lí, việc phát hiện những mối quan hệ nhân quảcũng vì thế mà có ý nghĩa quan trọng nhất Nếu không nhận thức được đúng mốiquan hệ nhân quả thì sẽ dẫn đến giải thích sai, khó hiểu, không làm cho học sinhnắm được chính xác mọi diễn biến của hiện tượng “Thực chất của việc hình thànhcác mối quan hệ nhân quả là việc tìm ra các nguyên nhân của sự vật, hiện tượng
Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của chương trình địa lí lớp 11 - THPT
là cung cấp cho học sinh những kiến thức khái quát về tự nhiên, dân cư, kinh tế
xã hội của các quốc gia và các khu vực như Đông Nam Á, Liên minh châu Âu
và trên toàn thế giới Từ đó học sinh tổng quát bức tranh chung của toàn thếgiới, khu vực, quốc gia mình đang sinh sống và học tâp Trong mỗi quốc gia vàmỗi khu vực đó các thành phần tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội luôn gắn bó chặtchẽ với nhau và tác động lẫn nhau Vì vậy trong quá trình học tập, học sinh luônphải tìm hiểu các mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng tự nhiên, các hiệntượng tự nhiên với kinh tế xã hội, các hiện tượng địa lí kinh tế xã hội với nhau.Việc trình bày các mối quan hệ nhân quả là bước tiếp theo sau khi trình bày cáckhái niệm Các khái niệm chỉ “sống” trong trí nhớ của học sinh nếu chúng đượctrình bày không phải một cách cô lập, đơn lẻ mà trong những mối quan hệ vớicác khái niệm khác
Việc dạy học sinh xác lập các mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa to lớn đốivới thực tiễn dạy học hiện nay ở trường THPT đặc biệt là trong giảng dạy Địa lílớp 11, cụ thể là:
Giúp hình thành những kiến thức địa lí cho học sinh gồm: khái niệm địa
lí, biểu tượng địa lí, mối quan hệ nhân quả trong đó các khái niệm và mối quan
hệ nhân quả địa lí là những kiến thức cơ bản và được coi là xương sống của toàn
bộ chương trình
Thông qua việc hình thành mối quan hệ nhân quả trong chương trình Địa lílớp 11 - THPT nhằm phát triển ở học sinh một số năng lực chung và năng lực riêng
Trang 10mang tính đặc thù của môn Địa lí Đây là mục tiêu quan trọng của đổi mới giáo dụcphổ thông nói chung và đổi mới môn Địa lí nói riêng Hiện nay khoa học địa lí ngàycàng phát triển, những kiến thức địa lí ngày càng phong phú và đa dạng, thời giantrên lớp dành cho môn Địa lí có hạn nên việc phát triển năng lực tự học của học sinhđược đặc biệt quan tâm.
Việc hình thành mối quan hệ nhân quả còn góp phần hoàn thiện mục tiêucủa môn Địa lí Khả năng xác định được các mối quan hệ nhân quả là thước đotrình độ phát triển tư duy của học sinh Thiết lập mối quan hệ nhân quả trongsách giáo khoa cho học sinh là một biện pháp hết sức quan trọng để phát triểntính tích cực, tính lôgic và tính khái quát cao trong học tập địa lí của học sinh.Phương pháp này đòi hỏi học sinh phải biết khai thác tất cả các nguồn kiến thức
từ kênh chữ đến kênh hình để tự học, tự rèn luyện năng cao trình độ kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo nhằm trau dồi thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức vốn
đã được thấm sâu vào trong nội dung kiến thức khoa học
Tuy nhiên, khác với biểu tượng địa lí và khái niệm địa lí, mối quan hệnhân quả địa lí không được trình bày rõ ràng, cụ thể trong sách giáo khoa Việcgiảng dạy mối quan hệ nhân quả đòi hỏi giáo viên phải phát hiện, tổng hợp, xâuchuỗi kiến thức đồng thời phải kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học hỗ trợkhác Các kiến thức được sử dụng nhiều khi lại không nằm trong nội dung mộtbài giảng mà phải huy động kiến thức cũ, đặc biệt những kiến thức mang tínhkhái quát, lí luận và cả thực tiễn cuộc sống Công việc này đòi hỏi giáo viên cầnlựa chọn các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với môn Địa lí nhằm hìnhthành cho học sinh có được những kiến thức vững chắc, niềm tin khoa học vàkhả năng tìm hiểu các mối quan hệ nhân quả giữa các vấn đề tự nhiên và kinh tế
xã hội là một việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với người giáo viên
Hiện nay môn Địa lí trong nhà trường cũng có nhiều thay đổi đáng kể,ngày càng được quan tâm đúng mức, tuy nhiên phương pháp dạy và học mônĐịa lí ở trường THPT vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả Với mong muốn góp phầnvào việc đề xuất vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực giúp cho việchình thành các kiến thức về các mối liên hệ nhân quả đạt hiệu quả như mong
muốn tác giả đã chọn đề tài “Vận dụng các PPDH tích cực đề hình thành kiến
thức về các mối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lí lớp 11 - THPT theo hướng phát triển năng lực người học” làm đối tượng nghiên cứu cho khóa luận
tốt nghiệp
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trang 112.1 Nước ngoài
Ngay từ thời cổ đại, việc hình thành kiến thức cho HS về các mối quan hệnhân quả trong dạy học Địa lí ở trường THPT của người dạy đã được các nhàgiáo dục quan tâm, điển hình là một số các công trình nghiên cứu sau đây:
Thế kỉ XVII, J.A.Kômenxki trong tác phẩm nổi tiếng “Lí luận dạy học”,lần đầu tiên trong lịch sử đã nêu tính tự giác, tính tích cực là một trong nhữngnguyên tắc dạy học Sau đó, J.J.Ruxô chủ trương phải làm cho trẻ em tích cực tựmình dành lấy tri thức bằng con đường khám phá ra nó
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, J.Dewey đã thành lập “nhà trường tíchcực” (chủ động) và đã phát triển cách học tập nhóm của học sinh
Ở Pháp, năm 1920 đã hình thành những nhà trường mới, đặt vấn đề pháttriển năng lực trí tuệ của trẻ, khuyến khích các hoạt động do chính HS tự quản
Ở Nga, người ta càng quan tâm đến vấn đề phát huy tính tích cực nhậnthức của học sinh Nhiều tác giả (Aristova, Iu.K.Babanxki, M.A.Đanhilov,B.P.Exipov ) đã nghiên cứu những con đường phát huy tính tích cực nhận thứccủa học sinh
2.2 Trong nước
Ở nước ta, phương hướng tích cực hóa quá trình học cũng đã được quantâm từ những năm 1960 thể hiện qua chủ trương “Biến quá trình đào tạo thànhquá trình tự đào tạo”, đặc biệt phương pháp tích cực đã được thử nghiệm từ năm
1993 và được giới thiệu cụ thể qua: “Một số vấn đề về phương pháp giáo dục”của tác giả Nguyễn Kì và Dương Xuân Nghiên, vụ giáo viên năm 1993
Mối quan hệ nhân quả cũng được đề cập trong cuốn “Lí luận dạy học Địalí” của GS.Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, NXB Đại học sư phạm Hà Nội,năm 2004 Trong giáo trình này các tác giả cũng đề cập đến các thành tố của quátrình dạy học từ nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học,kiểm tra đánh giá trong dạy học địa lí ở trường phổ thông Trong phần nội dungdạy học tác giả đã nêu rõ vai trò của mối quan hệ nhân quả và phân loại các mốiquan hệ nhân quả trong dạy học địa lí ở trường phổ thông
Trong cuốn “Lí luận dạy học Địa lí” của GS Đặng Văn Đức, Nguyễn ThịThu Hằng, NXB Đại học sư phạm Hà Nội năm 2003 đã đề cập đến chương 3
Hệ thống tri thức địa lí trong nhà trường phổ thông và quy trình nắm kiến thứccủa học sinh Trong chương này tác giả đã đề cập đến mối liên hệ nhân quảtrong dạy học Địa lí ở trường phổ thông từ khái niệm đến cách phân loại và ví
Trang 12dụ cụ thể Các tác giả nhận định đây là một phần kiến thức không thể thiếu đượctrong giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí
Trong cuốn “Một số vấn đề trong giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông”của GSTS Nguyễn Trọng Phúc Trong giáo trình này tác giả cũng đi nghiên cứumột số vấn đề trong giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông trong đó có vấn đề vềmối liên hệ nhân quả và phương pháp giảng dạy mối liên hệ nhân quả, đặc biệtcác tác giả đi sâu vào việc nghiên cứu về các mối quan hệ nhân quả trong giảngdạy Địa lí tự nhiên và giảng dạy Địa lí kinh tế xã hội
Ngoài ra mối quan hệ nhân quả còn được đề cập đến ở các giáo trình đổimới phương pháp dạy học Địa lí ở trường phổ thông, tài liệu tập huấn giáo viênđịa lí, tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình và SGK các lớp
Như vậy các công trình nghiên cứu nói trên chủ yếu đi vào nghiên cứu vềkhái niệm, sự phân loại về các mối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lí ởtrường phổ thông nói chung Với đề tài này, tác giả mong muốn thông qua việc
áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để hình thành kiến thức cho học sinh
về mối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lí lớp 11 - THPT từ đó góp phần vàoviệc rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học, tự tìm ra những kiến thức về các mốiquan hệ nhân quả trong học tập Địa lí
3 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để hìnhthành kiến thức cho học sinh về các mối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lílớp 11 - THPT, theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tôi phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về giảng dạy các mối quan hệnhân quả trong dạy học địa lí ở trường Trung học phổ thông
- Phân tích hiện trạng dạy học môn địa lí và việc hình thành cho học sinhkiến thức về các mối quan hệ nhân quả trong dạy học môn Địa lí lớp 11 - THPT
- Xây dựng quy trình hình thành kiến thức cho học sinh về các mối quan
hệ nhân quả trong dạy học Địa lí lớp 11 - THPT theo hướng phát triển năng lực
- Vận dụng một số phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích cực để hìnhthành cho học sinh kiến thức về các mối quan hệ nhân quả trong dạy học địa lílớp 11 - THPT nhằm phát triển một số năng lực cho người học
Trang 13- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của đề tàinghiên cứu.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu về việc vận dụng các
phương pháp dạy học tích cực để hình thành kiến thức cho học sinh về các mốiquan hệ nhân quả trong dạy học Địa lí lớp 11
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được giới hạn trong phạm vi như sau:
- Giới hạn về không gian: Trường THPT Long Châu Sa, thị trấn Lâm Thao, tỉnhPhú Thọ
- Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các phương pháp hìnhthành kiến thức cho học sinh về các mối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lílớp 11 - THPT
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã nghiên cứu các tài liệu liên quan đếnhướng nghiên cứu, bao gồm tài liệu về triết học, lôgic học, tâm lý học, giáo dụchọc, lí luận dạy học Địa lí, các tài liệu về sử dụng các phương tiện và thiết bị dạyhọc, các tài liệu về bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK Địa lí lớp 11 -THPT, các tài liệu về đổi mới giáo dục phổ thông trong những năm qua
5.2 Phương pháp điều tra thực tế
Sử dụng phương pháp này nhằm khảo sát, phỏng vấn giáo viên Địa lí và HSlớp 11 trường THPT Long Châu Sa, thị trấn Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của các phương pháp
đề ra Thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở học sinh lớp 11 trường THPTLong Châu Sa, thị trấn Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến giáo viên và các phiếu kiểm tra kết quả họctập của học sinh để đánh giá kết quả thu được và tính khả thi của đề tài
5.4 Phương pháp thống kê toán học
Vận dụng lí thuyết xác suất thống kê và thống kê toán học để phân tíchcác kết quả thu được sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPTnhằm đánh giá tính khả thi của khóa luận
Trang 14Phương pháp này được dùng trong việc xử lý kết quả số liệu thống kê saukhi tiến hành điều tra, thực nghiệm sư phạm.
6 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa luậngồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về mối quan hệ nhân quả, các
phương pháp dạy học tích cực và năng lực người học trong dạy học Địa lí ởtrường phổ thông
Chương 2: Quy trình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để hình
thành kiến thức về các mối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT nhằm phát triển năng lực người học
-Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 151.1.1 Hệ thống tri thức địa lí trong nhà trường phổ thông
Hệ thống tri thức địa lí trong nhà trường phổ thông gồm hệ thống kiếnthức và hệ thống kĩ năng kĩ xảo Các kiến thức Địa lí là thành phần chủ yếu củanội dung học phấn Địa lí Các kiến thức Địa lí có thể phân ra hai nhóm: Cáckiến thức thực tiễn hay kinh nghiệm và các kiến thức lý thuyết
1.1.1.1 Các kiến thức thực tiễn (hay kinh nghiệm)
Kiến thức thực tiễn là những kiến thức phản ánh các đặc điểm bênngoài của sự vật và hiện tượng địa lí mà học sinh có thể nhận thức được mộtcách tương đối dễ dàng bằng con đường kinh nghiệm và dựa vào giác quancủa bản thân Thuộc nhóm này bao gồm các số liệu, sự kiện, biểu tượng vàcác mô hình sáng tạo về địa lí
Các số liệu và sự kiện trong địa lí rất đa dạng và phong phú Chúng phảnánh những thông tin về đặc điểm của sự vật, hiện tượng địa lí Ví dụ: Các số liệu
về dân cư, về độ dài của các dòng sông, các bảng thống kê sản phẩm của cácngành sản xuất công - nông nghiệp, các hiện tượng núi lửa phun, động đất, ônhiễm môi trường,
Vai trò chủ yếu của các số liệu và sự kiện địa lí là làm cơ sở để minh họa,dẫn chứng để khái quát các kiến thức địa lí lý thuyết Ví dụ: Muốn minh chứng
sự phong phú về tài nguyên khoáng sản của một quốc gia, cần dựa vào các sốliệu về trữ lượng của từng loại khoáng sản
Tuy nhiên, cần lưu ý tính khoa học của bản thân các số liệu, sự kiện địa líkhông cao, vì vậy việc sử dụng chúng cần có mức độ, đúng lúc, đúng chỗ, đúngnơi, nghĩa là phải có mục đích rõ ràng Khuynh hướng phổ biến hiện nay trongviệc nâng cao trình độ khoa học của môn Địa lí trong nhà trường là tăng cườngcác kiến thức lý thuyết, giảm bớt các số liệu, các sự kiện
Các biểu tượng địa lí là những hình ảnh về sự vật, hiện tượng địa lí đượctri giác, phản ánh vào ý thức và được lưu lại trong trí nhớ, đồng thời có khả năngtái tạo theo ý muốn
Các biểu tượng địa lí có đặc điểm khác với các loại biểu tượng khác ởchỗ: Chúng thường được hình thành bằng con đường so sánh và óc tưởng tượng
Trang 16Chúng có thể phản ánh những đối tượng Địa lí và những lãnh thổ mà các emchưa hề nhìn thấy bao giờ Thí dụ: Dãy núi Anpơ ở châu Âu, sa mạc Sahara ởchâu Phi
Các biểu tượng địa lí cũng khác với các biểu tượng khác ở chỗ: Chúng cótính không gian, nghĩa là chúng không những biểu hiện hình ảnh của các sự vật,hiện tượng địa lí về hình dáng, màu sắc, kích thước mà còn có phạm vi phân bố
rõ rệt trên lãnh thổ, có vị trí nhất định so với sự vật khác
Ngoài ra, các biểu tượng địa lí là do kích thước quá rộng lớn của các lãnhthổ Địa lí như: lục địa, đại dương, bán đảo, quốc gia Nên khi học chúng, họcsinh chỉ có thể nhận thức được hình dáng, kích thước, vị trí của chúng trên bản
đồ Vì vậy, người ta gọi đó là các biểu tượng bản đồ
Các mô hình sáng tạo: Đây là những mẫu cụ thể của việc vận dụng các trithức địa lí học vào thực tiễn (thực tiễn nghiên cứu, học tập, thực tiễn cuộc sống)
Trong môn Địa lí, những mẫu này có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khácnhau từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao Thí dụ: Những sơ đồ biểu hiệncác mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa các ngành sản xuất; nhữngbản vẽ, lát cắt tổng hợp một lãnh thổ
Vai trò của những mẫu sáng tạo: Một mặt có giá trị thực tiễn và trực quangiúp học sinh hiểu được cách làm, cách vận dụng tri thức, mặt khác cũng khêugợi ở học sinh tư duy sáng tạo, tìm tòi cách vận dụng mới
1.1.1.2 Các kiến thức lý thuyết
Các kiến thức lý thuyết là những kiến thức đã được khái quát hóa, phảnánh bản chất của các sự vật, hiện tượng địa lí với những đặc điểm và những mốiquan hệ bên trong của chúng
Kiến thức lý thuyết bao gồm: Các khái niệm Địa lí, các mối quan hệ nhânquả, các quy luật, các thuyết, các tư tưởng, các vấn đề phương pháp luận của địa
lí học, các kiến thức về phương pháp học tập và nghiên cứu địa lí Trong hệ
thống kiến thức lí thuyết thì có một vấn đề mang tính xuyên suốt và được lặp đilặp lại nhiều lần mà trong quá trình giảng dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinhthiết lập và khắc sâu đó là các mối quan hệ nhân quả trong dạy học địa lí
1.1.2 Mối quan hệ và mối quan hệ nhân quả Địa lí
1.1.2.1 Khái niệm và phân loại về mối quan hệ, mối quan hệ nhân quả Địa lí
a Khái niệm về mối quan hệ
Theo quan niệm của các nhà triết học thì mối quan hệ được hiểu là “sự tácđộng và sự ràng buộc lẫn nhau, quy định sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt,
Trang 17các yếu tố, các bộ phận trong sự vật hoặc giữa các sự vật và hiện tượng vớinhau” Song dựa vào tính chất, phạm vi, trình độ và vai trò của các mối liên hệ
mà chúng được chia thành:
- Mối quan hệ bên trong - mối quan hệ bên ngoài: Mối quan hệ bên trong
biểu hiện mối quan hệ giữa các mặt trong trong một sự vật, hiện tượng Mốiquan hệ bên ngoài là mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau
- Mối quan hệ bản chất và không bản chất: Mối quan hệ bản chất là mốiquan hệ có tính chất quyết định sự vận động và phát triển của sự vật - hiệntượng Mối quan hệ không bản chất là mối quan hệ phụ thuộc thứ yếu, đôi lúc
nó đóng vai trò như là điều kiện không quyết định đến sự chuyển hóa của sự vật,hiện tượng
- Mối quan hệ trực tiếp và mối quan hệ gián tiếp: Mối quan hệ trực tiếp làmối quan hệ gần gũi tác động trực tiếp làm chuyển hóa, thay đổi các sự vật, hiệntượng Mối quan hệ này dễ nhận biết và là mối quan hệ chủ yếu Mối quan hệgián tiếp phải thông qua điều kiện trung gian hoặc mối quan hệ trung gian (Ví
dụ mối quan hệ giữa khí hậu và sự hình thành thổ nhưỡng) Song tùy thuộc vàovai trò, vị trí của các thành phần trong mối quan hệ đó mà có thể phân ra:
+ Mối quan hệ tương hỗ: Hai hoặc nhiều thành phần có tác động qua lạivới nhau Ví dụ: Mối quan hệ giữa xã hội và môi trường
+ Mối quan hệ nhân quả: Có thành phần là nguyên nhân sinh ra kết quả
b Khái niệm về mối quan hệ nhân quả Địa lí
- Khái niệm
Mối quan hệ nhân quả địa lí được hiểu là những mối quan hệ biểu hiện sựtương quan, phụ thuộc một chiều giữa các sự vật và hiện tượng Chỉ có nguyênnhân mới sinh ra kết quả, không có kết quả nào lại không bắt đầu từ nguyênnhân trước đó, trong khi đó kết quả không thể sinh ra nguyên nhân ban đầu sinh
ra nó, mà kết quả chỉ có thể trở thành nguyên nhân khác của một kết quả khác[8;41]
Ví dụ: Gió mùa đông bắc ở Việt Nam làm giảm nhiệt độ ở các vùng có gió đi qua.Các dòng biển lạnh chạy ven bờ lục địa đã làm cho các vùng này trở thànhhoang mạc, nhưng hiện tượng hoang mạc không phải là nguyên nhân sinh radòng biển lạnh Địa hình và các khối khí tác động lên lãnh thổ Bắc Mĩ là nguyênnhân tạo nên sự phân bố khác nhau của lượng mưa trên lãnh thổ Bắc Mĩ Tuynhiên không thể có mối quan hệ ngược lại
- Phân loại mối quan hệ nhân quả trong dạy học địa lí
Trang 18Trong cuốn “Lí luận dạy học Địa lí phần đại cương”, của GS Đặng VănĐức, mối quan hệ nhân của có thể phân ra:
+ Mối quan hệ nhân quả đơn giản, phức tạp
Mối quan hệ nhân quả đơn giản: Là mối quan hệ một nguyên nhân dẫnđến một kết quả Ví dụ: Trái Đất có dạng hình cầu (một nguyên nhân) nên ánhsáng Mặt Trời chỉ chiếu sáng một nửa (một kết quả)
Mối quan hệ nhân quả phức tạp: Là mối quan hệ nhiều nguyên nhân dẫnđến một kết quả Ví dụ: Trái Đất có dạng hình cầu (nguyên nhân một) tự quayquanh trục (nguyên nhân hai) nên khắp nơi trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm(một kết quả)
+ Mối quan hệ nhân quả trực tiếp, gián tiếp
Mối quan hệ nhân quả trực tiếp: Là mối quan hệ mà ta dễ dàng nhận biếtnguyên nhân, kết quả
Mối quan hệ gián tiếp: Là mối quan hệ mà ta khó nhận biết được nguyênnhân kết quả Muốn hiểu được mối quan hệ này ta phải biết được các quan hệtrung gian Ví dụ: khi các khối khí di chuyển (nguyên nhân) thì thời tiết ở nhữngnơi chúng đi qua thay đổi (kết quả) Ở đây có các mối quan hệ trung gian: Thờitiết là kết quả tổng hợp của các yếu tố: nhiệt độ, gió, mưa,… Mỗi khối khí cóđặc điểm riêng Khi di chuyển khối khí ảnh hưởng tới mặt đất tiếp xúc làm thời tiếtthay đổi
Trong dạy học Địa lý nếu giáo viên không nhận đúng các mối quan hệnhân quả thì sẽ dẫn đến giải thích sai, khó hiểu, làm cho học sinh không nắmđược chính xác sự diễn biến thực chất của hiện tượng
Dựa vào nội dung của môn Địa lí lớp 11 nói rêng và nội dung môn Địa lítrong trường phổ thông nói chung có thể phân ra:
+ Mối quan hệ nhân quả giữa tự nhiên với tự nhiên: Là mối quan hệ nhânquả giữa các thành phần tự nhiên Mối quan hệ này xảy ra trong thể tổng hợplãnh thổ tự nhiên, trong đó các thành phần, yếu tố tự nhiên này ở một hoàn cảnh,một điều kiện cụ thể và được coi là nguyên nhân Nguyên nhân đó sinh ra mộtkết quả tương ứng
+ Mối quan hệ nhân quả giữa kinh tế với tự nhiên: Là mối quan hệ giữacác yếu tố tự nhiên với các hoạt động sản xuất kinh tế xảy ra trong điều kiện tựnhiên đó
+ Mối quan hệ nhân quả giữa tự nhiên - xã hội và ngược lại: Là mối quan
hệ được thể hiện qua vai trò của tự nhiên đối với sự phát triển của xã hội như
Trang 19ảnh hưởng của tự nhiên đến sự phân bố dân cư, tự nhiên là cơ sở vật chất của sựsống và tồn tại của xã hội.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa xã hội và xã hội: Được thể hiện khá đậmnét, đặc biệt là mối quan hệ giữa dân cư với chất lượng cuộc sống, với trình độhọc vấn, với điều kiện sinh hoạt ở từng bài địa lí các nước, các khu vực
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng xã hội với kinh tế: Các mối quan hệ
đó trước hết là các tổ chức chính trị xã hội với tính chất của nền kinh tế, mối quan hệgiữa lao động và sản xuất, mối quan hệ giữa phân bố dân cư và phân bố sản xuất
+ Mối quan hệ nhân quả giữa kinh tế với kinh tế: Mối quan hệ này đượcthể hiện qua sự tác động tương hỗ và nhân quả giữa nội bộ ngành, giữa cácngành, trong cơ cấu ngành và qua sự phân bố các ngành kinh tế với nhau trênmột lãnh thổ nhất định
+ Mối quan hệ nhân quả giữa tự nhiên - kinh tế - xã hội: Một tổng hợp thểlãnh thổ sản xuất bao giờ cũng dựa vào sự gần gũi nhau về điều kiện tự nhiên,
xã hội để hình thành trên đó một số ngành chuyên môn hóa Mối quan hệ giữacác yếu tố tự nhiên và xã hội là nguyên nhân để chuyên môn hoá, trong đó yếu
tố tự nhiên là điều kiện không thể thiếu được
Từ những kinh nghiệm giảng dạy của mình, L.M Pansetnhicôva (Liên Xôcũ) đã đưa ra 6 mối quan hệ thường gặp khi dạy địa lí KT - XH:
+ Mối quan hệ nhân quả giữa chế độ kinh tế - xã hội với sự phát triểnkinh tế và sự phân bố dân cư một nước (một khu vực lãnh thổ nhất định) Mốiliên hệ này giúp cho HS thấy được đặc điểm kinh tế của từng nước là kết quả tấtyếu của chế độ chính trị, xã hội nước đó
+ Mối quan hệ nhân quả giữa những đặc điểm lịch sử của một nước vớinhững đặc điểm hiện tại về dân cư và kinh tế của nó (mối quan hệ nhân quả lịchsử) Thực chất là sự vận dụng những kiến thức lịch sử để giải thích đặc điểmphát triển và tình hình phát triển kinh tế mỗi nước
+ Mối quan hệ nhân quả giữa điều kiện tự nhiên với sự phân bố dân cư,phân bố sản xuất
+ Mối quan hệ nhân quả giữa vị trí địa lí với những điều kiện tự nhiên vàđặc điểm kinh tế - xã hội Nói cách khác là cần phải đánh giá vị trí địa lí dướigóc độ nguồn lực phát triển KT - XH
+ Mối quan hệ sản xuất giữa các ngành kinh tế khác nhau trong cơ cấu nềnkinh tế
Trang 20+ Mối quan hệ nhân quả giữa sự biến động chính trị với xu hướng pháttriển kinh tế của một nước.
1.1.2.2 Hướng dẫn học sinh thiết lập các mối quan hệ nhân quả Địa lí
- Định hướng cho HS mục đích tìm nguyên nhân: GV có thể nêu câu hỏihoặc nêu vấn đề để HS tìm câu trả lời hay giải quyết vấn đề
Ví dụ: Trong giảng dạy địa lí châu Phi (Bài 5: Một số vấn đề của châu lục
và khu vực Tiết 1 Một số vấn dề của châu Phi), giáo viên đặt câu hỏi: Tại saochâu Phi là châu lục có nhiều tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động dồi dào dodân số đông nhưng vẫn là châu lục nghèo nhất thế giới? Nguyên nhân nào dẫnđến hiện trạng đó?
- Chỉ rõ ra cho HS đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả Có thể sử dụngphương pháp sơ đồ để chỉ ra một chuỗi nguyên nhân dẫn đến kết quả
- Đưa ra các bài luyện tập để HS tìm ra những mối liên hệ nhân quả Cónhiều dạng bài tập: bài tập tái hiện mối quan hệ trình bày trong SGK; dạng bàitập xác định mối quan hệ nhân quả (trực tiếp hoặc gián tiếp); dạng bài tập sángtạo, đòi hỏi học sinh phải tìm ra các nguyên nhân khác, ngoài nguyên nhân đãđược học hoặc đã biết trong thực tế cuộc sống
1.1.2.3 Ý nghĩa của mối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lí
Thực chất của việc hình thành các mối quan hệ nhân quả là tìm ra nguyênnhân của một sự vật, hiện tượng Việc vạch ra nguyên nhân hình thành đối vớicác hiện tượng, đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội là một trong những mặtquan trọng nhất trong dạy học của giáo viên Địa lí “Vấn đề về mối liên hệ củacác hiện tượng là vấn đề quan trọng nhất đối với phương pháp luận địa lí ,với tưcách là một khoa học và cả đối với phương pháp luận địa lí với tư cách là mộtmôn học trong nhà trường” NN Baranxki đã khẳng định
Việc hình thành các mối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lí là bướctiếp theo ngay sau khi tiến hành việc hình thành các khái niệm địa lí Các kháiniệm chỉ sống trong trí nhớ của HS nếu chúng được trình bày không phải mộtcách cô lập, đơn lẻ mà trong mối quan hệ các khái niệm khác Vì vậy, việc tổchức, hướng dẫn học sinh tìm ra các mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa vô cùngquan trọng trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông Thông qua việc hình thànhcác mối quan hệ nhân quả giúp học sinh có điều kiện phát triển năng lực học tập,năng lực nhận thưc và khám phá Đây cũng là một mục tiêu quan trọng của quátrình dạy học địa lí ở trường phổ thông
Trang 21Việc hình thành cho HS những kiến thức về mối quan hệ nhân quả làmcho học sinh nắm được kiến thức địa lý một cách chắc chắn, hệ thống hơn Trên
cơ sở đó bổ sung cho những khái niệm địa lý sâu sắc hơn, bởi vì có khái niệmvững chắc thì mới có thể tạo ra được mối quan hệ đích thực
Khả năng xác định các mối quan hệ nhân quả là thước đo trình độ pháttriển tư duy của học sinh Thiết lập mối quan hệ nhân quả trong dạy học địa lí ởtrường phổ thông là một biện pháp hết sức quan trọng để phát triển tính tích cực,tính logic và tính khái quát cao trong học tập môn địa lí
1.1.3 Các phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực
1.1.3.1 Khái niệm phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) là một thuật ngữ rút gọn, đượcdùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướngphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
Phương pháp dạy học tích cực thực chất là cách dạy hướng tới việc học tậptích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động của họcsinh [8;143]
Dạy học tích cực là một trong những mục tiêu chung và cũng là một tiêuchuẩn của giáo dục hiệu quả, hướng dẫn cho việc đổi mới cả phương pháp đàotạo giáo viên và việc dạy học trong các trường phổ thông
“Tích cực” trong phương pháp dạy học tích cực được dùng với nghĩa là
hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng
theo nghĩa trái với tiêu cực Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạtđộng hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trungvào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào pháthuy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tíchcực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy chỉ đạo cáchhọc, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy củathầy Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt độngnhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái ápdụng PPDHTC nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quenvới lối học tập thụ động Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động
để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừasức, từ thấp lên cao Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cảcủa thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì
Trang 22mới thành công Như vậy, việc dùng thuật ngữ “Dạy và học tích cực” để phânbiệt với “Dạy và học thụ động”
Qua các khái niệm về phương pháp dạy học đã nêu ở trên tác giả nhận thấyphương pháp dạy học là cách thức giáo viên trình bày tri thức, tổ chức và kiểm trahoạt động nhận thức và thực tiễn của học sinh nhằm đạt được mục tiêu dạy học
1.1.3.2 Một số phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực
a Phương pháp Grap
Bản chất của phương pháp này là thể hiện mối liên quan giữa các kiếnthức Địa lí vì vậy sử dụng sơ đồ để thiết lập mối liên hệ nhân quả là thích hợphơn cả Các sơ đồ sẽ giúp cho HS nhận biết được những nét khái quát, cơ bảncủa mối liên quan giữa các kiến thức với nhau; khi thể hiện thường kết hợp việcbiểu hiện kiến thức với các hình vẽ (mũi tên, các ô, các khung ) làm cho họcsinh ghi nhớ dễ dàng hơn bằng hình ảnh trực quan
Bên cạnh đó việc giảng dạy bằng phương pháp sơ đồ sẽ đem lại cho họcsinh một cách học mới mẻ, khác với cách học truyền thống trước đây Ở mứccao hơn, nếu học sinh từng bước lập sơ đồ của bài học thì tính tích cực, sáng tạocủa học sinh sẽ được phát triển lên rất nhiều Như vậy phương pháp sơ đồ khôngnhững giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh chóng, khắc sâu kiếnthức mà còn giúp phát triển tư duy logic cho các em
Phương pháp này hỗ trợ được tất cả các khâu của quá trình dạy học (đặcbiệt là khâu hình thành kiến thức mới, ôn tập, củng cố)
b Phương pháp giảng giải
Phương pháp giảng giải là phương pháp giáo viên dùng lời nói của mình
để giải thích cho học sinh về các sự kiện, hiện tượng địa lí
Khác với phương pháp giảng thuật, phương pháp giảng thuật không cần
mô tả nhiều, không cần đưa ra những dấu hiệu và tính chất đặc trưng của sự vật
và hiện tượng địa lí mà chú trọng vạch ra bản chất của những mối quan hệ vànguyên nhân dẫn đến sự vật, hiện tượng ấy
Việc sử dụng phương pháp giảng giải trong quá trình dạy học giúp họcsinh hiểu rõ kiến thức, đào sâu mọi khía cạnh của vấn đề, đặc biệt là những kiếnthức trừu tượng, khó hiểu và phải giải thích nhiều như mối quan hệ nhân quả
c Phương pháp nêu vến đề
Dạy học nêu vấn đề là đặt trước học sinh một vấn đề hay một hệ thốngnhững vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa
Trang 23biết, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, phát huy tính tự giác, học sinh
có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề, kích thích hoạt động tư duy tích cực Trong phương pháp nêu vấn đề, giáo viên không trình bày tri thức theotrình tự có sẵn một cách tẻ nhạt mà có sự sắp xếp lại tài liệu để đặt thành nhữngtình huống có vấn đề, những mâu thuẫn kích thích người học phải suy nghĩ, phảitìm cách giải quyết Thông qua đó, giúp đỡ học sinh nắm được các biện phápcủa hoạt động nhận thức và lĩnh hội tri thức mới Như vậy, mấu chốt củaphương pháp dạy học nêu vấn đề là tạo ra được các tình huống có vấn đề
“Tình huống vấn đề” hay “tình huống học tập” là trạng thái tâm lí xuất hiệnkhi con người gặp phải tình huống khó khăn muốn giải quyết mà bằng tri thức
đã có, bằng cách thức đã biết không thể thực hiện được mà đòi hỏi phải lĩnh hộitri thức mới và cách thức hành động mới Nói cách khác, “tình huống vấn đề”hay “tình huống học tập” là trạng thái tâm lí khi học sinh gặp phải mâu thuẫngiữa điều đã biết và điều chưa biết nhưng muốn biết Các tình huống này đòi hỏihọc sinh phải vận dụng kiến thức và kĩ năng vốn có để giải quyết vấn đề đặt ra
d Phương pháp đàm thoại gợi mở
Đàm thoại là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để họcsinh trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó học sinh
lĩnh hội được nội dung bài học.
Đàm thoại gợi mở (hay còn gọi là đàm thoại tìm tòi, phát hiện, ơristic) làphương pháp trong đó GV soạn ra câu hỏi lớn, thông báo cho HS Sau đó, chiacâu hỏi lớn ra thành một số câu hỏi nhỏ hơn, có quan hệ lôgic với nhau, tạo ranhững mốc trên con đường hoàn thiện câu hỏi lớn
Giữa các câu hỏi có mối quan hệ với nhau thành hệ thống câu hỏi Mỗicâu hỏi nhằm giải quyết một số vấn đề bộ phận Giải quyết được hệ thốngcâu hỏi là đi tới giải quyết trọn vẹn vấn đề
e Phương pháp khai thác tri thức địa lí từ bản đồ
Về mặt nội dung, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và nhữngmối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể màkhông một phương tiện nào khác có thể làm được Những ký hiệu, màu sắc,cách biểu hiện trên bản đồ là những nội dung địa lí đã được mã hóa, trở thànhmột thứ ngôn ngữ đặc biệt - ngôn ngữ bản đồ
Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan, giúp HSkhai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình giảng dạy Địa
lí
Trang 24Để khai thác được những tri thức trên bản đồ, trước hết HS phải hiểu bản
đồ, đọc được bản đồ, nghĩa là phải nắm được những kiến thức lý thuyết về bản
đồ, trên cơ sở đó có được những kỹ năng làm việc với bản đồ
Vì vậy, việc hình thành kĩ năng bản đồ trong học tập Địa lí cho học sinh làmột nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên Đại lí
1.1.4 Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
1.1.4.1 Khái niệm về năng lực
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (nay còn gọi là dạyhọc định hướng kết quả đầu ra) được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ
20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế Giáo dục định hướngphát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học địnhhướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi
là ”sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học Việc quản lý chất lượng dạy họcchuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả họctập của HS
Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng La tinh Ngày nay
khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau Năng lực được hiểu như
sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc Khái niệmnăng lực được dùng ở đây là đối tượng của tâm lý, giáo dục học Có nhiều địnhnghĩa khác nhau về năng lực Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, làđiểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵnsàng hành động và trách nhiệm
Trong lĩnh vực sư phạm nghề, năng lực còn được hiểu là: “Khả năng vận dụng những kiến thưc, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” Nói
cách khác, năng lực là khả năng thực hiện, là phải biết làm mà không phải chỉ biết vàhiểu Tất nhiên những hành động (làm) được thực hiện phải gắn với ý thức, thái độ
và có kiến thức, kĩ năng chứ không phải chỉ là làm một cách “máy móc”
Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệmnăng lực được sử dụng như sau:
Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy họcđược mô tả thông qua các năng lực cần hình thành
Trong chương trình, những nội dung học tập và hoạt động cơ bản đượcliên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực
Trang 25Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn
Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giámức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạyhọc về mặt phương pháp Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nộidung trong các tình huống
Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảngchung cho công việc giáo dục và dạy học
Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các tiêuchuẩn nghề; đến một thời điểm nhất định nào đó, HS có thể hoặc phải đạt đượcnhững nội dung gì?
1.1.4.2 Mô hình cấu trúc năng lực
Năng lực được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vàobối cảnh và mục đích sử dụng những năng lực đó Các năng lực còn là nhữngđòi hỏi của các công việc, các nhiệm vụ, và các vai trò vị trí công việc Vì vậy,các năng lực được xem như là những phẩm chất tiềm tàng của một cá nhân vànhững đòi hỏi của công việc Từ hiểu biết về năng lực như vậy, ta có thể thấycác nhà nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng những mô hình năng lực khác nhautrong tiếp cận của mình:
Mô hình dựa trên cơ sở tính cách và hành vi cá nhân của cá nhân theođuổi cách xác định “con người cần phải như thế nào để thực hiện được các vaitrò của mình”
Mô hình dựa trên cơ sở các kiến thức hiểu biết và các kỹ năng được đòihỏi theo đuổi việc xác định “con người cần phải có những kiến thức và kỹ nănggì” để thực hiện tốt vai trò của mình
Mô hình dựa trên các kết quả và tiêu chuẩn đầu ra theo đuổi việc xác địnhcon người “cần phải đạt được những gì ở nơi làm việc”
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấutrúc của chúng Có nhiều loại năng lực khác nhau Việc mô tả cấu trúc và cácthành phần năng lực cũng khác nhau
Theo quan điểm của các nhà sư phạm ở Đức, cấu trúc chung của năng lựchành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau:
Trang 26Hình 1.2 Các thành phần cấu trúc của năng lực
- Năng lực chuyên môn (Professional competency):
Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánhgiá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặtchuyên môn Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy lô gic, phân tích, tổng hợp,trừu tượng hoá, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình Nănglực chuyên môn hiểu theo nghĩa hẹp là năng lực nội dung chuyên môn, theonghĩa rộng bao gồm cả năng lực phương pháp chuyên môn
- Năng lực phương pháp (Methodical competency):
Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đíchtrong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề Năng lực phương pháp bao gồmnăng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn Trung tâm củaphương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ
và trình bày tri thức
- Năng lực xã hội (Social competency):
Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng nhưtrong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thànhviên khác
- Năng lực cá thể (Induvidual competency):
Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng nhưnhững giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu cá nhân, xây dựng và thựchiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức vàđộng cơ chi phối các ứng xử và hành vi
Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vựcchuyên môn, nghề nghiệp khác nhau Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệpngười ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau Ví dụ năng lực của GV bao
Trang 27gồm những nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lựcchẩn đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học.
Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng pháttriển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn baogồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp,năng lực xã hội và năng lực cá thể Những năng lực này không tách rời nhau mà
có mối quan hệ chặt chẽ Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sựkết hợp các năng lực này
- Nhóm năng lực chung
Là những năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việcbình thường trong xã hội, được hình thành và phát triển ở nhiều môn học, liên quanđến nhiều môn học Năng lực chung bao gồm: Khả năng hành động độc lập thànhcông; khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức một cách tự chủ;khả năng hành động thành công trong các nhóm xã hội không đồng nhất
Ví dụ: Năng lực giao tiếp, năng lực thuyết trình, năng lực giải quyết vấn đề,
- Năng lực môn học (chuyên biệt)
Là năng lực riêng được hình thành và phát triển ở một lĩnh vực (hay môn học)nào đó Ví dụ: Môn Địa lí (năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, năng lựckhảo sát thực tế, ); môn Lịch sử (năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật;đánh giá, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, )
Ở Việt Nam từ năm 2008 trong lĩnh vực dạy nghề đã tiến hành nghiên cứu
và ban hành các tiêu chuẩn năng lực nghề trên cơ sở phân tích nghề, từ đó thiết
kế chương trình khung hoặc chương trình đào tạo chi tiết
1.1.4.3 Nội dung, phương pháp dạy học và chuẩn đầu ra theo quan điểm phát
triển năng lực người học
a) Về nội dung
Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạntrong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm pháttriển các lĩnh vực năng lực:
Học nội dung
chuyên môn
Học phương pháp chiến lược
Học giao tiếp
xã hội
Học tự trải nghiệm - đánh giá
- Các phương pháp
- Làm việc trong nhóm
- Tạo điều kiện cho sự hiểu biết
- Tự đánh giá điểmmạnh, điểm yếu
- Xây dựng kế hoạch phát triển cá
Trang 28- Các phương phápchuyên môn
về phương diện
xã hội
- Học cách ứng
xử, tinh thần tráchnhiệm, khả năng giải quyết xung đột
nhân
- Đánh giá, hình thành các chuẩn mực giá trị, đạo đức và văn hóa, lòng tự trọng,
Năng lực
chuyên môn
Năng lực phương pháp
kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tậpphức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp
c Chuẩn đầu ra
Chương trình dạy học truyền thống được xem là chương trình giáo dụcđịnh hướng nội dung, định hướng đầu vào, chú trọng vào việc truyền thụ kiếnthức, trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiềulĩnh vực khác nhau
Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập khônglấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánhgiá Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thứctrong những tình huống ứng dụng khác nhau, cũng như định hướng kết quả đầu
ra nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học
- Về phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương, đất nước, nhân ái, khoan dung,khiêm tốn, trung thực,
- Về năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sángtạo, năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất, năng lực hợp tác,năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông,
Trang 29- Về năng lực chuyên biệt: Có nhiều loại năng lực chuyên biệt ở các lĩnhvực hay môn học khác nhau Trong môn Địa lí đó là: năng lực sử dụng biển đồ,bản đồ, tranh ảnh, năng lực tuy duy lãnh thổ, khảo sát thực tế,
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của học sinh lớp 11 - THPT
Cùng với lứa tuổi học sinh lớp 10 và lớp 12, học sinh lớp 11 mang nhữngđặc điểm chung về tâm lí và nhận thức của lứa tuổi học sinh THPT Đây là cộtmốc quan trọng đánh dấu sự phát triển về nhiều mặt, cả trong tư duy và nhậnthức của mỗi em trong quá trình học tập
Ở lứa tuổi học sinh lớp 11 nói riêng và lứa tuổi học sinh THPT nói chung,việc học tập, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ,đồng thời mức độ ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt(các em biết sử dụng tốt hơn các phương pháp ghi nhớ, tóm tắt các ý chính, sosánh đối chiếu, ) Các em biết tài liệu nào cần nhớ từng câu từng chữ, cái gì cầnhiểu mà không cần nhớ
Do cấu trúc não phức tạp và chức năng của não phát triển, do sự phát triểncủa các quá trình nhận thức nói chung, do ảnh hưởng của hoạt động học tập màhoạt động tư duy của học sinh có sự thay đổi quan trọng Có em có khả năng tưduy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo trong những đối tượngquen biết đã được học ở trường Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ vànhất quán hơn Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển, Những đặcđiểm đó tạo điều kiện cho học sinh thực hiện các thao tác tư duy phức tạp, phântích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được các mối quan hệnhân quả trong tự nhiên và trong xã hội
Với học sinh lớp 11, sự phát triển các đặc điểm tâm lí và tư duy đangchuyển dần sang giai đoạn hoàn thiện Do vậy, người giáo viên muốn phát triển
tư duy cho học sinh trong quá trình giảng dạy nói chung và trong giảng dạy Địa
lí nói riêng thì nhất thiết phải nắm vững đặc điểm tâm lí và nhận thức của các
em, cùng với đó là kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực, kích thíchtinh thần học tập của học sinh để phát huy trí tuệ một cách cao nhất
1.2.2 Thực trạng việc hình thành các mối quan hệ nhân quả cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 11 - THPT nói chung và trường THPT Long Châu
Sa nói riêng theo định hướng phát triển năng lực người học
1.2.2.1 Tình hình giảng dạy môn Địa lí ở trường THPT Long Châu Sa
Trang 30Qua việc khảo sát, điều tra, phỏng vấn và trao đổi với một số giáo viêntrường THPT nói chung và các thầy cô giáo của trường THPT Long Châu Sa nóiriêng, tôi nhận thấy được những ưu điểm và những tồn tại khi hình thành chohọc sinh kiến thức về các mối quan hệ nhân quả trong giảng dạy Địa lí ở trườngTHPT Long Châu Sa như sau:
a Những ưu điểm
- Đa số giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phươngpháp dạy học phù hợp, mang tính chất đặc trưng của môn Địa lí Trong quá trìnhdạy học, giáo viên đã biết lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung của từngbài, đặc biệt là giáo viên kết hợp linh hoạt các phương pháp trong việc tổ chứccác hoạt động học tập cho học sinh
- Trong giảng dạy bộ môn Địa lí, giáo viên không ngừng bồi dưỡng, đổimới phương pháp dạy học Đặc biệt là việc vận dụng phương pháp dạy học tíchcực để hình thành kiến thức cho học sinh về các mối quan hệ nhân quả với sự hỗtrợ đắc lực của công nghệ thông tin
- Thực trạng cho thấy, việc vận dụng phương pháp hình thành kiến thứccho học sinh về mối quan hệ nhân quả đã đem lại hiệu quả cao trong dạy và họccủa thầy trò trường THPT Long Châu Sa Cụ thể:
+ Thông qua việc vận dụng phương pháp hình thành kiến thức cho họcsinh về mối quan hệ nhân quả, giúp giáo viên có thể dễ dàng truyền đạt nội dungkiến thức bài học đến học sinh, giúp cho giờ học sôi nổi và hiệu quả hơn
+ Hình thành được kiến thức chính xác, trọng tâm và đảm bảo tính hệthống giúp học sinh dễ học và dễ hiểu Giúp giáo viên nâng cao hiệu quả giảngdạy và phân loại học sinh một cách dễ dàng hơn
- Sử dụng và kết hợp các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nộidung từng bài Một số giáo viên thực hiện khá linh hoạt các khâu lên lớp, chữngchạc tự tin trong dạy học
- Tổ chức cho học sinh nhiều hình thức học tập thích hợp, điều khiển họcsinh học tập tích cực chủ động, chiếm lĩnh tri thức Chú trọng khâu củng cố,hướng dẫn bài tập về nhà, biết chú ý đến từng đối tượng học sinh, kèm cặp, giúp
đỡ cho học sinh còn yếu kém tiếp thu bài còn chậm
b Những hạn chế
- Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm mà người giáo viên đạt được trongquá trình vận dụng phương pháp hình thành kiến thức cho học sinh về các mối
Trang 31quan hệ nhân quả thì việc dạy học môn Địa lí vẫn còn tồn tại một số hạn chế cầnkhắc phục:
+ Thông thường các tiết khi học vận dụng phương pháp hình thành kiếnthức cho học sinh về mối quan hệ nhân quả đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư
kỹ lưỡng, nghiên cứu tỉ mỉ thì mới đem lại hiệu quả cao nhất Tuy nhiên vẫn cómột số giáo viên chưa có sự chuẩn bị chu đáo cho bài giảng vì vậy mà học sinhhọc tập chưa tích cực, chủ động và hiệu quả
+ Có giáo viên còn dạy chay, chưa chú trọng đến việc đổi mới phươngpháp trong giảng dạy, vì vậy học sinh ít hứng thú, mệt mỏi ảnh hưởng đến quátrình lĩnh hội tri thức địa lí nói chung và những kiến thức về mối quan hệ nhânquả nói riêng
+ Một số giáo viên đôi lúc lên lớp còn mất bình tĩnh thiếu tự tin, khả năngtruyền cảm khi diễn đạt còn hạn chế nên khó lôi cuốn học sinh, khó gây hứngthú yêu thích của bộ môn
+ Các tiết thực hành chưa hướng dẫn kĩ cho học sinh đôi khi còn giaotrắng cho học sinh Một số tiết Địa lí địa phương chưa có sách, tài liệu nên khókhăn trong dạy học
+ Một số giáo viên có tuổi còn hạn chế về việc ứng dụng công nghệ thôngtin trong dạy học địa lí nói chung và trong giảng dạy kiến thức về các mối quan
hệ nhân quả nói riêng Cho nên đã làm cho bài giảng nặng về thuyết trình, họcsinh ghi chép nhiều, hiệu quả dạy học không cao
1.2.2.2 Về thực trạng việc học của học sinh ở trường THPT Long Châu Sa
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thứcmột cách đầy đủ, sâu sắc, có hệ thống, lôgic và khoa học Từ đó học sinh có thái
độ tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập môn Địa lí
- Thông qua việc vận dụng phương pháp hình thành kiến thức cho họcsinh về mối quan hệ nhân quả, giúp cho việc hình thành biểu tượng địa lí kếthợp với phương tiện trực quan nên quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh trởnên rõ nét hơn, học sinh nhớ lâu và khắc sâu vào trong trí nhớ
Trang 32- Bên cạnh việc nắm kiến thức còn giúp rèn luyện cho học sinh khả năngphân tích, trình bày và giải quyết một vấn đề về các sự vật, hiện tượng địa lí mộtcách sáng tỏ, mạch lạc và sâu sắc hơn.
- Nhiều em có ý thức tìm tòi tài liệu tham khảo, đưa ra những ý kiến khắcphục khi chưa hiểu, chăm lo việc học bài và làm bài ở nhà Một số em tự nguyệntham gia vào đội tuyển học sinh giỏi, điều đó đã động viên tinh thần cho nhữnggiáo viên dạy môn Địa lí rất nhiều
b Những hạn chế
- Một số học sinh chưa có sự đam mê trong học tập, tư tưởng coi thườngmôn Địa lí Một số khác lười làm bài tập, kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ, phân tíchbảng biểu đặc biệt là kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ còn yếu
- Học sinh của trường còn nhiều học sinh dân tộc nhiều em tiếp thu chậm,hoàn cảnh gia đình còn khó khăn chưa có sự đầu tư về vật chất và thời gian đápứng cho nhu cầu học tập của các em
- Nhiều học sinh vẫn giữ thói quen học thuộc lòng ghi nhớ máy móckhông có hệ thống, học để đối phó…
- Một số học sinh khi hoạt động nhóm và khi xây dựng bài không chịukhó suy nghĩ, thiếu chủ động còn phụ thuộc vào sách giáo khoa, phụ thuộc, ỷ lạivào nhóm trưởng, vì vậy chất lượng học tập còn thấp
Từ những phân tích thực trạng trên, bản thân tôi nhận thấy việc hìnhthành cho học sinh những kiến thức về các mối quan hệ nhân quả trong dạyhọc địa lí là rất cần thiết vì mối quan hệ nhân quả đứng ở vị trí quan trọngtrong hệ thống tri thức địa lí ở trường phổ thông
1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của các mối quan hệ nhân quả trong chương trình Địa
lí lớp 11 - THPT
Địa lí 11 là chương trình nằm giữa cấp THPT, chương trình Địa lí lớp 11gồm có 2 phần: Phần khái quát chung về nền kinh tế - xã hội thế giới và phầnđịa lí các khu vực và quốc gia tiêu biểu Phần khái quát chung về nền kinh tế -
xã hội thế giới chiếm một lượng nhỏ trong chương trình với những kiến thức cơbản như: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhómnước trên thế giới, xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá, một số vấn đề kinh tế -
xã hội mang tính toàn cầu, châu lục và khu vực Phần Địa lí các khu vực và quốcgia tiêu biểu chiếm phần lớn thời lượng của chương trình, bao gồm các quốc gia:Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc
Trong nội dung ấy chủ yếu là các khái niệm địa lí riêng (đặc trưng kinh tế
Trang 33của một nước) và các mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố tự nhiên với tựnhiên, tự nhiên với kinh tế xã hội, tự nhiên với dân cư, dân cư với kinh tế - xãhội
Việc chỉ ra các nguyên nhân hình thành đối với các đối tượng và hiện tượng
tự nhiên, dân cư và kinh tế xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng củangười giáo viên khi giảng dạy môn Địa lí lớp 11
Trong giảng dạy Địa lí lớp 11, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ chủ yếu
Đó là mối liên hệ mà trong đó có sự tương quan phụ thuộc một chiều giữa các sựvật hiện tượng (nguyên nhân sinh ra kết quả, kết quả lại có thể trở thành nguyênnhân của một kết quả khác) Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả; mộtkết quả có thể tạo bởi nhiều nguyên nhân
Trong một trường hợp nào đó kết quả này là kết quả của nguyên nhântrước nhưng trong một hoàn cảnh khác nó lại là nguyên nhân của một kết quảkhác Do đó nếu muốn xác định đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả thì phải xemxét sự tác động lẫn nhau giữa chúng trong một quan hệ xác định và một thờiđiểm xác định
Ví dụ: Sự khan hiếm tài nguyên của Nhật Bản và quan hệ kinh tế của NhậtBản với các nước phương Tây (nguyên nhân), sự hình thành một loạt các thànhphố cảng phía Đông (kết quả) Sự phát triển công nghiệp ở phía đông (nguyênnhân), sự phân bố dân cư không đồng đều giữa phía đông và phía tây (kết quả).Các thành phố cảng, công nghiệp của Nhật Bản là kết quả nhưng ở góc độ khác,chính nó là nguyên nhân chi phối sự phân bố dân cư
Vai trò của các nguyên nhân đối với các kết quả không ngang bằng nhau:
có những nguyên nhân đóng vai trò quyết định đến sự xuất hiện của kết quả; cónhững nguyên nhân đóng vai trò thứ yếu, kém quan trọng hơn Cần phải phânbiệt nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân thứ yếu
Ví dụ: Hoa Kì trở thành một cường quốc kinh tế số 1 Thế giới (kết quả) dophương thức sản xuất tư bản áp dụng hiệu quả trên một lãnh thổ giàu tài nguyên(nguyên nhân chủ yếu) và do Hoa Kì trục lợi trong các cuộc chiến tranh Thế giới(nguyên nhân thứ yếu)
Các mối quan hệ nhân quả này này có tính chất phức tạp và nó không thểhiện rõ ràng trong sách giáo khoa Địa lí lớp 11 Cho nên trong quá trình nghiêncứu và soạn bài giáo viên phải tự phát hiện ra các mối quan hệ nhân quả sau đólựa chọn và vận dụng linh hoạt các PPDHTC kết hợp các phương tiện trực quangiúp học sinh hiểu được bản chất mối quan hệ nhân quả
Trang 341.2.4 Sự cần thiết phải vận dụng các PPDHTC để hình thành kiến thức về các mối quan hệ nhân quả cho học sinh lớp 11 - THPT theo định hướng phát triển năng lực người học
Các mối quan hệ nhân quả là một trong những nội dung cơ bản của kiếnthức địa lí trong nhà trường phổ thông Việc xác định các mối quan hệ nhân quả
là tìm ra nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng địa lí Việc làm này sẽ giúphọc sinh hiểu rõ bản chất, nguồn gốc, tính quy luật của sự phát triển và phân bốcác đối tượng, hiện tượng địa lí, các quá trình tự nhiên diễn ra trên địa cầu và ởcác địa phương Đó là các kiến thức có tính chất tổng hợp, bản chất các vấn đề
từ nguyên nhân đến kết quả
Nếu tự xác định và hiểu được các mối quan hệ nhân quả trong học tập Địa
lí thì có nghĩa là học sinh đã giải thích được câu hỏi “Tại sao” - một tình huống
có vấn đề trong học tập Địa lí Trường hợp này đòi hỏi ở học sinh trình độ hiểubiết cao hơn so với câu hỏi “trình bày” hoặc “chứng minh”
Thực chất của việc xác định các mối quan hệ nhân quả là tìm ra nguyênnhân của một sự vật, hiện tượng Địa lí Việc vạch ra nguyên nhân hình thành đốivới các hiện tượng, đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội là một trong nhữngmặt quan trọng nhất trong dạy học Địa lí
Việc xác định được các mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng tựnhiên và kinh tế - xã hội trên lãnh thổ còn được gọi là quá trình phát triển tư duyđịa lí Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh phát hiện,giải thích các mối quan hệ nhân quả Địa lí là một nhiệm vụ trọng tâm Vấn đề nàythường gắn với việc học sinh trả lời các câu hỏi: Tại sao? Hãy giải thích vì sao?,
Như vậy, việc vận dụng các PPDHTC để hình thành kiến thức cho họcsinh về mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong dạy học Địa
lí ở trường THPT Nó giúp học sinh có được những kiến thức Địa lí (bao gồmcác biểu tượng, mối quan hệ nhân quả, khái niệm) một cách chắc chắn, hiểu rõbản chất của các sự vật và hiện tượng địa lí
Thông qua việc vận dụng các PPDHTC nhằm hình thành kiến thức về cácmối quan hệ nhân quả cho học sinh từ đó giúp học sinh có điều kiện phát triển tưduy, mong được giải quyết vấn đề trong học tập Địa lí Đây cũng là một trongnhững mục tiêu quan trọng của quá trình dạy và học Địa lí Từ đó, học sinh mớivận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề khácnhau, khả năng xác định mối quan hệ nhân quả là thước đo trình độ tư duy củahọc sinh
Trang 35Mục đích của việc vận dụng các PPDHTC là nhằm thiết lập mối quan hệnhân quả trong dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo, rèn luyện hói quen tự học và kỹ năng vận dụng kiến thức vào trong họctập và thực tiễn Tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, làm cho quá trình họctập là quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá phát hiện, khai thác và xử líthông tin.
Đội ngũ giáo viên dạy Địa lí cần được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy môn Địa lí khá đầy đủ, đó chính là điềukiện cần thiết cho việc dạy và học môn Địa lí
Thiết lập mối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lí là cơ sở để lựa chọnphương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài giảng cho từng học sinh Đa sốcác em có ý thức học và tư duy khá tốt Do đó, học sinh tích cực chủ động, hàohứng, thích thú trong vệc tiếp nhận và lĩnh hội tri thức Bên cạnh đó, vẫn cònmột số học sinh động cơ học tập chưa rõ ràng, một số giáo viên lại chưa chú ýtới việc định hướng động cơ, nhu cầu hứng thú học tập cho học sinh
Song song với việc vận dụng các PPDHTC là việc sử dụng các phươngtiện dạy học hiện đại nó giúp cho hoạt động nhận thức của học sinh dễ dàng hơn
và đầy đủ hơn Vì vậy, trong quá trình dạy học Địa lí, các giáo viên cần xác định
rõ mục tiêu, vận dụng linh hoạt các PPDHTC và các phương tiện dạy học phùhợp, để giải quyết các mối quan hệ nhân quả và từ đó tìm ra kiến thức địa líchứa đựng trong các mối quan hệ nhân quả đó
Tiểu kết chương 1
Các mối quan hệ nhân quả là một trong những thành phần cơ bản của kiếnthức địa lí Nó là những mối quan hệ nhân quả biểu hiện mối tương quan phụthuộc một chiều giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lí Trong mối quan
hệ nhân quả có hai thành phần một bên là nhân, một bên là quả Chỉ có nhânmới sinh ra quả Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Địa
lí là phải giải thích các hiện tượng, các quá trình của tự nhiên, dân cư, kinh tế xãhội có tính không gian xảy ra trong môi trường tự nhiên và kinh tế- xã hội
Việc vận dụng các PPDHTC để hình thành kiến thức cho học sinh về cácmối quan hệ nhân quả trong dạy học Địa lí lớp 11 tại tường THPT Long Châu
Sa nói riêng là hết sức cần thiết, vì thực trạng dạy - học môn Địa lí nói chung vàviệc hướng dẫn học sinh thiết lập các mối quan hệ nhân quả nói riêng đạt hiệuquả chưa cao Trong khi hệ thống các mối quan hệ nhân quả có thể coi là
“xương sống” của toàn bộ nội dung chương trình địa lí lớp 11 - THPT Việc vận
Trang 36dụng các PPDHTC để hình thành cho học sinh kiến thức về các mối quan hệnhân quả trong SGK Địa lí lớp 11 có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc nắmvững hệ thống kiến thức địa lí của toàn bộ chương trình môn Địa lí ở trườngTHPT.
Chương 2 QUY TRÌNH VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
ĐỂ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 - THPT NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 2.1 Vị trí, nhiệm vụ của chương trình Địa lí lớp 11 - THPT
2.1.1 Vị trí của chương trình Địa lí lớp 11 - THPT
Chương trình môn Địa lí trong trường THPT được biểu hiện trước hết ở
hệ thống kiến thức khá đầy đủ từ những vấn đề đại cương, khái quát đến nhữngkiến thức cụ thể ở từng khu vực, quốc gia; từ kiến thức về các yếu tố cấu thànhcủa tự nhiên tới các kiến thức kinh tế - xã hội Tính khoa học của chương trìnhcòn được thể hiện qua việc lựa chọn nội dung hiện đại, thực tế và gắn liền với xuhướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thế giới hiện nay Mặt khácchương trình còn được bố trí vừa giúp học sinh nắm được kiến thức Địa lí ở cấpTHPT một cách có hệ thống, đảm bảo được yêu cầu bổ sung hoàn thiện nhữngkiến thức mà các em đã có, tránh trùng lặp với cấu trúc chương trình Địa líTHCS
Trang 37Địa lí là một môn học không thể thiếu được trong hệ thống các môn học ởtrường THPT và môn Địa lí lớp 11 giữ vai trò quan trọng, là sự tiếp nối nhữngkiến thức đại cương về kinh tế - xã hội đã được học từ lớp 10, ở đây những vấn
đề về kinh tế cũng như sự phát triển của khu vực, các quốc gia tiêu biểu đượctrình bày một cách cụ thể, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổthông, tiếp tục hoàn thiện học vấn cho học sinh, phát triển tư duy logic, tạo điềukiện cho học sinh học lên, đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát triển con ngườiViệt Nam trong thười kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
2.1.2 Nhiệm vụ của chương trình Địa lí lớp 11 - THPT
Chương trình Địa lí lớp 11 có nhiệm vụ cung cấp, trang bị cho học sinhnhững kiến thức khái quát về đặc điểm của nền kinh tế - xã hội trên thế giới, sựkhác nhau giữa các nhóm nước trên thế giới, xu hướng toàn cầu hóa, khu vựchóa kinh tế và một số vấn đề của châu lục, khu vực và một số vấn đề mang tínhtoàn cầu Đồng thời giúp cho học sinh hiểu biết về tự nhiên, tình hình kinh tế -
xã hội, đường lối phát triển kinh tế của các một số tổ chức, khu vực và các quốcgia lớn trên thế giới
Chương trình Địa lí lớp 11 có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh các kĩnăng: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng trình bày một vấn đề, Kĩnăng vẽ biểu đồ, viết báo cáo, trình bày và hệ thống kiến thức Kĩ năng phân tíchbản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê, video và các phương tiện trực quan khác
Chương trình Địa lí lớp 11 còn giáo dục tư tưởng cho học sinh về nhữngvấn đề phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới và các vấn đề mang tính toàn cầunhư dân số, môi trường, một số vấn đề trong từng quốc gia cụ thể, từ đó HSthấu hiểu và biết chia sẻ, thông cảm với nhân dân các nước trên thế giới
2.2 Mục tiêu, cấu trúc nội dung chương trình SGK Địa lí lớp 11 - THPT
2.2.1 Mục tiêu chung
Chương trình địa lí lớp 11 được biên soạn theo mục tiêu đổi mới giáo dụcnhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và phổ thông về địa lí gồmmột loạt các khái niệm chung về kinh tế thế giới hiện đại, toàn cầu hóa, tri thứchóa…Các khái niệm tập hợp về các nước phát triển và đang phát triển ở một sốkhu vực trên thế giới như: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam
Á, các nước Mĩ La Tinh, các nước Tây Nam Á…làm cơ sở trong việc tiếp tụcphát triển tư tưởng, tình cảm đúng đắn, đồng thời hướng dẫn học sinh tới cáchành động, ứng xử phù hợp với yêu cầu của đất nước và thời đại
Trang 38Môn Địa lí 11 - THPT còn góp phần rèn cho học sinh năng lực tính toán,
tư duy, và một số kĩ năng có ích trong đời sống Có tinh thần yêu thiên nhiên
và con người trên mọi lãnh thổ khác nhau của thế giới, tăng cường ý chí phấnđấu làm cho dân giàu, nước mạnh, sánh vai với các cường quốc có nền kinh tếphát triển hơn trong khu vực và trên thế giới
2.2.2 Mục tiêu cụ thể
2.2.2.1 Mục tiêu về kiến thức:
Cung cấp cho HS những kiến thức về:
- Một số đặc điểm của nền kinh tế - xã hội thế giới đương đại, một số vấn
đề mang tính toàn cầu đang được nhân loại quan tâm
- Đặc điểm cơ bản về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế - xãhội của một số khu vực, quốc gia trên thế giới
2.2.2.2 Mục tiêu về kĩ năng:
Rèn luyện cho HS những kĩ năng như sau:
- Kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá sự vật, hiện tượng địa líđặc biệt là các hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội
- Sử dụng tương đối thành thạo bản đồ, đồ thị, số liệu thống kê, tư liệu đểthu thập, xử lí thông tin và trình bày kết quả làm việc
- Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng, sự vật địa lí kinh tế
- xã hội đang diễn ra trên quy mô toàn cầu và khu vực phù hợp với khả năng củahọc sinh
2.2.2.4 Mục tiêu về năng lực cần hướng tới cho học sinh
Năng lực chung: năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, năng lực đặt vàgiải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, tư duy logic, sáng tạo,
Năng lực chuyên biệt: rèn luyện năng lực tư duy lãnh thổ, năng lực giải quyếtvấn đề; năng lực phát hiện và giải thích các mối quan hệ nhân quả; năng lực bản đồ,
sử dụng tranh ảnh và một số năng lực sử dụng các phương tiện trực quan khác
2.2.3 Nội dung chương trình môn Địa lí lớp 11
Trang 39Chương trình Địa lí lớp 11 nằm trong hệ thống chương trình Địa lí THPT,trang bị cho học sinh những kiến thức về địa lí kinh tế - xã hội, tình hình của thếgiới trong thời gian gần đây theo cách đi từ những kiến thức khái quát đến cụthể Từ những khái niệm, quy luật chung về Địa lí kinh tế - xã hội, đến đặc điểmriêng về kinh tế - xã hội của các khu vực, nhóm nước và đi vào cụ thể một sốnước tiêu biểu Chương trình có cấu trúc như sau:
Phần A: Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới (7 tiết: Trong đó 6 tiết lí thuyết và 1 tiết thực hành): Trình bày những vấn đề chung nhất, phản ánh trình
độ và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu cũng như một số vấn đề nảysinh đang được toàn nhân loại quan tâm
Phần B: Địa lí khu vực và các quốc gia (22 tiết: Trong đó có 15 tiết lí thuyết
và 7 tiết thực hành): Trình bày đặc điểm địa lí của Liên Minh Châu Âu, khu vực
Đông Nam Á và 6 quốc gia: Hợp chúng quốc Hoa Kì, Cộng hòa liên bang Đức,Liên bang Nga, Nhật Bản, Công hòa nhân dân Trung Hoa, Ô-xtrây-li-a
2.3 Xác định và phân loại các mối quan hệ nhân quả trong chương trình môn Địa lí lớp 11 - THPT
2.3.1 Xác định các mối quan hệ nhân quả trong chương trình môn Địa lí lớp 11 - THPT
Việc hình thành các mối quan hệ nhân quả địa lí trong chương trình Địa lílớp 11 - THPT có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giảng dạy của GV và họctập của HS Các quan hệ nhân quả đó được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Các mối quan hệ nhân quả địa lí cơ bản trong chương trình
Địa lí lớp 11 - THPT
1
Bài 1 Sự tương phản về trình độ
phát triển kinh tế - xã hội của các
nhóm nước Cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại
Tại sao có sự tương phản về trình độ pháttriển kinh tế - xã hội giữa các nhóm nướctrên thế giới?
- Hệ quả của khu vực hóa kinh tế?
- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bùng
nổ dân số trên thế giới? Dân số tăngnhanh dẫn tới những hậu quả gì về kinh tế
Trang 403 Bài 3 Một số vấn đề mang tính
toàn cầu
- xã hội, tài nguyên và môi trường?
- Nguyên nhân khiến dân số thế giới hiệnnay đang có xu hướng già đi? Dân số giàdẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế -
xã hội?
- Hãy giải thích vì sao lượng CO2 tăngtrong bầu khí quyển lại làm cho nhiệt độTrái Đất tăng lên?
4 Bài 5 Một số vấn đề của châu lục
và khu vực
- Những nguyên nhân dẫn đến nền kinh tếcác nước châu Phi nghèo đói, kém pháttriển?
- Những nguyên nhân nào làm cho nềnkinh tế các nước Mĩ La tinh phát triểnkhông ổn định?
- Nguyên nhân và hậu quả của việc tranhchấp, xung đột kéo dài tại khu vực TâyNám Á và khu vực Trung Á?
5 Bài 6 Hợp chúng quốc Hoa Kì
- Tại sao dân cư Hoa Kì tập trung chủ yếu
ở ven bờ Đại Tây Dương và Thái BìnhDương, đặc biệt là vùng Đông Bắc Còn ởvùng núi phía Tây và vùng trung tâm dân
cư thưa thớt?
6 Bài 7 Liên minh châu Âu (EU)
- Tìm hiểu nguyên nhân làm cho Liên minhchâu Âu (EU) trở thành trung tâm kinh tếhàng đầu của thế giới?
- Những nguyên nhân khiến cho CHLBĐức là một nước có nền công nghiệp - nôngnghiệp phát triển cao và trở thành cườngquốc kinh tế hàng đầu trên thế giới?
7 Bài 8 Liên Bang Nga
- Vì sao dân cư Liên Bang Nga phân bốkhông đồng đều (tập trung chủ yếu ở phíaTây lãnh thổ của nước này)?
- Nguyên nhân của sự phân bố khôngđồng đều các trung tâm công nghiệpchính của Liên Bang Nga?
- Nguyên nhân khiến cho các trung tâm