1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng tình huống học tập trong dạy học địa lí lớp 10 giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn

104 773 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 4,14 MB

Nội dung

Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế chung của thời đại, thu hút sự quan tâm của đông đảo các quốc gia và trở thành vấn đề thời sự của cả thế giới. Khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học. Trong xu thế đó, mỗi quốc gia cần tự tìm một hướng đi thích hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của quốc gia mình để tồn tại và phát triển. Nhận thức rõ yêu cầu khách quan trước tình hình mới, phát triển giáo dục là một trong những mục tiêu quốc sách hàng đầu được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và chú trọng. Tại điều 24.2, Luật Giáo dục đã nêu rõ: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh 17. Dạy học không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức mà phải dạy cho học sinh con đường tìm ra kiến thức. Địa lí là môn học khoa học xã hội có có quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên, với các hoạt động sản xuất trong xã hội. Để những kiến thức khoa học khô cứng trở nên gần gũi với học sinh thì thông qua việc giải quyết các tình huống gắn với thực tiễn, học sinh sẽ có cơ hội rèn luyện tư duy, hoạt hóa năng lực tự học, tự nghiên cứu, biến họ từ khách thể trở thành chủ thể của quá trình nhận thức và học tập, từng bước giành lấy tri thức khoa học, phát triển khả năng thích ứng với các tình huống khác nhau trong học tập cũng như cuộc sống. Tuy nhiên, việc dạy và học địa lí trong nhà trường phổ thông hiện nay chưa thực sự tạo được mối liên hệ giữa kiến thức khoa học và kiến thức thực tế, chưa hướng học sinh nhiều đến việc vận dụng những kiến thức địa lí và các môn học khác trong nhà trường để giải quyết các vấn đề trong đời sống và sản xuất. Từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Xây dựng tình huống học tập trong dạy học địa lí lớp 10 giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước đã đề ra trong Luật giáo dục năm 2001: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”.

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 4

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 4

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4.1 Đối tượng nghiên cứu 5

4.2 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

5.1 Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí tài liệu 5

5.2 Phương pháp phân tích, tiếp cận hệ thống 6

5.3 Phương pháp khảo sát, điều tra 6

5.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 6

5.5 Phương pháp thống kê toán học 7

6 Cấu trúc khóa luận 7

PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC 8

THEO TÌNH HUỐNG 8

1.1 Cơ sở lí luận 8

1.1.1 Bản chất của quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông 8

1.1.2 Định hướng đổi mới nội dung chương trình giảng dạy địa lí ở trường THPT 9

1.1.3 Định hướng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ở trường THPT 10

1.1.4 Tình huống dạy học 13

1.1.5 Phương pháp dạy học theo tình huống 17

1.1.6 Dạy học tích hợp liên môn 19

1.2 Cơ sở thực tiễn 21

1.2.1 Mục tiêu, cấu trúc nội dung chương trình SGK Địa lí lớp 10 – THPT .21

1.2.2 Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 10 – THPT 23 1.2.3 Thực trạng việc sử dụng tình huống trong dạy học môn Địa lí ở trường THPT 25

Tiểu kết chương 1 26

Chương 2: QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÁC TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 GIÚP HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN 27

2.1 Nguyên tắc xây dựng các tình huống học tập 27

2.1.1 Nguyên tắc: Đảm bảo tính chính xác, khoa học 27

2.1.2 Nguyên tắc: Đảm bảo tính thực tiễn 27

2.1.3 Nguyên tắc: Đảm bảo tính giáo dục 27

2.1.4 Nguyên tắc: Đảm bảo tính sư phạm 27

Trang 2

2.1.5 Nguyên tắc: Kích thích hứng thú, khả năng sáng tạo của người học 28

2.1.6 Nguyên tắc: Đảm bảo tính liên môn trong môn học 28

2.2 Quy trình xây dựng các tình huống học tập giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy học địa lí lớp 10 28

2.2.1 Nguồn tư liệu để thiết kế tình huống 28

2.2.2 Quy trình thiết kế các tình huống dạy học 29

2.3 Hệ thống các tình huống trong dạy học Địa lí lớp 10 - THPT 31

2.4 Một số bài dạy Địa lí lớp 10 sử dụng tình huống đã xây dựng 41

2.4.1 Giáo án bài: “Khí quyển Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất”- Địa lí 10 41

2.4.2 Giáo án bài: “Cơ cấu dân số” – Địa lí lớp 10 49

2.5 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tình huống trong dạy học địa lí lớp 10 - THPT 56

2.5.1 Lựa chọn nội dung tình huống phù hợp với trình độ HS 56

2.5.2 Sử dụng tình huống linh hoạt, phù hợp với nội dung bài học 56

2.5.3 Tăng cường sử dụng các hình ảnh trực quan 57

2.5.4 Sử dụng phối hợp với các phương pháp dạy học khác 57

2.5.5 Thường xuyên trao đổi nguồn tư liệu giữa các giáo viên 57

Tiểu kết chương 2 58

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 59

3.1 Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm 59

3.1.1 Mục đích 59

3.1.2 Nguyên tắc thực nghiệm 59

3.1.3 Nhiệm vụ thực nghiệm 59

3.2 Tổ chức thực nghiệm 60

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 60

3.2.2 Thời gian thực nghiệm 60

3.2.3 Nội dung thực nghiệm 60

3.2.4 Phương pháp thực nghiệm 61

3.3 Kết quả thực nghiệm 61

3.3.1 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm 61

3.3.2 Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm 61

3.3.3 Đánh giá chung kết quả thực nghiệm 64

Tiểu kết chương 3 65

KẾT LUẬN 66

1 Những kết quả đạt được của đề tài 66

2 Kiến nghị, đề xuất 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 4

DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Kết quả điểm thực nghiệm 62 Bảng 3.2 Điểm trung bình cộng các bài kiểm tra của 3 lớp thực nghiệm và

3 lớp đối chứng 63 Bảng 3.3 Xếp loại điểm kiểm tra của học sinh 63 Biểu đồ 3.1 Kết quả kiểm tra thực nghiệm 64

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thếchung của thời đại, thu hút sự quan tâm của đông đảo các quốc gia và trở thànhvấn đề thời sự của cả thế giới Khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triểnnhư vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáodục vô cùng to lớn, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưngcao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học Trong xu thế đó, mỗi quốc gia cần

tự tìm một hướng đi thích hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của quốc gia mình

để tồn tại và phát triển Nhận thức rõ yêu cầu khách quan trước tình hình mới,phát triển giáo dục là một trong những mục tiêu quốc sách hàng đầu được Đảng

và Nhà nước đặc biệt quan tâm và chú trọng Tại điều 24.2, Luật Giáo dục đã

nêu rõ: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" [17] Dạy học không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức mà phải dạy cho

học sinh con đường tìm ra kiến thức Địa lí là môn học khoa học xã hội có cóquan hệ chặt chẽ với thiên nhiên, với các hoạt động sản xuất trong xã hội Đểnhững kiến thức khoa học khô cứng trở nên gần gũi với học sinh thì thông quaviệc giải quyết các tình huống gắn với thực tiễn, học sinh sẽ có cơ hội rèn luyện

tư duy, hoạt hóa năng lực tự học, tự nghiên cứu, biến họ từ khách thể trở thànhchủ thể của quá trình nhận thức và học tập, từng bước giành lấy tri thức khoahọc, phát triển khả năng thích ứng với các tình huống khác nhau trong học tậpcũng như cuộc sống

Tuy nhiên, việc dạy và học địa lí trong nhà trường phổ thông hiện naychưa thực sự tạo được mối liên hệ giữa kiến thức khoa học và kiến thức thực tế,chưa hướng học sinh nhiều đến việc vận dụng những kiến thức địa lí và các mônhọc khác trong nhà trường để giải quyết các vấn đề trong đời sống và sản xuất

Từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Xây dựng tình huống học tập trong dạy học địa lí lớp 10 giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn

đề thực tiễn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất

lượng dạy và học phù hợp với mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước đã đề ra

Trang 6

trong Luật giáo dục năm 2001: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Năm 1870, Christopher Columbus Langdell là người khởi xướng và sửdụng các tình huống trong giảng dạy về quản trị kinh doanh tại Đại học kinhdoanh Havard Đây là phương tiện đột phá khỏi cái hệ thống đọc - nghe - ghichép truyền thống của giáo dục kinh viện với tác dụng rõ rệt là sinh viên có thểtrao đổi, phản biện, tích cực tham gia vào bài giảng Đến năm 1910, bên cạnhphương pháp giảng dạy truyền thống, sinh viên Đại học kinh doanh Harvard đãđược thường xuyên thảo luận về các tình huống trong kinh doanh Từ đó, nhàtrường liên tục mời các đại diện các doanh nghiệp đến trường để trình bày vềthực tiễn quản trị kinh doanh, đưa ra các tình huống yêu cầu sinh viên phảinghiên cứu, tranh luận và đưa ra các giải pháp [15]

Năm 1919, ở Canada, hai nhà nghiên cứu của trường đại học WesternOntario (U.W.O), tiến sĩ W Sherwood Fox và tiến sĩ K.P.R Neville, là nhữngngười đầu tiên khởi xướng việc giảng dạy kinh doanh theo phương pháp tìnhhuống của Đại học kinh doanh Havard bên ngoài biên giới Hoa Kỳ Sau khi xemxét cẩn thận tất cả chương trình giảng dạy kinh doanh ở các trường đại học hàngđầu Bắc Mĩ, hai ông kết luận là chương trình giảng dạy của trường đại học kinhdoanh Havard đã cung cấp những phương pháp giảng dạy tốt nhất Ngày nay,trường kinh doanh Richard Ivey của đại học Western Ontario đã trở thành conchim đầu đàn trong việc giảng dạy quản trị kinh doanh bằng phương pháp tìnhhuống ở Canada [15]

Năm 1921, quyển sách đầu tiên về tình huống ra đời, tác giả cuốn sáchCopeland đã nhìn thấy tầm quan trọng và tác dụng to lớn của việc áp dụngphương pháp tình huống trong giảng dạy quản trị nên đã nỗ lực phổ biến phươngpháp giảng dạy này trong toàn trường Phương pháp này sau đó dần dần đã được

áp dụng phổ biến trong hầu hết các ngành nghề đào tạo như y dược, luật, hàngkhông, và trong các trường học ở tất cả các cấp bậc đào tạo, đặc biệt là đào tạođại học Không chỉ trong lĩnh vực giảng dạy kinh doanh mà cả trong y học,phương pháp tình huống cũng đã được đưa vào giảng dạy tương đối sớm Ngay

từ những năm đầu của thế kỷ XX, William Osler áp dụng phương pháp nghiêncứu tình huống vào đào tạo y bác sĩ và kết quả rất đáng khích lệ: Chỉ sau hainăm hoc, sinh viên của Osler đã trở nên thuần thục với các kỹ năng trong y học

Trang 7

Giải thích cho thành công này, Osler đã viết “Với phương pháp tình huống, sinhviên sẽ bắt đầu với bệnh nhân, học với bệnh nhân và hoàn thành khoá học cũngvới bệnh nhân; còn sách và bài giảng chỉ được sử dụng như phương tiện đưa họđến đích mà thôi” [15].

Trong đào tạo sư phạm, phương pháp tình huống đã được sử dụng rộngrãi nhất là trong vòng 20 năm trở lại đây Trong khi một số học giả tập trungnghiên cứu việc áp dụng tình huống trong công tác giảng dạy và quá trình tiếpthu những kiến thức sư phạm thì những người khác lại chú trọng vào cách sửdụng tình huống nhằm nâng cao khả năng quyết đoán và giải quyết vấn đề củasinh viên Mặc dù đi theo những hướng nghiên cứu khác nhau như vậy, họ đều

đi đến một thống nhất chung là phương pháp tình huống tỏ ra cực kỳ hiệu quảtrong việc trợ giúp người học liên hệ lý thuyết với thực hành và do đó, mang lạimột sức sống mới cho không khí học tập trên các giảng đường [15]

Phương pháp sử dụng tình huống cũng đã được hình thành lâu đời tronglịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Trong đó, Hồ Chí Minh –

vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của thế giới, đượccoi là người có tài xử lý tình huống vào bậc nhất Theo Bác [21, tr 90-91], muốngiải quyết vấn đề, trước tiên cần phải nghiên cứu để hiểu rõ cái gốc mâu thuẫntrong vấn đề là gì, phải xác định được đâu là mâu thuẫn chính, đâu là mâu thuẫnphụ Người đưa ra 3 bước giải quyết vấn đề: đề ra nó; phân tích nó; giải quyết

nó Trong cuộc sống, phép ứng xử, thuật đắc nhân tâm vốn đã được quan tâmnay càng được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn Những câu chuyện dân gian,những câu chuyện lịch sử, những câu chuyện thường nhật điển hình về ứng xửthường được viện dẫn trong những cuộc chuyện trò; được đưa ra để tranh luận,trao đổi; để răn dạy người khác với nhiều hình thức đa dạng và phong phú trênmọi phương tiện và cho mọi lứa tuổi Điển hình như những cuộc thi có phần ứngxử; các chương trình truyền hình: Đường lên đỉnh Olympia, Ai đúng ai sai?, Nữsinh và tương lai,…; các chuyên mục về tình huống và ứng xử tình huống trongcác báo và tạp chí…

Trong giáo dục và đào tạo, các nhà nghiên cứu, giáo dục Việt Nam cũng

đã sớm tiếp cận với việc xây dựng và sử dụng tình huống trong các phương phápdạy học tích cực và đã đạt được những thành tựu nhất định Việc nghiên cứutình huống trong hoạt động sư phạm cũng theo hai hướng Một là, tình huống cóvấn đề nhằm kích thích tư duy của HS trong dạy học Đây là hướng ứng dụng

Trang 8

những thành tựu của dạy học nêu vấn đề vào thực tiễn Việt Nam, chủ yếu thamkhảo tài liệu của V Okôn và I.Ia Lecne Hai là, những tình huống đối với cácnhà quản lý và giáo dục Phan Thế Sủng và Lưu Xuân Mới đã lưu tâm tới điềunày thông qua “Những cách xử thế trong quản lý trường học” (1998) và “Tìnhhuống và cách ứng xử tình huống trong quản lý giáo dục và đào tạo” (2000).Hiện nay, số lượng các công trình nghiên cứu về dạy học tình huống ngày càngtăng lên, đa dạng về hình thức, nội dung và phạm vi áp dụng.

Gần đây nhất, để góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho họcsinh THCS và THPT, từ năm học 2014 - 2015, Bộ GD-ĐT tổ chức cuộc thi

“Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” Mục đích

là nhằm khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau

để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp,khả năng tự học, tự nghiên cứu của mình; thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết

và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạyhọc theo phương châm “học đi đôi với hành”… Sản phẩm dự thi của thí sinh (cánhân hay nhóm) là một bài viết chưa được công bố, dài không quá 3.000 chữ cónội dung phát hiện và đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn

về một trong các chủ đề sau: Hiểu biết về pháp luật, an toàn giao thông; phòngchống tham nhũng; bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; bảo vệmôi trường; bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên và môi trường biển, đảo; ứng phóvới biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; sử dụng năng lượng tiếtkiệm và hiệu quả Sau 3 năm học triển khai cuộc thi tại các trường phổ thôngtrên toàn quốc, đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng và sử dụng các tình huống trong dạy học địa lí lớp 10 giúp học

sinh vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn Thông qua cáctình huống thực tế, học sinh có cơ hội rèn luyện các kỹ năng tư duy, kỹ năngphân tích, tổng hợp để suy luận và tìm ra lời giải đáp Từ đó sẽ tạo hứng thú họctập cho học sinh và nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học địa lí lớp 10THPT

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về:

+ Đổi mới PPDH ở trường phổ thông hiện nay

Trang 9

+ Phương pháp dạy học theo tình huống

+ Dạy học tích hợp liên môn

- Nghiên cứu một số vấn đề thực tiễn về:

+ Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng PPDH tình huống trong dạy học địa lílớp 10 giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thựctiễn

+ Nghiên cứu chương trình Địa lí lớp 10 - THPT

- Nghiên cứu, đề xuất các nguyên tắc và quy trình xây dựng và sử dụngcác tình huống học tập trong dạy học địa lí lớp 10 giúp học sinh vận dụng kiếnthức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn

- Thiết kế một số bài dạy có sử dụng các tình huống đã xây dựng Tiếnhành thực nghiệm để xác định tính hiệu quả và tính khả thi của các tình huống

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Việc xây dựng và sử dụng các tình huống học tập giúp học sinh vậndụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy học địa lí lớp

Về không gian:

Đề tài nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm tại trường phổ thông trung họcPhong Châu - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí tài liệu

Việc thu thập tài liệu được thực hiện dựa vào mục đích và nhiệm vụnghiên cứu của đề tài Các nguồn tài liệu gồm sách báo, tạp chí chuyên ngành,các báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu, các phần mềm ứng dụng,Internet…với các nội dung có liên quan đến đề tài Để đề tài đảm tính khoa học

Trang 10

và tính sư phạm, trong quá trình thu thập tài liệu phải đặc biệt chú ý đến nộidung chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 10, sách hướng dẫn của giáo viên,cùng với các tài liệu tham khảo khác Do các tài liệu, số liệu thu thập từ nhiềunguồn khác nhau vì vậy cần chuẩn hóa và đảm bảo tính đồng bộ về thời gian…sau đó tiến hành phân tích, xử lí nguồn tài liệu, số liệu Các dữ liệu sau khi xử lí

sẽ là cở sở cho quá trình nghiên cứu xây dựng và sử dụng tình huống học tậptrong dạy học địa lí lớp 10 giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn giải quyếtcác vấn đề thực tiễn

5.2 Phương pháp phân tích, tiếp cận hệ thống

Các vấn đề, các yếu tố được đặt trong mối quan hệ và tác động tương hỗ,trong một hệ thống hoàn chỉnh và cấu trúc chặt chẽ Chẳng hạn nghiên cứu xâydựng và sử dụng tình huống học tập trong dạy học địa lí lớp 10 giúp học sinhvận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong quá trình dạyhọc thống nhất gắn liền với nhiều yếu tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp,phương tiện dạy học địa lí

5.3 Phương pháp khảo sát, điều tra

Tìm hiểu, điều tra thực tế ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh PhúThọ thông qua phỏng vấn, trao đổi ý kiến với giáo viên, học sinh, dự giờ Trên

cơ sở đó xem xét những điều kiện cần và đủ, những thuận lợi cũng như nhữnghạn chế của việc xây dựng và sử dụng tình huống học tập trong dạy họcđịa lí lớp 10 giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đềthực tiễn

5.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Để kiểm chứng tính khoa học và thực tiễn của đề tài cần phải tiến hànhthực nghiệm sư phạm Đó là việc trực tiếp giảng dạy hay nhờ giáo viên có kinhnghiệm giảng dạy ở một số trường phổ thông giúp đỡ giảng dạy phần bài đượctác giả thiết kế theo mục đích của đề tài Sau đó dùng phiếu thăm dò lấy ý kiếncủa giáo viên và học sinh nhằm kiểm nghiệm các kết quả lý thuyết mà đề tàitrình bày Phân tích tổng hợp kết quả thực nghiệm thu được Từ kết quả thựcnghiệm rút ra những nhận xét cần thiết liên quan đến các giải pháp đề xuất trongnội dung đề tài Kết quả thực nghiệm là cơ sở để kiểm chứng tính khả thi của

đề tài

Trang 11

5.5 Phương pháp thống kê toán học

Vận dụng lý thuyết xác suất và thống kê toán học để phân tích, xử lí cáckết quả thu được sau khi thực nghiệm sư phạm nhằm xác định thực trạng, xuhướng phát triển của các đối tượng nghiên cứu và làm tăng tính khách quan chokết quả nghiên cứu của đề tài

6 Cấu trúc khóa luận

Đề tài gồm các phần: Mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục Trong đó, phần nội dung của đề tài được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học theo tình huống

Chương 2: Quy trình xây dựng các tình huống trong dạy học địa lí lớp 10 giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn quyết các vẫn đề thực tiễn.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 12

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC

THEO TÌNH HUỐNG 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Bản chất của quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông

1.1.1.1 Khái niệm quá trình dạy học

Quá trình dạy học (QTDH) là một quá trình nhận thức độc đáo của họcsinh dưới sự chỉ đạo của người giáo viên, là một quá trình hai mặt, đạt được chấtlượng, hiệu quả dạy học

QTDH là một hoạt động thống nhất hữu cơ của hai hoạt động dạy và học

Nó liên quan chặt chẽ đến ba vấn đề: nội dung môn học, hoạt động của giáo viên

và hoạt động học (nhận thức) của học sinh

Theo GS.Nguyễn Dược, trong nhà trường QTDH có thể được hiểu là “quátrình hoạt động nhận thức tự giác của học sinh được sự hướng dẫn về mặt sưphạm của giáo viên, nhằm mục đích nắm kỹ năng, kỹ xảo, nhằm hình thành thếgiới quan và phát triển nhân cách cũng như năng lực trí tuệ”

1.1.1.2 Đặc điểm quá trình dạy học địa lí ở trường phổ thông

Dạy là quá trình tổ chức nhận thức cho học sinh của người giáo viên Bảnchất của dạy học là tạo ra các tình huống học tập, trong đó người học sinh sẽhoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm đạt được chất lượng và hiểuquả dạy học

Học là một quá trình hoạt động tự giác tích cực của học sinh nhằm lĩnh

hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ, thể chất và hình thành nhân cáchcủa học sinh Nói cách khác, học là nhằm biến những yêu cầu của xã hội thànhnhững phẩm chất và năng lực của cá nhân Bản chất của học tập là quá trình tiếpthu, xử lý thông tin bằng các hành động trí tuệ và chân tay, dựa vào vốn sinh học

và vốn đạt được của cá nhân, từ đó có được tri thức, kỹ năng, thái độ mới Do

đó, trong học tập bao giờ cũng có tự học với sự tự giác, tích cực và độc lập cao

Sự thống nhất của hai hoạt động này đi đến một hệ thống các quan hệ dạy học

Như vậy, quá trình dạy học là một hệ thống cân bằng động gồm nhiềunhân tố tác động qua lại lẫn nhau theo những quy luật và nguyên tắc nhất địnhnhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học đạt chất lượng và hiệu quả cao

Trang 13

Quá trình dạy Địa lí ở trường trung học phổ thông nhằm trang bị cho họcsinh khối lượng trí thức phong phú về tự nhiên, kinh tế - xã hội và những kỹnăng, kỹ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kỹ năng về bản đồ.Bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thứcđúng đắn Địa lí là một môn học có tính tổng hợp Trong quá trình học tập địa lí,học sinh luôn phải tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong quátrình phát triển và biến đổi không ngừng của chúng Những kiến thức đó gópphần hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng Học địa lí giúphọc sinh nhận thức đúng vai trò của tự nhiên, của con người trong các hoạt độngkinh tế xã hội trên lãnh thổ từ đó góp phần bồi dưỡng cho học sinh quan điểmduy vật lịch sử, tư duy kinh tế, tư duy sinh thái…

Hình thành cho HS nhân cách con người mới trong xã hội, cụ thể:

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, thái độ nhiệt tình lao động, ý thứclàm chủ và lòng mong muốn góp phần xây dựng quê hương đất nước

- Giúp học sinh nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệcác tài nguyên thiên nhiên trong việc tỏ thái độ đối với các hành động tiêu cực

- Qua việc học địa lí thế giới giúp học sinh đồng tình với cuộc đấu tranhgian khổ của nhân dân lao động trên thế giới để giành độc lập, dân chủ, tiến bộ

- Nội dung dựa trên cơ sở một chương trình chuẩn và đảm bảo tính phổthông, toàn diện, hướng nghiệp

- Nội dung chương trình phải cơ bản, tinh giảm, thiết thực và cập nhật với

sự phát triển KH - CN, KT - XH

- Tiến kịp trình độ chung của các nước trong khu vực và thế giới

- Giảm tính lý thuyết hàn lâm, giảm nhẹ yêu cầu về sự tuyệt đối chính xáckhoa học cầu toàn trong quá trình hình thành khái niệm mới và khó

Trang 14

- Tăng tính thực tiễn, thực hành, hình thành khái niệm thông qua sử dụngthiết bị dạy học một cách hợp lý.

- Đảm bảo vừa sức, khả thi Thực hiện được yêu cầu về giám sát, tích hợpnhững nội dung phù hợp, lược bỏ nội dung trùng nhau Giảm số tiết trên lớp,tăng thời gian tự học và ngoại khóa

Như vậy, đổi mới nội dung chương trình Địa lí ở phổ thông hướng vào:

- Hình thành các năng lực cần thiết cho người học

- Tiếp cận những thành tựu của khoa học địa lí, đồng thời đảm bảo tínhvừa sức với học sinh

- Tăng cường tính thực hành, ứng dụng và tính thực tiễn, quan tâm tớinhững vấn đề địa phương

- Chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục bộ môn

1.1.3 Định hướng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ở trường THPT

1.1.3.1 Quan điểm về dạy học tích cực và PPDH tích cực

Bản chất của dạy học tích cực là đề cao chủ thể nhận thức, là phát huytính tự giác, chủ động của người học Theo Kharlanop: “Tích cực trong học tập

có nghĩa là hoàn thành một cách chủ động, tự giác, có nghị lực, có hướng đích

rõ rệt, có sáng kiến và đầy hào hứng, những hành động trí óc và tay chân nhằmnắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng chúng vào học tập và thực tiễn”.Như vậy, tích cực là một đức tính quý báu rất cần thiết cho mọi quá trình nhậnthức, là nhân tốt quan trọng trong tạo nên hiệu quả dạy học

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn được dùng ởnhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

“Tích cực” trong PPDH tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủđộng trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa tráivới tiêu cực

Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóahoạt động nhận thức của người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cựccủa người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngườidạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lựcnhiều so với dạy theo phương pháp thụ động

1.1.3.2 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực

Trang 15

Phương pháp dạy học tích cực có những đặc trưng cơ bản là:

- Người học tập trung cao độ trong học tập, chủ động tìm tòi khám phá

nội dung học tập, chủ động giải quyết các vấn đề phù hợp với khả năng hiểu biếtcủa mình, đề xuất các ý tưởng sáng tạo và tự nguyện trình bày, diễn đạt các ýkiến của mình Theo lý thuyết kiến tạo, phương pháp dạy học tích cực chính làgiúp cho “người học tự xây dựng những cấu trúc trí tuệ riêng cho mình vềnhững tài liệu học tập, lựa chọn những thông tin phù hợp, giải nghĩa thông tindựa trên vốn kiến thức đã có và nhu cầu hiện tại, bổ xung thêm những thông tincần thiết để tìm ra ý nghĩa của tài liệu mới” (Shuell, 1993) người học chính làchủ thể của quá trình nhận thức

- Người dạy có sự linh hoạt, mềm dẻo, luôn tạo cơ hội để người học tham

gia và làm chủ hoạt động nhận thức Người dạy xây dựng được những môitrường có khả năng thúc đẩy người học tự điều khiển hoạt động học tập, cungcấp những nhiệm vụ học tập có mức độ phù hợp với từng học sinh, tạo điều kiệncho từng học sinh được phép lựa chọn, tự lập kế hoạch, tự đưa ra mục đích hoạtđộng, tự mình hoặc hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập, cuối cùng tự nhậnxét đánh giá kết quả học tập của bản thân Người dạy chỉ là người tổ chức vàhướng dẫn quá trình nhận thức

1.1.3.3 Định hướng đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học môn địa lí

ở trường THPT theo hướng tích cực.

Định hướng đổi mới PPDH đã được khẳng định trong Nghị quyết TW4khóa VII, Nghi quyết TW2 khóa VIII và được pháp chế hóa trong Luật Giáo dục(sửa đổi)

- Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương phápgiáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sángtạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiệnhiện đại vào trong quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tựnghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học

- Điều 24.2 Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thôngphải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặcđiểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh”

Trang 16

- Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28-12-2001 của Thủ tướng chính phủ) ở mục

5.2 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển từ việctruyền thụ tri thức thụ động và thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủđộng tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tựhọc, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổnghợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủcủa học sinh, sinh viên trong quá trình học tập…”

- Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 (Ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ – TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của thủ tướng chính phủ) ở

mục V.3 ghi rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả họctập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo vànăng lực tự học của người học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vàtruyền thông trong dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, caođẳng và đến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông cókhả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học…”

Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT được diễn ratheo bốn hướng chủ yếu:

- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh

- Bồi dưỡng phương pháp tự học

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh

1.1.3.4 Một số xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay

- Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học.Chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh Chuyển lối học từ thôngbáo tái hiện sang tìm tòi, khám phá thông qua việc vận dụng các quan điểm dạyhọc như:

+ Dạy học giải quyết vấn đề;

+ Dạy học theo tình huống;

Trang 17

thực tế Chuyển từ lối học nặng về tiêu hoá kiến thức sang lối học coi trọng việcvận dụng kiến thức

- Tăng cường các PPDH đặc thù bộ môn

- Đổi mới việc thiết kế và chuẩn bị bài học, cải tiến các PPDH truyềnthống, kết hợp đa dạng các PPDH

- Bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh Phục vụ ngày càng tốthơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời Không chỉ dạy kiến thức

mà còn dạy cách học, trang bị cho học sinh phương pháp học tập, phương pháp

tự học để thực hiện phương châm học suốt đời

- Cải tiến việc kiểm tra, đánh giá Từng bước đổi mới việc kiểm tra đánhgiá, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn thuần, khuyến khích việc kiểm tra khả năngsuy luận, vận dụng kiến thức; sử dụng nhiều loại hình kiểm tra thích hợp vớitừng môn học

- Cá thể hoá việc dạy học, gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức

độ ngày càng cao (theo sự phát triển của học sinh, theo cấp học, bậc học)

1.1.4 Tình huống dạy học

1.1.4.1 Khái niệm tình huống dạy học

Theo PGS.TS Phan Trọng Ngọ: “Tình huống dạy học là tình huống trong

đó có sự ủy thác của người giáo viên Sự ủy thác này chính là quá trình ngườigiáo viên đưa ra những nội dung cần truyền thụ vào trong các sự kiện tình huống

và cấu trúc các sự kiện tình huống sao cho phù hợp với logic sư phạm, để khingười học giải quyết nó sẽ đạt được mục tiêu dạy học” [18] Tuy nhiên, một tìnhhuống thông thường chưa phải là tình huống dạy học Để một tình huống thôngthường trở thành tình huống dạy học khi có sự ủy thác của giáo viên và đượcgiáo viên sử dụng với dụng ý tạo ra môi trường làm việc cho người học [18].Tình huống không phải là những trường hợp bất kỳ trong thực tế mà là nhữngtình huống đã được điều chỉnh, nghiên cứu kỹ lưỡng để mang tính điển hình vàphục vụ tốt cho mục đích và mục tiêu giáo dục, tức là giúp cho người học có thểhiểu và vận dụng tri thức cũng như rèn luyện được các kỹ năng và kỹ xảo Tìnhhuống được sử dụng để khuyến khích người học phân tích, bình luận, đánh giá,suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó, từng bước chiếm lĩnh tri thứchay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế Tình huốngyêu cầu người đọc phải từng bước nhập vai người ra quyết định cụ thể

1.1.4.2 Phân loại tình huống dạy học

Trang 18

Trên thực tế, có nhiều loại tình huống cũng như cách thức phân loạichúng Theo PGS.TS Phan Trọng Ngọ [18] thì có 2 loại tình huống :

• Tình huống thực: Là tình huống dạy học có thể được người dạy chọn lọc

từ những tình huống thực trong cuộc sống như: những ca bệnh điển hình trong yhọc, trong sản xuất, trong kỹ thuật, trong văn học

• Tình huống giả định: Là tình huống dạy học có thể được các nhà sưphạm tạo dựng lên Trong trường hợp tình huống giả định thì người giáo viêncần dựa vào lịch sử phát triển của lĩnh vực khoa học để “phục chế lại” conđường và các điều kiện, các sự kiện hình thành tri thức khoa học cần truyền đạt

Một trong những cách tương đối phổ biến khác là phân loại tình huốngtheo dạng thức Theo cách này tình huống được chia thành 6 dạng cơ bản vớinhững đặc điểm, phương pháp tiến hành tương đối khác nhau [13]

• Tình huống lớn (tình huống chi tiết): Loại tình huống này hay được sửdụng trong môn kinh tế học và luật học Chúng chú trọng tới việc quyết địnhđược đưa ra là gì, ai là người đưa ra quyết định đó và tầm ảnh hưởng của nhữngquyết định ấy tới những tầng lớp, đảng phái, bộ phận trong xã hội ra sao Những tình huống loại này có thể kéo dài đến hơn 100 trang Người học đọctrước toàn bộ tình huống (thường thì theo cá nhân) và chuẩn bị một bản phântích về những quyết định có thể đưa ra Tình huống sau đó sẽ được thảo luậntrong lớp theo từng nhóm lớn, dưới sự điều phối của giáo viên Tình huống cóthể sẽ được thảo luận trong một, nhiều buổi học hay thậm chí là trong suốt cảkhóa học

• Tình huống mô tả: Loại tình huống này thường được sử dụng trong việcgiảng dạy y khoa và thường không có ranh giới rõ ràng giữa câu trả lời đúng vàsai Những tình huống thuộc loại này có thể kéo dài đến 5 trang, mỗi trang baogồm một vài đoạn văn Loại tình huống này thường được đưa ra thảo luận trongmột vài buổi học Nếu được tiến hành trong nhiều buổi học thì ở mỗi buổi, tìnhhuống được triển khai đến cho sinh viên theo những khía cạnh khác nhau vàgiáo viên có vai trò hướng dẫn, yêu cầu sinh viên giải thích và minh chứng chonhững ý tưởng của mình Người học trước tiên sẽ làm việc trong nhóm nhỏ đểphân tích, mổ xẻ tình huống nhằm xác định những dữ kiện đã biết và những yếu

tố chưa biết Họ đặt ra các giả thuyết cũng như những mục tiêu tìm hiểu đối vớitừng phần của tình huống Giữa các buổi lên lớp, người học sẽ phải tìm kiếmthông tin nhằm phân tích và giải quyết tình huống; mục đích buổi học sẽ được

Trang 19

đề cập sau khi tình huống được giải quyết và thảo luận Học theo cách này,người học có sự chủ động cao mà không phải bó buộc vào bất cứ một nhóm cáccâu hỏi nào cả.

• Tình huống nhỏ: Đây là loại tình huống ngắn gọn, được trình bày trongmột đến hai đoạn văn Loại tình huống này có thể được sử dụng trong nhiềuhoàn cảnh khác nhau Chủ yếu nó được thiết kế để sử dụng trong một buổi học

và do vậy, có nội dung tương đối cô đọng và súc tích Nó có thể được sử dụng

để giáo viên dẫn dắt vào bài, để giúp người học áp dụng lý thuyết vào thực tiễnhay đơn giản chỉ là một hoạt động ngắn ở trước hay sau buổi học để ‘thiết thựchoá’ nội dung lý thuyết đã giảng dạy

• Tình huống trực tiếp: Trong phương pháp này, tình huống có thể dài hayngắn tuỳ ý, nhưng ngay sau tình huống sẽ là những câu hỏi trực tiếp để dẫn dắtngười học giải quyết vấn đề

• Tình huống hạt nhân: Loại tình huống này chỉ bao gồm hai hay ba câu

và nhằm truyền tải một nội dung đơn nhất Loại tình huống này chủ yếu nhằmkhơi gợi và dẫn dắt vào bài

• Tình huống lựa chọn: Loại tình huống này gần với dạng câu hỏi trắcnghiệm, nhưng cũng có ngữ cảnh và tình huống rõ ràng Người học có nhiệm vụchọn ra phương pháp giải quyết hợp lý nhất trong 4 -5 phương án được đề ra.Không chỉ áp dụng trong những bài kiểm tra, loại tình huống này còn có thểđược sử dụng trong thảo luận Ở đó, mỗi nhóm phải bàn luận và chọn lấy mộtgiải pháp và sẵn sàng bảo vệ cho những luận điểm và lựa chọn của nhóm mình

Theo Nguyễn Ngọc Quang [19], tình huống có thể phân loại như sau:

Dựa vào tính chất của vấn đề cần giải quyết có 4 loại tình huống:

- Tình huống nghịch lí: Vấn đề mới thoạt nhìn dường như vô lí, tráikhoáy, không phù hợp với những nguyên lí đã được công nhận chung

- Tình huống bế tắc: Vấn đề thoạt đầu ta không thể giải thích nổi bằng líthuyết đã biết

- Tình huống lựa chọn hay bác bỏ: Mâu thuẫn xuất hiện khi ta đứng trướcmột lựa chọn rất khó khăn, vừa éo le, vừa oái oăm giữa hai hay nhiều phương ángiải quyết

- Tình huống tại sao (hay tình huống nhân quả): Tìm kiếm nguyên nhâncủa một kết quả, nguồn gốc của một hiện tượng, động cơ của một hành động

Trang 20

Dựa vào nhiệm vụ cần giải quyết có:

- Tình huống củng cố: Tình huống dùng củng cố và mở rộng tri thức đãhọc Tình huống củng cố được sử dụng nhiều trong luyện tập, củng cố

- Tình huống phát triển: Tình huống dùng hình thành và phát triển tri thứcmới Tình huống phát triển được sử dụng nhiều trong dạy tri thức, kĩ năng,phương pháp mới

- Tình huống tìm giải pháp cho hành động: Tìm cách giải quyết vấn đềmới phức tạp, cần phải trải qua một quá trình gia công mới giải quyết được

- Tình huống phê phán: Ra kết luận các hành động đã xảy ra là đúng haysai

Dựa vào mức độ phức tạp của tình huống có:

- Tình huống đơn giản: Nội dung đơn giản, đòi hỏi giải quyết một yêucầu

- Tình huống phức tạp: Nội dung đòi hỏi giải quyết nhiều yêu cầu

Dựa vào tính chất thực tế của sự kiện:

- Tình huống thực tế: Tình huống được chọn lọc từ những sự kiện, nhữnghiện thực trong cuộc sống

- Tình huống giả định: Tình huống được các nhà sư phạm gia công tạodựng lên (hư cấu, không có thực)

Dựa vào nội dung của tình huống:

- Tình huống liên quan đến đời sống sinh hoạt thường ngày

- Tình huống liên quan đến học tập, nghiên cứu

- Tình huống liên quan đến an toàn lao động và sức khỏe cộng đồng

- Tình huống liên quan đến khoa học ứng dụng và sản xuất

- Tình huống liên quan đến các hiện tượng tự nhiên

- Tình huống liên quan đến kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường

Ở trong đề tài này tác giả sử dụng cách phân loại tình huống theo hệ thốngphân loại của Nguyễn Ngọc Quang để xây dựng tình huống học tập

1.1.4.3 Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế tình huống học tập

Một tình huống tốt phải hội tụ đầy đủ cả 2 yếu tố: Nội dung và hình thứctrình bày

• Về nội dung tình huống:

Trang 21

- Chứa đựng vấn đề mang tính giáo dục, phù hợp với trọng tâm bài học,phù hợp với trình độ nhận thức, nhu cầu, tâm sinh lý của người học

- Có chứa đựng mâu thuẫn, có tính thúc ép, kích thích người học đưa raquyết định để giải quyết vấn đề

- Nội dung tình huống có tính thời sự hoặc gần gũi với người học

• Về hình thức trình bày:

- Có sự đa dạng trong việc giới thiệu và giải quyết tình huống

- Các chi tiết trong tình huống được sắp xếp logic, hợp lý

- Cách hành văn cần ngắn gọn, súc tích, mạch lạc để tránh gây hiểu saicho người học khi giải quyết vấn đề

1.1.5 Phương pháp dạy học theo tình huống

1.1.5.1 Khái niệm dạy học theo tình huống

Theo PGS.TS Phan Trọng Ngọ: “PPDH bằng tình huống là giáo viêncung cấp cho học viên tình huống dạy học Học viên tìm hiểu, phân tích và hànhđộng trong tình huống đó Kết quả là học viên thu nhận được các tri thức khoahọc, thái độ và các kỹ năng hành động (trí óc và thực tiễn) sau khi giải quyếttình huống đã cho” [18]

Theo PGS.TS Trịnh Văn Biều: “Dạy học tình huống là một PPDH được

tổ chức theo những tình huống có thực của cuộc sống, trong đó người học đượckiến tạo tri thức qua việc giải quyết các vấn đề có tính xã hội của việc họctập”[11]

Theo TS Nguyễn Văn Cường: “Dạy học tình huống là một quan điểmdạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn vớicác tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp Quá trình học tập được tổchức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thứctheo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập”[14] Phương phápdạy học tình huống là một phương pháp đặc thù của dạy học giải quyết vấn đềtheo tình huống, ở đó các tình huống là đối tượng chính của quá trình dạy học.Như đã nói ở trên, trường hợp được nêu ra trong dạy học là những tình huốngdạy học điển hình và quá trình người học nghiên cứu trường hợp cũng chính làquá trình hiểu và vận dụng tri thức

Theo Nguyễn Hữu Lam, “Phương pháp tình huống là một kỹ thuật giảngdạy trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình bày với

Trang 22

những người học với các mục đích minh họa hoặc các kinh nghiệm giải quyếtvấn đề”[16].

1.1.5.2 Vai trò của dạy học theo tình huống

a Vai trò

- Phương pháp tình huống cung cấp một môi trường mô phỏng thực tếgiúp học sinh không phải tiếp nhận những lí thuyết trừu tượng mà đi thẳng vàogiải quyết vấn đề thực tế

- Tăng khả năng suy nghĩ độc lập, tiếp cận một tình huống dưới nhiều gócđộ

- Xây dựng kĩ năng xử lý thông tin gồm: Việc thu thập và phân tích thôngtin, xác định những thông tin cơ bản, loại bỏ những thông tin không cần thiết

- Phát triển kĩ năng phân tích, áp dụng các công cụ phân tích thích hợp đểxác định vấn đề

- Tăng cường tính sáng tạo để tìm giải pháp cho vấn đề

- Phát triển kĩ năng đánh giá, kĩ năng dự đoán kết quả của các giải pháp đãlựa chọn

- Phát triển các kĩ năng giao tiếp nghe, nói, trình bày

- Nâng cao lòng tin vào khả năng giải quyết vấn đề trong tương lai, đánhgiá được kết quả công việc của mình, hiểu biết nhiều hơn về bản thân

b So sánh phương pháp dạy học tình huống với phương pháp dạy học truyền thống.

Trong phương pháp dạy học truyền thống, người dạy có nhiệm vụ phântích nội dung bài học và sau đó lựa chọn phương pháp thích hợp nhằm truyền tảinôi dung ấy đến với người học Trái lại, ở phương pháp dạy học tình huốngngười học sẽ phải tự phân tích lấy tài liệu trong khí đó người dạy chỉ đóng vaitrò hướng dẫn và trợ giúp bằng cách đưa ra những yêu cầu thúc đẩy sự tương tácgiữ người học trong tiết học định hướng thảo luận đảm bảo tiến trình diễn rathông suốt và giúp người học rút ra kết luận mỗi buổi học

Ngoài ra trong phương pháp giảng dạy truyền thống người giáo viên giữvai trò trung tâm của “quyền lực tri thức” Ở phương pháp tình huống trọng tâmcủa buổi học đã chuyển dần về phía người học khiến họ có thể chủ động hơntrong việc quyết định nội dung cũng như phương thức học tập của mình

1.1.5.3 Những yêu cầu sư phạm trong dạy học theo tình huống

Trang 23

Để có những bài tập tình huống hay và luôn cập nhật, giáo viên có thể thuthập thông tin từ mạng internet, các bài báo, tạp chí có uy tín Đây là nguồncung cấp tình huống khá phong phú nhưng cần được điều chỉnh và xem xét đểphù hợp với nội dung giảng dạy

Khi lựa chọn, xây dựng tình huống dạy học bằng cách lựa chọn tìnhhuống trong thực tế thì tình huống được lựa chọn phải mang tính điển hình vàmang tính thời sự Nếu tình huống do giáo viên xây dựng thì cần phải đảm bảonguyên tắc ‘y như thật’, tức là những sự kiện trong tình huống phải gắn với thờigian, không gian, địa điểm và con người cụ thể

Để có nguồn tình huống dồi dào và phong phú, giáo viên có thể xây dựngngân hàng tình huống và một cơ sở dữ liệu chung trong cùng môn học giữa cáctrường khác nhau để dễ dàng trao đổi kinh nghiệm và tư liệu khi cần thiết

Trong quá trình dạy học, giáo viên phải tạo ra tình huống phù hợp với khảnăng của học sinh, có tỉ lệ hợp lý giữa cái đã biết và cái chưa biết Nếu vấn đềđặt ra quá khó hoặc quá dễ đều khó mang lại hiệu quả cao nhất

Trong dạy học tình huống, nếu giáo viên sử dụng quá liều lượng cũng cóthể làm phản tác dụng vì học sinh chỉ chú trọng giải quyết tình huống cụ thể mà

ít chú đến nội dung chính của bài học

1.1.6 Dạy học tích hợp liên môn

1.1.6.1 Khái niệm dạy học tích hợp liên môn

Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quanđến hai hay nhiều môn học "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu củahoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học Đã dạy học

"tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảohiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp Ởmức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục

có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạođức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới,biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môitrường, an toàn giao thông Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dungkiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng đượctổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong họctập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùngmột nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau Chủ đề tích hợp liên môn là

Trang 24

những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thểhiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tựnhiên hay xã hội Ví dụ: Kiến thức Vật lí và Công nghệ trong động cơ, máy phátđiện; kiến thức Vật lí và Hóa học trong nguồn điện hóa học; kiến thức Lịch sử

và Địa lí trong chủ quyền biển, đảo; kiến thức Ngữ văn và Giáo dục Công dântrong giáo dục đạo đức, lối sống…

1.1.6.2 Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn

Dạy học tích hợp liên môn nhằm mục tiêu phát triển năng lực vận dụngkiến thức cho học sinh Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụngkiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trìnhhọc tập tiếp theo cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ýnghĩa trong cuộc sống hàng ngày

Phương pháp dạy học này có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển nănglực vận dụng kiến thức của người học Nghiên cứu này cho rằng người học sẽ có

cơ hội để phát triển năng lực vận dụng kiến thức khi được đưa vào trong nhữngtình huống thực để họ tìm tòi và tự phát hiện và giải quyết vấn đề

Vận dụng các phương pháp dạy học dạy học tích hợp liên môn để tạođiều kiện cho học sinh được thực hành vận dụng giải quyết vấn đề nội dungmang tính tích hợp, tạo điều kiện để các em có cơ hội liên hệ, vận dụng, phốihợp những kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực vào giải quyết những vấn đềthực tế của đời sống

1.1.6.3 Ưu điểm của việc dạy học tích hợp liên môn

Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễnnên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tậpcho học sinh Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vậndụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớkiến thức một cách máy móc Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liênmôn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiếnthức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được

sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vàothực tiễn

Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìmhiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác Tuy nhiên khó khăn nàychỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:

Trang 25

Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thườngxuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã

có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó

Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáoviên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, địnhhướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viêncác bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợnhau trong dạy học

Như vậy, dạy học tích hợp liên môn không những giảm tải cho giáo viêntrong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tácdụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phầnphát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ nănglực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đàotạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở cáctrường sư phạm

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Mục tiêu, cấu trúc nội dung chương trình SGK Địa lí lớp 10 – THPT

1.2.1.1 Mục tiêu chương trình môn địa lí 10 – THPT

- Dân cư và các hoạt động của dân cư trên Trái đất; vai trò, đặc điểm vàcác nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển từng ngành kinh tế; mối quan hệ giữadân cư, hoạt động sản xuất và môi trường

b Về kỹ năng

Củng cố và phát triển ở học sinh những kĩ năng:

- Quan sát, nhận xét phân tích, so sánh, đánh giá và giải thích hiện tượngđịa lí

Trang 26

- Phân tích các sơ đồ, bảng biểu thống kê, biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh, látcắt.

- Thu thập, xử lí và trình bày các thông tin địa lí

c Thái độ

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thiên nhiên ý thức bảo vệ môi trường

tự nhiên và môi trường sống nói chung

- Nhận thức đúng đắn và bước đầu có sự chuẩn bị về hoạt động thiết thưcgiải quyết các vấn đề đang nổi cộm trên thế giới nói chung, đất nước địa phươngnói riêng

- Biết trân trọng và gìn giữ những thành quả lao động của nhân loại, cộngđồng trong quá khứ và hiện tại

1.2.1.2 Nội dung kiến thức chương trình địa lí lớp 10 – THPT

Trên cơ sở chương trình môn địa lí được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho phépđược tiến hành theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm

2006, SGK địa lí lớp 10 được biên soạn thành 2 bộ tương ứng với chương trìnhchuẩn và chương trình nâng cao

Về nội dung và hình thức trình bày, SGK địa lí lớp 10 được thiết kế thànhcác bài học tương đối độc lập và ứng với mỗi bài một tiết Trong trường hợp cómột số đơn vị kiến thức khó chia tiết thì chấp nhận phương án có bài tiếp theo Chương trình Địa lí 10 được xây dựng trên hai nội dung chính là Địa lí tự nhiên

và Địa lí kinh tế - xã hội; thể hiện một cách khoa học, đầy đủ và sinh động thôngqua các bài giảng thú vị và gần gũi với đời sống thường ngày

- Phần Địa lí tự nhiên: Học sinh được tìm hiểu kiến thức về bản đồ, vũ trụ,các hệ quả sự vận động của Trái Đất, cấu tạo bên trong Trái Đất và đặc điểm cácquyển, các quy luật của lớp vỏ địa lí

- Phần Địa lí kinh tế - xã hội: Cung cấp những kiến thức chung về dân cưnhư dân số, phân bố dân cư và các hình thức quần cư; các loại hình tổ chức sảnxuất phổ biến trên thế giới (nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thôngtin liên lạc, thương mại, ), cuối cùng là mối quan hệ giữa môi trường, tàinguyên thiên nhiên và sự phát triển bền vững

Để học tốt môn Địa lí 10, học sinh cần củng cố và rèn luyện tốt các kĩnăng quan trọng như đọc bản đồ, vẽ và nhận xét biểu đồ, phân tích hình ảnh - sơ

đồ, nhận xét bảng số liệu,

Trang 27

Sau khi tìm hiểu về Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội, học sinh cần có thái

độ tích cực, hành động ý nghĩa và nhận thức đúng đắn về môi trường, con người

và sự phát triển của kinh tế thế giới

1.2.2 Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 10 – THPT

1.2.2.1 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 10 - THPT

Học sinh lớp 10 đã tương đối hoàn chỉnh về mặt thể chất và ổn định vềtâm lí Sự phát triển khá hoàn thiện của bộ não đã tạo điều kiện tối ưu cho sựphát triển về mặt nhận thức của các em Khả năng tiếp thu các luồng kiến thức

đa dạng với khối lượng kiến thức lớn cũng như khả năng tư duy của học sinh sẽtốt hơn Từ đó giúp học sinh vận dụng sáng tạo những ý kiến thức lí thuyết vàocuộc sống thực tế Ở lứa tuổi này, học sinh đã có những ý tưởng và định hướngcho tương lai cũng như trách nhiệm của bản thân với gia đình, xã hội Ý thức về

cá nhân, vai trò và vị trí của cá nhân trong xã hội là vấn đề các em đặc biệt quantâm trước ngưỡng cửa vào đời Học sinh đã hoàn toàn sẵn sàng về mặt tâm lí và

tư duy để tiếp thu các kiến thức mới như các kiến thức phát triển bền vững, môitrường và biến nó thành động lực để tìm hiểu khám phá cũng như kinh nghiệmtích lũy cho bản thân

Như vậy, lứa tuổi học sinh THPT đặc biệt là học sinh lớp 10 là giai đoạnphát triển khá ổn định về tâm lí và thể chất, không có những khủng hoảngnghiêm trọng như giai đoạn lứa tuổi học sinh THCS Tuy nhiên ở giai đoạn nàynhiều nét tâm mới được hình thành và phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắcđến sự phát triển nhân cách nói chung của các em Tiêu biểu như tích cực năngđộng trong hoạt động xã hội; tự ý thức phát triển mạnh mẽ; tâm thế coi mình làngười lớn Tuy nhiên, khó khăn, rào cản thường xảy ra đối với học sinh lớp 10

là các em phải chịu một sức ép, phải thực hiện những công việc căng thẳng đòihỏi những nỗ lực nhiều hơn Thậm chí có em không học được cách thích ứngdẫn đến kết quả học tập bị giảm sút rõ ràng Điều này không chỉ liên quan đếnviệc học sinh lớp 10 phải lĩnh hội lượng tri thức lớn hơn, khó hơn mà kiên quanđến cách học cách áp dụng các tri thức đó còn có những khó khăn rào cản tâm líkhác, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh như cácvấn đề hoàn cảnh gia đình, môi trường sống những yếu tố này gộp lại sẽ tạo

ra bất lợi cho học sinh gặp khó khăn trong học tập Về mặt nhận thức học sinhgặp khó khăn trong việc tiếp thu bài vở xác định động cơ học tập và tự đánh giábản thân ta có thể thấy qua như việc nước đến chân mới nhảy, làm việc không

Trang 28

theo kế hoạch Có thể thấy việc áp dụng dạy học tình huống sẽ giúp người giáoviên có thể thúc đẩy tính tích cực hoạt động và tư duy nhận thức của học sinhvào giải quyết các nội dung của môn học.

1.2.2.2 Đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh lớp 10 – THPT

Hoạt động học tập của học sinh THPT, đặc biệt là học sinh lớp 10 đòi hỏitính năng động và tính độc lập ở mức độ cao đồng thời cũng để nắm đượcchương trình sâu sắc thì buộc phải phát triển tư duy lí luận Các em càng trưởngthành, càng có kinh nghiệm sống và nhận thức được đúng vị trí của mình đối với

xã hội thì ý thức học tập các em càng cao

Thái độ học tập của lứa tuổi có tính chọn lọc cao hình thành hứng thú họcgắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp Động cơ học tập có cấu trúc khác vớilứa tuổi trước động cơ mang tính thực tiễn, nhận thức việc học của các em vớilựa chọn môn học phù hợp với công việc trong tương lai và nhu cầu xã hội

Tuy nhiên, thái độ học tập cũng không ít học sinh có nhược điểm là mộtmặt các em rất tích cực với một số môn yêu thích các em cho là quan trọng vớinghề nghiệp tương lai bỏ qua các môn học khác Vì vậy giáo viên cần cho họcsinh hiểu được ý nghĩ và chức năng của giáo dục phổ thông đối với mỗi chuyênngành điều này có ý nghĩ lớn đối với phương pháp dạy học tình huống để họcsinh vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống từ đó vận dụng đượcvào thực tiễn trong cuộc sống Ở lứa tuổi này tính chủ định phát triển mạnhtrong quá trình nhận thức tri giác có mục đích đã đạt tới mức cao quá trình quansát có mục đích hệ thống và toàn diện hơn Vì vậy để học sinh nhận thức và cókết luận chính xác đối với các vấn đề giáo viên cần hướng học sinh và mộtnhiệm vụ cụ thể không vội và đưa ra kết luận khi chưa tích lũy đủ các sự kiện

Và ở lứa tuổi này ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo của hoạt động trí tuệcác em có khả năng tư duy lí luận, trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo Nhữngđặc điểm đó tạo điều kiện cho học sinh phân tích nắm được mối quan hệ nhânquả đó là cơ sở để hình thành thế giới quan từ đó giáo viên trong giáo dục cầnhướng học sinh đến hoạt động tư duy độc lập sáng tạo giải quyết vấn đề cho phùhợp Đây cũng là một thuận lợi mà giáo viên cần khai thác triệt để khi tiến hànhđổi mới phương pháp đặc biệt là theo hướng xây dựng tình huống liên môn

Trang 29

1.2.3 Thực trạng việc sử dụng tình huống trong dạy học môn Địa lí ở trường

THPT

1.2.3.1 Hiện trạng dạy học Địa lí ở trường THPT hiện nay

Một số giáo viên Địa lí chưa nhận thức được đẩy đủ tầm quan trọng củaphương thức đổi mới phương pháp dạy học Địa lí: về cơ sở lí luận, thực tiễn củađổi mới

Đa số giáo viên vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu truyềnthuyết xen kẽ hỏi đáp, nặng về thông báo, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huytính tích cực và phát triển tư duy của học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức mộtcách bị động

Trong thời gian gần đây tỉ lệ học sinh dự thi khối C vào các trường đạihọc, cao đẳng giảm sút nghiêm trọng Do tâm lý chọn nghề, cả phụ huynh vàhọc sinh đều không chú trọng nhiều cho môn học này Điều đó cũng ảnh hưởngkhông nhỏ đến chất lượng dạy và học môn Địa lí ở trường THPT

1.2.3.2 Việc dạy học qua các tình huống trong môn Địa lí THPT

Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tíchcực trong các trường THPT đã được triển khai thực hiện bước đầu đặt kết quảnhất định Nhìn chung giáo viên THPT rất tích cực trong việc đổi mới phươngpháp, vận dụng quan điểm dạy học tích cực vận dụng các phương pháp mớitrong dạy học

Hiện nay, ở các trường phổ thông phần lớn giáo viên đã được tiếp cận vớiphương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực Các thuật ngữ dạy học kĩ thuật nhưđộng não, tình huống, khăn trải bàn… không còn xa lạ với đông đảo giáo viên Qua việc khảo sát, điều tra, phỏng vấn và trao đổi với một số giáo viên trườngTHPT nói chung và các thầy cô giáo của trường THPT Phong Châu nói riêng,chúng tôi nhận thấy được thực trạng của việc sử dụng các phương pháp dạy họctrong giảng dạy Địa lí Đa số giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học, sửdụng các phương pháp dạy học phù hợp, mang tính chất đặc trưng của môn Địa

lí Trong quá trình dạy học, giáo viên đã biết lựa chọn phương pháp phù hợp vớinội dung của từng bài, đặc biệt là giáo viên kết hợp linh hoạt các phương pháptrong việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh Trong giảng dạy bộ mônĐịa lí, giáo viên không ngừng bồi dưỡng, đổi mới phương pháp dạy học Đặcbiệt là việc vận dụng phương pháp dạy học tình huống trong việc hình thànhkiến thức cho học sinh Thông qua việc vận dụng phương pháp dạy học tình

Trang 30

huống giúp giáo viên có thể dễ dàng truyền đạt nội dung kiến thức bài học đếnhọc sinh, giúp cho giờ học sôi nổi và hiệu quả hơn

Tuy nhiên phương pháp dạy học tình huống vẫn là một hướng dạy cònmới giáo viên chưa được tiếp cận nhiều ở các trường phố thông nói chung và ởtrường THPT Phong Châu, tỉnh Phú Thọ nói riêng, phương pháp này đã đượctiếp cận nhưng chưa thực sự đạt hiệu quả cao Người giáo viên chưa hiểu rõ vềdạy học tình huống và việc nắm vững, vận dụng chúng còn hạn chế trong cácbài học Các giáo viên không thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học tìnhhuống mà chủ yếu dùng các phương pháp như đàm thoại gợi mở, dạy học giảiquyết vấn đề, thảo luận nhóm Mặc dù đa số giáo viên đều nhận thấy được tầmquan trọng của việc vận dụng các tình huống gắn với thực tiễn vào trong dạyhọc nhưng những khó khăn, trở ngại như: không có nhiều thời gian đầu tư, khótìm tư liệu và chưa có kỹ năng thiết kế tình huống học tập trở thành những ràocản cho giáo viên trong việc ứng dụng phương pháp này trong dạy học Địa lí

Tiểu kết chương 1

Như vậy, chương 1 đã trình bày một cách khái quát về cơ sở lí luận vàthực tiễn của việc xây dựng các tình huống học tập Trên cơ sở kế thừa các kếtquả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam, đề tài

đã đi tìm hiểu các vấn đề về đổi mới PPDH hiện nay Đồng thời cũng tìm hiểu

về tình huống dạy học, dạy học theo tình huống, dạy học tích hợp liên môn.Ngoài ra, ở chương 1 còn trình bày về mục tiêu và nội dung kiến thức địa lítrong chương trình sách giáo khoa lớp 10 – THPT Nêu được thực trạng việc dạyhọc qua các tình huống trong môn Địa lí và đặc điểm tâm lí và trình độ nhậnthức của học sinh lớp 10 – THPT

Trang 31

Chương 2: QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÁC TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 GIÚP HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN

MÔN GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN 2.1 Nguyên tắc xây dựng các tình huống học tập

2.1.1 Nguyên tắc: Đảm bảo tính chính xác, khoa học

Đảm bảo tính chính xác, khoa học của kiến thức là nguyên tắc chủ yếutrong việc thiết kế các tình huống Việc đưa những kiến thức khoa học của mônĐịa lí vào trong tình huống được thiết kế phải chính xác, khoa học, không đượcgây tranh cãi hoặc sai lệch kiến thức Việc lựa chọn các sự kiện, sự liên hệ giữacác sự kiện với kiến thức khoa học phải có sự tương quan hợp lý và có tính hệthống Mặt khác, việc thiết kế phải đảm bảo khi học sinh tiếp nhận vấn đề, giảiquyết vấn đề và những kiến thức mà học sinh rút ra được phải phù hợp với nộidung và mục tiêu của bài học đề ra

2.1.2 Nguyên tắc: Đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này xác định mối liên hệ chặt chẽ, thiết thực của kiến thứcgiáo khoa với kiến thức thực tiễn cuộc sống Các tình huống được thiết kế phảimang tính thực tiễn, có tính ứng dụng cao, phải gắn liền với cuộc sống xungquanh, với thiên nhiên - môi trường Mục tiêu của nguyên tắc này là thông quaviệc giải quyết tình huống, học sinh được trang bị kiến thức cơ bản để có thể đốimặt và thích ứng được với những tình huống thật trong cuộc sống một cách dễdàng

2.1.3 Nguyên tắc: Đảm bảo tính giáo dục

Nội dung của môn học nào cũng mang tính giáo dục và Địa lí cũng khôngngoại lệ Nội dung sách giáo khoa Địa lí phổ thông chứa đựng các sự kiện vàcác quy luật duy vật biện chứng của sự phát triển của tự nhiên và các tư liệuphản ánh chính sách của Đảng và Nhà nước về cải tạo tự nhiên Trên cơ sở đó,việc thiết kế tình huống cũng phải đảm bảo về mặt nội dung và tư tưởng nhằmgiáo dục học sinh có tư tưởng chính trị rõ ràng, có thế giới quan, nhân sinh quanđúng đắn

2.1.4 Nguyên tắc: Đảm bảo tính sư phạm

Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm khi thiết kế tình huống thể hiện ở tínhvừa sức và tính phù hợp với tâm sinh lý của học sinh Tình huống đặt ra có nộidung quá dễ hoặc quá khó đối với trình độ nhận thức của học sinh sẽ tạo nêntâm lý chán nản, coi thường hoặc bất mãn và sẽ không tạo được hiệu quả cao khi

Trang 32

giảng dạy Tuy nhiên, tình huống cũng phải được thiết kế để phân hóa học sinh,xen kẽ những câu hỏi dễ, khó với nhau để tất cả học sinh đều có cơ hội trả lời.

Vì vậy, nội dung và cách thức thực hiện của tình huống phải mang tính đặctrưng của môn học nhưng lại gần gũi, phù hợp với cách suy nghĩ và gắn bó vớinhu cầu, sở thích của học sinh

2.1.5 Nguyên tắc: Kích thích hứng thú, khả năng sáng tạo của người học

Mục đích của dạy học tình huống nhằm kích thích hứng thú học tập vàkhả năng sáng tạo của học sinh Chính vì thế, tình huống được thiết kế phải hay,hấp dẫn, sinh động, gần gũi, khơi gợi được khả năng, hứng thú của học sinh, qua

đó phát triển kỹ năng tư duy cho học sinh, giúp học sinh giải quyết vấn đề tronghọc tập Tình huống dạy học trở thành phương tiện, điều kiện và động lực thúcđẩy, kích thích thái độ học tập tích cực ở học sinh bằng việc phân tích, xử lý vàgiải quyết các vấn đề trong tình huống

2.1.6 Nguyên tắc: Đảm bảo tính liên môn trong môn học

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc thiết kế tình huống đểvận dụng kiến thức liên môn đó là lựa chọn các môn học trong mỗi tình huốngthiết kế nhằm xây dựng các tình huống có lượng kiến thức phù hợp với bài họcđồng thời không làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán Việc liên môn các mônhọc khác ngoài Địa lí sẽ giúp học sinh vừa nhắc lại kiến thức cũ đã học vừa chohọc sinh phát triển tư duy logic từ những kiến thức trên trường lớp và cả trongthực tế từ đó học sinh sẽ thấy hứng thú hơn trong mỗi bài học để tình huống sửdụng có hiệu quả hơn

2.2 Quy trình xây dựng các tình huống học tập giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy học địa lí lớp 10

2.2.1 Nguồn tư liệu để thiết kế tình huống

Trong phương pháp tình huống, điều đầu tiên và quan trọng nhất là tìmđược tình huống tốt Có nhiều yêu cầu đối với một tình huống tốt, nhưng để đảmbảo phát triển tư duy cho HS thì một tình huống phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Tình huống phải làm cho người học có nhu cầu tư duy: Phân tích, đánhgiá, liên tưởng và nêu lên ý tưởng của mình, từ đó, HS chiếm lĩnh tri thức hoặcvận dụng kiến thức vào thực tế Vì tư duy chỉ phát triển khi gặp tình huống cóvấn đề Tuy nhiên, đối với HS, tư duy trừu tượng phát triển khá tốt nên có thểtạo ra tình huống kiểu đóng vai để các em phát huy năng lực giải quyết vấn đề

Trang 33

Tình huống mang tính thời sự, sát với thực tế để tạo hứng thú và mangtính giáo dục cho HS Nội dung kiến thức trong mỗi tình huống nên vừa đủ đểkích thích HS suy nghĩ, tìm hiểu.

Tình huống nên có nhiều giải pháp để HS có thể phân tích, đánh giá vàtìm ra giải pháp tối ưu

Cách viết tình huống rõ ràng, dễ hiểu để HS không tư duy sai hướng Câuchuyện trong tình huống tương đối hoàn chỉnh để không phải tìm hiểu thêm quánhiều thông tin

Các nguồn thông tin để lấy ý tưởng cho tình huống rất đa dạng:

* Lấy ý tưởng từ các phương tiện thông tin đại chúng:

Đây là nguồn thông tin phong phú và đa dạng mà giáo viên có thể tậndụng khai thác Tuy vậy, giáo viên cần chọn lựa thông tin mang tính giáo dục vàđảm bảo mục tiêu bài học

* Lấy ý tưởng từ cuộc sống của bản thân HS:

Tình huống liên quan đến cuộc sống của HS thường có hiệu quả cao vìgần gũi với HS Giáo viên có thể sử dụng những vấn đề trong cuộc sống thườngngày của HS ở địa phương làm ý tưởng cho tình huống Hoặc giáo viên yêu cầu

HS chuẩn bị những tình huống theo cá nhân hay theo nhóm và coi đó như mộtbài tập thảo luận nhóm

* Lấy ý tưởng từ những điều bất thường:

Những sự kiện xảy ra bất thường, trái với quy luật thông thường như trên

lí thuyết luôn kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của HS, thúc đẩy các em tìmhiểu và giải thích Có nhiều vấn đề mâu thuẫn giữa lí thuyết và thực tiễn có liênquan đến nội dung địa lí, giáo viên có thể khéo léo chuyển thành tình huốngtrong dạy học

Ngoài ra, những chủ trương, chính sách mới của đất nước, những vấn đề

có tính thời sự,… đều có thể trở thành tình huống trong dạy học địa lí

2.2.2 Quy trình thiết kế các tình huống dạy học

Tình huống dạy học là một vấn đề cần phải được giải quyết Điều đầu tiêncần phải nhớ khi thiết kế tình huống là tình huống phải chứa đựng vấn đề đểngười học giải quyết Các tình huống phải có đủ thông tin mà trong đó ngườihọc có thể hiểu vấn đề đó là gì và sau khi suy nghĩ, phân tích thông tin thì ngườihọc có thể đề xuất phương án giải quyết

Trang 34

Có 5 bước cơ bản khi thiết kế tình huống gắn với thực tiễn trong dạy họcĐịa lí THPT

Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung bài học

Xác định mục tiêu, nội dung bài học là căn cứ để thiết kế tình huống.Việc xác định đúng mục tiêu cần đạt được của bài học là bước đầu tiên của quátrình thiết kế, có tác dụng định hướng nội dung cho giáo viên

Bước 2: Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu để thiết kế tình huống bằng cách tìm kiếm từ các nguồnnhư:

- Từ những mẩu chuyện ngắn trong sách báo, tài liệu tham khảo

- Từ các website, các báo điện tử, từ Internet…

- Từ những tin tức, vấn đề, sự kiện nóng hổi đang diễn ra có liên quan đếnbài học

- Từ những tình huống trong cuộc sống hoặc kinh nghiệm bản thân

- Từ những kinh nghiệm dân gian trong ca dao, tục ngữ

- Từ tranh ảnh minh họa, phim ảnh…

Bước 3: Đánh giá và phân tích dữ liệu

Việc đánh giá và phân tích dữ liệu là một trong những bước quan trọng củaquá trình thiết kế tình huống Trong quá trình thu thập, khi có những vấn đềchứa đựng nhiều thông tin liên quan thì người giáo viên phải biết lựa chọnnhững thông tin nào là quan trọng Nếu đưa quá nhiều hay quá ít thông tin sẽgây khó khăn cho học sinh trong việc xác định trọng tâm của vấn đề Tính chínhxác và tính thực tiễn là những tiêu chí hàng đầu trong việc thiết kế tình huốnggắn với thực tiễn Những thông tin mà giáo viên chọn lựa phải đủ thuyết phục và

có chất lượng

Bước 4: Thiết kế tình huống dạy học

Giáo viên tiến hành thiết kế tình huống trên cơ sở thông tin được thu thập

và hình thức thiết kế tình huống Nhiệm vụ của người giáo viên là phác họađược vấn đề có tính phức tạp nhưng được cấu trúc một cách logic để người họcsuy nghĩ và giải quyết Giáo viên cần đặc biệt chú ý khi đưa ra các chứng cứhiệu quả để giúp người học khám phá vấn đề

Bước 5: Vận dụng tình huống vào dạy học

Việc vận dụng tình huống vào dạy học là một khâu rất quan trọng trongquá trình xây dựng tình huống Vận dụng tình huống để thấy được những tình

Trang 35

huống đó có phù hợp với nội dung bài và có kích thích được tư duy của học sinhtrong quá trình khám phá vấn đề hay không Quá trình này góp phần đánh giáđược mức độ thành công của tình huống trong quá trình dạy học.

2.3 Hệ thống các tình huống trong dạy học Địa lí lớp 10 - THPT

tình huống

Nội dung tình huống Gợi ý các kiến thức

sử dụng để giải quyết tình huống

Hằng ngày chúng ta quansát thấy Mặt Trời chuyểnđộng từ đông sang tây cònchúng ta lại đứng yên nhưkhông hề chuyển động

Nhưng khoa học lại chứngminh rằng Mặt Trời đứngyên còn Trái Đất chuyểnđộng quanh Mặt Trời Emhãy giải thích?

- Kiến thức địa lí về: Hệ Mặttrời, các hành tinh, chuyểnđộng tự quay quanh Mặt Trời

và quanh trục của Trái Đất

- Vật lí thiên văn: Chuyểnđộng tịnh tiến của Mặt Trời vàcác thiên thể do Trái đất quay

- Kiến thức thực tiễn vềchuyển động khi đi tàu hỏa,máy bay; quan sát bóng nắngtrong ngày…

Theo em giả sử Trái đấtkhông tự quay quanh trục

mà chỉ chuyển động quanhmặt trời thì trái đất cóngày đêm không? Khi đó,

ở bề mặt trái đất có sựsống không? Tại sao?

- Sinh học: Điều kiện để tồn tại sự sống

Có ý kiến cho rằng: “Conngười là tác nhân ngoạilực gây biến đổi địa hìnhmạnh mẽ nhất” Em có

- Kiến thức địa lí về: Sự thànhtạo và biến đổi tự nhiên củađịa hình bề mặt trái đất

- Kiến thức thực tế về các hoạt

Trang 36

hình bề

mặt trái

đất

đồng ý với ý kiến đókhông? Tại sao?

động làm biến đổi địa hình củacon người

- Kiến thức lịch sử về 1 số địadạng địa hình đã bị biến đổinhiều so với trước đây

- Giáo dục công dân về ý thứcbảo vệ, cải tạo tự nhiên mộtcách hợp lí

Trong sự phân bố nhiệt độkhông khí trên trái đất biên

độ nhiệt năm có sự thayđổi theo vị trí xa hay gầnđại dương Ở phía Tây Âunhiệt độ ở Valenxia (TâyBan Nha) gần Đại TâyDương nhiệt độ là 9⁰C,khi đi vào đến Vácxava(Ba Lan) nhiệt độ lên đến23⁰C Theo em tại sao lại

có sự chênh lệch nhiệt độlớn như vậy giữa lục địa

và đại dương?

- Địa lí: Nguyên nhân có sựchênh lệch là do ảnh hưởngcủa các dòng biển nóng lạnh

và sự thay đổi hướng gió

- Vật lí: Lượng nhiệt mặt trờiđược mặt nước hấp thụ mộtphần còn một phần truyềnxuống đốt nóng ở dưới lớpsâu Do trao đổi loại lưu nên

sự truyền nhiệt nhanh so vớidẫn điện phân tử mặt đất Vìvậy ở đại dương có nhiệt độcực đại trong ngày thấp hơnnhiệt độ cực tiểu trong ngàythường cao hơn đất liền nêndẫn đến biên độ nhiệt đạidương nhỏ, ở lục địa lớn

Gió là một loại tài nguyên

vô tận Việc sử dụng sứcgió đang tạo ra điện đangđược sử dụng ở rất nhiềunước trong đó có ViệtNam Theo em, việc sửdụng sức gió tạo ra điện cóthay thế được điện tạo ra

từ các loại năng lượngkhác như thủy điện, nhiệt

- Điện từ năng lượng giókhông thể thay thế điện đượcđiện tạo ra từ các loại nănglượng khác như thủy điện,nhiệt điện

- Địa lí: Nguyên nhân sinh ragió là do sự chênh lệch áp suấtkhông khí giữa nơi áp cao vànơi áp thấp, không khí bị dồn

từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra

Trang 37

điện hay không? Tại sao? gió Gió có tính chất không ổn

định

- Thiên văn: Tốc độ gió thayđổi liên tục và không ổn địnhtheo không gian và thời giandẫn đến sản lượng điện giókhông ổn định

- Kiến thức thực tiễn: Vềlượng điện dùng cho sinh hoạt

và sản xuất; chi phí đầu tư xâydựng hệ thống điện từ gió

- Giáo dục công dân: Sử dụngnăng lượng điện tiết kiệm,hiệu quả, tránh lãng phí

Trong vòng tuần hoàn củanước trên trái đất, mặttrời làm cho nước đạidương bốc hơi ngưng tụgió đưa mây vào lục địa vàtạo thành mưa sau đó chảyvào sông hồ ra đại dươngtạo vòng tuần hoàn khépkín Theo các em nếukhông có mặt trời thì vòngtuần hoàn có diễn ra đượckhông? Tại sao?

- Nếu không có mặt trời vòngtuần hoàn của nước khôngdiễn ra được

- Địa lí: Mặt Trời điều khiểnvòng tuần hoàn nước bằngviệc làm nóng nước trênnhững đại dương, làm bốc hơinước vào trong không khí

- Vật lí: Quá trình bốc hơi vàngưng tụ của nước

- Thực tiễn: Kiến thức từ việcquan sát quá trình bốc hơi vàngưng tụ của nước trong khíquyển

Thủy triều là một trongnhững hiện tượng khôngcòn xa lạ với người dânven biển Nhưng khi hỏi

về nguyên nhân gây rathủy triều nhiều người dânvùng biển lại cho rằng

- Kiến thức thực tế quan sátthấy hiện tượng thủy triều thayđổi theo không gian, thời gian

và có tính chu kỳ khá đều đặn,không liên quan đến gió biển

- Địa lí: Đặc điểm của thủytriều vùng biển Việt Nam và

Trang 38

thủy triều là do gió biểnlàm sóng nước tạo ra thủytriều Em giải thích nhưthế nào để họ hiểu nguyênnhân sinh ra thủy triều?

các vùng biển khác trên thếgiới

- Vật lí: Hệ quả của lực hấpdẫn và khoảng cách của Mặttrăng, Mặt trời đối với Tráiđất

Trong 6 nhân tố hìnhthành đất: Đá mẹ, khí hậu,sinh vật, địa hình, thờigian và con người Có mộtbạn cho rằng nhân tố conngười là nhân tố quantrọng nhất trong việc hìnhthành đất Em có đồng tìnhvới ý kiến trên không?

Theo em nhân tố nào làquan trọng nhất Tại sao?

Trong 6 nhân tố hình thành đấtnhân tố đá mẹ là nhân tố quantrọng nhất

- Sinh học: Nguồn gốc và ảnhhưởng của thành phần khoángvật và cơ giới của đất đến tínhchất của đất

- Địa lí: Ví dụ về vai trò củanhân tố đá mẹ quy định thànhphần, đặc tính của thổ nhưỡng

và mối quan hệ giữa đá mẹ vớicác yếu tố khác thuộc môitrường thành tạo

- Thực tế lao động sản xuấtnông nghiệp

Trang 39

Có ý kiến cho rằng: “Ngàynay, với sự phát triển củaKH-KT, con người có thể

dễ dàng tạo ra các loại môitrường sống cho sinh vậtthay thế hoàn toàn môitrường tự nhiên, sinh vậtsống không cần đến ảnhhưởng của tự nhiên” Theo

em, ý kiến này đúng haysai? Vì sao?

Môi trường nhân tạo khôngthể thay thế hoàn toàn cho môitrường tự nhiên

- Kiến thức địa lí: vai trò củamôi trường tự nhiên đối với sựphân bố sinh vật trên trái đất

- Kiến thức sinh học: Cácnhân tố quyết định sự sốngcho sinh vật trong tự nhiên vàảnh hưởng của nó tới sự phân

bố của sinh vật

- Kiến thức thực tế trong sảnxuất nông nghiệp, để tạo rađược một môi trường nhân tạocho cây trồng, vật nuôi sinhtrưởng và phát triển cần vốnđầu tư rất lớn

Nước ta và các nước ởTrung Phi và Tây Nam Á

có cùng vĩ độ nhưng ởnước ta lại có thảm thựcvật rừng nhiệt đới ẩm còn

ở hai khu vực trên lại cóthảm thực vật đồng cỏ vàxavan Theo em tại sao lại

có sự khác biệt như vậy?

- Địa lí: Sự khác biệt về đặcđiểm vị trí địa lí, địa hình (Donước ta giáp vùng biển rộngnên được cung cấp lượngnhiệt, ẩm lớn; còn các nướcTrung Phi và Tây Nam Á nằmsâu trong lục địa, lại có đặcđiểm địa hình núi chắn nên ítchịu ảnh hưởng của biển)

- Sinh học: Đặc điểm thíchnghi của sinh vật với các điềukiện khí hậu và môi trườngsống

GV cho HS xem video về

lũ quét ở Yên Bái, Sơn La

Nguyên nhân sinh ra hiệntượng lũ quét ở miền núi

- Địa lí: Mối quan hệ tác độngqua lại với nhau giữa cácthành phần tự nhiên Kiến thức

về địa hình miền núi nước ta

Trang 40

- Kiến thức thực tế về vai tròcủa rừng, thực trạng và tác hạicủa việc chặt phá rừng ở miềnnúi nước ta.

- Kiến thức GDCD: Bảo vệrừng, trồng rừng, tránh đốtnương làm rẫy, du canh du cư;tuyên truyền cho người dânđịa phương về tác hại của việcphá rừng

Gia tăng dân số sẽ tạo ranguồn lao động dồi dào,giá rẻ để phát triển kinh tế

Nhưng tại sao các nướcđang phát triển lại cần phảigiảm tốc độ gia tăng dânsố?

- Kiến thức địa lí: Đặc điểmgia tăng dân số và ảnh hưởngcủa gia tăng dân số quá nhanh.Sức ép dân số Đặc điểm nềnkinh tế của các nước đang pháttriển

- Kiến thức lịch sử: Hậu quảcủa hiện tượng bùng nổ dân sốsau cuộc chiến tranh thế giớilần thứ 2

- Kiến thức thực tế ở địaphương về sự lạc hậu, nghèođói do sinh nhiều con

Bài 23: Cơ

cấu dân số

Nguyênnhân -kết quả

Trên thế giới hiện nay,tình trạng già hóa dân sốngày càng tăng, đặc biệt là

ở các nước phát triển

Điều đó gây ra hậu quả gì?

Theo em, cần có nhữngbiện pháp gì để khắc phụctình trạng này?

Hậu quả:

- Dân số có nguy cơ suy giảm

- Thiếu nguồn lao động kế cận

- Tăng chi phí phúc lợi xã hộiBiện pháp:

- Nhà nước cần thực hiện cácchính sách dân số phù hợp.-.Tuyên truyền cho người dân

về hậu quả của việc già hóadân số

Ngày đăng: 07/01/2019, 08:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ai Dã (2004), 10 vạn câu hỏi vì sao, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 vạn câu hỏi vì sao
Tác giả: Ai Dã
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2004
10. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
Tác giả: Trịnh Văn Biều
Năm: 2005
11. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, ĐH Sư phạm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp dạy học tích cực
Tác giả: Trịnh Văn Biều
Năm: 2010
12. Trịnh Văn Biều (2011), Dạy học hợp tác - Một xu hướng mới của giáo dục thế kỷ XXI, Tạp chí khoa học ĐHSP TP.HCM, số 25 (tr 88-93) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hợp tác - Một xu hướng mới của giáo dục thếkỷ XXI
Tác giả: Trịnh Văn Biều
Năm: 2011
13. Boehrer, J. (1995), How to teach a case, Kennedy School of Government Case Programme Sách, tạp chí
Tiêu đề: How to teach a case
Tác giả: Boehrer, J
Năm: 1995
14. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội - Berlin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề chung về đổi mớiphương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo dụctrung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier
Năm: 2010
15. Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn Giáo dục học tại trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia, Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phương pháp tình huống trong giảngdạy môn Giáo dục học tại trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Hoa
Năm: 2010
16. Nguyễn Hữu Lam (2003), Giảng dạy theo phương pháp tình huống (bài giảng), Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại FETP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảng dạy theo phương pháp tình huống
Tác giả: Nguyễn Hữu Lam
Năm: 2003
18. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường
Tác giả: Phan Trọng Ngọ
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2005
19. Nguyễn Ngọc Quang (1993), Lí luận dạy học hóa học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học hóa học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm
Năm: 1993
20. Vũ Thị Thúy (2010), Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo ngành Luật, Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đàotạo ngành Luật
Tác giả: Vũ Thị Thúy
Năm: 2010
21. X.Y.Z (1975), Sửa đổi lề lối làm việc, Ban tuyên huấn Tỉnh ủy Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa đổi lề lối làm việc
Tác giả: X.Y.Z
Năm: 1975
17. Luật Giáo dục (2001), NXB Chính trị quốc gia Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w