1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần cơ học vật lí 10 cơ bản

110 375 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 3,99 MB

Nội dung

Môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên và môi trường xung quanh. Trong chương trình Vật lí phổ thông, kiến thức cơ bản làm hành trang cho học sinh tiếp cận các kiến thức khác chính là phần cơ học. Cơ học là một ngành của vật lí nghiên cứu về chuyển động của vật chất trong không gian và thời gian dưới tác dụng của các lực và những hệ quả của chúng lên môi trường xung quanh. Nội dung phần cơ học rất phong phú được trình bày với nhiều câu hỏi mở gắn liền với thực tế cuộc sống. Qua dạy học phần này, bên cạnh những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy được các kiến thức về môi trường. Từ đó, học sinh có thể hiểu và vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề cấp bách, mang hơi thở của thời đại đó là vấn đề về môi trường, bảo vệ môi trường. Thông qua các bài giảng, giáo viên có thể cung cấp thêm thông tin, mở rộng kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Vì vậy để đáp ứng những yêu cầu đặt ra, cùng với các môn học khác trong quá trình giảng dạy vật lí phần cơ học thì việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường là vấn đề không thể thiếu. Tuy nhiên việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học nói chung và môn vật lí nói riêng ở các trường THPT còn nhiều hạn chế như: việc tiến hành hoạt động ngoại khóa còn gặp nhiều khó khăn, học sinh còn thiếu kiến thức thực tế, trong thời gian một tiết học khó có thể lồng ghép, mở rộng kiến thức bên ngoài... Trong quá trình dạy học Vật lí, các giáo viên đã đề cập đến các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh. Trong khi đó, Vật lí là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Những nội dung này sẽ tạo hứng thú học tập, khơi dậy niềm say mê môn vật lí cho học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường. Giáo dục môi trường là việc làm thiết thực của mỗi giáo viên vật lí vì sự phát triển bền vững của toàn cầu và mỗi quốc gia. Với những lí do trên, tôi lựa chọn khóa luận với tên đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần cơ học vật lí 10 cơ bản. Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4

1.1 Cơ Sở lý luận về dạy học tích hợp 4

1.1.1 Khái niệm về tích hợp 4

1.1.2 Khái niệm dạy học tích hợp 4

1.1.3.Vai trò của dạy học tích hợp trong dạy học 5

1.1.4 Hình thức và các mức độ tích hợp trong dạy học tích hợp 6

1.1.5 Nguyên tắc dạy học tích hợp 7

1.1.6 Quy trình tổ chức dạy học tích hợp 8

1.1.7 Tổ chức hoạt động học trong dạy học tích hợp 10

1.1.8 Đánh giá năng lực trong dạy học tích hợp 11

1.2 Tích hợp trong dạy học vật lí 13

1.2.1 Các nhiệm vụ dạy học vật lí ở trường phổ thông 13

1.2.2 Một số quan điểm vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học vật lí 14

1.3 Giáo dục môi trường 14

1.3.1 Vai trò và ý nghĩa của giáo dục môi trường 14

1.3.2 Giáo dục môi trường trong dạy học ở trường THPT 16

1.3.3 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học vật lí 17

1.4 Tích hợp nội dung GD BVMT trong dạy học Vật lí ở trường THPT 17

1.5 Hai kiểu triển khai GDMT 19

1.6 Thực trạng thực hiện GDBVMT trong dạy học vật lí ở trường PT 20

1.6.1 Mục đích điều tra 20

1.6.2 Phương pháp điều tra 20

1.6.3 Đối tượng điều tra 20

1.6.4 Kết quả điều tra 20

1.7 Tiểu kết chương 1 20

Chương 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC PHẦN CƠ HỌC VẬT LÍ 10 CƠ BẢN 25

Trang 2

2.1 Đặc điểm phần “Cơ học” Vật lí 10 cơ bản 25

2.1.1 Vai trò vị trí của phần “Cơ học” 25

2.1.2 Cấu trúc nội dung chương trình phần “Cơ học” 25

2.2 Các bài có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường 26

2.3 Thiết kế giáo án tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường 27

2.4 Thiết kế tiến trình hoạt động ngoại khóa 39

2.5 Tiểu kết chương 2 43

Chương 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 43

3.1 Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp thử nghiệm sư phạm 3.1.1 Mục đích thử nghiệm sư phạm 44

3.1.2 Đối tượng thử nghiệm sư phạm 44

3.1.3 Nhiệm vụ thử nghiệm sư phạm 45

3.1.4 Phương pháp thử nghiệm sư phạm 46

3.2 Phân tích diễn biến và đánh giá kết quả TNSP của chủ đề tích hợp 47

3.2.1 Diễn biến của tiến trình tổ chức thử nghiệm sư phạm 47

3.2.2 Đánh giá kết quả thử nghiệm sư phạm 50

3.3 Phân tích diễn biến và đánh giá kết quả TNSP của HĐNK 56

3.3.1 Diễn biến của tiến trình tổ chức thử nghiệm sư phạm 56

3.3.2 Báo cáo kết quả thử nghiệm phần thi “Thiết kế và chế tạo” 57

3.3.3 Báo cáo kết quả thử nghiệm phần thi “Hội thi Vật lí” 67

3.3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm hoạt động ngoại khóa 68

3.4 Nhận xét kết quả thử nghiệm sư phạm 73

3.5 Tiểu kết chương 3 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 764

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHỤ LỤC 78

Trang 4

DANH MỤC BẢNG ST

Trang 5

kỹ thuật

Trang 6

12 Hình 3.11 Một số hình ảnh của đội thi 68

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài khóa luận

Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách toàn cầu.Trong những năm qua nhiều hội nghị quốc tế, nhiều dự án về môi trường đãđược tổ chức như: Hội nghị quốc tế về giáo dục môi trường trong Chươngtrình đào tạo của trường học do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada (Mỹ)năm 1970 Đặc biệt, Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất tại Rio de Janeiro(Brazin) năm 1992 đã ra bản hiến chương 21 xác định chiến lược hành độngcho loài người về môi trường và phát triển Trong đó có hành động xem xétlại tình hình giáo dục môi trường và đưa ra nội dung giáo dục môi trường vàochương trình giáo dục cho tất cả các cấp học

Ở Việt Nam, vấn đề môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường đangđược quan tâm Ngày 17/10/2001, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định

số 1363/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi

trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” [12] Thực hiện chủ chương của

Đảng và Chính phủ, ngày 31/1/ 2005 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có chỉ thị vềviệc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụtrọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức kĩ năng về môi trường và bảo vệmôi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạtđộng ngoại khóa [1]…

Trong những biện pháp bảo vệ môi trường của các quốc gia, giáo dục làgiải pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường có hiệu quả cao Giáo dục môitrường không còn là nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ của mọi người,mọi nhà, mọi tổ chức, nhưng có vai trò quan trọng hơn hết vẫn là ngành giáodục Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đấtnước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này

Ở trường THPT, việc truyền thụ kiến thức giáo dục bảo vệ môi trườngđến học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghépvào các môn học Hiện nay nội dung này đã và đang được triển khai, phổ biến

Trang 8

rộng rãi trong giờ học kể cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghéptrong các môn học như: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục côngdân

Môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, cung cấp cho họcsinh các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên và môi trường xung quanh.Trong chương trình Vật lí phổ thông, kiến thức cơ bản làm hành trang chohọc sinh tiếp cận các kiến thức khác chính là phần cơ học Cơ học là mộtngành của vật lí nghiên cứu về chuyển động của vật chất trong không gian vàthời gian dưới tác dụng của các lực và những hệ quả của chúng lên môitrường xung quanh Nội dung phần cơ học rất phong phú được trình bày vớinhiều câu hỏi mở gắn liền với thực tế cuộc sống Qua dạy học phần này, bêncạnh những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy đượccác kiến thức về môi trường Từ đó, học sinh có thể hiểu và vận dụng kiếnthức để giải thích các vấn đề cấp bách, mang hơi thở của thời đại đó là vấn đề

về môi trường, bảo vệ môi trường Thông qua các bài giảng, giáo viên có thểcung cấp thêm thông tin, mở rộng kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ môitrường cho học sinh Vì vậy để đáp ứng những yêu cầu đặt ra, cùng với cácmôn học khác trong quá trình giảng dạy vật lí phần cơ học thì việc tích hợpnội dung bảo vệ môi trường là vấn đề không thể thiếu

Tuy nhiên việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trongcác môn học nói chung và môn vật lí nói riêng ở các trường THPT còn nhiềuhạn chế như: việc tiến hành hoạt động ngoại khóa còn gặp nhiều khó khăn,học sinh còn thiếu kiến thức thực tế, trong thời gian một tiết học khó có thểlồng ghép, mở rộng kiến thức bên ngoài Trong quá trình dạy học Vật lí, cácgiáo viên đã đề cập đến các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường Tuy nhiênviệc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sựgần gũi với đời sống thực tế học sinh Trong khi đó, Vật lí là môn khoa họcmang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện phápgiáo dục bảo vệ môi trường liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụthể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh Những nội dung này sẽ tạo

Trang 9

hứng thú học tập, khơi dậy niềm say mê môn vật lí cho học sinh, đặc biệt làhướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môitrường Giáo dục môi trường là việc làm thiết thực của mỗi giáo viên vật lí vì

sự phát triển bền vững của toàn cầu và mỗi quốc gia Với những lí do trên, tôi

lựa chọn khóa luận với tên đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

trong dạy học phần cơ học vật lí 10 cơ bản Giáo dục cho học sinh ý thức

bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai

2 Mục tiêu khóa luận

- Thiết kế giáo án và hoạt động ngoại khóa trong phần cơ học vật lí10 –

cơ bản có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, nhằm giáo dục học sinh cótính tự giác, tinh thần trách nhiệm và cách thức bảo vệ môi trường

- Đánh giá mức độ khả thi của dạy học phần cơ học lớp 10 tích hợp bảo

vệ môi trường thông qua tiến hành thử nghiệm sư phạm

3 Giả thuyết khoa học

Nếu dạy học tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các bàigiảng vật lí thì có thể đạt các mục tiêu phát triển năng lực vận dụng kiến thức,năng lực giải quyết vấn đề, giúp học sinh có kiến thức về môi trường và bảo

vệ môi trường, đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho giáo dục nói chung và cho bộmôn Vật lí nói riêng

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học: Đề tài vận dụng DHTH vào việc thực hiện giáo dục

bảo vệ môi trường cho HS qua dạy học phần cơ học vật lí lớp 10 – cơ bản

- Ý nghĩa thực tiễn: Qua quá trình thực hiện đề tài bản thân đã thu được

thêm kinh nghiệm và mở rộng vốn hiểu biết cho bản thân về DHTH đặc biệt

là tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

Qua đó cũng đã hình thành ở học sinh ý thức tự giác, có tinh thần tráchnhiệm, có cách ứng sử đúng đắn, tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh.Đồng thời sẽ có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vậnđộng bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng Đồng thời

đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và sinh viên ngành Vật lí

Trang 10

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận về dạy học tích hợp

1.1.1 Khái niệm về tích hợp

Theo Từ điển Tiếng Việt [5]: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt

động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp ”

Theo Từ điển Giáo dục học [3]: “Tích hợp là hành động liên kết các

đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc một vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”

Theo tác giả Dương Tiến Sỹ [8]: “Tích hợp là sự kết hợp một cách

hữu cơ, có hệ thống các kiến thức, khái niệm các môn học khác nhau thành một nôi dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó”

Như vậy, trong dạy học, tích hợp có thể định nghĩa là sự liên kết cácđối tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo

sự thống nhất, hài hòa, trọn vẹn của một hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêugiáo dục tốt hơn

1.1.2 Khái niệm dạy học tích hợp

DHTH là hướng dẫn, định hướng cho HS cách sử dụng kiến thức, kỹnăng của mình để giải quyết và ứng dụng trong những tình huống cụ thể, vớimục đích phát triển năng lực người học

Theo Xaviers Roegiers [14]: “Tích hợp là một quan niệm về quá trình

học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những yêu cầu cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động Tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa”.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Khải [4]: “Dạy học tích hợp tạo ra tình

huống liên kết tri thức các môn học đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo”

Trang 11

Như vậy: Dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm, ở đó người họccần huy động (mọi) nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp – cóvấn đề nhằm phát triển các năng lực và phẩm chất cá nhân

1.1.3.Vai trò của dạy học tích hợp trong dạy học

Dạy học tích hợp giúp HS trở thành người tích cực, người công dân cónăng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trongthực tiễn cuộc sống

Dạy học tích hợp cho phép rút ngắn được thời gian dạy học, đồng thờităng cường được khối lượng và chất lượng thông tin của chương trình và nộidung SGK phổ thông Hiện nay còn tình trạng tách biệt giữa các môn trongnhà trường phổ thông, nhất là tình trạng biệt lập giữa chương trình và SGK ởcác cấp học DHTH tìm cách hòa nhập các hoạt động của nhà trường vào thực

tế cuộc sống Do gắn bó với bối cảnh thực tiễn và gắn với nhu cầu người họckéo theo những lợi ích, sự tích cực và sự chịu trách nhiệm của người học

Việc giảng dạy tích hợp rèn cho HS ý thức và kỹ năng vận dụng kiếnthức đã học để xử lý các vấn đề đặt ra trong học tập Đối với một số nội dungkiến thức, GV chỉ nên giới thiệu ở một chừng mực nhất định cần thiết cho sựhiểu biết tối thiểu về khía cạnh đang đề cập Nhờ đó có thể khơi gợi trí tò mò,tinh thần ham học hỏi

Dạy học tích hợp có những ưu điểm:

- Phù hợp với trình độ nhận thức của HS, nhất là HS tiểu học và trunghọc cơ sở Trước mắt các em thế giới là một thể thống nhất: tự nhiên, xã hội

và con người Thế giới không bị cắt ra từng lát cắt nữa

- Làm cho quá trình học tập gần gũi với cuộc sống của các em Cácchủ điểm được xây dựng từ những nội dung gắn liền với cuộc sống

- Ghép được những kiến thức và kỹ năng có liên quan hoặc gần nhau củacác môn học

- Giảm số môn học và giảm tải cho HS

- Có điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển năng lực cho HS

Trang 12

- Tích hợp nội dung giữa các lĩnh vực, môn học

Yêu cầu lồng ghép các nội dung gần nhau, có liên quan với nhau củamột môn học hoặc giữa một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trongchương trình để tạo thành môn học tích hợp hoặc một chủ đề tích hợp liênmôn; thực hiện tinh giảm, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lí sốmôn học

- Tích hợp các nội dung chưa thành môn học vào môn học

Yêu cầu gắn kết lồng ghép nội dung các vấn đề cần giáo dục nhưngchưa thành môn học trong chương trình như môi trường, năng lượng, dân số,biến đổi khí hậu,… vào nội dung của các môn học tùy theo đặc trưng củatừng bộ phận nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, giáo dục cho thế hệ trẻ nhữngvấn đề thời sự mang tính dân tộc và toàn cầu

Về mức độ

Có 3 mức độ tích hợp trong dạy học như sau:

- Lồng ghép/Liên hệ [10]: Theo GS.TS Đỗ Hương Trà đó là đưa các

yếu tố nội dung gắn với thực tiễn, gắn với xã hội, gắn với các môn học khácvào dòng chảy chủ đạo của nội dung bài học của một môn học Ở mức độlồng ghép, các môn học vẫn dạy riêng rẽ Tuy nhiên, GV có thể tìm thấy mốiquan hệ giữa kiến thức của môn học mình đảm nhận với nội dung của cácmôn học khác và thực hiện lồng ghép các kiến thức đó ở những thời điểmthích hợp

- Vận dụng kiến thức liên môn [11]: Ở mức độ này, hoạt động học

diễn ra xung quanh các chủ đề, ở đó người học cần vận dụng các kiến thứccủa nhiều môn học để giải quyết vấn đề đặt ra Các chủ đề khi đó được gọi làcác chủ đề hội tụ Với các môn học khác nhau, mối quan hệ giữa các môn học

Trang 13

trong chủ đề được hình dung qua sơ đồ mạng nhện Như vậy, nội dung cácmôn học vẫn được phát triển riêng rẽ để đảm bảo tính hệ thống; mặt khác, vẫnthực hiện được sự liên kết giữa các môn học khác nhau qua việc vận dụng cáckiến thức liên môn trong các chủ đề hội tụ

Việc liên kết các kiến thức môn học để giải quyết các tình huống cũng

có nghĩa là các kiến thức được tích hợp ở mức dộ liên môn học Có hai cáchthực hiện mức độ tích hợp này:

Cách 1: Các môn học vẫn được dạy riêng rẽ nhưng đến cuối học kì,cuối năm hoặc cuối cấp học có một phần, một chương về những vấn đề chung

và các thành tựu ứng dụng thực tiễn nhằm giúp HS xác lập mối liên hệ giữacác kiến thức đã được lĩnh hội

Cách 2: Những ứng dụng chung cho các môn học khác nhau thực hiện

ở những thời điểm đều đặn trong năm học Nói cách khác, sẽ bố trí xen một

số nội dung tích hợp liên môn vào thời điểm thích hợp nhằm làm cho HSquen dần với việc sử dụng kiến thức của những môn học gần gũi với nhau

- Hòa trộn: Đây là mức độ cao nhất của dạy học tích hợp Ở mức độ

này, tiến trình dạy học là tiến trình “không môn học”, nghĩa là nội dung kiếnthức trong bài học không thuộc riêng về một môn học mà thuộc về nhiều mônhọc khác nhau, do đó các nội dung thuộc chủ đề tích hợp sẽ không cần dạy ởcác môn học riêng rẽ Mức độ tích hợp này dẫn đến sự hợp nhất của hai haynhiều môn học

Ở mức độ hòa trộn, GV phối hợp quá trình học tập những môn khácnhau bằng các tình huống tích hợp, xoay quanh những mục tiêu chung chonhóm môn, tạo thành các chủ đề thích hợp

1.1.5 Nguyên tắc của dạy học tích hợp

Khi thực hiện DHTH cần tuân theo một số nguyên tắc sau [6], [7]:

- Đảm bảo tính mục tiêu: Việc sắp xếp lựa chọn, liên kết các kiến thức

và kỹ năng phải nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục của các nội dung cần giáodục, của môn học, của cấp học và cả của mục tiêu giáo dục chung

Trang 14

- Đảm bảo sự phù hợp: Thể hiện giữa nội dung giáo dục và phươngpháp giáo dục; giữa nội dung giáo dục và yêu cầu của xã hội về nguồn nhânlực; giữa mức độ kiến thức và trình độ HS; giữa khối lượng nội dung và thờilượng học tập

- Đảm bảo tính khoa học, hiện đại: Các kiến thức được tích hợp phảikhách quan, phản ánh đúng bản chất sự vật, hiện tượng, có ý nghĩa và phùhợp tâm sinh lý nhận thức của từng lứa tuổi HS

- Đảm bảo tính khả thi: Người học có đủ trình độ, thời gian, phươngtiện cho việc học; người dạy có đủ điều kiện, kiến thức, kỹ năng để tổ chức,hướng dẫn, định hướng việc học tập của người học Điều này có thể hiểu làvừa sức đối với cả GV và HS

- Đảm bảo tính ứng dụng: Người học có thể nhận thức và vận dụngđược kiến thức, kỹ năng tích hợp trong các nhiệm vụ môn học và cao hơn nữa

là có thể giải quyết được những tình huống thường gặp trong cuộc sống hàngngày

DẠY HỌC TÍCH HỢP

Trang 15

-Rà soát các môn học qua khung chương trình hiện có, các chuẩn kiếnthức, kĩ năng, chuẩn năng lực để tìm ra các nội dung dạy học gần nhau, cóliên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình hiện hành.

-Tìm ra những nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự củađịa phương, đất nước để xây dựng chủ đề/ bài học gắn với thực tiễn, có tínhphổ biến, gắn với vốn kinh nghiệm của học sinh và phù hợp trình độ nhậnthức của họ

-Tham khảo sách chuyên ngành ở bậc đạị học, ví dụ các sách về: Thổnhưỡng, khí tầng thấp, vật lý y sinh, năng lượng tái tạo,… qua đó có thể tìmđược thêm nguồn thông tin tham khảo cũng như cơ sở khoa học của chủ đềbởi các nội dung chuyên ngành này cũng đã mang tính tích hợp

Bước 3: Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề

Dựa trên ý tưởng chung và việc giải quyết các vấn đề làm chủ đề đặt ra,

GV sẽ xác định được kiến thức cần đưa vào trong chủ đề Các kiến thức này

có thể thuộc một môn học hoặc nhiều môn học khác nhau Các nội dung chủ

đề đưa ra cần dựa trên các mục tiêu chủ đề đã đưa ra, tuy nhiên cần có tínhgắn kết với nhau Để thực hiện tốt việc này, có thể phối hợp các GV của bộmôn có liên quan đến chủ đề cùng xây dựng các nội dung nhằm đảm bảo tínhchính xác khoa học và sự phong phú của chủ đề

Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề

Để xác định mục tiêu dạy học cần rà soát xem kiến thức cần dạy, kĩnăng cần rèn luyện thông qua chủ đề tích hợp ở từng môn là những kiến thức,

kĩ năng nào Đồng thời căn cứ vào cấu trúc các năng lực chung và năng lựcchuyên biệt của môn khoa học tự nhiên để xác định các năng lực của học sinh(đặc biệt là năng lực xuyên môn) có thể được hình thành và phát triển thôngqua chủ đề Việc xác định mục tiêu này đôi khi diễn ra đồng thời với việc xácđịnh các nội dung, các hoạt động học tập của chủ đề tích hợp

Trang 16

Sau khi xác định mục tiêu cho phép GV có thể hoàn thành bảng sau:

Tên bài học

(tích hợp)

Thời lượng dự kiến (tiết)

Mục tiêu dạy học

Đóng góp của môn (các môn) vào bài học

Bước 5: Xây dựng nội dung hoạt động dạy học cụ thể

Ở bước này cần làm rõ: Chủ đề có những hoạt động nào, từng hoạtđộng đó thực hiện vai trò gì trong việc đạt được mục tiêu toàn bài học? Có thểchia hoạt động theo vấn đề cần giải quyết hoặc theo cấu trúc nội dung chủ đề.Mỗi nội dung nhỏ, hoặc một vấn đề cần giải quyết của chủ đề có thể được xâydựng thành một hoặc vài hoạt động dạy học khác nhau

Bước 6: Lập kế hoạch dạy học chủ đề

Trong bước này, GV lập kế hoạch dạy học chủ đề (giáo án) dựa trên mục tiêu, các vấn đề cần giải quyết và những nội dung hoạt động dạy học đã xác định ở các bước nêu trên

Bước 7: Tổ chức dạy học và đánh giá

Sau khi tổ chức dạy học chủ đề, giáo viên cũng cần đánh giá các mặt như:

-Tính phù hợp thực tế dạy học với thời lượng dự kiến

-Mức độ đạt được mục tiêu học tập qua đánh giá các hoạt động học tập.-Sự hứng thú của HS với chủ đề thông qua quan sát và qua phỏng vấn.-Mức độ khả thi với điều kiện cơ sở vật chất

Việc đánh giá tổng thể chủ đề giúp GV điều chỉnh, bổ sung chủ đề cho phù hợp hơn Mặt khác, đánh giá HS cho phép GV có thể biết dược mục tiêu dạy học đề ra có đạt được hay không Mục tiêu dạy học có thể được thực hiện thông qua các hoạt động dạy học và thông qua các công cụ đánh giá

1.1.7 Tổ chức hoạt động học trong dạy học tích hợp

Trong dạy học tích hợp có thể sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuậtdạy học tích cực, khi sử dụng trong dậy học đều phải tuân theo tiến trình dạyhọc giải quyết vấn đề Tiến trình dạy học giải quyết vấn đề là cơ sở để GV

Trang 17

vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực một cách hiệu quả

Một số kiểu tổ chức dạy học trong DHTH [9]:

- Kiểu tổ chức dạy học phân hóa: Dạy học theo trạm, Dạy học theo góc,Dạy học hợp đồng

- Kiểu tổ chức dạy học gắn với thực tiễn: Dạy học dự án, WebQuest –Khám phá trên mạng

- Phương pháp Bàn tay nặn bột (LAMAP)

Một sộ kĩ thuật dạy học tích cực: Khăn trải bàn, mảnh ghép, KWL, 5W1H,bản đồ tư duy, kĩ thuật thu nhận thông tin phản hồi

1.1.8 Đánh giá năng lực trong dạy học tích hợp

 Đánh giá năng lực khoa học trong dạy học các môn khoa học tự nhiên

Trong các chủ đề tích hợp khoa học tự nhiên thì năng lực đặc thù lànăng lực khoa học Năng lực khoa học đối với cấp trung học cơ sở có thể gồm

3 hợp phần ứng với các chỉ số hành vi thể hiện trong bảng 1.1

Bảng 1.1 Các hợp phần của NL khoa học và các chỉ số hành vi tương ứng.

TT

Năng lực khoa học Hợp phần

- - Mô tả hoặc lí giải hiện tượng một cách khoa học và

dự đoán sự biến đổi

- - Nhận ra các mô tả, giải thích tương ứng và đưa ra dựđoán

Trang 18

Các chỉ số hành vi khác nhau của năng lực sẽ quyết định cách thu thậpbiểu hiện khác nhau của HS Các công cụ thường được sử dụng là:

- Câu hỏi, bài tập

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí dùng để đánh giá thao tác, sản phẩm

- Hồ sơ học tập: Dùng để đánh giá quá trình

- Phiếu đánh giá đồng đẳng

Đánh giá năng lực hợp tác nhóm

Đánh giá này không tập trung vào đánh giá mức độ nhận thưc của học sinh mà tập trung vào các tiêu chí xác định tương tác nhóm hiệu quả Dưới đây là 4 tiêu chí thường được sử dụng:

- Thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu chung của nhóm

- Thể hiện kĩ năng liên kết, phối hợp với các HS trong nhóm có hiệu quả

- Đóng góp cho sự duy trì, phát triển của nhóm

- Đảm nhận các vai trò khác nhau trong nhóm

Đánh giá năng lực phát triển bản thân

Năng lực phát triển bản thân là một tổ hợp các năng lực thành phần như: Quan sát, lắng nghe, suy ngẫm, tự nhận thức về bản thân, thay đổi/sáng tạo lại bản thân, khả năng học hỏi từ thế giới xung quanh

Để đánh giá đúng NL bản thân của mỗi HS, GV cần xác định rõ một sốthành tố nào đó của NL này, sau đó thiết kế công cụ để đánh giá các NL thànhphần của NL phát triển bản thân mỗi HS

Trang 19

1.2 Tích hợp trong dạy học vật lí

1.2.1 Các nhiệm vụ dạy học vật lí ở trường phổ thông

- Các nhiệm vụ dạy học vật lí bao gồm :

+ Trang bị cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có hệ

thống hệ thống: các khái niệm, định luật, các thuyết vật lí, các ứng dụng của vật

lí trong đời sống và sản xuất, các phương pháp nhận thức phổ biến dùng trongvật lí

+ Phát triển tư duy khoa học ở HS

+ Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, lòng yêu nước, thái độ đốivới lao động, các phẩm chất của người lao động;

+ Giáo dục kiến thức, thực hành và hướng nghiệp HS, BVMT sống

Trong quá trình dạy học các kiến thức vật lí, 4 nhiệm vụ trên "tươngtác" nhau, dẫn đến sự phát triển lẫn nhau, tức là dẫn đến nâng cao chất lượngcủa quá trình dạy học

Để kiến thức, kỹ năng, tư duy và niềm tin khoa học của HS phát triểnvững chắc, cần thiết phải có quá trình vận dụng chúng vào thực tiễn cuộcsống và sản xuất, tức là phải gắn quá trình dạy học vật lí với nhiệm vụ giáodục kiến thức thực hành, hướng nghiệp, BVMT Đó cũng là mục đích cuốicùng là đào tạo con người lao động mới Hơn nữa thực tiễn chính là nơi kiểmnghiệm tính chân lý của các tri thức học tập trong nhà trường, đồng thời nócũng là nơi kiểm tra tính bền vững, tính vận dụng được của các kiến thức, kỹnăng và năng lực được hình thành trong nhà trường Như vậy, việc đưa nhiệm

vụ giáo dục kiến thức thực hành, hướng nghiệp HS, nhiệm vụ GDMT vào quátrình dạy học vật lí vừa có ý nghĩa về mặt mục tiêu giáo dục, vừa có ý nghĩa

về mặt nhận thức

- Tính phức tạp của việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học vật lí khôngchỉ thể hiện ở chỗ: phải đồng thời thực hiện 4 nhiệm vụ thành phần trong quátrình dạy học, mà còn thể hiện ở chỗ các nhiệm vụ phát triển tư duy, giáo dụcthế giới quan, kiến thức thực hành, hướng nghiệp, GDMT không được thểhiện tường minh như nhiệm vụ hình thành kiến thức, kỹ năng vật lí Vì vậy,

Trang 20

việc thực hiện 4 nhiệm vụ của dạy học vật lí phụ thuộc vào năng lực củangười GV

1.2.2 Một số quan điểm vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học vật lí

Vận dụng DHTH vào thực tế dạy học vật lí ở Việt Nam còn khá mới

mẻ, chương trình giáo dục ở nước ta phần nào thể hiện tính chưa đồng bộgiữa mục tiêu giáo dục và hình thức đánh giá, kiểm tra Người GV chưa đượctập huấn, chưa được định hướng rõ ràng, đầy đủ về quan điểm DHTH cũngnhư kỹ năng giảng dạy Vì vậy, để vận dụng hiệu quả DHTH vào dạy học vật

lí, cần thiết nêu lên một số quan điểm sau:

+ Vận dụng DHTH một cách có ý nghĩa

+ Không làm HS học tập quá tải

+ Vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học tích cực, phương tiện dạy học để tạo ra hiệu quả giáo dục tích hợp cao

+ Tăng cường khai thác mối quan hệ liên môn và liên kết kiến thứctrong nội bộ môn học

1.3 Giáo dục môi trường

1.3.1 Vai trò và ý nghĩa của giáo dục môi trường

Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáodục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết,

kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bềnvững về sinh thái

Mục đích của GDMT nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vàogìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệhiện tại và tương lai Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng côngnghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa môi trường, xóanghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong

sử dụng tài nguyên Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, cónhững động lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, đểgiải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mớinảy sinh

Trang 21

Hội nghi quốc tế về Giáo dục môi trường của Liên hợp quốc tổ chứctại Tbilisi vào năm 1977 đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục môi trường có mụcđích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môitrường tựu nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân

tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhậnthức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có tráchnhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường vàquản lý chất lượng môi trường”

Giáo dục môi trường không phân biệt giáo dục cho đông đảo nhândân, giáo dục cho các trường phổ thông, giáo dục đại học hay trung họcchuyên nghiệp đều nhằm mục tiêu đem lại cho các đối tượng được giáo dục

có cơ hội GDMT giúp cho mọi người:

- Hiểu biết bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên cũng như

nhân tạo

- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như mối quan hệ mậtthiết giữa chất lượng môi trường với sự tồn tại và phát triển của con người

- Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực,

có những hành vi đối xử “thân thiện” hơn đối với môi trường

Hành động cụ thể

Hình 1.1 Ba mục tiêu của giáo dục môi trường

GDMT là việc học suốt đời, từ thuở ấu thơ đến tuổi trưởng thành Đốivới lứa tuổi nhỏ, GDMT có mục đích tạo nên “Con người giác ngộ về môitrường” Với lứa tuổi trưởng thành, mục đích này là “Người công dân có tráchnhiệm về môi trường” Với những người đang hoạt động, sản xuất, giảng dạy,

Khả năng hành động

- Kiến thức

- Kỹ năng

- Dự báo các tác động

Thái độ đúng đắn với môi trường

Trang 22

làm dịch vụ hay làm công tác quản lí… thì mục đích này là hình thành nênnhững “ nhà chuyên môn thấu hiểu về môi trường” Mục đích cuối cùng củagiáo dục môi trường là tiến tới xã hội hóa các vấn đề môi trường, nghĩa là tạo

ra các công dân có nhận thức, có trách nhiệm với môi trường, biết sống vìmôi trường GDMT luôn trân trọng những tri thức bản địa và ủng hộ việc giáodục tương ứng với việc học tập dựa trên môi trường địa phương, coi trọngviệc giáo dục toàn cầu cũng như GDMT địa phương, thậm chí về cam kết vàhành động lại hướng về cụ thể và địa phương: “Nghĩ – toàn cầu, Hành động –Địa phương”

1.3.2 Giáo dục môi trường trong dạy học ở trường THPT

Trong những biện pháp BVMT của các quốc gia, giáo dục là giải pháphàng đầu để BVMT có hiệu quả cao GDMT không còn là nhiệm vụ của riêng

ai mà là nhiệm vụ của mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức, nhưng có vai tròquan trọng hơn hết vẫn là ngành giáo dục Nhà trường là nơi đào tạo thế hệtrẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụtuyên truyền giáo dục sau này

Ở cấp học này, nội dung GDMT được coi là nội dung chính thống, có

hệ thống, có chất lượng và phải hiệu quả Cách thức đưa vào chương trìnhphổ thông và phương thức đào tạo có thể mềm dẻo nhưng việc đánh giá kếtquả phải được đặt ra một cách tương xứng với tầm quan trọng của vấn đề.Cần giúp cho các em tự mày mò tìm hiểu vấn đề để tự mình chiếm lĩnh đượctri thức, kỹ năng và tự thân các HS xác định thái độ phải đối sử đúng đắn vớithiên nhiên, môi trường như chính ngôi nhà của mình

1.3.3 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học vật lí

Ở bậc THPT, mỗi môn học có vị trí khác nhau trong vấn đề thực hiệngiáo dục BVMT Có nhiều môn học có thuận lợi do đối tượng bộ môn liênquan nhiều đến vấn đề môi trường sinh thái như: Sinh học, Địa lý, Hóa học,Giáo dục công dân Các môn học khác như Vật lí, mặc dù không có các chủ

đề nghiên cứu riêng về vấn đề môi trường sinh thái, song đều có thể tìm được

cơ hội đưa vấn đề GDMT vào nội dung bài học Điều quan trọng giáo viên

Trang 23

phải được chuẩn bị các hiểu biết về vấn đề môi trường, hiểu sâu kiến thức bộmôn

Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn học này giúp họcsinh có cái nhìn chân thật hơn về môi trường sống đang bị hủy hoại nặng nề

từ đó giáo dục học sinh có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường Hơn thế,học sinh được tìm hiểu sâu hơn các kiến thức vật lí tạo cho các em niềm yêuthích hứng thú với môn học, tự mình sang tạo đề ra những giải pháp bảo vệmôi trường

1.4 Tích hợp nội dung GD BVMT trong dạy học Vật lí ở trường THPT

Để định hướng cho việc lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môitrường phù hợp, có thể nêu lên một số vấn đề môi trường đang được quan tâmhiện nay có liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lí

Thứ nhất, tài nguyên rừng bị suy giảm:

- Trước hết phải làm rõ được vai trò của rừng đối với con người

+ Rừng – nguồn gen quý giá (động vật, thực vật)

- Các giải pháp bảo vệ rừng, phát triển rừng từ các góc độ vật lí (chống sóimòn, hạn chế khí nhà kính,…)

Thứ 2, ô nhiễm nước: Vai trò của nước đối với sự sống trên Trái Đất,các quá trình lí hóa khi nước bị ô nhiễm,… các biện pháp bảo vệ nước, chutrình nước trong tự nhiên (liên quan đến các hiện tượng chuyển thể củanước…)

Thứ 3, suy thoái và ô nhiễm đất: Môi trường đất chủ yếu bị ô nhiễm

do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững, các chất thải từ hoạt động

Trang 24

sản xuất, sinh hoạt không qua sử lí, các chất độc hóa học tồn lưu sau chiếntranh, sạt lở, rửa trôi, xói mòn, hoang mạc hóa, mặn hóa và phèn hóa,…

Thứ 4, ô nhiễm không khí: Khí quyển, quá trình suy giảm tầng ôzôn,chất phóng xạ, hóa chất,…

Thứ 5, ô nhiễm tiếng ồn:

- Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn là tập hợp những âm thanh tạp loạn

có tần số và chu kỳ khác nhau, nói cách khác là những âm thanh trói tai, gâynhững tác động không mong muốn, có hại cho sức khỏe con người, cơ thểsống

- Các nguồn ô nhiễm: tiếng máy bay, xe cộ, karaoke quá giới hạn chophép, âm thanh 80dB,… Ô nhiễm tiếng ồn liên quan trực tiếp tới các quá trìnhvật lí như sóng âm

Thứ 6, ô nhiễm ánh sáng: sự chiếu sáng gây tác hại tới con người vàsinh vật

Thứ 7, sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng nhìn nhận dưới góc

độ bảo vệ môi trường

Thứ 8, ô nhiễm phóng xạ: Các tia phóng xạ, an toàn hạt nhân,… Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử dụng không hợp lí các nguồntài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô nhiễmnghiêm trọng và đang đe dọa đến cuộc sống con người như: ô nhiễm khôngkhí, hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm, sạt lở, lũlụt, hạn hán,… Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ, nội dung, để tích hợp giáo dụcbảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí là vấn dề quan trọng và cần thiếtnhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi trường và

kĩ năng bảo vệ môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi Bên cạnh đó, tuyêntruyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường

1.5 Hai kiểu triển khai giáo dục môi trường

a Thông qua dạy học các bộ môn

Ở đây có 2 dạng bài học có thể khai thác cho GDMT:

Trang 25

Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học, hoặc có nội dung môn họctrùng hợp với nội dung môi trường (hình thức lồng ghép)

Dạng 2: Một số nội dung của bài học có liên quan với nội dungGDMT song không nêu rõ trong sách giáo khoa (hình thức liên hệ)

Có thể nêu lên một số cách thức tổ chức hoạt động GDMT qua dạyhọc bộ môn như sau:

- Phân tích vấn đề môi trường liên quan nội dung môn học;

- Khai thác thực trạng môi trường liên quan nội dung môn học;

- Xây dựng bài tập môn học từ thực tế môi trường địa phương;

- Sử dụng phương tiện dạy học hỗ trợ GDMT;

- Sử dụng tài liệu tham khảo (tranh, ảnh, sách, báo,…)

- Thực hiện bài học tại thực địa

Các hoạt động của GV khi xác định nội dung GDMT và xây dựnggiáo án khai thác GDMT

b GDMT được triển khai như một hoạt động độc lập

Các hoạt động độc lập này hoàn toàn phù hợp với các hình thức tổchức dạy học bộ môn, như: tham quan, ngoại khóa, tuần lễ môi trường…

- Xây dựng kế hoạch hoạt động GDMT ngoài giờ lên lớp:

Trang 26

1.6 Thực trạng thực hiện GDBVMT trong dạy học vật lí ở trường PT

1.6.1 Mục đích điều tra

Tìm hiểu thực tế tình hình dạy học môn Vật lí tại trường THPT CẩmKhê, để phát hiện những điểm còn hạn chế cả về phương pháp và phương tiệndạy học, từ đó đưa ra được định hướng tiến trình dạy học phù hợp với HS

1.6.2 Phương pháp điều tra

Điều tra, tìm hiểu thông tin từ giáo viên và học sinh bằng cách gửi cácphiếu thăm dò ý kiến và trao đổi trực tiếp Phiếu điều tra thể hiện ở phụ lục 1

1.6.3 Đối tượng điều tra

- Giáo viên: 4 GV trường THPT Cẩm Khê và 7 GV trường THPTPhong Châu thuộc lĩnh vực Vật lí

- Học sinh lớp 10A5, 10A6 trường THPT Cẩm Khê

1.6.4 Kết quả điều tra

Sau khi tiến hành điều tra ở trường THPT Cẩm Khê, thu được cácthông tin sau:

a Đối với giáo viên

Kết quả lấy ý kiến của GV ở trường phổ thông về tình hình áp dụng DHTHgiáo dục bảo vệ môi trường

Bảng 1.2 Vai trò của DHTH trong giai đoạn hiện nay

Vai trò của dạy học tích

hợp trong giai đoạn hiện

nay

Rất quantrọng

Quantrọng

Bìnhthường

Khôngquantrọng

Trang 27

Bảng 1.3 Mức độ đã được tham gia buổi tập huấn, dự giờ về DHTH

của thầy (cô) giáo

Mức độ tham gia buổi tập

huấn, dự giờ về DHTH

Rấtthườngxuyên

Thườngxuyên

Bìnhthường

Thithoảng

Thườngxuyên

Bìnhthường

Thithoảng

Ngoạikhóa

Tiết tựchọn

Tiết chủ

đề

Trang 28

Bảng 1.7 Nhóm năng lực có thể phát triển của học sinh

Năng lực có thể phát triển

khi DHTH giáo dục bảo vệ

môi trường

NL tựhọc

NL giảiquyếtvấn đề

NLsángtạo

NLgiaotiếp

NL hợptác

Về quản

lí họcsinh

Về điềukiện thực

tế

Vềhọcsinh

Ý kiếnkhác

Từ kết quả của bảng tổng hợp, chúng tôi nhận thấy rằng đa số GV(90.9%) đều nhận thức cao về tầm quan trọng của DHTH đối với việc pháttriển năng lực HS trong giai đoạn hiện nay Không chỉ tự tìm hiểu mà cácthầy (cô) của trường THPT Cẩm Khê cũng đã được tham gia tập huấn và dựgiờ về DHTH, tuy nhiên có tới 72.7% thầy (cô) nói rằng không phải thườngxuyên mà chỉ ở mức độ bình thường

Bên cạnh đó, các thầy (cô) chỉ dừng lại ở mức độ tích hợp đơn môn làchủ yếu (81.8%), mức độ tích hợp đa môn chiếm 18.2%, còn các mức độ khácnhư: đa môn, xuyên môn, liên môn là không đáng kể Thầy (cô) cho rằng việcDHTH giáo dục bảo vệ môi trườBVMT gặp khó khăn lớn nhất là thời gian(54.5%) và về điều kiện thực tế (36.4%) Ngoài ra thầy cô còn cho rằng việcDHTH giáo dục BVMT còn gặp khó khăn về mức độ phân phối giữa các bàihọc trong chương trình

Trang 29

b Đối với học sinh

Bảng 1.9 Thái độ của HS đối với môi trường

Tầm quan trọng của việc

bảo vệ môi trường

Rất quantrọng

Quantrọng

Khôngquan trọnglắm

Khôngquan trọng

Bảng 1.10 Mức độ liên hệ thực tế khi dạy học kiến thức phần “Cơ học”

Mức độ liên hệ thực tế của

GV khi dạy học kiến thức

phần “Cơ học” của thầy

(cô)

Rấtthườngxuyên

Thườngxuyên

Khôngthườngxuyên

Thithoảng

Bảng 1.11 Sự cần thiết tích hợp BVMT vào bài họcVật lí

thiết

Bảng 1.12 Dạy học Vật lí có thêm các nội dung BVMT

Trong quá trình học vật lí em có muốn tích

Trang 30

Từ kết quả của bảng tổng hợp, tôi nhận thấy rằng đa số HS đều nhậnthức cao về tầm quan trọng của việc BVMT và DHTH giáo dục BVMT

1.7 Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 tôi đã tìm hiểu và đưa ra được cơ sở lí luận về tích hợp

và dạy học tích hợp, tích hợp nội dung GD BVMT trong dạy học Vật lí ởtrường THPT, thực trạng thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy họcvật lí ở trường phổ thông Việc nghiên cứu cơ sở lí luận ở chương 1 là tiền đề

để thực hiện viêc soạn giáo án tích hợp và tiến hành giảng dạy ở chương 2

Trang 31

Chương 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC PHẦN CƠ HỌC VẬT LÍ 10 CƠ BẢN

2.1 Đặc điểm phần “Cơ học” Vật lí 10 cơ bản

2.1.1 Vai trò vị trí của phần “Cơ học”

Chương trình Vật lí THPT nghiên cứu 4 phần lớn là Cơ – Nhiệt –Điện – Quang Trong chương trình môn Vật lí lớp 10 THPT gồm hai phần là

Cơ và Nhiệt Phần Cơ học là phần mở đầu trong chương trình Vật lí THPT lànền tảng cho nội dung phần Nhiệt - Điện - Quang của chương trình Vật líTHPT

Cơ học là một ngành của vật lí nghiên cứu về chuyển động của vậtchất trong không gian và thời gian dưới tác dụng của các lực và những hệ quảcủa chúng lên môi trường xung quanh Nội dung phần cơ học rất phong phúđược trình bày với nhiều câu hỏi mở gắn liền với thực tế cuộc sống Sau mỗikhái niệm, định luật, công thức,… đều có trình bày những ứng dụng trongthực tế sản xuất, cộng nghệ và đời sống Mặc dù không có các chủ đề nghiêncứu riêng về vấn đề môi trường sinh thái, song đều có thể tìm được cơ hội đưavấn đề GDMT vào nội dung bài học

Qua dạy học phần này, bên cạnh những kiến thức từ nội dung bàihọc, các em còn có thể tích lũy được các kiến thức về môi trường Từ đó, họcsinh có thể hiểu và vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề cấp bách,mang hơi thở của thời đại đó là vấn đề về môi trường, bảo vệ môi trường

2.1.2 Cấu trúc nội dung chương trình phần “Cơ học”

Phần Cơ học gồm 4 chương được phân phối như sau:

6 Tính tương đối của chuyển động Công thức cộng vận tốc

7 Sai số của phép đo các đại lượng vật lí

8 Thực hành: Xác định gia tốc rơi tự do

Trang 32

Chương II:

Động lực

học chất

điểm

9 Tổng hợp và phân tích lực Điều kiện cân bằng của chất điểm

10 Ba định luật Niu - tơn

18 Cân bằng của một vật có trục quay cố định Mômen lực

19 Quy tắc hợp lực song song cùng chiều

20 Các dạng cân bằng Cân bằng của một vật có mặt chân đế

21 Chuyển động tịnh tiến của vật rắn Chuyển động quay củavật rắn quanh một trục cố định

22 Ngẫu lựcChương

IV: Các

đinh luật

bảo toàn

23 Động lượng, định luật bảo toàn động lượng

24 Công Công suất

25 Động năng

26 Thế năng

27 Cơ năng

2.2 Các bài có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp GDBVMT

Lớp 10

(cơ bản) Động năng Động năng

Tìm hiểu động năng của dòng nước có lợi ích và tác hại gì trong đời sống và kĩ thuật Từ

ra tác hại gì tới môi trường Từ

đó đưa ra biện pháp khắc phục

- Ảnh hưởng của cách tạo ra các hồ để chạy các nhà máy thủy điện đến môi trường, đến

Trang 33

Lớp 10

(cơ bản)

- Tìm hiểu sự biến đổi từ thế năng thành động năng trong các hiện tượng như lũ quét, lũ ống, và những ảnh hưởng của

nó tới con người

2.3 Thiết kế giáo án tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

1 Lí do lựa chọn chủ đề

Tôi lựa chọn chủ đề “Thủy điện trong đời sống” với những lí do sau:Năng lượng thủy điện là nguồn năng lượng sạch, tạo được nguồn điện rất lớncho nhu cầu an ninh năng lượng, góp phần phòng chống lũ cho vùng hạ lưu,thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng núi, vùng dân tộc thiểu số Việc khaithác và sử dụng các nguồn tài nguyên nước có quy mô càng lớn thì càng ảnhhưởng đến môi trường sinh thái Việc khai thác thủy điện sẽ làm mất rừng,mất diện tích đất canh tác, làm thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy các lưuvực sông, mất nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất, ảnh hưởng đến hệsinh thái sông Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh vật

và bảo vệ chính chúng ta?

Trang 34

2 Các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề

- Quy trình sản xuất điện từ cơ năng (sức nước) như thế nào?

- Trong nhà máy thủy điện, sự chuyển hóa các dạng năng lượng thànhđiện năng như thế nào?

- Thác nước có vai trò như thế nào đối với nhà máy thủy điện?

- Thế năng của dòng nước, động năng của dòng nước có lợi hay gây hạiđối với môi trường, con người và sinh vật? Tại sao?

- Cách khắc phục những tác hại do thế năng của dòng nước, động năng của dòng nước gây ra?

3 Các kiến thức cần thiết để giải quyết các vấn đề trong chủ đề

Nội dung của chủ đề bao gồm các kiến thức:

+ Lớp 8: Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

+ Lớp 12: Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọngđiểm

- Môn công nghệ:

+Lớp 8: Bài 32: Vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất

4 Nội dung hoạt động dạy học chủ đề

Với các nội dung kiến thức được xác định ở trên, tôi tiến hành phântích để đưa ra các nội dung dạy học tương ứng Ở chủ đề này có các nội dungchính cần giải quyết, đó là:

- Nội dung 1: Năng lượng thủy điện ở nước ta

- Nội dung 2: Quá trình sản xuất điện năng của nhà máy thủy điện

- Nội dung 3: Vấn đề môi trường sinh thái

Trang 35

- Hiểu được các quá trình biến đổi năng lượng trong các bộ phận chínhcủa nhà máy thủy điện.

- Phân tích được các tác động tiêu cực do thủy điện mang đến như: lũ,sạt lở,

- Biết thiết kế, chế tạo một số mô hình vật chất kĩ thuật như: tua binnước, tua bin gió,

2 Kỹ năng

- Vận dụng được các khái niệm động năng, thế năng trọng trường đểgiải thích các hiện tượng trong đời sống và tự nhiên

- Phân biệt được các dạng năng lượng động năng và thế năng

- Giải thích tác động làm sói mòn đất khi nước chảy và biện pháp khắcphục Giải thích vai trò của cây cối trong việc chống sói mòn đất

3 Thái độ

- Trung thực, hợp tác trong các hoạt động, tích cực tham gia giải quyếtcác nhiệm vụ học tập

- Tích cực bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, quan tâm đến trồng cây

- Bảo vệ và sử dụng nguồn nước, dòng chảy hợp lí, tiết kiệm trong việc

sử dụng điện năng

Trang 36

4 Năng lực hướng tới

Bảng 2.1 Bảng các năng lực có thể đạt được của chủ đề

“ Thủy điện trong đời sống”

- P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau:

+ Tìm hiểu và trình bày về các nhà máy thủy điện lớn ở nước ta; các bộ phận chính của nhà máy thủy điện; nguyên lí hoạt động của nhà máy thủy điện

+ Tìm hiểu và trình bày về quá trình biến đổi năng lượng trongcác bộ phận chính của nhà máy thủy điện

+ Tìm hiểu và trình bày về vấn đề môi trường sinh thái

- P8: Thiết kế, chế tạo được mô hình vật chất kĩ thuật

Năng lực về

HS có thể:

- X2: Phân biệt được những mô tả về thế năng của dòng nước bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí

- X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau

- X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nhà

Trang 37

trao đổi

thông tin

máy thủy điện

- X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm,…)

- X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm,…) một cách phù hợp

- X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập

Mục tiêu dạy học

Đóng góp của môn ( các môn) vào bài học

- Nêu được nguyên liệu chủ yếu đề sản xuất điện năng của nhà máy

- Địa lí 8:

+ Bài 33: (mục2)+ Bài 28: (mục 1)

- Địa lí12: Bài 27

- Công nghệ 8:Bài 32

Trang 38

thủy điện.

- Nêu được tốc độ phát triển ngành thủy điện nước ta

- Nêu được sự chuyển hóa các dạng năng lượng thành điện năng

- Vật lí 10:

+ Bài 27: (Em có biết?)

- Tóm tắt được quytrình sản xuất điện năng

- Nêu được các bộ phậnchính của nhà máy thủyđiện

- Trình bày được quátrình biến đổi nănglượng trong các bộ phậnchính đó

- Công nghệ 8: Bài

32

- Vật lí 10:

+ Bài 25: (mục I) + Bài 26: (mục I) + Bài 27: (mục I)

Vấn đề môi

trường sinh thái

15 phút

- Nêu được sự ảnh hưởng của quá trình xâydựng và hoạt động của nhà máy thủy điện đối với môi trường Cụ thể

là ảnh hưởng của cách tạo ra các hồ nước để chạy các nhà máy thủy điện đến môi trường, đến tầng ôzôn

- Nêu được ví dụ lợi

- Vật lí 10:

+ Bài 25: (mục I) + Bài 26: (mục I)

Trang 39

dụng thế năng của dòngnước, động năng của dòng nước và tác hại của chúng

- Tìm hiểu về sự biến đổi từ thế năng thành động năng trong các hiện tượng như: lũ quét,

lũ ống, sạt lở, và cách ứng phó, khắc phục

- Thiết kế, chế tạo đượctuabin nước

III Thông tin trợ giúp giáo viên

1 Tổng quan về nhà máy thủy điện

Nhà máy thủy điện là nơi chuyển đổi sức nước (thủy năng) thành điệnnăng Nước được tụ lại từ các đập nước với một thế năng lớn Qua một hệthống ống dẫn, năng lượng dòng chảy của nước truyền tới tua-bin nước, tua-bin nước được nối với máy phát điện, nơi chúng được chuyển thành nănglượng điện Gần 18% năng lượng điện trên toàn thế giới được sản xuất từ cácnhà máy thủy điện Tại Việt Nam vai trò của nhà máy thủy điện là rất quantrọng

Công thức đơn giản tính công suất của nhà máy thủy điện: Công suấtcủa một máy thủy điện được xác định bởi chiều cao của thác nước h, lưu

Trang 40

Thủy điện là nguồn năng lượng có thể hồi phục Năng lượng lấy được

từ nước phụ thuộc không chỉ vào thế năng mà cả vào sự khác biệt về độ caogiữa nguồn và dòng chảy ra Sự khác biệt về độ cao được gọi là áp suất.Lượng năng lượng tiềm tàng trong nước tỷ lệ với áp suất

Năng lượng thủy điện là nguồn năng lượng sạch, tạo được nguồn điệnrất lớn cho nhu cầu an ninh năng lượng, phục vụ tưới tiêu, góp phần phòngchống lũ cho vùng hạ lưu, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng núi, vùngdân tộc thiểu số, phát triển thủy sản, du lịch Tuy vậy, việc khai thác thủy điện

sẽ làm mất rừng, mất diện tích đất canh tác, làm thay đổi chế độ thủy văn,dòng chảy các lưu vực sông, mất nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất,ảnh hưởng đến hệ sinh thái sông, tình trạng tái định cư dẫn tới đời sống khókhăn đối với những người dân buộc phải di dời ra khỏi khu vực xây dựng nhàmáy…

2 Thủy điện và các vấn đề môi trường sinh thái

Sự phát triển của nhà máy thủy điện cũng có thể ảnh hưởng đến môitrường của dòng sông bên dưới Thứ nhất, nước sau khi ra khỏi tua – binthường chứa rất ít cặn lơ lửng, có thể gây ra tình trạng xối sạch lòng sông vàlàm sạt lở bờ sông Thứ hai, vì các tua – bin thường mở không liên tục, có thểquan sát thấy sự thay đổi nhanh chóng và bất thường của dòng chảy Theobáo cáo của Ủy ban Đập nước Thế giới (WCD), ở nơi nào đập nước lớn so

điện Sơn

Ngày đăng: 22/12/2018, 22:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w