1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 9

9 2,6K 55

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 72 KB

Nội dung

Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Ngày nay, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường rất bức xúc và nan giải như: Nạn cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất, rừng, tài nguyên khoáng sản, động thực vật… ạn ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng: ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn. Những tai biến của thiên nhiên: bão lũ, hạn hán, núi lửa, động đất… Hiện nay không ai trong chúng ta là không biết đến những biến đổi to lớn của môi trường đã và đang gây ra những hậu quả nguy hại và đe dọa đến sự sống của con người. Những biến đổi này là hậu quả bởi những tác động của con người trong quá trình tồn tại và phát triển xã hội gây ra. Tác động đó của con người bắt đầu từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình và mỗi xã hội. Và không chỉ thông qua các hoạt động kinh tế mà còn thông qua các hoạt động văn hóa, xã hội, du lịc, vui chơi giải trí... vì vậy giáo dục môi trường (GDMT) cũng cần phải được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, tất cả mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề đặc biệt là đối tượng học sinh trong trường học. Học sinh trong trường học là đối tượng phù hợp nhất của xã hội để GDMT vì các em đang trong quá trình phát triển thái độ, nhận thức và hành vi. Trong các môn học, Địa lý là môn học được coi là có nhiều cơ hội để GDMT vì nội dung môn học liên quan chặt chẻ đến môi trường thể hiện được các mối quan hệ địa lý cơ bản như: Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa tự nhiên với con người, giữa tự nhiên với kinh tế và giữa tự nhiên, kinh tế với con người. Khi khai thác để GDMT cần phải thể hiện một cách tự nhiên không gò bó, gượng ép và không ảnh hưởng đến thời gian, lượng kiến thức trọng tâm cũng như chương trình môn học.

Trang 1

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

TỔ SỬ -ĐỊA –ANH VĂN –MỸ THUẬT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG

DẠY HỌC ĐỊA LÍ 9 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :

Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người

Ngày nay, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường rất bức xúc và nan giải như:

Nạn cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất, rừng, tài nguyên khoáng sản, động- thực vật…

ạn ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng: ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn

Những tai biến của thiên nhiên: bão lũ, hạn hán, núi lửa, động đất… Hiện nay không ai trong chúng ta là không biết đến những biến đổi

to lớn của môi trường đã và đang gây ra những hậu quả nguy hại và đe dọa đến sự sống của con người Những biến đổi này là hậu quả bởi những tác động của con người trong quá trình tồn tại và phát triển xã hội gây ra Tác động đó của con người bắt đầu từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình và mỗi xã hội

Và không chỉ thông qua các hoạt động kinh tế mà còn thông qua các hoạt động văn hóa, xã hội, du lịc, vui chơi giải trí vì vậy giáo dục môi trường (GDMT) cũng cần phải được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, tất cả mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề đặc biệt là đối tượng học sinh trong trường học Học sinh trong trường học là đối tượng phù hợp nhất của xã hội để GDMT vì các em đang trong quá trình phát triển thái độ, nhận thức và hành vi

Trong các môn học, Địa lý là môn học được coi là có nhiều cơ hội để GDMT vì nội dung môn học liên quan chặt chẻ đến môi trường thể hiện được các mối quan hệ địa lý cơ bản như: Mối quan hệ giữa các thành phần

tự nhiên, giữa tự nhiên với con người, giữa tự nhiên với kinh tế và giữa tự nhiên, kinh tế với con người

Khi khai thác để GDMT cần phải thể hiện một cách tự nhiên không

gò bó, gượng ép và không ảnh hưởng đến thời gian, lượng kiến thức trọng tâm cũng như chương trình môn học

Trang 2

Bởi vậy bảo vệ môi trường là một trong những mối quan tâm mang tính toàn cầu Ở nước ta việc bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc Vì thế việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học phổ thông là rất cần thiết Để định hướng cho việc triển khai nhiệm vụ giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng bộ tài liệu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp Song thực tế việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường hiện nay còn gặp nhiều khó khăn Ở bộ môn Địa lí với những đặc thù riêng, việc tích hợp này phải vừa đảm bảo tính khoa học, tính lôgic của bộ môn vừa lồng ghép được nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các tiết dạy cụ thể Vì thế để có thể có được một tiết dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao mà không mất đi tính khoa học, tính hệ thống kiến thức địa lí, đó mới là vấn đề

Chính vì những lí do đó mà tôi hết sức băn khoăn làm thế nào để tích hợp, lồng ghép việc bảo vệ môi trường vào tiết học đạt hiệu quả cao nhất.Tôi đã thống nhất chọn một số bài địa lí 9 để minh họa cho tiết dạy lồng ghép việc bảo vệ môi trường Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện , tôi vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định rất mong được sự góp ý, chia sẻ của các bạn đồng nghiệp

II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN

Con người và môi trường luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được thực hiện thông qua nhiều hoạt động khác nhau Để đáp ứng nhu cầu của mình , con người ngày càng tác động sâu sắc vào tự nhiên , nhiều khi làm cho nó ngày càng biến đổi theo chiều hướng xấu đi và bất lợi hơn

Hiện nay để tiến hành CNH-HĐH chúng ta càng tác động mạnh mẽ hơn bao giờ hết vào tự nhiên và môi trường để lại hậu quả đau đớn cho cả tự nhiên và con người không phải một mà là nhiều thế hệ Những vấn đề đó thể hiện ở từng địa phương với những mức độ khác nhau , đòi hỏi chúng ta phải

có những chính sách hợp lí

III/ CƠ SỞ THỰC TIỄN

Những vấn đề nóng bỏng về môi trường và cuộc sống bền vững đang diễn ra khắp nơi trên Trái Đất và bất cứ nơi nào cũng có vấn đề cần giải quyết , những vấn đề trước mắt và cấp bách về môi trường Các hiện tượng tàn phá môi trường liên tục xảy ra ở mỗi địa phương như :Đốt rừng , khai thác bừa bãi một số tài nguyên rừng , khoáng sản làm cho rừng bị tàn phá nhanh chóng , sự ô nhiễm môi trường nước,không khí , biển , sự tàn phá các

di tích , các cảnh quan thiên nhiên ….đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái cục bộ , làm cho môi trường từng địa phương cũng biến đổi nhanh chóng Tất cả những vấn đề này đặt ra cho nhân dân ở mỗi địa phương nỗi băn khoăn lo lắng,về trách nhiệm của thế hệ hôm nay với thế hệ mai sau.ở

Trang 3

nước ta trong các cuộc hội thảo khoa học về môi trường và giáo dục môi trường đã đưa ra nhiều biện pháp , trong đó vấn đề tuyên truyền giáo dục môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân ở địa phương là điều có ý nghã quan trọng , trong đó việc gióa dục cho hs ở trường phổ thông là một chiến lược lâu dài vì các em đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay sẽ là những chủ nhân tương lai của quê hương đất nước mai sau

IV/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :

1/ Những thuận lợi và khó khăn của việc dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn địa lí 9:

A/ Khó khăn:

Đối với giáo viên: giáo viên còn lúng túng trong việc triển khai dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường

Việc lông ghép GDMT vào các bài học trên lớp cũng có thể gây nhiều khó khăn cho giáo viên: Sợ ảnh hưởng đến trọng tâm bài học, đến thời lượng và khó khăn trong việc thu thập các tài liệu, tranh ảnh Do vậy nhiêu giáo viên có tâm lý ngại áp dụng Muốn đạt được hiệu quả cao, người giáo viên cần phải có ý thức mình không chỉ là một giáo viên mà còn là một nhà GDMT để từ đó có ý thức tìm hiểu các kiến thức về môi trường, nắm vững các phương pháp GDMT và đặc biệt là có tâm huyết, lòng say mê và tình yêu đối với nó

Đối với học sinh:

- Chưa có những kiến thức cơ bản về môi trường

- Chưa có ý thức về việc bảo vệ môi trường

B/ Thuận lợi:

Môn Địa lí có nhiều thuận lợi trong việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh hơn các môn học khác

Có nhiều đơn vị bài có nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề môi trường

Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường dễ vận dụng tích hợp trong một số bài học đặc biệt là các bài về dân cư- xã hội, kinh tế và điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên

III/ Những nguyên tắc cơ bản tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở môn Địa lí 9:

1/ Nguyên tắc chung:

Chỉ tích hợp ở những bài, những phần có nội dung liên quan đến môi trường

Đảm bảo tính khoa học, kiến thức trọng tâm của bộ môn, không biến giờ học thành một giờ giáo dục bảo vệ môi trường

Không lạm dụng quá nhiều kiến thức về môi trường dẫn đến quá tải

Trang 4

2/ Nguyên tắc cụ thể:

Tập trung vào những kiến thức trọng tâm của bài

Hệ thống câu hỏi cho nội dung bài học phải khoa học, hợp lí

Khai thác các vấn đề liên quan đến môi trường nhằm hình thành ở các em ý thức và hành vi bảo vệ môi trường

3/ Khâu chuẩn bị:

Tham khảo các tài liệu liên quan đến môi trường

Hệ thống hóa kiến thức trong sách giáo khoa có thể giáo dục bảo vệ môi trường

Thu thập các số liệu, hình ảnh minh họa, sơ đồ phù hợp với nội dung bài học

IV/ Hướng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Địa lí 9:

Trong chương trình Địa lí 9 có nhiều bài học có nội dung liên quan đến vấn đề môi trường đó là những thuận lợi tạo điều kiện cho giáo viên có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường Khi dạy các bài này ngoài những kiến thức trọng tâm cần truyền đạt cho học sinh giáo viên cần phải khai thác những khía cạnh khác nhau của vấn đề để giáo dục BVMT

Ví dụ ở bài Dân số và sự gia tăng dân số

Khi dạy mục II: Gia tăng dân số ngoài việc cung cấp cho HS những thông số về tỉ lệ gia tăng tự nhiên và hiện tượng dùng nổ dân số ở nước ta

GV cần phân tích để HS hiểu được dân số đông và gia tăng nhanh đã gây sức ép đối với tài nguyên và môi trường: làm gia tăng tốc độ khai thác và sử dụng tài nguyên, ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng Từ đó, giáo dục cho các em ý thức chấp hành các chính sách của Nhà nước về dân số và môi trường Qua đó các em có thể tuyên truyền ý nghĩa của việc kế hoạch hóa gia đình đến những người xung quanh góp 1phần vào việc giảm sức ép của dân số đến TN-MT

Hoặc ở bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản.

Đây là bài có nhiều nội dung kiến thức liên quan đến tài nguyên môi trường( trên cạn, dưới nước) ở nước ta Việc lồng ghép vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường là cần thiết Ở bài này giáo viên có thể lồng ghép ở 2 mục: mục I/1: tài nguyên rừng và mục II/ 1: Nguồn lợi thủy sản

Theo cá nhân tôi, khi dạy bài này giáo viên cần:

a Về kiến thức:

Mục I/ 1: Tài nguyên rừng:

HS biết được rừng ở nước ta có nhiều loại, có nhiều tác dụng trong đời sống sản xuất Song tài nguyên rừng ở nhiều nơi của nước ta đã bị khai thác cạn kiệt, tỉ lệ đất có rừng che phủ thấp( độ che phủ chung toàn quốc là 35%), gần đây diện tích rừng đã tăng

Trang 5

Mục II/1: Nguồn lợi thủy sản: Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên và TNTN thuận lợi để phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản song ở nhiều vùng ven biển môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm nhanh

b Về phương tiện, đồ dùng học tập:

- Tranh ảnh minh họa về việc khai thác tài nguyên rừng và thủy sản

- Tranh ảnh về môi trường vùng ven biển và vùng núi

c Thực hiện:

Hệ thống câu hỏi lồng ghép:

Mục I/ 1: Tài nguyên rừng

- Em hãy cho biết thực trạng rừng Việt Nam hiện nay?

- Tình hình khai thác và chế biến lâm sản hiện nay?

Những trường học ở vùng núi chúng ta có thể cho HS liện hệ thực tế việc khai thác rừng ở địa phương mình từ đó lồng ghép vấn đề giáo dục bảo

vệ TN-MT với câu hỏi:

Từ thực tế ở địa phương mình, theo em tại sao chúng ta phải vừa khai thác, vừa trồng và bảo vệ rừng?

Qua đó, HS nhận thấy việc chặt phá rừng bừa bãi không chỉ tác động đến môi trường tự nhiên mà còn ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân ở địa phương Từ đó giáo dục cho các em ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, không đồng tình với các hành vi chặt phá rừng, săn bắt chim thú

Mục II/ 1: Nguồn lợi thủy sản:

Vai trò của ngành thủy sản?

Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản ở nước ta?

Hiện nay chất lượng môi trường vùng ven biển ở nước ta như thế nào?

Có ảnh hường gì đến việc nuôi trồng thủy sản?

Đối với những trường học ở vùng ven biển Gv cho HS liên hệ thực

tế ở địa phương để HS nhận thấy được chất lượng môi trường vùng biển suy giảm rất nhanh bởi việc khai thác, đánh bắt cá bằng thuốc nổ, cũng như chất thải sinh hoạt, đô thị … Sau đó Gv có thể hỏi: Từ thực tế ở địa phương mình, theo em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên dưới nước?

Từ đó giáo dục cho HS thái độ không đồng tình với những hành vi dùng thuốc nổ, điện để khai thác, đánh bắt cá, ý thức bảo vệ môi trường bằng việc không vứt rác bừa bãi xuống sông suối, ven biển

Bài 28: Vùng Tây Nguyên

Đây là bài học tìm hiểu về đặc điểm vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư xã hội của một vùng Với tiết học này ta có thể lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường ở phần II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Trang 6

Ở mục này Gv cần cho HS nhận thấy vùng Tây Nguyên có lợi thế để phát triển kinh tế: địa hình cao nguyên, đất badan, rừng chiếm diện tích lớn Tuy nhiên việc chặt phá rừng để làm nương rẫy, trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang dã đã tác động xấu đến môi trường Từ đó giúp Hs nhận thấy

sự cần thiết phải bảo vệ môi trường tự nhiên, khai thác hợp lí tài nguyên, đặc biệt là thảm thực vật rừng Qua đó, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên chính là bảo vệ môi trường sống của con người, của xã hội loài người

Ví dụ : Khi GV dạy đến mục II phần tài nguyên thiên nhiên

Sau khi giáo viên cho học sinh kể các loại tài nguyên, giáo viên có thể đặt vấn đề:

Câu 1: Theo em tài nguyên nào là tài nguyên có thể bị hao kiệt?

Học sinh: Đất, Rừng , khoáng sản

Câu 2: Em hãy chỉ ra những dấu hiệu suy thoái tài nguyên đất và tài

nguyên rừng nếu bị khai thác không hợp lý và khai thác quá mức?

Học sinh lấy ví dụ: Đất bị bạc màu, xói mòn, hoang mạc hóa, Rừng

bị phá một cách bừa bãi

Câu 3: Muốn bảo vệ tài nguyên khỏi bị hao kiệt thì chúng ta cần

phải làm gì?

Học sinh:

- Bảo vệ và trồng rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn

- Nghiêm cấm việc chặt phá rừng và săn bắt động vật

- Có biện pháp cải tạo đất xấu

V / CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Để lựa chọn được những hình thức và phương pháp thích hợp trong việc giáo dục môi trường địa phương nhằm đạt hiệu quả cao cần dựa vào các

cơ sở sau đây;

Dựa vào đặc thù của bộ môn địa lý

Dựa vào các loại bài dạy địa lý

Dựa vào đặc điểm đối tượng giáo viên và học sinh ở địa phương Dựa vào điều kiện cụ thể của trường ở địa phương và gia đình học sinh

Việc lựa chọn các kiến thức về môi trường và bảo vệ moi trường để liên hệ trong bài dạy địa lý Việt nam được tiến hành theo sơ đồ khái quát sau

Trang 7

Các phương pháp và ví dụ cụ thể

1 Phương pháp đàm thoại gợi mở:

Là phương pháp trao đổi liên tục giữa thầy và trò với những câu hỏi theo cấp độ nhỏ, trong đó thầy hởi với mục đích kích thích học sinh suy nghĩ, vừa gợi ý để học sinh trả lời trong phương pháp đàm thoại gợi mở, sự tham gia của học sinh có nhiều mức độ, điều đó tùy thuộc mục đích của đàm thoại

Ví dụ : Ở bài 2 địa lí 9 : Dân số và gia tăng dân số

Giáo viên có thể dặt các câu hỏi gợi mở để giúp học sinh liên hệ tìm hiểu địa phương

1/ Dân số của địa phương em là bao nhiêu? Tỉ lệ gia tăng dân số là bao nhiêu

2/ tình hình gia tăng dân số như vậy sẻ dẫn đến hậu quả gì, đặc biệt

là đối với môi trường

3/ Phải làm gì để giảm tỉ lệ tăng dân số

2 Phương pháp trực quan;

Trong dảng giạy địa lý việc sử dụng các phương tiện trực quan có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng học sinh chỉ có thể quan sát được một phần nhỏ các đối tượng địa lý xung quanh, còn phần lớn các đối tượng học sinh chỉ có thể hình dung ra được nhờ phương tiện trực quan Phương tiện trực quan bao giờ cũng có hai chức năng, vừa là đồ dùng để minh họa vừa là nguồn tri thức Nếu trong quá trình học tập học sinh sử dụng đồ dùng trực quan để tìm hiểu khai thác kiến thức thì có thể coi như một phương pháp

Các nguyên tắc lựa chọn kến thức môi trường địa lý địa địa

phươngphương

Các kiến thức về bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường

địa phương lựa chọn

Đưa vào bài dạy nội

lkhoas Đưa vào hoạt độngngoại khóa

Các hoạt động thực tế

Trang 8

còn nếu như chỉ sử dụng một đồ dùng minh họa thì đó là một phục vụ cho phương pháp dùng lời

Để liên hệ kiến thức bài học chính với thực tế môi trường địa phương nhằm mục dích giáo dục mooi trường cho học sinh thì việc sử dụng phương pháp trực quan mang lại hiệu quả cao

Ví dụ: khi dạy bài vùng tây nguyên.

Giáo viên có thể cho học sinh thấy rằng diện tích rừng ở tây nguyên hiện nay đang suy giảm, liên hệ với diện tích rừng ở địa phương các em đang ở và nêu cho các em một số câu hỏi mở

1 do đâu mà diện tích rừng của Việt nam và của địa phương ta giảm

2 khi mất rừng sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

3 Phải làm gì để bảo vệ rừng?

Tóm lại, khi dạy bộ môn Địa lí 9 chúng ta có thể linh hoạt đưa ra những câu hỏi dẫn dắt, liên hệ thực tế ở địa phương để lồng ghép một cách hợp lí và khai thác khả năng nhận biết, sáng tạo, tư duy của học sinh qua đó các em thấy được ý nghĩa, sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên

3 Trang bị đầy đủ tài liệu tích hợp giáo dục môi trường cho hs

Trong quá trình dạy học Địa lí , việc tích hợp giáo dục môi trường cho hs đòi hỏi cần có nhiều tài liệu để cho hs có thể lĩnh hội kiến thức và tham khảo về vấn đề quan trọng cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường.Giáo viên cần trang bị cho mình và học sinh những tài liệu liên quan đến môi trường đề hs dễ dàng hình thành kiến thức hơn

4 Tìm tranh ảnh ,hình ảnh về môi trường cho học sinh quan sát

tìm hiểu để hs thấy được tác hại của việc ô nhiễm môi trường biển , sông … Qua đó hs có thể thấy được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường , từ đó có thể tuyên truyền cho mọi người cùng bảo vệ môi truờng với mình

5 Phát huy vai trò chủ động ,tính tích cực của học sinh trong tiết học

Trong quá trình dạy học việc tích hợp giáo dục môi trường cần phải làm như

thế nào đó phải phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học , làm cho hs thấy ham muốn , thích thú trong khi học , cho hs thấy đượcviệc bảo vệ môi trường luôn cần thiết và cần làm trước hết

VI/KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Giáo dục môi trường thông qua môn Địa lý là một việc làm thiết thực

và có ý nghĩa Nó không chỉ giúp học sinh xác lập được mối quan hệ giữa tự nhiên với phát triển kinh tế, giữa tự nhiên với con người và giữa tự nhiên, kinh tế với con người mà còn giáo dục được cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên ở xung quanh

Trang 9

Việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Địa Lí nói

chung và môn Địa lí 9 nói riêng là hết sức cần thiết Song khi triển khai vấn

đề bảo vệ môi trường trong một số tiết học vẫn còn nhiều hạn chế nhất định Qua kinh nghiệm rất mong được sự góp ý chân thành từ các đồng nghiệp để việc lồng ghép, tích hợp vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các tiết dạy đạt hiệu quả cao

Người viết

LÊ THỊ THÚY HẰNG

Ngày đăng: 30/05/2015, 11:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w