1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Khoa học lớp 5 (1)

25 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Muốn vậy phải có những phương pháp giáo dục hợp lý, phù hợp với đốitượng học sinh, đa dạng về hình thức nhằm nâng cao chất lượng; giáo dục chotrong một môi trường đồng b

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO TÂY GIANG

TRƯỜNG PTDT BT THCS NGUYỄN BÁ NGỌC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài: “BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH QUA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐỘI, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG BÁN TRÚ THCS ”

Tác giả: Lê Văn Chinh.

Chức vụ: Giáo viên Tổng phụ trách Đội.

Đơn vị: Trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc.

Huyện: Tây Giang, Quảng Nam.

PHẦN I TÊN ĐỀ TÀI:

T©y Giang, th¸ng 05/2013

Trang 2

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINHQUA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐỘI, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI

GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG BÁN TRÚ THCS

PHẦN II ĐẶT VẤN ĐỀ:

1 Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:

“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, cóđạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩmchất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ tổ quốc” (Luật Giáo dục 2005) Hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp

đổi mới toàn diện và sâu sắc, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triểnkinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001-2020 theo Nghị Quyết TW 2 (khoá VIII)của Đảng đã khẳng định: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá” Đểtiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người,nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội,xây dựng đất nước Muốn vậy phải phát triển giáo dục “Coi giáo dục là quốcsách hàng đầu” mà “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người” Như vậy conngười được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp học sinh hôm nay sẽ lànhững chủ nhân tương lai của quê hương, đất nước

Đáp ứng yêu cầu về con người, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung vàgiáo dục học sinh THCS nói riêng có nhiệm vụ đào tạo ra những con người cótính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá, đặc biệt phải có lòngnhân ái, yêu đất nước Trong đó giáo dục là nền tảng nhằm giúp học sinh hìnhthành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trítuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên phổ thông trung học phổthông hoặc học nghề

Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta phải chú trọng đến chất lượng giáodục Muốn vậy phải có những phương pháp giáo dục hợp lý, phù hợp với đốitượng học sinh, đa dạng về hình thức nhằm nâng cao chất lượng; giáo dục chotrong một môi trường đồng bộ nghĩa là phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cáclực lượng giáo dục trong nhà trường Trong số các lực lượng giáo dục cần đặc

Trang 3

biệt chú ý đến là tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh và Ban hoạt động giáo dụcNgoài giờ lên lớp (HĐ GD NGLL) vì nó có vị trí rất quan trọng, tổ chức Đội vàBan HĐ GD NGLL là những lực lượng hỗ trợ tích cực với nhà trường, cùng nhàtrường thực hiện nội dung, mục tiêu giáo dục

2 Tóm tắt những thực trạng liên quan đến đề tài:

Trong những năm qua vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và ởhuyện Tây Giang nói riêng được đánh giá là vùng trũng về kinh tế, giáo dục vàvăn hóa Việc đảm bảo chất lượng giáo dục ở miền núi được xem là vấn đề nangiải với các cấp, các ngành và các trường học trên địa bàn miền núi

Giáo dục miền núi nằm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực miềnnúi Việc đầu tư và nâng cao chất lượng giáo dục ở đây thực sự đã trở thànhnhiệm vụ trọng tâm không chỉ đối với riêng ngành giáo dục mà còn cần phải cósự phối hợp của nhiều ban ngành, đoàn thể khác ở các địa phương miền núi Ởnhiều vùng miền núi vẫn còn diễn ra tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học giữachừng Nguyên nhân chính diễn ra tình trạng này chủ yếu là do gia đình khókhăn, học sinh miền núi phần lớn mang tâm lý ỷ lại và chưa nhận biết được lợiích của việc học; một số học sinh không tiếp thu được kiến thức sinh ra tâm lýchán nản, nội dung và chương trình sách giáo khoa còn quá tải đối với học sinhmiền núi Ngoài ra cơ sở hạ tầng phục vụ cho công việc học và dạy của giáo viên

và học sinh còn thiếu thốn, hệ thống trường lớp chưa đảm bảo, các khu nội trú vàbán trú cho học còn thiếu thốn Đặc biệt ở một số nơi còn diễn ra tình trạng họcsinh không chịu đến trường sau các kì nghỉ buộc giáo viên phải đến tận nhà vậnđộng các em trở lại trường Một thực tế đáng buồn ở các vùng miền núi là vậnđộng học sinh tới trường đã khó, giữ chân các em còn khó hơn

Nếu không có những giải pháp tích cực trong việc nâng cao chất lượnggiáo dục miền núi thì tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở miền núi sẽ còn xuấthiện nhiều Theo đó nguồn nhân lực ở miền núi thiếu nghiêm trọng ảnh hưởngđến sự phát triển kinh tế-xã hội miền núi

3 Lí do chọn đề tài:

Xuất phát từ yêu cầu nói trên và yêu cầu thực tế về việc nâng cao chấtlượng học tập của học sinh, với chức trách nhiệm vụ của một người làm công tácĐội và hoạt động GD NGLL ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS (PTDT

BT THCS), tôi đã chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng học tập của

Trang 4

học sinh qua một số hoạt động của Đội, HĐ GD NGLL ở trường bán trú THCS”.

4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài:

4.1 Phạm vi đề tài:

Với địa hình và việc đi lại gặp nhiều khó khăn, bản thân không đủ điềukiện để đến các trường học khác để nghiên cứu nên tôi chỉ nghiên cứu trongphạm vi Trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc, xã Bhalêê, Tây Giang

4.2 Thời gian nghiên cứu:

Thực hiện đề tài trong Năm học 2012-2013

PHẦN III CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Nhiệm vụ cơ bản của nhà trường là hoạt động dạy học Đối tượng dạy học

là con người (học sinh) Người dạy học là giáo viên, chỉ đạo dạy học chính làtruyền đạt lại những kiến thức, kĩ năng mà bản thân mỗi người giáo viên đã tíchluỹ được qua học tập và kinh nghiệm của cuộc sống

Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực conngười Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công củacông cuộc phát triển đất nước Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quantrọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu pháttriển kinh tế - xã hội Đảng và nhà nước luôn quan tâm và chú trọng đến giáodục Trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì THCS là bậc học nối tiếp bậc họcTiểu học với bậc Trung học phổ thông (THPT), nó có ý nghĩa vô cùng quantrọng là bước tiếp tục hình thành nhân cách con người, cũng là bậc học giúp họcsinh hình thành những kỹ năng cơ bản, những cơ sở cho sự phát triển đúng đắn

và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ để học sinh tiếp tục học lênTHPT Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu vàsự hiểu biết nhất định về nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểuđược về tâm sinh lí của học sinh, về nhu cầu hoạt động, sinh hoạt vui chơi và khảnăng của học sinh Đồng thời người dạy có khả năng sử dụng một cách linh hoạtcác phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, giáo dục phù hợp với đối tượnghọc sinh nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục

Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phải căn cứ vàonhững nhận thức mới của học sinh về đạo đức, học tập và rèn luyện, hoạt động

Trang 5

vui chơi giải trí ở các em; phải tổ chức, thiết kế và những hoạt động mới lạ, hấpdẫn thu hút học sinh tham gia

Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là thể hiện vai tròchủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức Nhiều năm nay,các phong trào của Đội, và HĐ GD NGLL thực sự đã thu hút đông đảo học sinhtham, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao Hoạt động Đội -NGLL còn là cầu nối giữa nhà trường và xã hội, góp phần thực hiện nguyên lýgiáo dục của Đảng

PHẦN IV CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Học sinh con em đồng bào các dân tộc miền núi đa số các em đều là con

em các gia đình dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện kinh tế vôvùng thiếu thốn Ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, mối quan hệ giữa gia đình

và nhà trường cũng chưa có hoặc thiếu chặt chẽ và thường xuyên Trong khi tỷ lệ

hộ nghèo cao, nhiều gia đình khó có điều kiện đầu tư nên con em học tập tronghoàn cảnh khó khăn (thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu điều kiện học tập), gia đình chưaquan tâm đến việc học của con em nên các em rất dễ nghỉ học, bỏ học Bên cạnhđó, là những hạn chế trong sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên

bộ môn với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và Ban đại diện cha mẹ họcsinh trong việc giáo dục học sinh yếu kém, học sinh cá biệt

Ngoài ra thì các em còn phải đi rừng, đi rẫy để phụ giúp việc với gia đình,có hiện tượng học sinh nghỉ học một hoặc hai tuần vào dịp mà nhu cầu về laođộng có tính cấp bách như phát nương, tỉa lúa Bên cạnh đó do chưa hiểu hếtđược lợi ích của việc học tập, xem nhẹ việc học nên nhiều em rất lười học, haynghỉ học nhất là các ngày đầu tuần và cuối tuần Điều này đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến chất lượng giáo dục và việc duy trì số lượng học sinh trên lớp hằngngày, cũng như số lượng học sinh bỏ học giữa chừng

Đặc biệt ở một số nơi còn diễn ra tình trạng học sinh không chịu đếntrường sau các kì nghỉ buộc giáo viên phải đến tận nhà vận động các em trở lạitrường Một thực tế đáng buồn ở các trường vùng miền núi là vận động học sinhtới trường đã khó, giữ chân các em còn khó hơn

Nguyên nhân chính diễn ra tình trạng này chủ yếu là do gia đình khó khăn,học sinh miền núi phần lớn mang tâm lý thích đi kiếm tiền hơn là đi học, họcsinh không tiếp thu được kiến thức sinh ra tâm lý chán nản, nội dung và chương

Trang 6

trình sách giáo khoa còn quá tải đối với học sinh miền núi Ngoài những nguyênnhân trên có một nguyên nhân cơ bản nữa là các em còn thiếu những sân chơi bổích đáp ứng nhu cầu của các em nên các em cũng ít ham thích đến trường.

Thực trang chung các trường ở miền núi nói chung và huyện Tây Giangnói riêng thì các trường học ít quan tâm đến nhu cầu sinh hoạt vui chơi của các

em, những hoạt động Đội, HĐ GD NGLL vẫn chưa thật sự thu hút các em ở lạitrường, chưa ham thích đến trường Không ít giáo viên bị ảnh hưởng nặng nề bởiphương pháp dạy học truyền thống, đặt nặng chuyên môn mà xem nhẹ hoạt độngĐội, HĐ GD NGLL để tạo những sân chơi bổ ích cho các em để thu hút các emđến trường Bởi những hoạt động này là một trong những nhân tố tích cực góp

phần làm cho các em thấy rằng “mỗi ngày ngày đến trường là một ngày vui”,

làm cho các em ham thích đến trường, cảm thấy hứng thú khi ở lại khu nội trúcủa nhà trường Chính điều này đã hạn chế tối đa việc học sinh thường thườngvắng học hay bỏ học, điều này góp phần lớn vào việc nâng cao chất lượng giáodục trong nhà trường

Trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc là trường phổ thông dân tộcbán trú đóng trên địa bàn xã Bhalêê, hằng năm có từ 200 đến gần 280 em họcsinh là con em của đồng bào dân tộc Cơtu ở lại ăn ở, sinh hoạt trong khu nội trúnhà trường

Thực tiễn từ năm học 2011 - 2012 trở về trước công tác giáo dục giá trị

sống, kỹ năng sống của nhà trường còn yếu và thiếu, còn nhiều hạn chế lớn, cụthể là:

1 BGH trường, giáo viên và các lực lượng giáo dục trong nhà trường:

BGH trường, các lực lượng giáo dục trong nhà trường (Liên đội, Ban HĐ

NGLL) chưa có những giải pháp cụ thể chưa thể hiện sự quan tâm và đề cao

đúng mức đến vấn đề hạn chế học sinh thường vắng học Các lực lượng giáo dụckhác trong nhà trường do nặng về công tác chuyên môn nên công tác vận độnghọc sinh đi học đều vẫn còn xem nhẹ

Liên đội nhà trường, Ban HĐ GD NGLL mặc dù đã tổ chức được nhiềuhoạt động, song vấn đề hạn chế học sinh hay vắng học, bỏ học cũng chưa cóđược những hoạt động cụ thể, nhất là học sinh ở khu nội trú nhà trường

Ban quản lý nội trú cũng chưa tổ chức được những buổi sinh hoạt, haynhững sân chơi cho các em, có chăng chỉ là những buổi họp nội trú Trong các

Trang 7

buổi họp thì tuyên dương, khen thưởng, khích lệ thì ít mà la mắng, kiểm điểm thìnhiều làm cho các em cảm thấy chán nản khi ăn ở, sinh hoạt ở khu nội trú

Bên cạnh đó trong quá trình giảng dạy, cách kiểm tra đánh giá, cho điểmcủa một số giáo viên là kiểm tra và ghi điểm vào sổ mà không cho học sinh biết,có giáo viên khi kiểm tra miệng thì cũng không đọc điểm số cho học sinh biết,như vậy thì các em thấy rằng kết quả học tập, điểm số của các em chưa được ghinhận và tuyên dương đúng mức, chưa thấy thành tích học tập của mình được ghinhận đúng lúc

Với thực tiễn như trên thì hằng tuần, nhất là số lượng học sinh vắng họcvào các ngày đầu tuần, cuối tuần rất nhiều, học sinh ở nội trú thì thường bỏ về

nhà vào các ngày thứ 6, thứ 7 (có em ngày thứ 5 đã bỏ về), đến chiều thứ 2 hoặc

sáng thứ 3 mới đến trường như vậy ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập, sinhhoạt ở khu nội trú của các em Thiết nghĩ có tình trạng như vậy vì các em cònthiếu những sân chơi bổ ích, các em chưa thật sự ham thích và say mê học tập ởtrường

2 Đối với học sinh:

Qua tìm hiểu tôi nhận thấy thực trạng học sinh nhà trường như sau:

- Với đặc thù là học sinh người dân tộc thiểu số nên các em thích sống tự

do, không thích bị ràng buộc bởi nền nếp, quy định của nhà trường hay khu nộitrú Các em cũng chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc học nên các em cũng chưathật sự có động cơ và sự cố gắn vươn lên trong học tập

- Do đã quen với lối sống tự do ở bản làng nên khi vào ăn ở, sinh hoạttrong khu nội trú với một thời gian biểu dày đặc như: thể dục buổi sáng, đi học,tự học ở khu nội trú, lao động, tự học trên lớp… làm cho các em cảm thấy bị gòbó, tù túng và đặc biệt là thiếu những hoạt động vui chơi giải trí dành cho họcsinh nội trú; các em ở ngoài cũng khi về bản làng sinh hoạt thì cũng thiếu cáchoạt động văn hóa, văn nghệ cho các em

- Tâm lý các em, nhất là các em lớp 6, lớp 7 còn cảm thấy nhớ gia đình,nhớ bố mẹ nên các em thường bỏ học, về thăm nhà

- Có những học sinh do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên không thể

lo cho các em đầy đủ những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt và học tập như:Bút, thướt, khăn quàng, kem đánh răng, xà phòng… nên buộc các em phải vềnhà để lao động kiếm tiền lo cho sinh hoạt của mình

Trang 8

Với những thực trạng như đã nêu trên dẫn đến chất lượng học tập chưađược như mong muốn; niềm say mê học tập và động cơ để các em tự học bài,làm bài tập ở nhà của các em rất ít.

PHẦN V NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

Năm học 2012-2013, với kinh nghiệm hơn 8 năm công tác ở địa bànhuyện Tây Giang, nắm được tâm tư, nguyện vọng của các em, nhất là hiểu đượcnhu cầu sinh họat vui chơi của các em tôi đã cùng các lực lượng giáo dục trongnhà trường đưa ra một số biện pháp để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục,

Để tuyên dương, khen thưởng kịp thời và khích lệ tinh thần học tập, hoạt

động của học sinh, tôi đã xây dựng Kế hoạch tổ chức chương trình “Xổ số học

tốt hằng tuần” với những nội dung và hình thức như sau: (Có kế hoạch cụ thể

kèm theo ở phần phụ lục):

1 1 Nội dung chương trình:

Những học sinh có điểm trong quá trình học tập trên lớp từ điểm 8 đến

điểm 10 (bao gồm điểm kiểm tra miệng, điểm kiển tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết,

điểm thi…) thì được công nhận là “điểm học tốt” Khi đã có “điểm học tốt” thì

Ban chi huy chi đội sẽ phụ trách việc cập nhật điểm học tốt vào danh sách (theo

mẫu, có xác nhận của GV bộ môn và GVCN) Cuối tuần, BCH chi đội sẽ đến

phòng Đội gặp Ban chi huy liên đội và TPT Đội để nhận phiếu và phát chonhững em đạt được điểm học tốt Mỗi điểm hệ số 1 sẽ được phát 1 Phiếu học tốt,điểm hệ số 2: 2 phiếu, điểm hệ số 3: 3 phiếu

Bên canh đó, những học sinh dù không đạt được điểm học tốt nhưng nếucó tinh thần phát biểu xây dựng bài, chuẩn bị bài cũ tốt, được giáo viên bộ mônghi nhận cũng sẽ được được phát phiếu học tốt

Trang 9

Sau thời gian khoảng 2 tuần hoặc khi đã phát hành đủ số phiếu trong một

đợt sẽ tiến hành xổ số (khoảng từ 300- 500 phiếu/đợt).

1.2 Phiếu học tốt:

* Mô tả: Phiếu học tốt được thiết kế gồm 2 liên, liên 1 giữ lại để xổ số,

liên 2 được phát cho học sinh đạt được điểm học tốt để ghi nhận thành tích họctập , hoạt động của các em và để tham gia chương trình xổ số Trong 1 phiếu họctốt cần có những nội dung:

- Số : Được đánh trực tiếp trên phiếu từ số 001 đến hết số phiếu trong 1

đợt (Thường đến số 500).

- Ngày phát hành, đợt: Điền ngày in phiếu và đợt phát hành để tránh lẫn

lộn giữa đợt này và đợt khác và để tránh trường hợp học sinh sử dụng 1 phiếutrong nhiều lần xổ số

- Họ tên, môn học tốt: Học sinh được nhận phiếu điền tên và môn đạt

được điểm học tốt để tránh lẫn lộn phiếu giữa học sinh này với học sinh khác vàđể giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm giám sát điểm học tốt đó có đúngkhông

Việc in phiếu học tốt cũng không kém phần quan trọng, bởi nếu chúng tađiền phiếu một cách thủ công thì sẽ tốn rất nhiều thời gian Để tiết kiệm thời gian

thì phải sử dụng chương trình Mail Merge (trộn thư) trong Microsoft Office Word thì in sẽ rất nhanhh chóng Để phân biệt rõ phiếu của từng đợt thì nên in

mỗi đợt bằng một màu giấy khác nhau

Trang 10

1.3 Hình thức xổ số:

Sau khi đã phát hành hết 1 đợt phiếu thì tiến hành xổ số, thời gian tổ chứcđược lồng ghép trong chương trình chào cờ vào sáng thứ 2 và chiều thứ 2 hằngtuần

Khi xổ số thì cho tất cả liên 1 của phiếu học tốt được cho vào thùng phiếu.Trong mỗi lần xổ số, sẽ chọn 02 em học sinh bất kì lên tham gia bắt thăm cácgiải, phiếu nào có số phiếu trùng với số phiếu được bắt thăm từ thùng phiếu ra sẽ

trúng thưởng Trong một đợt xổ số gồm có 1 giải nhất (trị giá 50.000 đ) , 1 giải nhì (trị giá 40.000 đ), 2 giải ba (trị giá 30.000 đ/giải), (trị giá 20.000 đ/giải).

Kinh phí để trao giải do nhà trường hỗ trợ từ kinh phí khen thưởng và từ nguồn

thu của quỹ Đội (Do đội viên đóng góp, thực hiện kế hoạch nhỏ-lấy đót bán).

Giải thưởng không trao bằng tiền mặt mà được mua những vật dụng cầnthiết phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt cho các em để làm phần thưởng như:Vải áo trắng, mũ, bút, bút xóa, vở, thướt kẻ, khăng quàng, xà phòng tắm, dầu gọiđầu… Điều này còn khắc phục được tình trạng nhiều em học sinh nghèo khôngcó tiền để trang trải cho việc học tập, sinh hoạt của mình

Trao giải chương trình “Xổ số học tốt”

Thực trạng hiện nay, việc nhà trường hay liên đội khen thưởng cho họcsinh có kết quả học tập, hoạt động tốt chưa kịp thời, thường chỉ thực hiện vàocuối năm học và những học sinh được khen thưởng là những học sinh thật sự họckhá, giỏi Với hình thức xổ số học tốt và khen thưởng với hình thức này thì tất cảhọc sinh đều có cơ hội trúng thưởng, nếu một học sinh có thành tích học tập ởmức độ trung bình thậm chí yếu nhưng nếu các em chỉ cần học thuộc bài một lần

Trang 11

hay có tinh thần làm bài tập, phát biểu xây dựng bài một lần thì các em sẽ có cơhội được khen thưởng Điều này còn có một ý nghĩa rất lớn nữa là giúp các emcó học lực trung bình, yếu không cảm thấy tự ti, mặc cảm so với các bạn có họclực khá, giỏi bởi các em vẫn có cơ hội được tuyên dương khen thưởng hằng tuần,ít nhất đó là được nhận một phiếu học tốt, như vậy các em nhận thấy rằng thànhtích học tập, công lao của mình được nhà trường, thầy cô, bạn bè ghi nhận Vớihoạt động này sẽ có tác dụng rõ rệt với hình thức tuyên dương khen thưởng nhưtrước đây vẫn thường áp dụng Với nội dung mới lạ của chương trình Xổ số họctốt này thì một phóng viên báo Công an Đà Nẵng đã có bài viết về mô hình này

trên báo Công an Đà Nẵng (Tại địa chỉ: Te/2013/1/30/91875.ca )

http://cadn.com.vn/News/Giao-Duc-Y-2 Tổ chức “Sinh hoạt tối thứ 6” hằng tuần để hạn chế học sinh vắng học vào những ngày cuối tuần.

Nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt, tạo ra các hoạt động vui chơi giải trígóp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh khu nội trú nói riêng; hạnchế số học sinh thường xuyên vắng học vào những ngày cuối tuần và học sinhtoàn trường nói chung, tôi cùng Ban hoạt động NGLL, Ban quản lý nội trú đã

tham mưu cho nhà trường kế hoạch tổ chức các buổi “Sinh hoạt tối thứ 6” hằng

tuần

* Nội dung của đêm sinh hoạt bao gồm

- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ, vui chơi; các trò nhỏ,trò chơi dân gian …

- Các bài múa sinh hoạt tập thể, dân vũ trong nước và quốc tế…

- Giáo dục giới tính

- Xem thời sự tiếng cơtu, ca nhạc, truyện cổ tích, phim tài liệu giáo dụctruyền thống cách mạng…

1 Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất:

Việc chuẩn bị cơ sở vật chất được phân công cho một số gáo viên namcùng học sinh ở khu nội trú, gồm: Máy tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh cóloa thùng lớn, micrô, hệ thống điện chiếu sáng toàn sân trường…

2 Cấu trúc một đêm sinh hoạt cụ thể như sau:

2.1 Ổn định tổ chức.

Trang 12

2.2 Tổng kết phong trào thi đua giữa các phòng ở khu nội trú trong tuần:

Nội dung này bao gồm việc đánh giá điểm thi đua thực hiện tốt nề nếp ởkhu nội trú như công tác vệ sinh, công tác lao động, sinh hoạt học tập đúng giờ,

nghiêm túc, không có học vắng ở khu nội trú (bỏ về nhà các ngày trong tuần)

theo tiêu chí thi đua do Ban quản lí nội trú xây dựng Hằng tuần để có điểm tổngkết thi đua giữa các phòng thì Ban quản lí nội trú thành lập đội Sao đỏ trong khunội trú, gồm có 1 đồi trưởng, 3 đội phó, và 16 thành viên Hằng ngày đội Sao đỏcó nhiệm vụ đánh giá điểm thi đua theo tiêu chí thi đua của Ban quản lí nội trú

Vào chiều thứ 6 (điểm ngày thứ 7 sẽ được tính trong tuần tiếp theo) Đội

trưởng đội Sao đỏ và 3 đội phó sẽ tổng hợp điểm thi đua, xếp loại thi đua theothứ tự từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất, phòng nào có điểm thi đua đạt vị thứnhất, nhì, ba, tư sẽ được tuyên dương khen thưởng trong đêm sinh hoạt Phầnthưởng bao gồm các đồ dụng cần thiết cho cả phòng sinh hoạt chung như: Xàphòng giặc, dầu gội đầu, bánh kẹo… Việc làm này có tác dụng rất lớn và là độnglực để các em thực hiện tốt nề nếp nội qui trong khu nội trú

2.3 Sinh hoạt tập thể: Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ do các lớp,

các phòng ở nội trú tự chuẩn bị Hoặc TPT Đội điều khiển toàn bộ đội hình háttập thể, các bài hát kèm theo cử điệu theo nội dụng của Chương trình tập huấn

đội (Được thiết kế chữ trên màn hình , có chèn nhạc không lời đệm theo).

Sinh hoạt tối thứ 6- Sinh hoạt tập thể

2.4 Xem thời sự tiếng Cơtu:

Ngày đăng: 08/04/2015, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w