1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Trong Bộ Môn Lịch Sử Lớp 9 Ở Trường THCS

16 1,5K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 273,5 KB

Nội dung

Thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Hiện nay, giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC

TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG BỘ MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hồng

Chức vụ: Giáo viên

Tổ : Văn - Sử - Địa - GDCD

Năm học: 2015 - 2016

Trang 2

I TÊN ĐỀ TÀI:

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG BỘ MÔN LỊCH

SỬ LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS

II ĐẶT VẤN ĐỀ:

1 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu:

Lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người Đây là một môn học có tầm quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ đã được thừa nhận là vô cùng to lớn, thể hiện cả ở ba mặt: trí tuệ, nhân cách và năng lực tư duy nhận thức Dạy học tích hợp là một trong những mô hình dạy học phù hợp với mục tiêu đổi mới hiện nay và đáp ứng nhu cầu học tập trong thế kỉ XXI Về phương diện lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng khác nhau hoặc các hợp phần của một môn học thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến

Dạy học tích hợp tạo cho giờ học thêm sinh động học sinh có điều kiện tham gia vào quá trình phát hiện và tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh, cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, nhận xét một sự kiện, vấn đề Trên cơ sở đó, có thể nhận thức vấn đề một cách toàn diện

2 Thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu:

Hiện nay, giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục Giáo viên đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng quan niệm dạy học này là số học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo

hướng“ mở”.Tuy nhiên, việc vận dụng quan niệm dạy học này cũng gặp phải những

khó khăn nhất định như điều kiện dạy học còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, do lượng kiến thức nhiều song thời gian học cho các môn thì ít, đời sống của giáo viên còn thấp, học sinh ít hứng thú với các môn xã hội

3 Lí do chọn đề tài:

Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục Dạy học tích hợp làm cho người học môn Lịch sử nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức

Trang 3

Môi trường là một phạm trù rất rộng Môi trường có vai trò quan trọng trong đời sống con người Hiện nay, do tác động của nhiều nguyên nhân đã làm cho môi trường sống của con người bị ô nhiễm Do đó bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại Trong nền giáo dục của nước ta, vấn đề bảo vệ môi trường

đã được lồng ghép ở các môn song chưa nhiều và rộng khắp

Qua việc học hỏi kinh nghiệm những bậc thầy cô giáo đi trước, đồng thời kết hợp với việc tích lũy một vài kinh nghiệm nhỏ qua nhiều năm công tác của bản thân

và đặc biệt là trong việc vận dụng phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong

bộ môn Lịch sử ở trường THCS hiện nay nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, đồng thời góp phần nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi

trường Xuất phát từ thực tế đó, tôi quyết định chọn đề tài “ Tích hợp giáo dục bảo

vệ môi trường trong bộ môn Lịch sử lớp 9 ở trường THCS”.

4 Phạm vi ngiên cứu đề tài:

Nhằm giúp HS hiểu sâu các vấn đề lịch sử và có thái độ, nhận thức đúng đắn biết bảo vệ môi trường sống và học tập của mình được sạch sẽ, trong lành Đồng thời, có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của HS, đem lại hiệu quả tích hợp giáo dục sâu sắc cho HS Từ đó, các em vận dụng những kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn trong đời sống xã hội phát triển năng lực sống tự lập để chuẩn

bị làm công dân có trách nhiệm Đây là một vấn đề có nội dung khá rộng cho nên trong nội dung đề tài này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu, đề cập đến nội dung tích hợp môi trường trong dạy học Lịch sử lớp 9 ở trường THCS Võ Thị Sáu, nơi tôi đang công tác

III CƠ SƠ LÍ LUẬN:

Bảo vệ môi trường ( theo nghĩa chung) đó là bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo của con người (Gerasimov) Bảo vệ môi trường ( theo nghĩa

cụ thể) đó là việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chống ô nhiễm môi trường

Hiện nay, các thành phần của môi trường ngày càng xấu đi Nó đe dọa trực tiếp đến

sự sống còn của con người trong hiện tại và ảnh hưởng đến tương lai Trong cuộc sống, con người cũng đã tác động mạnh mẽ vào môi trường để phục vụ cho đời sống sinh hoat của mình đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt và môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng Tình trạng sử dụng năng lượng và nước lãng phí không phải là điều hiếm gặp trong nhà trường Do đó, bảo vệ tài nguyên môi trường trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.Thật vậy, thế hệ trẻ là chủ nhân của đất nước trong tương lai, họ cần thấy rõ những việc mình phải làm cho đất nước là gì, cho nên việc giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường cho học sinh ở mọi lứa tuổi, mọi cấp học nói chung là rất cần thiết, trong đó có học sinh THCS Chính vì vậy, việc tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học là vấn đề cần được quan tâm

và thực hiện, trong đó có bộ môn Lịch sử

Trang 4

IV CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Chương trình sách giáo khoa mà chúng ta đang sử dụng, còn nặng về cung cấp

kiến thức để thi cử, ít chú trọng vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh, dẫn đến sự trùng lắp một số kiến thức giữa các cấp học Bên cạnh đó SGK lại thể hiện dưới hình thức một môn khoa học, nên một số kiến thức hàn lâm không thực sự cần thiết

cho thực tế vẫn được đưa vào, nội dung nhiều bài rất khô khan về kiến thức Bên

cạnh đó, sự tác động của cơ chế thị trường, một bộ phận không nhỏ học sinh có thái

độ coi thường bộ môn Lịch sử, cho đây là môn phụ

Mặc khác, giáo viên khi giảng dạy lại coi nặng việc truyền thụ kiến thức có trong sách giáo khoa, đó là lối dạy nhồi nhét kiến thức để thi cử, chủ đề tích hợp giáo dục còn xem nhẹ việc dạy để giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiễn làm cho tiết học nặng về cung cấp kiến thức, liệt kê sự kiện Từ đó, học sinh lại ghi nhớ bài học một cách rời rạc, máy móc, không nắm được mối liên hệ và quan hệ giữa các tri thức, làm học sinh nhàm chán, không yêu thích bộ môn Lịch sử

Với việc dạy học tích hợp trên có giá trị thực tiễn to lớn trong đời sống xã hội

Phương pháp dạy học này chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ

năng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp trong thực tiễn Điều này có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập Từ đó, góp phần nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và kỹ năng để bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện tại

V NỘI DUNG THỰC HIỆN:

Dạy học nội dung giáo dục môi trường thông qua phương pháp tích hợp làm cho học sinh có một giờ học nhẹ nhàng, hiểu được tính toàn diện của lịch sử Có nhiều phương pháp khác nhau trong việc tích hợp giáo dục môi trường, trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng một số phương pháp mà thôi, tuy nhiên việc sử dụng phương pháp trong quá trình lồng ghép giáo dục môi trường tùy theo mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay toàn phần cùng với các phương pháp dạy học tích hợp lồng ghép như : phương pháp quan sát, thảo luận nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, trò chơi

1 Phương pháp quan sát:

Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để tri giác có mục đích các đối tượng trong tự nhiên và xã hội, thấy rõ mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên Phương pháp này gồm các bước: lựa chọn đối tượng, xác định mục đích quan sát, hướng dẫn, tổ chức học sinh quan sát, tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát và rút ra kết luận chung

Trang 5

Ví dụ 1: Trong chương trình Lịch sử 9, khi dạy bài 9- Nhật Bản Giáo viên cho học sinh quan sát hình 19: Trồng trọt theo phương pháp sinh học, nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng đều do máy tính kiểm soát

Giáo viên nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về trình độ phát triển khoa học- công nghệ của Nhật Bản? Với phương pháp trồng trọt này có tác động gì đến môi trường? Học sinh trả lời có tác động tích cực đến môi trường, không sử dụng các loại phân hóa học và các loại thuốc trừ sâu Các sản phẩm làm ra cũng đảm bảo cho sức khỏe của con người Qua đó, giáo viên cho học sinh biết chúng ta học tập về phương pháp này để góp phần bảo vệ môi trường

Ví dụ 2: Khi dạy bài 12- Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật

Giáo viên cho học sinh quan sát hình 25- Năng lượng xanh( năng lượng Mặt Trời) ở Nhật Bản và đặt câu hỏi: Việc tạo ra một nguồn năng lượng mới có tác dụng và hiệu quả gì?

Học sinh: Bổ sung nguồn năng lượng để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong tình trạng các nguồn năng lượng thiên nhiên đang cạn kiệt Giáo viên cho sinh biết thêm đây là một nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng nó góp phần bảo vệ môi trường Trong cuộc sống, chúng ta cũng nên sử dụng nguồn năng lượng Mặt Trời để tiết kiệm chi tiêu, tận dụng nhiệt lượng do Mặt Trời cung cấp nhất là nước ta có điều kiện khí hậu thuận lợi, số giờ nắng cao Bên cạnh đó góp phần bảo vệ môi trường không khí

Ví dụ 3: Khi dạy bài 27- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc Khi dạy đến mục 2 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, giáo viên cho học sinh quan sát tranh về địa danh này, giáo viên giới thiệu vài nét về nơi đây: Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn nằm ở phía tây vùng núi rừng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 300km đường chim bay, trên một ngã ba của nhiều tuyến đường quan trọng: phía đông bắc giáp với Lai Châu; phía đông nam giáp Tuần Giáo, Sơn La, Nà Sản; phía tây thông với Luông Pha bang; phía nam thông với Sầm Nưa.Qua đó giáo dục các em về việc bảo vê môi trường đặc biệt là bảo vệ tài nguyên rừng- môi trường sống của các loài động vât hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng

2 Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm:

Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh hợp tác với nhau để cùng rút ra kết luận về nội dung giáo viên yêu cầu Trong phương pháp này, giúp học sinh bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề quan trọng, các phương pháp bảo vệ môi trường, nêu rõ các hành động tiêu cực, tích cực đến môi trường Để thực hiện phương pháp này cần chuẩn bị nội dung thảo luận, tiến hành thảo luận và tổng kết thảo luận

Ví dụ 1: Khi dạy bài 24- Mục II Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học –kỹ thuật, giáo viên cho học sinh thảo luận nội dung câu hỏi: Cuộc cách mạng khoa

Trang 6

học-kĩ thuật đã và đang có tác động như thế nào đến cuộc sống của con người và môi trường? Nêu suy nghĩ về tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương?

Học sinh thảo luận và trình bày nội dung đã thảo luận, nhận xét bổ sung cho nhau, giáo viên chốt lại nội dung :

- Thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

- Gây ra những hậu quả tiêu cực( chủ yếu do con người tạo ra) chế tạo vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại bệnh mới

- Môi trường ở địa phương có biểu hiện ô nhiễm như khí thải của nhà máy gạch, nhà máy thức ăn gia súc, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, người dân vứt rác bừa bãi mặc dù đã có thùng rác chính vì vậy,chúng ta cần nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường sống của mình bằng những hành vi nhỏ nhất như một cái vỏ kẹo, vỏ chuối đến xác chết của súc vật Và cần phải thực hiện

ở mọi lúc mọi nơi, để tạo cho ta một thói quen tốt

Ví dụ 2: Khi dạy bài 14- Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất Mục I Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp giáo viên cho học sinh thảo luận nội dung tìm hiểu về các ngành công nghiệp mà Pháp tập trung khai thác Các ngành đó

có ảnh hưởng gì đến môi trường? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường? Giáo viên gọi một nhóm trình bày nội dung để các nhóm còn lại nhận xét bổ sung, giáo viên chốt lại việc bảo vệ môi trường phải được thực hiện thường xuyên không chỉ trong khai khác phát triển kinh tế mà cả trong đời sống hằng ngày, ở mọi lúc mọi nơi

Ví dụ 3: Khi day bài 29 đến mục II- Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất (1965-1968) Giáo viên cho hs thảo luận nhóm với nội dung: Trong lần nay, Mĩ đã dội xuống miền Bắc hàng vạn tấn chất độc hóa học, vậy nó để lại hậu quả gì cho con người ngày nay? Sau khi học sinh thảo luận xong, giáo viên cho một nhóm trình bày kết quả, các nhóm bổ sung và rút

ra bài học về bảo vệ môi trường Cuối cùng, giáo viên nhấn mạnh cho học sinh thấy

rõ tác hại to lớn chất độc hóa học: những thương binh với nỗi đau dằn xé khi trái gió trở trời, những trẻ em dị tật đang nằm bất động trên giường, những phụ nữ lấy chồng mà không thể sinh con do di chứng của chất độc hóa học

3 Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề:

Đây là phương pháp giáo viên đặt ra trước học sinh một vấn đề nhận thức, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề Sau đó, giáo viên phối hợp cùng học sinh (hoặc hướng dẫn, điều khiển học sinh) giải quyết vấn đề để đi đến những kết luận cần thiết của nội dung học tập Phần lớn, đặt vấn đề là đặt ra trước học sinh một câu hỏi Tuy nhiên, đó không phải là câu hỏi thông thường như trong đàm thoại

mà phải là câu hỏi có vấn đề Nghĩa là câu hỏi phải chứa đựng: Một mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, giữa cái đã biết và cái chưa biết cần phải khám phá, nhận thức giữa vốn kiến thức khoa học đã có và vốn kiến thức thực tiễn đa dạng

Trang 7

Ví dụ : Khi dạy bài 24- Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945- 1946) Trong khi vào dạy mục I- Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Tại sao ta giành được chính quyền rồi mà kinh tế nước ta vẫn nghèo nàn? Sau khi hướng dẫn học sinh tìm ra nguyên nhân giáo viên đặt một câu hỏi: Vấn đề bảo vệ môi trường ở đây là gì? Đây là vấn đề rộng giáo viên dẫn dắt các em đi từng bước như bảo vệ tài nguyên đất để đất không

bị bạc màu, không bỏ hoang ruộng, canh tác hợp lí, khắc phục những bất lợi của thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao

VI KẾT QUẢ:

Trong quá trình dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn Lịch sử được thực hiện theo các bước trên, tôi nhận thấy việc học lịch sử là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh Cụ thể là tôi đã thực hiện thực nghiệm đối với bộ môn Lịch sử lớp 9 ở trường THCS Võ Thị Sáu năm học 2014–

2015, đã đạt được kết quả rất khả quan, cụ thể cuối năm chất lượng học tập có 58% học sinh khá- giỏi, 42% học sinh trung bình, không có học sinh yếu So với kế hoạch năm học, học sinh khá - giỏi tăng 18%, xóa được học sinh yếu của bộ môn Bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường của các em được nâng lên rõ rệt, biết vận động mọi người thực hiện việc giữ gìn môi trường xung quanh nơi ở, đường làng ngõ xóm được sạch đẹp văn minh Đặc biệt không khí học tập rất sôi nổi, các em tích cực sử dụng kiến thức của các môn đã học để thấy rõ vai trò to lớn của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong Lịch sử, hiểu rõ các sự kiện lịch sử, hăng hái phát biểu, xây dựng bài, tiếp thu bài nhanh và hiểu bài sâu sắc.Thật vậy, ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học, trường học của học sinh ngày càng cao hơn

VII KẾT LUẬN:

Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường nói chung và trong môn Lịch sử nói riêng đã góp phần đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, nhất là đáp ứng được yêu cầù của đổi mới giáo dục hiện nay Đồng thời tăng cường ý thức bảo vệ môi trường, gắn kết việc dạy học với thực tiễn cuộc sống, làm cho HS hứng thú và say mê hơn với môn học Lịch sử Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân, cũng không phải là mới, nhưng bản thân tôi là giáo viên THCS, là người trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử, hơn ai hết chúng ta nhận thấy rằng việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết để nâng cao ý thức và trách nhiệm cho các em trong việc bảo vệ môi trường Tuy nhiên do quỹ thời gian có hạn và gói gọn trong một sáng kiến kinh nghiệm, nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để việc nghiên cứu đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn

VIII ĐỀ NGHỊ:

- Muốn nâng cao hiệu bài học Lịch sử, giáo viên không ngừng rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, sử dụng và kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp dạy học, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử

Trang 8

Bên cạnh đó cần tham khảo những tài liệu có liên quan đến nội dung kiến thức bài học phù hợp với trình độ nhận thức học sinh cũng như điều kiện nhà trường

- Xã hội, các cấp, các ngành, học sinh phải có cái nhìn đúng vai trò, vị trí của bộ môn

- Đây chính là kết quả quá trình tự học của tôi Vì vậy kính mong hội đồng nghiên cứu khoa học và đồng nghiệp vui lòng góp ý kiến để kinh nghiệm được hoàn thiện hơn

Trang 9

IX PHỤ LỤC: ( không có)

Trang 10

X TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Phan Ngọc Liên ( tổng chủ biên), Đinh Xuân Lâm (chủ biên) Sách giáo khoa Lịch

sử 9- Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2009

- Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên), Đinh Xuân Lâm (chủ biên) Sách giáo viên Lịch

sử 9- Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2009

Ngày đăng: 12/01/2017, 09:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w