- Đưa ra những đánh giá, nhận xét về những ưu điểm, hạn chế về trong lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian nghiên cứu của lu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-o0o -
ĐỖ THỊ THANH LOAN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TỪ NĂM 1978 ĐẾN NĂM 2008
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-o0o -
ĐỖ THỊ THANH LOAN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TỪ NĂM 1978 ĐẾN NĂM 2008
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGÔ ĐĂNG TRI
Hà Nội - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tên đề tài luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố Các tài liệu, số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, khách quan, rõ ràng về xuất xứ Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án
Đỗ Thị Thanh Loan
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Bản luận án này được hoàn thành với sự nỗ lực học tập, nghiên cứu khoa học của bản thân cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên từ các thầy cô, đồng nghiệp, gia đình và bè bạn
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Ngô Đăng Tri, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án, cũng như trong quá trình nghiên cứu khoa học
từ khi tôi còn là sinh viên cho đến nay
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các thầy cô giáo và đồng nghiệp tại Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, những người đã chỉ bảo, góp ý, gợi mở cho tôi những ý tưởng khoa học, động viên, khích
lệ tôi hoàn thành bản luận án
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ tại Trung tâm Lưu trữ Trung ương III, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ Thành ủy Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn… đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin, những tư liệu quý báu cho luận án
Tôi cũng xin giành lời tri ân tới gia đình, bè bạn, những người luôn bên cạnh, động viên, khích lệ, chia sẻ, gánh vác công việc, tạo điều kiện để tôi hoàn thành nhiệm vụ khoa học của mình
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Đỗ Thị Thanh Loan
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu 6
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về đô thị học và đô thị Hà Nội 6
1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng về
điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội 16
1.2 Những thành tựu nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung
giải quyết 18
1.2.1 Những thành tựu nghiên cứu 18
1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết 20
Tiểu kết chương 1 21
Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI
HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI CỦA ĐẢNG NĂM 1978 22
2.1 Tình hình địa giới hành chính thành phố Hà Nội trước năm 1978 và
yêu cầu về mở rộng địa giới hành chính thành phố 22
2.1.1 Tình hình địa giới hành chính thành phố Hà Nội trước năm 1978 22
2.1.2 Yêu cầu về mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội 29
2.2 Lãnh đạo điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội
năm 1978 33
2.2.1 Chủ trương mở rộng địa giới hành chính thành phố 33
2.2.2 Chỉ đạo thực hiện 38
Tiểu kết chương 2 47
Chương 3 ĐẢNG LÃNH ĐẠO THU HẸP ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 1991 48
3.1 Chủ trương thu hẹp địa giới hành chính thành phố Hà Nội 48
3.1.1 Hà Nội sau lần điều chỉnh địa giới hành chính năm 1978 và yêu cầu
xác định lại địa giới hành chính thành phố 48
3.1.2 Chủ trương của Đảng 51
3.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện 58
3.2.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ và cơ quan chức năng Trung ương 58
3.2.2 Đối với Hà Nội và các địa phương liên quan 61
Tiểu kết chương 3 70
Trang 7Chương 4 MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG NĂM 2008 72
4.1 Hà Nội sau điều chỉnh địa giới hành chính năm 1991 và chủ trương
của Đảng 72
4.1.1 Hà Nội sau điều chỉnh địa giới hành chính năm 1991 72
4.1.2 Chủ trương của Đảng 74
4.2 Chỉ đạo thực hiện 81
4.2.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng Trung ương 81
4.2.2 Đối với Hà Nội và các địa phương liên quan 87
Tiểu kết chương 4 95
Chương 5 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 96
5.1 Nhận xét 96
5.1.1 Về ưu điểm 96
5.1.2 Về hạn chế 110
5.2 Kinh nghiệm 124
5.2.1 Kinh nghiệm về xác định chủ trương 124
5.2.2 Kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện 134
Tiểu kết chương 5 139
KẾT LUẬN 140
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
TỚI LUẬN ÁN 144
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 145
PHỤ LỤC 169
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Địa giới hành chính là cơ sở pháp lý để phân vạch ranh giới trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương đối với dân cư, đất đai và mọi hoạt động khác thuộc phạm vi các cấp quản lý Một đơn vị hành chính trực thuộc một cấp chính quyền nào đó chỉ có thể tồn tại và hoạt động được dựa trên cơ sở một địa giới hành chính nhất định, rõ ràng, ổn định và hợp lý, đặc biệt các đô thị - thủ đô
Hà Nội là một thành phố đặc biệt không chỉ vì bề dày lịch sử và văn hóa mà còn vì nó là Thủ đô của Việt Nam, là nơi đặt các cơ quan đầu não, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của Việt Nam Hà Nội “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” [37, tr 2] Với tầm quan trọng như thế, việc hoạch định chuẩn xác địa giới hành chính thành phố Hà Nội phù hợp với yêu cầu phát triển của nó với tư cách là Thủ đô quả không hề đơn giản Đây là bài toán đặt
ra không chỉ với Đảng, Nhà nước, chính quyền thành phố, mà còn là tâm tư của mỗi người dân, nỗi băn khoăn, trăn trở của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học
Nhìn ra thế giới, địa giới hành chính nhiều thành phố rất ổn định, thủ đô nhiều nước hầu như không có sự thay đổi về diện tích hoặc nếu có thì khoảng cách giữa các lần điều chỉnh có độ doãng khá xa Trong khi đó, với Hà Nội, từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975) cho đến năm 2008, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần phân định, điều chỉnh địa giới hành chính thành phố: năm 1978, địa giới hành chính thành phố Hà Nội được mở rộng, có diện tích
là 2.123 km2; năm 1991, chủ trương thu hẹp địa giới hành chính thành phố Hà Nội xuống còn 921,8 km2; sau đó năm 2008, địa giới hành chính thành phố Hà Nội lại được mở rộng, diện tích lên đến 3.344,7 km2
, thuộc 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới
Trong khoảng thời gian không dài, chỉ trong vòng 30 năm (1978-2008) đã diễn ra 3 lần điều chỉnh địa giới hành chính của thành phố Hà Nội theo cách mở rộng rồi thu hẹp, thu hẹp rồi mở rộng Như vậy, soi chiếu với nhu cầu phát triển nội tại của thành phố, với các quy chuẩn quốc tế, tính cấp thiết, tính khoa học, tính thực tiễn của quá trình chuyển đổi, điều chỉnh địa giới, quan điểm, vai trò của các cấp lãnh đạo, nhất là các cấp quản lý vĩ mô trong quá trình đó đang được đặt ra, đòi hỏi phải có câu trả lời đầy đủ, thấu đáo
Trang 9Thành phố Hà Nội đã, đang và sẽ giữ vai trò đầu tàu của cả nước trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao Trong tương quan ấy, sự phù hợp cũng như sự ổn định địa giới hành chính của thành phố Hà Nội trở thành một trong những yếu tố quan trọng chi phối, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của chính nó Và như thế, không thể không phân tích, nghiên cứu về sự lãnh đạo của các cấp hoạch định chính sách trên tầm vĩ mô đối với các lần điều chỉnh địa giới hành chính đã diễn ra, nhằm nhận thức, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân; từ
đó đúc rút kinh nghiệm phục vụ hiện tại
Tiếp cận dưới góc độ nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội
từ năm 1978 đến năm 2008” làm chủ đề cho đề tài luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên
ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những quan điểm, chủ trương, biện pháp, giải pháp mà Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra trong điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội vào các năm 1978, 1991 và 2008
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Luận án đi sâu tìm hiểu chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội vào các năm 1978, 1991, 2008 và sự chỉ đạo thực hiện chủ trương đó Đề tài tập trung nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với điều chỉnh đường ranh giới ngoài cùng của thành phố, không nghiên cứu những điều chỉnh địa giới hành chính nội đô
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội từ năm 1978 đến năm 2008; phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng; đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho hiện tại
Trang 10Nhiệm vụ nghiên cứu
- Sưu tầm, tập hợp tư liệu về chủ trương, sự chỉ đạo thực hiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội trong ba lần điều chỉnh vào các năm 1978, 1991, và 2008
- Trình bày, hệ thống hóa quan điểm, chủ trương của Đảng cũng như sự chỉ đạo thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội vào các năm
1978, 1991 và 2008
- Phân tích, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội các năm 1978, 1991 và 2008; trên cơ sở đó, đúc rút một số kinh nghiệm
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ lịch sử với những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic và sự kết hợp hai phương
pháp này là hai phương pháp chính được sử dụng để giải quyết nội dung luận án
Trong đó, Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong 3 chương nội dung của
luận án, nhằm tái hiện, phục dựng lại bức tranh về sự lãnh đạo của Đảng trong điều
chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội các năm 1978, 1991, 2008 Phương pháp logíc được sử dụng chủ yếu trong chương nhận xét của luận án, nhằm phân
tích, đánh giá, khái quát những nội dung đã được trình bày trong các chương trước
đó, đưa ra nhận xét, đánh giá về các ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế; từ đó đúc rút kinh nghiệm lịch sử
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: các thông tin được khai thác tại các
trung tâm lưu trữ, kết hợp với các tài liệu thứ cấp sẽ được phân tích, tổng hợp nhằm đưa ra nhận xét về những ưu điểm, hạn chế và đúc rút một số kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng đối với ba lần điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội
- Phương pháp điều tra xã hội học: nghiên cứu sinh đã tiến hành phát phiếu
điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên vào tháng 9-2014, nhằm tìm hiểu
về ý kiến của người dân đối với chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội năm 2008, về kết quả, tác động của quá trình điều chỉnh địa giới hành chính thành phố đối với các tầng lớp dân cư
Ngoài ra, các phương pháp khác như đối chiếu, so sánh, thống kê, hệ thống hóa, sơ đồ hóa cũng được vận dụng phù hợp để giải quyết những nội dung nghiên cứu cụ thể của luận án
Trang 115 Nguồn tài liệu và hướng sử dụng
- Nguồn sử liệu sơ cấp (primary sources) gồm toàn bộ những sử liệu
thành văn do các tác nhân có liên quan đến lịch sử quá trình hình thành chủ trương, quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội có vai trò quan trọng Đó là các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Nghị định, Thông tư, Báo cáo, Kết luận… của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Phủ Thủ Tướng, Hội đồng Bộ trưởng, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội… Phần lớn các tư liệu thành văn sơ cấp này được tác giả luận án cố gắng khai thác một cách tối đa tại các trung tâm lưu trữ: Trung tâm Lưu trữ Trung ương III, Trung tâm lưu trữ văn phòng Thành ủy Hà Nội, Chi cục văn thư lưu trữ thành phố Hà Nội, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Thư viện Quốc gia Việt Nam…
- Nguồn sử liệu thứ cấp (secondary sources) bao gồm toàn bộ những sử
liệu thành văn khác có liên quan đến đề tài luận án mà không phải do các tác nhân của quá trình lịch sử này sản sinh ra trong khoảng thời gian diễn ra quá trình đó Bộ phận lớn nhất trong nhóm sử liệu này là các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về quá trình hình thành, nội dung chủ chương, quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội, về sự biến đổi của địa giới hành chính thành phố Hà Nội, về những vấn đề liên quan đến địa giới hành chính của Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung Nguồn sử liệu này bao gồm:
+ Các sách chuyên khảo, các công trình nghiên cứu, các bài viết đăng trên báo, tạp chí viết về Hà Nội và sự điều chỉnh địa giới hành chính của thành phố được lưu trữ tại các thư viện: Thư viện Quốc gia, Thư viện Quân đội, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Khoa Lịch sử - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư viện Hà Nội, Thư viện Khoa học Xã hội…
+ Các tài liệu khảo sát, điều tra xã hội học để tìm hiểu ý kiến phản hồi của người dân đối với chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội
Ngoài ra, luận án còn sử dụng những nguồn sử liệu hình ảnh, phim tư liệu…, những tài liệu thống kê của Tổng cục Thống kê để làm rõ một số nội dung có liên quan
6 Đóng góp của Luận án
Dự kiến luận án có những đóng góp sau:
- Sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu về chủ trương, sự chỉ đạo và tổ chức thực
Trang 12hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1978 đến năm 2008 để bổ sung cho kho tư liệu về Thăng Long - Hà Nội và đóng góp cho việc nghiên cứu về Hà Nội nói chung, về địa giới hành chính nói riêng
- Góp phần làm sáng tỏ quan điểm, chủ trương, quá trình chỉ đạo thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội của Đảng Cộng sản Việt Nam; phục dựng một cách khách quan bức tranh về sự biến đổi địa giới hành chính của thành phố Hà Nội trong những năm 1978 - 2008 Từ các kết quả nghiên cứu, luận
án góp phần khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội từ năm 1978 đến năm 2008
- Đưa ra những đánh giá, nhận xét về những ưu điểm, hạn chế về trong lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian nghiên cứu của luận án, đúc rút những kinh nghiệm phục vụ việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bảo vệ Thủ đô nói chung và các vấn đề liên quan đến địa giới hành chính thành phố nói riêng
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu hay phục vụ công tác giảng dạy cho những môn học có liên quan
7 Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được chia làm 5 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2 Chủ trương và sự chỉ đạo mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội của Đảng năm 1978
Chương 3 Đảng lãnh đạo thu hẹp địa giới hành chính thành phố Hà Nội năm 1991 Chương 4 Mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Đảng năm 2008
Chương 5 Nhận xét và kinh nghiệm
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về đô thị học và đô thị Hà Nội
Cho đến nay, ở trong nước có rất nhiều công trình nghiên cứu về Hà Nội dưới dạng các sách chuyên khảo, biên khảo hoặc tham khảo Các công trình này đề cập đến nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lý, chính trị, đô thị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội qua các thời kì từ trước khi vua Lý Công Uẩn định đô trên đất Thăng Long cho đến hiện nay Đó là quá trình trải qua nhiều biến thiên của lịch sử với những bước ngoặt, bước phát triển khác nhau, trong đó có nêu sơ lược về địa giới hành chính Hà Nội Các công trình nghiên cứu này xuất bản chủ yếu sau khi miền Nam Việt Nam được giải phóng, đặc biệt là vào dịp chuẩn bị cho lễ kỉ niệm
1000 năm Thăng Long - Hà Nội
Mở đầu cho loạt công trình nghiên cứu này là cuốn sách Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam do những người có nhiều tâm huyết với
Hà Nội: Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Vinh Phúc xuất bản vào năm
1984 Cuốn sách đã lột tả chân thực về diện mạo lịch sử của Hà Nội qua các thời đại trên các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Hà Nội từ thời bình minh của lịch sử Hà Nội tới Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh - Hà Nội thế kỉ XI-XIX, tới cuộc kháng chiến chống Pháp, trong sự nghiệp hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thống nhất đất nước, xây dựng CNXH
Năm 2001, Bùi Công Hoài, Phạm Khắc Lợi, Lê Thông đã biên soạn cuốn
Địa lý Hà Nội ( NXB Đại học Quốc gia Hà Nội), ghi lại vị trí địa lý, phạm vi lãnh
thổ và sự phân chia hành chính; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; dân
cư và kinh tế của Hà Nội, cùng với những bản đồ, biểu đồ tóm tắt các nội dung đã trình bày
Vào những năm 2000, thành phố Hà Nội thực hiện chương trình nghiên cứu
khoa học trọng điểm: Những luận cứ khoa học cho việc đánh giá quá trình đổi mới ở Thủ đô và định hướng phát triển đến năm 2010 (Mã số 01X-13) Những nghiên cứu khoa học này được tổng hợp trong cuốn Hai mươi năm đổi mới ở Thủ đô Hà Nội, định hướng phát triển đến năm 2010 do Phùng Hữu Phú chủ biên, Nxb Hà Nội, H
2005 Cuốn sách đã thể hiện những đổi mới về tư duy, nhận thức ở Thủ đô Hà Nội;
về quá trình và thành quả đổi mới của Thủ đô Hà Nội; về mục tiêu, quan điểm phát triển thủ đô đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; về những nhiệm vụ trọng tâm
và giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tốc độ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2010
Trang 14Các sự kiện lịch sử tiêu biểu của Thăng Long Hà Nội được thể hiện trong hai
cuốn Thăng Long - Hà Nội một nghìn sự kiện lịch sử do Vũ Văn Quân chủ biên, Nxb Hà Nội, H 2007 và Biên niên lịch sử Thăng Long - Hà Nội, Phạm Xuân Hằng,
Phan Phương Thảo đồng chủ biên, NXB Hà Nội, H 2010 Cả hai cuốn sách đều được biên soạn dưới dạng biên niên sự kiện, trình bày niên đại, tên sự kiện, nội dung sự kiện và nguồn dẫn Đó là các sự kiện lịch sử của Thăng Long - Hà Nội từ khi con người xuất hiện trên vùng đất cổ xưa này cho đến trước ngày 1-8-2008, khi quyết định mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội có hiệu lực Những sự kiện liên quan đến điều chỉnh địa giới hành chính của Hà Nội trong phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài được biên soạn khá đầy đủ với nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cho phép người đọc có cái nhìn tổng quan về Hà Nội, đặc biệt là những lần điều chỉnh địa giới hành chính trước năm 2008
Sang năm 2009, Nxb Lao động đã cho ra mắt cuốn Lịch sử Thủ đô Hà Nội
(in lần thứ ba) của tác giả Trần Huy Liệu Cuốn sách đã trình bày một cách toàn diện, có hệ thống về mọi mặt lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội theo quá trình phát triển của lịch sử Hà Nội từ đầu thế kỉ XI đến năm 1960
Một cuốn sách nghiên cứu về vấn đề cụ thể của Hà Nội: Lịch sử chính quyền thành phố Hà Nội (1945-2005) do Đoàn Minh Huấn, Nguyễn Ngọc Hà đồng chủ
biên, NXB Hà Nội, H 2010, được chia thành 5 chương theo diễn trình thời gian, tái hiện hơn 60 năm quá trình hình thành và phát triển, trong hoàn cảnh chiến tranh và hòa bình, thể nghiệm nhiều mô hình tổ chức và quản lý khác nhau của chính quyền thành phố Hà Nội: Từ sự thành lập và bước đầu vận hành của chính quyền cách mạng thành phố Hà Nội (9/1945-12/1946); đến chính quyền thành phố Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), trong thời kì xây dựng CNXH
ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975); từ sau khi đất nước giải phóng đến 1985 và từ 1985 đến nay Cuốn sách đã tái hiện cả mặt thiết chế tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố trong quá trình lịch sử đó, tô đậm thêm các chiều cạnh của lịch sử Hà Nội Cuốn sách cũng đã rút ra những bài học hữu dụng đối với quản lý và phát triển thủ đô Hà Nội
Công trình tổng hợp một cách đầy đủ nhất, hệ thống nhất về toàn bộ lịch sử
hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội là bộ sách Lịch sử Thăng Long -
Hà Nội gồm 2 tập do Phan Huy Lê chủ biên, NXB Hà Nội, H 2012 Cuốn sách đã
trình bày một cách đầy đủ, hệ thống về toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội trong giới hạn thời gian từ khi con người có trên mảnh đất này cho đến năm 2005 và trên không gian địa lý rộng lớn, trải qua nhiều biến chuyển, đổi thay Cuốn sách đã trình bày lịch sử Thăng Long - Hà Nội với tư cách
là một đơn vị hành chính, nhưng bên cạnh đó cũng làm nổi bật vị trí và vai trò đặc
Trang 15biệt của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa tiêu biểu của quốc gia Lịch sử của Thăng Long - Hà Nội từ 1873 đến 2005 được trình bày trong tập 2 của cuốn sách,
trong đó, cuốn sách giành một dung lượng nhỏ về Tổ chức không gian đô thị trong mục Đời sống đô thị để đưa ra những thông tin chung nhất phản ánh những sự thay
đổi về địa giới hành chính, về quy hoạch không gian và kiến trúc, về cơ cấu quy hoạch thành phố trong những năm 1978, 1991 - hai trong ba lần điều chỉnh địa giới mà luận án tập trung nghiên cứu
Cho đến nay, khá nhiều hội thảo khoa học về đô thị Hà Nội đã được tổ chức
Năm 2008, Văn phòng Ban chỉ đạo kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã xuất bản Kỉ yếu hội thảo khoa học Quản lý và phát triển Thăng Long - Hà Nội Kỉ yếu là
tập hợp hơn 40 bài nghiên cứu của các học giả trong nước tập trung vào các chủ đề: phương pháp tiếp cận, lịch sử và bài học, định hướng, quan điểm và giải pháp quản
lý và phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH Các báo cáo đã bước đầu làm rõ những tác động tương tác giữa vai trò trung tâm chính trị, hành chính quốc gia và vấn đề quản lý, phát triển của Thăng Long - Hà Nội; phác họa khái quát vấn đề quản lý và phát triển Thăng Long - Hà Nội qua các thời kì lịch sử trên các phương diện quy hoạch, tổ chức và vận hành của bộ máy quản lý hành chính cũng như một số lĩnh vực quản lý chuyên môn nghiệp vụ nổi bật của đô thị Thăng Long - Hà Nội; bước đầu rút ra những bài học lịch sử, qua đó nêu lên những quan điểm và một số định hướng, giải pháp quản lý và phát triển Hà Nội thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển toàn diện Thủ đô Tập tài liệu giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc về khía cạnh quản lý đô thị Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử, những
tư liệu này có thể được sử dụng để đối chiếu với vấn đề quản lý đô thị Hà Nội sau lần điều chỉnh địa giới gần đây nhất vào năm 2008
Tiếp tục hướng nghiên cứu nói trên, năm 2010, các tác giả Vũ Văn Quân,
Đoàn Minh Huấn, Nguyễn Quang Ngọc đã cho ra đời cuốn sách Quản lý và phát triển Thăng Long - Hà Nội lịch sử và bài học, NXB Hà Nội, tập trung khảo sát lịch
sử Thăng Long - Hà Nội từ khi Vua Lý Công Uẩn định đô ra Thăng Long, đến thời
kì kháng chiến chống Pháp, Mỹ, đến thời kì Hà Nội với tư cách là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất trên phương diện quản lý và phát triển; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc định hướng các giải pháp tổ chức quản lý và phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
Cuốn Hoàn thiện mô hình tổ chức và quản lý đô thị Hà Nội, luận cứ và giải pháp, Nguyễn Quang Ngọc, Đoàn Minh Huấn, Bùi Xuân Dũng (đồng chủ biên),
NXB Chính trị Quốc gia, H 2010, là kết quả tổng hợp của một đề tài nhánh thuộc
Đề tài khoa học cấp Nhà nước Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và quản lý đặc thù các thành phố trực thuộc Trung ương nước ta (Mã số KX.02.02/06-10) do Viện
Trang 16Việt Nam học và Khoa học Phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì, được tiến hành trong ba năm 2008-2010 Cuốn sách đã đánh giá lại các mô hình tổ chức và quản lý đô thị áp dụng ở Hà Nội từ năm 1945 đến nay, trên cơ sở đó các nhà nghiên cứu cũng đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và quản lý đô thị
Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
Tiếp đến, Hội thảo quốc tế Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình được tổ chức trọng thể tại Hà Nội trong dịp Đại lễ kỉ niệm 1000
năm Thăng Long - Hà Nội vào năm 2010 Sang năm 2012, Nguyễn Quang Ngọc đã tuyển chọn, sắp xếp và nâng tầm chất lượng của 103 báo cáo khoa học tại hội thảo
này, xuất bản thành cuốn Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội, NXB Hà Nội Cuốn
sách đã đề cập đến nhiều mặt với nhiều khía cạnh khác nhau, từ lịch sử, chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội đến các vấn đề tự nhiên, tài nguyên, môi trường và xây dựng, quản lý đô thị của Hà Nội Công trình là kết quả nghiên cứu mới nhất từ những đề tài tâm huyết của các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau góp phần làm sáng tỏ những giá trị truyền thống tốt đẹp được kết tinh trong suốt 1000 năm lịch sử Những đề xuất, giải pháp đưa ra được coi là cơ sở khoa học cho các thuyết sách đáp ứng công cuộc phát triển bền vững thủ đô Hà Nội trong những thập kỷ tới
Ngoài các sách chuyên khảo, cũng có một số các bài nghiên cứu liên quan đến đô thị đăng trên các ấn phẩm báo, tạp chí chuyên ngành:
Bài viết “Nhận dạng hình thái đô thị Hà Nội”, tác giả Doãn Minh Khôi, in trong Tạp chí Kiến trúc Việt Nam (1), 2004, tr 24-28, giúp người đọc nhìn nhận
những biến đổi của không gian đô thị Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử, các yếu tố đặc trưng của hình thái đô thị Hà Nội về hệ thống sông - hồ - ao, về lô phố - lô nhà
mà theo tác giả chính là bắt nguồn từ lô ruộng - lô đất, về đường xá hay hệ thống phố - ngõ - ngách, về nhà ở, về chùa chiền Và tất cả điều đó là biểu trưng cho Hà Nội Từ đó tác giả cũng đưa ra khuyến nghị cho định hướng phát triển Hà Nội tới
2020 là cần có cách ứng xử tinh tế đối với Hà Nội, bên cạnh các yếu tố phát triển phải chú ý đến các yếu tố gìn giữ và bảo tồn
Loạt các bài đăng trên các nhật báo: Hà Nội mới, Nhân dân, Thủ đô đã phác thảo một cách tổng quát diễn trình lịch sử của vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội, đặc biệt là đối với lần điều chỉnh địa giới hành chính gần đây nhất vào năm 2008
Đặc biệt, gần đây nhất, đã có một số công trình nghiên cứu phản ánh trực
tiếp về những biến đổi địa giới hành chính của thành phố Hà Nội qua các thời kì
Đó là cuốn Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945-2002) của Nguyễn Quang Ân, NXB Thông Tấn - Hà Nội, xuất bản năm 2003, là một công
Trang 17trình nghiên cứu công phu đề cập tới sự thay đổi địa giới hành chính, sự thay đổi các địa danh hành chính của các địa phương trong cả nước trong hơn hai thế kỷ từ năm 1802 đến 2002 Công trình được chia làm ba phần: phần I, trình bày về sự chia đặt các đơn vị hành chính trên cả nước từ 1802 đến 2002 Trong phần I này, tác giả chia làm các mục; mục A Thời Nguyễn: liệt kê các cấp hành chính, danh sách các trấn, phủ, huyện đầu triều Nguyễn trước và sau cuộc cải cách hành chính năm 1831-
1832 dưới triều Minh Mệnh; mục B Thời thuộc Pháp: trình bày danh sách các vùng hành chính và các khu hành chính trong cả ba kì: Nam kì, Trung kì và Bắc kì của Việt Nam; mục C Sau Cách mạng tháng Tám: trình bày sự chia đặt các đơn vị hành chính trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và từ khi nước nhà được thống nhất đến năm 2002 Phần II của công trình được giành nhiều dung lượng nhất
để trình bày biên niên những thay đổi địa danh và địa giới hành chính của các địa phương trên cả nước trong thời gian từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 2002 Tác giả đã đưa ra những thông tin khá đầy đủ về tất cả những lần điều chỉnh địa giới hành chính, những lần thay đổi các địa danh hành chính của tất cả các địa phương trên cả nước một cách tỉ mỉ, khoa học, theo diễn trình thời gian diễn ra của các sự
kiện Nội dung của các sự kiện được trích chủ yếu từ các Quyết định của Hội đồng
Bộ trưởng, của Ban tổ chức - cán bộ của Chính phủ, các Nghị định của Chính phủ
Với mỗi sự kiện, tác giả đều tập trung vào phân vạch địa giới các đơn vị hành chính, diện tích tự nhiên, dân số của đơn vị hành chính được điều chỉnh, thay đổi Phần III của công trình, tác giả đã đưa ra bảng tra cứu những thay đổi về hành chính và tên gọi theo các đơn vị cấp khu và cấp tỉnh Đối với Thủ đô Hà Nội, được coi như một địa phương của cả nước, vì vậy, những thay đổi về địa giới hành chính của Hà Nội cũng được trình bày trong diễn trình thời gian với các địa phương khác, không có sự tách biệt thành một mục riêng, hay sự quan tâm đặc biệt nào Với công trình này, người nghiên cứu có được cái nhìn tổng quan nhất về những thay đổi về địa danh và địa giới hành chính trên cả nước trong thời gian từ 1945-2002, trong đó có địa phương Hà Nội
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cận hiện đại Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời kì cận hiện đại của Nguyễn Hữu Sơn, bảo vệ năm
2009 tại Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đề cập đến sự thay đổi địa giới hành chính của Hà Nội từ 1858 đến 2008 Điểm qua những biến đổi của Hà Nội từ thời kì tiền Thăng Long, đến thời kì Thăng Long đến những biến đổi địa giới của Thăng Long - Hà Nội trong thời Nguyễn (1802 – 1858), công trình đã hệ thống lại và trình bày theo diễn trình lịch sử sự thay đổi về địa giới hành chính của thành phố Hà Nội, bước đầu đưa ra những nhận xét về cơ sở, đặc
Trang 18điểm sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại Về những lần điều chỉnh địa giới hành chính vào các năm 1978, 1991 và 2008, công trình mới chỉ dừng lại ở việc mô tả những thay đổi về địa giới hành chính một cách sơ lược, sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình đó được khái lược một cách mờ nhạt
Bên cạnh những nghiên cứu về đô thị Hà Nội, tác giả luận án cũng tìm hiểu
các nghiên cứu về đô thị học nói chung Những nghiên cứu này đem lại những hiểu
biết chung về đô thị học, đồng thời giúp tác giả luận án có cái nhìn toàn diện, đối chiếu và so sánh với Hà Nội
Công trình nghiên cứu về một địa phương cụ thể có những điểm tương đồng
với thành phố Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh Một số vấn đề về xây dựng chính quyền đô thị từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Phan Xuân Biên (chủ biên), Nxb
Tổng hợp, Tp.HCM 2007 được tác giả luận án vận dụng để giải quyết những vấn đề
cụ thể của Thủ đô Hà Nội Cuốn sách là tập trung của hơn 100 bài tham luận của các nhà lãnh đạo, hoạt động chính trị - xã hội, các nhà khoa học từ mọi miền đất
nước gửi cho Hội thảo Xây dựng chính quyền đô thị thành phố Hồ Chí Minh – một yêu cầu cấp thiết của cuộc sống nhằm mục đích tìm ra những cơ sở khoa học,
những tiền đề, định hướng cho việc nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền đô thị hiện đại của thành phố Hồ Chí Minh, làm tròn chức năng quản lý và phục vụ xã hội, tổ chức tốt đời sống đô thị, đảm bảo cho cư dân được an toàn, tiện ích, phúc lợi,
xây dựng và quản lý một xã hội văn minh hiện đại Nội dung của các bài tham luận
đã tập trung vào những vấn đề lý luận chung về chính quyền đô thị hiện đại; những kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới, những bài học rút ra từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, những ý tưởng và kiến nghị về việc xây dựng mô hình chính quyền đô thị hiện đại Mặc dù đối tượng của hội thảo là tập trung nghiên cứu
về chính quyền đô thị của thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên có thể chắt lọc, lựa chọn một số ý kiến đưa ra áp dụng liên quan tới một số vấn đề về chính quyền đô thị của Hà Nội
Cuốn Phát triển bền vững đô thị những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới của Đào Hoàng Tuấn, NXB Khoa học Xã hội, H 2008, được hình thành trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ Phát triển đô thị bền vững: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới do Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam giao cho Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững thực hiện Cuốn sách gồm 3 chương đã cung cấp những vấn đề về cơ sở lý luận của phát triển đô thị bền vững; những bài học kinh nghiệm của thế giới; những bài học gợi
mở đối với sự phát triển bền vững hệ thống đô thị ở Việt Nam nhằm áp dụng cho
đô thị Hà Nội
Trang 19Cuốn Chính sách đô thị của tác giả Võ Kim Cương, NXB Xây dựng, H
2010, được xây dựng trên cơ sở các tài liệu hội thảo về chính sách đô thị, các Hội nghị toàn quốc về quản lý đô thị (do Bộ Xây dựng chủ trì) và qua kinh nghiệm 15 năm trực tiếp tham gia quản lý quy hoạch xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Cuốn sách đã cho một cái nhìn khái quát về đô thị, hệ thống các quan điểm
và giải pháp cơ bản về quản lý cải tạo và phát triển đô thị, những vấn đề chiến lược nhất của đô thị, tập trung ở các nội dung: Đô thị, đô thị hóa và vai trò của nhà nước; tăng trưởng đô thị và quy hoạch; chính sách đất đai đô thị; chính sách về nhà ở; chính sách tài chính đô thị; xây dựng chính quyền đô thị
Ngoài các sách chuyên khảo, cũng có một số các bài nghiên cứu liên quan đến đô thị đăng trên các ấn phẩm báo, tạp chí chuyên ngành:
Bài viết “Mô hình quản lý vùng đô thị” của Nguyễn Đăng Sơn, in trong Tạp chí Kiến trúc Việt Nam (10), 2004, tr 27-30, đã đưa ra các mô hình quản lý vùng đô
thị cùng với các mô hình tổ chức không gian đô thị, trong đó lấy một số đô thị ở châu Á làm ví dụ để khẳng định mô hình quản lý và mô hình tổ chức không gian của thành phố Hồ Chí Minh Tài liệu giúp cho thấy được mô hình quản lý vùng đô thị và mô hình tổ chức không gian đô thị nói chung, từ đó có được cái nhìn đối chiếu với mô hình của Hà Nội
Bài viết “Một vài ý kiến về phát triển đô thị bền vững” của TS KTS Trương
Văn Quảng, in trong Tạp chí Kiến trúc Việt Nam (9), 2005, tr.58-60, đã đưa ra một
số đề xuất bước đầu nhằm dọn đường cho sự trao đổi, tham khảo ý kiến các chuyên gia để hoàn chỉnh việc xây dựng các luận cứ khoa học, các tiêu chí cơ bản cho việc xây dựng một đô thị lành mạnh về môi trường nói riêng, hướng tới đô thị phát triển bền vững nói chung
Bài viết “Về đổi mới mô hình tổ chức chính quyền đô thị” của Nguyễn Minh
Phương, in trong Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (9), 2006, tr 42-45, 55, nêu lên sự
cần thiết phải đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị Qua đó tác giả đề ra một số giải pháp đổi mới mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị: xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền đô thị, về cơ chế vận hành bộ máy chính quyền đô thị, về bộ máy chuyên môn giúp việc của Thị trưởng Các giải pháp đổi mới mô hình chính quyền đô thị mà tác giả đưa ra có những đóng góp quan trọng phục vụ mục tiêu luận giải về mô hình chính quyền đô thị mà Hà Nội có thể áp dụng
Trong một thế giới mở hiện nay, rất nhiều nhà nghiên cứu ở nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam trên các phương diện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, các công trình nghiên cứu này hoặc được xuất bản bằng tiếng nước ngoài, hoặc
Trang 20đã được dịch ra tiếng Việt Các nghiên cứu liên quan đến đề tài cũng được tác giả
luận án xếp vào hai nhóm: nhóm các công trình nghiên cứu về đô thị học và nhóm các công trình nghiên cứu về đô thị Hà Nội
Ở nhóm các công trình nghiên cứu về đô thị học, không thể không kể đến một cuốn sách về lý thuyết quy hoạch đô thị của Nigel Taylor Urban Planning Theory since 1945 xuất bản năm 1998 tại London Cuốn sách này giới thiệu về lịch
sử lý thuyết quy hoạch các đô thị từ cuối Chiến tranh TG thứ II (1945) Trong khoảng 50 năm kể từ đó đến nay, các ý tưởng về quy hoạch đô thị đã có những thay đổi đáng kể Cuốn sách này ra đời nhằm mục đích mô tả sự phát triển của những ý tưởng về quy hoạch đô thị từ năm 1945 cho đến giai đoạn gần đây Hay nói cách khác, cuốn sách mô tả các ý tưởng/quan điểm theo từng thời kỳ nhất định để người đọc dễ dàng tiếp cận và có một cái nhìn hệ thống về lý thuyết quy hoạch đô thị Đầu tiên, thuật ngữ quy hoạch “đô thị”/”thị trấn” được sử dụng trong cuốn sách này là một khái niệm rộng trong đó thị trấn (town) được hiểu như là đô thị (urban) hay thành thị (city) theo quan điểm của người Mỹ Theo tác giả, tất cả những thuật ngữ trên đều chỉ đến các khía cạnh trong quy hoạch để xây dựng một môi trường đô thị Tuy nhiên, cách con người xây dựng một môi trường đô thị cũng ảnh hưởng đến môi trường nông thôn và môi trường tự nhiên và như vậy có thể đổi thành quy hoạch môi trường Tác giả đã trình bày những quan điểm của nước Anh về quy hoạch “thành phố và quốc gia” Theo tác giả, nên đặt ra ba câu hỏi chính trong khi
quy hoạch mỗi đô thị: Thứ nhất, những yếu tố nào xây dựng nên một môi trường đô thị chất lượng cao? thứ hai, loại hình đô thị có thể phát huy mạnh mẽ những chất lượng đó? thứ ba, phần nào trong quy hoạch đô thị đóng vai trò quan trọng đối với
xây dựng một đô thị đảm bảo cho đời sống của người dân ở điều kiện cần có không gian công cộng trong quy hoạch đô thị?
Một cuốn sách tiếp theo về lý thuyết đô thị đó là cuốn The Transformation of Cities, Urban Theory and Urban Life của David C.Thorns, nhà xuất bản Palgrave
Macmillan, New York, năm 2002 trình bày về sự chuyển dịch đô thị, lý thuyết đô thị và cuộc sống đô thị Cuốn sách gồm 8 chương, trong đó, chương 2 cung cấp một cái nhìn về quá trình biến đổi đô thị, xuất hiện đồng thời với sự nổi lên của các đô thị công nghiệp Ngược lại, những thành phố tiền công nghiệp đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, thu hút nguồn lợi từ bên ngoài, ví dụ như thành phố Amsterdam (Hà Lan), London (Anh) Theo tác giả, các cấu trúc về không gian và
xã hội đô thị này đã phản ánh vị thế nổi bật của các hoạt động kinh tế, chính trị Chương 2 cũng tập trung giải thích sự phát triển của đô thị thông qua việc phân tích
Trang 21cấu trúc đô thị công nghiệp, đặc biệt là việc sử dụng các công trình của nhà đô thị học thuộc các trường phái đối lập Tại chương 8, người viết đã xem xét vị trí, vai trò của quy hoạch đô thị đối với sự phát triển của các thành phố Quy hoạch là một phần của việc kiểm soát cấu trúc bên trong thành phố Đó cũng là một phần của quản lý đô thị và song hành với nhu cầu thiết lập trật tự, hạn chế sự rối loạn có thể nảy sinh từ nền kinh tế thị trường Quy hoạch đô thị ban đầu được phản ánh bởi xu hướng phản biện xã hội của các nhà cải cách– với mục đích cải thiện chất lượng đời sống của tầng lớp thị dân từ thế kỷ XIX Cuối thế kỷ XX, dưới tác động của chủ nghĩa tân tự do và sự nổi lên của chủ nghĩa hậu hiện đại trong lĩnh vực kiến trúc và thiết kế, những tranh luận cũng nổi lên giữa các nhà học giả thuộc thời kỳ khai sáng với việc tập trung vào các nhóm tư nhân hơn là nhà nước và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc quản lí đô thị Thêm vào đó, theo tác giả, những tác động chính đến các quy hoạch đô thị hầu hết đều được thực hiện dựa trên sự kết hợp của các chuyên gia khoa học, đảm bảo sự phát triển bền vững của đô thị Theo tác giả, các quy hoạch đô thị đa phần đều xuất phát từ những nhu cầu của hiện tại Do đó các
mô hình lý thuyết trong nghiên cứu quy hoạch đô thị có xu hướng liên kết chặt chẽ với các lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội Đến cuối thập niên 1980s, đầu những năm 1990s, những vấn đề nổi lên về ô nhiễm môi trường đã tác động đến sự thay đổi trong những tranh luận về quy hoạch đô thị trong tương lai bên cạnh các chương trình nghị sự về sự phát triển bền vững từ quá khứ đến hiện tại
Bên cạnh một số cuốn sách về lý thuyết còn có một số cuốn sách trình bày về quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam hoặc về không gian đô thị của thế giới
Năm 2010, David Albrecht (chuyên gia tư vấn, CARO), Hervé Hocquard (Giám đốc dự án nghiên cứu, CARO) và Philippe Papin (Giáo sư trường Cao học
thực hành) đã cho xuất bản cuốn Chính quyền địa phương trong quá trình phát triển
đô thị ở Việt Nam, tiến triển, phương tiện và hạn chế của chính quyền địa phương,
NXB Trí thức Cuốn sách được viết trên cơ sở bản báo cáo tổng kết dự án nghiên cứu do Philippe Papin và David Albrecht thực hiện năm 2009 nhằm phản ánh sự chuyển mình của các chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền các tỉnh thành, những tác nhân chủ chốt trong quá trình phát triển và quy hoạch đô thị hiện tại Nội dung cuốn sách đi sâu vào phân tích các phương tiện và cơ chế tài chính được chính quyền các địa phương huy động vào việc thực hiện các tham vọng của mình; phân tích một số dịch vụ công cơ bản, nền tảng của quá trình phát triển đô thị
“bền vững”: như sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt, thoát nước, quản lý rác thải
và giao thông công cộng
Trang 22Cuốn Không gian đô thị trên thế giới của Pierre Laborde (Giáo sư trường Đại
học Michel de Montaigne, Bordeaux III), NXB Thế giới, H 2011 gồm 8 chương, trình bày về sự phát triển của các đô thị trên thế giới; về các thành phố được thể hiện trước nhất như một hình thức sử dụng không gian tự nhiên, hay trong nhiều trường hợp là những công trình lịch sử; về các công trình đô thị, không gian không xây dựng, cấu trúc không gian đô thị; các hoạt động kinh tế trong thành phố; các khu phố, khu trung tâm, vùng phụ cận và ngoại vi; về sự phát triển tự phát hoặc sự phát triển có định hướng của một thành phố
Ở nhóm các công trình nghiên cứu về đô thị Hà Nội thì có một số công trình tiêu biểu như Peasants on the Move: Rural-Urban Migration in the Hanoi Region của Lee Tana, Occasional Paper No 91, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á,
Singapore, xuất bản năm 1996, đã tìm cách ước tính các xu hướng chính, các hướng dẫn và các mẫu của phong trào di dân (từ nông thôn ra đô thị) ở vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là khu vực Hà Nội, tìm hiểu những thay đổi cơ chế ở nông thôn Việt Nam từ thời kì đổi mới và khẳng định những cải thiện trong hệ thống giao thông, sự tăng lên của các nhà trọ cho người di cư đều có tác động đến phong trào di dân của người lao động Trong bối cảnh đó, tác giả cũng tập trung phân tích chính sách chính phủ Việt Nam đối với sự di cư tự nguyện và những hậu quả của nó
Danielle Labbé trên cơ sở nghiên cứu trường hợp hai xã ở ngoại thành Hà Nội (An Khánh và Tân Triều) đã cho xuất bản cuốn sách Facing the urban transition in Hanoi: recent urban planning issues and initiatives, Trung tâm Đô thị
hóa Văn hóa xã hội, Viện nghiên cứu khoa học quốc gia, Montreal (Queesbec) Canada, năm 2010, nhằm tìm cách hiểu rõ hơn về các loại hình đô thị hóa (theo kế hoạch, tự phát) đã ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và mối quan hệ của họ với nhà chức trách trong thời kì tự do hóa kinh tế
Công trình nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi: 1- Cư dân đã phát triển các chiến lược gì để đối phó giải quyết những biến đổi kinh tế, xã hội và văn hóa do tác động của đô thị hóa? 2- Sự tiến triển trong thái độ của nhà nước trung ương theo hướng đô thị hóa (từ sự nhận thức tiêu cực đến tích cực) có ảnh hưởng như thế nào đến sự nhận thức của người dân về những biến đổi sâu sắc này? 3-Làm thế nào để
so sánh được sự nhận thức với thực tế của mức độ phân biệt giữa giàu và nghèo? 4
-Đã có các tổ chức xã hội dân sự mới nào được thành lập như là một kết quả của những biến đổi đô thị? 6- Đến mức độ nào thì các tổ chức xã hội dân sự mới tham gia vào quá trình điều chỉnh và lập kế hoạch? 7-Làm thế nào và đến mức độ nào thì các tổ chức xã hội dân sự mới có trách nhiệm đối với việc phát triển đô thị của địa
Trang 23phương? 8-Nhân dân và chính quyền đối phó như thế nào với những vấn đề về môi trường và các giải pháp, trong mối quan hệ với vấn đề nghèo đói?
Nghiên cứu này là thử nghiệm cho một dự án hợp tác lớn hơn trong nghiên cứu cách người dân địa phương ở Việt Nam đối phó với sự đa dạng của biến đổi khí hậu và những bất ổn liên quan đến vùng ven đô và các diễn biến cực đoan của thời tiết Nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về cách những cư dân ven đô và các nhà cầm quyền đối phó với nhiều biến đổi nhanh chóng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của cư dân Cụ thể hơn, nó tập trung vào hai nguồn lực tương quan chính tạo nên sự thay đổi: đô thị hóa (với trọng tâm là chuyển đổi đất đai) và các diễn biến cực đoan của thời tiết (có thể trầm trọng hơn do sự biến đổi khí hậu toàn cầu)
Cuốn Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội - Tuyển tập tư liệu phương Tây, thuộc Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, do Nguyễn Thừa Hỷ chủ trì nhóm
tuyển dịch, NXB Hà Nội, H 2010, đã chọn lọc những tư liệu điển hình, tiêu biểu, sắp xếp theo từng thời đoạn lịch sử và trên những bình diện khác nhau như quy hoạch diện mạo đô thị, thành quách phố phường, các mặt đời sống kinh tế - văn hóa, chính sách của nhà cầm quyền phong kiến, thực dân đối với đô thị Hà Nội của nhiều tư liệu phương Tây viết về Thăng Long Hà Nội, trên một nền tảng được
mở rộng là vương quốc Đàng Ngoài thời kì tiền thực dân, sau là xứ Bắc Kì thời Pháp thuộc đến 1945
Cuốn Hà Nội, tiểu sử một đô thị của William S Logan, người dịch Nguyễn Thừa Hỷ, NXB Hà Nội, H 2010, thuộc Tủ sách Thăng Long 1000 năm Tác giả
William Stewart Logan là giáo sư tiến sĩ giảng dạy tại Đại học New South Wales, Sidney, Australia, Chủ tịch Quỹ Di sản và quy hoạch của UNESCO Cuốn sách là
một tiểu sử khá chi tiết và trải đều suốt một thiên niên kỉ, được đánh giá là cuốn sách đầu tiên vạch ra lịch sử của kết cấu một đô thị từ nguồn gốc của nó cách đây một ngàn năm trước (Google books) Tác giả đã dựng lại một cách thuyết phục quá
trình của Thăng Long Hà Nội một ngàn năm tuổi, qua diện mạo vật chất bên ngoài, cũng như phần cốt lõi tâm thức bên trong, trên một nền tảng lịch sử với những tác nhân chính trị, văn hóa ngoại sinh và nội sinh, một thành phố với đầy những cảnh quan huyền thoại quyến rũ và cũng mang trong nó nhiều tương phản, nghịch lý
đáng suy ngẫm, qua cái nhìn của một người quan sát từ bên ngoài
1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội
“Về việc điều chỉnh địa giới, chia tách một số tỉnh”, Nhật Tân, Tạp chí Cộng sản (23), 1996, tr 33-36 Qua nghiên cứu và trao đổi ý kiến với một số chuyên gia
và cơ quan chức năng của Chính phủ, tác giả đã đưa ra những luận cứ của việc điều
chỉnh địa giới hành chính, chia tách tỉnh: thứ nhất, căn cứ vào điều kiện tự nhiên
Trang 24của đất nước, của địa phương, trong đó quan trọng hơn cả là điều kiện địa lý; thứ hai, căn cứ vào các điều kiện dân sinh, kinh tế của đất nước và của địa phương; thứ
ba, căn cứ vào các yêu cầu về an ninh - quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội của đất nước, cũng như của mỗi địa bàn; thứ tư, căn cứ vào trình độ, tiến bộ khoa học -
công nghệ của đất nước, của địa phương, đặc biệt là các lĩnh vực có liên quan chặt
chẽ tới quản lý hành chính, quản lý nhà nước như giao thông, thông tin ; thứ năm,
căn cứ vào truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội và tâm lý của nhân dân địa phương Những luận cứ của việc điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách tỉnh này được có thể vận dụng trong việc lý giải về những lần điều chỉnh địa giới của thành phố Hà Nội
Cuốn Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội (1930-2000), của Ban Chấp hành
Đảng bộ thành phố Hà Nội, NXB Hà Nội, H 2004, trên cơ sở kế thừa nội dung và kết quả nghiên cứu của ba cuốn sách về lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội qua các
giai đoạn 1926-1954, 1954-1975 và 1975-2000, đã vẽ nên một bức tranh về Hà Nội
từ những năm đầu của thế kỉ XX đến nay, về những truyền thống tốt đẹp của Thăng Long - Hà Nội Trong đó, vai trò của Đảng bộ thành phố Hà Nội được khắc họa rõ nét trong quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, lãnh đạo nhân dân tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ Thủ đô xã hội chủ nghĩa và thực hiện công cuộc Đổi mới Cuốn sách cũng giành một dung lượng nhỏ, không chia thành mục riêng để trình bày về sự thay đổi địa giới hành chính của thành phố trong những năm 1978,
1991, tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra địa giới mới, dân số, diện tích của
Hà Nội sau thay đổi
Bài viết “Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô Hà Nội thời kì
2000 - 2010” của Lê Thị Minh Hạnh in trong Tạp chí Địa chính (3), 2007, tr 26 -
30, tập trung đi sâu phân tích nội dung của Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị
về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kì 2000-2010, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục Tác giả đưa ra một cái nhìn tổng quan về một nghị quyết có ảnh hưởng đến việc đề ra chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính của thành phố Hà Nội năm
2008 và đưa ra những nhận xét bước đầu về việc thực hiện Nghị quyết đó
Năm 2010, Bùi Kim Hồng, Đỗ Hoàng Linh, Nguyễn Văn Dương đã sưu tầm
và biên soạn cuốn Bác Hồ với Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia Cuốn sách gồm hai
phần, phần một trình bày về những hoạt động của Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội, cùng với gần 200 hình ảnh tư liệu liên quan đến hoạt động của Bác với Hà Nội và tình cảm của nhân dân Hà Nội đối với Bác Hồ được xếp theo trình tự thời gian; phần hai
là những câu chuyện về Bác Hồ với Hà Nội của nhiều cán bộ và quần chúng nhân
Trang 25dân Hà Nội đã từng được gặp Bác, được Bác chỉ bảo và dạy dỗ Ở phần một, về những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thủ đô Hà Nội, các tác giả đã trình bày những quan tâm của Bác đối với công tác quy hoạch Thủ đô và sự mở rộng thành phố Hà Nội thông qua việc tóm tắt các phát biểu của Bác tại các cuộc họp với
đề điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo hướng thu hẹp lại vào năm
1991, tuy nhiên cũng mới chỉ dừng lại ở việc nêu vắn tắt quyết định phê chuẩn của Quốc hội khóa VIII kì họp thứ 9 (12/1991) về việc điều chỉnh lại ranh giới thành phố
Hà Nội, chuyển 7 huyện thị về Hà Tây, Vĩnh Phúc, đưa Sóc Sơn về Hà Nội
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng chính quyền từ năm 1954 đến năm 1975 của Lê Thị Minh Hạnh, bảo vệ năm 2012 tại Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2012, đã hệ thống hóa, luận giải các quan điểm, chủ trương của Trung ương, của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng chính quyền thành phố thời kì 1954-1975, phân tích, làm rõ quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ thành phố Hà Nội đối với công tác xây dựng chính quyền thành phố từ năm 1954 đến năm 1975 Trong chương 2, tác giả luận án đã giành một tiểu mục để trình bày về sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội đối với công tác quy hoạch đô thị và công tác quản lý đô thị từ năm 1958 đến năm
1965, trong đó có trình bày sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội đối với vấn
đề mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội năm 1961
1.2 Những thành tựu nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
1.2.1 Những thành tựu nghiên cứu
- Thông qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, tác giả đề tài nhận thấy, có rất nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước về Hà Nội thể hiện trên nhiều bình diện khác nhau, về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử từ thủa bình minh của Hà Nội, cho đến khi nó trở thành kinh đô của đất nước, trải qua bao biến thiên của lịch sử cho đến tận ngày nay Qua các nghiên cứu trên, có thể nhìn thấy một bức tranh tổng quan sinh động, nhiều màu sắc về Hà Nội, từ đó cũng thấy được những sự biến đổi về địa giới hành chính của thành phố - Thủ đô Hà Nội qua các thời kì Đây là những tư liệu cần thiết, quan trọng để tác giả luận án có được nền tảng kiến thức chung nhất khi đi sâu
Trang 26nghiên cứu về đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội từ năm 1978 đến năm 2008
- Có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề mô hình tổ chức và quản lý
đô thị, về đô thị và chính sách đô thị, về vấn đề thiết kế đô thị trong quá trình quy hoạch xây dựng, vấn đề phát triển đô thị bền vững, vấn đề đô thị hóa , có thể là về
Hà Nội, cũng có thể là về những mô hình tổ chức chính quyền đô thị chung trên cả nước, hoặc cũng có thể là mô hình tổ chức chính quyền đô thị cho một địa phương khác có những điểm tương đồng giống Hà Nội, ví dụ thành phố Hồ Chí Minh Kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình này cùng với sử dụng một số mô hình chính quyền đô thị mà các nhà nghiên cứu đưa ra có thể vận dụng để giải quyết những vấn đề cụ thể ở Hà Nội
- Cho đến nay, có hai công trình nghiên cứu: 1- Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945-2002) của Nguyễn Quang Ân, NXB Thông Tấn
- Hà Nội, xuất bản năm 2003; 2- Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời kì cận hiện đại, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của Nguyễn Hữu Sơn,
bảo vệ năm 2009, là hai công trình trực tiếp đề cập đến những thay đổi về địa giới hành chính của Việt Nam trong đó có Thủ đô Hà Nội từ 1945 đến 2002 và hơn nữa
là những biến đổi về địa giới hành chính của Thăng Long - Hà Nội thời kì cận hiện đại, cụ thể là từ 1858 đến 2008 Về cơ bản, hai công trình này đã góp một cái nhìn tổng quan nhất về những biến đổi của địa giới hành chính thành phố Hà Nội, cụ thể trong ba lần điều chỉnh gần đây nhất 1978, 1991 và 2008 trong phạm vi nghiên cứu của đề tài Những phần trình bày về diễn trình lịch sử của ba lần điều chỉnh, mặc dù còn sơ lược, những nhận xét bước đầu về sự biến đổi về địa giới hành chính của Hà Nội thời kì cận hiện đại nói chung là những tư liệu tốt cho những người nghiên cứu các vấn đề liên quan
- Như đã đề cập, Hà Nội không chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước, mà có rất nhiều học giả ở ngoài nước quan tâm, nghiên cứu
về Hà Nội Tuy nhiên, các nghiên cứu ở ngoài nước liên quan đến đề tài luận án mới chỉ dừng lại ở một số nghiên cứu cụ thể, chủ yếu là về những tác động của quá trình đô thị hóa ở Hà Nội, hay một số nghiên cứu về quy hoạch và diện mạo đô thị,
về các mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, dân cư của Hà Nội; hay nghiên cứu tổng quan hơn về tiểu sử một đô thị - Hà Nội Thêm nữa, đã có một số nghiên cứu ở ngoài nước về lý thuyết quy hoạch đô thị, về sự chuyển đổi đô thị, lý thuyết đô thị
và cuộc sống đô thị, về không gian đô thị trên thế giới, hay có nghiên cứu cụ thể hơn là về chính quyền địa phương trong quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam Những tài liệu nghiên cứu này cung cấp cho tác giả luận án một hệ lý thuyết về đô
Trang 27thị, đồng thời giúp tác giả luận án có một cái nhìn khách quan hơn, một cách nhìn đối chiếu và so sánh trong nghiên cứu
- Những nghiên cứu về chủ trương, chính sách của Đảng về địa giới hành chính thành phố Hà Nội từ năm 1978 đến năm 2008, mới chỉ dừng lại ở một số nghiên cứu cụ thể, ở một vài khía cạnh của vấn đề nghiên cứu: Như bài nghiên cứu của Lê Thị Minh Hạnh về Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15-12-2000 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội thời kì 2000 - 2010, một nghị quyết có ảnh hưởng đến việc đề ra chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội năm 2008; hay nghiên cứu của Nhật Tân đưa ra một số luận cứ của việc điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách tỉnh nói chung trên cả nước Đây
là những tư liệu thiết thực đối với đề tài luận án, có thể kế thừa trong giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan
1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Như vậy, có khá nhiều công trình nghiên cứu về Hà Nội của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tuy nhiên, về vấn đề Đảng lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội, đặc biệt là từ năm 1978 đến năm 2008 thì chưa có công trình nghiên cứu nào, vẫn còn bỏ ngỏ Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau:
- Sưu tầm và khai thác tư liệu, đặc biệt là các tư liệu gốc lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ của Hà Nội, lưu trữ của Trung ương về chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội
từ năm 1978 đến 2008
- Trình bày một cách có hệ thống những chủ trương, quá trình chỉ đạo thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các năm 1978, 1991 và 2008
- Đánh giá một cách khách quan về những ưu điểm, những hạn chế, từ đó, đúc kết một số kinh nghiệm trong lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội nhằm phục vụ thực tiễn các công tác có liên quan đến vấn đề địa giới hành chính thành phố Hà Nội hiện nay
Trang 28Tiểu kết chương 1
Với tư cách là thủ đô của Việt Nam, Hà Nội đã nhận được nhiều sự quan tâm của giới sử học, của các nhà nghiên cứu, thể hiện qua số lượng, chất lượng các công trình nghiên cứu ở trong nước, ngoài nước về Hà Nội trên nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, địa giới hành chính thành phố, mô hình quản lý của chính quyền đô thị, vấn đề đô thị hóa, vấn đề phát triển bền vững đô thị Tuy nhiên, chỉ có hai công trình nghiên cứu trực tiếp đề
cập đến những thay đổi về địa giới hành chính thành phố Hà Nội là cuốn sách Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945 - 2002) (NXB Thông Tấn, Hà Nội, 2003) và luận văn thạc sĩ sử học Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời kì cận hiện đại (Nguyễn Hữu Sơn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009) Dù vậy, hai công trình kể trên mới chỉ tiếp cận điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội trên phương diện Hà Nội là khách thể của quá trình điều chỉnh đó và chưa vươn tới phạm vi điều chỉnh
về thời gian lần cuối tính đến thời điểm hiện tại Có nghĩa là những vấn đề thuộc
về chủ thể của toàn bộ quá trình điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội trên góc độ lãnh đạo, quản lý thì vẫn chưa có một công trình nào đề cập đến và càng vắng bóng những công trình chuyên khảo, tham khảo Bên cạnh đó, về những yếu tố tác động, chi phối, yêu cầu điều chỉnh địa giới hành chính thành phố
Hà Nội, quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính của Hà Nội, những tác động trên nhiều chiều cạnh khác nhau của quá trình ấy đối với Hà Nội, các vùng miền liên quan, thậm chí là đối với cả nước trong phạm vi thời gian từ năm 1978 đến năm 2008 đang là một khoảng bỏ ngỏ, chưa hề có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến Trong khi đó, yêu cầu nhìn nhận một cách chân thực, khách quan những nội dung nêu trên, đánh giá một cách khoa học những thành tựu, hạn chế quá trình điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Đảng, phục vụ mục tiêu đúc rút kinh nghiệm cho hiện tại sau khi Hà Nội đã mở rộng địa giới vào năm 2008 và đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, thách thức đang được đặt ra cấp thiết Đó không chỉ là lý do
cho sự lựa chọn vấn đề "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội từ năm 1978 đến năm 2008” làm đề tài luận án tiến
sĩ lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn là những nội dung cơ bản luận án hướng tới và giải quyết
Trang 29Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI CỦA ĐẢNG NĂM 1978
2.1 Tình hình địa giới hành chính thành phố Hà Nội trước năm 1978 và yêu cầu về mở rộng địa giới hành chính thành phố
2.1.1 Tình hình địa giới hành chính thành phố Hà Nội trước năm 1978
Tính từ sau lần điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội năm 2008, lãnh thổ Hà Nội nằm ở vị trí 20o33 đến 21o23 độ vĩ Bắc và 105o17 đến 106o02 độ kinh Đông, tiếp giáp với các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên ở phía Bắc; Hòa Bình, Hà Nam ở phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông; Phú Thọ, Hòa Bình ở phía Tây Hà Nội có vị trí địa lý tự nhiên và chính trị quan trọng trong lịch sử phát triển của Việt Nam Lãnh thổ Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có lịch sử được bắt nguồn từ những ngày đầu dựng nước Năm 1010, vua
Lý Công Uẩn đã quyết định dời đô, xây dựng kinh thành Thăng Long Trải qua bao
thăng trầm của lịch sử, mảnh đất Thăng Long - Hà Nội với vị trí “thắng địa” với
truyền thống ngàn năm văn hiến, luôn xứng đáng là trung tâm của đất nước, là trái tim của Tổ quốc Tuy nhiên, mảnh đất này lại luôn có những biến động về địa giới hành chính
Trong giai đoạn 1945-1954, địa giới hành chính của thành phố Hà Nội được hoạch định bởi hai phía: chính quyền của Việt Nam DCCH và chính quyền Pháp thuộc Bởi từ năm 1946 đến 1954, Hà Nội nằm trong vùng tạm chiếm của thực dân Pháp Địa giới hành chính của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 1945-1954 thay đổi không đáng kể Diện tích Hà Nội từ năm 1945 đến năm 1954 thay đổi từ 150km2 lên 152km2 Tuy nhiên, do tác động của chiến tranh, các tổ chức hành chính trong địa giới Hà Nội có sự thay đổi liên tục, phức tạp, chồng chéo từ hai phía Chính phủ Việt Nam DCCH và chính quyền thuộc Pháp
Về phía Chính phủ Việt Nam DCCH, ngày 10-11-1945, Hà Nội được chia
thành 4 quận nội thành với 36 khu phố và 4 quận ngoại thành với 46 xã Từ cuối tháng 12-1945, với Sắc lệnh số 77 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời, thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền quản lý của chính quyền trung ương Sang tháng 5-1946, nội thành thành phố Hà Nội được chia ra thành 17 khu: Trúc Bạch, Đồng Xuân, Thăng Long, Đông Thành, Đông kinh Nghĩa thục, Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Quán Sứ, Đại học, Bảy Mẫu, Chợ Hôm, Lò Đúc, Hồng Hà, Long Biên, Đồng Nhân, Văn Thái, Bạch mai Ngoại thành được chia ra làm 5 khu: Lãng Bạc, Đại La, Đống
Đa, Đề Thám, Mê Linh với 106 làng [1, tr 155, 157, 160]
Trang 30Từ tháng 11-1946, trước nguy cơ chiến tranh ngày càng đến gần, cùng với quá trình quân sự hóa tổ chức và hoạt động của chính quyền, địa giới hành chính - lãnh thổ của Hà Nội cũng được tổ chức lại Nội thành được chia làm ba liên khu phố tạo ra khả năng liên kết không gian chiến đấu, đảm bảo giam chân, chủ động làm rối loạn thế trận địch Bước vào giai đoạn kháng chiến, để tạo thuận lợi cho phương diện quản lý hành chính và kháng chiến của Hà Đông, liên Bộ Nội vụ và Quốc phòng ra Quyết định (số 168NV-QP/NgĐ ngày 20-10-1947) tạm thời đặt thị
xã Hà Đông và 4 phủ huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Thanh Oai dưới quyền điều khiển của Ủy ban Kháng chiến Hành chính (UBKCHC) thành phố Hà Nội Ngày 15-7-1948, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 365/NgĐ tạm thời đặt tên Quận 4,
5 và 6 ngoại thành Hà Nội là huyện Trấn Tây, huyện Đống Đa và huyện Mê Linh Sang năm 1949, UBKCHC Hà Nội ra Nghị quyết số 142/NQ-KC-HN (ngày 13-6-1949) chia nội thành Hà Nội thành 2 quận, lấy tên là Quận 1 và Quận 2, chia ngoại thành Hà Nội làm 3 quận, lấy tên là Quận 4, Quận 5, Quận 6 Ngày 22-12-1949, UBKCHC Hà Nội ban hành Quyết định số 373-NQ/KC-HN thống nhất Quận 1, Quận 2 làm một quận, lấy tên là Quận Nội thành Hà Nội và Quận 4, Quận 5, Quận
6 làm một quận lấy tên là Quận Ngoại thành Hà Nội [1, tr 165, 169, 176, 182]
Ngoài việc điều chỉnh về địa giới hành chính, chính quyền Việt Nam DCCH cũng thay đổi địa giới hành chính một số làng xã như sáp nhập 3 xã Khuyến Lương, Yên Duyên, Sở Thượng thành xã Hà Linh (ngoại thành Hà Nội), (6-1949); chuyển làng Yên Phụ thuộc Quận I nội thành sang Quận IV ngoại thành; (7-1949); cắt một
số thôn thuộc khu Bảy Mẫu về khu Văn Miếu (2-1950)… [1, tr 178, 181, 187]
Về phía chính quyền Pháp thuộc, trong những năm 1946-1954, khi Hà Nội
trở thành vùng tạm chiếm của thực dân Pháp, cơ bản vẫn sử dụng địa giới hành chính của chính phủ Việt Nam DCCH, mặt khác, cũng có những sự thay đổi nhằm phục vụ cho sự quản lý hành chính và đối phó với phong trào kháng chiến
Năm 1947, Chính quyền tay sai chia nội thành Hà Nội làm 4 quận (I, II, III
và IV), ngoại thành làm 5 quận (Quảng Bá, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Quỳnh Lôi, Gia Lâm) Tháng 3-1948, chính quyền thực dân chia nội thành ra 36 khu phố; chia ngoại thành ra 5 quận với 136 làng [87, tr.283] Sang tháng 9-1949, Thị trưởng thành phố
Hà Nội phân chia lại Hà Nội thành 25 khu (theo phụ bản Nghị định số 564/NĐ ngày 29-9-1949) Đến giữa năm 1950, Thị trưởng thành phố Hà Nội cho quay lại hình thức 36 khu phố nội thành như năm 1948 (Nghị định số 338/NĐ ngày 25-7-1950) [182, tr.1] Ngày 12-6-1950, Thủ hiến Bắc Việt đã ra Nghị định số 2780-THP/NĐ thành lập tại Đại lý ngoại thành Hà Nội bang Thanh Trì, gồm các làng Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nam Dư Thượng, Nam Dư Hạ, Thủy Linh, Uyên Duyên, Khuyến Lương, Sở Thượng [1, tr.198]
Trang 31Đồng thời với phân chia đơn vị hành chính, chính quyền thực dân cũng thay đổi địa giới hành chính một số làng xã như sáp nhập 3 xã Mễ Trì Thượng, Mễ Trì
Hạ và Phú Đô trước thuộc quận Cầu Giấy, Đại lí Hoàn Long vào tổng Đại Mỗ, quận Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (3-1950); chuyển lại làng Mễ Trì Thượng, Mễ Trì Hạ vào quận Cầu Giấy (6-1950); sáp nhập các xã Nhân Mỹ, Phú Mỹ, tổng Phương Canh và Phú Mô tổng Đại Mỗ thuộc quận Hoài Đức tỉnh Hà Đông vào tổng Phú Đô quận Cầu Giấy (2-1951); sáp nhập các xã Kim Liên, Trung Tự thuộc tổng Kim Liên vào Tổng Vĩnh An quận Ngã Tư Sở; sáp nhập xã Hòa Mục thuộc tổng Phú Đô vào tổng Khương Đình quận Ngã Tư sở (3-1952) [1, tr 195, 199, 212, 229]
Những biến đổi về hành chính của Hà Nội những năm 1945-1954 đã có những hệ lụy đến nhiều mặt của Hà Nội về sau, trực tiếp là cho sự hình thành hệ thống chính quyền mới của Thủ đô sau ngày 10-10-1954
Với việc kí kết Hiệp định Giơnevơ (7-1954), miền Bắc được giải phóng, Hà Nội trở lại là Thủ đô của nước Việt Nam DCCH, bắt đầu cải tạo và xây dựng từ đầu, đặc biệt là tổ chức lại hệ thống chính quyền các cấp và hoạch định lại địa giới hành chính của Thủ đô
Về địa giới hành chính, sau khi giải phóng, các tỉnh xung quanh Hà Nội tiếp tục lấy đường ranh giới với Hà Nội là đường ranh giới do Pháp sử dụng trước đó
Vì thế, đến ngày 10-10-1954, đường ranh giới của Hà Nội với các tỉnh xung quanh
về cơ bản đã được xác định, trừ đường ranh giới với tỉnh Bắc Ninh Ranh giới với tỉnh Bắc Ninh có một chút thay đổi so với trước năm 1954, cụ thể quận Gia Lâm vốn ở ngoại thành Hà Nội, nhưng bị cách bởi sông Hồng, nên được chuyển về cho tỉnh Bắc Ninh quản lý
Trong khi đó, nguyện vọng của nhân dân khu vực Gia Lâm muốn được sáp nhập về Hà Nội, hơn nữa, khu vực phố Gia Lâm và các xã lân cận của Gia Lâm vốn
có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nội thành, được nối liền với nội thành bằng cầu Long Biên Bởi vậy, ngày 11-11-1954, Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 49NQ/TW quyết định sáp nhập khu vực Gia Lâm vào Hà Nội Ngày 13-12-1954, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 420-TTg sáp nhập khu vực phố Gia Lâm, gồm có phố Gia Lâm, khu nhà ga, sân bay Gia Lâm và 4 xã Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy vào thành phố Hà Nội [1, tr.242]
Khi vào tiếp quản Hà Nội, UBQC thành phố đã tiếp quản quận Văn Điển và tạm thời tổ chức quận Văn Điển gồm 23 thôn thuộc hệ thống hành chính thành phố
Hà Nội Khi tình hình đã dần ổn định, xét nghề nghiệp chính của nhân dân ở Văn Điển là làm ruộng, thành phần nhân dân tương đối thuần nông so với các quận khác
Trang 32thuộc ngoại thành Hà Nội, để hợp lý về mặt địa dư cũng như về mặt tính chất sinh hoạt của nhân dân quận Văn Điển, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 436-TTg (ngày 4-1-1955) giải tán quận Văn Điển (gồm 23 thôn), trả cho tỉnh Hà Đông để tổ chức thành 2 huyện Thanh Trì và Thanh Oai [1, tr 242, 247]
Như vậy sau khi tiếp quản, địa giới hành chính thành phố Hà Nội đã có một
số thay đổi Tính đến đầu năm 1955, địa giới thành phố Hà Nội được hoạch định như sau: phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hà Đông và Sơn Tây, phía Nam giáp tỉnh Hà Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh Thành phố Hà Nội gồm
4 quận nội thành (quận I, II, III, IV) với 36 khu phố và 4 quận ngoại thành với 46 xã [103, tr 612] Dân số thành phố Hà Nội năm 1955 là 778.200 người, diện tích là 152,2 km2 [197, tr 31]
Từ năm 1955 đến trước năm 1961, ranh giới hành chính vòng ngoài của thành phố Hà Nội không có thêm sự thay đổi nào, tuy nhiên lại có một số điều chỉnh
về ranh giới hành chính các cấp, trên cơ sở những thay đổi về cơ cấu tổ chức các cấp chính quyền của Hà Nội
Sau khi tiếp quản, Hà Nội tiến hành xây dựng lại hệ thống tổ chức chính quyền các cấp Đây là thời gian để lãnh đạo Hà Nội vừa nghiên cứu xây dựng vừa thể nghiệm các mô hình tổ chức chính quyền nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức chính quyền các cấp ở Hà Nội Ở giai đoạn này có sự đan xen nhiều tư duy khác nhau giữa các lãnh đạo Hà Nội về việc hình thành các cấp chính quyền ở Hà Nội, nổi trội là tư duy về hai phương án: chính quyền 3 cấp (Thành phố - Quận - Khu phố) và chính quyền 2 cấp (Thành phố - Khu phố) Do đó, địa giới hành chính thành phố Hà Nội cũng được thay đổi để đảm bảo cho hoạt động của chính quyền được thuận tiện
Cuối năm 1954, thành phố Hà Nội chủ trương xây dựng hệ thống chính quyền 3 cấp, đánh dấu bằng sự thành lập của chính quyền cấp quận vào tháng 11-
1954, với tên gọi là Ban Cán sự, chịu trách nhiệm cả công tác Đảng và công tác chính quyền Theo chỉ thị, Ban Cán sự thực hiện lãnh đạo các mặt công tác của các
tổ công tác khu phố, đồng thời các tổ công tác có nhiệm vụ báo cáo thẳng với Ban Cán sự Nhưng, trên thực tế, UBQC và UBHC thành phố Hà Nội vẫn là cơ quan trực tiếp chỉ đạo các công việc liên quan đến chính quyền khu phố Vì thế, sang năm
1955, Thành ủy Hà Nội lại chủ trương chuyển đổi sang hệ thống chính quyền 2 cấp,
“tổ chức cách làm việc ở khu phố, tiến tới bỏ quận… nghiên cứu sáp nhập khu phố”
[150, tr 78] Thực hiện chủ trương này, tháng 4-1955, Ban đại diện chính quyền khu phố được thành lập (sau đổi thành UBHC lâm thời khu phố)
Trang 33Tháng 9-1955, Thành ủy ra Nghị quyết về vấn đề phân chia lại địa giới các quận và khu phố, đề xuất lại chủ trương giữ cấp quận Ở mỗi quận sẽ có một UBHC quận Ở khu phố vẫn giữ UBHC lâm thời khu phố [151, tr 1] Thực hiện chủ trương của Thành ủy Hà Nội, ngày 18-9-1955, UBQC và UBHC thành phố Hà Nội đã ban hành Thông cáo số 237/TC-UB tạm thời quy định ranh giới các Quận và các khu phố thuộc Hà Nội Theo đó, nội thành được chia làm 4 quận (Quận I, II, III và IV) Bốn quận ngoại thành trước đây (Quỳnh Lôi, Quảng Bá, Ngã Tư Sở, Cầu Giấy) được chia lại thành 3 quận: V, VI, VII, đặt trực tiếp dưới sự chỉ đạo của UBQC và UBHC thành phố Hà Nội Quận Gia Lâm gọi là quận VIII Khu vực trên sông Hồng
từ Chèm đến Khuyến Lương thành lập một quận riêng gồm 3 khu phố gọi là Quận Trên sông (Quận 9) [204, tr 51-52]
Sang năm 1956, qua công tác đăng kí hộ khẩu ở nội thành và cải cách ruộng đất ở ngoại thành, UBQC và UBHC thành phố Hà Nội nhận thấy ranh giới hành chính có một vài chỗ chưa hợp lý và thể theo nguyện vọng của nhân dân nên đã ban hành Thông tri số 617/TT-TC-CB (ngày 18-4-1956) điều chỉnh lại ranh giới 9 khu phố thuộc bốn quận ở nội thành; hoạch định ranh giới mới và đặt tên cho 37 xã ở ngoại thành [205, tr.1]
Điều đáng chú ý là, đến tháng 1-1958, Thành ủy Hà Nội chính thức chủ trương bỏ cơ quan hành chính cấp quận, thực hiện sắp xếp lại các đơn vị khu phố theo cơ sở các đơn vị bầu cử HĐND nhằm làm cho sự lãnh đạo từ thành phố đến các khu phố được mau lẹ, kịp thời Theo đó, từ tháng 3-1958, Hà Nội được chia thành 12 khu phố: Trúc Bạch, Ba Đình, Cửa Đông, Hàng Đào, Hàng Bông, Văn Miếu, Hàng Cỏ, Hoàn Kiếm, Ô Chợ Dừa, Bảy Mẫu, Hai Bà, Bạch Mai [38, tr 70-73] Mỗi khu phố có một Ban Cán sự hành chính với số lượng từ 11 đến 13 người
Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, UBHC thành phố Hà Nội nhận thấy việc quản lý 12 khu phố gặp một số khó khăn, bộ máy tổ chức ở các khu phố chưa thực sự mạnh, khả năng đảm nhiệm nhiệm vụ mà cơ quan cấp Thành phân cấp cho các khu phố chưa cao Do đó, UBHC thành phố Hà Nội nhận thấy cần điều chỉnh lại
tổ chức bộ máy các khu phố cũng như địa giới các khu phố theo các nguyên tắc: thuận lợi về điều kiện địa dư; thuận lợi cho sinh hoạt của quần chúng nhân dân; đảm bảo tốt về quan hệ lãnh đạo; thuận tiện cho việc phát triển kinh tế, văn hóa; đảm bảm thuận tiện cho công tác an ninh, trật tự của thành phố; không xáo trộn chia cắt nhiều đơn vị hành chính; dân số khu mới từ 3 vạn đến 5 vạn dân Trên cơ sở các nguyên tắc đó, tháng 5-1959, nội thành Hà Nội được chia lại thành 8 khu phố, bao gồm: Trúc Bạch, Đồng Xuân, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà, Hàng Cỏ, Bạch Mai, Đống Đa [206, tr 1]
Trang 34Đối với ranh giới của các xã ngoại thành, để thuận tiện cho việc chỉ đạo, tổ chức
và tiến hành các công tác trong thành phố UBHC thành phố Hà Nội đã ban hành một
số quyết định: cắt hai thôn Thịnh Hào và Trung Tự về quận Ngã Tư Sở thuộc ngoại thành, tạm thời giao khu 29 về quận III (6-1955); sáp nhập hai xóm Thanh Lương 1 và
2 thuộc xã Thanh Lương trên sông vào xã Thanh Trì, cùng Quận VII; sáp nhập xóm Khuyến Lương thuộc xã Thanh Lương trên sông vào xã Lĩnh Nam, cùng Quận VII; sáp nhập xã Tân Lập và xã Thụy Phương thuộc Quận V thành một xã; sáp nhập xã Ngọc Thụy và Thái Thụy thuộc Quận VIII thành một xã (9-1958) [1, tr 291]
Từ năm 1958, Hà Nội tiến hành cải tạo XHCN và bước đầu phát triển kinh
tế, văn hóa, không gian Thủ đô trở nên chật chội, thêm nữa, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14 về kế hoạch 3 năm phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hóa đã ghi rõ: “cần nghiên cứu quy hoạch các vùng kinh tế, quy hoạch xây dựng các thành phố” Vì thế, ngày 29-8-1958, Bộ Chính trị đã họp bàn về mở rộng thành phố Hà Nội theo kế hoạch dài hạn Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ:
Mở rộng thành phố phải căn cứ vào thiên thời (mưa, gió, nắng…), địa lợi (địa chất, sông hồ…) và nhân hòa (lợi ích của nhân dân, của Chính phủ…) Công tác quy hoạch thành phố phải hợp lý, bảo đảm được cả về kinh tế, mỹ quan và quốc phòng, phải có kế hoạch vận động quần chúng tham gia, có ban phụ trách để chịu trách nhiệm, tránh lối làm đại khái, lãng phí [107, tr 136]
Ngày 12-9-1959, Bộ Chính trị họp đánh giá tình hình mọi mặt Thủ đô Hà Nội, đề ra nhiệm vụ cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội, xác định quy mô và hướng phát triển của thành phố Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh về tổ chức thực hiện trong xây dựng phải có quy hoạch, đồng bộ, làm từng bước và chú ý cả nội và ngoại thành Hà Nội
Ngày 16-11-1959, Ban Bí thư tổ chức hội nghị thảo luận về những công trình lớn trong quy hoạch của thành phố Hà Nội và mở rộng ngoại thành Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong thiết kế phải đồng bộ (đường sá, hệ thống thoát nước, lưới điện…), tránh cản trở sự đi lại của nhân dân; phải có quy hoạch trước, tránh làm rồi lại phá đi và phải thực hiện nhanh - nhiều - tốt - rẻ [107, tr 391]
Tinh thần của các hội nghị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã được thể chế hóa trong Nghị quyết số 98-NQ/TW (ngày 4-1-1960) về quy hoạch cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội Nghị quyết khẳng định: “Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam xã
hội chủ nghĩa thống nhất phải là trung tâm chính trị và văn hóa của cả nước và là
Trang 35một thành phố công nghiệp và một trung tâm kinh tế” [62, tr 3] Phương châm cải
tạo và mở rộng thành phố Hà Nội là phải phục vụ nhiệm vụ trung tâm chính trị và văn hóa của cả nước, phục vụ công nghiệp, phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân lao động Bộ Chính trị xác định quy mô của thành phố Hà Nội: về dân
số dự kiến đến 1970 là khoảng 1 triệu người; về diện tích khoảng 15.000 ha Về hướng phát triển của thành phố: phía Đông Bắc sẽ mở rộng đến khu vực cầu Đuống, phía Nam đến khu vực Vĩnh Tuy và gần Văn Điển; nhưng hướng phát triển chủ yếu của thành phố là lên phía Tây Bắc ôm quanh Hồ Tây, từ khu vực Ba Đình lên đến khu vực Chèm - Vẽ, sát bờ sông Hồng và sau này có thể phát triển sang phía Tả ngạn sông Hồng Nghị quyết còn chỉ rõ cần phải mở rộng ngoại thành, cải tạo thành phố cũ và xây dựng một số công trình mới để phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố hiện thời [62, tr 4-11]
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, ngay từ năm 1958, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội đã ra Nghị quyết số 213NQ/ĐBHN thành lập Tiểu ban nghiên cứu mở rộng ngoại thành Hà Nội do ông Tiến Đức làm trưởng Tiểu ban Tiểu ban có nhiệm vụ nghiên cứu dự kiến mở rộng ngoại thành Hà Nội theo kế hoạch xây dựng dài hạn của Phòng Đô thị - Bộ Kiến trúc Tiểu ban phối hợp với Phòng Đô thị - Bộ Kiến trúc, nghiên cứu yêu cầu cụ thể của việc mở rộng ngoại thành, đồng thời liên hệ với các tỉnh lân cận nghiên cứu tại chỗ những khu vực dự kiến mở rộng trình lên Thường vụ [2, tr 1]
Căn cứ Nghị quyết của Bộ Chính trị, dự kiến của thành phố Hà Nội, Hội đồng Chính phủ đệ trình Quốc hội Dự án mở rộng thành phố Hà Nội đồng tâm về 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc Ngày 20-4-1961, tại kì họp thứ 2, Quốc hội khóa II ra Nghị quyết phê chuẩn quy hoạch mở rộng thành phố Hà Nội với việc sáp nhập vào thành phố Hà Nội những khu vực sau đây thuộc các tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên: 18 xã, 6 thôn và 1 thị trấn thuộc tỉnh Hà Đông, 29 xã và thị trấn thuộc tỉnh Bắc Ninh, 17 xã và một nửa thôn của tỉnh Vĩnh Phúc và xã Văn Đức thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên
Diện tích Hà Nội năm 1961 sau khi được mở rộng là 586,13 km2 gồm 4 khu nội thành và 4 huyện ngoại thành; dân số là 913.428 người [197, tr 31], địa giới gấp gần 4 lần và dân số gấp 1,5 lần so với năm 1960
Sau khi được mở rộng về địa giới hành chính vào năm 1961, thành phố Hà Nội tiếp tục có một số thay đổi nhỏ về tổ chức hành chính như điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thôn; hay phân chia lại nội thành thành 4 khu phố và ngoại thành thành 4 huyện vào năm 1961 và chia các khu phố ra nhiều tiểu khu vào năm 1974
Trang 362.1.2 Yêu cầu về mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội
Từ cuối những năm 1960s, những bất cập trong đời sống kinh tế, xã hội của nhân dân Hà Nội đã dẫn đến một yêu cầu cấp thiết đó là cần phải mở rộng địa giới hành chính thành phố
Ngày 24-5-1969, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 191-NQ/TW về nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng và cải tạo Thủ đô Hà Nội sau khi chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ kết thúc Nghị quyết đã đánh giá tình hình cải tạo và xây dựng Thủ đô Hà nội từ năm 1954: Hà Nội đã có thay đổi căn bản Các xí nghiệp cũ đã được cải tạo và mở rộng; nhiều nhà máy mới được xây dựng; các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp được phát triển Những công trình văn hóa cũng được cải tạo và xây dựng thêm nhiều, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân trong thành phố được cải thiện
Bên cạnh những thành tích và tiến bộ nói trên, Bộ Chính trị cũng nhận thấy tình hình cải tạo và xây dựng Hà Nội còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục giải quyết như:
Thiếu nhiều nhà ở, chưa bảo đảm được nhu cầu về nhà ở cho công nhân
và nhân dân (còn nhiều nhà ở chật hẹp, hỏng nát); mật độ người ở nhiều khu phố quá cao; đường giao thông trong thành phố còn thiếu và quá hẹp, nhất là các cửa ô, phương tiện giao thông công cộng ít và quá cũ; vệ sinh thành phố còn kém; điện, nước và các công trình công cộng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân còn thiếu [55, tr 181]
Hơn nữa, theo Bộ Chính trị:
Công tác chỉ đạo cải tạo và xây dựng Thủ đô Hà Nội chưa được tập trung
và thống nhất; kế hoạch cải tạo và xây dựng chưa được toàn diện; vốn đầu tư có hạn, lại phân phối sử dụng thiếu tập trung, thiếu kết hợp cải tạo với xây dựng mới, xây dựng trước mắt với phát triển về sau Những khuyết điểm và nhược điểm trên đây đã dẫn đến tình trạng cải tạo và xây dựng có phần phân tán, chắp vá, gây lãng phí và hạn chế kết quả phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống của nhân dân và ảnh hưởng đến vẻ đẹp của thành phố [55, tr 181]
Trên cơ sở đánh giá tình hình cải tạo và xây dựng Thủ đô từ năm 1954, Bộ Chính trị đã đề ra phương châm chung về xây dựng và cải tạo Thủ đô Hà Nội là phải xây dựng và bố trí cân đối, hợp lý các công trình ở khu vực mới xây dựng, đồng thời phải tận dụng những cơ sở của thành phố cũ còn có thể cải tạo và sử dụng được; phải phục vụ yêu cầu của nhiệm vụ là “trung tâm chính trị và văn hoá của cả
Trang 37nước, phục vụ xây dựng công nghiệp, phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống của nhân dân và phải bảo đảm những yêu cầu về quốc phòng.” [55, tr 182]
Đồng thời, Nghị quyết cũng đặt ra nhiệm vụ cải tạo Hà Nội hiện thời song song với việc xây dựng khu vực mới của Thủ đô Hà Nội ở khu đất đồi nằm trong phạm vi của hai huyện Tam Dương, Bình Xuyên và khu vực thị xã Vĩnh Yên, thuộc tỉnh Vĩnh Phú và nối liền giữa khu vực mới này với thành phố Hà Nội hiện thời
Đối với thành phố Hà Nội hiện thời, Nghị quyết xác định: “cần lấy cải tạo là chủ yếu” [55, tr 184]
Sau một thời gian thực hiện Nghị quyết 191-NQ/TW, trước hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam, đứng trước những đòi hỏi cấp bách hiện thời, xét vị trí và lợi ích lâu dài của Thủ đô Hà Nội và nhiều khó khăn trong việc cải tạo và mở rộng Thủ đô ở Hà Nội và Vĩnh Yên, Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã hai lần họp (ngày 13-10-1972 và 14-2-1973) để kiểm điểm lại việc thực hiện Nghị quyết 191 NQ/TW
về xây dựng Thủ đô Hà Nội Trên cơ sở đó, Thành ủy Hà Nội đã gửi Công văn số 89-CV/ĐBHN (ngày 2-3-1973) lên Ban Bí thư Trung ương Đảng báo cáo tình hình thi hành Nghị quyết số 191-NQ/TW ngày 24/5/1969 về xây dựng và cải tạo Thủ đô
Hà Nội và nêu một số kiến nghị của Hà Nội
Thành ủy Hà Nội đã báo cáo lên Ban Bí thư một số khó khăn trong quá trình thực hiện Nghị quyết 191-NQ/TW: như việc giảm dân số nội thành, vấn đề lấy ruộng đất ở ngoại thành trên thực tế là không thực hiện được Với tình hình trên, Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã kiến nghị Trung ương nghiên cứu kĩ thêm về chủ trương xây dựng mở rộng Thủ đô lên khu vực mới ở Vĩnh Yên, tập trung mọi nguồn lực vào việc cải tạo và xây dựng lại Thủ đô Hà Nội:
Đề nghị Bộ Chính trị và Ban Bí thư bàn lại chủ trương xây dựng mở rộng Thủ đô lên khu vực mới (Vĩnh Yên)… đề nghị Bộ Chính trị và Ban Bí thư cho tập trung một số cán bộ nghiên cứu điều tra thêm trong vòng 5 năm để có đủ tài liệu phân tích các mặt chính trị, kinh tế, xã hội và quyết định
Đối với thành phố Hà Nội, trước mắt, đề nghị Trung ương quyết định cho tập trung nguồn vốn và mọi khả năng xây dựng để bắt tay vào việc cải tạo và xây dựng với một quy mô lớn để đáp ứng các yêu cầu cấp bách [5, tr 2]
Tuy nhiên, trong phiên họp ngày 7-4-1973 về xây dựng cầu Thăng Long và xây dựng, cải tạo Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định vấn đề xây dựng
và cải tạo Thủ đô Hà Nội: “phải được thực hiện theo Nghị quyết số 191-NQ/TW ngày 24-5-1969 của Bộ Chính trị.” Trước mắt cần “tập trung sức cải tạo thành phố
Hà Nội hiện nay theo phương hướng đã nêu trong Nghị quyết ấy” [56, tr 503]
Trang 38Chấp hành Nghị quyết của Trung ương, Thành ủy Hà Nội đã họp bàn và tổ chức chỉ đạo thực hiện Một số vấn đề đã được nghiên cứu và sơ bộ xác lập phương
án Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Thành ủy Hà Nội tiếp tục nhận thấy tình hình
Hà Nội với những mâu thuẫn, tồn tại lớn về quy mô dân số, quy mô đất xây dựng thành phố, tình hình các mức tiện nghi phục vụ đời sống của nhân dân ở Thủ đô ngày càng giảm, nhận thấy nhu cầu bức thiết của thành phố lúc này là cần phải có thêm đất để xây dựng
Vì vậy, ngày 13-9-1973, Thành ủy Hà Nội trình lên Trung ương Đảng Báo cáo về quy hoạch xây dựng và cải tạo thành phố Hà Nội Bản báo cáo đã đề ra một
số kiến nghị về quy hoạch cải tạo và xây dựng Thủ đô hiện thời và khu mới ở Vĩnh
Yên, trong đó có kiến nghị cần lấy thêm đất để xây dựng Hà Nội: “Quyết định cho
quy hoạch cải tạo và xây dựng nội thành Hà Nội với quy mô 80 vạn dân và quy hoạch xây dựng các thị trấn ngoại thành với quy mô 35-40 vạn dân (Để thực hiện vấn đề này thì phải thực hiện đồng thời hai biện pháp: phải lấy thêm đất và điều chuyển đi khỏi Hà Nội một số lớn các cơ quan, các ngành theo nguyên tắc nhất định)” [4, tr 2]
Tuy vậy, kiến nghị này chưa được Bộ Chính trị nhất trí thông qua Trong phiên họp ngày 21-9-1974, Bộ Chính trị tiếp tục đưa ra ý kiến về việc cải tạo và xây dựng Thủ đô Hà Nội, phải được nghiên cứu theo một quy hoạch bao gồm phần cải tạo Hà Nội cũ, phần xây dựng khu mới ở Vĩnh Yên, phần xây dựng các cụm công nghiệp, các điểm dân cư trong vùng có quan hệ trực tiếp với Thủ đô…, chưa có chủ trương mở rộng Hà Nội: Ở khu vực hiện thời của Thủ đô, trong vòng 15-20 năm tới (1975-1995) phải lấy việc cải tạo và xây dựng ở khu vực hiện thời làm chính… Căn
cứ tình hình thực tế hiện thời, phấn đấu để có thể khống chế mức dân số nội thành vào khoảng 60-70 vạn người…
Năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối Năm 1976, Hà Nội trở lại thành Thủ đô của nước Việt Nam thống nhất, yêu cầu mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội lại được đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Thủ đô
Trong phiên họp ngày 7-9-1976 đối với luận chứng kinh tế - kĩ thuật về quy hoạch xây dựng và cải tạo Thủ đô Hà Nội đến năm 2000, Bộ Chính trị xác định:
Hà Nội - Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam, là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước, nơi tập trung các cơ quan của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Viện nghiên cứu khoa học - kĩ thuật, các trường đại học, các công trình văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu của cả nước Hà Nội còn là một trung tâm kinh tế quan trọng, có công nghiệp tiên tiến, hiện đại với trình độ kĩ thuật cao
Trang 39Hà Nội phải là Thủ đô hiện đại có tính dân tộc, xứng đáng với đất nước
Hà Nội theo quy mô và tầm vóc quan trọng của một Thủ đô Ngoại thành Hà Nội không đảm bảo được 5 chức năng chính đối với một thành phố lớn là: tạo nơi để bố trí những xí nghiệp công nghiệp không cần thiết nằm trong thành phố, xây dựng vành đai nông nghiệp hiện đại
để cung cấp thực phẩm tươi sống cho thành phố, nơi để bố trí các công trình đầu mối về kỹ thuật và tổ chức nghỉ ngơi du lịch bảo vệ môi trường của thành phố; tạo điều kiện để tổ chức tốt quốc phòng bảo vệ thành phố [21, tr 2]
Vì vậy “việc mở rộng ranh giới nội ngoại thành Hà Nội đã trở thành một yêu cầu cấp bách nhằm sớm đi vào quy hoạch và kế hoạch cải tạo và xây dựng Thủ đô, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức tốt hơn đời sống nhân dân, từng bước xây dựng Hà Nội thành một Thủ đô hiện đại, văn minh và giàu đẹp”[21, tr 2]
Như vậy, trước năm 1975, yêu cầu phải mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội xuất phát từ những bất cập trong đời sống kinh tế, xã hội của nhân dân như: thiếu nhiều nhà ở, chưa đảm bảo được nhu cầu về nhà ở cho nhân dân, mật độ người ở nhiều khu phố quá cao; đường giao thông trong thành phố còn thiếu và quá hẹp; vệ sinh thành phố còn kém; điện, nước và các công trình công cộng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân còn thiếu… Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, vấn đề mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội không chỉ còn là yêu cầu bức thiết của nhân dân Thủ đô nhằm giải quyết những bất cập trong đời sống kinh tế, xã hội; mà còn trở thành yêu cầu của cả nước nhằm xây dựng và phát triển Hà Nội về mọi mặt theo quy mô và tầm vóc quan trọng của một Thủ đô, trung tâm chính trị, văn hóa của nước CHXHCN Việt Nam
1
Ban Chỉ đạo quy hoạch cải tạo và xây dựng Thủ đô Hà Nội trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng do ông Huỳnh Tấn Phát làm trưởng ban và ông Trần Vĩ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội làm phó ban Thường trực, ngoài ra còn có một số chuyên viên kiến trúc và xây dựng thuộc Trung ương và Hà Nội tham gia [181, 1]
Trang 402.2 Lãnh đạo điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội năm 1978
2.2.1 Chủ trương mở rộng địa giới hành chính thành phố
Trước yêu cầu cấp thiết cần phải cải tạo, xây dựng Thủ đô, ngày 7-9-1976, trong phiên họp đối với luận chứng kinh tế - kỹ thuật về quy hoạch cải tạo và xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2000, Bộ Chính trị đã thông qua chủ trương mở rộng nội ngoại thành Hà Nội
Trong phiên họp với Bộ Chính trị, ngày 7-9-1976, Đảng đoàn Bộ Xây dựng
và Thành ủy Hà Nội đã trình bày Tờ trình về luận chứng kinh tế kỹ thuật (TEO) quy hoạch xây dựng và cải tạo Thủ đô Hà Nội Tờ trình đã nêu những vấn đề chính
trong bản đề án luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng và cải tạo Thủ đô Hà Nội do chuyên gia Liên Xô lập ra, cùng với ý kiến của Đảng đoàn Bộ Xây dựng và Thành
ủy Hà Nội Từ đó, Đảng đoàn Bộ Xây dựng và Thành ủy Hà Nội đã đưa ra những kiến nghị để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị về xây dựng Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn tới Trong những kiến nghị đó, có kiến nghị về mở rộng Thủ đô Hà Nội:
- Hướng phát triển của Hà Nội ngoài Vĩnh Yên còn phải phát triển mạnh
về phía Xuân Mai, Sơn Tây
- Cho phép lấy thêm đất từ nay đến năm 2000 khoảng 4.000-6.000 ha để
mở rộng thành phố Hà Nội hiện nay, chủ yếu là phần đất bên hữu ngạn sông Hồng từ sông Nhuệ trở vào thành phố…
- Trong tương lai cho phép mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội lên khoảng 2.500 km2, với quy mô dân số khoảng 3 triệu người, thành phố Hà Nội hiện nay khống chế với quy mô khoảng 80 vạn - 1 triệu người Hệ thống
đô thị trong vùng ngoại thành thủ đô gồm có Vĩnh Yên, Xuân Mai, Sơn Tây và các thị trấn, huyện lỵ trong vùng với tổng dân số khoảng 1 triệu người… [61, tr 3]
Về địa giới cụ thể, Đảng đoàn Bộ Xây dựng và Thành ủy Hà Nội đề nghị giao Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội căn cứ tình hình từng giai đoạn và tình hình cụ thể trình lên Thường vụ Hội đồng Chính phủ và Quốc hội để từng bước mở rộng phạm vi ranh giới hành chính cho Hà Nội Bộ Xây dựng sẽ có những biện pháp quản lý chặt chẽ việc xây dựng trong phạm vi dự kiến mở rộng ngoại thành Hà Nội
Sau khi nghe Đảng đoàn Bộ Xây dựng và Thành ủy Hà Nội trình bày luận chứng kinh tế - kĩ thuật về quy hoạch cải tạo và xây dựng Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính
trị đã nhất trí với kiến nghị của Đảng đoàn Bộ Xây dựng và Thành ủy Hà Nội về mở rộng ranh giới nội ngoại thành Hà Nội