Đối với Hà Nội và các địa phương liên quan

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà nội từ năm 1978 đến năm 2008 (Trang 94 - 103)

Chương 3. ĐẢNG LÃNH ĐẠO THU HẸP ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 1991

4.2. Chỉ đạo thực hiện

4.2.2. Đối với Hà Nội và các địa phương liên quan

Ngày 21-02-2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Công văn số 153-CV/TW chỉ đạo tổ chức Đảng của các địa phương liên quan triển khai thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương sáu khóa X về mở rộng thủ đô Hà Nội:

- Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình tổ chức phổ biến, quán triệt Kết luận 19- KL/TW trong cấp ủy và tổ chức Đảng các cấp.

- Thành ủy Hà Nội, Tỉnh ủy Hà Tây, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Tỉnh ủy Hòa Bình chỉ đạo sớm việc triển khai tiếp các bước cần thiết để thực hiện kết luận của Ban Chấp hành Trung ương theo đúng quy định của pháp luật [17, tr. 1-2].

Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị số 260/CT-TTg (ngày 4-3-2008) của Thủ tướng Chính phủ, ngày 19-3-2008, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội tiến hành họp hội nghị quán triệt, thảo luận và đi đến nhất trí cao với chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn trong công tác điều chỉnh địa giới hành chính của Thủ đô, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo các cấp các ngành cần quan tâm làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân, để mọi người hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội; tạo sự đồng thuận và nhất trí cao trong việc thực hiện. Việc mở rộng địa giới hành chính, quy mô diện tích, dân số cũng như khối lượng công việc của Thủ đô Hà Nội đều lớn hơn trước; yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội nặng nề hơn trước, vì vậy, Thành ủy yêu cầu đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành phải ra sức nâng cao năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Sau khi Quốc hội có Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành

88

chính, thành lập mới đơn vị hành chính cấp quận, cấp phường, thị trấn, lãnh đạo UBND thành phố cần khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo quy định, với sự chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương, nhanh chóng sắp xếp ổn định bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức đi vào vận hành thông suốt.

Ngày 28-3-2008, Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội tiến hành giao ban với lãnh đạo quận, huyện nhằm quán triệt Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Đề án mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Sau khi phân tích những thuận lợi, khó khăn, Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu lãnh đạo quận, huyện, sở, ngành, đoàn thể thành phố cần tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô, phổ biến, quán triệt đầy đủ quan điểm, kết luận của Hội nghị Trung ương, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội; chỉ rõ vai trò, vị trí quan trọng của Thủ đô đối với cả nước, những yêu cầu của việc phát triển lâu dài, bền vững đối với Thủ đô và nhu cầu khách quan, cấp thiết của việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, tạo nên sự đoàn kết, thống nhất, phấn khởi trước sự quan tâm của Trung ương và của cả nước với Thủ đô Hà Nội [170, tr. 3-5].

Chấp hành nghiêm túc việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, ngày 12-3-2008, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây ban hành Chỉ thị số 32-CT/TU về thực hiện chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây yêu cầu các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở cần tập trung tổ chức quán triệt sâu sắc Kết luận số 19-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Công văn 153-CV/TW của Ban Bí thư và Chỉ thị số 260/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội trong cấp ủy và tổ chức Đảng. Làm rõ việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội là yêu cầu khách quan, là công việc rất quan trọng, cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. Tập trung làm tốt công tác tư tưởng tạo sự nhất trí cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về việc hợp nhất để mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội.

Tỉnh ủy Hà Tây chỉ thị các cấp ủy Đảng tiếp tục động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác năm 2008.

Tỉnh ủy Hà Tây chỉ thị cho Đảng đoàn HĐND tỉnh chỉ đạo HĐND tỉnh chuẩn bị tốt các điều kiện để tiến hành kì họp bất thường và ra Nghị quyết về việc hợp nhất, điều chỉnh địa giới hành chính theo quy định của pháp luật; đồng thời giám sát các hoạt động của UBND tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện.

89

Tỉnh ủy Hà Tây chỉ thị cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch để chủ động tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến hợp nhất, điều chỉnh địa giới hành chính theo Chỉ thị 260/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương. Đồng thời phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tiến hành rà soát lại toàn bộ các dự án khu đô thị, khu dân cư và các dự án khác trên địa bàn tỉnh liên quan đến việc bố trí không gian mở rộng Thủ đô. Tăng cường quản lý đất đai, chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ngăn chặn vi phạm và xử lý nghiêm minh tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật.

Tỉnh ủy Hà Tây chỉ thị cho Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tập trung chỉ đạo việc bố trí, sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố và UBND huyện theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP (ngày 04-2-2008) của Chính phủ [191, tr. 2].

Thực hiện Chỉ thị 260/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ, HĐND các địa phương liên quan đã khẩn trương tiến hành các phiên họp bất thường thông qua phương án điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương vào Hà Nội.

Từ ngày 22 đến ngày 31-03-2008, HĐND các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hòa Bình và thành phố Hà Nội đã tổ chức các phiên họp bất thường và ra nghị quyết thông qua phương án điều chỉnh địa giới hành chính của Ban Chấp hành Trung ương Đảng với đa số phiếu tán thành.

Như vậy, sau chưa đầy một tháng thực hiện Chỉ thị về việc tổ chức thực hiện chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, các văn bản pháp lý là Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Vĩnh Phúc đồng ý với chủ trương mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo phương án hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) đã đầy đủ để trình Quốc hội xem xét.

Ngày 29-5-2008, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 15/2008/

QH12 về mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội. Sau khi có Nghị quyết của Quốc hội về việc mở rộng địa giới thành phố Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội đã cùng với Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình khẩn trương triển khai các yêu cầu nhiệm vụ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương. Để thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và Tỉnh ủy Hà Tây đã sớm gặp gỡ trao đổi, bàn bạc biện pháp giải quyết những công việc lớn, đặc biệt là công tác sắp xếp, bố trí cán bộ, bố trí nơi làm việc của các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội sau khi hợp nhất.

90

Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội tiến hành Hội nghị lần thứ 12 khóa XIV trong hai ngày 8 và 9-7-2008 nhằm kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, kiểm điểm nửa nhiệm kì công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy. Trong bài phát biểu kết luận tại Hội nghị, ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đề ra các định hướng nhiệm vụ cần thực hiện trong nửa nhiệm kì còn lại, trong đó, một trong những nhiệm vụ có tính cấp thiết nhất là "tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội" [110, tr. 1-3]; trong đó, đặc biệt quan tâm lãnh đạo thật tốt: 1- Công tác tư tưởng, công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự; 2- Sử dụng và phát huy thật tốt mọi nguồn lực, trước hết là nguồn lực con người, nhân tố cán bộ, sao cho bộ máy và cán bộ được sớm ổn định để tập trung cho yêu cầu triển khai các công việc; 3- Làm tốt công tác xây dựng Đảng và điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị, định hướng tổ chức không gian kinh tế - xã hội; 4- Quy hoạch định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực một cách vững chắc, lâu dài [110, tr. 1-3]. Ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh thêm: "kiên quyết không để cho các hoạt động, các công việc bị ảnh hưởng, gián đoạn bởi sự sắp xếp bộ máy, tổ chức và cán bộ“ và " thông qua công tác sắp xếp, bố trí cán bộ; thông qua hoạt động thực tiễn và ý thức chấp hành của cán bộ để nhận xét, đánh giá, bố trí cán bộ cho thật khách quan, chính xác"

[110, tr. 1-3].

Như vậy, thực hiện mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội thật không hề đơn giản. Để thực hiện tốt công việc đó, cần giải quyết một tổ hợp các công tác khác nhau; trong đó công tác cán bộ là khâu trọng yếu; đồng thời, cũng là công tác khó nhất, đòi hỏi sự sắp xếp hợp lý, công tâm. Để triển khai nhiệm vụ, ngày 18-7- 2008, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tiến hành họp bàn nội dung công tác triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan.

Ngày 24-7-2008, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (mới) tiến hành họp hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (mới), Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và các văn bản của Trung ương chỉ đạo về công tác cán bộ. Hội nghị cũng đã thảo luận và nhất trí với Báo cáo về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của thành phố Hà Nội (mới) những tháng cuối năm 2008, Báo cáo về dự toán ngân sách năm 2008 của thành phố Hà Nội mở rộng, tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách 5 tháng còn lại năm 2008 [172, tr. 1-2].

91

Ngày 5-7-2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 4220/

UBND-TH chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện trực thuộc thực hiện chương trình công tác quý III/2008, trong đó có công tác chuẩn bị cho Hà Nội mở rộng. Theo đó, UBND thành phố yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đề ra kế hoạch ngân sách của thành phố Hà Nội (mới) cho thời gian còn lại của năm 2008. Sở Tài nguyên môi trường và Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố được giao nhiệm vụ xây dựng quy định về phương án cơ chế, chính sách về giao đất, cho thuê đất; chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Ngày 10-7-2008, UBND thành phố Hà Nội tổ chức họp để phân công lãnh đạo thành phố chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội.3 UBND thành phố Hà Nội đã gửi Công văn số 4810/UBND-TH (ngày 19-7-2008) yêu cầu các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội khẩn trương phối hợp với tỉnh Hà Tây tổ chức rà soát, thống kê danh mục các giao dịch hành chính và dân sự báo cáo về Sở Nội vụ trước 10h ngày 1-8-2008 để đảm bảo các giao dịch hành chính và dân sự trên địa bàn thành phố được tiến hành bình thường từ ngày 1-8-2008. Công an thành phố có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội và các cơ quan liên quan của Trung ương, của tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình để thực hiện khắc con dấu mới, đồng thời, phối hợp thu hồi dấu cũ, đổi dấu mới cho các cơ quan, đơn vị theo quy định. Đến chiều 31-7-2008, khoảng 20.000 con dấu của các cơ quan, đơn vị hành chính hợp nhất của Hà Nội đã được thay mới và được sử dụng theo quy định từ ngày 1-8-2008.

Tổ công tác chuẩn bị cơ sở vật chất thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội (được thành lập đầu tháng 7-2008) đã tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên, lập kế hoạch tổ chức thực hiện, khảo sát toàn bộ các cơ quan Đảng, Chính quyền, Đoàn thể thuộc thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây, đề xuất các phương án sắp xếp trụ sở của các cơ quan đơn vị hợp nhất. Quan điểm chỉ đạo của Thành ủy về việc sắp xếp, bố trí trụ sở làm việc cho các cơ quan trong hệ thống

3 Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo chỉ đạo việc sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy, nhân sự các cơ quan chính quyền thành phố. Ông Phí Thái Bình - Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố - chỉ đạo công tác sắp xếp, bố trí trụ sở làm việc, cơ sở vật chất phục vụ công tác điều chỉnh địa giới thành phố. Ông Hoàng Mạnh Hiển - Phó Chủ tịch UBND thành phố - chỉ đạo về chuẩn bị kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch ngân sách của thành phố (mới), phương tiện ô tô, trang thiết bị làm việc; Ông Vũ Hồng Khanh - Phó Chủ tịch UBND thành phố - chỉ đạo về xác lập, phân định, bàn giao và quản lí địa giới hành chính thành phố (mới). Ông Nguyễn Văn Khôi - Phó Chủ tịch UBND thành phố - chỉ đạo tiếp tục triển khai công việc về quy hoạch, rà soát các dự án theo Chỉ thị 260/TC - TTg ngày 4/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Bà Ngô Thị Thanh Hằng - Phó Chủ tịch UBND thành phố - chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền việc tổ chức thực hiện kết luận của BCHTƯ khóa X, Nghị quyết của Quốc hội, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và thành phố về mở rộng địa giới hành chính thành phố.

92

chính trị của thành phố phải tạo được thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, công tác phục vụ tổ chức và nhân dân; bảo đảm quản lý, sử dụng, phát huy tốt cơ sở vật chất hiện có của cả Hà Nội và Hà Tây, kiên quyết không để xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực. Thực hiện theo quan điểm chỉ đạo của Thành ủy, Tổ công tác đã tiến hành việc sắp xếp trụ sở làm việc các cơ quan, đơn vị của thành phố theo 2 đợt, đợt 1 thực hiện đối với các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể; đợt 2 thực hiện đối với các đơn vị sự nghiệp của thành phố. Đến ngày 31-7-2008, tất cả các cơ quan, đơn vị của thành phố đã công khai trụ sở làm việc, địa điểm tiếp nhận, giải quyết các giao dịch hành chính, dân sự, điện thoại, địa chỉ thư điện tử để các tổ chức và nhân dân biết, đến giao dịch từ ngày 01-8-2008.

Ngày 1-8-2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị 01/CT-UBND thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội. Chủ tịch UBND thành phố chỉ thị Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố khẩn trương sắp xếp, kiện toàn tổ chức, cán bộ các phòng ban, đơn vị trực thuộc theo đúng chỉ đạo của UBND thành phố, sớm ổn định tổ chức, phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân; làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ, công chức, giữ gìn và phát huy dân chủ, đoàn kết, phối hợp, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ; quản lý, sử dụng chặt chẽ tài sản, hồ sơ tài liệu, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, hư hỏng [235].

UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 19/QĐ-UBND (ngày 1-8- 2008) tạm giao 3 xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình về huyện Thạch Thất quản lí, Quyết định 20/QĐ-UBND (ngày 1-8-2008) tạm giao xã Đông Xuân về huyện Quốc Oai quản lí.

Ngày 6-8-2008, Hà Nội tiếp nhận huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc). Tại trụ sở tỉnh Vĩnh Phúc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Hữu Thắng, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Ngọc Phi đã kí biên bản bàn giao huyện Mê Linh về thành phố Hà Nội. Biên bản bàn giao bao gồm các nội dung: địa giới hành chính; tổ chức bộ máy nhân sự các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; kết quả thực hiện nhiệm vụ 7 tháng đầu năm và nhiệm vụ của 5 tháng cuối năm; tài chính, tài sản, xây dựng cơ bản; hệ thống văn bản, chính sách ưu đãi, khuyến khích thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đang thực hiện tại huyện Mê Linh.

Ngày 8-8-2008, Hà Nội tiếp nhận 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình).

Lễ tiếp nhận được diễn ra tại tỉnh Hòa Bình. Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Hữu Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh và Chủ tịch UBND

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà nội từ năm 1978 đến năm 2008 (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(261 trang)