Chủ trương của Đảng

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà nội từ năm 1978 đến năm 2008 (Trang 81 - 88)

Chương 3. ĐẢNG LÃNH ĐẠO THU HẸP ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 1991

4.1. Hà Nội sau điều chỉnh địa giới hành chính năm 1991 và chủ trương của Đảng

4.1.2. Chủ trương của Đảng

Thủ đô Hà Nội được định hướng phát triển theo mô hình của một thành phố đa chức năng, do đó việc quy hoạch phát triển toàn diện thành phố luôn là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước. Vấn đề quy hoạch và phát triển Thủ đô Hà Nội đã được đặt ra từ sớm. Sau khi có Nghị quyết 15 và Pháp lệnh Thủ đô, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, Ngành chức năng cùng với UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh và bổ sung quy hoạch chung của Hà Nội, nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và Pháp lệnh Thủ đô của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

75

Trong quá trình thực hiện Đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ từ năm 1998, Hà Nội đã có nhiều lần xin điều chỉnh cục bộ các khu chức năng. Chính phủ nhận thấy Thủ đô Hà Nội đã và đang phải giải quyết hàng loạt vấn đề bức xúc và tình trạng quá tải, mất cân đối ngày càng lớn, cùng với sự ảnh hưởng lan tỏa của đô thị Hà Nội cũng như mối liên kết hữu cơ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội giữa Hà Nội và các địa phương xung quanh. Do đó, Chính phủ thấy rằng, không thể tìm giải pháp phát triển Thủ đô Hà Nội trong ranh giới quy hoạch của Hà Nội mà cần nghiên cứu quy hoạch vùng Thủ đô rộng lớn hơn nhằm giải quyết một cách cơ bản và toàn diện các yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng. Vì vậy, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan tham mưu lập Đồ án quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội.

Ngày 11-6-2003 tại Nghị quyết số 118/2003/QĐ - TTg, Chính phủ ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch và Đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội do Phó Thủ tưởng Chính phủ là Trưởng ban.2 Ban có nhiệm vụ điều phối quy hoạch và đầu tư xây dựng thống nhất giữa Hà Nội với các đô thị vệ tinh, tránh những quy hoạch và đầu tư xây dựng mâu thuẫn, cản trở sự phát triển của nhau. Đến cuối năm 2003, sau khi đã xin ý kiến của các thành viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 6204/VPCP-ĐP (ngày 16-12-2003) thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung Đề án Vùng đồng bằng sông Hồng, trong đó, Chính phủ đã nêu ý kiến “cần mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội cho ngang tầm với vị trí của Thủ đô Hà Nội (phải có diện tích từ 2000km2 trở lên)” [230, tr. 2].

Ngày 14-9-2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng Vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ cần “Nghiên cứu mở rộng không gian thành phố Hà Nội phù hợp với yêu cầu phát triển lâu dài”[230, tr. 2].

Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15-12-2000 của Bộ Chính trị cũng quy định rõ Bộ Chính trị hàng năm có Hội nghị bàn về công tác lãnh đạo Thủ đô Hà Nội. Do đó, hàng năm Thành ủy Hà Nội đã phối hợp với các Ban Đảng Trung ương, Ban Cán sự Đảng, Đảng đoàn trực thuộc Chính phủ chuẩn bị báo cáo sơ kết kiểm điểm hàng năm về việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010 trình tại hội nghị thường niên của Bộ Chính trị làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội. Tại hội nghị Bộ Chính trị làm

2 Phó Ban thường trực là Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Trưởng Ban là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

và ủy viên là thứ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và phó Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam.

76

việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội ngày 29-10-2005, Thành ủy Hà Nội đã trình Bộ Chính trị Dự thảo Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010. Trong báo cáo này, ngoài 5 kiến nghị đã trình Bộ Chính trị từ đầu năm 2002, Thành ủy đã trình Bộ Chính trị thêm hai kiến nghị, trong đó kiến nghị thứ nhất là về quy hoạch Vùng Thủ đô:

Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng quy hoạch Vùng Thủ đô và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng. Bộ Chính trị và Chính phủ cũng đã cho ý kiến chỉ đạo nghiên cứu mở rộng không gian Thủ đô. Thành phố đề nghị Bộ Chính trị cho ý kiến định hướng nghiên cứu vấn đề địa giới hành chính Thủ đô, làm cơ sở xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô và Vùng Thủ đô [164, tr. 5].

Trả lời kiến nghị của Thành ủy Hà Nội về quy hoạch Vùng Thủ đô, về xác lập địa giới mới cho thành phố Hà Nội, ngày 2-11-2005, Bộ Chính trị khóa IX đã ra Thông báo số 205-TB/TW đồng ý với kiến nghị của Thành ủy Hà Nội về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố:

Bộ Chính trị đồng ý về chủ trương và giao cho Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo: Trong năm 2006, cùng với việc xây dựng và phê duyệt quy hoạch Vùng Thủ đô, sớm xây dựng đề án mở rộng địa giới hành chính cho Thủ đô Hà Nội... trình Bộ Chính trị cho ý kiến trước khi trình các cơ quan Nhà nước quyết định [15, tr. 5].

Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã nghiêm túc thực hiện kết luận trên của Bộ Chính trị và giao cho các cơ quan tham mưu của Chính phủ tổ chức nghiên cứu việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, dự kiến hoàn thành trong năm 2006, tuy nhiên đề án bị chậm tiến độ.

Sang năm 2007, sau gần 5 năm tiến hành nghiên cứu, Đề án Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đã được các chuyên gia của Bộ Xây dựng cùng với sự giúp đỡ trực tiếp của các chuyên gia quy hoạch Vùng Ile de France (Cộng hòa Pháp) và chuyên gia quy hoạch Vùng Melbourne (của Australia) phối hợp xây dựng theo kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn của Việt Nam. Từ những năm 2004 - 2007, Quy hoạch xây dựng Vùng Hà Nội đã được nghiên cứu, trao đổi qua hơn 20 cuộc Hội thảo trong nước và quốc tế, có sự tham gia của các Bộ, ngành, các địa phương trong vùng, có sự tham gia đóng góp của một số nhà khoa học, chuyên gia của các tổ chức quốc tế như WB, JICA, KOIKA, ADB. Qua quá trình nghiên cứu Đồ án quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô, các chuyên gia đã chỉ ra không gian và hệ thống

77

hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện hữu của Hà Nội không thể đáp ứng được tốc độ đô thị hóa, sức hút đầu tư ngày càng lớn và sự gia tăng dân số ngày càng cao, làm cho mật độ dân số kể cả thường trú và dân số vãng lai năm 2007 khoảng 5.000 người/km2 và nếu tính riêng khu vực nội đô đã lên đến hơn 11.600 người/km2 (mức trung bình trong cả nước là 227 người/km2) [43, tr. 3]. Diện tích đất cho phát triển kinh tế của Hà Nội trước 2008 đã không thể đáp ứng được nhu cầu của thành phố đương thời và trong một tương lai xa hơn. Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội của Hà Nội không đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển của Thủ đô Hà Nội, nhu cầu của người dân về một Thủ đô thông thoáng, hiện đại, năng động trong khi Hà Nội đang ngày càng trở nên chật chội.

Đồ án quy hoạch xây dựng Vùng Hà Nội đã chỉ ra những hạn chế bất cập trong bối cảnh phát triển của Hà Nội do không gian hiện hữu không đáp ứng được tốc độ đô thị hóa của Hà Nội. Theo quy hoạch và yêu cầu phát triển, Thủ đô Hà Nội cần tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống các tuyến đường hướng tâm và đường vành đai, đường liên vùng theo tiêu chuẩn hiện đại. Xây dựng các trung tâm văn hóa - thương mại, tài chính lớn, xây dựng các cơ sở du lịch lớn có đẳng cấp quốc tế nối kết toàn diện với hệ sinh thái du lịch Rừng quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Quan Sơn và Côn Sơn - Kiếp Bạc với hệ sinh thái biển Vịnh Hạ Long và Đồ Sơn (Hải Phòng); xây dựng các công trình văn hóa, y tế, gióa dục - đào tạo, khoa học, công nghệ mới và chuyển dịch một số trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp...

ra các hướng Hòa Lạc, Sóc Sơn - Mê Linh; xây dựng mới một số cơ quan của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan đối ngoại, ngoại giao...

Để có được Thủ đô tương xứng với tầm vóc ở khu vực và trên thế giới về quy mô dân số, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững toàn diện, cả trước mắt cũng như lâu dài, Đồ án quy hoạch xây dựng Vùng Hà Nội đã kiến nghị sự cần thiết phải nghiên cứu một Đề án mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội: “Việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội vừa đảm bảo không gian cho Thủ đô phát triển bền vững trong giai đoạn trước mắt, cũng như trong tương lai lâu dài, vừa tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển toàn diện, xứng đáng là trung tâm đa chức năng, đáp ứng yêu cầu bức thiết hiện thời” [43, tr. 2].

Cùng với nhận định trên, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước (mã số KX09) về: Quá trình đô thị hóa Thăng Long - Hà Nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước do Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND thành phố Hà Nội thực hiện cũng xác định: “mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội là một quy luật trong quá trình đô thị hóa” [43, tr. 2].

78

Trong hai ngày 8 và 9-1-2007, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã đi thăm và làm việc với Đảng bộ và nhân dân thành phố Hà Nội, dự Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố. Tại Hội nghị, Thành ủy Hà Nội đã báo cáo về tình hình một năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ thành phố, Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2007 của Đảng bộ thành phố Hà Nội. Qua đó, Thành ủy Hà Nội cũng trình một số kiến nghị về công tác Thủ đô, trong đó, tiếp tục có kiến nghị về đề án mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội: “để giúp Hà Nội chủ động trong công tác quy hoạch phát triển Thủ đô, Bộ Chính trị, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm thông qua quy hoạch Vùng Thủ đô, chỉ đạo mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và chức năng, nhiệm vụ của Thủ đô trong giai đoạn mới” [167, tr. 5].

Tổng Bí thư đã ghi nhận những kiến nghị của thành phố Hà Nội, đối với kiến nghị về đề án mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô, Tổng Bí thư nhất trí với kiến nghị cần mở rộng địa giới hành chính cho thành phố Hà Nội, chỉ đạo thành phố Hà Nội cần thực hiện “theo chủ trương tại Thông báo số 205-TB/TW (ngày 2-11- 2005). Thành phố cần có báo cáo đầy đủ, cụ thể hơn về việc triển khai thực hiện chủ trương, nếu có vướng mắc ở khâu nào, Bộ Chính trị sẽ giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo xử lý” [16, tr. 3].

Thực hiện theo nội dung Thông báo số 205-TB/TW của Bộ Chính trị, ngày 11-4-2007, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng tổng hợp những phương án mở rộng địa giới Thủ đô, đề xuất thành 03 phương án để báo cáo Bộ Chính trị, trong đó tập trung nghiên cứu phương án diện tích khoảng 3.200 km2.

Trên cơ sở các mục tiêu về xây dựng và phát triển Thủ đô trong Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, các cơ quan chức năng của Chính phủ đã đề ra 6 yêu cầu và 9 tiêu chí tổng hợp làm cơ sở xây dựng và lựa chọn các phương án mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Dựa trên các yêu cầu và các tiêu chí trên, Bộ Xây dựng đã đề ra 5 phương án mở rộng Hà Nội, bao quát mọi khả năng mở rộng có thể:

Phương án 1: Phạm vi mở rộng ra toàn bộ Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình của huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình với tổng diện tích sau khi mở rộng là 3.344,47 km2.

Phương án 2: Hà Nội mở rộng ra phạm vi thành phố Hà Đông, thành phố Sơn Tây, các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, (Hà Tây), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình của huyện Lương Sơn (Hoà Bình) với diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 2.247,32 km2.

79

Phương án 3: Hà Nội mở hẹp hơn, với phạm vi thành phố Hà Đông, huyện Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Tây), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) với tổng diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 1.260 km2.

Phương án 4: Phạm vi thành phố Hà Đông, huyện Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Tây), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), huyện Văn Giang, Văn Lâm (trừ hai xã Việt Hưng và Lương Tài của huyện Văn Lâm) của tỉnh Hưng Yên với tổng diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 1.451 km2.

Phương án 5: Thành phố Hà Đông, các huyện Thanh Oai, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Tây), thị xã Phúc Yên, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và huyện Từ Sơn, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), huyện Văn Giang, Văn Lâm (Hưng Yên) với tổng diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 1.964 km2.

Ngày 1-12-2007 trong buổi làm việc của Chính phủ với Hà Nội, lãnh đạo thành phố Hà Nội đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ sớm trình phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô và Đề án mở rộng địa giới hành chính. Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho rằng quy hoạch này có ý nghĩa không chỉ với Hà Nội mà cả các tỉnh lân cận. Tất cả các thành viên Chính phủ đều đồng tình với những kiến nghị này của thành phố Hà Nội. Chính phủ cũng khẳng định sẽ cố gắng duyệt được quy hoạch vùng Thủ đô và địa giới hành chính Hà Nội mới trong tháng 12-2007. Khi cho ý kiến về quy hoạch Thủ đô trong những năm tới, Thủ tướng cho rằng: Hà Nội bây giờ đã quá chật trội, các đồng chí như đang phải khoác lên vai tấm áo chật...

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhất trí với đề xuất mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội, giao cho lãnh đạo thành phố và các bộ liên quan chuẩn bị phương án quy hoạch để trình Bộ Chính trị.

Ngày 7-12-2007, trong buổi làm việc với Bộ Chính trị, Thành ủy Hà Nội tiếp tục đề xuất kiến nghị về quy hoạch vùng và mở rộng địa giới Thủ đô. Thành ủy Hà Nội nhận thấy Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô về các phương án mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, đã đề xuất mở rộng theo phương án thứ nhất (diện tích khoảng 3.200 km2). Theo thành phố Hà Nội, phương án đề xuất của Bộ Xây dựng có quy mô diện tích và dân số phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại theo hướng bền vững và phát huy các yếu tố lịch sử - văn hóa, đảm bảo kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường an ninh quốc phòng. Vì vậy, Thành ủy Hà Nội đề nghị “Bộ Chính trị chỉ đạo Chính phủ sớm hoàn thiện, thống nhất phương án trình Bộ Chính trị xem xét quyết định” [166, tr. 5].

Bộ Chính trị đã có ý kiến trả lời về kiến nghị này của Thành ủy Hà Nội: Về quy hoạch Vùng Thủ đô và mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, cơ bản đồng tình với phương án của Ban Cán sự Đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị. Đây

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà nội từ năm 1978 đến năm 2008 (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(261 trang)