Đánh giá việc kê đơn thuốc nội trú

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà tây giai đoạn 2001 2005 (Trang 52 - 70)

Qua khảo sát 400 bệnh án trong giai đoạn 2001-2005 thu được kết quả như bảng 3.16.

Bảng 3.16: Kết quả khảo sát bệnh án.

Chỉ tiêu Sô lượng Tỷ lệ %

Số bệnh án có kê thuốc nằm trong DMTBV 400 100

Số bệnh án thực hiện đúng quy đinh ghi tên thuốc 218 54,5

Số bệnh án có hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng 354 92,3

Tổng sô bệnh án khảo sát 400 100

Kết quả cho thấy, 100% bệnh án kê thuốc nằm trong DMTBV. DMTBV do HĐT&ĐT lập ra, đã được xem xét, lựa chọn phù hợp với MHBT của bệnh viện. Vì vậy khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân nội trú, bác sĩ chỉ được kê những thuốc có trong DMTBV nhằm đảm bảo chất lượng thuốc cho người bệnh.

Chỉ có 54,5% bệnh án thực hiện đúng quy định ghi tên thuốc. Như vậy có

45,5% bệnh án thực hiện không đúng. Số bệnh án thực hiện không đúng này chủ yếu là do khi kê đơn thuốc độc, nghiện, hướng thần, kháng sinh không ghi tổng số liều dùng và tổng số ngày dùng.

Việc điều trị cho bệnh nhân nội trú đều thực hiện theo y lệnh, việc hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân đã có y tá là người đảm nhận trực tiếp. Khi kê đơn thuốc trong bệnh án, một số bác sĩ chỉ kê tổng liều 1 ngày mà không

ghi liều dùng một lần, cá biệt có một sô ít trường hợp chỉ kê đường dùng của thuốc tiêm mà không kê liều dùng. Vậy nên, vẫn còn 7,7% bệnh án không có hướng dẫn đầy đủ (có 92,3% bệnh án có hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng).

Là một bệnh viện tuyến tỉnh, nơi đây tập trung một đội ngũ cán bộ y tế có trình độ, có chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất trong tỉnh nên những sai sót này cần phải được chấn chỉnh ngay để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân trong toàn tỉnh, góp phần đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến.

3.2.4. Công tác ghi chép trên túi thuốc khi giao phát cho bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân nội trú, trước khi phát thuốc cho bệnh nhân y tá phải thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu (tên bệnh nhân, tên thuốc, đường dùng thuốc, thời gian dùng, chất lượng thuốc, số giường, số phòng). Quy trình giao phát thuốc cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây được mô tả theo sơ đồ dưới đây:

Hình 3.9: Quan hệ bác sĩ- dược sĩ -y tá- bệnh nhân.

Như vậy tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây đã thiết lập được mối quan hệ giữa bác sĩ, dược sĩ, y tá, bệnh nhân.

- Người dược sĩ có trách nhiệm cung cấp thông tin và tư vấn về sử dụng thuốc cho bác sĩ đồng thời giám sát việc thực hiện các quy chế dược trong toàn bệnh viện.

- Bác sĩ chịu trách nhiệm thăm khám, kê đơn cho bệnh nhân đồng thời theo dõi hiệu quả điều trị để có những điều chỉnh kịp thời.

- Y tá là người thực hiện y lệnh của bác sĩ, trực tiếp giao phát, tiêm thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

- Bệnh nhân tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ, y tá.

Trung tâm của mối quan hệ này vẫn là bệnh nhân. Mối quan hệ này càng được duy trì chặt chẽ thì càng đảm bảo cho việc sử dụng thuốc trong bệnh viện được an toàn, hợp lý và mang lại hiệu quả điều trị cao, tránh được những lãng phí không cần thiết cho bệnh nhân.

Như vậy: Tại BVĐK tỉnh Hà Tây đã thành lập được HĐT&ĐT đúng theo quy định của BYT, HĐT&ĐT cũng đã thực hiện được một số chức năng cơ bản của mình. Tuy nhiên, công tác quản lý việc thực hiện theo quy chế kê đơn và bán thuốc theo đon còn chưa thật chặt chẽ. Tỷ lệ đơn thuốc không đầy đủ nội dung theo quy định vẫn còn cao (40,5%). Đơn thuốc có hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng chỉ chiếm 31,25%, đa phần các đơn thuốc chỉ có hướng

dẫn sử dụng một cách chung chung, trong khi chữ viết lại không rõ ràng. Yêu cầu tiết kiệm trong sử dụng thuốc ít được coi trọng (tỷ lệ đơn thuốc có kê TTY, thuốc được kê tên gốc vẫn thấp). Việc quản lý sử dụng thuốc trong khu vực điều trị ngoại trú được thực hiện khá tốt: 100% bệnh án kê thuốc trong DMTBV; 92,3% bệnh án có hướng dẫn sử dụng đầy đủ, rõ ràng. Mối quan hệ bác sĩ - dược sĩ - y tá - bệnh nhân đã được thiết lập nhưng xem ra vẫn chưa hiệu quả, vẫn còn mang tính hình thức.

KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỂ x u ấ t

1. KẾT LUẬN.

Sau khi nghiên cứu DMT đang được sử dụng tại bệnh viện và nghiên cứii việc quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

l . l . v ề danh mục thuốc đang sử dụng tại bệnh viện. © Cơ cấu DMTBY.

Cơ cấu của DMTBV khá đa dạng và phong phú. Các hoạt chất trong DMTBV được sắp xếp theo 21 nhóm tác dụng. Các thuốc như thuốc trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn, thuốc tim mạch, thuốc tiêu hoá luôn chiếm tỷ lệ cao trong DMTBV(15,4%; 11,5% và 9,3%).

©Tính thích ứng của DMTBV.

>V ớiM H B T của bệnh viện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng giống như MHBT chung của cả nước, MHBT của BVĐK tỉnh Hà Tây tập trung chủ yếu vào một số bệnh: chửa, đẻ, sau đẻ; bệnh hô hấp; bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng; bệnh tiêu hoá và bệnh tim mạch. Trong đó các bệnh tim mạch, tiêu hoá ... đang có xu hướng tăng lên.

Như vậy, DMTBV tương đối phù hợp với MHBT của bệnh viện, với các nhóm thuốc có tỷ lệ cao như: thuốc trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn, thuốc tiêu hoá, thuốc tim mạch.

y v ớ i kinh p h í khả năng chi trả của người bệnh.

- TTY chiếm 52,0- 53,3%, thuốc chủ yếu chiếm 83,1- 85,8% cho thấy BVĐK tỉnh Hà Tây bước đầu đã thực hiện chính sách quốc gia về TTY.

- Tỷ lệ thuốc mang tên gốc 38,2- 41,2%, thuốc nội 34,2- 36,5% trong DMTBV còn chưa cao, chưa đáp ứng được với yêu cầu tiết kiệm trong điều trị của BYT (thuốc mang tên thương mại chiếm 61,8- 58,8% trong DMTBV).

> Với kinh p h í sử dụng thuốc của bệnh viện.

Kinh phí cấp cho khoa dược mua thuốc tăng trong giai đoạn 2001-2005. Khi kinh phí tăng, DMTBV cũng được mở rộng về số lượng và chủng loại để đáp ứng với yêu cầu điều trị của bệnh viện. Như vậy, DMT là phù hợp với kinh phí sử dụng thuốc của bệnh viện.

1.2. Về việc quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện. ♦> HĐT&ĐT và công tác thông tin thuốc.

Tại BVĐK tỉnh Hà Tây, HĐT&ĐT và đơn vị thông tin thuốc đã được tổ chức và đã thực hiện được một số chức năng và nhiệm vụ. Nhưng mối quan hệ giữa thầy thuốc, dược sĩ, y tá trong sử dụng thuốc điều trị cho người bệnh còn chưa chặt chẽ. Công tác dược lâm sàng tại bệnh viện là một công việc mới đối với dược sĩ bệnh viện, thế nhưng cán bộ của khoa dược lại ít được đào tạo và đào tạo lại kiến thức sử dụng thuốc, sinh hoá lâm sàng. Do đó, công tác tham vấn sử dụng thuốc cho thầy thuốc vẫn còn nhiều hạn chế.

*** Vê' việc lựa chọn thuốc của bệnh viện.

> Đối với đơn thuốc ngoại trú.

- Việc thực hiện theo quy chế “ kê đơn và bán thuốc theo đơn ” chưa tốt (59,5% đơn thuốc đầy đủ và 40,5% đơn thuốc không đầy đủ nội dung theo quy chế).

- Số thuốc trung bình trong một đơn là 3,1 thuốc. Con số này không phải là cao đối với đơn điều trị ngoại trú của bệnh viện.

- Đơn thuốc không có hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng chiếm tỷ lệ cao (68,75%).

- Chỉ có 24,3% đơn có kê TTY, 2,9% số thuốc được kê tên gốc. Tỷ lệ này là thấp, nhưng đây cũng là tình trạng chung không chỉ ở BVĐK tỉnh Hà Tây mà còn ở cả các bệnh viện khác khi mà có quá nhiều yếu tố tác động đến người kê đơn.

- Việc kê đơn kháng sinh khá phổ biến (34,5 % đơn thuốc có kê kháng sinh). Do dạng sử dụng đặc biệt, có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nên chỉ có 1,5% đon thuốc có kê thuốc tiêm và dịch truyền. Việc quản lý sử dụng thuốc tiêm và dịch truyền tại bệnh viện đã được thực hiện tốt.

^ Đôi với đơn thuốc nội trú.

- Tỷ lệ bệnh án có kê thuốc trong DMTBV rất cao (100%).

- Bác sĩ là người kê đơn còn y tá là người thực hiện y lệnh điều trị, tỷ lệ bệnh án có hướng dẫn đầy đủ, chính xác tới 92,3% giúp cho y tá hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

- Việc thực hiện đúng quy định ghi tên thuốc trong bệnh án ít được coi trọng: chỉ có 54,5% bệnh án thực hiện đúng quy định ghi tên thuốc.

**** Về việc ghi chép trên túi thuốc khi giao phát cho bệnh nhân.

Trước khi giao phát thuốc cho bệnh nhân, y tá hoặc trưởng kho lẻ phải thực hiện tốt 3 kiểm tra, 5 đối chiếu. Trên túi thuốc cấp phát cho bệnh nhân phải ghi chép đầy đủ tên thuốc, hàm lượng, cách dùng, thời gian dùng thuốc, hoặc hướng dẫn trực tiếp bệnh nhân cách dùng thuốc.

Như vậy, công tác quản lý sử clụng thuốc tại BVĐK tỉnh Hà Tây là tươnq đối tốt. T h ế nhưng, vẫn còn nhiều điều cần phải bổ sunẹ và hoàn thiện hơn.

2. Ý KIẾN ĐỂ XUẤT

Để việc sử dụng thuốc tại bệnh viện được an toàn, hợp lý hiệu quả, kinh tế hơn chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến với bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây:

- Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các loại hình cán bộ dược để cân đối về số lượng trong bệnh viện. Tăng thêm lực lượng dược sĩ đại học để đảm bảo hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong bệnh viện.

- Đặc biệt là phải tăng cường đào tạo và triển khai dược sĩ lâm sàng làm việc tại các khoa phòng để giúp bác sĩ trong việc lựa chọn thuốc và giúp y tá trong việc thực hiện y lệnh, như vậy sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng sử dụng thuốc trong điều trị.

- Sửa đổi, bổ sung DMTBV đa dạng phong phú hơn, đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm trong điều trị và phù hợp với MHBT của bệnh viện.

- Nên triển khai đưa các phần mềm xét duyệt tương tác thuốc như: Mims interactive, incompatex...vào quy trình kê đơn và xét duyệt thuốc để cho việc kê đơn được chính xác, họp lý hơn.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, khuyến khích sử dụng TTY, sử dụng thuốc nội, sử dụng tên gốc trong kê đơn để hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc và làm giảm chi phí điều trị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý chặt chẽ việc giới thiệu và quảng cáo thuốc nhằm tránh hiện tượng thông tin sai về thuốc. Hạn chế việc một số hãng nước ngoài và một số công ty trong nước giới thiệu thuốc đến tận khoa phòng gây nên sự đòi hỏi thuốc điều trị của một số thầy thuốc, gây khó khăn cho công tác cung ứng và lựa chọn thuốc phù họp với MHBT và kinh phí sử dụng thuốc của khoa dược.

- Tăng cường công tác theo dõi, giám sát và báo cáo ADR để sớm phát hiện những phản ứng có hại của thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ m ôn quản lý và kinh tế dược (2006), Giáo trình Dược xã hội học,

Trường đại học Dược Hà Nội.

2. Bộ môn quản lý và kinh tế dược (2005), Giáo trình Dịch tễ dược học,

Trường đại học Dược Hà Nội

3. Bộ m ôn quản lý và kinh tế dược (2005), Giáo trình pháp chế, Trường đại học Dược Hà Nội.

4. Bộ môn quản lý và kinh tê dược (2004), Giáo trình kinh t ế dược,

Trường đại học Dược Hà Nội.

5. Bộ môn Dược lâm sàng (2006), Giáo trình dược lâm sàng, Trường đại

học Dược Hà Nội.

6. Bộ Y Tế(1999), Ban hành DMTTY lần /V, quyết định số 2285/1999/QĐ-BYT ngày 28/7/1999.

7. Bộ Y Tế, (1985), DMT chủ yêu (tạm thời) lần /. 8. Bộ Y T ế , (1989), DMT tối cần và TTY lần II.

9. Bộ Y Tế, (1995), “DMT chủ yếu lần III”, Tạp chí Dược Học số ỉ / 1996.

10.BỘ Y Tế, ( 2005), "DMTTY Việt Nam lần thứ V”, Tạp chí Dược Học

số 10/2005.

1 l.B ộ Y Tế, (2001), Quản lý dược bệnh viện, Nhà xuất bản y học Hà Nội. 12.Bộ Y T ế (2005), Tài liệu tập huấn sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị,

Tài liệu dùng cho đào tạo liên tục bác sĩ, dược sĩ.

13.Nguyễn T hanh Bình, Nguyễn T hành Đô, Dương Thị H à T hanh (1998), “ Khảo sát việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong cộng đồng ở thành phố Huế ”, Tạp chí Dược Học s ố 12/1998, Hà Nội.

14. Nguyễn Thành Đô, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Kim Chúc,

(2002), Hướng tới ch ế độ thực hành nhà thuốc tốt tại Hà Nội, Đề tài khoa học cấp Bộ, đã nghiệm thu.

15. H oàng Thị Hiệp(1999), Mô hình bệnh tật, Tập huấn xây dựng Hội đồng thuốc và điều trị tổ chức tại Hà Nội năm 1999.

16. H oàng Kim H uyền, Nguyễn Huy Du, (2000), “ Đánh giá chất lượng kê đơn trong điều trị tại khoa tiêu hoá của một bệnh viện đa khoa tuyến thành phố”, Tạp chí Dược Học íơ 8/2000, Hà Nội.

17.Nguyễn Xuân Hùng (2005), “Những nội dung chủ yếu về cảnh giác

dược và những việc cần làm”, Tạp chí Dược Học số 2/2005.

18. H oàng Kim H uyền và cộng sự, (1996), Khảo sát chất lượng kê đơn của bác sĩ qua việc lựa chọn và phối hợp nhằm đánh giá việc sử dụng

thuốc hợp lý, an toàn, Văn bản đã nghiệm thu đề tài cấp trường, Mã số T34/96, Đại học Dược Hà Nội.

19. Nguyễn Liên Hương, (1998), Nghiên cứu vấn đề sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa Tim Mạch bệnh viện Hữu Nghị, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ dược học, Trường đại học Dược Hà Nội.

20. Nguyễn Anh Phương, (2005), Đánh giá tình hình cung ứng thuốc tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, giai đoạn 2000- 2004, Luận văn tốt thạc sĩ dược học, Trường đại học Dược Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Nguyễn Văn Q uân, (2002), Nghiên cứu xây dựng danh mục thuốc đáp ứng nhu cầu thuốc chữa bệnh tại bệnh viện Kiến An Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường đại học Dược Hà Nội.

22. P hạm M inh Thuỷ, (1996), “ Sử dụng thuốc hợp lý- một vấn đề nan giải”, Thông tin Dược lâm sàng số 6/1996, Hà Nội.

23. Trần Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Phương Châm, “ Thông tin thuốc trong

bệnh viện, hoạt động cần thiết để sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, tiết kiệm trong điều trị ”, Tạp chí Dược học số 5/1998, Hà Nội.

24. Trần Thu Thuỷ, (2000), Tình hình sử dụng kháng sinh an toàn trong

điều trị, Hội thảo sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn , do Cục quản lý Dược Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

25. Lê V ăn T ru y ền ,(2000), Vi khuẩn kháng kháng sinh - một thách thức đối với _y tế và y học, Hội thảo sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn tổ chức tại Hà Nội ngày 28-29/2/2000.

26. Nguyễn V ăn Yên,(2002), “ Khảo sát tình hình mua thuốc của nhân dân một số tỉnh phía bắc ”, Tạp chí Dược Học số 6/2000, Hà Nội.

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI.

27. Jonathan.D .Q uick, Jam e.R .R ankin and other a u th o r (1997),

Managing drug supply, Kumarin press.

28. W HO, “How to investigate drug in Health facilities - Select drug indication”, WHO/DAP/93.1...Action on Essiental drug.

( http:/www. WHO ).

29. W HO, WHO Medicines Strategy Countries at the core 2004-2007.

Phụ lục 1: DMTBV phân theo nhóm tác dụng

TT Tên gốc Tên thương mại Quy cách- hàm lượng Nhà sản xuất I. Thuốc gây tê- mê

1. Thuốc gây mỏ và oxygen

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà tây giai đoạn 2001 2005 (Trang 52 - 70)