1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển công nghệ thông tin từ năm 1986 đến năm 2010

241 76 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 241
Dung lượng 3,27 MB

Nội dung

Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương: Chư

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu dẫn chứng trong luận án rõ ràng, được trích dẫn từ những nguồn có độ tin cậy và trung thực với sử liệu Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đỗ Hoàng Ánh

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin : CTQGVCNTT

Công nghệ thông tin - truyền thông : CNTT-TT

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa : CNH, HĐH

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang Bảng 2.1 - Tình hình phổ biến Internet ở Việt Nam 50 Bảng 2.2 - Số máy điện thoại và số người dùng Internet Việt Nam 1995-

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu 9

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển công nghệ thông tin và công nghệ thông tin Việt Nam 9

1.1.2 Các công trình nghiên cứu đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển công nghệ thông tin 19

1.2 Nhận xét, đánh giá 24

CHƯƠNG 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 1986 - 1999 26

2.1 Cơ sở hoạch định và chủ trương của Đảng đối với phát triển công nghệ thông tin 26

2.1.1 Cơ sở hoạch định chủ trương 26

2.1.2 Chủ trương của Đảng 31

2.2 Đảng chỉ đạo phát triển công nghệ thông tin 44

2.2.1 Xây dựng cơ sở, điều kiện phát triển công nghệ thông tin 44

2.2.2 Xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin 53

Tiểu kết chương 60

CHƯƠNG 3: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 61

3.1 Cơ hội, thách thức, yêu cầu phát triển công nghệ thông tin và chủ trương của Đảng 61

3.1.1 Cơ hội, thách thức và yêu cầu phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam 61

3.1.2 Chủ trương của Đảng 66

3.2 Sự chỉ đạo của Đảng 78

3.2.1 Tăng cường xây dựng cơ sở, điều kiện cho phát triển công nghệ thông tin 78

3.2.2 Đẩy mạnh xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin 88

Tiểu kết chương 95

Trang 7

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 96 4.1 Một số nhận xét 96

4.1.1 Từng bước đổi mới tư duy về phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế 964.1.2 Không ngừng hoàn thiện chủ trương, tăng cường chỉ đạo đối với phát triển công nghệ thông tin 1024.1.3 Thông qua sự lãnh đạo của Đảng, công nghệ thông tin Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010 đạt được một số thành tựu nổi bật 1084.1.4 Việc hoạch định chủ trương và chỉ đạo tổ chức thực hiện còn tồn tại một số hạn chế 113

4.2 Một số kinh nghiệm 120

4.2.1 Nhận thức đúng vị trí, vai trò của công nghệ thông tin 1204.2.2 Kiên quyết, kịp thời, tập trung và thống nhất trong hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghệ thông tin 1234.2.3 Hoàn thiện, đổi mới quản lý nhà nước về công nghệ thông tin 1264.2.4 Chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin 1304.2.5 Huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống đi đôi với tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển công nghệ thông tin 131

Tiểu kết chương 133 KẾT LUẬN 134 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 136 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 137 PHỤ LỤC

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Công nghệ thông tin (CNTT) là thành tựu văn minh của nhân loại, giữ

vị trí cốt lõi tạo nên cuộc Cách mạng Thông tin, có tác động sâu sắc và đóng góp lớn tới sự phát triển mạnh mẽ của nhiều quốc gia trên thế giới Đặc biệt, CNTT còn thúc đẩy sự chuyển biến của xã hội loài người sang giai đoạn mới như đã từng xảy

ra với những tiến bộ công nghệ trước đây Nghiên cứu về lãnh đạo phát triển CNTT

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao vai trò kiến tạo phát triển của

các đảng chính trị cầm quyền văn minh và các nhà nước dân chủ trên toàn cầu

Trước đây, nhân loại đã từng chứng kiến 3 quá trình chuyển biến xã hội vĩ đại xuất phát từ sự thay đổi công nghệ: 1- Những tiến bộ khởi nguyên (mài đá làm công cụ, vũ khí, chế tạo cung tên…) giúp con người săn bắt hái lượm hiệu quả hơn, dần tách ra khỏi thế giới hỗn mang và hình thành loài người như là một cộng đồng độc lập trong thế giới tự nhiên; 2- Việc tạo ra các công cụ và quy trình tận dụng được nhiều nguồn năng lượng hơn (sức người, sức gió, thủy lực, hỏa lực, sức kéo của các loài vật đã thuần hoá như trâu, bò, ngựa…) giúp con người chuyển dần từ lối sống hái lượm sang hoạt động chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt của nền kinh tế nông nghiệp; 3- Việc phát minh ra động cơ hơi nước, phát minh ra điện đã dẫn tới quá trình cơ khí hóa, điện khí hóa đưa con người tiến vào thời đại kinh tế công nghiệp Ngày nay, xã hội loài người tiếp tục có biến chuyển vĩ đại từ văn minh công nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp, sang xã hội thông tin, văn minh thông tin Nguồn gốc của quá trình chuyển biến này bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của

cuộc cách mạng KHCN (đặc biệt là công nghệ thông tin) Các hoạt động của con

người, từ hoạt động sản xuất vật chất tới hoạt động tinh thần, từ cá nhân đến xã hội,

từ kinh tế đến chính trị, văn hóa đều có liên quan mật thiết với sự phát triển của lĩnh vực này

Điểm khác biệt cơ bản của CNTT so với những công nghệ mà loài người đã

từng sáng tạo ra trong lịch sử là nâng hiệu năng xử lý thông tin, liên lạc đạt trình độ

cao chưa từng thấy Chỉ riêng máy tính điện tử đầu tiên ENIAC trong suốt 80.223

Trang 9

giờ hoạt động của mình đã xử lý được nhiều phép tính hơn so với tổng số các phép tính mà loài người đã thực hiện kể từ thời cổ đại [248, tr 120] Có không ít quốc gia, vùng lãnh thổ, công ty, tập đoàn trên thế giới đã tận dụng cơ hội từ sự phát triển CNTT để đạt được những bước tiến lớn mạnh

CNTT đã và đang thể hiện vai trò là một trong những phát minh công nghệ

có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới sự phát triển toàn diện của xã hội loài người hiện đại Phát triển CNTT là cơ hội lớn để mỗi quốc gia dân tộc có được sự thay đổi tích cực vượt bậc

1.2 CNTT là con đường để những quốc gia đi sau như Việt Nam bứt phá,

tiến kịp các quốc gia phát triển Sự phát triển của mỗi quốc gia bao hàm nhiều nhân

tố hợp thành, nhưng trong đó “bao giờ cũng có những bộ phận giữ vai trò quan trọng hơn”, “những ngành mang ý nghĩa chủ lực…đầu tàu (hay động lực)” Những ngành này “cần được ưu tiên phát triển sớm, đi trước so với các ngành còn lại”, “tạo

ra đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của nền kinh tế”, “đây có thể coi là sự lựa chọn phương thức phát triển hợp lý”, nhất là trong điều kiện Việt Nam [216, tr 22] CNTT là một trong những yếu tố giữ vai trò như vậy đối với Việt Nam

Lãnh đạo phát triển CNTT đúng đắn không chỉ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững mà còn có ý nghĩa xã hội, quốc phòng – an ninh sâu sắc CNTT mang lại

cơ hội nâng cao năng suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh toàn diện, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy hiệu quả quá trình CCHC, đẩy mạnh CNH, HĐH Thêm vào đó, trong thời gian gần đây, mối đe dọa đến từ ATTT,

an ninh mạng, chiến tranh mạng, tình báo điện tử, gián điệp vũ trụ và vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian số… là những thách thức trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, có liên quan chặt chẽ tới năng lực làm chủ các ngành công nghệ cao hàng đầu như CNTT Do vậy, lãnh đạo phát triển CNTT tốt, đầu tư đúng cho CNTT cũng chính là quá trình nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia, đảm bảo quốc phòng

- an ninh vững chắc trong tình hình mới Bên cạnh đó, những kết quả sau nhiều năm thực hiện phát triển CNTT cho thấy Việt Nam thực sự có tiềm năng và lợi thế đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT Trở thành nước mạnh về CNTT và bằng CNTT

Trang 10

vừa là yêu cầu, nhiệm vụ bức thiết, vừa là cơ hội lớn cho Việt Nam vươn lên đi đầu trong thời đại mới

1.3 Phát triển CNTT là chủ điểm luôn giành được sự quan tâm và coi trọng

của ĐCSVN, được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc cũng như các Nghị quyết, Chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị Những quyết sách khoa học, kịp thời của Đảng là yếu tố quyết định giúp cho CNTT Việt Nam vượt qua khó khăn, thách thức để tiếp tục phát triển Thông qua sự lãnh đạo của Đảng,

CNTT Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triển mới với những đóng góp

không nhỏ vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước Trình độ CNTT Việt Nam từng bước được nâng cao, đang phát triển tích cực, hướng tới bắt kịp các quốc gia hàng đầu khu vực và thế giới Tuy nhiên, việc hoạch định chủ trương, đường lối và

chỉ đạo phát triển CNTT của Đảng trên thực tế vẫn còn nhiều khía cạnh cần tiếp tục hoàn thiện để khai thác triệt để những tiềm năng và lợi ích khách quan mà CNTT có

thể đem lại Với tốc độ phát triển nhanh chóng của CMKHCN nói chung và CNTT nói riêng như hiện nay, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng với phát triển CNTT là vấn đề cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn và khoa học sâu sắc

Ngoài ra, nghiên cứu và tổng kết thực tiễn quá trình đổi mới tư duy lý luận, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng với các lĩnh vực công nghệ cao đang trở thành một hướng nghiên cứu trọng điểm, góp phần thiết thực vào công tác xây dựng đảng trong thời đại cách mạng KHCN, làm cho Đảng ngang tầm với nhiệm vụ xây dựng

xã hội “tốt đẹp vẻ vang”: ấm no, sung sướng, tự do, thông thái và đạo đức [147, tr 248], xứng đáng là một Đảng “là đạo đức, là văn minh” [148, tr 5], xứng đáng với

sự ủy thác tin cậy của nhân dân, của dân tộc

CNTT là một dòng chủ lưu mạnh trong xu thế toàn cầu hóa và CMKHCN

Những quốc gia không hòa nhập được với dòng chảy đó thì sẽ tự hạn chế năng lực của mình và tình trạng tụt hậu là hệ quả tất yếu, ngược lại, những quốc gia nào thích nghi và chèo lái thuận quy luật trên dòng chảy đó thì sẽ có thêm tốc độ nhanh chóng tiến tới đích Sự lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam là yếu tố then chốt trong việc giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa phát triển CNTT với phát triển quốc gia nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Trang 11

Từ những cơ sở trên, đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển công nghệ thông tin từ năm 1986 đến năm 2010” được tôi lựa chọn để nghiên cứu

làm luận án tiến sỹ lịch sử

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của ĐCSVN đối với CNTT từ năm

1986 đến năm 2010, rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu có giá trị khoa học và thực tiễn

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm:

- Phục dựng bối cảnh lịch sử và làm rõ những nhân tố tác động tới sự lãnh đạo phát triển CNTT của ĐCSVN từ năm 1986 đến năm 2010

- Làm rõ nhận thức, quan điểm, chủ trương của Đảng trong phát tri ển CNTT

từ năm 1986 đến năm 2010; đồng thời, phân tích làm rõ những giải pháp, biện pháp Đảng đ ề ra trong quá trình hiện thực hóa chủ trương; từ đó, khôi phục một cách chân thực, khách quan lịch sử sự lãnh đạo phát triển CNTT của Đảng từ năm 1986 đến năm 2010

- Làm rõ kết quả về sự lãnh đạo của Đảng đối với CNTT; tổng kết, đánh giá những ưu điểm, thành tựu và những hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển CNTT; làm rõ căn nguyên của những hạn chế, thách thức còn tồn tại

- Rút ra nhận xét và đúc kết kinh nghiệm sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển CNTT từ năm 1986 đến 2010

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là quan điểm, chủ trương, chính sách, giải pháp, biện pháp mà Đảng đ ề ra trong quá trình lãnh đạo phát triển CNTT

từ năm 1986 đến năm 2010

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 12

Về nội dung khoa học, luận án tập trung nghiên cứu nhận thức, quan điểm,

chủ trương, giải pháp và sự chỉ đạo của Đảng đối với phát triển CNTT trên các khía cạnh chính yếu như: quá trình nhận thức, đổi mới tư duy và quan điểm của Đảng về CNTT; quá trình hình thành, bổ sung và hoàn thiện chủ trương phát triển CNTT của Đảng; hoạt động hoạch định chủ trương, nội dung chủ trương và tổ chức chỉ đạo thực hiện chủ trương phát triển CNTT của Đảng

Về thời gian, luận án tập trung giải quyết các vấn đề trên từ năm 1986 đến

năm 2010, thời điểm Đảng khởi xướng Đổi mới đến tròn 10 năm Chỉ thị 58/CT-TW

về CNTT của Đảng đi vào cuộc sống, kết thúc nhiệm kỳ Đại hội X

Về không gian: hoạt động lãnh đạo phát triển CNTT của Đảng tại Việt Nam

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh cũng như của ĐCSVN

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh, liên ngành Những phương pháp này được vận dụng phù hợp với yêu cầu của từng chương, tiết trong luận án

5 Nguồn tài liệu nghiên cứu

- Nguồn tài liệu liên quan đến chủ trương ứng dụng và phát triển CNTT của ĐCSVN, bao gồm: Văn kiện các Đại hội Đảng, Nghị quyết Trung ương các khóa; Chỉ thị, ý kiến của Bộ Chính trị, Thường trực Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương

và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước về ứng dụng và phát triển CNTT; Các báo cáo, tờ trình của các cơ quan Trung ương Đảng về ứng dụng và phát triển CNTT

- Nguồn tài liệu liên quan đến hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 13

- Các công trình nghiên cứu khoa học, sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội nghị khoa học, luận án tiến sĩ của các tác giả, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước về ứng dụng và phát triển CNTT có liên quan

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Luận án với cách tiếp cận liên ngành trên cơ sở phối hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học lịch sử cùng với hệ thống sử liệu phong phú đã đem đến nhận thức lịch sử tương đối toàn diện, khách quan và có hệ thống về vấn

đề ĐCSVN lãnh đạo phát triển CNTT từ năm 1986 đến 2010

- Các kết quả nghiên cứu của Luận án có khả năng ứng dụng vào thực tiễn lãnh đạo, quản lý về CNTT; sử dụng trong việc nghiên cứu, giảng dạy về ĐCSVN,

tư tưởng Hồ Chí Minh; có giá trị tham khảo trong nghiên cứu lịch sử CNTT Việt Nam, lịch sử lãnh đạo phát triển CNTT của tổ chức Đảng ở các địa phương hay các

bộ ban ngành; đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần đổi mới vì sự phát triển của quốc gia, dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 1986 - 1999

Chương 3: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công nghệ thông tin giai đoạn 2000 – 2010

Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CNTT hiện đại là thành tựu văn minh có sức hút mạnh mẽ không chỉ đối với các nhà khoa học mà thậm chí cả những các chính trị gia, những nhà lãnh đạo, quản

lý trên toàn thế giới Số lượng, quy mô, mức độ và tần suất các công trình nghiên cứu về CNTT trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã phần nào nói lên điều đó Do nội dung và kết quả nghiên cứu đi trước về CNTT nằm trong một phổ rất rộng nên luận án giới hạn phạm vi tổng quan tình hình nghiên cứu ở một số công trình tiêu biểu hay những xu hướng chính có liên quan, có đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến lãnh đạo phát triển CNTT của ĐCSVN từ năm 1986 đến năm 2010

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển công nghệ thông tin và công nghệ thông tin Việt Nam

Bài nghiên cứu

Xu hướng của nhiều bài nghiên cứu tập trung vào một số khía cạnh cơ bản của CNTT như: Vai trò, tác động và những cơ hội mà CNTT đem lại; Các vấn đề quốc phòng – an ninh trong kỷ nguyên thông tin như an toàn thông tin, chiến tranh mạng, bảo vệ chủ quyền trên không gian số, tội phạm công nghệ cao…; Ứng dụng

và phát triển CNTT trong các lĩnh vực của đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội; Tổng kết kinh nghiệm phát triển CNTT ở cấp độ quốc gia, địa phương hay cấp

độ bộ ngành Bên cạnh đó, còn có một số bài nghiên cứu đề cập hoặc khái quát một

số vấn đề CNTT Việt Nam Những công trình tiêu biểu có thể kể đến dưới đây:

Từ năm 1995 tác giả Văn Thông đã chỉ ra mối liên hệ giữa CNTT đối với sự phát triển văn minh trong bài viết “Công nghệ thông tin trong nền văn minh quốc gia” [204] Khi Việt Nam bắt đầu chính thức kết nối Internet (1997), Trương Gia Bình và Khúc Trung Kiên đã có bài “Công nghệ thông tin trước ngưỡng cửa của thế

kỷ 21” [7] Bài viết của hai tác giả này đã phân tích vai trò và xu thế khách quan của CNTT, đồng thời nhấn mạnh cơ hội phát triển, ảnh hưởng to lớn và sâu sắc mà CNTT đem lại: CNTT làm thay đổi nhiều quan niệm, thâm nhập vào cuộc sống của từng gia đình, góp thêm yếu tố mới có vị trí then chốt đối với sự phát triển kinh tế

Trang 15

Nguyễn Thị Lan Hương trong công trình “Tác động của cuộc cách mạng trong CNTT đến lực lượng sản xuất - nhìn từ góc độ triết học” [121] đã khẳng định tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, luận giải thực chất của cuộc cách mạng trong CNTT, trên cơ sở đó, phân tích tác động của CNTT đến lực lượng sản xuất trong nền kinh tế hiện đại Bên cạnh việc thừa nhận tác động mọi mặt của cách mạng CNTT đến đời sống xã hội, tác giả đặc biệt đi sâu xem xét vai trò của CNTT đối với sự phát triển kinh tế trên 3 điểm cốt lõi: 1- CNTT là nhân tố quan trọng tạo dựng kinh tế tri thức; 2- CNTT phát huy vai trò ngày càng cao của tri thức, đang từng bước trở thành nguồn gốc, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế; 3- CNTT là cơ sở cho quá trình hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế Ngoài ra, vai trò của CNTT đối với sản xuất vật chất còn được tác giả bàn luận qua tác động của công nghệ này đến sự biến đổi các yếu tố của lực lượng sản xuất như phân công lao động sản xuất, cơ cấu lao động, nội dung và tính chất lao động…

Vũ Đình Cự khẳng định CNTT là một trong những cốt lõi của lực lượng sản xuất mới, góp phần to lớn vào quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức trong bài “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức” đăng trên Tạp chí Cộng sản [29] Tác giả cho rằng CNTT giữ vai trò dẫn đầu trong các công nghệ cao, là một bộ phận cốt lõi của lực lượng sản xuất mới trong quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức từ nửa sau của thế kỷ XX Từ đó, tác giả khuyến nghị cần tích cực xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin, ứng dụng và phát triển ngành công nghệ cao dẫn đầu này

Trần Văn Sỹ từ việc luận giải về bản chất của CNTT đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của lĩnh vực này, nêu bật yêu cầu thống nhất nhận thức về CNTT và tiềm năng CNTT [188] Tác giả khẳng định CNTT có nhiều khác biệt với các công nghệ khác là do “bản chất CNTT ánh xạ bản chất của thế giới” [188, tr 4]; nhờ vào đó, con người có thể tạo ra được trí tuệ nhân tạo, mô phỏng và dự đoán thế giới, xây dựng nền tảng phát triển mới Tác giả cho rằng “vai trò của CNTT cần được đánh giá đúng để có thể không chỉ trở thành động lực thúc đẩy mà còn trở thành đầu kéo cả nền kinh tế” [188, tr 6] Từ đó, tác giả kết luận: “CNTT thực sự là một phương thức mới, hiện đại và hiệu quả nhất cho tư duy và tổ chức hành động

Trang 16

trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước, là lực lượng sản xuất mới tiên tiến của thời đại, làm động lực hàng đầu thúc đẩy đất nước hội nhập thành công, phát triển nhanh chóng và bền vững” [188, tr 7]

Những năm gần đây, chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh trên không gian

số và vấn đề ATTT, an ninh mạng, tội phạm công nghệ cao ngày càng được quan tâm nghiên cứu Đỗ Xuân Thiện và Ira Winkler đã đi sâu vào đặc điểm, tính chất chiến tranh mạng trong thời đại cách mạng KHCN phát triển vũ bão [126, 203] Ngô Tứ Thành có công trình bàn về “Mô hình chiến tranh trong thế kỷ XXI”, trong

đó chỉ ra những điểm mới của chiến tranh thời đại công nghệ cao so với chiến tranh truyền thống, đặc biệt với sự ra đời và phát triển của mạng Internet quân sự, tác động máy tính lượng tử.v.v.; qua đó, tác giả đưa ra những khuyến nghị với Đảng và Nhà nước đầu tư thẳng vào KHCN quân sự hiện đại để Tổ quốc không bị bất ngờ trong cuộc chiến tranh công nghệ cao [197] Tác giả Nguyễn Ngọc Dương chỉ ra những thay đổi trong cách tiến hành hoạt động quân sự và phương thức tiến hành chiến tranh trong thời đại CNTT và nhu cầu xây dựng nền KHCN quốc phòng tương xứng [41] Các tác giả nói trên đã luận giải về sự biến đổi bối cảnh, nội dung, phương thức tiến hành, cốt lõi công nghệ trong hình thức chiến tranh thời đại cách mạng thông tin cũng như làm rõ yêu cầu hiện đại hóa quốc phòng Một số tác giả như Thủy Nguyên [161], Nguyễn Thùy Mai [143], Hoàng Quân [174], Hà Trần [213], Chu Văn Vệ [232], Trần Văn Hoà [107], Hồ Thế Hòe [109]… lại tập trung phân tích các khía cạnh khác nhau của an ninh – an toàn thông tin như mức độ nhận thức, các nguy cơ mới, hoạt động quản lý nhà nước về vấn đề này cũng như đưa ra các giải pháp, biện pháp

Ứng dụng CNTT trong CCHC công, xây dựng chính phủ điện tử hướng tới nâng cao mức độ hài lòng của người dân là một trong những chủ đề được các nhà nghiên cứu chú trọng Bài viết của nhiều tác giả tập trung giải quyết mối quan hệ giữa tiến bộ công nghệ với sự phát triển của nền hành chính trên cả phương diện lý luận cũng như thông qua các mô hình thực tiễn ở nhiều khu vực khác nhau, nổi bật

là nghiên cứu của Đinh Văn Hòa [105] và Lê Văn Điệu [84] Cả hai công trình đều khẳng định khả năng tạo ra sự thay đổi tích cực của CNTT đối với việc hiện đại hóa

Trang 17

nền hành chính [105, tr 24] [84, tr 22] Đáng chú ý là, tác giả Đinh Duy Hòa đã tiếp cận CNTT không chỉ với tư cách công cụ phục vụ CCHC mà còn là một yếu tố độc lập có tác động ngược lại với nền hành chính trên các phương diện như cách thức, quy trình, tổ chức và nhân sự; từ đó, tác giả đưa ra một số đề xuất về xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam

Mối liên hệ giữa phát triển CNTT với phát triển kinh tế cũng là vấn đề được tập trung nghiên cứu với những chủ đề nổi bật như về: kinh tế tri thức, thương mại điện tử, tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.v.v Tác giả Bạch Hưng Khang làm rõ mối quan hệ và đường hướng đẩy mạnh phát triển CNTT trong quá trình CNH, HĐH, xây dựng kinh tế tri thức [128] Một số nhà nghiên cứu khác tập trung vào khía cạnh tạo động lực phát triển của CNTT trong nền kinh tế mới [206] Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của một quốc gia có nền kinh tế phát triển, Vũ Quang Phiệt phân tích vấn đề đón đầu phát triển kinh tế tri thức bằng CNTT qua trường hợp kinh tế Mỹ [170] Công nghiệp CNTT cũng bước đầu được một số bài viết đề cập: phát triển công nghiệp CNTT trong tiến trình hội nhập [94], hợp tác phát triển công nghiệp phần mềm và nội dung số [35], ngành công nghiệp không khói “giải trí trực tuyến” [162], vấn đề chính sách và một số đề xuất về công nghiệp máy tính [181], phát triển xuất khẩu các sản phẩm điện tử - CNTT [85], sự khởi sắc bước đầu của công nghiệp CNTT Việt Nam [88]

Giáo dục - đào tạo là một trong những lĩnh vực có nhiều thay đổi dưới tác động của cuộc cách mạng thông tin hiện đại Một số bài viết đáng lưu ý là: bài phân tích về tác động toàn diện của CNTT tới hệ thống giáo dục trên toàn cầu [200], tổng quan về ứng dụng CNTT-TT trong giáo dục [132], ứng dụng CNTT-TT để đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam [189], đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT và truyền thông trong giáo dục [24], một số bài phân tích các hình thức học tập mới nhờ có sự tham gia của CNTT [18, 100], mô hình người giảng viên đại học trong nền giáo dục điện tử [198], về quan hệ giữa CNTT và truyền thông với giáo dục trong xu thế hội nhập [199]…

Kinh nghiệm liên quan tới phát triển CNTT cũng được một số tác giả phân tích: kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước tại Tp.Hồ Chí Minh [91,

Trang 18

92, 93] hay Đà Nẵng [98, 122], một số vấn đề cần rút kinh nghiệm từ những thất bại khi triển khai chính phủ điện tử ở các nước phát triển [242], kinh nghiệm đột phá dẫn đầu của Hàn Quốc với chương trình CNTT quốc gia [195], kinh nghiệm các nước ASEAN về phát triển nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên [5], kinh nghiệm Thụy Điển trong phát triển khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao [229], hình mẫu phát triển dựa vào trí thức và công nghệ cao của Ấn

đề thuần túy chuyên môn CNTT sẽ không được đề cập

Trong các bài nghiên cứu nói trên, mặc dù phân tích ở những khía cạnh khác nhau nhưng CNTT luôn được coi là một trong những nhân tố không thể thiếu trong

hệ thống các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao và có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội hiện đại Nhiều chiều cạnh phát triển CNTT được khai thác, nhiều thách thức mới được đặt ra Các bài viết có giá trị tham khảo, đối sánh để nhận thức rõ

hơn về hoạt động lãnh đạo phát triển CNTT Việt Nam của Đảng

Sách chuyên khảo

Tác giả Phan Đình Diệu, Nguyễn Thúc Hải, Quách Tuấn Ngọc, Đặng Hữu Đạo, Đỗ Trung Tuấn đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Công nghệ thông tin: tổng quan và một số vấn đề cơ bản (tài liệu dùng cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý)” [34] Nội dung chính của cuốn sách nói về CNTT và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội, những kiến thức về tin học, mạng máy tính, hệ thống thông tin… Công trình đã cung cấp cái nhìn tổng quan, những kiến thức cơ bản về CNTT giúp người đọc có thêm cơ sở để vận dụng đúng các thành tựu CNTT vào công việc của mình

Trang 19

Hoàng Lê Minh và nhóm cộng sự trình bày khái niệm về thông tin, vai trò của CNTT trong đời sống hiện đại và các ứng dụng của CNTT trong công trình

“Công nghệ thông tin và con người” [150] Các tác giả cho rằng CNTT có sự phát triển nhanh chóng vào cuối thế kỷ XX, là kết quả tất yếu của tiến trình phát triển, đã đưa nhân loại vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên kinh tế số Bên cạnh những cơ hội và lợi ích không thể phủ nhận, phát triển CNTT cũng ẩn chứa nhiều rủi ro và thách thức Nhóm tác giả cho rằng cách làm thông minh nhất là có cái nhìn tích cực, hiểu

và sẵn sàng đón nhận những gì mà CNTT có thể làm được

Cuốn “Khoa học công nghệ thông tin và điện tử - triển vọng phát triển và ứng dụng trong hai thập niên tới” của Vũ Đình Cự [30] hệ thống những bước phát triển có tính hội tụ của công nghệ điện tử, máy điện toán, viễn thông thế giới Trên

cơ sở những bước tiến đó, CNTT mới đã hình thành và giữ vai trò dẫn đầu lực lượng sản xuất hiện đại Tác giả cũng cho rằng những máy móc cơ khí cổ điển dẫn tới nền kinh tế công nghiệp cổ điển và chủ nghĩa tư bản, còn thế hệ máy móc thông minh sẽ dẫn tới kinh tế tri thức và những hình thức thể chế mới

Sách “Ứng dụng công nghệ thông tin để hình thành hệ thống thông tin hiện đại phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn” [129] giải quyết vấn đề ứng dụng CNTT trong quản lý thông tin tài nguyên phục vụ phát triển theo định hướng của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Hệ thống thông tin chứa CSDL đa ngành (đất đai, hiện trạng sử dụng đất, dân số, lao động, dịch hại…) cùng các công

cụ mạnh mẽ đi kèm để hỗ trợ ra quyết định, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học…

Cuốn “Công nghệ thông tin và nền giáo dục trong tương lai” [179] tập trung vào vấn đề CNTT với quá trình hiện đại hoá giáo dục, cải tiến các phương pháp giáo dục dựa trên các tri thức mới và công nghệ cao, từ đó thay đổi chất lượng trong giáo dục và sự chuyển tải văn hoá

Cuốn “Công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục” [207] đã phân

tích lợi ích của việc sử dụng CNTT trong giáo dục và các cách ứng dụng cụ thể đã được áp dụng phổ biến Ngoài ra, cuốn sách còn đặt ra bốn vấn đề cơ bản cần lưu ý

là tính hiệu quả, chi phí, sự hợp lý và tính ổn định khi ứng dụng CNTT; qua đó,

Trang 20

cuốn sách cung cấp thêm cơ sở cho những nhà hoạch định chính sách sử dụng CNTT một cách hiệu quả và thích hợp trong hệ thống giáo dục

Cuốn “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực CNTT khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” [196] bàn về quy hoạch, quản trị nguồn nhân lực ngành CNTT, trong

đó đáng lưu ý là vấn đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ thương mại điện tử

Cuốn “Phát triển công nghệ thông tin xanh hướng tới tăng trưởng xanh ở Việt Nam” [234] cung cấp một số thông tin về CNTT xanh, giới thiệu kinh nghiệm phát triển CNTT xanh của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đan Mạch, Mỹ, Anh CNTT xanh gắn liền với việc sử dụng năng lượng hiệu quả qua đó tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm trong các hoạt động kinh tế, xã hội Cuốn sách bàn luận và gợi

mở hướng phát triển CNTT xanh thông qua các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn xã hội ở Việt Nam

Cuốn “Quản lý viễn thông và công nghệ thông tin – những vấn đề cần quan tâm” [238] giải quyết vấn đề quản lý hiệu quả viễn thông, CNTT trong quá trình xây dựng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia Tác giả nghiên cứu tập trung vào các chủ điểm như: vấn đề về giá cước viễn thông, cạnh tranh và độc quyền trong viễn thông, kết nối mạng, dịch vụ phổ cập, quản lý nhà nước đối với viễn thông, chi phí viễn thông, định giá cước Internet, các hệ thống thông tin, chiến lược kinh doanh điện tử, vị trí và vai trò của giám đốc CNTT, phương pháp đánh giá và thuyết minh các dự án đầu tư CNTT, thiết kế lại quá trình kinh doanh, kiến trúc CNTT và các mô hình điện toán, quản lý máy tính và các nguồn dữ liệu…

Cuốn “Công nghệ thông tin và truyền thông trong việc giảm đói nghèo” [221] đề cập đến khoảng cách số, mối liên quan giữa CNTT và sự phát triển, chiến lược giảm đói nghèo với sự trợ giúp của CNTT Nội dung cuốn sách thể hiện CNTT không giải quyết triệt để vấn đề xóa đói giảm nghèo nhưng lại là nền tảng, xúc tác quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Vấn đề được bàn luận tập trung là làm sao và bằng cách nào để CNTT phát huy tiềm năng của mình trong cuộc chiến chống đói nghèo một cách hiệu quả nhất

Sách “Tổ chức, quản lý trong thời đại công nghệ thông tin và tri thức” [240] tập trung vào 2 vấn đề chính: 1- những biến đổi về tổ chức, quản lý trong thời đại

Trang 21

bùng nổ thông tin, gia tăng tri thức với tốc độ cao; 2- sự thay đổi về vai trò, vị trí, tư duy và hành động, kỹ năng của người lãnh đạo trong thời đại CNTT Nhìn một cách tổng thể, tác giả đã cố gắng luận giải các khía cạnh thay đổi về tổ chức, quản lý, lãnh đạo để từ đó gợi suy về những hướng tối ưu hiệu quả hoạt động này trong cách mạng thông tin

Ngoài ra, phát triển CNTT cũng được khai thác khá sâu ở các khía cạnh như kinh tế CNTT, pháp luật CNTT, phát triển mạng toàn cầu, tiêu biểu như:

Công trình “Công nghệ thông tin và truyền thông với sự phát triển kinh tế” [223] đề cập đến vai trò của CNTT đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, trong việc trợ giúp người nghèo, trong các dự án phát triển, đánh giá mức độ thâm nhập của CNTT tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Tài liệu “Công nghệ thông tin và truyền thông với chính sách thương mại và đầu tư phát triển vùng tiểu sông Mê Kông” [222] trên cơ sở phân tích tình hình phổ biến CNTT-TT ở các nước, nghiên cứu đã đề xuất các khuyến nghị về chính sách nhằm giúp các nước thuộc khu vực này (bao gồm 06 nước liên quan là Campuchia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc) khắc phục khoảng cách số, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu Số liệu thống kê, những luận giải và kết luận của nghiên cứu này rất hữu ích trong việc đánh giá thực trạng

và xu thế phát triển CNTT Việt Nam

Cuốn “Công nghệ thông tin và truyền thông – vai trò trong chiến lược phát triển quốc gia và kinh nghiệm của một số nước” [208] giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về CNTT trên các khía cạnh như động lực phát triển, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực

Viện Kinh tế Bưu điện (2003) công bố tài liệu “Phát triển Internet: kinh nghiệm và chính sách của một số quốc gia trong khu vực” [241] Các nước được phân tích trong cuốn sách này là: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin, Singapore, Lào Các yếu tố như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, thể chế… được đặt trong mối liên hệ với thực trạng phổ biến

và phát triển Internet Bên cạnh việc giới thiệu chính sách, các tác giả đã luận giải

và đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu trong phát triển Internet ở mỗi nước Người

Trang 22

đọc có thể tham khảo, đối sánh để có cái nhìn toàn diện và tích cực về tình hình lãnh đạo phát triển Internet ở Việt Nam so với các quốc gia láng giềng

Viện Chiến lược Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin (2004) cho xuất bản “Những vấn đề pháp luật và quy chế trong nền kinh tế thông tin” [233] Cuốn sách đề cập chủ yếu đến vấn đề xây dựng khung pháp lý phù hợp cho hoạt động thương mại điện tử, vấn đề cạnh tranh, quyền riêng tư, quyền lợi người tiêu dùng, vấn đề sở hữu trí tuệ, dữ liệu điện tử tội phạm mạng, kiểm duyệt nội dung điện tử…

Ấn phẩm “Khoa học và công nghệ Việt Nam” qua các năm 1996-2000, 2001-2005 do Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học

và công nghệ) xuất bản đã cung cấp những thông tin cơ bản về hoạt động khoa học

và công nghệ Việt Nam như quản lý nhà nước về KHCN, tình hình phát triển KHCN, những thành tựu chủ yếu đã đạt được… CNTT trong sách này được xét đến như một bộ phận trong sự nghiệp phát triển KHCN nói chung

Luận án tiến sĩ

Luận án tiến sĩ triết học (chuyên ngành CNDVBC & DVLS) của Nguyễn Thị Lan Hương: “Công nghệ thông tin và tác động của nó đối với xã hội hiện đại (phân tích triết học xã hội)” [120] tiếp cận dưới góc độ triết học xã hội về CNTT và những

hệ quả tác động của CNTT lên các lĩnh vực hoạt động cơ bản của xã hội như kinh

tế, chính trị và văn hóa Đáng chú ý là, luận án nghiên cứu tác động của CNTT lên

xã hội Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân, cơ hội, thách thức, từ đó nêu lên phương hướng và giải pháp phát triển CNTT

Tình hình CNTT Việt Nam cũng được phản ánh như một bộ phận hợp thành công nghiệp hỗ trợ trong luận án “Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam” của Hà Thị Hương Lan [137] Luận án tập trung phân tích thực trạng công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2006-2013 cùng quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển đến năm 2020 Bên cạnh đó, luận án “Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Thị Kim Thu [205] củng cố thêm góc nhìn về CNTT trong bức tranh tổng thể công nghệ hỗ trợ Việt Nam

Trang 23

Luận án khoa học chính trị “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Huy Ngọc [159] đề cập tới chủ trương, chính sách, sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển, quản lý nội dung số trên mạng Internet qua hình thức báo điện tử

Luận án tiến sĩ xã hội học “Vai trò cán bộ quản lý cấp tỉnh, thành phố ở Hà Nội dưới ảnh hưởng của CNTT” của Bế Trung Anh [1] đã luận giải tác động của CNTT tới vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh, thành phố Hà Nội, dự báo xu hướng thay đổi và đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn vai trò cán bộ quản lý cấp tỉnh, thành phố ở Hà Nội trong bối cảnh xã hội thông tin

Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục “Cơ sở lý luận và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của ngành giáo dục Việt Nam” [136] của Lưu Lâm đã đánh giá thực trạng công tác quản

lý hoạt động khoa học công nghệ của ngành giáo dục Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong lĩnh vực này Từ đó, luận án đề xuất giải pháp ứng dụng CNTT và truyền thông giúp công tác quản lý đạt hiệu quả cao hơn

Luận án tiến sĩ kinh tế “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế ở Việt Nam” của Nguyễn Minh Ngọc đã nghiên cứu thực trạng, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành thuế Việt Nam [160] Đáng chú ý là, trong luận án, nghiên cứu sinh đã luận giải về CNTT, vai trò của CNTT nói chung và với ngành thuế nói riêng, đồng thời cũng đánh giá thực trạng CNTT trong ngành thuế Việt Nam và đề xuất hướng ứng dụng CNTT hiệu quả Luận án “Nghiên cứu thị trường công nghệ thông tin quốc tế và tổ chức thuế chuyển giao vào Việt Nam” của Đào Đức Lâm [134] có đề cập tới tình hình thị trường CNTT quốc tế, thực trạng CNTT và hoạt động chuyển giao về CNTT ở Việt Nam

Dễ thấy trong các công trình kể trên, sự lãnh đạo phát triển CNTT của ĐCSVN được hầu hết các nhà nghiên cứu sử dụng làm dẫn liệu cho cách tiếp cận kinh tế - kỹ thuật - công nghệ - chính trị với các vấn đề liên quan tới CNTT Mặc

dù, không chọn sự lãnh đạo của Đảng làm đối tượng nghiên cứu, song ở mức độ nhất định, nhiều công trình kể trên đã phản ánh được mối liên hệ giữa đường lối của

Trang 24

Đảng với sự phát triển của CNTT, qua đó cung cấp thêm cơ sở để nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển CNTT

1.1.2 Các công trình nghiên cứu đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển công nghệ thông tin

Có nhiều bài nghiên cứu đã khái quát và phân tích trực tiếp một số vấn đề phát triển CNTT Việt Nam, tiêu biểu như: phân tích về một số mô hình tổ chức cơ quan lãnh đạo cao nhất về CNTT: thống nhất và thực quyền [151], kinh nghiệm về

tổ chức cơ quan lãnh đạo CNTT ở một số nước [141], thực trạng Internet Việt Nam [217], đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW [172], đánh giá về CNTT Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XXI [127], một số đột phá trong bức tranh phát triển CNTT Việt Nam [227]

Một số bài đánh giá quá trình triển khai thực hiện chủ trương, chính sách phát triển CNTT của Đảng và Nhà nước như: bàn luận về tình hình đào tạo cán bộ trong Đề án 112 [104]; Tạp chí Khoa giáo có bài “Tình hình ứng dụng CNTT (CNTT) trong các cơ quan Đảng” đề cập tới chỉ thị 58-CT/TW và các đề án tin học hóa cơ quan Đảng như Đề án 47, Đề án 06 [123], đánh giá 12 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) về phát triển khoa học công nghệ phục vụ hội nhập quốc tế [175]; bài “Phát triển hạ tầng CNTT quốc gia, đẩy mạnh ứng dụng chính phủ điện tử" [220] bàn luận, đánh giá về Quyết định 1605/QĐ-TTg và Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT; trong bài viết bàn về mô hình giáo dục điện tử, tác giả

Vũ Đình Chuẩn cho rằng việc ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành giáo dục đào tạo phải đi trước một bước theo nội dung Chỉ thị 58-CT/TW đã từng nhấn mạnh, từng bước hình thành mô hình “giáo dục điện tử” thành công [23]; lãnh đạo ứng dụng CNTT trong phát triển KT-XH ở An Giang [166]

Một số vấn đề mới nổi cần giải quyết trong quá trình phát triển CNTT Việt Nam thông qua sự lãnh đạo của Đảng cũng được đề cập: Kim Ngọc Việt bàn luận

về các chiều cạnh tác động của CNTT tới công tác tư tưởng [239]; tác giả Tô Hồng Nam, Thiên Phái, Anh Dũng bàn về vấn đề hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước

về CNTT, công nghiệp CNTT [36, 155, 168]; nhóm tác giả Đặng Đình Đường, Lê Thu Hiền, Quách Hồng Trang bàn luận về vấn đề: phân tích, đánh giá hiệu quả đầu

Trang 25

tư dự án ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước [86]; Tô Hương Giang, Nguyễn Thúc Hải, Nguyễn Trọng Đường phân tích những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển nhân lực từ thực trạng CNTT Việt Nam, gợi suy những ý tưởng và giải pháp xây dựng đội ngũ nhân lực CNTT đủ về số lượng, đảm bảo về trình độ [87, 89, 97]; Nguyễn Văn Thảo, Trần Đình Toản, Hồ Thuỷ Sơn đưa ra một số ý kiến về tình hình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp Việt Nam [183, 202, 209]; Đỗ Trung

Tá có bài “Tăng nhanh năng lực, hiện đại hoá ngành bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin” [190]; Tùng Sơn và Đức Phát đưa ra những khuyến nghị với việc thu hút đầu tư nước ngoài, sự cần thiết phải có quyết tâm mạnh từ cấp lãnh đạo trong việc phát triển CNTT [169, 184]

Bên cạnh các bài nghiên cứu, một số công trình chuyên khảo tiêu biểu có đề cập tới sự lãnh đạo CNTT của Đảng đã được xuất bản

Cuốn “Công nghệ tiên tiến và công nghệ cao với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam” [40] do Phan Xuân Dũng chủ biên đã phân tích tình hình công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trên thế giới và Việt Nam Nhiều nội dung trong công trình này đề cập trực tiếp tới tình hình ứng dụng CNTT và truyền thông trong các ngành kinh tế quốc dân ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng trong lựa chọn cách

đi của Việt Nam với các lĩnh vực công nghệ hàng đầu Theo các tác giả trong cuốn sách này, để thực hiện được phương hướng “đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả” nền kinh tế, để hiện thực việc “tăng nhanh năng lực” khoa học công nghệ,

để “tiếp thu, làm chủ” được KHCN theo quan điểm của Đảng thì không có con đường nào khác phải tiến thẳng vào áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất của thế giới, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao, trong đó CNTT là hàng đầu [40, tr 9] Sau khi trình bày về một số vấn đề chung của công nghệ cao, đánh giá thực trạng và phân tích xu thế phát triển công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trên thế giới và Việt Nam, các tác giả đã đưa ra định hướng hệ thống các giải pháp phát triển lĩnh vực này liên quan tới vai trò của lực lượng lãnh đạo quốc gia, vai trò của nhà nước, cơ chế vận hành, yếu tố con người đặc biệt là đội ngũ tinh hoa… Đây là một công trình cung cấp nhiều thông tin tham khảo đáng lưu ý về các công nghệ cao, có phân tích

và liên hệ với tình hình những lĩnh vực này ở Việt Nam

Trang 26

Cuốn "Đặc trưng công nghệ quân sự Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng" của Trương Khánh Châu và Lê Thế Mẫu [16] công bố kết quả nghiên cứu tổng kết lịch sử thay đổi các kỹ thuật - công nghệ quân sự Việt Nam, đặc biệt là trong thời

kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống đế quốc Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quốc gia trong vài thập niên trở lại đây Tác giả cho rằng, Việt Nam sau khi kết thúc hai cuộc kháng chiến, bước vào xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời hòa bình vẫn tiếp tục “phải đối mặt với không ít thách thức… cần nhận thức đầy đủ để nỗ lực vượt qua”, nổi bật là sự ra đời các loại hình chiến tranh mới (chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng, tác chiến trên không gian mạng…), sự xuất hiện của các loại vũ khí công nghệ cao, vũ khí thông minh… Đặc biệt là, tác giả đề cập tới mối liên hệ từ sự xuất hiện của công nghệ xử lý thông tin mới, công nghệ vi điện tử, máy tính điện tử, công nghệ số hóa… trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ ở thế kỷ XXI với việc tạo nên “cuộc cách mạng trong quân sự lần thứ sáu” hay còn gọi là “cuộc cách mạng mới trong quân sự”, một cuộc cách mạng “có tính chất toàn cầu”, “làm thay đổi căn bản nghệ thuật quân sự, tổ chức quân đội, phương thức tác chiến và phương thức bảo đảm” [16, tr 199-200] Bằng hệ thống tư liệu phong phú và các tiếp cận của khoa học lịch sử, tác giả đã thành công trong việc phục dựng tiến trình phát triển công nghệ quân sự Việt Nam, phân tích làm nổi bật yêu cầu hiện đại hóa quân đội

và vai trò lãnh đạo của Đảng với lĩnh vực trụ cột này Đây là công trình nghiên có giá trị để thấy rõ hơn vai trò của CNTT với sự chuyển biến có tính cách mạng trong quân sự và yêu cầu đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với quân đội trong thời đại KHCN có tốc độ phát triển rất cao

Cuốn “Khoa học và công nghệ hướng tới thế kỷ XXI: định hướng và chính sách” do Vũ Đình Cự chủ biên [27] đã giới thiệu một số những văn bản pháp lý phát triển KHCN Việt Nam (Nghị quyết của Bộ Chính trị, Luật Khoa học công nghệ…); đồng thời, phân tích một số vấn đề KHCN có tính toàn cầu trong thế kỷ XXI, bàn luận về chính sách phát triển KHCN của một số quốc gia và khu vực như:

Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN

Trang 27

Trung tâm Thông tin Bưu điện (Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam) xuất bản cuốn “Hội tụ viễn thông và công nghệ thông tin trong kỷ nguyên mới” [219] phân tích các xu hướng viễn thông và CNTT trong giai đoạn mới, giới thiệu nhiều đánh giá của các hãng viễn thông trong và ngoài nước, đồng thời tập

hợp một số văn bản của Đảng, Nhà nước Việt Nam về viễn thông và CNTT

Cuốn “Quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và CNTT ở Việt Nam” của Lê Minh Toàn [210] đã đề cập tới một số nội dung nổi bật của Chỉ thị 58/CT-

TW ngày 17-10-2000 do Bộ Chính trị ban hành về phát triển CNTT và chỉ ra một

số tác động của Chỉ thị này với sự phát triển chung; đồng thời, giới thiệu nội dung chính của Luật Công nghệ thông tin năm 2006

“Công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: sách phục vụ hoạt động của đại biểu dân cử” [236] đã khái quát về tình hình phát triển của CNTT-TT trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đồng thời giới thiệu một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực này

Đan Tâm và Phan Hữu Dương trong cuốn “Công đoàn với công nghệ thông tin” [193] tập trung làm rõ mối liên hệ giữa CNTT với hoạt động của công đoàn Tuy vậy, các tác giả cũng đã đặt vấn đề này trong tương quan với sự phát triển CNTT thế giới nói chung cũng như trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam (chủ trương của Đảng và Nhà nước về CNTT, hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước…) Công trình cung cấp thêm một góc nhìn phản ánh phần nào về tình hình và

xu hướng CNTT Việt Nam

Cuốn “Xây dựng, phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [237] với trục trung tâm là thị trường KHCN, đã phân tích cơ sở khoa học, đánh giá thực trạng và đưa ra kiến nghị chính sách về vấn đề này đối với Việt Nam Các tác giả đã đề cập những chuyển biến nổi bật trên thế giới trong những năm gần đây, đặc biệt là “sự bùng nổ công nghệ thông tin”, xu thế tất yếu của toàn cầu hóa và cho rằng trong quá trình hội nhập quốc tế thì

“trình độ công nghệ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế của quốc gia”, các công nghệ cao “là tác động mang tính quyết định” trong quá

Trang 28

trình phát triển nhanh và bền vững của một quốc gia [237, tr 9-13] Trong chuyên khảo này, CNTT được phân tích với tư cách là công nghệ cao, công nghệ hàng đầu lồng ghép trong vấn đề thị trường KHCN Chủ trương của Đảng được đề cập qua một vài văn kiện có tính then chốt như Nghị quyết số 26 [51], Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) [70], Kết luận số 14 [77] Một công trình khác cũng có cách tiếp cận và triển khai nội dung tương tự là cuốn “Phát triển thị trường khoa học - công nghệ Việt Nam” [39] của Phạm Văn Dũng Tác giả này cho rằng “nền kinh tế thế giới hiện nay dựa trên những công nghệ mới quan trọng” là công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng và CNTT; do vậy, các chiến lược phát triển KT-XH ở mỗi quốc gia cần ưu tiên 4 trụ cột lớn này, đặc biệt là CNTT, coi đó là những hạ tầng cơ sở và động lực chủ yếu cho sự tăng trưởng kinh tế [39,

tr 186-187] Cả hai công trình nói trên đều nhận định vị trí Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn trên bản đồ thị trường KHCN thế giới và đề xuất những khuyến nghị rất đáng lưu ý như về cải cách thể chế, về nguồn nhân lực, về hợp tác quốc tế…

“Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức” [235] là chuyên khảo của tập thể các nhà nghiên cứu được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn Công trình tập trung phân tích chính sách ở các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc và Việt Nam để rút ra kinh nghiệm liên quan Vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là phát triển đội ngũ trí thức KHCN cũng được công trình giải quyết bằng nguồn tư liệu phong phú, góc nhìn đa chiều Công trình có giá trị tham khảo trong việc luận giải về cách thức phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam thông qua sự lãnh đạo của Đảng

Cuốn “Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững” [119] của Tạ Bá Hưng được bố cục làm 3 phần: Phần 1 – bối cảnh và xu hướng phát triển KHCN thế giới; Phần 2 – KHCN Việt Nam giai đoạn

1996 – 2011; Phần 3 – Một số định hướng phát triển KHCN đến 2020 Cấu trúc này giúp tác giả làm rõ những thay đổi KHCN thế giới và tình hình KHCN Việt Nam kể

từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) [70], cũng như chiến lược và các chương trình KHCN của Việt Nam tới năm 2020 Tác giả cho rằng CNTT cùng với

Trang 29

công nghệ sinh học, công nghệ nanô, công nghệ vật liệu đang là những công nghệ

“tạo ra ảnh hưởng to lớn đến toàn cầu”, dẫn dắt nhân loại bước sang kỷ nguyên cách mạng công nghệ mới, thay đổi mạnh mẽ lối sống cũng như phương thức sản xuất của loài người và đẩy nhanh toàn cầu hóa [119, tr 11-16] Nghiên cứu này đặt lĩnh vực CNTT ở vị trí trọng tâm trong phát triển KHCN do có tốc độ thay đổi nhanh, lợi ích tự thân và khả năng ảnh hưởng sang các lĩnh vực khác lớn Nhìn chung, công trình tuy có giới thiệu đôi nét về chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước nhưng phần lớn dung lượng tập trung làm rõ về KHCN thế giới và Việt Nam Dù không đề cập riêng về CNTT nhưng những luận giải, phân tích và đặc biệt là các thống kê, số liệu rất phong phú về KHCN nói chung trong chuyên khảo này giúp người đọc phần nào hiểu rõ hơn về bối cảnh và thực trạng phát triển CNTT Việt Nam thông qua sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1996 đến 2011

1.2 Nhận xét, đánh giá

Qua phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu đi trước từ sách chuyên khảo, luận án, các công trình, bài viết có liên quan đến đề tài, luận án rút ra một số nhận xét như sau về tình hình nghiên cứu:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu bàn về phát triển CNTT nói chung có số

lượng, nội dung cũng như thành tựu nghiên cứu rất đáng kể, đã cung cấp những nhận thức lịch sử có giá trị làm cơ sở để nghiên cứu về Đảng lãnh đạo phát triển CNTT Tuy vậy, số lượng cũng như thể loại các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc thuộc về chủ đề nghiên cứu của đề tài luận án lại rất khiêm tốn

Thứ hai, do cách thức và đối tượng tiếp cận khác biệt, nội dung của đa số các

nghiên cứu nói trên tập trung vào các vấn đề CNTT khác nhau như: quan điểm về CNTT, đặc trưng và vai trò CNTT hiện đại, an toàn thông tin, mối liên hệ và sự ứng dụng phát triển CNTT trong kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội… Hầu hết các nhà khoa học tiếp cận vấn đề chủ yếu dưới góc độ kỹ thuật công nghệ thay vì hoạt động lãnh đạo phát triển của đảng cầm quyền Một vài nghiên cứu có phản ánh vai trò, thực trạng của CNTT Việt Nam, tuy nhiên, mối quan hệ qua lại giữa nhân tố Đảng lãnh đạo với phát triển CNTT Việt Nam chưa được giải quyết đầy đủ, chuyên sâu,

có hệ thống

Trang 30

Thứ ba, bước đầu đã có một số nghiên cứu đề cập tới sự lãnh đạo của

ĐCSVN đối với phát triển CNTT Điều này thể hiện qua việc trích dẫn, phân tích

một số nội dung liên quan tới đường lối của Đảng (Chỉ thị, Nghị quyết…), các hoạt

động thể chế hóa và triển khai thực hiện của Nhà nước về CNTT Tuy nhiên, sự

lãnh đạo phát triển CNTT của Đảng thường rất mờ nhạt và không thuộc trọng tâm

nghiên cứu của những công trình này

Như vậy, lịch sử nghiên cứu vấn đề hoàn toàn thiếu vắng những công trình

khoa học nghiên cứu một cách đầy đủ, chuyên sâu về sự lãnh đạo của Đảng đối với

phát triển CNTT Việt Nam, đặc biệt trong những thập niên Đổi mới gần đây

Các nghiên cứu đi trước đã đạt được nhiều thành quả, nhưng vẫn còn không

ít vấn đề tồn tại chưa được giải quyết một cách toàn diện và có hệ thống, nổi bật là:

1- Quan điểm, chủ trương của Đảng đối với phát triển CNTT; 2- Các giải pháp, biện

pháp được Đảng đề ra trong chỉ đạo tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối phát

triển CNTT; 3- Những thành công, hạn chế trong chủ trương và sự chỉ đạo của

Đảng đối với phát triển CNTT; 4- Các yếu tố chi phối, tác động đến quá trình hoạch

định chủ trương, đường lối phát triển CNTT của Đảng cũng như những ưu điểm,

tồn tại trong quá trình ấy; 5- Những kinh nghiệm có giá trị trong lãnh đạo phát triển

CNTT của Đảng

Với những vấn đề nghiên cứu cần tiếp tục giải quyết như đã chỉ ra, một công

trình nghiên cứu khỏa lấp phần nào những khoảng trống nghiên cứu còn đang tồn

tại, đi sâu làm rõ về sự lãnh đạo của Đảng đối với CNTT Việt Nam trên cơ sở tiếp

cận một cách hệ thống, toàn diện quan điểm, chủ trương, giải pháp, biện pháp thực

hiện; đồng thời, đánh giá kết quả lãnh đạo phát triển CNTT Việt Nam của Đảng và

đúc rút kinh nghiệm là rất cần thiết

Kế thừa thành tựu của những nghiên cứu đi trước, dựa trên việc khai thác

những tư liệu mới, Luận án tiếp tục tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề

sau: Quá trình nhận thức, đổi mới tư duy của Đảng về phát triển CNTT; Chủ

trương, quá trình chỉ đạo và kết quả sự lãnh đạo phát triển CNTT của Đảng; Tổng

kết những ưu điểm và hạn chế, thành tựu và những vấn đề còn tồn tại trong lãnh đạo

phát triển CNTT của Đảng; Đúc rút kinh nghiệm lãnh đạo phát triển CNTT

Trang 31

CHƯƠNG 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI

ĐOẠN 1986 - 1999 2.1 Cơ sở hoạch định và chủ trương của Đảng đối với phát triển công nghệ thông tin

2.1.1 Cơ sở hoạch định chủ trương

Sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển CNTT trước năm 1986 và tình hình CNTT Việt Nam cùng các yêu cầu phát triển mới về CNTT là những căn cứ nổi bật

để xây dựng chủ trương phát triển CNTT của Đảng trong giai đoạn này

* Sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển công nghệ thông tin và tình hình công nghệ thông tin trước năm 1986

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng hết sức coi trọng và quan tâm phát triển KHCN, đặc biệt là những công nghệ tiên tiến, công nghệ cao như CNTT

Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò “quan trọng bậc nhất” của liên lạc (giao thông, thông tin) với sự thành

bại của cách mạng “việc liên lạc là một việc quan trọng bậc nhất trong công tác

cách mệnh, vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng và

do đó bảo đảm thắng lợi” [90] Khi CNTT chưa phát triển, giao thông là cơ sở duy

nhất để việc liên lạc diễn ra thuận lợi Năm 1946, Hồ Chí Minh khẳng định “giao thông là mạch máu của tổ chức Giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng, giao thông xấu thì các việc đình trệ” [145, tr 432-433], “giao thông là mạch máu của mọi việc, giao thông tắc thì việc gì cũng khó, giao thông tốt thì việc gì cũng dễ dàng” [146, tr 75-79] Tháng 6-1953, Hồ Chí Minh cho rằng luồng liên lạc thông suốt là mạch

máu không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, quân sự mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc, thúc đẩy nền dân chủ “ý nguyện và tình hình của nhân dân mau chóng lên đến Đảng

và Chính phủ, chính sách và chỉ thị của Đảng và Chính phủ mau chóng thông đến nhân dân” [147, tr 86] Sau này, Người tiếp tục yêu cầu những người tiên phong (cán bộ, đảng viên) lâu năm cần phải đổi mới không ngừng, dọn đường, đồng hành cùng những người trẻ để phát triển, nhất là khi nhân loại có nhiều tri thức mới,

Trang 32

nhiều tiến bộ mạnh mẽ: “Một cái máy tính, một giây đồng hồ làm được hàng ngàn phép toán, không phải cộng, trừ, nhân, chia thông thường Ta phải học toán Toán rất cao (…) phải có tính toán giỏi mới trúng đích” [148, tr 464], “sau này tiến lên máy móc, nếu không biết kỹ thuật, có lãnh đạo được không? Nếu không biết phải mời anh ra, cho người khác giỏi hơn vào làm…” [148, tr 469] và phải “đảm bảo công tác thông tin liên lạc kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn, ngày càng tiến bộ…” [149, tr 436] Như vậy, từ khi còn hoạt động cách mạng cho đến khi giữ vị trí đại diện nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tầm nhìn chiến lược về vai trò của liên lạc hiệu quả với sự phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng và nhất là thúc đẩy nền dân chủ mới phát triển ngày càng tiến bộ

Những quan điểm và chỉ đạo của người sáng lập Đảng (Nguyễn Ái Quốc) và cũng là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đầu tiên về vấn đề liên lạc từng bước được quán triệt trong công tác cách mạng, trong chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT

Đại hội lần thứ III của Đảng cũng như nhiều nghị quyết của BCHTƯ về sau

đã luôn nhấn mạnh vai trò của khoa học và kỹ thuật trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc CNTT lúc này nằm trong nội dung của cuộc cách mạng KHKT Việc ứng dụng CNTT trong khoảng những năm 60-80 thường nằm xen lẫn trong công tác cơ khí hoá, cơ giới hóa, tự động hóa Đại hội lần thứ IV của Đảng (12-1976) nhấn mạnh cách mạng KHKT là một trong ba cuộc cách mạng và giữ vị trí

“then chốt” và chủ trương phát triển khoa học - kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống

và quốc phòng Đại hội lần thứ V của Đảng (3-1982) tiếp tục nhấn mạnh phải làm tốt việc ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống Năm 1983, Đảng chủ trương làm cho kế hoạch khoa học

và kỹ thuật thực sự trở thành bộ phận hữu cơ của kế hoạch kinh tế xã hội [44]

Nghị quyết của số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 20-4-1981 là mốc quan trọng đối với “chính sách khoa học và kỹ thuật” Nghị quyết 37 chủ trương phát triển công nghiệp điện tử và vi điện tử, hiện đại hóa hạ tầng thông tin liên lạc trên toàn quốc đảm bảo kết nối được với mạng thông tin nước ngoài; phát triển các công

cụ và phương pháp tính toán hiện đại; phát triển kỹ thuật tính toán và điều khiển;

Trang 33

xây dựng hệ thống thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội rộng khắp và hiệu quả; một hướng chọn lọc phát triển là khoa học xử lý thông tin; xây dựng hệ thống thông tin KHKT quốc gia đủ trình độ tương hợp với các tổ chức thông tin quốc tế

Thực hiện đường lối của Đảng, các đảng viên trong bộ máy Nhà nước đã chỉ đạo phát triển KHKT, công nghệ hiện đại (tin học, điện tử, vi điện tử, máy tính, thông tin liên lạc) vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng Từ năm

1962, Đảng chỉ đạo tổ chức đưa người đi học về máy tính tại Liên Xô và chỉ đạo thành lập Phòng Toán học tính toán trực thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (5-1968) Sau khi thống nhất đất nước, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 173-CP về tăng cường ứng dụng toán học và máy tính điện tử trong quản lý nhà nước (1975) và Nghị quyết số 245-CP về tăng cường quản lý sử dụng máy tính điện

tử trong cả nước (1976) Tháng 9-1976, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước thành lập Cục Máy tính điện tử để chỉ đạo duy trì hoạt động của các máy tính hiện

có Tháng 12-1976, Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển được thành lập Trong những năm 1977-1984, các nhà khoa học của Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển đã chế tạo thành công máy vi tính của Việt Nam mang tên FT-1977, FT85, VT81, VT82 Trong năm 1981, Việt Nam đã nhập loạt 20 máy tính PC-IBM 16 bít hiện đại ngay khi chúng ra đời Ngày 14-12-1983, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng “nhằm phát triển ngành điện tử và kỹ thuật tin học” trong tình hình mới [43] Để mở đầu cho một hướng phát triển nhanh của đất nước, lãnh đạo Đảng và Chính phủ bàn thảo và quyết định thành lập một viện nghiên cứu đặc biệt - Viện Nghiên cứu Công nghệ quốc gia (thành lập theo Nghị định số 135-HĐBT ngày 16-10-1984 trực thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) - hướng vào các ngành công nghệ cao còn chưa phát triển ở Việt Nam do chiến tranh cản trở [31] Các máy tính ở Việt Nam lúc bấy giờ như máy kế toán, máy tính quay tay, máy tính cơ điện, máy tính điện tử 8205, 8205Z, máy tính Mini 6, máy tính điện tử Minsk-32… có nguồn gốc từ Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Pháp, Cộng hòa Dân chủ Đức giúp Việt Nam xử lý được yêu cầu tính toán lớn và thường xuyên, từ những cuộc điều tra thống kê lớn (Tổng điều tra dân số năm 1979, Tổng điều tra Lao động kỹ thuật 1983) đến những bài

Trang 34

toán cân đối phức tạp (kinh tế, an ninh, quốc phòng) Từ chỗ việc tính toán, xử lý số liệu, in ấn chủ yếu là thủ công, sử dụng các loại bàn tính gảy, thước tính, máy tính quay tay, máy đánh chữ, In ronêô, phương tiện liên lạc chủ yếu là điện thoại thì năng lực xử lý thông tin đã được nâng lên nhờ thành tựu CNTT mới được áp dụng

Như vậy, thông qua sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động KHKT nói chung và lĩnh vực CNTT nói riêng trước năm 1986 đã từng bước tiến bộ, hướng vào phục vụ sản xuất và đời sống Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ về CNTT, do hạn chế của chiến lược phát triển quốc gia, do sự kìm hãm đến từ cơ chế quản lý kinh tế cùng với những khó khăn về đối ngoại nên CNTT phát triển rất hạn chế Những ảnh hưởng của CNTT tới sự phát triển của đất nước, với đời sống vật chất và tinh thần của người dân rất mờ nhạt

* Yêu cầu khách quan về phát triển công nghệ thông tin Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới

Những năm 80 (XX) là thời điểm mà cùng lúc với nỗ lực đổi mới của Đảng thì CNTT thế giới bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển sâu rộng Mặc dù bóng bán dẫn xuất hiện từ giữa năm 50, nhưng phải đến giữa những năm 60 và đầu những năm 70 (XX), công nghệ vi mạch bán dẫn mới có những tiến bộ lớn, tạo cơ sở cho

sự ra đời bộ vi xử lý tùy chỉnh đa dụng sau này, tiêu biểu là Intel 4004 (1971), Intel

8008 (1972), Intel 8080 (1974) Trên cơ sở đó, một số máy tính cá nhân với kích thước nhỏ đầu tiên đã ra đời: hãng R2E (Trương Trọng Thi sáng lập) đã phát triển máy vi tính Micral (1973), MITS phát triển Máy tính Altair (1975) Tiếp đó là sự nổi lên của Apple, IBM từ giữa những năm 70 và đầu những năm 80 (XX) Phần mềm máy tính (hệ điều hành, ứng dụng…) ra đời và phát triển không ngừng, gắn với những ứng dụng và tên tuổi nổi tiếng xuất hiện sớm như Star Trek, VisiCalc, CP/M, General Ledger, Microsoft Windows… [245] Sau những thay đổi khởi nguyên có tính cách mạng này, CNTT thế giới có tốc độ phát triển nhanh chóng Máy tính cá nhân ngày càng phổ biến, thị trường CNTT được mở rộng không ngừng… đã khởi đầu cho cuộc cách mạng thông tin xảy ra vào cuối thế kỷ 20 có tác động sâu sắc đến sự phát triển của thế giới [247] Do vậy, nhu cầu hướng những trụ cột nội dung công cuộc đổi mới vào việc chiếm giữ vị trí quốc gia hàng đầu trong

Trang 35

cuộc cách mạng thông tin hiện đại trở nên cấp thiết và có ý nghĩa sâu sắc dài lâu đối với Việt Nam

Trong lúc đó, Việt Nam đang từng ngày phải đối diện với thực trạng tụt hậu ngày càng xa so với nhiều quốc gia và khu vực lãnh thổ đang trỗi dậy vào những thập niên 80, 90 (XX) Ngoài các quốc gia phát triển tiến bộ hàng đầu trong thời gian dài trên thế giới như Mỹ, Nhật, Thụy Điển, Đức… thì Hàn Quốc, Singapore, Israel, Hồng Kông, Đài Loan… nhờ tìm đúng thế mạnh quốc gia đã thay đổi nhanh chóng thành quốc gia hoặc khu vực lãnh thổ đạt mức thu nhập trung bình, rồi từng bước “cất cánh, hóa rồng” đứng hàng đầu thế giới vào những năm 80 (XX) CNTT cùng nhiều công nghệ cao, công nghệ tiên tiến khác đã được các chủ thể này làm chủ, chiếm giữ vị trí tiên phong

Việt Nam là quốc gia hội tụ nhiều tiềm năng không chỉ để phát triển thành nước mạnh về CNTT mà còn có thể trở thành quốc gia đứng đầu Đông Nam Á: dân

cư đông đúc đa dạng, nền văn hóa phong phú, diện tích lãnh thổ không nhỏ, điều kiện tự nhiên đa dạng và tương đối thuận lợi, vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương… Một chiến lược phát triển thành công khác biệt là điều cần thiết cho Việt Nam, nhất là khi đang đổi mới thông qua sự lãnh đạo của Đảng

Ngoài ra, sự biến động mạnh mẽ trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu cầu đổi mới hoạt động đối ngoại, mở đường hợp tác với những quốc gia phát triển hàng đầu về KHCN trong đó có CNTT Không những vậy, sự phát triển nhanh chóng của thế giới từ giữa những năm 80 (XX) đã cho thấy nhiều lợi ích to lớn của CNTT: năng lực xử lý thông tin đạt tới trình độ cao chưa từng thấy trong lịch sử loài người, tạo ra những ngành kinh tế mới, nâng cao hiệu suất giải quyết những bài toán thông tin phức tạp trong nhiều lĩnh vực (từ kinh tế đến văn hóa - xã hội, từ chính trị đến an ninh - quốc phòng…), thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế… Ích lợi của CNTT là khách quan, trở thành nước mạnh về CNTT và bằng CNTT cũng là nhu cầu tất yếu của những quốc gia hướng tới sự phát triển tiến

bộ trong thời đại cách mạng thông tin

Như vậy, để thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam với các quốc gia hàng đầu trong khu vực và trên thế giới, để chiếm giữ vị trí tiên phong trong những lĩnh vực

Trang 36

cốt yếu, bắt kịp sự tiến bộ của thời đại, xây dựng thành công nền kinh tế tri thức thì việc phát triển các ngành công nghệ cao như CNTT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

2.1.2 Chủ trương của Đảng

Tại Đại hội VI (12-1986), CNTT được đặt trong chiến lược phát triển KHKT chung Đảng coi đó là một trong những cơ sở “để ổn định tình hình và đưa sự nghiệp cách mạng tiếp tục tiến lên…đáp ứng lòng mong mỏi chính đáng của đồng bào và đồng chí” [45, tr 346]

Từ giữa những năm 80 (XX), Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức phát triển có tính bước ngoặt Cách mạng Việt Nam đang đi qua đoạn đường đầy thử thách, bên cạnh những thắng lợi thì đã mắc một số khuyết điểm và sai lầm, bên cạnh những nhân tố thuận lợi mới cũng có nhiều khó khăn gay gắt [45, tr 345]

Để quần chúng hăng hái thực hiện cách mạng KHKT, để chấm dứt tình trạng một nửa công suất thiết bị chưa được sử dụng, sức lao động dồi dào, lực lượng khoa học,

kỹ thuật chưa được tận dụng, để phá bỏ sự kìm hãm vì những sai lầm, thiếu sót trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, trong cơ chế quản lý [45, tr 380] và nhất là để tạo ra động lực to lớn đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng chủ trương “phát huy mạnh mẽ động lực khoa học, kỹ thuật” [45, tr 410], coi đó là 1 trong 5 phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế, xã hội cần phải thực hiện trong nhiệm kỳ Đại hội VI Có thể khẳng định rằng: đường lối đổi mới từ Đại hội lần thứ VI cùng quan điểm coi khoa học và công nghệ “là một động lực mạnh mẽ” của sự nghiệp đổi mới, coi “những người làm khoa học và công nghệ là đội ngũ cán bộ tin cậy, quý báu” [51, tr 556] chính là những tiền đề quan trọng tạo ra thế và lực mới cho các lĩnh vực công nghệ cao như CNTT phát triển, từng bước khẳng định vai trò đột phá, vị trí quan trọng hàng đầu của mình

Điện tử, tin học cùng với công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và công nghệ mới được Đảng xác định là khoa học, kỹ thuật hiện đại cần tập trung triển khai các đề tài liên quan có tính chọn lọc [45, tr 410] Bên cạnh đó, Đảng cũng quan tâm tới hạ tầng thông tin, hiệu năng xử lý cũng như vấn đề an toàn thông tin:

Trang 37

Tăng cường hệ thống thông tin kinh tế và khoa học, kỹ thuật, nâng cao năng lực bảo đảm thông tin cho công tác lãnh đạo và quản lý, cho hoạt động nghiên cứu, triển khai và sản xuất Tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận thông tin kinh tế và khoa học, kỹ thuật từ ngoài nước Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng công tác thông tin đại chúng cả về nội dung và hình thức Tổ chức tốt công tác lưu trữ; bảo vệ an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ quốc gia [45, tr 414]

Bước sang năm 1988, Việt Nam đã bắt đầu chuyển hướng các mặt hoạt động theo nội dung đường lối đổi mới của Đại hội VI, mặc dù vậy vẫn còn đứng trước nhiều thách thức Những chuyển biến và tiến bộ mới chỉ là bước đầu, những nhân tố mới có tính chất bộ phận; đặc biệt, việc đổi mới cơ chế quản lý có phạm vi hẹp và thiếu đồng bộ, việc nghiên cứu và áp dụng khoa học – kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh tế chưa được quan tâm đúng mức [46, tr 566-568] Trước tình hình đó, để phục vụ ba chương trình kinh tế lớn, trước hết là trong những năm 1988-1990, Đảng nhận thấy “cần phát triển tương ứng một số ngành công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng”, chủ trương “từng bước phát triển công nghiệp điện tử, kỹ thuật tin học, công nghiệp quốc phòng ” [46, tr 586-587]

Đến năm 1990, Việt Nam vẫn trong tình trạng khủng hoảng, chưa thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn và kém phát triển Trước những cơ hội và thách thức trên các lĩnh vực then chốt (kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng…) trong thời đại CMKHCN, Việt Nam cần một chiến lược phát triển khác biệt để thành công Để làm được điều này, đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH là hướng đi có tính quyết định Các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao như CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới… là những mũi nhọn không thể không phát triển nếu muốn sánh vai, hòa nhập vào tốc độ phát triển của các quốc gia hàng đầu thế giới

Trước yêu cầu mới, trong bản trình bày “Về Chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội đến năm 2000 và kế hoạch 5 năm 1991-1995” số 350/TLHN ngày

14-08-1990 của Tiểu Ban soạn thảo Chiến lược kinh tế - xã hội [49, tr 255-257], “điện tử

- tin học” tiếp tục được xác định là công nghệ hiện đại nằm trong cơ cấu công nghệ được trình bày trong chính sách khoa học và công nghệ và kết hợp một số ý trong

Trang 38

cơ cấu ngành và lĩnh vực; CNTT được Đảng xác định tham gia vào quá trình tái cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, đặc biệt, giữ vai trò góp phần hình thành các mũi nhọn, tác động đến sự phát triển và đổi mới công nghệ của nhiều ngành khác

Tiếp đó, Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (khóa VI, 1-1991) khẳng định khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là xây dựng kinh tế, là động lực đưa đất nước phát triển vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới [53, tr 472]; Hội nghị chủ trương thúc đẩy việc hình thành một số ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, phát triển có trọng điểm một số hướng công nghệ hiện đại như điện tử và tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và các công nghệ gia công, chế biến tiên tiến [53, tr 474] Lúc này, thị trường các sản phẩm công nghệ được coi là thị trường của một loại hàng hóa đặc biệt

Từ năm 1991, Việt Nam tiếp tục đứng trước nhiều thách thức, đáng lưu ý là: 1- Đất nước bước sang một thời kỳ mới: không còn sự bao cấp quốc tế và việc nhập khẩu, trả nợ, vay nợ mới phải dựa vào khả năng xuất khẩu cùng các nguồn thu khác; 2- Tình hình chính trị trong nước đang phải chịu những tác động phức tạp của tình hình thế giới, nổi bật là xu hướng sự tan rã, sụp đổ của chế độ XHCN ở nhiều nước; 3- Trong khi thực tiễn cho thấy KHCN và giáo dục, đào tạo ngày càng có vai trò quyết định đối với sự phát triển của xã hội, trước hết là đối với kinh tế thì Việt Nam chưa “chú ý thích đáng đúng với tầm quan trọng của nó và còn nhiều vướng mắc về phương hướng phát triển, tổ chức, cơ chế, chính sách” [53, tr 392] Trước thực trạng đó, Bộ Chính trị đã họp để hoạch định và ban hành nghị quyết mới về chính sách khoa học - công nghệ

Ngày 30-03-1991, Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về KHCN trong sự nghiệp đổi mới đã được ban hành Đảng chủ trương đặt CNTT trong

“chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược khoa học và công nghệ” [51, tr 556]; coi CNTT là ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn cần tập trung sức phát triển nhằm không chỉ phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội, giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra mà còn góp phần phục vụ đắc lực nhiệm vụ

Trang 39

củng cố quốc phòng và an ninh, giải quyết những vấn đề cơ sở vật chất - kỹ thuật của quốc phòng và an ninh, góp phần xây dựng nền khoa học và nghệ thuật quân sự, nhanh chóng nâng cao năng lực kỹ thuật và công nghệ của đất nước [51, tr 563] Nghị quyết 26-NQ/TW là một nghị quyết chuyên đề, ghi dấu ấn lịch sử quan trọng góp phần kiến tạo môi trường phát triển cho khoa học công nghệ nói chung và CNTT Việt Nam nói riêng

Ngay từ những năm tháng đầu của công cuộc Đổi mới, lãnh đạo Đảng - Nhà nước Việt Nam như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Đỗ Mười… đều khẳng định vai trò cũng như yêu cầu cần thiết ứng dụng CNTT, chẳng hạn như đối với việc hiện đại hóa lĩnh vực thông tin liên lạc [26], hiện đại hóa công tác thông tin KHCN [22], hay với nhiệm vụ “xây dựng giai cấp công nhân, trí thức hóa đội ngũ, nắm vững công nghệ hiện đại” [54, tr 344, 350-351]…

Tại Đại hội VII (6-1991), ĐCSVN nhận thức rõ hơn vai trò của KHCN nói chung và lĩnh vực CNTT nói riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Báo cáo chính trị của Đại hội đã xếp vấn đề KHCN vào mục kinh tế, mà không xếp vào mục chính sách xã hội như trước đây Nếu như trước đây KHCN chưa được chú ý thích đáng tương xứng với tầm quan trọng của nó, còn nhiều vướng mắc về phương hướng và thể chế thì trong Báo cáo chính trị lần này đã nêu tương đối cụ thể những định hướng đổi mới

CNTT được Đảng xác định là một yếu tố tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại và được tập trung phát triển có chọn lọc qua góc độ một ngành công nghiệp mới Đảng chỉ rõ để ổn định và phát triển kinh tế phải tập trung mọi nỗ lực giải quyết các vấn đề cấp bách nhất về kinh tế - xã hội, phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xuất, trong đó có những nội dung như phát triển công nghiệp điện

tử - tin học, phát triển kết cấu hạ tầng, hiện đại hoá mạng bưu điện quốc tế và trong nước; phủ sóng phát thanh và truyền hình khắp cả nước, phát triển ngành sản xuất thiết bị bưu điện [50, tr 91-94] Đảng cũng tiếp tục khẳng định CNTT là công nghệ hiện đại cần tập trung phát triển nhưng có trọng điểm [50, tr 107] Bên cạnh đó, Đảng chủ trương phát triển ngành công nghiệp điện tử - tin học đi thẳng vào hiện đại bằng cách phát huy năng lực khoa học và công nghệ trong nước và tranh thủ

Trang 40

hợp tác quốc tế nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu về hàng điện tử thông dụng, nâng cao từng bước trình độ tự động hóa sản xuất và tin học hóa quản lý [50, tr 165] Trong nhận thức của Đảng, CNTT là một thành phần chủ yếu của quá trình xây dựng hạ tầng thông tin liên lạc trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chung: “hiện đại hoá và nâng cao năng lực bưu điện quốc tế và trong nước, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt đến nông thôn, miền núi, hải đảo; chú trọng xây dựng công nghiệp sản xuất thiết bị bưu điện”, “thông tin liên lạc” là ngành và lĩnh vực “có điều kiện và cần phải tăng trưởng mạnh trong thập kỷ 90 (XX) để thúc đẩy và hỗ trợ các ngành khác” [50, tr 167] Bên cạnh đó, Đảng đưa ra định hướng cụ thể là trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển sẽ xác định rõ thêm những sản phẩm mũi nhọn, điện tử - tin học là ngành có thể trở thành mũi nhọn, tuỳ theo khả năng mới về vốn, công nghệ và thị trường Như vậy, trải qua một quãng thời gian lãnh đạo phát triển CNTT, Đảng đã coi điện tử và tin học là hướng công nghệ hiện đại xây dựng có trọng điểm, từng bước hình thành một số ngành công nghiệp và dịch vụ có trình độ công nghệ cao, qua đó góp phần làm đòn xeo phát triển lực lượng sản xuất, từng bước hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ quản lý của Nhà nước và năng lực lãnh đạo của Đảng [50, tr 165-167, 187] Các chính sách như đổi mới cơ chế quản lý, tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ, đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, đẩy mạnh phong trào toàn dân học tập, tiếp thu, ứng dụng, làm chủ các tiến bộ khoa học và công nghệ… [50, tr 187-188] tiếp tục là những định hướng lớn của Đảng để KHCN nói chung và CNTT nói riêng lan tỏa, ăn sâu vào đời sống hàng ngày

Nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua những thách thức đến từ những diễn biến mới của tình hình sau Đại hội VII, quan điểm và chủ trương của Đảng về CNTT tiếp tục được quán triệt, bổ sung, phát triển và ngày càng cụ thể hơn

Đảng nhận thức rằng việc chuyển sang giai đoạn II của cuộc cách mạng KHKT hiện đại (cách mạng KHCN) khởi nguồn chính là từ sự ra đời của máy tính điện tử thế hệ mới gắn liền với các khoa học hàng đầu khác, từ đó xác định cuộc cách mạng này giữ “vai trò then chốt trong quá trình đưa đất nước đi tới chủ nghĩa

xã hội” [55, tr 122], nhân tố KHCN “là nền tảng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Ngày đăng: 19/03/2020, 23:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bế Trung Anh (2005), Vai trò cán bộ quản lý cấp tỉnh, thành phố ở Hà Nội dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò cán bộ quản lý cấp tỉnh, thành phố ở Hà Nội dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin
Tác giả: Bế Trung Anh
Năm: 2005
2. Bế Trung Anh (2013), "Chính phủ điện tử - con đường tiến tới minh bạch hóa các dịch vụ công", Tạp chí Công nghệ thông tin và truyền thông (1), tr. 16-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ điện tử - con đường tiến tới minh bạch hóa các dịch vụ công
Tác giả: Bế Trung Anh
Năm: 2013
3. Vân Anh (2012), "Gian nan cuộc chiến chống tội phạm mạng", Tạp chí Công nghệ thông tin và truyền thông (10), tr. 35-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gian nan cuộc chiến chống tội phạm mạng
Tác giả: Vân Anh
Năm: 2012
4. Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương (2001), Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
5. Nguyễn Hải Bằng (2009), "Kinh nghiệm các nước ASEAN về phát triển nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên", Tạp chí Quản lý nhà nước (6), tr. 60-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm các nước ASEAN về phát triển nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên
Tác giả: Nguyễn Hải Bằng
Năm: 2009
6. Nguyễn Công Bình (2007), "Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong thương mại và vận tải quốc tế", Tạp chí Ngân hàng (14), tr. 50-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong thương mại và vận tải quốc tế
Tác giả: Nguyễn Công Bình
Năm: 2007
7. Trương Gia Bình, Khúc Trung Kiên (1997), "Công nghệ thông tin trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21", Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp (1), tr. 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ thông tin trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21
Tác giả: Trương Gia Bình, Khúc Trung Kiên
Năm: 1997
8. Đỗ Văn Bình (2011), "Sát hạch kỹ sư công nghệ thông tin theo các chuẩn kỹ năng - giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực", Tạp chí Hoạt động khoa học (3), tr. 21-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sát hạch kỹ sư công nghệ thông tin theo các chuẩn kỹ năng - giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tác giả: Đỗ Văn Bình
Năm: 2011
9. Bộ Thông tin và truyền thông (2011), Báo cáo Ứng dụng công nghệ thông tin Việt Nam năm 2010, ngày 17-06-2011, Cổng thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thônghttp://mic.gov.vn/solieubaocao/solieuthongke/cntt/Trang/B%C3%A1oc%C3%A1o%E1%BB%A9ngd%E1%BB%A5ngc%C3%B4ngngh%E1%BB%87th%C3%B4ngtinn%C4%83m2010.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Ứng dụng công nghệ thông tin Việt Nam năm 2010
Tác giả: Bộ Thông tin và truyền thông
Năm: 2011
10. Bộ Thông tin và truyền thông MIC, Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin NSCICT (2009), Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - Sách trắng 2009, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - Sách trắng 2009
Tác giả: Bộ Thông tin và truyền thông MIC, Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin NSCICT
Nhà XB: NXB Thông tin và truyền thông
Năm: 2009
11. Bộ Thông tin và truyền thông MIC, Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin NSCICT (2010), Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - Sách trắng 2010, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - Sách trắng 2010
Tác giả: Bộ Thông tin và truyền thông MIC, Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin NSCICT
Nhà XB: NXB Thông tin và truyền thông
Năm: 2010
12. Bộ Thông tin và truyền thông MIC, Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin NSCICT (2011), Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - Sách trắng 2011, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - Sách trắng 2011
Tác giả: Bộ Thông tin và truyền thông MIC, Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin NSCICT
Nhà XB: NXB Thông tin và truyền thông
Năm: 2011
13. Bộ Thông tin và truyền thông MIC, Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin NSCICT (2012), Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - Sách trắng 2012, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - Sách trắng 2012
Tác giả: Bộ Thông tin và truyền thông MIC, Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin NSCICT
Nhà XB: NXB Thông tin và truyền thông
Năm: 2012
14. Bộ Thông tin và truyền thông MIC, Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin NSCICT (2013), Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - Sách trắng 2013, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - Sách trắng 2013
Tác giả: Bộ Thông tin và truyền thông MIC, Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin NSCICT
Nhà XB: NXB Thông tin và truyền thông
Năm: 2013
15. Bộ Thông tin và truyền thông MIC, Ủy ban quốc gia về Ứng dụng công nghệ thông tin NCAIT (2014), Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - Sách trắng 2014, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - Sách trắng 2014
Tác giả: Bộ Thông tin và truyền thông MIC, Ủy ban quốc gia về Ứng dụng công nghệ thông tin NCAIT
Nhà XB: NXB Thông tin và truyền thông
Năm: 2014
16. Trương Khánh Châu, Lê Thế Mẫn (2014), Đặc trưng công nghệ quân sự Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng công nghệ quân sự Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng
Tác giả: Trương Khánh Châu, Lê Thế Mẫn
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2014
17. Lê Sỹ Chiến (2007), "Điều hành công sở hành chính hướng tới chính phủ điện tử ở Nghệ An", Tạp chí Quản lý nhà nước (143), tr. 41-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều hành công sở hành chính hướng tới chính phủ điện tử ở Nghệ An
Tác giả: Lê Sỹ Chiến
Năm: 2007
18. Đào Quang Chiểu (2003), "Phát triển e-learning trong đào tạo từ xa", Tạp chí Bưu chính viễn thông (11), tr. 38-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển e-learning trong đào tạo từ xa
Tác giả: Đào Quang Chiểu
Năm: 2003
19. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Nghị quyết số 49/CP về phát triển CNTT ở Việt nam trong những năm 90, ngày 04-08-1993, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ http://vanban.chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 49/CP về phát triển CNTT ở Việt nam trong những năm 90
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1993
20. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 (Ban hành kèm theo Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), ngày 25-07-2001, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ http://vanban.chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 (Ban hành kèm theo Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w