1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển giáo dục mầm non từ năm 1986 đến năm 1996

106 165 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của giáo dục, trong suốt tiến trình lịch sử, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đặc biệt đến việc phát triển giáo dục, điển hình trong Nghị quyết Tru

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

LÊ THỊ DUNG

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON

TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1996

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

LÊ THỊ DUNG

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON

TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1996

Mã Số: 60220315

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Mai Hoa

Hà Nội – 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Mai Hoa

Các số liệu trong luận văn trung thực, đảm bảo tính khách quan, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

Học viên

Lê Thị Dung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Thị Mai Hoa đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tới sự giúp đỡ của các cơ quan như: Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các chuyên viên Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã tận tình giúp đỡ nguồn tư liệu để tôi hoàn thành luận văn này

Trong quá trình thực hiện luận văn, dù đã có nhiều cố gắng, nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để tác giả nâng cao khả năng nghiên cứu của mình trong thời gian tới

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

Học viên

Lê Thị Dung

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG Đ I VỚI GIÁO DỤC MẦM NON TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1990 9

1.1 Những căn cứ xác định chủ trương và chủ trương của Đảng 9

1.1.1 Những căn cứ xác định chủ trương 9

1.1.2 Chủ trương của Đảng 16

1 2 Chỉ đ o thực hiện 19

1.2.1 Xây dựng bộ máy và đội ngũ làm giáo dục mầm non 19

1.2.2 T chức dạy và học 26

1.2.3 Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị 31

Chương 2 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG Đ I VỚI GIÁO DỤC MẦM NON TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 1996 35

2.1 Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng 35

2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử 35

2.1.2 Chủ trương của Đảng 40

2.2 Chỉ đ o thực hiện 45

2.2.1 Xây dựng bộ máy và đội ngũ làm giáo dục mầm non 45

2.2.2 T chức hoạt động dạy và học 50

2.2.3 Phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp và xây dựng cơ sở vật chất 55

2.2.4 Thực hiện xã hội hóa và công bằng giáo dục 58

Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 64

Trang 6

3.1 Nhận xét 64

3.1.1 Ưu điểm 64

3.1.2 Hạn chế 69

3.2 Một số kinh nghiệm 74

3.2.1 Không ngừng nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của giáo dục mầm non 74

3.2.2 Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong giải pháp, biện pháp chỉ đạo phát triển giáo dục mầm non 76

3.2.3 Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục 78

3.2.4 Phát huy sức mạnh t ng hợp của các cấp, các ngành, các t chức chính trị- xã hội và mọi người dân cho phát triển giáo dục mầm non 81

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 94

Trang 7

GD&ĐT XHH

Xã hội hóa giáo dục

Nhà xuất bản

: :

XHHGD Nxb

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Số lượng trẻ mầm non đi học (1976 – 1980) 13

Bảng 1.2 Bảng chỉ tiêu phát triển giáo dục mầm non (1986 – 1990) 27

Bảng 1.3 Tình hình cơ sở vật chất ngành học mẫu giáo (1987 – 1989) 33

Bảng 2.1 Số lượng trẻ đi học mẫu giáo (1990 – 1996) 54

Bảng 2.2 Bảng các nguồn đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non (1991– 1993) 56

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 L do chọn đ tài

Theo quan điểm của Mác, con người không chỉ là lực lượng làm chủ tự nhiên, là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất mà còn là yếu tố hàng đầu, đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội Khi nguồn lực con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia thì phát triển giáo dục chính là phương tiện chủ yếu để quyết định chất lượng con người, là nền tảng của chiến lược con người Vì vậy, giáo dục luôn giữ vị trí, vai trò đặc biệt đối với sự tồn vong và phát triển của các quốc gia

Từ thực tiễn với nền kinh tế thị trường hiện nay, các nước tiên tiến trên thế giới đang trong quá trình thực hiện bước chuyển tiếp trình độ phát triển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức Những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã biến tri thức thành tài nguyên lớn nhất, quan trọng nhất, không có tài nguyên nào có thể so sánh được Xuất phát từ điều đấy, các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển đất nước Và chỉ có một chiến lược phát triển con người đúng đắn mới giúp các nước ngày càng vững mạnh Vì vậy, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu tố quyết định tương lai của đất nước Giáo dục, đào tạo giữ vai trò cốt tử đối với mỗi quốc gia

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của giáo dục, trong suốt tiến trình lịch

sử, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đặc biệt đến việc phát triển giáo dục, điển hình trong Nghị quyết Trung ương 3, khoá VII năm 1993 khẳng định: “Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” Thêm đó, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (1996) cũng đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nền tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn

Trang 10

đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay” Giáo dục có vị trí hàng

đầu trong chiến lược con người phục vụ chiến lược kinh tế – xã hội, có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, là mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ T quốc, là sự nghiệp của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phải đầu tư cho giáo dục như đầu tư cơ bản cho một ngành kinh tế chiến lược

Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, GDMN luôn được chú trọng đầu tư phát triển, nhìn nhận như một bậc giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt bởi lẽ giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên, có vị trí đặc biệt trong việc hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam; giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt Trong Chương II, Hệ thống giáo dục Quốc dân Điều 18, 19 Luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi rõ: Giáo dục Mầm non

là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, “thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ ba đến sáu tháng tu i Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm

m , hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [62, tr.15] Đánh giá về vai trò của giáo dục mầm non, Nhà giáo dục Xô Viết A.S Makarenko đã nhận định: những cơ sở căn bản của việc giáo dục trẻ đã được hình thành từ trước tu i lên 5 Những điều dạy cho trẻ trong thời k đó chiếm tớ 90 tiến trình giáo dục trẻ Về sau việc giáo dục đào tạo con người vẫn tiếp tục nhưng lúc đó là lúc bắt đầu nếm quả, còn

những nụ hoa thì được vun trồng trong 5 năm đầu tiên

Do vậy, GDMN có một vị trí ngày càng quan trọng trong toàn bộ sự

nghiệp giáo dục- đạo tạo con người Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng

luôn quan tâm đến việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em để đào tạo và bồi

Trang 11

dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người chủ tương lai của đất nước, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương đẩy mạnh phát triển giáo dục của UNESCO bao gồm 21 điểm, ở điểm 5 đã nhấn mạnh: Giáo dục trẻ em trước tu i đến trường phải là mục tiêu

lớn nhất trong chiến lược giáo dục

Vì vậy, việc t ng kết thực tiễn quá trình phát triển của GDMN sau hơn

10 năm đ i mới dưới sự lãnh đạo của Đảng; chỉ rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và một số kinh nghiệm phục vụ sự nghiệp đ i mới giáo dục mầm non đã và đang là công việc hết sức cần thiết Trên ý nghĩa đó, tôi chọn

đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đ o phát triển giáo dục mầm non

từ năm 1986 đến năm 1996” làm luận văn Thạc s , chuyên ngành Lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam Ngoài ra, kết quả nghiên cứu luận văn còn góp

phần vào việc phục vụ giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề có liên quan

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đ

GD&ĐT có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước Nghiên

cứu giáo dục đào tạo nói chung và GDMN nói riêng là đề tài được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau Trong đó có một

số nhóm nghiên cứu sau:

2.1.Nghiên cứu về giáo dục và giáo dục mầm non Việt Nam

Đầu tiên là cuốn “Bàn về công tác giáo dục” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

do Nxb Sự thật phát hành năm 1972 Trong cuốn sách này, Hồ Chí Minh đã nêu bật vai trò quan trọng của công tác giáo dục và phản ánh sự thiết của một nền giáo dục mới dưới chế độ XHCN

Năm 1999, cuốn sách Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa XXI của

Phạm Minh Hạc do nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội in ấn đã tập trung trình bày tính chất của nền giáo dục, nguyên lý, nội dung, hệ thống giáo dục ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, từ GDMN đến giáo dục đại học, phân

Trang 12

tích mối quan hệ giữa giáo dục và việc phát triển nguồn nhân lực, các nguồn lực phát triển giáo dục và những suy nghĩ về phương hướng phát triển giáo dục trong thời gian tới

Cũng trong năm 1999, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội phát hành cuốn

sách Về vấn đề giáo dục - đào tạo của Thủ tướng Phạm Văn Đồng Cuốn sách

là tập hợp các bài viết nhằm quán triệt những tư tưởng, quan điểm về giáo dục - đào tạo của Đảng từng bước thực hiện đường lối giáo dục đó, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Thủ tướng luôn đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc Muốn phát triển giáo dục phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó có việc phân luồng học sinh, đ i mới phương pháp dạy học Đây cũng là một công trình với nội dung chuyên sâu về giáo dục

Năm 1999, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội cho in cuốn sách Phương

pháp phát triển trí tuệ cho trẻ em (mầm non và tiểu học) của tác giả Nguyễn

Công Khanh, đây là tài liệu hướng dẫn, tư vấn có chiều sâu, dựa trên những trải nghiệm, thực nghiệm những ý tưởng nghiên cứu, triết lí, mô hình giáo dục mới Cuốn sách là một tài liệu b ích nhằm giúp giáo viên, các bậc phụ huynh hiểu biết tốt hơn về sự phát triển tâm – sinh lí trẻ mầm non, tiểu học; cung cấp những tri thức, phương pháp, giúp giáo viên, phụ huynh hiểu được sự phát triển trí tuệ của trẻ; đồng thời nắm được các phương pháp giáo dục trí tuệ cụ thể như biết cách thiết lập các câu hỏi, các bài tập/ tình huống/ nhiệm vụ kĩ năng t chức trò chơi để trẻ tích cực khám phá, tương tác, trải nghiệm nhằm kích hoạt sự phát triển trí tuệ ngay từ tu i ấu thơ, nuôi dưỡng phát triển thành tài năng khi trẻ trưởng thành

Bộ sách “Giáo dục Việt Nam 1945 – 2010” gồm 2 tập, do Trung tâm

thông tin giáo dục và khuyến học biên soạn, được Nxb Giáo dục phát hành năm 2010 Bộ sách đã khái quát thành tựu của nền giáo dục Việt Nam, chiến lược phát triển giáo dục và toàn cảnh về giáo dục cả nước trong 65 năm Đây

Trang 13

là công trình được biên soạn rất công phu, chính sách từ nguồn tin cụ thể của từng đơn vị giáo dục trên các tỉnh, thành trong cả nước

Những công trình chuyên khảo trên đã khái quát được lịch sử của nền giáo dục Việt Nam Từ đó, các tác giả đưa ra những định hướng phát triển nền giáo dục đất nước Tuy nhiên, những công trình này chưa đề cập cụ thể đến tình hình, thực trạng riêng của GDMN qua các giai đoạn cụ thể

2.2 Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng và Đảng bộ địa phương đối với giáo dục và giáo dục mầm non

Dưới góc độ khoa học lịch sử, những năm gần đây đã có một số khóa luận và luận văn tốt nghiệp, luận án của sinh viên, học viên chuyên ngành Lịch sử Đảng CSVN nghiên cứu về sự lãnh đạo của một số Đảng bộ địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục - đào tạo Một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng CSVN viết về lĩnh vực này như:

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo (1991 - 2000) của tác giả Lương Thị Hòe, luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia

Hà Nội, 1998; Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp phát triển giáo

dục phổ thông (1975 – 2000) của tác giả Trương Thị Hoa, Luận văn Thạc sĩ

chuyên ngành Lịch sử Đảng CSVN, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN năm 2007

Bùi Thị Thu Hương, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo

dục đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch

sử Đảng CSVN, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia

Hà Nội; Nguyễn Thị Thanh, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo

dục đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch

sử Đảng CSVN, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2011; Dương Thị Thanh Huyền, Xã hội hóa giáo dục mầm non và

những biện pháp thực hiện trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Giáo dục

Trang 14

học, 2013, Đại học Sư phạm Hà Nội

Trong đó đáng chú ý là luận văn của Trương Thị Hoa, Đảng Cộng sản

Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông (1975 – 2000),

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng CSVN, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007 Luận văn đã trình bày một cách hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng về giáo dục – đào tạo; phân tích quá trình vận dụng đường lối của Đảng để hoạch định những giải pháp thực hiện phát triển giáo dục – đào tạo ở địa phương từ năm 1975 đến năm 2000; đánh giá khách quan những thành tựu, hạn chế của giáo dục – đào tạo;

t ng kết một số kinh nghiệm chủ yếu của quá trình Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo, làm cơ sở góp phần đ i mới và phát triển giáo dục – đào tạo

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên rất đa dạng, phong phú về nội dung và phạm vi nghiên cứu Nhưng cho đến nay chưa có công trình chuyên khảo nào nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển GDMN những năm 1986 - 1996

Các công trình nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng để tác giả kế thừa, tiếp cận các sự kiện lịch sử và cung cấp những gợi ý cần thiết để phân tích và

so sánh trong quá trình thực hiện luận văn

3 Mục đ ch và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 ục đ ch nghiên cứu

Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo phát triển GDMN từ năm 1986 đến năm 1996; đúc rút một số kinh nghiệm lịch sử

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích các căn cứ, dựa trên đó, Đảng CSVN xác định chủ trương về giáo dục nói chung, về GDMN nói riêng

Trang 15

- Trình bày và phân tích chủ trương của Đảng về GDMN từ năm 1986 đến 1996

- Phân tích quá trình chỉ đạo và kết quả thực hiện phát triển GDMN từ năm 1986 đến 1996

- Nêu lên nhận xét về thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế và đúc rút một số kinh nghiệm lịch sử có giá trị tham khảo cho hiện tại

4 Đối tư ng và ph m vi nghiên cứu

Đối tư ng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu chủ trương của Đảng và quá trình t chức thực hiện phát triển GDMN từ năm 1986 đến năm 1996

hạm vi nghiên cứu

- Về nội dung khoa học: Nghiên cứu những chủ trương và sự chỉ đạo

của Đảng về phát triển GDMN trên các nội dung như: phát triển đội ngũ làm GDMN, t chức hoạt động dạy và học, phát triển quy mô trường lớp, nâng cao toàn diện chất lượng GDMN, thực hiện xã hội hóa và công bằng trong GDMN

- Về thời gian: Từ năm 1986 (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của

Đảng) đến năm 1996 (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng)

- Về không gian: Địa bàn cả nước

5 Ngu n tư liệu cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Ngu n tư liệu

Để thực hiện được luận văn, tác giả đã khai thác nhiều nguồn tư liệu

khác nhau: văn kiện Đại hội đại quốc lần thứ VI (1986), lần thứ VII (1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam; các chỉ thị, nghị quyết, sắc lệnh, thông tư của Đảng, Nhà nước về phát triển GDMN; các báo cáo t ng kết hàng năm, báo cáo t ng kết của từng giai đoạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các công trình nghiên cứu, các số liệu của Việt Nam về phát triển GDMN Đây là những

Trang 16

nguồn tư liệu cơ bản, không thể thiếu của luận văn Những nguồn tư liệu đó được tác giả khai thác ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III; thư viện Quân đội; thư viện Quốc gia; thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nguồn tư liệu về phát triển GDMN, tư liệu về giáo dục đào tạo từ các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước,

do các nhà xuất bản Chính trị quốc gia, khoa học xã hội cung cấp

5.2 hương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn đã kết hợp

nhiều phương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp lịch sử, lôgic để làm sáng tỏ đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về GDMN

- Phương pháp phân tích, t ng hợp, thống kê, so sánh để làm rõ những thành tựu, hạn chế, lí giải nguyên nhân và một số bài học kinh nghiệm

6 Đ ng g p của luận văn

- Luận văn góp phần hệ thống hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và chỉ đạo phát triển giáo GDMN giai đoạn 1986 – 1996

- Đúc rút một số kinh nghiệm lịch sử có giá trị tham khảo cho hiện tại

- Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú tài liệu nghiên cứu về giáo dục hoặc phục vụ công tác giảng dạy cho một số môn học có liên quan

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với giáo dục mầm non từ năm 1986 đến năm 1990

Chương 2 Sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển giáo dục mầm non

từ năm 1991 đến năm 1996

Chương 3 Nhận xét và kinh nghiệm

Trang 17

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG Đ I VỚI

GIÁO DỤC MẦM NON TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1990

1.1 Những căn cứ xác định chủ trương và chủ trương của Đảng

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức to lớn Đó là một nền kinh tế thấp kém lại bị tàn phá bởi mấy chục năm chiến tranh, cơ cấu kinh tế ở cả hai miền chưa đồng nhất; những hậu quả do chế độ thực dân mới của M để lại cũng rất nặng nề: các tệ nạn xã hội còn ph biến,

số người mù chữ chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư; đất nước vừa phải đối phó với chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc vừa phải ra sức chống phá âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch

Trong tình hình đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976) đã xác định phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 1976 – 1980

Trang 18

là vừa phải giải quyết hậu quả nặng nề của chiến tranh vừa phải t chức lại nền kinh tế, xây dựng một bước nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, đặt nền móng cho sự nghiệp công nghiệp hóa nước nhà Kế hoạch 5 năm đầu tiên sau khi thống nhất đất nước nhằm hai mục tiêu cơ bản và cấp bách: xây dựng bước đầu cơ sở vật chất k thuật của CNXH, hình thành bước đầu cơ cấu kinh

tế mới trong cả nước và cải thiện một bước đời sống nhân dân Nhằm thực hiện nhiệm vụ trên, kế hoạch 5 năm 1976 – 1980, Việt Nam đã tiến hành củng

cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, thống nhất nền kinh tế theo mô hình chung của thời k quá độ lên CNXH trong phạm vi cả nước Đại hội V (1982) tiếp tục khẳng định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong thời kì quá độ do Đại hội IV đề ra Tuy nhiên, Đại hội V bắt đầu có sự điều chỉnh, b sung phát triển, cụ thể cho từng chặng đường, từng giai đoạn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể Đại hội xác định thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam phải trải qua nhiều chặng đường trong đó chặng đường trước mắt gồm 5 năm (1981 – 1985) và những năm còn lại của thập niên 80 nhằm “ n định tình hình kinh tế và xã hội, đáp ứng yêu cầu cấp bách và thiết yếu nhất của đời sống nhân dân, giảm nh sự mất cân đối trọng của nền kinh tế, khắc phục một bước đáng kể tình trạng không bình thường về phân phối, lưu thông, tăng thêm tiền đề và điều kiện để tiến lên mạnh mẽ và vững chắc hơn trong những năm sau” 46, tr.300]

Thực hiện đường lối trên, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng như thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, thiết lập hệ thống chính trị mới cả nước Nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu chống lại hai cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc, bảo vệ vững chắc

T quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia Trong lĩnh vực kinh tế cũng đạt được một số kết quả như: nông nghiệp đã góp phần giải

Trang 19

quyết nhu cầu về lương thực trong nước và cải thiện một bước đời sống của nhân dân Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế phát triển và có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới; nhiều trường lớp được mở ra Thế nhưng, do tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn tiến nhanh lên CNXH đã dẫn đến việc Việt Nam trong tình trạng khủng hoảng kinh tế –

xã hội: sản xuất đình đốn, lạm phát tăng vọt, bị bao vây cấm vận kinh tế, đời sống nhân dân khó khăn, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, hiện tương tiêu cực trong xã hội ngày càng nhiều, công bằng xã hội bị vi phạm, pháp luật kỉ cương không nghiêm, quần chúng giảm lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước

Thực tiễn 10 năm xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước càng khẳng định mô hình kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp đã trở thành sức cản lớn đối với sự phát triển của sản xuất, dẫn đến khủng hoảng kinh tế – xã hội Do đó, Việt Nam cần phải vượt lên, đ i mới căn bản và đồng bộ để đưa đất nước thoát ta khỏi tình trạng đó

* hực trạng giáo dục mầm non trước năm 1986

Nền giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm 4 bậc giáo dục đó là bậc giáo dục mầm non, bậc giáo dục ph thông, bậc giáo dục chuyên nghiệp và bậc giáo dục đại học Giáo dục mầm non là bậc giáo dục dành cho trẻ em trước tu i đến trường ph thông (0-6 tu i), là khâu đầu tiên của quá trình giáo dục, là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành và phát triển nhân cách con người Trẻ em trong độ tu i mầm non (0-6 tu i) có sự tăng trưởng rất lớn về

cơ thể, trí tuệ và tình cảm; do đó, GDMN có vai trò hết sức quan trọng, đặt nền tảng cho những bậc học tiếp theo

Nhận thức được vai trò của GDMN, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IV của Đảng (12/1976) đã xác định: Công tác nuôi dạy trẻ ở lứa tu i mầm non là một vấn đề xã hội to lớn, liên quan đến sự nghiệp phát triển kinh tế và

Trang 20

văn hóa của đất nước Thực hiện Nghị quyết Đại hội IV của Đảng, ngày 11/1/1979, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 14/NQ-TW về cải cách giáo dục Nghị quyết đề ra cho ngành giáo dục trong những năm tới phấn đấu đạt được mục tiêu: Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục trẻ ngay từ

tu i thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, nhằm tạo cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể Đặc biệt đối với Giáo dục mầm non, Nghị quyết đã ghi rõ: “Việc chăm sóc giáo dục các

em từ tu i sơ sinh cho đến 6 tu i có tác dụng cực kì quan trọng trong sự hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa Cần có kế hoạch dài hạn và biện pháp tích cực động viên và t chức toàn xã hội gánh vác sự nghiệp chăm sóc và giáo dục thế hệ mầm non của dân tộc, phát triển mạng lưới nhà trẻ và lớp mẫu giáo từ thành thị đến nông thôn, xây dựng mạng lưới đó thành một bộ phận khăng khít của hệ thống giáo dục quốc dân ” 64, tr.168] Sau Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục, ngày 14/11/1979, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường Chinh đã kí Pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Pháp lệnh là

cơ sở pháp lý đầu tiên của Việt Nam về việc đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em Việc quản lí GDMN trong giai đoạn này do hai cơ quan Ủy ban Bảo vệ bà m và trẻ trẻ và Bộ giáo dục phụ trách, đến năm 1987 mới thống nhất về Bộ Giáo dục quản lí

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3/1982) trên cở sở phân tích toàn diện những thành tựu cũng như hạn chế trong công tác giáo dục trong suốt thời gian thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, đã xác định nhiệm vụ chiến lược

và chủ trương lớn trong chặng đường 5 năm tiếp theo (1981-1985) Đại hội xác định cần cải cách giáo dục và phát triển sự nghiệp giáo dục một cách tích cực, vững chắc theo bước đi phù hợp với yêu cầu thực tiễn đất nước, ra sức phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 21

Thực hiện đường lối của Đảng, trong 10 năm (1975 – 1985), GDMN đã

có những bước phát triển đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng

45 trở lên trong đó có các xã đạt tới 90 , 95 số trẻ trong độ tu i tới lớp mẫu giáo 8,tr.9] Thế nhưng, nếu nhìn vào tốc độ xây dựng bậc học này ở địa bàn miền Nam sẽ thấy một bước tiến khá xa Trước ngày giải phóng, bậc học mẫu giáo chưa thực sự hình thành, lớp mẫu giáo chủ yếu tập trung ở khu vực Sài Gòn cũ Năm 1975, số trẻ đến lớp mẫu giáo ở miền Nam là 36 ngàn Sau

10 năm, cả miền Nam đã có 2.030 trường với 19.791 lớp và 612.537 trẻ trong

độ tu i đi học Như vậy, số lượng trẻ đến lớp đã tăng 17 lần so với năm 1975 Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, từ trên 30 ngàn trẻ đến lớp sau ngày giải phóng đã tăng lên 114.791 trẻ trong năm học 1983 – 1984, đạt tỷ lệ 47 số trẻ trong độ tu i Ở Tây Nguyên và ở miền núi miền Nam Việt Nam trước đây chưa có mẫu giáo, nay đã phát triển khá cao: Lâm Đồng 48 , Đắc Lắc 45%, Gia Lai – Kon Tum 33% [8, tr.9]

Trang 22

Cùng với việc tăng số lượng trường lớp, đội ngũ giáo viên cũng đã phát triển đáng kể Năm học 1976 – 1977 có 25.269 giáo viên, trình độ văn hóa hầu hết là lớp 7 (lớp 9 ở miền Nam) và lớp 5,6 qua đào tạo sơ cấp 7 1 Đến năm 1984 – 1985 có 69.415 giáo viên, trong đó có 6.166 giáo viên có trình độ trung cấp, 44.912 giáo viên sơ cấp [64, tr.212] Đặc điểm n i bật của đội ngũ cán bộ, giáo viên mẫu giáo là có tư cách đạo đức tốt, cần cù, chịu khó, có tinh thần trách nhiệm, kiên trì và bền bỉ khắc phục khó khăn Điển hình như các cô: Nguyễn Phương Hiền, trường mẫu giáo Việt – Triều; Hoàng Thị Qúy, trường mầm non Đức Minh, Đồng Hới, Quảng Bình; Hồ Thị Thu Đông, trường mầm non Hồng Gấm Cao Lãnh (Đồng Tháp) Năm 1985, hai cô giáo Phi Vân Khanh, Hiệu trưởng trường mẫu giáo Chim non, quận Hai Bà Trưng,

Hà Nội và cô Hoàng Thị Thanh Mai, trường mầm non xã Hồng Lĩnh, Hưng

Hà, Thái Bình của ngành học Mẫu giáo được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên dương Anh hùng lao động Cơ sở vật chất của GDMN trong giai đoạn này cũng đã có nhiều biến đ i so với trước Từ năm 1980 đến

1985, số phòng học tăng nhanh, một số nơi đã phấn đấu đủ cho mỗi lớp có một phòng học (Hà Nội, Hà Nam Ninh 95 ; Thái Bình 98 ) Số phòng học xây gạch, lớp ngói xuất hiện ngày càng nhiều, có nơi đạt 84 Số bàn ghế mới, đúng quy cách cũng tăng nhanh, nhiều nơi đã đảm bảo từ 80 đến 100

số ghế tựa cá nhân cho trẻ 64, tr.212]

Về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đặc biệt là công tác nghiên cứu khoa học nuôi dạy trẻ được đặt ra ngày từ khi thành lập Ủy ban

Bà m trẻ em (1971) và được thúc đẩy mạnh trong thời gian này; bao gồm các nghiên cứu khởi đầu về khoa học chăm sóc trẻ trên các mặt tâm sinh lý, phát triển ngôn ngữ, xây dựng chương trình chăm sóc giáo dục trẻ với các nội dung, phương pháp và cơ sở vật chất phù hợp với tâm sinh lý lứa tu i phát triển của trẻ Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành,

Trang 23

các đoàn thể, các hợp tác xã, công, nông, lâm trường, xí nghiệp, cơ quan đã dựa vào phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “ Trung ương và địa phương cùng lo”, đã có nhiều biện pháp tích cực , sáng tạo để duy trì và nâng cao chất lượng bữa ăn, mở rộng và t chức tốt hơn việc chăm sóc, bảo

vệ sức khỏe và dạy trẻ Đặc biệt với các phong trào do ngành phát động như

“Bốn nguồn thu”, “Ba mục tiêu”, “Khâu giày giữ ấm đôi chân”, làm đồ dùng,

đồ chơi tự tạo đã được nhân nhân và các cô nuôi, dạy trẻ ở nhiều địa phương hưởng ứng tích cực Đến năm 1985, có 56 số nhà trẻ được t chức cho các cháu ăn tại nhà trẻ, trong đó ăn 3 – 4 chế độ chiếm 20 [64, tr.173] Chất lượng bữa ăn luôn được đặc biệt coi trọng Ngoài ra, nhà trẻ ở một số địa phương được cấp khẩu phần “PAM” theo dự án 2651 của Nhà nước Số nhà trẻ được cấp thuộc các thành phố và các tỉnh: Hà Nội, Hà Nam Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Hải Phòng, Bình Trị Thiên, Quảng Nam, thành phố Hồ Chí Minh Hàng năm, nhà trẻ đã phối hợp với các Sở Y tế địa phương t chức tiêm chủng, phòng dịch, phòng bệnh cho trẻ

Từ sau ngày Việt Nam thống nhất về mặt Nhà nước (1976), GDMN đã

có những bước đi vững chắc và toàn diện Số lượng học sinh, đội ngũ giáo viên, trường lớp đã tăng lên đáng kể so với trước Cơ sở vật chất cũng được chú ý đầu tư Chất lượng giáo dục ngày càng n định và nâng cao T ng kết mẫu giáo trong 10 năm (1975 – 1985) toàn ngành đã có 20 trường tiên tiến;

từ 5 đến 10 trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh và thành phố; từ 3 đến 5 giáo viên giỏi cấp tỉnh, thành; từ 2 đến 3 chiến sĩ thi đua Nhiều trường đã được tặng cờ luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng như: trường mẫu giáo Đông Phong, Đông Hưng, Thái Bình; trường mẫu giáo Nông trường 1-5, Nghệ Tĩnh, trường mẫu giáo Măng Non I, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh hay

cờ thi đua cờ thi đua của Bộ Giáo dục như trường mẫu giáo Phục Lễ, Hải Phòng; trường mẫu giáo Tam Hưng, Hà Sơn Bình

Trang 24

Tuy có nhiều thành tựu quan trọng nhưng nhìn chung GDMN trong thời k này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, sự phát triển lại không đồng đều trên các địa bàn khác nhau Về số lượng và chất lượng giáo dục mẫu giáo đã có những bước phát triển tốt trong 10 năm qua, song sự phát triển của các trường bán trú có phần giảm sút Các chỉ số về chiều cao, trọng lượng đều kém trước Bữa ăn của trẻ không đảm bảo chất dinh dưỡng Tình trạng thiếu trang thiết bị cho trường lớp mẫu giáo còn rất ph biến Phần lớn các giáo viên mẫu giáo cần được bồi dưỡng tốt hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu Đội ngũ cán bộ quản lý từ trung ương đến các cơ sở và đội ngũ nghiên cứu mẫu giáo còn mỏng, tình trạng thiếu chuyên gia, thiếu cán bộ chủ chốt rất rõ Đặc điểm chung của các cô mẫu giáo là yêu nghề, yêu trẻ nhưng đời sống bao cấp quá khó khăn và không n định nên không ít người đã bỏ nghề Điều đáng lưu ý nữa là về phương diện khoa học giáo dục, ngành học này vẫn chưa được xây dựng trên cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực nghiệm đáng tin cậy Việc xây dựng phẩm chất nhân cách ban đầu cho lứa tu i mẫu giáo chưa được quan tâm đúng mức GDMN rơi vào tình thế bị động, chống đỡ, bấp bênh

Những hạn chế này đã đặt ra yêu cầu bách của GDMN đó là cần có những cách giải quyết kịp thời đồng thời hoạch định những phương hướng cụ thể để phát triển GDMN trong thời k mới

1.1.2 hủ trương của Đảng

Nhận thức thực tiễn khó khăn của đất nước sau 10 năm thống nhất (1975 – 1985), để làm chuyển biến tình hình, cải thiện tình trạng phát triển giáo dục còn nhiều hạn chế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng xác định mục tiêu của giáo dục: “giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có k thuật, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội” 29, tr.780] Đại hội cũng đã hoạch định những phương

Trang 25

hướng cơ bản của chính sách kinh tế, xã hội trong đó có việc chăm lo phát triển giáo dục Đại hội chỉ rõ cần phát triển có kế hoạch hệ thống giáo dục, từ giáo dục mầm non đến đại học và trên đại học, bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo; đồng thời, bố trí hợp lý cơ cấu hệ thống giáo dục, thể hiện tính thống nhất của quá trình giáo dục, bao gồm nhiều hình thức: đào tạo và bồi dưỡng, chính quy và không chính quy, tập trung và tại chức Mục tiêu đào tạo của từng loại hình trường học được Đại hội chỉ rõ phải được cụ thể hóa thành các kế hoạch đào tạo và các tiêu chuẩn đánh giá kết quả đào tạo, cải tiến chế

độ thi cử, cấp chứng chỉ, văn bằng và học vị theo hướng bảo đảm chất lượng

và sự công minh

Về bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý, phải nhanh chóng hình thành đội ngũ chuyên môn đầu ngành Đi đôi với việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn và năng lực thực hành, coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng Kết hợp giảng dạy, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học k thuật, chuẩn bị cho thanh niên bước vào cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu, hiểu và làm tốt nghĩa

vụ công dân

Thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho cán bộ giáo dục

và giáo viên Nâng cao vị trí xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của những người dạy học

Kế hoạch phát triển giáo dục phải gắn bó với kế hoạch phát triển kinh

tế – xã hội ở từng địa phương và trong cả nước Đầu tư đúng mức cho sự nghiệp giáo dục nhằm trước hết bảo đảm đủ sách giáo khoa và cơ sở cần thiết cho dạy và học Ngoài ngân sách của Nhà nước, cần quy định rõ đóng góp của các ngành và địa phương, các t chức kinh tế – xã hội và các gia đình cho

sự nghiệp giáo dục

Trang 26

Tranh thủ sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, chuẩn bị ban hành Luật giáo dục

Đối với GDMN, Đảng xác định: Xây dựng ngành giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ em Phát triển các lớp mẫu giáo [29, tr 780 – 782] Như vậy, định hướng phát triển GDMN là nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ em – đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất, kết hợp cả hai mặt nuôi và dạy, phát triển thể chất đi đôi với phát triển trí lực Trong hai mặt đó, không được xem nh bất cứ mặt nào vì thiếu đi một mặt nào đó trong hai mặt nói trên, không thể hình thành nên một thế hệ trẻ em có đầy đủ các yêu cầu làm tiền đề cho sự phát triển cân đối, vững mạnh của cả một thế hệ Bên cạnh đó, trong các bậc học của GDMN, Đảng chủ trương phát triển mạnh bậc mẫu giáo, vì trong điều kiện khó khăn lúc đó, khi cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nguồn lực cho GDMN còn hạn chế, đội ngũ làm GDMN còn chưa đáp ứng cả về chất lượng và số lượng, thì lựa chọn phù hợp nhất lúc bấy giờ là phát triển mạnh mẫu giáo – một bậc học vừa giành cho phát triển thể lực, vừa giành để dạy những k năng quan trọng nhất cho trẻ em

Tiếp đó, tháng 3/1989, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ

sáu (khóa VI) đã ra Nghị quyết về “Kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại

hội VI và phương hướng, nhiệm vụ trong ba năm tới” Nghị quyết nhận định sau

hai năm thực hiện, tình hình kinh tế – xã hội có bước cải thiện nhất định nhưng những tiến bộ đó lại chưa đạt được đồng bộ và cơ bản, tình trạng khủng hoảng vẫn chưa được khắc phục Đặt trong hoàn cảnh đó, Đảng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ trong ba năm (1989 – 1991) để nhanh chóng đưa đất nước khắc phục được những khó khăn còn tồn tại Đảng khẳng định cần tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách về chính sách xã hội phù hợp với việc đ i mới các chính sách kinh tế Trong đó “công tác giáo dục phải hướng trọng tâm vào việc từng bước n định tình hình giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo” [30, tr.985]

Trang 27

Đối với giáo dục, Nghị quyết đã xác định các phương hướng cụ thể: Cần hoàn thành t ng kết việc thực hiện cải cách giáo dục để tiếp tục điều chỉnh mục tiêu; đào tạo thanh thiếu niên thanh thiếu niên thành con người xã hội chủ nghĩa, theo hướng hình thành nhân cách con người lao động Việt Nam có bản sắc văn hóa dân tộc, năng động và sáng tạo, có ý chí đưa đất nước đi lên, có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp cần thiết để đáp ứng những yêu cầu mới của nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa nhiều thành phần

Đa dạng hóa các loại hình trường lớp, các hình thức đào tạo Ban hành quy chế của Nhà nước về việc mở các trường, lớp dân lập, tư thục theo hướng: về cơ bản, hệ thống giáo dục, đào tạo phải được phát triển bằng phương thức Nhà nước đầu tư

Mở các trường lớp cho những thanh niên có năng khiếu và tài năng, với

sự đầu tư đặc biệt Mở thêm hệ thống trường dành cho trẻ em có tật và cho con em người dân tộc ít người Cải cách chế độ đánh giá, thi cử; hoàn thiện công tác tuyển sinh từ các cấp học, bậc học

Đ i mới công tác quản lý giáo dục; mở rộng quyền chủ động cho trường học; phân cấp cho các địa phương trong công tác quản lý, phát triển và

tự trang trải một phần kinh phí cho giáo dục

Chăm lo đời sống và điều kiện giảng dạy của giáo viên, Nhà nước cần dành tỷ lệ thích đáng của ngân sách cho giáo dục; thể chế hóa việc đầu từ từ các nguồn khác; ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục ở các vùng miền núi và nông thôn hẻo lánh Nghiên cứu quy định mức học phí và mức trợ cấp của ngân sách Nhà nước cho từng cấp học, ngành học theo từng vùng

1 2 Chỉ đ o thực hiện

dựng bộ má và đội ng làm giáo dục mầm non

Bước sang năm 1986, GDMN có nhiều điều kiện mới để phát triển Để tạo tiền đề và điều kiện đ i mới sự nghiệp GDMN, để có sự lãnh đạo, chỉ đạo

Trang 28

thống nhất, hiệu quả, về x dựng bộ má , tháng 2/1987, Nhà nước quyết

định Ủy ban Bảo vệ bà m và trẻ em thống nhất với Bộ Giáo dục Sau đó, Bộ

đã tham mưu trình Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 87/HĐBT (7/1987) rút từ 22 đơn vị khu vực quản lý Nhà nước xuống còn 10 đơn vị, bỏ các phòng trong Vụ, Cục; khu vực nghiên cứu trước có 1 viện và 6 ban nay còn 1 viện thuộc Bộ 24, tr.7 Cũng theo Nghị định số 87/HĐBT, Cục Bảo vệ – Giáo dục trẻ em thuộc Bộ Giáo dục ra đời trên cơ sở sát nhập Vụ Nhà trẻ thuộc Ủy ban Bảo vệ bà m và trẻ em Trung ương với Vụ Mẫu Giáo, Bộ Giáo dục Cục Bảo vệ – Giáo dục trẻ em có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lí Nhà nước đối với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ

em ở cả hai khu vực Nhà trẻ và Mẫu giáo; trình Bộ trưởng ban hành các quyết định về nội dung chương trình, phương pháp giáo dục mầm non; các quy chế và quy định về t chức quản lí; bảo quản sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật Ngoài ra, Cục có nhiệm vụ trực tiếp quan hệ hợp tác với các t chức quốc tế như UNICEF, PAM, UNPA để tranh thủ các nguồn viện trợ cho các nhà trẻ và mẫu giáo Biên chế của Cục có 30 cán bộ và chuyên viên chia thành 3 t công tác

Để giúp Cục Bảo vệ – Giáo dục trẻ em thực hiện tốt nhiệm vụ hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục đã cho phép Cục thành lập Trung tâm tiếp nhận và phân phối hàng viện trợ cho các nhà trẻ, mẫu giáo Trung tâm này do Phó Cục trưởng Lò Thị Hoàng Yến làm giám đốc [64, tr.252]

Những năm đầu mới nhập Ủy ban Bảo vệ bà m và trẻ em vào với Bộ Giáo dục, Bộ trưởng Phạm Minh Hạc đã phân công Thứ trưởng Nghiêm Chưởng Châu kiêm Cục trưởng Cục Bảo vệ – Giáo dục trẻ em; các ông, bà:

Vụ trưởng Phạm Thị Sửu, Vụ trưởng Nguyễn Võ K Anh và Phó Vụ trưởng

Lò Thị Hoàng Yến làm Phó Cục trưởng Năm 1990, bà Phạm Thị Sửu được

cử làm Cục trưởng Cục Bảo vệ – Chăm sóc– Giáo dục trẻ em thay cho bà

Trang 29

Nghiêm Minh Châu nghỉ hưu Năm 1990, Bộ Giáo dục nhập với Bộ Đại học

và Trung học chuyên nghiệp thành Bộ Giáo dục và Đào tạo 64, tr.253]

Cùng với sự thay đ i về t chức đối với cơ quan quản lí chỉ đạo ngành học mầm non ở Bộ, cơ quan nghiên cứu trẻ em cũng có sự thay đ i theo Ngày 10/10/1987, Viện nghiên cứu trẻ em trước tu i ra đời theo Quyết định

số 822/QĐ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Minh Hạc Viện được thành lập trên cơ sở sáp nhập ban nghiên cứu cải cách Mẫu giáo Bộ Giáo dục và trung tâm nghiên cứu khoa học nuôi dạy trẻ thuộc Ủy ban Bảo vệ Bà m và trẻ em Trung ương PGS.TS Trần Thị Trọng được cử làm Viện trưởng và PGS.TS Nguyễn nh Tuyết làm chủ nhiệm Khoa Giáo dục Mầm non – trường đại học

Sư phạm Hà Nội I kiêm Phó Viện trưởng nhằm tăng cường cán bộ có trình độ khoa học đầu ngành cho Viện đủ sức giúp Bộ nghiên cứu triển khai cải cách GDMN Biên chế của Viện Trẻ em lúc này có 53 cán bộ nghiên cứu, trong đó

có 8 phó tiến sĩ và 48 cán bộ có trình độ đại học 64, tr.253] T chức của Viện gồm 6 phòng: Dinh dưỡng, Thể lực sức khỏe, Tâm lí học, Giáo dục học, Nội dung phương pháp, T ng hợp và Thư viện 64, tr.254]

Ở các tỉnh, thành phố, Ủy ban Bảo vệ bà m và trẻ em cũng đã tiến hành sát nhập với Sở Giáo dục, chủ nhiệm ủy ban Bảo vệ bà m và trẻ em của một số tỉnh, thành phố đã chuyển sang làm Phó Giám đốc các Sở Giáo dục, phụ trách GDMN như các bà: Trần Thị Kim Nhung (Hà Nội), Vũ Thị Sửu (Quảng Ninh), Nguyễn Thị Đ p (Tuyên Quang), Nguyễn Thị Bài (Yên Bái) Tại các địa phương, đã thực hiện trên 50 cơ quan giáo dục chuyên nghiệp nhận vào sở giáo dục, trên 50 số trường cao đẳng sư phạm đã được giao cho Sở Giáo dục quản lý

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, trong công tác t chức bộ máy quản lý giáo dục vẫn còn những tồn tại đó là vấn đề t chức sở, phòng giáo dục huyện, trung tâm, trường bồi dưỡng huyện còn đang lúng túng về mặt t chức,

Trang 30

quyền hạn các cấp chưa được xác định chặt chẽ

Để phát triển đội ng giáo viên mầm non, Đề án “ Phát triển giáo

dục mầm non 1987 – 1990” của Bộ Giáo dục xác định cần “nâng cao chất

lượng đào tạo đội ngũ cô nuôi dạy trẻ và giáo viên mẫu giáo đáp ứng yêu cầu triển khai cải cách giáo dục mầm non” và “coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bô quản lý về cả hai mặt bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chính trị

về chăm sóc đời sống tinh thần vật chất làm cho đội ngũ yên tâm phục vụ các cháu lâu dài” 15, tr.5] Đề án đặt ra yêu cầu các trường sư phạm cần bảo đảm đào tạo đội ngũ giáo viên nhà trẻ đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành giáo dục nhà trẻ, nâng cao chất lượng toàn diện với các hệ đào tạo, làm cho giáo sinh khi ra trường thực hiện tốt chương trình cải cách giáo dục mầm non Sự ra đời của khoa GDMN trường đại học Sư phạm Hà Nội năm 1985 và

ba trường cao đẳng sư phạm nhà trẻ mẫu giáo trung ương năm 1988 là nguồn cung cấp cấn bộ, giáo viên có trình độ cao cho GDMN Với phương châm đào tạo gắn lí thuyết với thực hành, sau khi tốt nghiệp ra trường, phần lớn sinh viên làm tốt nhiệm vụ của người giáo viên sư phạm mầm non, cán bộ chỉ đạo chuyên môn GDMN hoặc cán bộ nghiên cứu GDMN hay giáo viên mầm non nòng cốt, hiệu trưởng, hiệu phó của các trường mầm non Chỉ tiêu phát triển đội ngũ cô nuôi dạy trẻ và giáo viên mẫu giáo đến năm 1989 – 1990 là: 195.900 cô nuôi dạy trẻ (tỷ lệ một cô/ 6.3 trẻ) tăng 35.000 cô so với thực hiện năm 1985; 90.000 cô mẫu giáo trong đó tỷ lệ 2 cô trên lớp đối với lớp bán trú, 1,2 cô/ lớp đối với lớp không bán trú tăng 18.000 cô so với thực hiện năm học

1985 – 1986 [15, tr.5]

Để nâng cao chất lượng giáo viên, Đảng đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và các

cơ quan liên quan nhanh chóng lập kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng giáo viên các cấp, đặc biệt là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ngành mầm

non Ngày 14/7/1988, Bộ Giáo dục đã thông qua Thông tư s 22 về quy định

Trang 31

chế độ nghỉ và đi bồi dưỡng cho giáo viên nuôi dạy trẻ; theo đó, ngoài chế độ nghỉ ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày tết như cán bộ công nhân viên chức; giáo viên nuôi dạy trẻ được nghỉ 30 ngày trong năm Những ngày nghỉ này giáo viên nuôi dạy trẻ vẫn được hưởng nguyên lương, sinh hoạt phí, thù lao và các phụ cấp (nếu có) Việc bố trí thời gian nghỉ phải phù hợp để không ảnh hưởng đến hoạt động của lớp học Những cô giáo phải đảm nhận thêm việc nuôi dạy trẻ cho các cô khác nghỉ phép phải được hưởng phụ cấp dạy thêm giờ theo quy định của Nhà nước Hàng năm, giáo viên nuôi dạy trẻ được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do phòng giáo dục quận huyện hoặc sở t chức

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy, GDMN đã chú trọng tăng cường đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý giáo dục ngành mầm non, thường xuyên có đoàn đi kiểm tra dự giờ, kiểm tra học sinh, giáo viên để đánh giá, xếp loại giáo viên và xếp loại trường học Kịp thời khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác Đồng thời nghiêm khắc

xử lý, kỷ luật đối với các cá nhân, tập thể vi phạm Trong quá trình kiểm tra

có biện pháp uốn nắn, tư vấn và giám sát, quá trình khắc phục sửa chữa của những cá nhân, đơn vị chưa thực hiện tốt

Để nâng cao đời sống của giáo viên, Bộ đã đề xuất với Trung ương Đảng về phương án giải quyết các vấn đề đời sống của giáo viên đó là phải làm sao cho một giáo viên có lương và phụ cấp tương đương thu nhập ít nhất bằng lương thực tế của một cán bộ gián tiếp đơn vị sản xuất Cụ thể:

1 Về lương, giải quyết theo quá trình đào tạo và đúng chức danh, duy trì theo thông tư 09/LB-TT (6/1989) xếp lương giáo viên ngang k sư công nghiệp nh , thang lương cô nuôi dạy trẻ và mẫu giáo ngoài biên chế Nhà nước cũng được hợp tác xã trả theo lương cán bộ sơ cấp, trung cấp được đào tạo

2 Về lương thực, cô nuôi dạy trẻ và cô mẫu giáo được hợp tác xã trả 13kg gạo hoặc 20kg thóc gạo như mức tiêu chuẩn lương của cán bộ công

Trang 32

nhân viên Nhà nước

3 Về phụ cấp có các khoản: trợ cấp đột xuất, phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút và phụ cấp kiêm nhiệm Ở một số địa phương đã

sử dụng một phần qu học phí hỗ trợ đời sống giáo viên và giải quyết chế độ thâm niên, nhờ đó giáo viên cũng phấn khởi yên tâm phục vụ (thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, An Giang, Long An) Nhiều cơ quan xí nghiệp vẫn duy trì đội ngũ giáo viên mầm non trong biên chế và sắp xếp lại lao động cho phù hợp Đời sống các cô nhà trẻ – mẫu giáo được ban Giám đốc, công đoàn quan tâm (Nhà máy Dệt 8-3 Hà Nôi, thuốc lá thăng Long, apatit Lào Cai ) Các tỉnh đều đã có các quyết định về chế độ chính sách đối với diện này Có nơi trả lương cho các cô bằng tiền, nơi trả bằng thóc; mức lương thấp nhất là 13.000 đồng, cao là 35.000 đồng/tháng hoặc bình quân 30kg thóc/tháng Có một số địa phương trong các tỉnh: Thái Bình, Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, Hải Phòng, Quảng Nam, Đà Nẵng các cô được hưởng ở mức cao từ 70 đến 80

kg thóc/ tháng [64, tr.284]

Thế nhưng, ở một số nơi còn trả lương cho các cô quá thấp, 10kg/1 tháng (một số xã ở Thanh Hoá, các huyện Nghi Xuân, Hương Khê của tỉnh Nghệ Tĩnh) hoặc trả lương theo hình thức khoán (phải thu được bao nhiêu thóc của phụ huynh đóng học phí cho con thì được chi lương) Nhiều nơi chậm lương của giáo viên tới 2, 3 tháng, cá biệt có nơi 6 tháng, công tác phí

và làm thêm giờ không được hưởng hoặc trả rất chậm (Cao Bằng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Bến Tre, Kiên Giang) [64, tr.284]

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, đến năm 1990, GDMN của cả nước đã có 67.5 nghìn giáo viên mẫu giáo, tăng lên 1.500 cô mẫu giáo so với năm 1986 [69, tr.218] Nhìn chung, nhiều cán bộ, giáo viên mầm non có ưu điểm rất lớn đó là vẫn giữ được phẩm chất, kỉ cương, nề nếp,

có tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, kiên trì khắc phục khó

Trang 33

khăn, bám trường, bám lớp, có tình cảm yêu thương các cháu Nhiều cô giáo

đã tự giác tích cực trong công tác và học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, hăng hái tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, hội nghị chuyên đề trong

h và năm học

Tuy nhiên, GDMN trong thời kì này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế Đời sống đội ngũ cô nuôi dạy trẻ và giáo viên mẫu giáo vẫ n không n định, đời sống bấp bênh, gặp nhiều khó khăn Chế độ chính sách đối với giáo viên mầm non tùy thuộc vào từng địa phương: nơi nào chính quyền và nhân dân quan tâm thì giữ được đội ngũ, nơi nào thiếu quan tâm, đời sống quá khó khăn, nhiều giáo viên phải bỏ nghề Đến cuối năm 1986, cả nước có 157.964 cô nuôi dạy trẻ, giảm 2.614 cô so với năm 1985 Trong đó, khu vực nhà nước có 62.171 cô, tăng 1.668 cô, năng suất 6,6 trẻ/cô; khu vực tập thể có 95.793 cô, giảm 4.282 cô, năng suất 7,4 trẻ/cô Số giáo viên giảm, tập trung nhiều ở các tỉnh, thành: Hải Hưng, Hà Bắc, Thái Bình, Hà Nội, sông Bé và chủ yếu là ở khu vực tập thể 11, tr.2 Trong học kì I (năm học 1986 – 1987), ở thành phố

Hồ Chí Minh có 653 giáo viên xin nghỉ việc không chờ chấp thuận, ở Cửu Long có 653 giáo viên xin nghỉ việc, Tiền Giang có 270 giáo viên bỏ nghề,

An Giang có 300 giáo viên đã được nghỉ việc và còn 200 đơn đang chờ giải quyết Nguyên nhân giảm đội ngũ giáo viên trước hết là do đội ngũ cháu vào nhà trẻ giảm nhiều, hợp tác xã nông nghiệp chia nhỏ nên chưa lo xây dựng nhà trẻ, do khoán sản phẩm nên hợp tác xã không có phúc lợi để đầu tư cho nhà trẻ cũng như có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với các cô; do giá cả ngày càng tăng, lương và công điểm quá thấp Do khó khăn về đời sống, giáo viên hiện đang công tác phải làm các nghề khác để sống, thời gian dành cho làm thêm trung bình chiếm hết 50 số giờ đáng lẽ phải dành cho công tác giáo dục Ngoài các nghề bình thường như trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp, không ít giáo viên buôn bán, làm thuê

Trang 34

Mặc dù đã được Bộ quan tâm đến đời sống giáo viên nhưng nhiều chế

độ đã được ban hành song không được thực hiện đầy đủ, lương, gạo không được trả, bán kịp thời Thông tư 09/LB-TT (6/1989) về chế độ chính sách đối với giáo viên nhà trẻ mẫu giáo ở xã, phường chưa nơi nào thực hiện, mặc dù

ủy ban nhân dân các tỉnh, thành đã có văn bản hướng dẫn cụ thể Lí do là vì ngân sách xã không còn đủ trả lương cho cán bộ xã nên đương nhiên các giáo viên giáo mầm non chưa được hưởng theo Thông tư này Thế nên, đặt trong tình hình khó khăn đó, tình trạng giáo viên bỏ nghề vẫn tiếp tục diễn ra Theo báo cáo của 28 tỉnh, vào cuối năm học 1988 – 1989 đã có 3.470 giáo viên nhà trẻ và 2.089 giáo viên mẫu giáo bỏ việc Cuối năm học 1989 – 1990, có 6.751 giáo viên nhà trẻ và 1.464 giáo viên mẫu giáo bỏ việc (theo báo cáo của 16 tỉnh) Đa số các giáo viên bỏ việc đều ngoài ý muốn vì không có trường lớp, không có phụ cấp tối thiểu đảm bảo mức sống 64, tr.284]

T chức dạ và h c

Ngay sau khi sáp nhập nhà trẻ với mẫu giáo, Cục Bảo vệ – Giáo dục trẻ

em dưới sự chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục đã đưa ra Đề án “ Phát triển giáo

dục mầm non” trong chương trình mục tiêu phát triển giáo dục 1987 – 1990

Đề án hoạch định phương hướng nhiệm vụ cho toàn ngành như sau: “Nhanh chóng hợp nhất nhà trẻ, mẫu giáo thành giáo dục mầm non Thống nhất các mặt chỉ đạo giáo dục mầm non từ trung ương tới cơ sở thành một hệ thống quản lí chung trên cơ sở của các “quy định về mục tiêu kế hoạch đào tạo”, phục vụ cho sự chỉ đạo thống nhất, liên tục giữa hai độ tu i nhà trẻ, mẫu giáo” [15, tr.1]

Để thực hiện được phương hướng, yêu cầu nói trên, Bộ Giáo dục đã hoạch định nhiệm vụ cụ thể cho GDMN: “Tiếp tục củng cố n định và phát triển vững chắc hệ thống nhà trẻ mẫu giáo trên cơ sở tính toán các điều kiện

và khả năng cho phép, tích cực phát triển lớp mẫu giáo 5 tu i, thực hiện từng

Trang 35

bước xây dựng các liên hợp nhà trẻ mẫu giáo, mở ra các hình thức nhóm trẻ ở gia đình, liên gia đình” 15, tr.1] Bộ Giáo dục xác định chỉ tiêu phát triển GDMN cụ thể như sau:

Bảng 1.2 Bảng chỉ tiêu phát triển giáo dục mầm non (1986 – 1990)

Khu vực tập thể (781.700 trẻ)

Nguồn: [15, tr.2]

Nhằm mục đích chuẩn bị cho trẻ vào ph thông, trên tinh thần giữ vững

và củng cố các nhà trẻ, trường mẫu giáo; tiến hành hoàn chỉnh 3 độ tu i đã có, dành ưu tiên nhận trẻ 5 tu i, t chức thành các lớp học riêng theo chương trình quy định của Bộ Chủ trương đa dạng hóa các loại hình trường lớp, khuyến khích hình thức nhóm trẻ gia đình

Bên cạnh việc chú trọng đầu tư phát triển giáo dục đồng đều giữa các khu vực, Bộ Giáo dục còn chú trọng phát triển giáo dục trọng điểm, chất lượng cao Tháng 8/1987, Vụ GDMN (thời đó là Cục Bảo vệ – Giáo dục trẻ

em) t chức Hội nghị t ng kết toàn quốc tại Nha Trang về “X y dựng mô hình

trường m u giáo trọng điểm” do Thứ trưởng Nghiêm Chưởng Châu chủ trì

Hội nghị đã thống nhất nhận định toàn ngành thực hiện nghiêm túc Chỉ thị

20/CT ngày 16/7/1983 của Bộ Giáo dục về “X y dựng mô hình trường m u

giáo trọng điểm” làm mô hình mẫu chất lượng toàn diện của ngành học

GDMN Cả nước đã xây dựng thành công hệ thống trọng điểm 3 cấp (bộ, sở, quận/huyện) đó là: (1) cấp Trung ương có các trường trọng điểm: trường mầm

Trang 36

non Đống Đa, Hà Nội; trường mầm non Huế; trường mẫu giáo Măng non I, quận 10; trường Bông Sen II, quận Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh (2) Ở cấp địa phương có 75 trường trọng điểm cấp tỉnh và thành phố; 348 trường trọng điểm cấp quận, huyện, thị xã thuộc 40 tỉnh, thành Các trường trọng điểm đều được trang bị cơ sở vật chất khang trang, hiện đại; đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 2/3; ban giám hiệu có năng lực quản lý chuyên môn và quản lý toàn diện, hiệu trưởng đã được đào tạo qua trường quản lí giáo dục Hầu hết các trường trọng điểm đều đạt chất lượng tốt về chăm sóc giáo dục trẻ em và là trường tiên tiến, xuất sắc của địa phương

Từ năm 1987 – 1988, củng cố nâng cao yêu cầu chất lượng các trường mẫu giáo trọng điểm đã có; Bộ Giáo dục chỉ đạo mở rộng mạng lưới trường này đến các cụm dân cư ở cấp xã và phường; đồng thời xây dựng các nhà trẻ trọng điểm ở cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện và thị xã

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc t chức dạy và học GDMN đó là “tiếp tục nâng cao chất lượng nuôi dạy chăm sóc giáo dục theo yêu cầu của cải cách giáo dục, theo quan điểm mục tiêu kế hoạch đào tạo ở nhà trẻ và trường mẫu giáo, chú trọng vào các trường trọng điểm mẫu giáo” [15, tr.2] Về việc chăm sóc nuôi dưỡng, các nhà trẻ và mẫu giáo cần phấn đấu thực hiện khẩu phần ăn và nước uống cho trẻ; tận dụng nguồn sữa m , đảm bảo thức ăn b sung cho trẻ bằng cách thực hiện tốt các phong trào bốn nguồn thu, ba mục tiêu, trồng một cây và nuôi một con và viện trợ PAM ở 8 tỉnh Ngoài ra mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) là nguồn b sung dinh dưỡng đáng kể cho trẻ Từ năm 1989 – 1990, ở Hải Hưng đã có 620 nhà trẻ làm mô hình VAC Các nhà trẻ, mẫu giáo tham gia dự án lồng ghép của UNICEF ở các huyện Bình Lục, Xuân Thủy, Hải Hậu (Hà Nam Ninh) đã xây dựng được

hệ sinh thái VAC rất tốt Các huyện khác trong dự án lồng ghép đều được cung cấp cây, con giống, các phương tiện dụng cụ để làm vườn, đào ao nuôi

Trang 37

cá, xây chuồng lợn, gà [64, tr.260]

Những năm 1986-1990, từ Bộ đến Sở, Phòng giáo dục huyện, quận, trường mầm non đều tập trung mọi biện pháp chống suy dinh dưỡng; thực hiện cân đo, ghi biểu đồ phát triển, khám sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh của trẻ em để kịp thời xử lí; t chức tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ; nâng mức đóng góp; đồng thời báo động tình trạng sức khỏe, đặc biệt là tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng của trẻ với cấp ủy, chính quyền địa phương; vận động các t chức xã hội đóng trên địa bàn xin được hỗ trợ nguồn thu, tăng chất lượng bữa cho các cháu Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, các nhà trẻ – mẫu giáo đều có chế độ ăn riêng để trẻ mau chóng khắc phục được tình trạng này

Các trường Mầm non đều hết sức coi trọng việc thực hiện chăm sóc sức khỏe trẻ ban đầu, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong thời gian trẻ ở nhà trẻ và trường mẫu giáo: tiêm chủng mở rộng (các loại như: vác- xin, bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, sởi, bại liệt ) Trong điều kiện vật chất thiếu thốn, các trường đều phấn đấu thực hiện trẻ đến lớp phải đủ áo, quần, bít tất, giày dép,

mũ nón đủ ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa h ; đồng thời, đảm bảo giấc ngủ cho trẻ theo lứa tu i và chú ý việc cho trẻ sinh hoạt chơi ngoài trời theo quy định Bộ Giáo dục chủ trương phấn đấu đến năm 1990 có 60 nhà trẻ, trường mẫu giáo có sân chơi, thảm cỏ

Các trường mầm non được quán triệt yêu cầu thực hiện đầy đủ và đúng quy trình về chế độ sinh hoạt hàng ngày ở nhà trẻ và trường mẫu giáo, đảm bảo cho hệ thần kinh và cơ thể trẻ được bảo vệ phát triển tốt Chú trọng hình thành thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ Đảm bảo thực hiện quy chế vệ sinh nhà trẻ, trường mẫu giáo, ngăn chặn kịp thời các tác nhân gây ô nhiễm, chú ý

vệ sinh thực phẩm, nguồn nước sạch

Về việc nâng cao chất lượng chương trình giáo dục trẻ, Bộ Giáo dục

Trang 38

xác định tăng tỷ lệ nhà trẻ dạy theo chương trình đã ban hành, từng bước

mở rộng việc dạy trẻ ra tất cả các nhóm Cải tiến nội dung phương pháp dạy trẻ, làm cho trẻ được tham gia các hoạt động với môi trường đồ vật, đồ chơi để qua đó các chức năng vận động phát triển cảm xúc, tình cảm và ngôn ngữ của trẻ Tăng cường cho trẻ sinh hoạt ngoài sân vườn, nhằm r n luyện thân thể thích nghi với môi trường, khí hậu, cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, với ngoại cảnh, giúp trẻ phát triển khả năng quan sát xung quanh Thực hiện tốt việc phối hợp giáo dục gia đình thống nhất về nội dung và phương pháp nuôi dạy trẻ

Để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, Bộ đã xúc tiến hành bộ chương trình mẫu giáo cải cách cho 3 độ tu i Qua nhiều năm xây dựng và thực nghiệm ở trường mẫu giáo Việt – Triều (Hà Nội), từ năm học 1989 –

1990, chương trình mẫu giáo cải cách được mở rộng thực nghiệm ra các trường trọng điểm mẫu giáo theo vòng cuốn chiếu từ mẫu giáo Bé đến mẫu giáo Nhỡ và Lớn Tiếp theo, chương trình được thực hiện mở rộng ra diện đại trà và lặp lại theo vòng cuốn chiếu 3 độ tu i như đã làm Ở đây, các trường trọng điểm cải cách mẫu giáo có vị trí rất quan trọng, đó là trường đi đầu trong việc thực hiện đúng chương trình cải cách, làm mô hình mẫu chỉ đạo diện rộng Đối với những lớp chưa đi vào thực hiện chương trình cải cách, vẫn tiếp tục dạy theo chương trình cải tiến và hướng dẫn thực hiện chương trình 64, tr.263]

Đối với các lớp mẫu giáo ghép 2, 3 độ tu i, Bộ Giáo dục chỉ đạo chia trẻ ra theo các nhóm tu i (bé – nhỡ – lớn) và dạy theo chương trình hiện hành của từng nhóm tu i ở thời điểm đó Kết quả đã có được bộ chương trình mẫu

giáo cải cách, gọi là “ hương trình chăm sóc giáo dục m u giáo và hưỡng

d n thực hiện” Đi k m với chương trình của 3 độ tu i là 3 cuốn tuyển tập trò

chơi, bài hát, thơ, truyện mẫu giáo Đây là bộ chương trình hoàn chỉnh nhất trong lịch sử mẫu giáo Việt Nam

Trang 39

Nhằm tạo điều kiện cho các bước triển khai cải cách mẫu giáo, ngày

3/2/1990, Bộ trưởng ra Quyết định số 55/QĐ “ uy định mục tiêu kế hoạch

đào tạọ nhà trẻ – trường m u giáo” và t chức tập huấn trong toàn ngành

GDMN nhằm làm cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên nắm vững được vị trí, tính chất, nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục của nhà trẻ – mẫu giáo; nguyên tắc, phương pháp và kế hoạch chăm sóc; yêu cầu về cơ sở vật chất, tài chính; bộ máy của GDMN Thực hiện chủ trương của Bộ, phát triển tối đa từ 70 trở lên trẻ mẫu giáo 5 tu i đến lớp, phục vụ cho ph cập cấp I, Vụ GDMN đã sớm t chức biên soạn chương trình 26 tuần cho lớp mẫu giáo 5 tu i (không học qua các lớp mẫu giáo 3, 4 tu i) và phần soạn bài Sau một năm thực hiện

ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi, chương trình được các địa phương rất hoan nghênh vì đáp ứng được yêu cầu huy động trẻ ra lớp và phù hợp với trẻ 5 tu i

Vụ đã trình Bộ trưởng cho ban hành chính thức bắt đầu từ năm học 1990 –

1991 theo quyết định số 848/QĐ ngày 4/8/1990

Sau 2 năm thực hiện Đề án “Phát triển giáo dục mầm non”, mặc dù

GDMN đã có những cơ chế chính sách để thúc đẩy trẻ em đến trường, nhưng năm 1989 – 1990 số trẻ đến các lớp mẫu giáo là 1.608.400 trẻ, giảm 204.500 trẻ so với năm học 1986 – 1987 [68, tr.227]

1.2.3 dựng cơ s v t ch t và trang thi t bị

Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đáp ứng được mục tiêu của cấp học, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để phát triển GDMN trong đó có việc tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

Bộ Giáo dục xác định cần tích cực đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết

bị nhà trẻ mẫu giáo theo yêu cầu phát triển GDMN Những mức kinh phí đầu

tư chi cho đầu trẻ/ tháng ở khu vực nhà trẻ trước mắt cần được giữ nguyên như đã có, trên cơ sở đó tiếp tục xây dựng các định mức chi trên đầu trẻ/tháng đối với khu vực mẫu giáo, tiến tới thống nhất các chế độ đối với nhà trẻ, mẫu

Trang 40

giáo phù hợp với tình hình giá cả từng thời điểm

Để đạt mục tiêu nói trên, Bộ Giáo dục tiến hành các biện pháp như: Tăng cường thu hút nguồn đầu tư từ quốc tế để đầu tư trang bị cơ sở vất chất cho ngành học; tiếp tục phát huy thế mạnh thực hiện phương châm “Nhà nước

và nhân dân cùng làm”, tận dụng các cở sở nhà dân để t chức tốt các nhóm trẻ gia đình, các nhóm tập hợp trẻ vui chơi có hướng dẫn Bộ cũng chủ động phát động phong trào tự tạo đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên vật liệu địa phương, dựa vào các trường ph thông và các cơ sở khác, phấn đấu mỗi lớp

có một bộ đồ dùng dạy học và những đồ chơi theo tiêu chuẩn tối thiểu

Bộ yêu cầu các địa phương cần có sự điều chỉnh và sử dụng hợp lý cơ

sở vật chất hiện có Nơi nhà trẻ, mẫu giáo bị tan vỡ chưa khôi phục lại được, phải có biện pháp xử lý bảo quản kịp thời, tránh để hư hỏng mất mát Bộ cũng chỉ đạo các cấp, các ban ngành có liên quan bảo quản, sử dụng hiệu quả hàng viện trợ, các cấp quản lý giáo dục cần có kế hoạch kiểm tra, nắm được số hàng đã được tiếp nhận, danh sách, địa chỉ các đơn vị nhận viện trợ hàng năm

Để đảm bảo dịch vụ trang thiết bị của nhà trẻ mẫu giáo sát với yêu cầu nuôi dạy trẻ, t hoặc nhóm phụ trách công tác này không đặt nằm trong công ty thiết bị trường học của Bộ Giáo dục mà nằm trong phòng bảo vệ giáo dục trẻ em

Bộ Giáo dục cũng xác định điều quan trọng đối với nhà trẻ, mẫu giáo

đó là phải cung cấp đầy đủ cho mỗi giáo viên có một bộ sách về chương trình

và hướng dẫn thực hiện chương trình, sách dạy lớp mẫu giáo 5 tu i, các sách tham khảo, đồ chơi, đồ dùng học tập, sách truyện, truyện tranh cho các cháu theo yêu cầu của thực hiện cải cách GDMN

Năm 1986, theo báo cáo chưa đẩy đủ của 30 tỉnh, thành (14 tỉnh phía Bắc, 16 tỉnh phía Nam) đã xây mới được 86 nhà trẻ, đồng thời đã cải tạo sửa chữa 2.398 nhà trẻ cũ, với số vốn đầu tư khoảng 500 triệu đồng, trong đó số

Ngày đăng: 12/02/2019, 22:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Kim Anh (2008), Những thay đổi của giáo dục - đào tạo Việt Nam từ sau công cuộc đổi mới (1986) đến nay, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, (số 7), tr.58-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thay đổi của giáo dục - đào tạo Việt Nam từ sau công cuộc đổi mới (1986) đến nay
Tác giả: Phạm Kim Anh
Năm: 2008
2. Đào Thanh Âm (chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa (1997), Giáo dục học mầm non tập 1, Nxb Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non tập 1
Tác giả: Đào Thanh Âm (chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa
Nhà XB: Nxb Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1
Năm: 1997
3. Đinh Văn Âu và Hoàng Thu Hòa (2008), Giáo dục và đào tạo chìa khóa của sự phát triển, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và đào tạo chìa khóa của sự phát triển
Tác giả: Đinh Văn Âu và Hoàng Thu Hòa
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2008
4. Ban Khoa giáo Trung ương (1995), Một s văn kiện của rung ương Đảng và hính phủ về công tác khoa giáo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một s văn kiện của rung ương Đảng và hính phủ về công tác khoa giáo
Tác giả: Ban Khoa giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
5. Nguyễn Khánh Bật (2001), ư tưởng Hồ hí Minh về giáo dục – đào tạo, Tạp chí Khoa học xã hội, (số 4), tr.15-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ư tưởng Hồ hí Minh về giáo dục – đào tạo
Tác giả: Nguyễn Khánh Bật
Năm: 2001
6. Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2008
7. Bộ Giáo dục (1985), Báo cáo kết quả nghiên cứu x y dựng hệ th ng trường trọng điểm m u giáo, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, phông Bộ Giáo dục giai đoạn 1956 – 1991, hồ sơ số 418 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả nghiên cứu x y dựng hệ th ng trường trọng điểm m u giáo
Tác giả: Bộ Giáo dục
Năm: 1985
8. Bộ Giáo dục (1985), Tổng kết giáo dục 10 năm (1975 – 1985), Lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, phông Bộ Giáo dục giai đoạn 1956 – 1991, hồ sơ số 193 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết giáo dục 10 năm (1975 – 1985)
Tác giả: Bộ Giáo dục
Năm: 1985
9. Bộ Giáo dục (1986), Chỉ thị về nhiệm vụ của các trường sư phạm m u giáo trong năm học 1986 – 1987 và mấy năm tiếp theo, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, phông Bộ Giáo dục, hồ sơ số 157 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về nhiệm vụ của các trường sư phạm m u giáo trong năm học 1986 – 1987 và mấy năm tiếp theo
Tác giả: Bộ Giáo dục
Năm: 1986
10. Bộ Giáo dục (1986), Chỉ thị về về nhiệm vụ năm học 1986 – 1987, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, phông Bộ Giáo dục, hồ sơ số 157 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về về nhiệm vụ năm học 1986 – 1987
Tác giả: Bộ Giáo dục
Năm: 1986
11. Bộ Giáo dục(1986), Một s tình hình nuôi dạy trẻ năm 1986, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, phông Bộ Giáo dục giai đoạn 1956 – 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một s tình hình nuôi dạy trẻ năm 1986
Tác giả: Bộ Giáo dục
Năm: 1986
12. Bộ Giáo dục (1986), uy định chế độ công tác của giáo viên trường m u giáo, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, phông Bộ Giáo dục, hồ sơ số 157 Sách, tạp chí
Tiêu đề: uy định chế độ công tác của giáo viên trường m u giáo
Tác giả: Bộ Giáo dục
Năm: 1986
13. Bộ Giáo dục (1986), Về phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1986, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, phông Bộ Giáo dục, hồ sơ số 157 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1986
Tác giả: Bộ Giáo dục
Năm: 1986
14. Bộ Giáo dục (1987), Chỉ thị về việc tiếp tục củng c và mở rộng mạng lưới trường trọng điểm m u giáo – x y dựng mô hình nhà trẻ trọng điểm trong những năm 1987 – 1991, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, phông Bộ Giáo dục, hồ sơ số 163 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về việc tiếp tục củng c và mở rộng mạng lưới trường trọng điểm m u giáo – x y dựng mô hình nhà trẻ trọng điểm trong những năm 1987 – 1991
Tác giả: Bộ Giáo dục
Năm: 1987
17. Bộ Giáo dục (1988), Hướng d n nhiệm vụ năm học 1988 – 1999 ngành Bảo vệ - giáo dục trẻ em, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, phông Bộ Giáo dục, hồ sơ số 268 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng d n nhiệm vụ năm học 1988 – 1999 ngành Bảo vệ - giáo dục trẻ em
Tác giả: Bộ Giáo dục
Năm: 1988
18. Bộ Giáo dục (1988), hông tư hướng d n việc hợp nhất trường sư phạm m u giáo và trường nuôi dạy trẻ địa phương, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, phông Bộ Giáo dục, hồ sơ số 170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: hông tư hướng d n việc hợp nhất trường sư phạm m u giáo và trường nuôi dạy trẻ địa phương
Tác giả: Bộ Giáo dục
Năm: 1988
19. Bộ Giáo dục (1988), S liệu th ng kê giữa năm học 1987 - 1988, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, phông Bộ Giáo dục giai đoạn 1956 – 1991, hồ sơ số 313 Sách, tạp chí
Tiêu đề: S liệu th ng kê giữa năm học 1987 - 1988
Tác giả: Bộ Giáo dục
Năm: 1988
20. Bộ Giáo dục (1989), Báo cáo tổng kết năm học 1988 - 1990, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, phông Bộ Giáo dục giai đoạn 1956 – 1991, hồ sơ số 326 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm học 1988 - 1990
Tác giả: Bộ Giáo dục
Năm: 1989
21. Bộ Giáo dục (1989), Báo cáo tình hình đầu năm học 1989 – 1990, Lưu tại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình đầu năm học 1989 – 1990
Tác giả: Bộ Giáo dục
Năm: 1989
22. Bộ Giáo dục (1989), Chỉ thị về công tác đào tạo bồi dưỡng và sử dụng giáo viên m u giáo, nhà trẻ trong hai năm hoc 1989 – 1990 và 1990 – 1991, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, phông Bộ Giáo dục giai đoạn 1956 – 1991, hồ sơ số 342 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về công tác đào tạo bồi dưỡng và sử dụng giáo viên m u giáo, nhà trẻ trong hai năm hoc 1989 – 1990 và 1990 – 1991
Tác giả: Bộ Giáo dục
Năm: 1989

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w