Các công trình khoa học về tổng kết thực tiễn quá trình giáo dục đào tạo như: Tổ chức Văn hóa – Khoa học – Giáo dục của Liên Hợp Quốc UNESCO, Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc UN
Trang 1ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HUYỀN
ĐẢNG BỘ HUYỆN LẬP THẠCH (TỈNH VĨNH PHÚC) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2012
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HUYỀN
ĐẢNG BỘ HUYỆN LẬP THẠCH (TỈNH VĨNH PHÚC) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Trang 3MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp của luận văn 8
7 Kết cấu của luận văn 8
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN LẬP THẠCH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 9
1.1 Khái quát về huyện Lập Thạch và Đảng bộ huyện Lập Thạch 9
1.1.1 Khái quát về huyện Lập Thạch 9
1.1.2 Đảng bộ huyện Lập Thạch 14
1.2 Tình hình giáo dục phổ thông của huyện Lập Thạch trước năm 1997 17
1.3 Lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ huyện Lập Thạch từ năm 1997 đến năm 2005 22
1.3.1 Một số vấn đề đặt ra đối với Đảng bộ huyện Lập Thạch trong việc lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông ở huyện 23
1.3.2 Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ huyện Lập Thạch 26
1.3.3 Quá trình Đảng bộ huyện Lập Thạch chỉ đạo thực hiện Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông 30
1.3.4 Kết quả phát triển giáo dục phổ thông của Huyện 37
Tiểu kết… ……….……… 46
CHƯƠNG 2 : QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN LẬP THẠCH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2012 48
2.1 Huyện Lập Thạch sau 8 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và những vấn đề đặt ra đối với công tác phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện 48
2.2 Tiếp tục chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ huyện Lập Thạch 50
2.2.1 Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội X và Đại hội XI của Đảng về giáo dục và đào tạo 50
Trang 42.2.2 Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của huyệnLập Thạch từ năm 2006
đến năm 2012 56
2.2.3 Quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện 58
2.2.4 Kết quả 68
Tiểu kết 73
CHƯƠNG 3 : THÀNH TỰU, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN LẬP THẠCH TRONG NHỮNG NĂM 1997 - 2012 75
3.1 Về thành tựu 75
3.1.1.Những chủ trương của Đảng bộ huyện Lập Thạch về giáo dục phổ thông đã kịp thời đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện 75
3.1.2 Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Lập Thạch đã đảm bảo cho giáo dục phổ thông phát triển đúng định hướng và có hiệu quả Error! Bookmark not defined 3.1.3 Về sự phát triển giáo dục phổ thông trong 15 năm của huyện Lập Thạch 78
3.2 Về hạn chế 83
3.3 Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế 85
3.4 Một số kinh nghiệm chủ yếu 88
3.2.1 Chú trọng tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân và tầm quan trọng của giáo dục phổ thông 88
3.2.2 Đảm bảo sự thống nhất và tính đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông 90
3.2.3 Đảng bộ huyện Lập Thạch phát huy mọi nguồn lực trong huyện vào sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông 93
3.2.4 Thực hiện đồng bộ các giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, coi học sinh là chủ thể của nhà trường 96
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Phùng Thị Hiển Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huyền
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
TS Phùng Thị Hiển, người đã gợi mở cho tôi từ những ý tưởng ban đầu của luận văn cũng như đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
Tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo tại Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã chỉ bảo, động viên khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của tôi tại đây
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 18 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huyền
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Ý nghĩa
Trang 10Bảng 2.2.2: Tổng hợp số học sinh thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng, Trung học, Dạy nghề từ năm 2006 đến năm 2012
Bảng 2.2.3: Biểu tổng hợp số lượng và trình độ giáo viên từ năm 2006 đến năm 2012
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục phổ thông được nhìn nhận như một bậc giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, vừa là “bản lề” vừa là “xương sống” của toàn bộ quá trình hình thành và phát triển nhân cách của lữa tuổi nhi đồng, thiếu niên và thanh niên, giúp các em từ bước đi chập chững, từ nhận biết đơn giản tiến lên nắm bắt được những kiến thức cơ bản về văn hóa chữ, văn hóa làm người và định hướng được cuộc sống của mình Chính mái trường này đã góp phần không nhỏ tạo ra những con ngoan , trò giỏi, những công dân tốt và những tài năng cho đất nước Vì yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nhu cầu cuộc sống của nhân dân và những đòi hỏi của cuộc đấu tranh chống nguy cơ tụt hậu của đất nước, nội dung của giáo dục và đào tạo (trong đó có giáo dục phổ thông) phải không ngừng đổi mới
Giáo dục và đào tạo là một quá trình liên thông, là sự tiếp nối liên tục của các bậc học, cấp học từ mầm non, phổ thông cho đến đại học và sau đại học Trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta hiện nay, giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và giáo dục THPT Đây là bậc học có vai trò tiếp nối bậc học mầm non và mở đầu cho các bậc học kế tiếp sau, mang ý nghĩa là bậc học “bản lề” của toàn bộ quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên và thanh niên Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục (1979) đã chỉ rõ: Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó đặt những cơ sở ban đầu rất trọng yếu cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Với ý nghĩa đó, trong đường lối đổi mới giáo dục, Đảng luôn coi trọng vị trí của giáo dục phổ thông
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cầu nối giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
Trang 12Huyện miền núi Lập Thạch thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, trong sách địa chí Việt Nam nhà sử học Phan Huy Chú có viết: “Lập Thạch thuộc phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây, Lập Thạch là đất khoa mục nhất trong 5 huyện Trong phủ thì Lập Thạch và Bạch Hạc là giàu nhất” Lê Quý Đôn đã viết Lập Thạch: “thật là sơn bao, thủy bọc” nghĩa là núi sông bao bọc, trù phú Trong lịch sử phát triển, nhân dân huyện Lập Thạch đã có những đóng góp cùng với nhân dân cả nước lập nên những thành tựu to lớn trong các thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt từ sau khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (1997) đến nay, Đảng bộ huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) đã lãnh đạo nhân dân trong huyện từng bước khắc phục những khó khăn, tranh thủ những thuận lợi để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực Trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông của huyện cũng có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh cũng như cả nước
Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục phổ thông, Đảng bộ huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã quan tâm lãnh chỉ đạo để sự nghiệp giáo dục phổ thông của huyện từng bước đổi mới và phát triển Thực tiễn cho thấy, dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng bộ huyện, sự nghiệp giáo dục phổ thông của huyện đã đạt những kết quả to lớn Đảng bộ huyện Lập Thạch đã phát huy truyền thống quê hương, xác định rõ vai trò của giáo dục, đã quan tâm đầu tư chỉ đạo sự nghiệp giáo dục, coi đó là một đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của huyện, tỉnh, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Qua quá trình lãnh chỉ đạo sự nghiệp giáo dục, vai trò của Đảng bộ huyện Lập Thạch càng được khẳng định
Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài: Đảng bộ huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển Giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm
Trang 132012 làm đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản
Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu
Giáo dục phổ thông là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo Vì vậy, nghiên cứu về giáo dục phổ thông nói riêng giáo dục và đào tạo nói chung luôn là đề tài thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý trong cả nước, với nhiều cách tiếp cận khác nhau Đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả liên quan đến vấn đề giáo dục phổ thông Có thể phân loại theo những nhóm chủ yếu sau:
Những công trình nghiên cứu về giáo dục và đào tạo nói chung
Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI của GS.TS Phạm
Minh Hạc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 Cuốn sách này đã trình bày tính chất của nền giáo dục, nguyên lý, nội dung, hệ thống giáo dục nước
ta qua các giai đoạn lịch sử, phân tích mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển nguồn lực, các nguồn lực phát triển giáo dục và phương hướng phát triển giáo
dục trong thời gian tới Cũng bàn về giáo dục, cuốn sách Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ dẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa do
GS.TS Phạm Minh Hạc chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 cũng đã nêu bật được những chuyển biến tích cực về chất lượng dạy và học,
có được những kết quả này là do sự cải tiến về phương pháp của cả thầy và trò, phong trào học tập trong nhân dân được đẩy mạnh Từ đó xuất hiện những nhân tố mới, những kinh nghiệm hay để góp phần thực hiện thắng lợi đường lối giáo dục và đào tạo của Đảng
Cuốn “Về vấn đề giáo dục – đào tạo” của Phạm Văn Đồng, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999 Một lần nữa khẳng định vai trò của giáo dục, khẳng định sự nghiệp giáo dục và chính sách giáo dục của Đảng và nhà nước ta có tầm quan trọng hàng đầu, các cơ quan có thẩm quyền và mọi người, mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước đề phải coi giáo dục là quốc sách
Trang 14hàng đầu Cuống sách còn khẳng định giáo dục là tương lai của dân tộc,
tương lai của con người, của mọi người trên quan điểm “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người” Tác giả
Phạm Văn Đồng cũng nêu rõ Nhà nước phải nâng cao năng lực quản lý của mình, đề ra những chủ trương, chính sách động viên mọi nguồn lực để giáo dục đi trước một bước, góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Các đoàn thể phải tăng cường hoạt động về nhiều mặt, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển giáo dục
Hay bài viết: Phát triển mạnh mẽ giáo dục – đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước của Đỗ Mười, đăng trên tạp chí Nghiên cứu
giáo dục (tháng 1/1996) Bài viết đã khẳng định: muốn đưa sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước nhanh chóng đến thắng lợi thì dứt khoát phải phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Các công trình khoa học về tổng kết thực tiễn quá trình giáo dục đào tạo như: Tổ chức Văn hóa – Khoa học – Giáo dục của Liên Hợp Quốc
(UNESCO), Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) với dự án: Nghiên cứu tổng thể giáo dục – đào tạo, phân tích nguồn nhân lực VIE89/022
và dự án: Báo cáo đánh giá tình hình giáo dục và đạo tạo của Việt Nam hiện nay được tiến hành trong 2 năm (1991 – 1992); Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước, của Đỗ Mười, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1995
Dưới góc độ khoa học lịch sử, những năm gần đây cũng đã có một số luận văn, luận án của học viên chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu về sự lãnh đạo của một số Đảng bộ địa phương trong việc
thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo như: Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từu năm 1997 đến năm 2006
của tác giả Vũ Thị Huệ, luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội,
2011 Luận văn đã nêu bật được thực trạng giáo dục và đào tạo tỉnh Nam
Trang 15Định trước năm 1997, yêu cầu cần phải đổi mới giáo dục đào tạo của cả nước nói chung và giáo dục đào tạo ở tỉnh Nam Định nói riêng Luận văn cũng chỉ
ra chi tiết quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong việc đề ra chủ
trương, biện pháp phát triển giáo dục và đào tạo Hay luận văn Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 1991 đến năm 2000
của tác giả Lương Thị Hòe, luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998…
Những công trình nghiên cứu về giáo dục phổ thông
Với một số công trình nghiên cứu chuyên khảo đã xuất bản như: 35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông của tác giả Võ Thuận Nho đã
thể hiện những quan điểm chung, những nhận định chung nhất về nền giáo dục Việt Nam trong đó giáo dục phổ thông với tư cách là một bậc học cần có nhiều sự quan tâm để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đất nước đổi mới
Ngoài ra còn một số bài đăng trên các tạp chí như: Một cơ hội để đánh giá thực trạng giáo dục THPT của TS Hồ Thiệu Hùng đăng trên báo tuổi trẻ ngày 10/2/2003; Phát huy việc tự học trong trường phổ thông trung học của
GS.VS Nguyễn Cảnh Toàn đăng trên báo Giáo dục và Thời đại ngày
10/2/2003; hay Chất lượng giáo dục phổ thông – một vấn đề cấp bách của
GS.VS Nguyễn Cảnh Toàn đăng trên báo Văn nghệ ngày 11/10/2003…Đây
là những bài viết đưa ra những nhận định về giáo dục phổ thông, đồng thời đưa ra được một số giải pháp nhằm phát huy ý nghĩa, vai trò của giáo dục phổ thông trước yêu cầu mới của thời kỳ đổi mới đất nước Đồng thời phân tích những thành tựu, hạn chế của giáo dục và đào tạo nước ta trong đó có giáo dục phổ thông qua những năm đầu thực hiện đổi mới, chỉ ra nguyên nhân và những giải pháp khắc phục để giáo dục phổ thông có được bước phát triển mới thực sự trở thành quốc sách hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội
Trang 16Ngoài ra còn một số những luận văn, luận án, khóa luận…đề cập đến
giáo dục phổ thông như: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông trong thời kỳ 1986 – 2003, luận văn thạc sĩ Lịch sử của
Vũ Thị Kim Tiến, Hà Nội, 2005, Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 1996 – 2006, luận văn thạc sĩ Lịch sử của Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Hà Nội, 2009 Hay Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010, luận văn thạc
sĩ Lịch sử của Trương Thị Nguyệt, Hà Nội 2011…Những đề tài đó đều xuất phát từ thực trạng giáo dục phổ thông, đặc điểm tình hình và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặc thù của địa phương mình để đưa ra những nhận định
và đề xuất yêu cầu đối với giáo dục phổ thông để phát triển hơn nữa, đáp ứng yêu cầu về lao động phổ thông và lao động phục vụ cho phát triển kinh tế tại địa phương mình
Nhìn chung, những công trình đã nghiên cứu phong phú, đa dạng, nội dung và phạm vi nghiên cứu, đều nhằm tìm phương hướng cho sự phát triển giáo dục phổ thông của từng địa phương cũng như cả nước Những công trình nghiên cứu và bài viết được công bố đã giúp chúng ta hiểu phần nào về thực trạng giáo dục phổ thông với nhiều thông tin quý báu, bổ ích Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông trong những năm từ 1997 đến năm 2012 thì chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và cụ thể
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Lập Thạch lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông ở huyện từ năm 1997 đến năm 2012, qua đó góp phần tổng kết công tác lãnh đạo của Đảng bộ huyện về lĩnh vực giáo dục, hướng đến nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ huyện cũng như chất lượng giáo dục phổ thông của huyện trong những năm tiếp theo
Trang 173.2 Nhiệm vụ
- Khảo sát điều kiện tự nhiên – xã hội của huyện Lập Thạch; những yếu
tố tác động đến sự phát triển của giáo dục phổ thông của huyện
- Hệ thống hóa những chủ trương của Đảng bộ huyện về phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện từ năm 1997 đến năm 2012
- Khảo sát kết quả thực hiện chủ trương Nghị quyết của Đảng bộ huyện
về phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2012
- Phân tích, đánh giá kết quả đạt được (thành tựu, hạn chế, nguyên nhân) trong lĩnh vực phát triển giáo dục phổ thông của huyện từ năm 1997 đến năm 2012 và rút ra kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đối với vấn đề phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) trong lĩnh vực phát triển giáo dục phổ thông ở huyện Lập Thạch
từ năm 1997 đến năm 2012
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Lập Thạch về vấn đề phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện bao gồm: Giáo dục tiểu học, giáo dục THCS, giáo dục THPT
Về thời gian: Từ năm 1997 đến 2012 (Từ khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc đến nay)
Về không gian: Địa bàn huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc)
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu
- Hệ thống văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2012 về giáo dục phổ thông, những bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo
Trang 18- Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, của Đảng bộ huyện Lập Thạch từ năm 1997 đến năm 2012
- Các báo cáo tổng kết hàng năm của Phòng giáo dục huyện, của UNBD huyện lập Thạch
- Các công trình nghiên cứu, khảo sát thực tế của các tác giả đã được công bố
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quản điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: so sánh, thống
kê, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn…
6 Đóng góp của luận văn
Góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyện Lập Thạch
về phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện từ năm 1997 đến năm
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết
Chương 1: Quá trình lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ huyện Lập Thạch từ năm 1997 đến năm 2005
Chương 2: Quá trình lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ huyện Lập Thạch từ năm 2006 đến năm 2012
Chương 3: Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những kinh nghiệm lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ huyện Lập Thạch trong những năm từ 1997 đến năm 2012
Trang 19CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN LẬP THẠCH TỪ
NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005
1.1 Khái quát về huyện Lập Thạch và Đảng bộ huyện Lập Thạch
1.1.1 Khái quát về huyện Lập Thạch
Lập Thạch là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc Trong sách Địa chí Việt Nam, nhà sử học Phan Huy Chú có viết: “ Lập Thạch thuộc phủ Tam Thái, trấn Sơn Tây, Lập Thạch là đất khoa mục nhất trong năm huyện Trong phủ thì Lập Thạch và Bạch Hạc là giàu nhất”, Lê Quý Đôn đã viết: “Thật là sơn bao, thủy bọc” [26;7] nghĩa là núi sông bao bọc, trù phú Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Lập Thạch, cách trung tâm tỉnh khoảng 20km về phía đông nam Huyện bao gồm 38 Xã và Thị trấn Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 41.205,8 ha (chiếm 30% diện tích tỉnh Vĩnh Phúc) Trong đó, đất nông nghiệp là 16.796,57 ha; đất lâm nghiệp là 13.228,44 ha; đất chuyên dùng là 4.261,58 ha; đất chưa sử dụng và sông, núi,
đá là 6.396,75 ha Huyện Lập Thạch nằm trong tọa độ địa lý 105 độ 30’ – 105
độ 45’ kinh độ đông và 21 độ 10’ – 21 độ 30’ vĩ độ Bắc Phía bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang; phía đông bắc giáp huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên; phía Đông, đông nam giáp huyện Tam Dương và huyện Vĩnh Tường; phía tây giáp huyện Phù Ninh và tây nam giáp thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ
Lập Thạch là vùng tiếp giáp giữa Đông bắc và Tây bắc Việt Nam, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều về hè và khô lạnh vào mùa đông Khí hậu được chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân – hạ - thu – đông Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 – 23 độ C (cao nhất vào các tháng 6,7,8 và lạnh
Trang 20vào tháng 12,1,2 Khí hậu Lập Thạch thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi cho phép phát triển nền nông nghiệp đa dạng Là huyện miền núi nên địa hình, địa mạo khá phức tạp, xen kẽ đồi gò là những dải ruộng hẹp, khe lạnh, núi non, làng mạc Vùng núi gồm 15 xã tập trung ở phía bắc Lập Thạch, vùng đất giữa gồm 9 xã, đồng ruộng xen kẽ với đồi gò; vùng đất trũng gồm 15 xã ven sông Lô và sông Phó Đáy
Về địa lý hành chính: dưới thời Nguyễn thế kỉ XIX, vua Minh Mệnh đổi trấn thành tỉnh, Lập Thạch vẫn thuộc phủ Tam Đái, tỉnh Sơn Tây Cuối thế kỉ XIX, nhà Nguyễn kí điều ước Pa tơ nốt với thực dân Pháp xâm lược Thực hiện chính sách “chia để trị” thực dân Pháp tiếp tục chia cắt và xáo trộn các huyện, các xã ở Bắc kỳ để thành lập các trung tâm cai trị mới Các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên bị cắt xén bớt đi, các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc yên lần lượt ra đời
Tên huyện Lập Thạch có từ đời Trần Thiếu Đế, năm Kiến Tân thứ 2 (1399) thuộc châu Tam Đái, lộ Đông Đô Ngày 6/1/1890 toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Vĩnh Yên Thi hành nghị định này, ngày 20/10/1890, thực dân Pháp tách phủ Vĩnh Tường và 5 huyện: Lập Thạch, Bạch Hạc, Tam Dương, Yên Lạc, Yên Lãng khỏi tỉnh Sơn Tây, tách huyện Bình Xuyên khỏi tỉnh Thái Nguyên và một phần huyện Kim Anh khỏi tỉnh Bắc Ninh, sáp nhập với nhau thành đạo Vĩnh Yên, lỵ sở đặt tại Hương Canh (Bình Xuyên) Ngày 29/12/1899 do tình hình chống đối liên miên của dân chúng và sự cần thiết phải can thiệp trực tiếp vào cuộc cai trị, bọn thống trị phải lập lại tỉnh Vĩnh Yên, tỉnh lỵ đặt tại xã Tích Sơn (huyện Tam Dương) Huyện Lập Thạch thuộc tỉnh Vĩnh Yên Ngày 12/2/1950 Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Nghị định số 03/TTg về việc hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc Thi hành Nghị định này, tháng 2/1950 tại thôn Sơn Kịch (xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch) đã diễn ra hội nghị hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 21Từ đó huyện Lập Thạch trong tỉnh Vĩnh Phúc Tháng 3/1968 thi hành nghị quyết của Quốc hội, tỉnh Vĩnh Phúc được hợp nhất với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, huyện Lập Thạch trong tỉnh Vĩnh Phú
Ngày 23/11/1995 Chính phủ ra nghị định số 82/CP về việc thành lập thị trấn Lập Thạch (đơn vị hành chính có sở là huyện lỵ của huyện Lập Thạch) trên cơ sở chia tách xã Xuân Hòa thành hai đơn vị là thị trấn và xã Xuân Hòa mới Theo đó thị trấn Lập Thạch có 414 ha diện tích tự nhiên và 4,700 nhân khẩu, xã Xuân Hòa (mới) có 1.321,62 ha diện tích tự nhiên và 7.290 nhân khẩu Theo nghị định 82/Cp từ ngày 1/1/1996 thị trấn Lập Thạch và xã Xuân Hòa bắt đầu làm việc theo đơn vị hành chính mới Như vậy, đến năm 1996 huyện Lập Thạch có 39 đơn vị hành chính cơ sở (38 xã và một thị trấn) Ngày 10/6/2003 UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định số 2159/QĐ – UB công nhận các thôn và tổ dân phố hiện có của tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó huyện Lập Thạch
có 411 thôn thuộc 38 xã và 11 tổ dân phố thuộc thị trấn Lập Thạch
Lập Thạch hiện nay là một trong những huyện nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc Chiếm 14,05% về diện tích tự nhiên và 10,73% về dân số, năm 2010 tổng giá trị gia tăng VA (giá 1994) của Lập Thạch trên 557 tỷ đồng, bằng 5,46% tỉnh Vĩnh Phúc VA (giá HH) bình quân đầu người của huyện đạt trên 32% chỉ tiêu trung bình của tỉnh.Trong giai đoạn 2000 - 2010, kinh tế - xã hội Lập Thạch đã có nhiều chuyển biến tích cực: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2000 - 2010 đạt 15,40%/năm Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng tích cực Năm 2010 tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản còn chiếm 41,57% giảm 17,64%; công nghiệp - xây dựng chiếm 25,86% tăng 14,90%; dịch vụ - thương mại chiếm 32,57% tăng 2,74%
so với năm 2000 Tuy nhiên sự chuyển dịch kinh tế còn chậm chưa phù hợp với tiềm năng của Huyện Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2000 -
2010 của huyện Lập Thạch đạt 15,36% cao hơn của tỉnh Vĩnh Phúc 0,1% Dân số trung bình năm 2010 là 118.772 người, trong đó thành thị có 12.515
Trang 22người (chiếm 10,54% dân số toàn huyện), nông thôn 106.257 người, chiếm 89,46%.[26;134]
Mật độ dân số trung bình 686 người/km2 Dân cư phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính Mật độ dân số cao nhất là thị trấn Lập Thạch (1690 người/km2
), tiếp đến là xã Triệu Đề (1247 người/km2) Thấp nhất là xã Vân Trục (341 người/km2
) Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2010 là 63.556 người chiếm trên 53% tổng dân số Lực lượng lao động trên địa bàn Huyện là khá dồi dào nhưng chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, lao động phổ thông chiếm trên 78% Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 22% Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới đạt 85
- 87,5% Hiệu quả lao động nhìn chung còn thấp
Là vùng đất cổ kính nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Lập Thạch là nơi sinh tụ của người Việt cổ Có tên từ thế kỷ XIII, là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng và danh nhân văn hoá làm phong phú thêm cho lịch sử phát triển của huyện, của tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kỳ chống ngoại xâm và xây dựng đất nước Trên địa bàn có các lễ hội như lễ "bắt trạch trong chum", "leo cầu" tại đình làng Thạc Trục; tục "đá cầu", "cướp phết" tại xã Bàn Giản biểu hiện tín ngưỡng phồn thực rõ rệt Bên cạnh những phong tục, lễ hội cổ sơ đó là những kiến trúc nổi tiếng như đình làng Sen Hồ Ngoài những phong tục, tập quán trên địa bàn huyện còn có những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng hấp dẫn khách du lịch như khu hồ Vân Trục, với những cánh rừng nguyên sinh và văn hoá ẩm thực đặc trưng giàu bản sắc văn hóa như bánh Gạo Rang ngon nổi tiếng tại xã Tiên Lữ, bánh làm từ các loại khoai phơi khô Đặc biệt,
có món ăn đặc trưng của Lập Thạch đó được đưa vào "chuyện lạ Việt Nam" như phong tục ăn đất sét hun khói
Từ xa xưa lập Thạch là vùng núi cao, rừng rậm, có vị trí đặc biệt tiếp giáp với đỉnh của tam giác đồng bằng châu thổ sông Hồng Đất đai màu mỡ, rừng có nhiều lâm sản quý giá, giao thông thuận lợi Dân cư Lập Thạch có
Trang 23nhiều nguồn gốc khác nhau Trước hết là người Việt cổ cư trú ở vùng đất Lập Thạch rất lâu đời, nay là dân tộc Kinh đã có lịch sử hàng ngàn đời Vào cuối năm 1964 và năm 1965 tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành “kiểm kê phổ thông di tích lịch sử” (đợt 1), ngành khảo cổ học đã xác định ở Lập Thạch có di chỉ thời đại đồ đá mới ở xã Đôn Nhân, tiếp đó xác định Đồng Xuân (xã Xuân Hòa) có di chỉ đồ đá mới (đã tìm thấy lưỡi rìu bằng đá của người Việt cổ) Điều đó khẳng định người Việt cổ có mặt sinh sống ở vùng đất Lập Thạch từ hàng mấy ngàn năm nay Đến thế kỉ XVII có người Cao Lan, người Sán Dìu
do biến cố của triều đình nhà Thanh bên Trung Quốc, hai dân tộc này đã phiêu dạt nhập cư vào Việt Nam, trong đó có một bộ phận đã vào đất Lập Thạch sinh sống Người Cao Lan đã đến sinh sống tại xã Quang Yên, người Sán Dìu đã đến sinh sống tại xã Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương, Quang Sơn và Bắc Bình Đến cuối thế kỉ XIX có một bộ phận người Dao từ tỉnh Hòa Bình nhập cư vào Lập Thạch định cưu tại bản Thành Công (xã Lãng Công) Hiện nay trên đất Lập Thạch có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 4 dân tộc sinh sống thành cộng đồng dân cư là: người Kinh (chiếm 93,2%), Sán Dìu, Cao Lan và Dao, đồng thời còn có dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, Thái, Hoa…
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi 7/1954 dân số toàn huyện
có trên 48.000 người Đến năm 1965 dân số toàn huyện có trên 83.000 người Năm 1986, Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Với việc xóa bỏ cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp thực hiện
cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Từ đó, công tác dân số
kế hoạch háo gia đình được nhận thức sâu sắc, triển khai thực hiện sâu rộng, mạnh mẽ trong toàn huyện nên tình hình dân số đi vào thế ổn định và nhất là
từ tháng 2 năm 1992 Ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình của huyện được thành lập (nay là Ủy ban dân số- gia đình – trẻ em) công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đi vào nề nếp, tình hình dân số trên địa bàn Huyện rất ổn định, tỷ
Trang 24lệ phát triển dân số tự nhiên hàng năm giảm theo hướng tích cực Đến 31/12/2003 dân số toàn huyện là 230.485 người (tăng 1,2 lần so với năm 1985)
1.1.2 Đảng bộ huyện Lập Thạch
Tháng 2 năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai
cấp công nhân Việt Nam ra đời Ngay từ khi ra đời, Đảng với đường lối “Độc lập dân tộc”, “Người cày có ruộng” đã tập hợp được lực lượng cách mạng
rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thống nhất và xác lập vai trò lãnh đạo của mình Ở tỉnh Vĩnh Yên, sau mấy tháng thành lập, Đảng ta cử 2 đảng viên là Phan Văn Cương và Vũ Duy Cương về gây cơ sở, nhen nhóm phong trào cách mạng Nhờ có thuận lợi đã hoạt động trong nhóm Việt Nam cách mạng thanh niên trước đó ở thị xã, nên trong thời gian ngắn, 2 đồng chí mau chóng tạo được đội ngũ cốt cán làm chỗ dựa Từ những cốt cán đó, số quần chúng được giác ngộ tăng dần và cơ sở cách mạng từ thị xã lan rộng ra các vùng xung quanh như: Vĩnh Tường, Tam Dương, Yên Lạc….Từ các cơ sở cách mạng đầu tiên ở các huyện đó và sự hoạt động hăng hái của đội ngũ cốt cán trong các hội yêu nước đã ảnh hưởng lớn đến huyện Lập Thạch Nhưng từ sau khởi nghĩa giành chính quyền, công tác xây dựng Đảng bộ tỉnh nói chung và các huyện thị nói riêng chưa được Tỉnh ủy quan tâm đúng mức, nhất là công tác tuyên truyền phát triển giáo dục, bồi dưỡng đối tượng phát triển Đảng Khuyết điểm đó được Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Yên tháng 5/1946 nghiêm khắc phê bình Căn cứ vào số lượng đảng viên và yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới, ngày 12/11/1946 Tỉnh ủy Vĩnh Yên quyết định thành lập Huyện ủy lâm thời Lập Thạch do đồng chí Hoằng Bắc Dũng làm Bí thư
Sau khi được thành lập Đảng bộ huyện Lập Thạch thường xuyên coi trọng công tác phát triển Đảng Hàng tháng huyện ủy đều giao chỉ tiêu phát triển cho các chi bộ và tổ chức lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho các đối tượng kết nạp Đảng do cơ sở yêu cầu Trong những năm đầu kháng chiến chống
Trang 25thực dân Pháp, Lập Thạch là huyện được chọn làm khu căn cứ, nên nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân trong huyện rất nặng nề Ngoài việc xây dựng địa phương về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quốc phòng, Đảng bộ và nhân dân còn ra sức khắc phục khó khăn để chuẩn bị tiếp nhận nhiều cơ quan, đơn
vị bộ đội và đồng bào tản cư đến Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (5/1954) kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược (1945- 1954) Theo tinh thần Hiệp định Giơ – ne- ver, đất nước ta tạm thời chia cắt làm 2 miền Trước tình hình đó, từ ngày 5 đến ngày 7/9/1954 Bộ
Chính trị họp và đề ra nhiệm vụ trước mắt của Đảng là: “ Đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến để củng cố hòa bình,
ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng Quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, nhằm củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc” [84;
99] Bước vào thực hiện nhiệm vụ cách mạng của thời kỳ mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Lập Thạch đã có những thuận lợi cơ bản nhằm ra sức thi đua phấn đấu, cùng với miền Bắc là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền
Nam Gắn nhiệm vụ chiến đấu với sản xuất, thực hiện khẩu hiệu “Tay cày, tay súng”, “Mỗi người làm việc bằng hai tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “Tất
cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” [84; 141] Trong chiến công chung của của toàn dân tộc đánh cho “Mỹ cút”, Lập Thạch làm tốt
nhiệm vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn Năm 1972, huyện gửi ra chiến trường 1.165 thanh niên nhập ngũ, 287 thanh niên xung phong làm nhiệm vụ mở đường nơi tuyến lửa khu IV và trên nước bạn Lào anh em, đóng góp 6.181 tấn lương thực và hàng trăm tấn thực phẩm Với những đóng góp như vậy, 8 năm liên tục huyện Lập Thạch được tỉnh xếp loại là đơn vị khá Nhìn lại 20 năm vừa xây dựng XHCN, vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mặc dù còn những tồn tại khuyết điểm, nhưng về cơ bản Đảng bộ và nhân dân
Trang 26Lập Thạch đã nắm vững mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng của Đảng là độc lập dân tộc và XHCN Giữ vững ổn định phát triển sản xuất, trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một hậu phương đối với tiền tuyến lớn miền Nam, góp phần cùng đồng bào cả nước đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ đi tới thắng lợi hoàn toàn
Hòa bình lập lại, đất nước bước sang một trang mới cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội Với tinh thần: Vững vàng, đoàn kết, vượt qua mọi thử thách gian nan, Đảng bộ huyện lãnh đạo nhân dân các dân tộc Lập Thạch tiếp tục khẳng định ý chí của toàn Đảng, toàn dân kiên định con đường đổi mới
của Đảng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV đã nêu: “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, tổ chức cán bộ, về chất lượng đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng Nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, khai thác tốt mọi tiềm năng của một huyện nông- lâm- công nghiệp, tập trung sức xây dựng thực hiện 4 chương trình phát triển kinh tế - xã hội Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật,
ổn định sản xuất, ổn định đời sống nhân dân Giữ vững an ninh chính trị phát triển kinh tế - xã hội Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, ổn định sản xuất,ổn định đời sống nhân dân.Giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự xã hội, tích cực xây dựng nếp sống mới, con người mới XHCN” [84;227] Trên con
đường đổi mới thực hiện nghị quyết Đại hội VI của Đảng vượt qua bao gian nan thử thách của một huyện nghèo, đời sống nhân dân khó khăn, trình độ dân trí thấp, Đảng bộ huyện Lập Thạch trực tiếp lãnh đạo nhân dân một lòng một
dạ theo Đảng, dũng cảm kiên cường chống thiên tai đói nghèo, lạc hậu…đi tới
ấm no hạnh phúc Thực trạng kinh tế, xã hội của huyện đã khởi sắc, chính trị
ổn định, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Đó là những thành tựu
cơ bản nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng và nhân dân Lập Thạch tiếp tục
Trang 27vững bước đi trên con đường đổi mới thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”
1.2 Tình hình giáo dục phổ thông của huyện Lập Thạch trước năm 1997
Thế kỷ XXI đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với giáo dục nói chung Để đáp ứng kịp thời những yêu cầu đó và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả
sự nghiệp giáo dục, Nhà nước đã ban hành luật Giáo dục năm 2005 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và thay thế Luật Giáo dục năm 1998, Luật Giáo dục năm 2005 quy định trong Điều 26, giáo dục phổ thông bao gồm:
+ Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm Tuổi của học sinh vào lớp một là sáu tuổi
+ Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín Học sinh vào lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học,
có tuổi là mười một tuổi
+ Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai Học sinh vào lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi” [85; 74]
Huyện Lập Thạch là huyện có bề dày lịch sử giữ nước Nơi đây có Đầm Miêng, một căn cứ của tiền Lý Nam Đế chống giặc Lương (thế kỷ VI),
có núi Sáng, đồn Lũy của Hoàng Hoa Thám đánh Pháp ( đầu thế kỉ XX), có chiến khu kháng Nhật thời tiền khởi nghĩa năm 1945, là căn cứ địa vững chắc của tỉnh Vĩnh Phúc, là hậu phương an toàn của nhiều cơ quan, đơn vị bộ đội, bệnh viện, trường học…của Trung ương, của tỉnh trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) là nơi mỗi tên làng, tên núi, tên sông đều là di tích lịch sử nổi tiếng một thời, nơi sản sinh nhiều người con ưu tú mà tên tuổi đều gắn liền các chiến công chói lọi:
Bà chúa Bầu, An Bình công chúa, vợ chồng Lê Tuấn và Thục Nương, ba anh
em Nguyễn Tuấn, Nguyễn Trĩ, Nguyễn Lĩnh thời Hai Bà Trưng đánh Tô
Trang 28Định, đánh Mã Viện; Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, người có công lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (thế kỷ XV), Phùng Quang Phong, Hà Văn Chúc, Trần Kim Xuân, Lê Xuân Tấu (anh hùng quân đội nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ) và Triệu Xuân Hòa (anh hùng quân đội nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ Quốc)
Huyện Lập Thạch có một nền văn hóa dân gian đa dạng, phong phú, đặc sắc Cùng với tháp Bình Sơn một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo thời Lý – Trần, hát Trống Quân (Đức Bác), một làn điệu dân ca song hành với hát Xoan, hát Ghẹo cổ xưa, là các lễ hội Cướp Phết (Bàn Giản), lễ hội Chọi Trâu (Hải Lựu), các phường chèo Cao Phong, Đình Chu, Đồng Thịnh, Nhân Đạo, Tử Du…
Lập Thạch là đất văn hiến Thời phong kiến huyện có 22 tiến sỹ Nho học, chiếm gần 1/4 số lượng cả tỉnh, riêng xã Sơn Đông có tới 12 vị, làng Hoàng Chung có một vị đỗ “Lưỡng Quốc tiến sỹ” đã góp công định ra luật lệ của nhà Hậu Lê Trong kháng chiến chống Pháp, Lập Thạch là cái nôi của trường trung học đầu tiên của Vĩnh Phúc, là nguồn bổ sung giáo viên tiểu học cho nhiều xã ở vùng giải phóng năm 1954 của tỉnh Sau cách mạng tháng Tám bên cạnh phát triển bình dân học vụ, Đảng bộ huyện Lập Thạch đã chú ý phát triển hệ thống giáo dục phổ thông Trường tiể học đầu tiên của huyện Lập Thạch được thành lập năm 1946 tại phố Vọng Sơn xã Triệu Đề có từ lớp
1 đến lớp 4 Đến những năm 1947 – 1954 giai đoạn này các trường tiểu học được phát triển mạnh mẽ, thực dân Pháp nhảy dù xuống Việt Trì (Phú Thọ) và một số nơi ở Phúc Yên – Vĩnh Yên Lập Thạch là vùng tự do đã tiếp nhận dân tản cư từ Hà Nội, Sơn Tây…đến nên yêu cầu học tập ngày càng lớn Năm
1954 toàn huyện có 20 trường tiểu học với số học sinh là 8.280 em với trên
200 giáo viên, chủ yếu là giáo viên dân lập Trường phổ thông cấp II đầu tiên của huyện được thành lập là trường Nguyễn Thái Học, đây là trường của tỉnh tản cư đặt tại xã Tử Du năm 1949 Về sau do chiến tranh nên trường chuyển
Trang 29về thôn làng Han xã Ngọc Mỹ (1950) Đến năm 1952 trường mở thêm 2 lớp
8 trở thành trường cấp 2 -3 Nguyễn Thái Học Sau hòa bình lặp lại, trường chuyển về thị xã Vĩnh Yên (nay là trường THPT Trần Phú) Trường cấp III đầu tiên của huyện là trường Ngô Gia Tự, được thành lập tại xã Xuân Hòa (nay là thị trấn Lập Thạch) năm 1962, toàn trường có 5 lớp với trên 300 học sinh, lúc mới thành lập trường chủ yếu là tranh tre, nứa lá Đến năm 1969 do yêu cầu học tập ngày càng cao, huyện đã mở thêm trường THPT Liễn Sơn, với 8 lớp và 410 học sinh Tổng kết phong trào giáo dục trong 4 năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 – 1968) 20 trường phổ thông trong huyện đạt danh hiệu tiên tiến Trường cấp 2 Bắc Bình là lá cờ đầu trong phong trào giáo dục cấp 2 của tỉnh, toàn huyện có 8 tổ giáo viên đạt tiên tiến,
39 chiến sĩ thi đua, 5 tổ lao động XHCN Thực hiện lời dạy của Thủ tướng
Phạm Văn Đồng: “Trường ra trường, lớp ra lớp”, năm 1985 toàn huyện đầu
tư 1.739.000 đồng, xây mới 22 phòng học, đưa 76% phòng học được ngói hóa bằng ngân sách xã và đóng góp xây dựng của nhân dân Thực hiện Nghị quyết 14/TW về cải cách giáo dục, từ năm học 1981 – 1982 các trường cấp I sáp nhập với cấp II thành trường phổ thông cơ sở (từ lớp 1 đến lớp 9), do vậy toàn huyện còn 38 trường THCS và 3 trường cấp III, với số lượng học sinh phổ thông các cấp là 44.555 em Ngày 7/9/1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 115 và Chỉ thị số 05 ngày 27/3/1982 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phú quy định cán bộ cấp huyện phải có trình độ văn hóa hết cấp III Chấp hành chỉ thị cấp trên, năm học 1981 – 1982 trường dân chính huyện được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 trường: Bổ túc văn hóa huyện, vừa học vừa làm cấp II – III Liễn Sơn, Đồng Thịnh
Trong nững năm từ 1986 đến năm 1990 về công tác giáo dục,nổi bật là xây dựng cơ sở vật chất, trường học, chăm lo đời sống giáo viên, giữ vững và phát triển quy mô các cấp học, ngành học Riêng ngành học phổ thông, số học sinh năm học 1989 – 1990 tăng 18%, số lớp tăng 13% so với năm học 1985-
Trang 301986 Năm học 1986 – 1987 UBND tỉnh Vĩnh Phú ra quyết định thành lập trường PTTH Trần Nguyên Hãn (đặt tại xã Triệu Đề) với 8 phòng học, 1 nhà điều hành, một nhà ở giáo viên tiêu chuẩn cấp 4; tổng kinh phí 60 triệu đồng
do nhân dân và ngân sách của các xã đầu tư Như vậy, trên địa bàn huyện đến năm 1987 đã có 4 trường THPT là các trường: Ngô Gia Tự, Liễn Sơn, Sáng Sơn, Trần Nguyên Hãn Các trường THPT Ngô Gia Tự, Trường THPT Sáng Sơn thực hiện tầng hóa và trường THPT Liễn Sơn, Trần Nguyên Hãn thực hiện ngói hóa Đây là những trung tâm văn hóa lớn của huyện đào tạo những con người có kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, có ý thức làm chủ tập thể, tạo nguồn nhân lực vừa hồng vừa chuyên cho quê hương đất nước
Trong những giai đoạn hiện nay ngành giáo dục và đạo tạo của cả nước nói chung và của Lập Thạch nói riêng có những thuận lợi hết sức cơ bản: Tư tưởng chỉ đạo của Đảng về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, được thể hiện rõ trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII: giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển Giáo dục và đào tạo là bộ phận quan trọng hàng đầu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và cả nước
Trong những năm 1986 – 1996 tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay thuộc tỉnh
Vĩnh Phú cũ Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) Vĩnh Phú cùng cả nước bước vào thời kỳ đổi mới Bên cạnh những chuyển biến về kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo của Vĩnh Phú đã có những chuyển biến đáng kể trong việc thực hiện đường lối đổi mới giáo dục của Đảng
Phát huy kết quả của những năm trước, công tác giáo dục của huyện Lập Thạch tiếp tục giữ được ổn định Trong các năm 1987 – 1990, ngành giáo dục tập trung vào nhiệm vụ củng cố và từng bước phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông trong toàn huyện Trong giai đoạn này cả nước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng
Trang 31XHCN, nên đã tác động mạnh mẽ đến ngành giáo dục cả nước nói chung và giáo dục Lập Thạch nói riêng Năm 1990 trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện được thành lập trên cơ sở 2 trường: trường dân chính và trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ huyện “Trung tâm đã làm tốt chức năng là bồi dưỡng văn hóa, nghiệp vụ cho cán bộ và giáo viên trẻ, đào tạo giáo viên cấp I, cấp II thuộc hệ mở rộng của trường sư phạm tỉnh (hệ B) và làm tốt nhiệm vụ
bổ túc văn hóa, bồi dưỡng một lớp cốt cán dạy trẻ khuyết tật được 57 học viên, bồi dưỡng 173 giáo viên về phương pháp dạy sau cải cách giáo dục, bồi dưỡng 52 cán bộ quản lý cấp I, II, bồi dưỡng 27 thanh niên nông thôn về công tác quản lý điện ở xã”[26;325]
Trong những năm từ 1980 – 1983 nhập các trường cấp I với cấp II thành trường phổ thông cơ sở, đến năm 1991 tách cấp I và cấp II riêng “Đến năm 1995 toàn huyện có 40 trường cấp I với 35.973 học sinh, so với năm
1975 tăng 10.858 học sinh” [26;325] Giai đoạn này thực hiện giáo dục phổ cập đúng độ tuổi Đến tháng 3/1991 Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phú công nhận huyện Lập Thạch đã hoàn thành phổ cập cấp I đúng độ tuổi Từ năm
1991 đến 1995 toàn huyện giảm 11 trường cấp II (từ 38 trường còn 27 trường, trong đó có 3 trường sáp nhập với cấp III gọi là trường cấp II – III) Giai đoạn đầu tỉ lệ học sinh giảm, năm 1995 học sinh cấp II chỉ còn 11.579 học sinh, sau đó tỷ lệ học sinh đi học ngày càng được nâng lên, cơ sở vật chất được đầu tư tốt hơn, trường lớp được ngói hóa và tầng hóa (trong 5 năm 1991 – 1995 đã có 14 trường cao tầng với 114 phòng học ở các xã: Phương Khoan, Thái Hòa, Xuân Hòa…) Trong toàn huyện đã chấm dứt tình trạng học 3 ca trong ngày Đội ngũ giáo viên được ổn định, ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, năng lực sư phạm của giáo viên được nâng lên từng bước,
“100% giáo viên theo học chương trình bồi dưỡng chu kỳ thường xuyên (1992 – 1996) Đến năm 1995 tổng số giáo viên cấp I, cấp II là 1.447 trong đó
có 1.413 giáo viên đạt chuẩn hóa chiếm 97,7%.”[26;325]
Trang 32Sau 10 năm đổi mới, giáo dục phổ thông Vĩnh Phú nói chung và giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch nói riêng đã có những thay đổi cơ bản về hệ thống trường lớp và chất lượng giáo dục Vào thời điểm tái lập tỉnh (năm 1997), giáo dục Lập Thạch có những thuận lợi là được kế thừa các kết quả đã đạt được trong thời kỳ hai tỉnh hợp nhất Tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém trong ngành giáo dục phổ thông đó là: vốn là huyện miền núi, kinh tế còn lạc hậu nên co sở vật chất đầu tư cho giáo dục còn hạn chế; chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức các môn xã hội và nhân văn còn thấp; giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề còn hạn chế; đội ngũ giáo viên nhất là giáo viên THPT còn thiếu, chưa đồng bộ, lại ít giáo viên giỏi; trang thiết bị trường học còn hạn chế, nghèo nàn, lạc hậu và không đồng bộ; trong trường học còn có những biểu hiện tiêu cực, nhất là trong thi cử, trong việc dạy thêm, học thêm chưa quản lý…
Nguyên nhân của những hạn chế là do nhiều yếu tố: công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém, nhất là việc quản lý chương trình, nội dung, chất lượng dạy học; chưa có những biện pháp tích cực để phát hiện, xử lý khắc phục kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong ngành giáo dục; chưa có cơ chế thích hợp để thực hiện có hiệu quả việc phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội trong việc tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh…Những hạn chế trong giáo dục phổ thông là lực cản bước phát triển của huyện về mọi mặt Yêu cầu khách quan đặt ra là cần có nhận thức đúng để tìm ra giải pháp, bước đi phù hợp trong phát triển giáo dục phổ thông của huyện Đây là cơ sở cho Lập Thạch nói riêng và Vĩnh Phúc nói chung cùng cả nước đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.3 Lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ huyện Lập
Thạch từ năm 1997 đến năm 2005
Trang 331.3.1 Một số vấn đề đặt ra đối với Đảng bộ huyện Lập Thạch trong việc lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông ở huyện
1.3.1.1 Vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính
Trải qua các thời kỳ lịch sử, Vĩnh Phúc đã có nhiều thay đổi về địa lý hành chính Vĩnh Phúc trước đây là hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên Tỉnh Vĩnh Yên thành lập năm 1890 Năm 1901 tỉnh Phù Lỗ được thành lập, đến năm 1903 đổi thành tỉnh Phúc Yên Tháng 2 năm 1950 hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên hợp nhất thành một lấy tên là Vĩnh Phúc Tháng 2 năm 1968, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú Tháng 11 năm
1996 Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ mười đã thông qua Nghị quyết về việc chia tách một số tỉnh, trong đó tỉnh Vĩnh Phú được chia tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ Như vậy, sau gần 29 năm hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1997
Khi mới tái lập tỉnh, trong điều kiện là một huyện thuần nông, có vị trí xuất phát thấp, mức sống của nhân dân còn thấp so với bình quân chung của tỉnh và cả nước Hơn nữa, năm 1997 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong và ngoài nước tác động đến tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục của huyện Lập Thạch Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Nam
Á dẫn tới khủng hoảng kinh tế nhiều nước trên thế giới là những khó khăn cho nền kinh tế nói chung, trong đó có huyện Lập Thạch Những khó khăn này đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, đặc biệt là giáo dục phổ thông trong huyện Đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa chưa đồng bộ, cơ
sở vật chất phục vụ cho giáo dục thì nghèo nàn và lạc hậu Do mới tái lập nên
hệ thống các trường trọng điểm của huyện vừa mới thành lập nên chưa phát huy được tác dụng Vượt lên trên những khó khăn và thử thách đó, Đảng bộ Huyện đã lãnh đạo nhân dân tích cực đổi mới, phát huy những tiềm năng sẵn
có để đưa kinh tế và giáo dục Lập Thạch ngày càng phát triển Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, kịp thời của Sở giáo dục và đào tạo, của Phòng giáo dục
Trang 34và đào tạo, của huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Lập Thạch, giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch đã nỗ lực cao phát huy mọi tiềm
năng để phát triển toàn diện
1.3.1.2 Một số chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục phổ thông (1997 – 2005)
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển khoa học, kỹ thuật, xây dựng nền văn hóa mới và con người mới Nhà nước có chính sách toàn diện thực hiện giáo dục phổ cập phù hợp với yêu cầu và khả năng của nền kinh tế, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu” [10; 146] Về giáo dục phổ thông, Nghị quyết Trung ương 2
đã đề ra những mục tiêu chủ yếu đến năm 2020 và mục tiêu trước mắt đến năm 2000 cần: thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thẩm dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành
Nghị quyết đã nêu lên các giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trên là: tăng cường các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học, tiếp tục đổi mới nọi dung, phương pháp giáo dục và đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất các trường học, đổi mới công tác quản lý giáo dục Nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước và nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, sau khi Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) ra đời, tại kỳ họp ngày 10/12/2000, Quốc hội khóa X đã thông quan hai Nghị quyết quan trọng về giáo dục là Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết số 41/2000/QH10 về thực hiện phổ cập trung học cơ sở Tiếp đó, ngày 28/12/2000 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra Chỉ thị 61/CT –
TW “về việc thực hiện phổ cập Trung học cơ sở”, Chỉ thị nhấn mạnh: “Việc
Trang 35thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở giai đoạn 2001 – 2010 có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa IX (7/2002) đã kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, khẳng định những thành tựu đạt được, đồng thời chỉ ra những khó khăn, yếu kém, trên cơ sở đó
đề ra những định hướng lớn phát triển giáo dục và đào tạo trong những năm tiếp theo là: phát triển giáo dục toàn diện, xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; thực hiện công bằng trong giáo dục, phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Hội nghị cũng chỉ rõ những việc cụ thể cần tập trung thực hiện đó là: đổi mới mạnh mẽ
quản lý nhà nước về giáo dục; xây dựng và triển khai chương trình “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện”, tiếp tục hoàn
thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và sắp xếp, củng cố phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục; tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo đúng với yêu cầu quốc sách hàng đầu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
Trong sự nghiệp giáo dục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện Ngày 15/6/2004 Ban Bí thư Trưng ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số
40/CT – TW về việc “xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng
bộ về cơ cấu; đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lươn tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo
Trang 36nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Có thể thấy rằng, trong những năm 1997 đến năm 2005 qua các kỳ Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đại hội lần thứ IX, và các Hội nghị Trung ương đã nêu
ra những mục tiêu, giải pháp phát triển giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Giáo dục phổ thông với vai trò là bậc học tạo nền tảng cho thế hệ trẻ cả tri thức và nhân cách, tiếp tục đổi mới
1.3.2 Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ huyện Lập Thạch
Năm 1997 là năm học đầu tiên thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa 8) Thực hiện chương trình số 629/GD – ĐT của Bộ Giáo dục và đào tào Đề án số 01 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và chương trình 03 của Huyện ủy Lập Thạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 Theo đó, Huyện ủy đã đánh giá thực trạng giáo dục và đào tạo của Huyện ủy với những thành tựu đã đạt được, những khó khăn, yếu kém, chỉ ra những thành tự đạt được cũng như nguyên nguyên nhân của những hạn chế Từ những thuận lợi và khó khăn cụ thể, Huyện ủy đã xác định những nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp nhằm tạo sự phát triển toàn diện về giáo dục, phấn đấu đưa Lập Thạch trở thành một trong những huyện mạnh về giáo dục phổ thông của tỉnh, cũng như của cả nước, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Các giải pháp chủ yếu để phát triển giáo dục đó là: tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống giáo dục đảm bảo đồng bộ, xây dựng đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, tạo động lực cho người dạy, người học, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục; chấn chỉnh, đổi mới công tác quản lý giáo dục; hạn chế, tiến tới loại trừ các biểu hiện tiêu cực trong nhà trường, phát triển giáo dục miền núi và nơi có khó khăn; xã hội hóa sự nghiệp giáo dục và đạo tạo…
Trang 37Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII được tiến hành từ ngày 5 đến 7/11/1997 tại thị xã Vĩnh Yên Đại hội đề ra phương hướng chung phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm 1997 – 2000 Đối với nhiệm vụ giáo dục và đạo tạo, Đại hội đề ra các nhiệm vụ và phương hướng: thực hiện tốt Nghị quyết 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII về giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, mở rộng và phát triển quy mô giáo dục, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giáo dục, đào tạo, tập trung xây dựng những vùng giáo dục phát triển mạnh, những trường chất lượng cao; đổi mới công tác quản lý giáo dục, không ngừng cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng giáo dục toàn diện, làm tốt việc giáo dục chính trị, truyền thống, đạo đức và nhân văn, giáo dục pháp luật trong trường học, ngăn chặn tiêu cực trong nhà trường, chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm, có chính sách khuyến khích giáo viên giỏi, giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có chính sách bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ con em gia đình chính sách, con em gia đình nghèo vượt khó, huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất trường học
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lập Thạch lần thứ XVII ngày 21/11/2000 đã đánh giá những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của huyện trong những năm 1997 – 2000 cả về thành tựu và những khó khăn, hạn chế cần khắc phục Trên cơ sở đó Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho thời kỳ 2001 – 2005 Đối với giáo dục và đào tạo, Đại hội nêu
rõ phải: quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục đào tạo Trong đó nhiệm vụ của giáo dục phổ thông là: ổn định quy mô giáo dục phổ thông Đảm bảo những điều kiện cơ bản để trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi đều được đi học Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở Thực hiện tốt giáo dục hướng nghiệp phân luồng học sinh sau trung học cơ sở Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
Trang 38đủ về số lượng và chất lượng Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đổi mới công tác quản lý giáo dục, ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực Tiếp tục quán triệt giáo dục và đào tạo là quốc sách, là khâu đột phá của giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Những mục tiêu và giải pháp cho phát triển giáo dục đến năm
+ Chất lượng học sinh các cấp hàng năm tăng từ 0,2% lên 0,3%, thi tốt nghiệp tiểu học và THCS đạt 98%, tốt nghiệp THPT đạt 95%, thi đỗ đại học, cao đẳng đạt 30%, số còn lại tổ chức học một nghề Phấn đấu đến năm 2005
có 95% giáo viên mầm non đạt trình độ chuẩn, 20% giáo viên tiểu học trên chuẩn, 35% giáo viên THCS đạt trên chuẩn, 5% giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ trở lên
+ Đề nghị tỉnh nâng cấp trương THCS dân tộc nội trú thành trường cấp II, III dân tộc nội trú
+ Thành lập trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tại trung tâm huyện
Để thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS đã đề ra trong chương trình 08 của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII là Vĩnh Phúc đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS vào năm 2003, ngày 23/10/2002 Ban thường
vụ Huyện ủy Lập Thạch đã đề ra chương trình số 15/CTHD – HU trong đó có
việc “đẩy mạnh thực hiện phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn huyện” Ban
thường vụ Huyện ủy yêu cầu ban cán sự Đảng ngành giáo dục có trách nhiệm chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy
Trang 39và học, tham mưu với UBND về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi, tổng hợp kết quả; đề nghị UBND huyện ra quyết định kiểm tra, công nhận các đơn vị đạt chuẩn theo quy định chung của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; báo cáo kịp thời những khó khăn để giải quyết; tổng hợp báo cáo tình hình với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Để phối hợp thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS, Huyện ủy yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể khác như Tài chính, Lao động – Thương binh – Xã hội, Hội phụ nữ, Hội khuyến học, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…có trách nhiệm cùng phối hợp thống nhất với ngành giáo dục để giải quyết liên quan đến các vấn đề như đầu tư, hỗ trợ tài chính, biên chế và chế độ đối với giáo viên dạy bổ túc THCS, quan tâm tới những xã khó khăn và đặc biệt khó khăn, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách…
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), Đề án 01/ĐA – TU của Tỉnh ủy về giáo dục và đào tạo, chương trình 03 của Huyện
ủy Lập Thạch, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, của chính quyền các cấp
và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành các cấp, đặc biệt sự nỗ lực phấn đấu của cán bọ giáo viên trong toàn ngành giáo dục, giáo dục Lập Thạch đã đạt được những thành quả bước đầu Tuy nhiên, để đáp ứng những yêu cầu mới khi bước vào thế kỉ XIX, giáo dục đào tạo trong tỉnh nói chung và của huyện Lập Thạch nói riêng cần tiếp tục đổi mới hơn nữa Để thực hiện nhiệm vụ đó, chương trình số 15/CTHD – HU ngày 23/10/2002 của Huyện ủy Lập Thạch
“về phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2005”, sau khi đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) chương trình đã nêu rõ: so với yêu cầu trong giai đoạn mới, công tác giáo dục và đào tạo vẫn còn những yếu kém, bất cập, nhiệm vụ đặt ra là cần phải tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vì sự phát triển giáo dục, tạo sự tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng những yêu cầu cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trên
Trang 40cơ sở đó, Huyện ủy đã đề ra một số nhiệm vụ phát triển giáo dục đến năm
2005 và những giải pháp chủ yếu là:
+ Nâng cao nhận thức trong xã hội và trong ngành về vai trò, nhiệm vụ của giáo dục, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, ưu tiên dành các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển giáo dục
+ Tiếp tục hoàn thiện và đa dạng mạng lưới trường lớp, đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao và đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân
+ Đổi mới công tác quản lý giáo duc, nâng cao năng lực quản lý về giáo dục, chú trọng chất lượng công tác quản lý ở các trường học, đơn vị giáo dục đặc biệt là ở loại hình ngoài công lập
+ Phát triển đội ngũ Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý theo yêu cầu của tỉnh Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về mọi mặt
+ Tiếp tục có cơ chế, chính sách và tăng tỷ lệ đầu tư, huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục và đào tạo
+ Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đồng thời thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
Những chủ trương nêu trên của Đảng bộ huyện Lập Thạch về phát triển giáo dục phổ thông đã nhanh chóng được triển khai vào đời sống thực tiễn và định hướng cho các ban ngành, đơn vị và các cá nhân tham gia thực hiện phát triển giáo dục phổ thông trong toàn huyện
1.3.3 Quá trình Đảng bộ huyện Lập Thạch chỉ đạo thực hiện chủ trương phát triển giáo dục phổ thông
Thực hiện các chủ trương phát triểm quy mô giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng, đảm bảo các điều kiện dạy và học, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân, Huyện ủy, UBND huyện đã tăng cường chỉ đạo
về việc mở rộng quy mô trường và lớp học trên địa bàn huyện Huyện ủy, UBND và Phòng giáo dục huyện đã chỉ đạo tăng cường giáo dục toàn diện,