CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.1. Một số nhận xét
4.1.1. Từng bước đổi mới tư duy về phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế
Tư duy về phát triển CNTT của Đảng đổi mới từng bước thể hiện tập trung ở ba khía cạnh: nhận thức về khái niệm CNTT, nhận thức về vị trí và vai trò của CNTT, nhận thức về cách thức phát triển CNTT Việt Nam.
Từ rất sớm, Đảng quan tâm nắm bắt khoa học kỹ thuật công nghệ, kể cả những công nghệ mới xuất hiện. Cần lưu ý rằng, thời điểm những năm 40 cho đến hết những năm 60 của thế kỷ XX, CNTT thế giới chưa có những thay đổi có tính bước ngoặt, máy tính điện tử vẫn là những cỗ máy đồ sộ, cách sử dụng vô cùng phức tạp và không phổ biến trong xã hội. Trong khi đó, trước thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, thì từ những năm 60, Đảng và Nhà nước đã chú trọng đến khoa học và kỹ thuật hiện đại trong đó có khoa học về máy tính và ứng dụng máy tính. CNTT ở Việt Nam lúc này được hiểu là những khía cạnh có liên quan tới máy tính. Các thuật ngữ như “tin học”, “công nghệ thông tin” chưa hình thành trong tư duy lãnh đạo phát triển và cũng chưa được sử dụng trong các văn kiện của Đảng hay Nhà nước.
Đảng đã ban hành những nghị quyết nhấn mạnh vai trò của khoa học và kỹ thuật, chỉ đạo sử dụng máy tính điện tử trong các lĩnh vực then chốt, chỉ đạo cử chuyên gia đi nghiên cứu về máy tính ở nước ngoài và chỉ đạo nhập một số máy tính phục vụ nghiên cứu phát triển; Chính phủ cũng đã có những hành động cụ thể để thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng như Nghị quyết số 173-CP (1975), Nghị quyết số 245-CP (1976)… Không chỉ vậy, Đảng đã chỉ đạo xây dựng các cơ sở nghiên cứu, sản xuất vật liệu và linh kiện bán dẫn điện tử từ rất sớm như Nhà máy bán dẫn Việt Nam (Z181, 1979), Xí nghiệp linh kiện điện tử Bình Hòa (1979), Nhà máy chế tạo tụ xoay Tân Bình (1981)… Ở ngoài nước, đáng chú ý là hãng công nghệ nước ngoài như R2E của Trương Trọng Thi đã chế tạo thành công một trong những máy tính đầu tiên của thế giới từ năm 1973. Những viên gạch đầu tiên để xây dựng ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ hiện đại, công nghệ thông tin ngang tầm
của Đảng, hoạt động khoa học - kỹ thuật có tiền đề rất tốt và cũng có một số bước tiến bộ, hướng vào phục vụ sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ của các ngành các cấp, do cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, cùng với những khó khăn về đối ngoại, nên khoa học - kỹ thuật nói chung, tin học nói riêng chưa có điều kiện phát triển mạnh, nhiều cơ hội phát triển bị bỏ lỡ. Máy tính chưa trở thành một lĩnh vực được quan tâm đầy đủ. Việc sử dụng máy tính điện tử nằm chung trong khái niệm “khoa học và kỹ thuật” với quy mô nhỏ, lĩnh vực ứng dụng hẹp. Việc nghiên cứu và sử dụng máy tính chưa trở thành một ngành khoa học, một thành tố có vị trí tương đối trong nền kinh tế. Ảnh hưởng của máy tính nói riêng và CNTT nói chung với sự phát triển của đất nước và đời sống của nhân dân rất hạn chế, chưa bắt kịp nhịp độ phát triển CNTT thế giới.
Bước vào thời kỳ đổi mới, nhận thức về khái niệm CNTT, vai trò vị trí của CNTT và cách thức phát triển CNTT của Đảng ngày càng phù hợp hơn với những biến đổi không ngừng trên thế giới và ở Việt Nam.
Thứ nhất, thuật ngữ công nghệ thông tin từng bước được thống nhất nhận thức và được sử dụng chính thức trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước.
Về phía Đảng, những nhà lãnh đạo Đảng đầu tiên sử dụng thuật ngữ này là Phạm Văn Đồng (1987) [26], Võ Nguyên Giáp (1991) [22]. Năm 1994, văn kiện Đảng lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ “công nghệ thông tin” trong Bản trình bày của Bộ Chính trị số 174/TLHN ngày 30 tháng 07 về những ý kiến của Trung ương thảo luận các đề án và góp ý vào dự thảo Nghị quyết [61, tr. 550]. Tuy nhiên, ngay tại văn kiện này, thuật ngữ CNTT vẫn chưa được sử dụng thống nhất mà song song cùng nhiều thuật ngữ liên quan khác như “thông tin, viễn thông”, “điện tử, tin học”
[61, tr. 542], “thông tin liên lạc” và “ngành điện tử - tin học” [61, tr. 544]. Phải đến năm 2000, tại Chỉ thị 58-CT/TW, thuật ngữ “công nghệ thông tin” mới được sử dụng chính thức và thống nhất [4, tr. 7-21].
Trong suốt thời gian dài, thuật ngữ công nghệ thông tin có nhiều cách hiểu rất khác nhau, phản ánh những góc cạnh khác nhau của CNTT: “tin học” [50, tr.
187] [54, tr. 350] [58, tr. 389] [59, tr. 351] [60, tr. 510] [65, tr. 563] [66, tr. 455]
[67, tr. 385] [76, tr. 491, 573], “điện tử và tin học” [45, tr. 410] [53, tr. 474], “điện
tử - tin học” [49, tr. 257] [50, tr. 167] [65, tr. 561] [76, tr. 563], “điện tử, tin học”
[50, tr. 107] [51, tr. 563] [56, tr. 60] [61, tr. 542], “tin học hóa” [57, tr. 667] [63, tr.
233], “hệ thống thông tin kinh tế và khoa học, kỹ thuật” [45, tr. 414], “phương tiện thông tin, bưu điện” [46, tr. 587], “máy tính và tin học” [48, tr. 577], “mạng bưu điện quốc tế và trong nước”, “công nghiệp điện tử - tin học” [50, tr. 94, 165],
“ngành điện tử, tin học”, “hoạt động thông tin, bưu điện”, “mạng thông tin” [52, tr.
522-523], “máy tính điện tử”, “khoa học về thông tin”, “điện tử - tin học, viễn thông” [55, tr. 122, 155], “thông tin, viễn thông”, “thông tin liên lạc” và “ngành điện tử - tin học” [61, tr. 542, 544], “tin học”, “hệ thống thông tin”, “lĩnh vực điện tử - tin học” [62, tr. 186, 206], “ngành điện tử và tin học” [64, tr. 416], “thông tin liên lạc hiện đại” [65, tr. 564], “ngành điện tử - tin học”, “mạng lưới thông tin liên lạc”, “bưu chính viễn thông”, “công nghệ điện tử và tin học”, “tin học”, “điện tử”,
“vi điện tử, tin học”, “điện tử, tin học viễn thông”, “sản phẩm tin học – phần mềm phục vụ thiết kế, quản lý” [66, tr. 453, 464, 488, 509, 514-515], “công nghệ tin học”
[68, tr. 175], “công nghệ thông tin hiện đại” [22], “công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin”, “bưu chính – viễn thông”, “thông tin”, “mạng thông tin liên lạc quốc gia”, “công nghiệp bưu chính viễn thông” [76, tr. 470, 474, 554-555, 564, 562, 559]… Những thuật ngữ này cho thấy Đảng nhận thức phát triển CNTT là phát triển các yếu tố CNTT trong các lĩnh vực như khoa học về thông tin, điện tử, thông tin liên lạc, phần mềm, máy tính. Nhiều cách gọi khác nhau để chỉ những khía cạnh khác nhau của CNTT đã khiến cho việc thống nhất nhận thức, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện từ lãnh đạo cấp trung ương đến các đảng viên ở các cấp dưới gặp nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề tập trung nguồn lực trong điều kiện đất nước khó khăn đi thẳng vào các công nghệ hiện đại, công nghệ cao như CNTT.
Về phía Nhà nước, Chính phủ đã chính thức sử dụng và thống nhất sử dụng thuật ngữ “công nghệ thông tin” trong các hoạt động quản lý, điều hành của mình từ năm 1993. Nghị quyết 49/CP ngày 04-08-1993 “về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90” quy ước cách hiểu về thuật ngữ CNTT:
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn
thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Công nghệ thông tin được phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ Điện tử - Tin học - Viễn thông và tự động hoá.
Theo quan niệm này thì công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành KHCN liên quan đến thông tin và xử lý thông tin.
Như vậy, thông qua vai trò của các đảng viên đứng đầu trong bộ máy Nhà nước, thuật ngữ công nghệ thông tin đã được sử dụng chính thức, thống nhất từ năm 1993 (Nghị quyết 49/CP). Thuật ngữ này tiếp tục được Đảng sử dụng thống nhất trong Chỉ thị chuyên đề về phát triển CNTT năm 2000 (Chỉ thị 58-CT/TW) và được sử dụng thống nhất từ đó về sau. Đây không phải là sự thay đổi thuật ngữ đơn thuần mà là bước đổi mới tư duy phát triển CNTT có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn sâu sắc trước những thành tựu lớn của CNTT thế giới và nhu cầu phát triển CNTT Việt Nam.
Thứ hai, vị trí dẫn đầu cùng vai trò to lớn của CNTT được Đảng nhận thức từ rất sớm và tìm đường hướng phát huy trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng.
Đảng cho rằng CNTT là “hướng khoa học, kỹ thuật hiện đại” [45, tr. 410],
“hướng công nghệ hiện đại” [50, tr. 107] [53, tr. 474], là “ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao” [53, tr. 474], là một trong số những “ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn của đất nước” [51, tr. 563], là một “hướng công nghệ hiện đại (…) ngành công nghiệp và dịch vụ có trình độ công nghệ cao” [50, tr.
187], là “công nghệ cao” [66, tr. 514] [76, tr. 488], là “công nghệ tiên tiến, hiện đại”
[61, tr. 550] [66, tr. 464], ngành mũi nhọn, công nghệ hiện đại [66, tr. 453] [76, tr.
472], là một trong những “thành tựu khoa học, kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới”
[59, tr. 351], là “phương tiện xử lý thông tin hiện đại” [58, tr. 389], là một trong số những “lĩnh vực chủ yếu”, là “lĩnh vực công nghệ ưu tiên” [76, tr. 470, 538] trong tiến trình phát triển đất nước. Có thể thấy, dù trong thời gian đầu, thuật ngữ công nghệ thông tin được hiểu theo từng khía cạnh khác nhau nhưng vị trí công nghệ hàng đầu của CNTT luôn được khẳng định nhất quán. Năm 2000, Chỉ thị 58-
CT/TW của Đảng đã xác định CNTT là “công nghệ cao”, “là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển” và cùng với các công nghệ cao khác “đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại”. Quan điểm này tiếp tục được các Đại hội IX, X của Đảng kế thừa và quán triệt.
Đảng xác định vai trò của CNTT với tư cách là những “ngành, nghề mới”
[54, tr. 350] [55, tr. 155] thu hút nhiều lao động [66, tr. 488], góp phần tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng [76, tr. 560], gắn liền với “sự chuyển dịch lớn về cơ cấu kinh tế” [56, tr. 60], kết hợp với các khoa học khác “tạo thành sức mạnh tổng hợp trong việc giải quyết những nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội” [51, tr.
565], là một trong số “những ngành trọng yếu mà nhu cầu đòi hỏi bức bách và có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường để phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả cao” [61, tr. 542]. Dịch vụ CNTT là một trong những loại hình dịch vụ “có khả năng tạo ra nhiều và tăng nhanh nguồn GDP, trong đó có một phần quan trọng là ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt” và là loại hình dịch vụ “đặc biệt”, “sẽ có vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta, tạo ra cơ cấu kinh tế mới có hiệu quả cao” [61, tr. 541-542], “thị trường các sản phẩm công nghệ”
được coi như “một loại hàng hóa đặc biệt” [53, tr. 474]. CNTT nằm trong “chiến lược phát triển khoa học và kỹ thuật” [45, tr. 409] giữ vị trí hàng đầu trong vai trò
“động lực” [45, tr. 409] thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiếp tục tiến lên. CNTT góp phần góp phần “tăng trưởng nguồn lực con người Việt Nam, tạo ra khả năng lao động ở một trình độ mới, cao hơn nhiều so với trước đây” [59, tr. 350]. CNTT cũng có vai trò không nhỏ trong tiến trình “hiện đại hóa nhanh một số ngành sản xuất, dịch vụ và hình thành một số ngành công nghiệp mới có nhiều triển vọng” [61, tr.
550]. Với sự nghiệp CNH, HĐH và CCHC, CNTT giữ vai trò không nhỏ: là một
“nội dung cơ bản của công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập kỷ 90” [76, tr. 471], góp phần “thực hiện được quá trình CNH, HĐH theo mô hình "không tuần tự" bằng cách mạnh dạn sử dụng công nghệ cao trong những lĩnh vực trọng yếu” [66, tr. 514], CNTT phục vụ yêu cầu “điện tử hoá” và “tin học hoá”
nền kinh tế quốc dân” [65, tr. 570], là một hướng để “hiện đại hóa” “khoa học kỹ thuật nông nghiệp” Việt Nam [57, tr. 667], là một bước “hiện đại hoá công sở” [68,
tr. 175]. Không những vậy, CNTT còn góp phần “góp phần giải quyết những vấn đề cơ sở vật chất - kỹ thuật của quốc phòng và an ninh theo yêu cầu của giai đoạn mới”
[51, tr. 563]. Đến Chỉ thị 58-CT/TW (2000), vai trò của CNTT được Đảng xác định là rất to lớn, nổi bật là khả năng giải phóng sức mạnh vật chất cũng như tinh thần của đất nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển nhanh, đảm bảo an ninh quốc phòng và góp phần nhanh chóng hoàn thành CNH, HĐH.
Như vậy, mặc dù không phải ngay khi tiến hành đổi mới, Đảng đã xác định được vị trí và vai trò của CNTT một cách đầy đủ và toàn diện ngay, nhưng qua quá trình lãnh đạo cách mạng, vấn đề này dần được làm sáng tỏ, bổ sung và phát triển không ngừng, thể hiện tập trung nhất trong Chỉ thị 58-CT/TW 2000 và được vận dụng cụ thể vào quá trình hoạch định chủ trương phát triển CNTT trong mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng về sau.
Thứ ba, Đảng đã coi trọng và thể hiện rõ ràng quan điểm về cách thức phát triển CNTT. Trong giai đoạn 1986-1999, Đảng định hướng phải phát triển từng bước mạnh mẽ [45, tr. 409] [46, tr. 587], “tập trung sức phát triển” [51, tr. 563] và
“phát triển có trọng điểm” [50, tr. 107] [53, tr. 474], phát triển “đi thẳng vào hiện đại”, hiện đại hóa thông qua con đường “mở rộng hợp tác với nước ngoài” [52, tr.
522-523], đảm bảo “theo kịp trình độ hiện đại” [68, tr. 175], tập trung vào mấy trung tâm có tiềm lực, xây dựng các cơ sở công nghệ trọng điểm [52, tr. 522] [66, tr.
465], “từ gia công, lắp ráp nâng dần năng lực sản xuất các linh kiện, vật liệu điện tử (..) từng bước mở rộng tự động hoá sản xuất và tin học hoá quản lý” [9, tr. 522- 523], tiếp nhận công nghệ của nước ngoài, “ưu tiên hiện đại hoá công nghệ” [55, tr.
154-155], tập trung cao ở các dự án phát triển quốc gia, phát triển dần dần trở thành một ngành mũi nhọn, công nghệ hiện đại, “hội nhập được với các quốc gia trong khu vực”, “hội nhập quốc tế” [66, tr. 514-515, 453], cần phải tăng trưởng mạnh trong thập kỷ 90 để “trở thành một ngành mũi nhọn”, “mạnh dạn áp dụng các công nghệ tiên tiến có chọn lọc”, “hình thành một số ngành công nghiệp mới” [61, tr.
543-544, 550], đưa nhanh điện tử - tin học vào sản xuất, dịch vụ, quản lý, đời sống và an ninh, quốc phòng [65, tr. 561-562], “nắm bắt các công nghệ cao như công nghệ thông tin… để có thể đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định” [76, tr.
488], phải “phát triển nhanh” các dịch vụ “bưu chính - viễn thông”, “thông tin” góp phần “từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại – dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” [76, tr. 474]. Đến giai đoạn 2000-2010, cách thức phát triển được xác định là “tháo bỏ mọi nhận thức và quy định không phù hợp” [4, tr.
14], “quản lý phải theo kịp sự phát triển” [4, tr. 20], qua đó ứng dụng rộng rãi CNTT, phát triển mạng thông tin quốc gia, phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Đại hội IX (2001) định hướng “tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn”, “đi nhanh” nhưng phải “xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá” [76, tr. 617-686]. Đại hội X tiếp tục xác định phải tập trung “phát triển công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin” [80].
Từ năm 1986 đến 2010, tư duy của Đảng về phát triển CNTT không ngừng được đổi mới, đặc biệt là từ cuối những năm 90 (XX) và đầu những năm 2000.
Trong nhận thức của Đảng, CNTT với tư cách là công nghệ hàng đầu trở thành một trong những động lực quan trọng nhất, có sức lan tỏa sâu rộng, thúc đẩy sự phát triển quốc gia. Trong bối cảnh cách mạng KHCN, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, CNTT có vai trò ngày càng lớn. Đảng cho rằng cách thức phát triển CNTT là phải tập trung sức, ưu tiên nguồn lực và phát triển từng bước mạnh mẽ, sâu rộng đảm bảo hiện đại, đồng bộ và thống nhất.