1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của Công ty CP Cargo Care Logistics

50 180 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 380 KB

Nội dung

Nhận thấy điều này nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của Công ty CP Cargo Care Logistics” làm đề tài nghiên cứu vớ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau khoảng thời gian thực tập và tiếp cận với những công việc thực tế tại Công

ty CP Cargo Care Logistics về năng lực trong cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóaxuất nhập khẩu đã giúp em củng cố và tích lũy được thêm rất nhiều những kiến thứcquý giá Để có được thành quả này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy ThS VũAnh Tuấn đã tận tình hướng dẫn em để hoàn thành đề tài khóa luận: “"Hoàn thiện quytrình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của Công ty CPCargo Care Logistics"”

Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty CP Cargo Care Logisticscùng các anh, chị đã tạo điều kiện và chỉ dẫn nhiệt tình cho em trong khoảng thời gianthực tập để em có thể học hỏi, tích lũy thêm kiến thức mới, kinh nghiệm mới và hoànthành khóa luận tốt nghiệp của mình

Trong quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp, kết quả sai sót là điều khótránh khỏi, em rất mong nhận mọi góp ý của thầy cô, những tác giả nghiên cứu cùnghướng đề tài trước đó để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy, cô luôn mạnh khỏe,công tác tốt, cùngkính chúc các anh, chị tại Công ty CP Cargo Care Logistics ngày càng đạt được nhiềuthành công hơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1

1.3 Mục đích nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Phương pháp nghiên cứu 3

1.7 Kết cấu khóa luận 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 5

2.1 Khái quát về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không 5

2.1.1 Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa và giao nhận hàng hóa xuất khập khẩu bằng đường hàng không 5

2.1.2 Phân loại dịch vụ giao nhận 6

2.1.3 Đặc điểm và vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không 7

2.2 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không 8

2.3 Các chứng từ cần trong giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không 15

2.3.1 Vận đơn đường không 15

2.3.2 Thỏa thuận lưu khoang (Booking note) 16

2.3.3 Hướng dẫn làm hàng (SI - Shipping Instructions) 16

2.3.4 Bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest) 16

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế 17

Trang 3

2.4.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 17

2.4.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 19

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CARGO CARE LOGISTICS 21

3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty CP Cargo Care Logistics 21

3.1.1 Khái quát về công ty 21

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 22

3.1.4 Cơ sở vật chất 24

3.2 Khái quát về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của Công ty Cargo Care Logistics 25

3.2.1 Doanh thu giai đoạn 2016 – 2018 25

3.3 Thực trạng quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty cổ phần Cargo Care Logistics 27

3.3.1 Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không 27

3.4 Đánh giá quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty cổ phần Cargo Care Logistics 32

3.4.1 Những kết quả đạt được 32

3.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 33

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CARGO CARE LOGISTICS 35

4.1 Định hướng phát triển nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty CCL 35

4.1.1 Dự báo xu hướng phát triển của ngành giao nhận vận tải 35

4.1.2 Định hướng phát triển của công ty CCL 36

4.2 Các đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty CCL 37

4.2.1 Các đề xuất về thị trường 37

4.2.2 Các đề xuất về cơ sở vật chất kỹ thuật 38

4.2.3 Các đề xuất về tổ chức quản lý 38

Trang 4

4.3 Một số kiến nghị 39 4.3.1 Hoàn thiện và bổ sung những chính sách, ưu đãi cho hoạt động thương mại quốc tế 39 4.3.2 Nhà nước cần có chính sách hợp lí đầu tư xây dựng, nâng cấp và phát triển

hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giao nhận hàng không 40 4.3.3 Nhà nước hỗ trợ thông tin thị trường cho doanh nghiệp 40 4.3.4 Nhà nước cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản và phù hợp với thị trường hơn 40

KẾT LUẬN 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO

MẪU CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không 9

Sơ đồ 2: Quy trình giao hàng nhập khẩu bằng đường hàng không 14

Sơ đồ 3: Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của cô ty Cổ

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Cuộc sống ngày càng tiên tiến, hiện đại, cùng với đó thì sự hội nhập quốc tếcũng diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn Để phát triển đất nước chúng ta đã luôn ưu tiêncho hoạt động kinh doanh sản xuất đặc biệt là xuất nhập khẩu nhằm tạo động lực đểcông nghiệp hóa đất nước Lúc này, sự phát triển xu hướng thương mại quốc tế đã đạtđến mức mà biên giới quốc gia giữa các nước chỉ mang ý nghĩa về mặt hành chính.Hàng hóa lưu thông giữa các nước trở nên dễ dàng hơn khi các nước cam kết gia nhậpvào các khối kinh tế, khu vực thương mại tự do Đó cũng là lí do vì sao các công tygiao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ra đời để đáp ứng những nhu cầu của sự hội nhập

và trở thành một trong những ngành quan trọng, có những bước phát triển nhanhchóng, vượt trội, thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoàinước

Công ty CP Cargo Care Logistics cũng nằm trong số đó, là một trong nhữngdoanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuấtnhập khẩu tại Việt Nam Công ty đã không ngừng đổi mới cách thức và nâng cao nănglực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu để cạnh tranh được với cácdoanh nghiệp khác trên thị trường, cũng như đáp ứng được phù hợp với nhu cầu củakhách hàng

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giao nhận chủyếu là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và có hoạt động đơn lẻ, cùng với đó là áp lực cạnhtranh cũng không hề nhỏ Hoàn thiện được quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhậpkhẩu sao cho phù hợp với những yêu cầu của khách hàng sẽ là nhân tố cốt lõi giúpdoanh nghiệp có thể cạnh tranh được với các đơn vị khác Nhận thấy điều này nên tôi

đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của Công ty CP Cargo Care Logistics” làm đề tài nghiên

cứu với hi vọng sẽ mang lại cho công ty những đóng góp có ích để ngày càng hoànthiện hơn quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không và góp phần nâng cao

vị thế và tiềm lực của công ty trên nền kinh tế nói chung và trong lĩnh vực giao nhậnvận chuyển nói riêng

1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, dịch vụ giao nhận

Trang 8

hàng hóa xuất nhập khẩu đóng một vai trò vô cùng quan trọng Quy trình giao nhậnnày được trơn tru, nhịp nhàng, phối hợp hài hòa với các tác nghiệp khác là điều đượcnhiều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và chú trọng, vì nó là một trong các yếu tốquyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thị trường Cácnghiên cứu về đề tài này có rất nhiều trước đó, được đề cập tới trong các công trìnhnghiên cứu như Luận văn cao học, thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế, các công trình nghiên cứukhoa học… Tất cả các công trình này đều nhằm mục đích giúp cho các doanh nghiệplogistics ngày càng hoàn thiện hơn quy trình giao nhận hàng hóa của mình Chỉ có nhưvậy thì mới thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam với thế giới, gắn nền kinh

tế quốc gia với nền kinh tế quốc tế

Trong một vài năm gần đây, có một số bài khóa luận cũng như những cuốn sách

có viết về đề tài liên quan đến đề tài mà tôi đang nghiên cứu như:

1 Hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tạicông ty cổ phần giao nhận vận tải và thương mại Vinamilk, khóa luận tốt nghiệp/ PhanVân Quyên, An Thị Thanh Nhàn hướng dẫn- khoa TMQT, 2013-52 trang

2 Hoàn thiện quy trình giao nhận vận tải đường hàng không của chi nhánhKintetsu World Express VN, khóa luận tốt nghiệp/ Nguyễn Đức Hoàng Nam, An ThịThanh Nhàn hướng dẫn- khoa TMQT, 2013- 36 trang

3 Một số giải pháp hoàn thiện dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa xuấtnhập khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH giao nhận vận tải Hà Thành,khóa luận tốt nghiệp/ Lữ Hồng Nhung, An Thị Thanh Nhàn, 2013

4 Hồ Thị Hoa (2016), Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa bằng đườnghàng không của công ty TNHH thương mại và giao nhận AT, Khóa luận tốt nghiệp cửnhân kinh tế trường Đại học Thương mại

Các nghiên cứu kể trên đã tâp trung vào phân tích những điểm mạnh, yếu trongquy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không Theo đó, các tác giả nhận địnhdoanh nghiệp logistics có thể tối thiểu hóa chi phí đồng thời tối ưu hóa lợi nhuận nhờquy trình giao nhận bằng đường hàng không Tác giả cũng chỉ ra những khó khăn màcác doanh nghiệp logistics gặp phải là việc đặt chỗ không thực sự dễ dàng và cònmang tính thời vụ cao, thủ tục kiểm tra hàng hóa còn phức tạp và mất thời gian khiếncho quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không chưa thực

sự tối ưu Từ đó, các tác giả có đưa ra định hướng phát triển công ty trong những nămtiếp theo, song, giai đoạn chưa thực sự cụ thể và các giải pháp chưa thể áp dụng ngay

Trang 9

tại thời điểm hiện tại mà đòi hỏi phải mất nhiều năm nữa mới có thể thực hiện được.Nhìn chung, các đề tài trên đã góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về quy trìnhgiao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không nói chung và quy trình giaohàng xuất khẩu bằng đường hàng không nói riêng; đưa ra một số định hướng phát triểncho hoạt động giao nhận tại công ty; các đề xuất, kiến nghị đối với các công ty cũngnhư Nhà nước để quản trị tốt quy trình này

Tuy nhiên mỗi đề tài nghiên cứu đều có một đối tượng khác nhau, phạm vinghiên cứu khác nhau trong bối cảnh khác nhau, nên trong quá trình thực tập, căn cứvào thực trạng của công ty thực tập, thực trạng của thị trường, em thấy đây là một đềtài phù hợp, và chưa có bài nghiên cứu nào về đề tài này tại Công ty cổ phần CargoCare Logistics

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhậpkhẩu của Công ty CP Cargo Care Logistics

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi Công ty CPCargo Care Logistics

Phạm vi thời gian: Các dữ liệu trog bài được tổng hợp từ năm 2016 đến hết năm

2018 để làm cơ sở phân tích Các giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóaXNK mà tác giả đưa ra áp dụng với Công ty CP Cargo Care Logisitics có phạm vi tớinăm 2025

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Đối với dữ liệu sơ cấp: Là các dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập thông quaviệc quan sát và ghi chép tình hình hoạt động giao nhận hàng hóa XNK của Công ty.Bên cạnh đó, tôi có thực hiện phỏng vấn một số cán bộ, nhân viên phụ trách hoạt động

Trang 10

kinh doanh, cán bộ phụ trách hoạt động giao nhận của Công ty, thông qua phiếu khảosát để đưa ra dữ liệu đảm bảo tính khách quan của đề tài khóa luận Những số liệu này

đã giúp tôi rất nhiều trong việc bám sát với tình hình hoạt động kinh doanh, phát triểncủa công ty

Đối với dữ liệu thứ cấp: Trong quá trình thực tập tại công ty, tôi đã thu thấpđược một số tài liệu tài các phòng như phòng Kinh doanh, Tài chính – Kế toán,Marketing bao gồm các báo cáo phân tích, đánh giá tình hình của Công ty, các báo cáotài chính qua các năm 2016, 2017 và năm 2018 Những số liệu này đã được tôi tổnghợp, xử lí và phân tích để thấy được tốc độ tăng trưởng, phát triển của công ty qua cácgiai đoạn

1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Đối với các dữ liệu định lượng, mối quan hệ giữa phân tích dữ liệu và diễngiải dữ liệu được xử lí bằng việc thực hiện lập bảng số, biểu đồ

- Đối với các thông tin, dữ liệu định tính, xử lý logic được dựa tên những luận

cư khoa học, các luận cứ lý thuyết được xem là cơ sở lý thuyết và số liệu, thông tin thuthập quan sát, phỏng vấn

- Phân tích dữ liệu dựa trên việc tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và ýkiến đóng góp của phòng kinh doanh trên cơ sở lý thuyết và số liệu cũng như thông tinthu thập quan sát, phỏng vấn

1.7 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ

và danh mục viết tắt, khóa luận được cấu thành 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không.

Chương 3: Phân tích thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần cargo care logistics.

Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty cổ phần cargo care logistics.

Trang 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA

XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

2.1 Khái quát về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không

2.1.1 Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa và giao nhận hàng hóa xuất khập khẩu bằng đường hàng không

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, các hoạtđộng Thương mại quốc tế đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn Việc di chuyển hànghóa từ quốc gia này sang quốc gia khác trở nên phổ biến và nhân tố thúc đẩy quá trìnhhội nhập diễn ra mạnh mẽ Để đưa được hàng hóa đến tay người tiêu dùng cần thựchiện hàng loạt các tác nghiệp khác nhau liên quan đến quá trình vận chuyển như đưahàng hóa ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổ chức xếp/dỡ hàng, lưu kho, lưu bãi, giaonhận hàng cho người ở nơi đến

Như vậy, giao nhận là hoạt động kinh tế rất rộng lớn, liên quan đến hầu hếtcông việc trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi người bán tới nơi người mua saocho nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất, đem lại giá trị nhiều nhất

Tại Việt Nam, dịch vụ giao nhận lần đâu tiên được đề cập trong điều 163 LuậtThương mại với nội dung như sau:

“Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch

vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).”

Ngoài ra, theo hiệp hội giao nhận hàng hóa quốc tế ( FIATA) thì “ dịch vụgiao nhận hàng hóa quốc tế được coi là bất kỳ dịch vụ nào có liên quan đến vậnchuyển, gom hàng, lưu kho, đóng gói hay phân loại hàng hóa, dịch vụ nào có liên quanđến vận chuyển, gom hàng, lưu khó, đóng gói hay phân loại hàng hóa, dịch vụ phânphối hàng hóa thậm chí cả các dịch vụ tư vấn hay các dịch vụ khác có liên quan đếnhàng hóa xuất nhập khẩu từ nước này sang nước khác đều coi là giao nhận hàng hóaquốc tế"

Trang 12

Như vậy, dựa vào những khái niệm được nêu ra bên trên, cũng có thể suy rađược khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng không, “giao nhận hàng không là tập hợpcác nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải hàng không nhằm thực hiện việc dichuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng tới nơi nhận hàng” Giao nhận hàng không thực chất

là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến quá trìnhchuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không Người thực hiện dịch vụ giao nhậnhàng hóa bằng đường hàng không có thể là chủ hàng, các hãng hàng không, ngườigiao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác

2.1.2 Phân loại dịch vụ giao nhận

Căn cứ vào phạm vi hoạt động:

- Giao nhận nội địa: Là hoạt động giao nhận phục vụ chuyên chở hàng hóa trongphạm vi một nước

- Giao nhận quốc tế: Là hoạt động giao nhận phục vụ tổ chức chuyên chở quốc

tế, ra khỏi phạm vi quốc gia

Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh giao nhận:

- Giao nhận thuần túy: Là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng vànhận hàng

- Giao nhận tổng hợp: Là hoạt động giao nhận ngoài hoạt động giao nhận thuầntúy còn bao gồm cả việc xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn và hoạtđộng kho hàng

Căn cứ vào phương thức vận tải:

- Chuyên chở bằng đường hàng không

- Chuyên chở bằng đường biển

- Chuyên chở bằng đường sông

- Chuyên chở bằng đường sắt

- Chuyên chở bằng đường ô tô

- Vận tải đa phương thức

Trang 13

2.1.3 Đặc điểm và vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không

2.1.3.1 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không

Bản chất là một loại hình dịch vụ và cũng là một phần của dịch vụ giao nhậnhàng hóa nên dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không sẽmang cả những đặc điểm chung của dịch vụ cũng như đặc điểm riêng của dịch vụ giaonhận hàng hóa như sau:

- Tính vô hình: Quá trình giao nhận hàng không làm cho hàng hóa có sự dịch

chuyển từ nới này tới nơi khác, từ quốc gia này tới quốc gia khác Sản phẩm của quátrình này mang tính vô hình vì người chủ hảng và người sử dụng dịch vụ đều khôngthể nhìn thấy hay cân đo, đong đếm như với sản phẩm hữu hình Người tiêu dùng chỉ

có thể thấy và cảm nhận được chất lượng dịch vụ khi qua các tiêu thức như: thời giangiao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu (nhanh hay chậm), lịch trình có chính xác không,

có đảm bảo an toàn không, quy cách, thủ tục chứng từ có rõ ràng không… Nhằm giảmbớt mức độ không chắc chắn, người sẽ tìm kiếm các dấu hiệu hay bằng chứng về chấtlượng dịch vụ thông qua các thông tin như địa điểm, con người, trang thiết bị, tài liệu,giá cả…

- Tính không thể tách rời: Quá trình cung ứng và tiêu thụ dịch vụ diễn ra đồng

thời Tức là người cung ứng dịch vụ sẽ bắt đầu cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóabằng đường hàng không thì đó cũng là lúc người tiêu dùng bắt đầu quá trình tiêu dùngdịch vụ mà phía bên người cung ứng cung cấp, và khi mà người tiêu dùng dịch vụ đãhoàn tất mọi thủ tục, cũng như nhận hàng hóa của mình thì đó cũng là lúc mà ngườicung ứng dịch vụ chấm dứt quá trình cung ứng dịch vụ Cũng từ đặc điểm này mà dịch

vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không đã có thêm một đặc điểm nữa đó làtính không lưu trữ được Các nhà cung ứng dịch vụ không thể lưu trữ dịch vụ những

họ có thể lưu trữ khả năng cung ứng dịch vụ cho những lần phục vụ khách hàng tiếptheo

- Tính thụ động: Do dịch vụ giao nhận hàng không phụ thuộc nhiều vào nhu cầu

của khách hàng cũng như các quy định ràng buộc của người vận chuyển, của luật pháp

và thể chế chính phủ (quốc gia xuất khẩu, quốc gia nhập khẩu, bên thứ ba…) nên dịch

vụ này mang tính thụ động

Trang 14

- Tính thời vụ: Dịch vụ giao nhận hàng hóa phục vụ cho hoạt động xuất nhập

khẩu nên phụ thuộc lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu Mà hoạt động xuất nhậpkhẩu thường mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩucũng chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm này

2.1.2.2 Vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

- Tính không đồng nhất: Khó có thể có một tiêu chuẩn chung nào để đánh giá

được chất lượng của dịch vụ Và dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằngđường hàng không cũng vậy, vì chất lượng của sản phẩm nói chung sẽ được đánh giátrước tiên thể hiện qua chỉ số kỹ thuật, tuy nhiên vì dịch vụ mang tính vô hình nên rấtkhó có được những chỉ số kỹ thuật và ở đây chất lượng dịch vụ được thể hiện ở sựthỏa mãn, hài lòng của người tiêu dùng – nhưng sự hài lòng của người tiêu dùng cũngrất khác nhau, nó có thể thay đổi rất nhiều, phụ thuộc vào nhiều yếu cả, cả khách quanlẫn chủ quan

2.1.3.2 Vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Với sự phát triển sâu rộng của hội nhập quốc tế cùng với xu thế quốc tế đờisống xã hội hiện nay đã khiến cho dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhậpkhẩu cũng như vận chuyển hàng không ngày càng trở nên quan trọng, thể hiện ở nhiềukhía cạnh khác nhau:

- Giao nhận giúp người chuyển chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phươngtiện vận tải, làm tăng hiệu quả của dung tích cũng như tải trọng của phương tiện vậntải, công cụ vận tải và các phương tiện hỗ trợ khác

- Giao nhận hàng không tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa giữa cácnước lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm hơn nhờ các phương tiện tiên tiến,hiện đại mà không cần có sự tham gia hiện diện của người gửi hàng hay người gửi vàotác nghiệp

- Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu góp phần làm giảm giá thành hàng hóaxuất nhập khẩu, kích thích sức mua hàng của người tiêu dùng

Ngoài ra, giao nhận hàng không còn giúp cho các nhà sản xuất giảm bớt chi phíkhông cần thiết như chi phí xây dựng, chi phí kho bãi, chi phí đào tạo nhân công gópphần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

2.2 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không

Trang 15

2.2.1 Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không

Sơ đồ 2.1 : Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không

(Nguồn: Vinalines logistics)

Bước 1: Lưu cước với hãng hàng không hoặc với người giao nhận

Người gửi hàng phải điền vào Booking Note theo mẫu của hãng hàng khôngvới các nội dung như: tên người gửi, người nhận, bên thông báo: mô tả hàng hóa: loạihàng, trọng lượng, số lượng, thể tích: tên sân bay đi, tên sân bay đến: cước phí vàthanh toán…

L u c ưu cước với hãng hàng không ưu cước với hãng hàng không ớc với hãng hàng không ớc với hãng hàng không c v i hãng hàng không

ho c v i ng ặc với người giao nhận ớc với hãng hàng không ưu cước với hãng hàng không ời giao nhận i giao nh n ận

V n chuy n, đóng hàng và giao ận ển, đóng hàng và giao hàng cho ng ưu cước với hãng hàng không ời giao nhận i chuyên ch ở

L p Airway Bill (AWB) ận

Thông báo cho ng ưu cước với hãng hàng không ời giao nhận i nh n v ận ề

vi c g i hàng ệc gửi hàng ửi hàng

L p b ch ng t thanh toán và ận ộ chứng từ thanh toán và ứng từ thanh toán và ừ thanh toán và thanh toán các kho n c n thi t ản cần thiết ần thiết ết.

Trang 16

Sau khi làm xong thủ tục với hãng hàng không, sân bay và thanh toán các chiphí, người giao nhận sử gửi các chứng từ kèm theo hàng hóa gồm:

 Các bản còn lại của MAWB và HAWB

 Hóa đơn thương mại

 Bản kê khai chi tiết hàng hóa

 Giấy chứng nhận xuất xứ

 Phiếu đóng góp

 Lược khai hàng hóa

 Và các chứng từ cần thiết khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu

Người giao nhận sẽ giao lại bản gốc số 3 cho người gửi hàng cùng thông báothuế và thu tiền cước phía cùng các tài khoản chi phí cần thiết có liên quan

Người xuất khẩu giao hàng cho người giao nhận kèm với thư chỉ dẫn của ngườigửi hàng để người giao nhận giao hàng cho hãng vận chuyển và lập vận đơn

Thư chỉ dẫn của người gửi hàng được in sẵn thành mẫu và bao gồm những nộidung chính sau:

 Tên và địa chỉ của người gửi hàng

 Nơi hàng đến và tuyến đường vận chuyển

 Có hay không có mua bảo hiểm cho hàng hóa

 Liệt kê các chứng từ gửi kèm

Người giao nhận sẽ cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàngcủa người giao nhận ( FCR – Forwarder`s Certificate of receipt ) Đây là sự thừa nhậnchính thức của người giao nhận là họ đã nhận hàng

Giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận ( FCR) gồm những nộidung chính sau :

Trang 17

 Tên, địa chỉ của người ủy thác

 Tên , địa chỉ của người nhận hàng

 Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa

 Số lượng kiện và cách đóng gói

 Tên hàng

 Trọng lượng cả bì

 Thể tích

 Nơi và ngày phát hành giấy chứng nhận

Người giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận( FTC – Forwarder`s Certifficate of Transprot), nếu người giao nhận có trách nhiệmgoa hàng tới đích Nội dung chính của giấy chứng nhận vận chuyển của người giaonhận ( FTC) gồm :

 Tên địa chỉ của người ủy thác

 Tên và địa chỉ của người nhận hàng

 Địa chỉ thông báo

 Phương tiện vận chuyển

 Tên và người cung cấp hàng

 Tên người gửi vào kho

Trang 18

Bước 2: Vận chuyển, đóng hàng và giao hàng cho người chuyên chở

Ở bước này có một số công việc cụ thể như sau

 Chuẩn bị mọi giấy tờ cần thiết cho lô hàng

 Lập phiếu cân hàng ( Scanling Report)

 Đóng gói, ghi ký mã hiêu, dán mã hiệu

 Làm thủ tục hải quan

 Giao hàng cho hãng hàng không

Bước 3: Lập Airway Bill (AWB)

Sau khi hàng được xếp vào pallet, igloo hay container, cán bộ giao nhận liên hệvới hãng hàng không để nhận AWB và điền các chi tiết vào AWB Nếu gửi hàng quangười giao nhận sẽ có hai loại AWB được sử dụng là Master AWB( MAWB) do hãnghàng không cấp cho người giao nhận và House AWB(HAWB) do người giao nhận cấpkhi người này làm dịch vụ gom hàng

Bước 4: Thông báo cho người nhận về việc gửi hàng

Nội dung của thông báo gồm: số HAWB/MAWB người gửi, người nhận, tênhàng, số lượng, trọng lượng, thể tích, tên sân bay đi, tên sân bay đến, ngày khởi hành(ETD), ngày dự kiến đến (ETA)

Bước 5: Lập bộ chứng từ thanh toán và thanh toán các khoản cần thiết.

Trang 19

Để hoàn tất quy trình, thì thanh toán là khâu cuối cùng Các bên sẽ tiến hànhthanh toán và chuẩn bị các giấy tờ thanh toán theo như những gì đã thỏa thuận tronghợp đồng Có một số hình thức thanh toán mà các bên có thể sử dụng như L/C, chuyểntiền, nhờ thu Mỗi phương thức lại có những ưu điểm, nhược điểm riêng, áp dụngtrong những trường hợp cụ thể Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần hiểu rõ để sử dụngphương thức hợp lí, tránh gây ra những sai sót, thất thoát không đáng có.

2.2.1 Quy trình giao hàng nhập khẩu bằng đường hàng không

Sơ đồ 2.2 : Quy trình giao hàng nhập khẩu bằng đường hàng không

(Nguồn: Vinalines logistics)

Bước 1: Nhận các giấy tờ, chứng từ

Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, người nhận phải đến hãng hàng

không để nhận được các giấy tờ chứng từ liên quan

Bước 2: Nhận hàng tại sân bay

Người nhận hàng mang chứng minh thư và giấy giới thiệu để nhận hàng tại sânbay Khi nhận phải kiểm tra hàng hóa, nếu có hư hỏng, đổ vỡ phải lập biên bản xácđịnh, có xác nhận của kho để khiếu nại sau này

Nhận các giấy tờ, chứng từ

Nhận hàng

Làm thủ tục hải quan

Thanh toán

Trang 20

Nếu chỉ có trách nhiệm giao hàng cho người nhập khẩu tại kho hay trạm giaonhận hàng hóa của sân bay thì sau khi nhận được thông báo đã đến của hãng vậnchuyển cấp vận đơn thì người giao nhận trực tiếp lên sân bay nhận bộ hồ sơ gửi kèmtheo hàng hóa (như đã trình bày ở phần giao hàng xuất khẩu).

Sau khi thu hồi bản vận đơn gốc số 2, người giao nhận cùng người nhập khẩulàm các thủ tục nhập hàng ở sân bay Nếu người giao nhận là đại lý gom hàng thì phảinhận lô hàng nguyên bằng vận đơn chủ, sau đó chia hàng, giao cho các chủ hàng lẻ vàthu hồi lại vận đơn gom hàng Nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng đếnđích, thì ngoài việc thu hồi các bản số 2 của vận đơn chủ hoặc vận đơn gom hàng,người giao nhận phải yêu cầu người nhập khẩu cung cấp các chứng từ sau:

 Giấy phép nhập khẩu

 Bản kê khai chi tiết hàng hóa

 Hợp đồng mua bán ngoại thương

 Giấy chứng nhận xuất xứ

 Hóa đơn thương mại

 Lược khai hàng nếu gửi hàng theo HAWB

 Tờ khai hàng nhập khẩu

 Giấy chứng nhận phẩm chất

 Và các giấy tờ cấn thiết khác

Bước 3: Làm thủ tục hải quan

Trước khi làm thủ tục, phải đăng ký tờ khai Hồ sơ đăng ký làm thủ tục hảiquan bao gồm (thường đăng ký trước một buổi):

 Vận đơn hàng không (AWB) bản gốc 2

 Phiếu đóng gói (Packing List)

 Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)

 Sau khi xem xét hồ sơ, hải quan tiến hành kiểm và ký thông báo thuế

Bước 4: Thanh toán các khoản liên quan và đưa hàng ra khỏi sân bay

Người giao nhận tiến hành nhận hàng từ hãng vận chuyển, thanh toán mọikhoản cước thu sau, làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng không, thông thường chohàng hóa Giao hàng cho người nhập khẩu tại kho của người nhập khẩu cùng giấy tờ

Trang 21

hải quan và thông báo thuế Người nhập khẩu nhận hàng và thanh toán các chi phí màngười giao nhận đã nộp cùng với phí giao nhận cho người giao nhận.

2.3 Các chứng từ cần trong giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không

2.3.1 Vận đơn đường không

Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chức từ vận chuyển hàng hoá vàbằng chức của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điềukiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận Vận đơn hàng không baogồm một số chức năng như sau:

 Là bằng chức của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng

 Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng

 Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng

không

 Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá

 Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hoá

Không giống như vận tải đường biển, trong vận tải hàng không, người ta không

sử dụng vận đơn có thể giao dịch dược, hay nói cách khác vận đơn hàng không khôngphải lầ chứng từ sở hữa hàng hoá như vận đơn đường biển thông thường Nguyên nhâncủa điều này là do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy bay thườngkết thúc và hàng hoá được giao ngay ở nơi đến một khoảng thời gian dài trước khi cóthể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàngcủa người xuất khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu

Vì những lý do trên mà vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu hànghoá Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do ngườikhác không phải do hãng hàng không ban hành

2.3.2 Thỏa thuận lưu khoang (Booking note)

Trong quá trình mua bán, các doanh nghiệp cần phát sinh nhu cầu mua đặt chỗtrước để chắc chắn mình có được dich vụ, sản phẩm gọi là booking – đặt chỗ Trong

Trang 22

xuất nhập khẩu, vận tải cũng tương tự, tuy nhiên để đảm bảo chuỗi logistic vận hànhtốt còn có cả một hê thống quản lý.

Booking là thủ tục trong quy trình vận tải, thực chất đây là việc chủ hang đặtchỗ với hãng tàu, hãng vận chuyển quốc tế Trường hợp sử dụng dịch vụ thì chủ hàng

sẽ lấy mẫu booking từ Forwader hoặc có thể lấy trực tiếp từ hãng tàu Bản chất Booking chỗ không khó nhưng bạn cần phải căn chỉnh thời gian đúng với tiến độ làmhàng của mình Tìm được giá tốt Và luôn có nguyên lý FWD với hãng tàu là nhà buônnên thường được giá tốt và ưu ái hơn bạn là khách lẻ đi đặt trực tiếp với hãng tàu Điềunày lý giải vì sao nhiều chủ hàng có thể tự đặt hàng nhưng vẫn sử dụng dịch vụ củaForwarder để được hỗ trơ tốt nhất

2.3.3 Hướng dẫn làm hàng (SI - Shipping Instructions)

SI (shipping instruction) là các thông tin hướng dẫn vận chuyển/giao hàng củanhà xuất khẩu/Shipper đến Công ty vận tải/giao nhận Đảm bảo người giao nhận vậnchuyển hàng hóa theo đúng yêu cầu của người gửi hàng Và hạn chế những sai sót trêntrên các chứng từ giao nhận khác, đặc biệt là Bill of Lading Thông thường SI thườngđược người gửi hàng gửi đến cho nhà vận chuyển để họ làm Vận đơn (Chứng từ vậntải vô cùng quan trọng) Người ta cũng thường gọi SI là mẫu hướng dẫn giao hàng

Trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, cần gửinhững thông tin cần thiết để hãng vận chuyển họ có thông tin làm Vận đơn – bill oflading Vì vây, thông tin trên SI phải thật chính xác và rõ ràng Người làm SI cũng cầnhiểu rõ những thông tin này và cách làm SI hợp lệ, trách gây ra sai sót ảnh hưởng đếnlợi ích của doanh nghiệp

2.3.4 Bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest)

Là một bản kê khai tóm tắt về hàng hoá chuyên chở Lược khai hàng hoá dongười giao nhận lập khi hàng có nhiều lô hàng lẻ gửi chung một vận đơn (trường hợpgom hàng).Chứng từ này hoá bao gồm những nội dung chính sau:Tên, địa chỉ ngườigửi; tên, địa chỉ người nhận; số thứ tự của vận đơn; tên hàng; ký mã hiệu; trọng lượng;

số kiện hàng của từng vận đơn; nơi đi; nơi đến

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế

Trang 23

Hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không cũnggiống như bất kỳ một hình thức kinh doanh dịch vụ nào khác, nó cũng chịu sự tácđộng của nhiều nhân tố, bao gồm cả nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

2.4.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường luật pháp

Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không liênquan đến nhiều quốc gia khác nhau Nên môi trường luật pháp ở đây cần được hiểu làmôi trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hoá được gửi đi mà còn của quốcgia hàng hoá đi qua, quốc gia hàng hoá được gửi đến và luật pháp quốc tế.Bất kỳ một sự thay đổi nào ở một trong những môi trường luật pháp nói trên như sựban hành, phê duyệt một thông tư hay nghị định của Chính phủ ở một trong nhữngquốc gia kể trên; hay sự phê chuẩn, thông qua một Công ước quốc tế cũng sẽ có tácdụng hạn chế hay thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu Các bộ luật củacác quốc gia cũng như các Công ước quốc tế không chỉ quy định về khái niệm, phạm

vi hoạt động mà quan trọng hơn nó quy định rất rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm vàquyền hạn của những người tham gia vào lĩnh vực giao nhận Cho nên, việc hiểu biết

về những nguồn luật khác nhau, đặc biệt là của những quốc gia khác sẽ giúp ngườigiao nhận tiến hành công việc một cách hiệu quả nhất

Môi trường chính trị, xã hội

Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợicho quốc gia đó phát triển mà còn là một trong những yếu tố để các quốc gia khác vàthương nhân người nước ngoài giao dịch và hợp tác với quốc gia đó.Những biến động trong môi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên quantrong hoạt động giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng xuấtnhập khẩu bằng đường hàng không Chẳng hạn như ở một quốc gia có xảy ra xung đột

vũ trang thì sẽ không thể tiến hành nhận và giao hàng cho hãng hàng không (nếu đó lànước gửi hàng) hoặc giao và nhận hàng đến tay người nhận hàng (nếu đó là nước nhậnhàng) hoặc máy bay phải thay đổi lộ trình (nếu đó là nước đi qua),… Những biến động

về chính trị, xã hội sẽ là cơ sở để xây dựng những trường hợp bất khả kháng và khảnăng miễn trách cho người giao nhận cũng như người chuyên chở

Môi trường công nghệ

Trang 24

Sự đổi mới ngày càng nhanh về mặt công nghệ trong Vận tải hàng không đãkhông ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không, giảm chi phí khai thác, tácđộng đến ghế suất của các hãng hàng không trên thế giới và xuất hiện nhu cầu tài trợ

để mua máy bay mới

Hiệu quả đạt được như trên trước hết là nhờ vào sự phát triển của động cơ phảnlực Ngày nay, ngày càng nhiều máy bay thế hệ mới ra đời hiện đại hơn nhiều so vớicác máy bay thế hệ cũ trước đó Những máy bay này có chỉ số kinh tế kỹ thuật tốtnhất, tiện sử dụng cho người lái, tạo được sự tin cậy ngày càng cao của khách hàng vớinhững đòi hỏi ngày càng cao Việc áp dụng những vật liệu mới trong chế tạo máy bay,cải tiến cách thức thiết kế khoang hành khách, giảm tiếng ồn khi vận hành máy bay,tiết kiệm nhiên liệu… cùng với việc áp dụng công nghệ tin học mới trong việc chế tạo,khai thác và bảo dưỡng máy bay đã đưa lại cho ngành vận tải hàng không một bộ mặtmới trong ngành vận tải thế giới

Cùng với những bước tiến lịch sử của ngành hàng không thế giới, hàng khôngViệt Nam cũng đang từng bước đổi mới để hoàn thiện mình và hoà nhập với hàngkhông khu vực và thế giới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực giao nhậnhàng không còn non trẻ

Thời tiết

Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trình chuyênchở hàng hoá bằng đường hàng không Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng vàthời gian giao nhận hàng hoá Ngoài ra, quá trình chuyên chở trên không cũng chịunhiều tác động của yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn cho chuyến bay hoặclàm chậm việc giao hàng, làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan

Do những tác động trên mà thời tiết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hoá, và làmột trong những nguyên nhân gây ra những tranh chấp Nó cũng là cơ sở để xây dựngtrường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận

Đặc điểm của hàng hoá

Mỗi loại hàng hoá lại có những đặc điểm riêng của nó Ví dụ như hàng nôngsản là loại hàng mau hỏng, dễ biến đổi chất lượng còn hàng máy móc, thiết bị lại

Trang 25

thường cồng kềnh, khối lượng và kích cỡ lớn,… Chính những đặc điểm riêng này củahàng hoá sẽ quy định cách bao gói, xếp dỡ, chằng buộc hàng hoá sao cho đúng quycách, phù hợp với từng loại hàng để nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hoá trong quátrình giao nhận và chuyên chở hàng hoá.

Bên cạnh đó, mỗi loại hàng hoá khác nhau với những đặc điểm riêng biệt sẽ đòihỏi những loại chứng từ khác nhau để chứng nhận về phẩm chất, chất lượng củachúng Tuỳ theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc theo bộ chứng từ thanh toán đượcquy định trong L/C mà người giao nhận sẽ phải chuẩn bị các loại chứng từ cho phùhợp

2.4.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Không chỉ chịu tác động của các nhân tố khách quan, hoạt động giao nhận hàngxuất nhập khẩu bằng đường hàng không cũng chịu tác động của nhiều nhân tố chủquan, chính là các nhân tố bên trong doanh nghiệp Trong đó phải kể đến những nhân

tố như: cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc; nguồn vốn đầu tư; trình độ người tổchức điều hành, tham gia quy trình

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc

Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như văn phòng,kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hoá,… Đểtham gia hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, nhất làtrong điều kiện container hoá như hiện nay, người giao nhận cần có một cơ sở hạ tầngvới những trang thiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ cho việc gom hàng, chuẩn bị

và kiểm tra hàng Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, người giao nhận

đã có thể quản lý mọi hoạt động của mình và những thông tin về khách hàng, hàng hoáqua hệ thống máy tính và sử dụng hệ thống truyền dữ liệu điện tử (EDI) Với cơ sở hạtầng và trang thiết bị hiện đại người giao nhận sẽ ngày càng tiếp cận gần hơn với nhucầu của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài

Năng lực tài chính

Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, máy móc thiếu hoàn chỉnh và không đầy đủ

sẽ gây khó khăn và trở ngại cho quá trình giao nhận hàng hoá Tuy nhiên, để có thểxây dựng cơ sở hạ tầng và sở hữu những trang thiết bị hiện đại, người giao nhận cầnmột lượng vốn đầu tư rất lớn Song không phải lúc nào người giao nhận cũng có khả

Ngày đăng: 18/03/2020, 11:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận vận tải và thương mại Vinamilk, khóa luận tốt nghiệp/ Phan Vân Quyên, An Thị Thanh Nhàn hướng dẫn- khoa TMQT, 2013-52 trang Khác
2. Hoàn thiện quy trình giao nhận vận tải đường hàng không của chi nhánh Kintetsu World Express VN, khóa luận tốt nghiệp/ Nguyễn Đức Hoàng Nam, An Thị Thanh Nhàn hướng dẫn- khoa TMQT, 2013- 36 trang Khác
3. Một số giải pháp hoàn thiện dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH giao nhận vận tải Hà Thành, khóa luận tốt nghiệp/ Lữ Hồng Nhung, An Thị Thanh Nhàn, 2013 Khác
4. Hồ Thị Hoa (2016), Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của công ty TNHH thương mại và giao nhận AT, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân kinh tế trường Đại học Thương mại Khác
5. GS.TS. Hoàng Văn Châu (2003), Vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Khác
6.PGS.TS Nguyễn Thị Hường (chủ biên) (2001), Giáo trình kinh doanh quốc tế, Tập 1, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w