Khái quát về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển...5 2.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển...5 2.1.2 Đặc điểm của dịch vụ gia
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em đã tìm hiểu, nghiên cứu thực tế năng lựccạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tạiCông ty trách nhiệm hữu hạn Airseaglobal Việt Nam dựa trên các kiến thức đã học
ở trường Đại học Thương mại Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫncủa thầy cô giáo khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế cùng cán bộ, giảng viên trườngĐại học Thương mại đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt, trang bị cho em những kiếnthức cơ bản để lựa chọn và hoàn thành khóa luận
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến giáo viên hướng dẫn – T.S Lê ThịViệt Nga, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, định hướng cho em trong suốt quátrình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Đồng thời, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới giám đốc và toàn thể cán bộnhân viên công ty trách nhiệm hữu hạn Airseaglobal Việt Nam đã tạo điều kiện,giúp đỡ em hoàn thành tốt quá trình thực tập
Do hạn chế về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, thông tin thu thậpchưa được phong phú nên khóa luận vẫn còn những sai sót, em mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp và lời khuyên bổ ích của thầy cô giáo và các bạn sinh viên
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2018
Sinh viênChu Thị Hải Yến
Trang 2MỤC LỤ
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1
1.3 Mục đích nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu 3
1.7 Kết cấu khóa luận 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN .5 2.1 Khái quát về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 5
2.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 5
2.1.2 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 6
2.1.3 Vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 7
2.1.4 Phân loại dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 7
2.2 Năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 8
2.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh 8
2.2.2 Những chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 10
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 12
2.3.1 Các nhân tố thuộc bên trong doanh nghiệp 12
2.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 13
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG
Trang 3BIỂN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN AIRSEAGLOBAL VIỆT
NAM 17
3.1 Giới thiệu về công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam 17
3.1.1 Tổng quan về công ty 17
3.1.2 Các ngành nghề hoạt động của công ty 19
3.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam 21
3.2.1 Giá cả dịch vụ 21
3.2.2 Chất lượng dịch vụ 24
3.2.3 Doanh thu và lợi nhuận của công ty so với đối thủ cạnh tranh 26
3.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam 28
3.3.1 Thành công 28
3.3.2 Hạn chế 29
3.3.3 Nguyên nhân 30
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH AIRSEAGLOBAL VIỆT NAM 33
4.1 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam trong những năm tới 33
4.2 Giải pháp để công ty nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 34
4.2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ 34
4.2.2 Giảm chi phí cho hoạt động giao nhận 35
4.2.3 Đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực 36
4.2.4 Chú trọng về nguồn vốn của công ty 37
4.2.5 Giải pháp về thị trường 37
4.2.6 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trang thiết bị phục vụ 38
4.3 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước 39
Trang 44.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 39 4.3.2 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 39 4.3.3 Nhà nước thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế và giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu 40 4.3.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin phục vụ cho cộng đồng giao nhận hàng hóa quốc tế tại Việt Nam và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 40 4.3.5 Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics 41
KẾT LUẬN 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Y
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam 18 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam giai đoạn 2014 – 2017 19 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu doanh thu của công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam (2015- 2017) 20 Bảng 3.4 So sánh phí dịch vụ hàng xuất-nhập khẩu hàng lẻ đường biển: 22 Bảng 3.5 So sánh phí dịch vụ hàng xuất-nhập khẩu hàng container đường biển: 23 Bảng 3.6 So sánh chất lượng dịch vụ của Airseaglobal Việt Nam với đối thủ cạnh tranh 26 Bảng 3.7 Doanh thu của công ty Airseaglobal Việt Nam so với đối thủ cạnh tranh26 Bảng 3.8 Lợi nhuận của công ty so với đối thủ cạnh tranh 28
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
European Association forForwarding, Transport,Logistics and Customs
Information &
CommunicationTechnologies
Công nghệ thông tin vàTruyền thông
Organization for EconomicCooperation andDevelopment
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
Commerce and Industry
Phòng Thương mại và Côngnghiệp Việt Nam
Business Asociation
Hiệp hội doanh nghiệp dịch
vụ logistics Việt Nam
15 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Giao nhận vận tải là một hoạt động không thể thiếu của trao đổi mua bán hànghóa, nó là một khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình lưu thông, nhằm vận chuyểnhàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng Kinh tế càng phát triển, lượng hànghóa giao nhận ngày càng nhiều thì vận tải hàng hóa ngày càng có vai trò quan trọng,
nó ảnh hưởng tới phạm vi mặt hàng, khối lượng và kim ngạch của một quốc gia, cũngnhư các doanh nghiệp Với một tiềm năng phát triển rất lớn trong ngành, thị trườnggiao nhận Việt Nam đầy hứa hẹn khi chính thức ngày càng xuất hiện nhiều công tykhông chỉ trong nước mà còn nhiều doanh nghiệp nước ngoài gia nhập Chính sự hộinhập kinh tế toàn cầu hóa, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty dẫn đến sựcạnh tranh lớn trong ngành Do đó để tồn tại và phát triển các công ty cần phải tăngcường năng lực cạnh tranh của mình
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải, công ty trách nhiệmhữu hạn Airseaglobal Việt Nam đã có mặt trên thị trường này từ khi nó còn là một lĩnhvực khá mới mẻ đối với Việt Nam Qua những chặng đường trưởng thành và pháttriển, Airseaglobal Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình, nâng thương hiệuAirseaglobal Việt Nam lên tầm quốc tế Ứng dụng thực tế trong bối cảnh hiện nay vàsau quá trình thực tập tại Airseaglobal Việt Nam nhận thấy để tồn tại và phát triển tạithị trường giao nhận Việt Nam, công ty cần phải tăng cường các hoạt động nhằm nângcao năng lực cạnh tranh của mình Nhằm đánh giá thực trạng giao nhận hàng hóa quốc
tế bằng đường biển hiện nay, tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của công ty từ đó cónhững giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trong dịch vụ này, em
đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty trách nhiệm hữu hạn Airseaglobal Việt Nam”.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Những năm vừa qua đã có một số công trình nghiên cứu của sinh viên Đại họcThương Mại đã nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhậnhàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, dưới đây là một số đề tài tương tự:
Trang 8Đề tài 1: “Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổphần Transimex Việt Nam”- Triệu Ngọc Huyền - Khoá luận tốt nghiệp năm 2002 -Đại học Thương Mại.
Đề tài 2: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tếcủa công ty cổ phần kho vận miền Nam Hà Nội” – Phạm Thị Thiện - Khoá luận tốtnghiệp năm 2015 - Đại học Thương Mại
Đề tài 3: “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần giao nhậnISO” – Nguyễn Hồng Thắng - Khoá luận tốt nghiệp năm 2012 - Đại học Thương Mại.Nhìn chung, từ việc tìm hiểu thực trạng nghiên cứu, các công trình nghiên cứu đãchỉ ra thành công, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế trên cơ sở đó đưa ra cácgiải pháp ở tầm vĩ mô, vi mô áp dụng vào cho doanh nghiệp
Ngoài ra điểm hạn chế chung của những đề tài này là còn nhiều thiếu sót về nộidung nghiên cứu, cần làm nổi bật hơn nội dung năng lực cạnh tranh, các yếu tố tạo nênnăng lực cạnh tranh Từ đó mới có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp mình đang gặp khó khăn gì và làm thế nào để giải quyết được khó khăn, thửthách đó Với đề tài của mình, em đi sâu nghiên cứu các tiêu chí đánh giá năng lựccạnh tranh và các nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh trong hoạt động của công ty.Tìm hiểu, phân tích so sánh tình hình kinh doanh về hoạt động giao nhận hàng hóaquốc tế của công ty so với đối thủ cạnh tranh trong những năm gần đây tìm ra điểmmạnh, điểm yếu của công ty, hạn chế mà công ty đang gặp phải, tìm ra nguyên nhâncủa những hạn chế đó từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề còntồn tại của doanh nghiệp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động giaonhận hàng hóa quốc tế của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh như hiện nay
1.3 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu lý luận: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh
và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh quá trình giao nhận vận tải bằng đườngbiển của doanh nghiệp
Mục tiêu nghiên cứu thực trạng: Tìm hiểu, phân tích, nhận dạng khả năng cạnhtranh của công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam, so sánh với các đối thủ cạnh tranh.Mục tiêu về giải pháp: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhcủa dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHHAirseaglobal Việt Nam
Trang 91.4 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đặt ra đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và năng lực cạnhtranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty Cụthể, việc nghiên cứu đánh giá này được thực hiện tại công ty TNHH Airseaglobal ViệtNam trong 3 năm gần đây (từ năm 2015 đến năm 2017)
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về khả năng cạnh tranh dịch vụ giao nhậnhàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam.Không gian: Tại công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam
Thời gian: Sau thời gian thực tập tại công ty qua các số liệu thực tế năm 2015,
2016, 2017 Đề xuất giải pháp cho công ty trong những năm tiếp theo
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp phỏng vấn
Em đã có cơ hội để trao đổi với trưởng phòng Xuất nhập khẩu và trưởng phòngMarketing về tình hình giao nhận vận tải, đồng thời khái quát được tình hình hoạtđộng kinh doanh của công ty, những thành tựu đạt được và chưa đạt được, nguyênnhân tồn tại hạn chế, từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranhcho dịch vụ của doanh nghiệp, cuối cùng là giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranhcho doanh nghiệp
1.6.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh
Phương pháp thống kê: Thống kê các kết quả thu được từ các bảng tổng kết,báo cáo hàng năm,… để phân tích chi tiết các vấn đề, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
và gián tiếp tới năng lực cạnh tranh và có giải pháp thích hợp
Phương pháp phân tích: Thông qua các dữ liệu thu thập được, đưa ra nhữngđánh giá, nhận xét của bản thân về khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủcạnh tranh trong và ngoài nước
Phương pháp so sánh: So sánh trong phân tích và đối chiếu các chỉ tiêu, cáchiện tượng kinh tế xã hội đã được lượng hóa có cùng nội dung, một tính chất tương tự
để xác định xu hướng, mức độ bình quân của chỉ tiêu Trên cơ sở đánh giá các mặtphát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháptối ưu trong từng trường hợp tùy thuộc vào mục đích phân tích mà ta xác định phươngpháp so sánh
Trang 10 Phương pháp tổng hợp: Nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp gồm có: Báocáo tài chính từ năm 2015 đến năm 2017; các văn bản và quyết định của công ty; bản
kế hoạch và mục tiêu phát triển của công ty, từ đó đánh giá được tình hình hoạt độngkinh doanh của công ty và các mục tiêu phát triển trong tương lai
Ngoài ra, em còn thu thập thông tin từ: Các bài khóa luận và luận văn tốt nghiệpcủa các khóa trước; tạp chí; sách báo; sách giáo trình “Quản trị tác nghiệp TMQT” củatrường Đại học Thương Mại; trên Internet, website của công ty để có thể đưa ra nhữnggiải pháp cụ thể nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
1.7 Kết cấu khóa luận
Bài khóa luận được chia làm bốn chương với các nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóaxuất nhập khẩu bằng đường biển
Chương 3: Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty trách nhiệm hữu hạn Airseaglobal
Việt Nam
Chương 4: Định hướng và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty trách nhiệm
hữu hạn Airseaglobal Việt Nam
Trang 11CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH
VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.1 Khái quát về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
2.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
Giao nhận vận tải là một trong những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phânphối, một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, là hai khâu chủ yếu của quátrình tái sản xuất xã hội Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơisản xuất đến nơi tiêu thụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phốivật chất, khi mặt thứ nhất là thủ tục thương mại đã hoàn thành
Giao nhận gắn liền với vận tải, nhưng nó không đơn thuần là vận tải Giao nhậnmang một ý nghĩa rộng hơn, nó phải thực hiện hàng loạt các công việc khác liên quan đếnquá trình chuyên chở như bao bì, đóng gói, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửihàng, xếp hàng lên tàu, vận tải hàng hóa đến cảng đích, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao chongười nhận hàng… Với nội hàm như vậy, nên có rất nhiều định nghĩa về giao nhận.Theo quy tắc mẫu về dịch vụ giao nhận vận tải của Liên đoàn các Hiệp hội giaonhận vận tải quốc tế (FIATA) thì dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế (International
Freight Forwarding) được định nghĩa như sau: ”Giao nhận vận tải là bất kỳ loại dịch
vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa giữa hai quốc gia khác nhau.”
Năm 2004, FIATA đã phối hợp với Hiệp hội châu Âu về các dịch vụ giao nhận,vận tải logistics và hải quan (CLECAT) đi đến thống nhất khái niệm về dịch vụ giao
nhận vận tải và logistics là: ”Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chuyên chở (được thực hiện bởi một hay nhiều phương tiện vận tải), gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn
có liên quan đến các dịch vụ kể trên bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn
đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm cho hàng hóa và thu tiền hay lập các chứng từ liên quan đến hàng hóa Dịch
vụ giao nhận bao gồm có dịch vụ logistics cùng với công nghệ thông tin hiện đại liên quan chặt chẽ đến quá trình vận tải, xếp dỡ hoặc lưu kho bãi và quản lý chuỗi cung
Trang 12trên thực tế Những dịch vụ này có thể được cung cấp để đáp ứng với việc áp dụng linh hoạt các dịch vụ được cung cấp.”
Theo Điều 233, Mục 4, Chương VI, Luật thương mại năm 2005 – có hiệu lực thihành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 đến nay - đã đưa ra khái niệm về dịch vụ logistics
với nội dung không khác nhiều so với khái niệm dịch vụ giao nhận của FIATA: ”Dịch
vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã kí hiệu, giao hàng và các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
Như vậy nói một cách ngắn gọn, dịch vụ giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ,thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từnơi gửi hàng đến nơi nhận hàng (giữa hai quốc gia khác nhau)
2.1.2 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
Do cũng là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận vận tải cũng mang nhữngđặc điểm chung của dịch vụ như nó là hàng hóa vô hình nên không có tiêu chuẩn đánh giáchất lượng đồng nhất, không thể cất giữ trong kho, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồngthời, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của người được phục vụ Nhưng dođây là một hoạt động đặc thù nên dịch vụ này cũng có những đặc điểm riêng:
- Dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm cho đốitượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về mặt kỹ thuật làm thayđổi các đối tượng đó
- Mang tính thụ động: Đó là do dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu củakhách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về luật pháp, thể chếcủa chính phủ (nước XK, nước NK, nước thứ ba)…
- Mang tính thời vụ: Dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động XNKnên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa XNK Mà thường hoạt động XNK mangtính chất thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ
- Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người làm dịch vụgiao nhận còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốc xếp nên đểhoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất kỹ thuật và
Trang 13kinh nghiệm của người giao nhận.
2.1.3 Vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
Vai trò quan trọng của giao nhận ngày càng được thể hiện rõ trong xu thế toàncầu hóa như hiện nay Điều này được thể hiện ở:
- Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiếtkiệm mà không cần có sự tham gia của người gửi cũng như người nhận tác nghiệp
- Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phươngtiện vận tải tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các phương tiện vận tải cũng nhưcác phương tiện hỗ trợ khác
- Giao nhận giúp giảm giá thành các hàng hóa xuất nhập khẩu do giúp các nhàxuất nhập khẩu giảm bớt chi phí như: chi phí đi lại, chi phí đào tạo nhân công, chi phí
cơ hội
2.1.4 Phân loại dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
Theo Hiệp định thương mại chung về lĩnh vực dịch vụ (GATS) của Tổ chứcthương mại thế giới (WTO) thì dịch vụ logistics được chia thành 3 nhóm như sau:
Các dịch vụ logistics lõi (Core Freight Logistics Services):
Dịch vụ logistics chủ yếu chiếm phần lớn trong tổng chi phí logistics và mang tínhquyết định đối với các dịch vụ khác Dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hoá, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãicontainer và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập
kế hoạch bốc dỡ hàng hoá
- Dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thôngtin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hoá trong suốt cả chuỗi logistics; hoạtđộng xử lý lại hàng hoá bị khách hàng trả lại, hàng hoá tồn kho, hàng hoá quá hạn, lỗimốt và tái phân phối hàng hóa; hoạt động cho thuê và thuê mua container
Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải (Related Freight Logistics Services):
Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải bao gồm:
- Dịch vụ vận tải hàng hải
Trang 14- Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa
Các dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ bao gồm:
- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật
- Dịch vụ bưu chính
- Dịch vụ thương mại bán buôn
- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thugom, tập hợp, phân loại hàng hoá, phân phối lại và giao hàng
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác
2.2 Năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
2.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa.Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh đã được các nước trên thế giới thừa nhận và coinhư là một môi trường, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng năng suất laođộng, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Khái niệm cạnhtranh xuất hiện từ rất sớm và đến nay có rất nhiều khái niệm cạnh tranh được đưa ra.Cạnh tranh theo hàm nghĩa kinh tế học là chỉ quá trình tranh đấu tiến hành khôngngừng giữa các chủ thể kinh tế trong thị trường nhằm thực hiện lợi ích kinh tế và mụctiêu đã định của bản thân Động lực nội tại của cạnh tranh rộng mức chiếm hữu thịtrường, gia tăng mức tiêu thụ, nâng cao lợi nhuận Áp lực bên ngoài của cạnh tranh là đọsức kịch liệt giữa các đối thủ cạnh tranh, kẻ bại tất sẽ bị đào thải
Từ điển kinh doanh của Anh (xuất bản năm 1992): “Cạnh tranh được xem là sự
ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua
Trang 15giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.
Cạnh tranh buộc những người sản xuất và buôn bán phải cải tiến kĩ thuật, tổ chứcquản lý để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá, thay đổi mẫu mã, bao
bì phù hợp với thị hiếu của khách hàng; giữ tín nhiệm; cải tiến nghiệp vụ thương mại vàdịch vụ, giảm giá thành, giữ ổn định hay giảm giá bán và tăng doanh thu, lợi nhuận
Như vậy qua các khái niệm đã nêu ở trên ta có thể hiểu một cách đầy đủ: “Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình như chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất nhằm nâng cao vị thế của mình”.
Có thể nói rằng ở đâu có lợi ích kinh tế thì ở đó có cạnh tranh Mục đích cuốicùng của cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích: đối với các doanh nghiệp là lợi nhuận, đốivới người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng
Khái quát về năng lực cạnh tranh của công ty
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là tất yếu bởi bản thân nền kinh tế cũngvận động theo quy luật cạnh tranh Điều này đặt ra yêu cầu cho công ty phải bằng mọi
nỗ lực để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thông qua các biện pháp khácnhau như cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và cung cấp những sảnphẩm tốt nhất tới khách hàng Muốn cạnh tranh được với các đối thủ, các doanhnghiệp cần có năng lực cạnh tranh
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện kinh tế quốc tế”.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ” Tóm lại năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được hiểu như sau: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực có giới hạn như nhân lực, vật lực, tài lực,… biết lợi dụng các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh để từ đó đảm bảo
Trang 16cho doanh nghiệp đứng vững và tồn tại, phát triển trong môi trường cạnh tranh.”
Từ định nghĩa trên ta có thể thấy được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệptrước hết phải được tạo ra từ khả năng, thực lực của chính doanh nghiệp Doanhnghiệp cần phải có tiềm lực đủ mạnh để đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh Nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên nhiều yếu tố như: giá trị sử dụng và chấtlượng sản phẩm cao, điều kiện sản xuất ổn định do sản xuất chủ yếu dựa trên cơ sở kĩthuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, quy mô sản xuất lớn và nhờ đó giá thành và giá cảsản phẩm hạ Các yếu tố xã hội như giữ được tín nhiệm trên thị trường, việc tuyêntruyền, hướng dẫn tiêu dùng, quảng cáo cũng có ảnh hưởng quan trọng
2.2.2 Những chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
2.2.2.1 Giá cả dịch vụ
Giá thành và giá cả của dịch vụ là toàn bộ giá trị đầu vào của một dịch vụ như làchi phí nhân công, chi phí quảng cáo, chi phí cơ sở vật chất… Giá thành là cơ sở đểcác công ty định giá bán cho dịch vụ của mình Giá bán này vận động xung quanh mộtmức giá trong một biên độ nhất định gọi là giá thị trường Giá thị trường là do cung vàcầu về dịch vụ đó trên thị trường xác định Thông thường, dịch vụ nào có giá bán thấphơn thì dịch vụ đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn Do vậy, muốn có giá bán thấpthì các doanh nghiệp phải tìm cách hạ giá thành dịch vụ của mình Điều này đòi hỏiphải sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có như nguồn lao động dồi dào, tài nguyênthiên nhiên phong phú, bên cạnh đó phải nâng cao hiệu quả quản lý, tiếp cận và ứngdụng những thành tựu trong công nghệ thông tin, có như vậy mới hạ giá thành và nângcao sức cạnh tranh của dịch vụ
2.2.2.2 Chất lượng của dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là sự thỏa mãn của khách hàng khi nhà cung cấp dịch vụ đápứng được nhu cầu của khách hàng Sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ đượcxác định thông qua so sánh giữa dịch vụ mong đợi và dịch vụ cảm nhận bởi kháchhàng Chất lượng dịch vụ được đánh giá dựa trên một số tiêu chí như:
- Tính hữu hình: là cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân viên và các phương tiệnvận tải của công ty
- Tính kịp thời: đảm bảo cho nguyên liệu, hàng hóa được cung ứng kịp thời, đúng lúc.
- Tính linh hoạt: đề cập tới khả năng của công ty trong việc điều phối các nguồn
Trang 17lực để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của khách hàng.
- Mức độ an toàn và chính xác: khả năng đảm bảo sự an toàn khách hàng, thểhiện qua sự an toàn về vật chất, tài chính, bảo mật thông tin.
- Mức độ tin cậy: là sự tin tưởng, uy tín của dịch vụ và doanh nghiệp đối vớikhách hàng
Qua đây có thể thấy chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnhtranh của dịch vụ Trong xu hướng phát triển như hiện nay, nhu cầu hưởng thụ củangười dân ngày càng cao, cùng với đó là những yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng củadịch vụ Khách hàng sẵn sàng trả giá cao cho những dịch vụ cùng loại có chất lượngtốt hơn hẳn Chất lượng dịch vụ tốt sẽ thể hiện tính quyết định sức cạnh tranh dịch vụcủa doanh nghiệp cao, bởi:
- Chất lượng sẽ làm tăng giá trị và giá trị sử dụng của dịch vụ
- Giống như sản phẩm hữu hình, dịch vụ cũng có chu kỳ sống Nâng cao chấtlượng dịch vụ sẽ kéo dài chu kỳ sống cho dịch vụ, từ đó làm tăng lợi nhuận cũng như
2.2.2.3 Doanh thu và lợi nhuận từ dịch vụ của công ty so với đối thủ cạnh tranh
Về doanh thu từ dịch vụ của công ty so với đối thủ cạnh tranh
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm,cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng.Chỉ tiêu này cho phép doanh nghiệp có thể so sánh trực tiếp năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác nhằm đánh giá kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp mình Doanh nghiệp có doanh thu cao so với đốithủ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh điều đó cho thấy một doanh nghiệp có hoạtđộng tốt, ổn định Nếu chỉ tiêu trên buộc doanh nghiệp phải tìm hiều điều tra một cáchđầy đủ thị trường của các đối thủ cạnh tranh cùng loại sản phẩm thì chỉ tiêu này chophép doanh nghiệp lựa chọn đối thủ cạnh tranh mạnh nhất hoặc phù hợp nhất về quy
mô cơ cấu, so sánh, rút ra những mặt mạnh, những tồn tại để khắc phục trong thời gian
Trang 18tới Chỉ tiêu này đơn giản và dễ tính hơn, những thị phần mà doanh nghiệp mạnhchiếm giữ thường có lợi nhuận cao và rất có thể doanh nghiệp cần chiếm lĩnh khu vựcthị trường này Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về những đối thủcạnh tranh chủ yếu.
Về lợi nhuận từ dịch vụ của công ty so với đối thủ cạnh tranh
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ lúc bắt đầu tìm kiếm nhu cầu thị trường,chuẩn bị và quá trình sản xuất kinh doanh cho đến khi tổ chức bán hàng và dịch vụ chothị trường Nó phản ánh cả về chất và lượng sự cạnh tranh của doanh nghiệp Nếu chỉtiêu này thấp thì mức độ cạnh tranh của thị trường rất gay gắt, có quá nhiều doanhnghiệp trong thị trường này và doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận, ngược lại nếu chỉ tiêunày cao thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mạnh Doanh nghiệp có thể phát huylợi thế này và không ngừng đề phòng đối thủ cạnh tranh có thể thâm nhập thị trườngbất cứ lúc nào do sự thu hút lợi nhuận cao
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
2.3.1 Các nhân tố thuộc bên trong doanh nghiệp
Các yếu tố bên trong là các yếu tố phát sinh từ trong nội bộ của chính doanhnghiệp đó, có ảnh hưởng tới việc triển khai và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Chúng ta có thể xem xét doanh nghiệp như là một tập hợp các hoạt động cầnthiết nhằm thiết kế, sản xuất, phân phối, tiêu thụ và trợ giúp các sản phẩm của nó Mỗihoạt động này đều tạo thêm giá trị bổ sung cho sản phẩm hoặc dịch vụ Đồng thời mỗihoạt động đó cũng có thể là nguồn gốc tạo ra các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
2.3.1.1 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh, qua đó ảnhhưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp Yếu tố nhân lực được coi là tài sản vôcùng quý báu cho sự phát triển thành công của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp
Với một đội ngũ nhân lực tốt, đồng đều, doanh nghiệp có thể làm tốt những kếhoạch, mục tiêu họ đã đặt ra Một đội ngũ lãnh đạo, quản lý giàu kinh nghiệm, trình độcao, năng động, linh hoạt và hiểu biết sẽ đem lại cho doanh nghiệp không chỉ là lợi íchtrước mắt như tăng doanh thu, tăng lợi nhuận mà cả uy tín của doanh nghiệp Họ sẽ đưa
Trang 19ra nhiều ý tưởng chiến lược sáng tạo phù hợp với sự phát triển và trưởng thành của doanhnghiệp cũng như phù hợp với sự thay đổi của thị trường.
Trang 202.3.1.2 Nguồn lực vật chất
Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiếnphù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực sản xuất, làmtăng khả năng của doanh nghiệp lên rất nhiều Cơ sở vật chất tốt, chất lượng sản phẩm
sẽ được nâng lên cao hơn cùng với việc hạ giá thành sản phẩm kéo theo sự giảm giábán trên thị trường Khả năng chiến thắng trong cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ rấtlớn, ngược lại không một doanh nghiệp nào lại có khả năng cạnh tranh cao khi màcông nghệ sản xuất lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm,tăng chi phí sản xuất Nguồn lực vật chất bao gồm:
- Tình trạng trình độ máy móc công nghệ, khả năng áp dụng công nghệ mới tácđộng đến chất lượng, kiểu dáng, hình thức, giá thành sản phẩm
- Mạng lưới phân phối: phương tiện vận tải, cách thức tiếp cận khách hàng
- Nguồn cung cấp: ảnh hưởng đến chi phí lâu dài và đầu ra trong việc đảm bảocho sản xuất được liên tục, ổn định
- Vị trí địa lý của doanh nghiệp cũng có thể tác động đến chi phí sản xuất (đấtđai, nhà cửa, lao động ), nguồn nguyên liệu, sự thuận tiện của khách hàng
2.3.1.3 Nguồn lực tài chính
Vốn là nền tảng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh thu lại lợinhuận, mở rộng quy mô hoạt động, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệpkhác Năng lực tài chính của doanh nghiệp không chỉ được thực hiện ở quy mô vốn màcòn được thể hiện ở cơ cấu vốn, khai thác và sử dụng nguồn vốn sẵn có cũng như khảnăng huy động nguồn tài chính thích hợp Năng lực tài chính là điều kiện cần thiết đểnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tiềm lực tài chính mạnh và hoạt độngquản lý tài chính hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thịtrường, mở rộng thị trường, tăng thị phần của doanh nghiệp
2.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều phải chịu sựtác động của môi trường xung quanh và chịu sự tác động từ chính bản thân doanhnghiệp Do đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào bảnthân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác của môi trườngxung quanh doanh nghiệp Các nhân tố bên ngoài là nơi doanh nghiệp đang hoạt động
và có ảnh hưởng trực tiếp tới các chính sách, quyết định khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp
Trang 212.3.2.1 Nhân tố kinh tế
Đây là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả doanh nghiêp
Sự tác động của các yếu tố của môi trường này có tính chất trực tiếp và năng động hơn
so với một số các yếu tố khác của môi trường tổng quát Những diễn biến của môitrường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe doạ khác nhau đối với từngdoanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiếnlược kinh doanh của doanh nghiệp Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ kéo theo đó là đàphát triển cho tất cả các doanh nghiệp Kinh tế phát triển, nhu cầu dân cư tăng lên,mức độ hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước cũng sẽ tăng lên cao, sự cạnh tranh cũngngày càng gay gắt Ngược lại, khi nền kinh tế bị suy thoái, bất ổn, sức mua của ngườidân sẽ giảm xuống Dịch vụ doanh nghiệp cung cấp cho thị trường sẽ chậm lại, lợinhuận giảm, công ty sẽ phải tìm mọi cách để giữ chân khách hàng, sự cạnh tranh thịtrường lại càng trở nên khốc liệt hơn Môi trường kinh tế là môi trường có ảnh hưởngsâu rộng tới các chính sách và quyết định cạnh tranh của doanh nghiệp
2.3.2.2 Nhân tố chính trị và pháp luật
Chính trị và pháp luật có tác dụng rất lớn đến sự phát triển của bất cứ doanhnghiệp nào, nhất là đối với những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế Chính trị và phápluật là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như là cơ sở pháp lý cho các doanhnghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất cứ thị trường nào dù là trong nước haynước ngoài
Một nền kinh tế ổn định cần phải có nền chính trị và pháp luật ổn định Chínhsách cũng như các văn bản pháp luật sẽ điều chỉnh trực tiếp tới các chính sách kinh tế,
do đó ảnh hưởng tới các hoạt động của doanh nghiệp Đặc biệt tại các quốc gia màchính trị bất ổn thì rủi ro thiệt hại cho các công ty có hoạt động thương mại quốc tế lạicàng lớn Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi cho hoạt độngkinh doanh của từng doanh nghiệp Các doanh nghiệp này cũng đặc biệt quan tâm tới
sự khác biệt về pháp luật giữa các quốc gia Sự khác biệt này có thể sẽ làm tăng hoặcgiảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp những điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đếncác hoạt động, chính sách kế hoạch chiến lược phát triển, loại hình sản phẩm doanhnghiệp sẽ cung cấp cho thị trường
2.3.2.3 Nhân tố xã hội
Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này đượcchấp nhận và tôn trọng, bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể Sự thay đổi của
Trang 22các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu đài của các yếu tố vĩ
mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác Một số những đặcđiểm mà các doanh nghiệp cần chú ý là sự tác động của các yếu tố văn hoá xã hộithường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó
mà nhận biết được Mặt khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thườngrất rộng: "nó xác định cách thức người ta sống làm việc, sản xuất, và tiêu thụ các sảnphẩm và dịch vụ" Như vậy những hiểu biết về mặt văn hoá - xã hội sẽ là những cơ sởrất quan trọng cho các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh.Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cáchoạt động kinh doanh như: những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, vềnghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống; những quan tâm và ưu tiên của
xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội
2.3.2.4 Nhân tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên; đất đai,sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sựtrong sạch của môi trường, nước và không khí, Có thể nói các điều kiện tự nhiênluôn luôn là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người (đặc biệt là các yếu
tố của môi trường sinh thái), mặt khác nó cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quantrọng của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch,vận tải Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tốrất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ, từ đó ảnhhưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đặt ở nơi thuận tiện,khả năng tiếp cận các nguồn lực tốt sẽ dễ dàng phát huy tốt khả năng cạnh tranh vớiđối thủ Ngược lại, doanh nghiệp sẽ bị hạn chế trong quá trình giao nhận vận tải.Doanh nghiệp giảm khả năng cạnh tranh và có thể không thể thực hiện được chiếnlược chi phí thấp của mình
2.3.2.5 Nhân tố công nghệ
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp Các yếu tố côngnghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu, thiết bịsản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng Khi công nghệ phát triển,các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sảnphẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lựccạnh tranh
Trang 23Khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp các doanh nghiệp xử lý thông tin một cáchchính xác và có hiệu quả nhất trong thời đại hiện nay Bất kỳ một doanh nghiệp nàomuốn thành công cũng cần có một hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền phát thôngtin một cách chính xác, đầy đủ nhanh chóng hiệu quả về thị trường và đối thủ cạnhtranh Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lựccạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
Trang 24CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
AIRSEAGLOBAL VIỆT NAM
3.1 Giới thiệu về công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam
3.1.1 Tổng quan về công ty
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty trách nhiệm hữu hạn AIRSEAGLOBAL Việt Nam
- Tên chính thức: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN AIRSEAGLOBAL
VIỆT NAM
- Tên giao dịch: AIRSEAGLOBAL CO.,LTD
- Mã số thuế: 0105308539
- Địa chỉ: Tòa Nhà Sông Đà, 165, Đường Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Dịch
Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
- Đại diện pháp luật: Nguyễn Thành Tân
- Điện thoại: 04 6269 7222 Fax: (+84) 4 6269 7555
- Website: http://airseaglobal.com.vn/
Công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam được thành lập vào ngày 13/05/2011 theogiấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày13/05/2011 Qua hơn 6 năm hoạt động trong lĩnh vực vận tải quốc tế, nhập khẩu vàdịch vụ làm thủ tục hải quan công ty Airseaglobal đã ngày càng trở nên lớn mạnh vàphát triển với doanh thu tăng dần mỗi năm Hiện nay, công ty không ngừng mở rộngquy mô, xây dựng được một mô hình công ty hiện đại, phát triển để phù hợp với môitrường kinh doanh quốc tế ngày càng rộng mở và có nhiều biến đổi
Trang 25 Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam
(Nguồn: Phòng Nhân sự công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam)
Công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam tổ chức bộ máy nhân sự theo mô hình quản
lí trực tuyến Mọi hoạt động của công ty đều chịu sự điều hành từ Ban Giám Đốc
• Ban Giám đốc: Trực tiếp chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty cũng
như hiệu quả của hoạt động sản xuất trong công ty Giám đốc là người có quyền ký kếtcác hợp đồng kinh tế cũng như giao dịch với các cơ quan liên quan
• Phó Giám đốc: chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần việc được phân
công, chủ động giải quyết những công việc đã được giám đốc ủy quyền và phân côngtheo đúng chế độ chính sách của nhà nước và điều lệ của công ty
• Phòng Tài chính Kế toán: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính dựa
trên cơ sở sản xuất kinh doanh của công ty Tổ chức, ghi chép, hạch toán nghiệp vụkinh tế phát sinh kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạchthu - chi Giám sát quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của đơn vị
• Phòng Nhân sự: Có nhiệm vụ quản lý nhân sự và các thủ tục hành chính của
công ty
• Phòng Marketing: Nghiên cứu tiếp thị và thông tin lập hồ sơ thị trường và dự
báo doanh thu Khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng, phân khúc thịtrường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản