LỜI CẢM ƠNLuận văn Thạc sỹ kinh tế với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhi ệm Hữu hạn Một thành viên Xổ số Kiến thiết Quảng Trị” là sự thể hiện những kiến thức đã
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
TRƯƠNG HỮU HOÀI PHƯƠNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ
KIẾN THIẾT QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
Huế, năm 2017
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
TRƯƠNG HỮU HOÀI PHƯƠNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ
KIẾN THIẾT QUẢNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN VĂN TOÀN
Huế, năm 2017
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung chi tiết của bài luận văn này được trìnhbày theo kết cấu và dàn ý của tôi với việc nghiên cứu, thu thập và phân tích các tài liệuliên quan Tất cả số liệu phân tích mang tích trung thực, đến việc xây dựng giải pháp,chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Mộtthành Viên Xổ số Kiến thiết Quảng Trị Tác giả cam đoan Luận văn này không trùngvới bất cứ luận văn nào và củng chưa từng được công bố
Đồng thời tác giả được sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Toàn để hoànthành luận văn này
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với cam kết trên
Quảng Trị, năm 2017
Người thực hiện
Trương Hữu Hoài Phương
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sỹ kinh tế với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty Trách nhi ệm Hữu hạn Một thành viên Xổ số Kiến thiết Quảng Trị” là sự thể hiện
những kiến thức đã thu nhận được của tác giả trong thời gian làm việc tại công ty vàhai năm theo học tại Khoa Sau đại học - Đại học kinh tế Huế, bên cạnh sự tận tìnhtruyền đạt kiến thức của các thầy cô trong trường và đặc biệt là các thầy cô của Khoasau Đại học
Trước tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Văn Toàn,
đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tác giả có thể hoàn thànhcông việc nghiên cứu khoa học của mình
Lời cảm ơn tiếp theo xin được gửi tới người thân trong gia đình, các bạn họcviên lớp K16E - Quản Lý kinh tế Quảng Trị khóa 2015 - 2017, xin chân thành cảm ơnbạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và sát cánh bên tác giả trong suốtthời gian viết luận văn
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Ban Lãnh đạo Công ty Tráchnhiệm Hữu hạn Một thành viên Xổ số Kiến thiết Quảng trị, nơi tác giả đang công tác,
đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn
Quảng Trị, năm 2017
Tác giả
TRƯƠNG HỮU HOÀI PHƯƠNG
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN TOÀN
Tên đề tài nghiên cứu khoa học:Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Xổ Số Kiến Thiết Quảng Trị
1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu:
Công ty TNHH MTV XSKT Quảng Trị, ngành nghề SXKD chính là: Hoạt độngkinh doanh Xổ số, gồm: Vé xổ số truyền thống; Vé xổ số biết kết quả ngay; Vé xổ số
Lô tô thủ công Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, nhãn hiệu,thương hiệu riêng; Chủ sở hữu của công ty là: UBND tỉnh Quảng Trị
Thị trường kinh doanh XSKT và các dịch vụ vui chơi có thưởng mà nhà nướccho phép đang ngày một nhân rộng hơn với số lượng các đơn vị tham gia vào thịtrường càng nhiều Mỗi đơn vị với những chiến lược phát triển riêng để phát triển thịtrường của doanh nghiệp mình Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV XSKT tỉnh Quảng Trị ” mục đích tìm được giải pháp phù hợp với tình
hình thị trường hiện nay cùng với các tiềm lực, chính sách của Công ty và yêu cầu củakhách hàng, nhằm phát triển thị Kinh doanh XSKT của Công ty trong thời gian tới
2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận văn sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp,
sơ cấp, phương pháp: tổng hợp và xử lý số liệu, thống kê, phân tích và so sánh.Phương pháp phân tích Mô hình SWOT, phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài
3 Các kết quả nghiên cứu và kết luận
Luận văn đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển thịtrường XSKT trong khu vực MT - TN Từ đó, đưa ra những định hướng nâng caoNLCT cho Công ty Những định hướng này tập trung vào việc tăng cường chất lượng:Lãnh đạo, chuẩn hóa đội ngũ nhân viên Đưa ra nhiều các chính sách đối với Đại lýcủa Công ty trong tỉnh và toàn khu vực MT – TN, tuyên truyền quảng bá thương hiệubằng nhiều hình thức, nhận định thị trường và thị hiếu khách hàng , phát triển thươnghiệu công ty để đáp ứng công tác khai thác doanh thu, mở rộng thị trường và chiếmlĩnh thị phần trong khu vực
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
- B.Định : Bình Định
- BTC : Bộ Tài Chính
- D.Thu : Doanh thu
- Đ.Nẵng: Đà Nẵng
- Đ.Lăk : Đăk Lăk
- Đ.Nông: Đăk Nông
- G.Lai: Gia Lai
- XSKT: Xổ số kiến thiết
- KTTT: Kiến thiết truyền thống
- K.Tum: Kon Tum
- K.Hòa: Khánh Hòa
- MTV : Một Thành viên
- MT - TN: Miền trung và Tây nguyên
- N.Thuận: Ninh Thuận
- NLCT: Năng lực cạnh tranh
- P.Yên: Phú Yên
- Q.Trị: Quảng Trị
- Q.Bình: Quảng Bình
- Q.Nam: Quảng Nam
- Q.Ngãi: Quảng Ngãi
- VPĐD: Văn phòng đại diện
- TT.Huế: Thừa Thiên Huế
- TNHH: Trách nhiệm Hữu hạn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ x
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 4
6 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 5
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 6
1.1 Các khái niệm: 6
1.1.1 Cạnh tranh và phân loại cạnh tranh 6
1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 9
1.2 Lý luận cơ bản về xổ số 16
1.2.1 Khái niệm về xổ số 16
1.2.2 Bản chất của xổ số 16
1.2.3 Phân loại xổ số 17
1.2.4 Đặc tính của nhà tổ chức và người chơi xổ số 17
1.2.5 Tác động kinh tế - xã hội của hoạt động xổ số kiến thiết 18
1.2.6 Xu hướng phát triển của ngành xổ số tại Việt Nam 20
1.3 Xây dựng hình ảnh năng lực cạnh tranh 21 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 81.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 21
1.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 22
1.3.3 Ma trận SWOT 23
1.3.4 Ma trận QSPM 24
1.4.Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp 25
1.4.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng 25
1.4.2 Nhóm chỉ tiêu định tính 27
1.5 Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp 27
1.5.1 Môi trường bên ngoài Doanh nghiệp 28
1.5.2 Môi trường bên trong Doanh nghiệp 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV XỔ SỐ KIẾN THIẾT QUẢNG TRỊ 31
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV XSKT QUẢNG TRỊ 31
2.1.1 Giới thiệu chung Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV XSKT Quảng Trị 31
2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH XỔ SỐ VÀ KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG XỔ SỐ KHU VỰC MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN 38
2.2.1 Đặc điểm của kinh doanh xổ số 38
2.2.2 Khái quát về thị trường xổ số khu vực miền Trung - Tây nguyên 39
2.3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV XSKT QUẢNG TRỊ TRONG KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN 40
2.3.1 Tình hình kinh doanh của công ty TNHH MTV XSKT Quảng Trị 41
2.3.2 SO SÁNH CÁC NHÂN TỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 48
2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XỔ SỐ 63
2.4.1.Các yếu tố khách quan: 63
2.4.2 Các yếu tố chủ quan : 65
2.4.3 Phân tích các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty XSKT Q.Trị trong khu vực MT - TN 66 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 92.4.4 Phân tích và so sánh đối thủ cạnh tranh cùng phát hành ngày thứ năm trong tuần.
69
2.4.5 Lựa chọn kết quả XSKT làm kết quả dự thưởng cho xổ số lô tô và lô đề .71
2.5 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT, NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 72
2.5.1 Những kết quả đạt được 72
2.5.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 72
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV XSKT TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 75
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MTV XỔ SỐ KIẾN THIẾT QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚI 2020 75
3.2 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MTV XSKT QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020 .75
3.2.1.Lập ma trận SWOT để hình thành các chiến lược cạnh tranh 75
3.2.2 Hình thành chiến lược phát triển của công ty TNHH MTV XSKT Quảng Trị đến năm 2020 .77
3.3 GIẢI PHÁP CHO CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TYTNHH MTV XSKT QUẢNG TRỊ TRONG KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 78
3.3.1 Giải pháp cho chiến lược phát triển mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm xổ số 78
3.3.2 Giải pháp đa dạng hóa các loại hình sản phẩm xổ số kiến thiết và chiến lược đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
I KẾT LUẬN 88
II KIẾN NGHỊ 89
1 Kiến nghị đối với nhà nước: 89
2 Kiến nghị đối với công ty : 90 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Số lượng nhân viên lao động của công ty XSKT Quảng Trị 38Bảng 2 Lịch phát hành vé xổ số Truyền thống khu vực thị trường MT-TN 40Bảng 3 Doanh thu tiêu thụ vé xổ số của các tỉnh từ năm 2012-2016 42Bảng 4: Doanh thu của các công ty cùng phát hành mở thưởng cùng ngày thứ 5
trong tuần từ năm 2012-2016 43Bảng5 So sánh thị phần của các công ty cùng phát hành mở thưởng ngày thứ
năm trong khu vực MT – TN từ 2012 - 2016 45Bảng 6: Bảng Tăng Trưởng Doanh Thu Của Công Ty Qua Năm 2012-2016 46Bảng 7 Doanh thu tiêu thụ các tại thị trường các tỉnh trong khu vực năm 2016 47Bảng 8 Bảng so sánh các chỉ tiêu tổ chức bộ máy của ba Công ty Q.Bình,
Q.Trị, B.Định 53Bảng 9 Tổng hợp đại lý cấp 1, cấp 2 các công ty XSKT Q.Bình, Q.Trị, B.Định
54Bảng 10 Bảng so sánh nguồn nhân lực, năng suất lao động của ba Công ty XSKT
Q.Bình, Q.Trị và B.Định từ 2014 - 2016 55Bảng 11 Bảng so sánh tỷ lệ phân phối vé XSKTTT trên địa bàn thành phố Đà nẵng
56Bảng 12 Bảng so sánh Nghành nghề kinh doanh của ba Công ty 57Bảng 13 Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu kinh doanh của Công ty XSKT Bình Định
58Bảng 14 Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu kinh doanh của Công ty XSKT Quảng Bình
59Bảng 15 Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu kinh doanh của Công ty XSKT Quảng Trị.60Bảng 16 Bảng so sánh các Công ty XSKT hoạt động trong khu vực MT-TN từ
2012 - 2016 .61Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1 Khung hình thành chiến lược cạnh tranh 21
Hình 2 Mô hình ma trận SWOT 23
Hình 3 Mô hình ma trận QSPM 24
Hình 4 Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy công ty XSKT Quảng Trị 33
Hình 5 Sơ đồ bộ máy Tổ chức của công ty XSKT Quảng Bình: 50
Hình 6 Sơ đồ bộ máy Tổ chức của công ty XSKT Bình Định 50
Hình 7 Mô hình phân bố VPĐD trong khu vực MT - TN của Công ty XSKT Q.Bình, Q.Trị và B.Định 52
Hình 8 Sơ đồ kênh phân phối 2 cấp 68
Hình 9 Sơ đồ kênh phân phối 3 cấp 69
Hình 10 Ma trận SWOT để hình thành các chiến lược 76
Biểu đồ 01 Doanh thu của các công ty phát hành cùng ngày thứ năm hàng tuần từ năm 2012 - 2016 44
Biểu đồ 2 So sánh Thị phần của các công ty phát hành và quay số cùng ngày thứ năm trong tuần, theo số liệu bảng 5 từ 2012-2016 45
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Các hình thức hoạt động kinh doanh xổ số đã được phát triển hầu hết ở cácnước phát triển trên thế giới, ngày nay cũng đang được phát triển ở Việt Nam Hoạtđộng xổ số kiến thiết là một hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính đem lạinhiều lợi ích cho xã hội
Xổ số không phải là một ngành kinh tế sản xuất ra của cải vật chất nhưng nó làmột kênh để tạo nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, phục vụ cho đầu tư các công trìnhphúc lợi xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân và cũng là một trong những biệnpháp thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh cho người dân
Các công ty xổ số kiến thiết có 100% vốn nhà nước, được Nhà nước giao quản
lý và sử dụng vốn bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, các nguồn vốn bổ sung khácdựa trên nguyên tắc bảo đảm sử dụng vốn hiệu quả và tôn trọng các nguyên tắc tàichính, tín dụng, đặc biệt là tuân thủ pháp luật
Lịch sử kinh tế thị trường cũng đã cho thấy cạnh tranh là một tất yếu kháchquan, một động lực của tăng trưởng kinh tế Tham gia cạnh tranh và thắng lợi trongcạnh tranh, mỗi doanh nghiệp có thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường Dovậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển tăng doanh thu và chiếm lĩnh thịphần trong quá trình hoạt động của các Công ty xổ số là hai vấn đề không thể tách rờinhau, đó là sứ mạng của các công ty xổ số trong khu vực nói chung và công ty TNHHMTV XSKT Quảng trị nói riêng Xã hội với ngày càng đa đạng hóa và nhiều ngànhnghề vui chơi giải trí có thưởng gia nhập nhiều vào cuộc sống, cho nên việc bảo đảm
an toàn bền vững, tăng trưởng nguồn thu lợi nhuận của công ty trong một bối cảnhcạnh tranh gay gắt là một việc làm hết sức khó khăn Để thực hiện tốt được nhữngmong muốn đó thì nâng cao năng lực cạnh tranh là cốt lõi cho sự thành công
Hiện tại tác giả của luận văn này củng là một cán bộ thị trường của công tyTNHH MTV XSKT Quảng Trị, xuất phát từ thực tế muốn hiểu rõ hơn về điểm mạnh,điểm yếu và các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của đơn vị mìnhcông tác, từ đó mong muốn có thể đóng góp một số ý kiến giúp Công ty nâng cao đượcTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14năng lực cạnh tranh, vượt qua được khó khăn trước mắt, ngày càng phát triển hơn nữa
để đạt được mục tiêu đã đề ra trong hoàn cảnh mới Chính vì lý do trên, tác giả đãchọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV XSKT tỉnh Quảng Trị ” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
* Mục tiêu nghiên cứu chung:
(1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh,nâng cao năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp xổ sốnói riêng
(2) Phân tích, đánh giá thực trạng trong các công tác quản lý, xác định nhữngyếu kém còn tồn tại để từ đó có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh của Công ty
(3) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lựccạnh tranh của Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tỉnh Quảng Trị, đồng thời đápứng được các yêu cầu do nhà nước đặt ra
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên các
vấn đề được đặt ra trong quá trình nghiên cứu của đề tài:
Một là: Nghiên cứu các lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh để tìm racác yếu tố nào đã tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty?
Hai là: Phân tích, đánh giá thực trạng, cơ cấu tổ chức bộ máy, năng suất laođộng, hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận, thị phần trên thị trường của Công ty và các công
ty XSKT trong khu vực Miền trung - Tây Nguyên trong giai đoạn từ năm 2012-2016như thế nào?
Ba là: Trên cơ sở đó, khắc phục những vấn đề còn tồn tại, đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty trong khu vực Miền trung - Tây Nguyên?
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu:
Luận văn chỉ tập trung chủ yếu vào phân tích năng lực cạnh tranh của Công tyTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15TNHH MTV Xổ số kiến thiết Quảng Trị trong lĩnh vực kinh doanh các loại hình vé xổ
số trong khu vực Miền Trung và Tây Nguyên
3.2 Phạm vi nghiên cứu
* V ề không gian: Nghiên cứu tại Thị trường khu vực Miền trung và tây nguyên
(từ Quảng Bình đến Ninh thuận)
* V ề thời gian: Tập trung nghiên cứu các yếu tố liên quan đến việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV XSKT Quảng Trị trong khu vực MiềnTrung và Tây Nguyên từ năm 2012-2016
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Công cụ đánh giá, phân tích
- Đề tài được thực hiện bằng phương pháp định tính Sử dụng phương phápthống kê, thu thập dữ liệu, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu hệ thống
- Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phươngpháp thu thập kết hợp để phân tích
- Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích đánh giá mức độ tăng giảm củacác chỉ số;
- Phân tích các yếu tố môi trường bên trong, yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng tớinăng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của công ty
- Phương pháp phân tích Mô hình SWOT: Là các điểm mạnh, các cơ hội, Cácđiểm yếu, Các thách thức
- Phương thức xử lý số liệu bằng excel
- Sử dụng các loại biểu đồ, hình vẽ, bảng biểu để phân tích
(1) Phương pháp so sánh:
* So sánh chỉ tiêu về doanh thu, thị phần giữa số thực hiện kỳ này với số thựchiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi Để đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùitrong hoạt động kinh doanh để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới
* So sánh giữa số liệu và các chỉ tiêu tăng trưởng của Công ty mình với số liệucủa các Công ty Xổ số khác trong khu vực để đánh giá tình hình tăng trưởng của Công
ty mình tốt hay xấu được hay chưa được
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16* So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể,
so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và
số tuyệt đối của việc tăng trưởng doanh thu qua các năm liên tiếp
(2) Phương pháp phân tích Mô hình SWOT:
Trên cơ sở phân tích 4 nhân tố trên để tìm ra các điểm mạnh điểm yếu của Công
ty TNHH MTV XSKT Quảng Trị cũng như cơ hội, thách thức đối với Công ty XSKTkhác trong khu vực, giúp Công ty không bị động, có phản ứng linh hoạt với sự thayđổi của môi trường, tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức để có thể phát triển bền vững
Để từ đó các nhà Lãnh đạo Công ty kiểm soát được thị trường ở thời điểm hiện nay vàgiúp cho Công ty đề ra được những chiến lược đúng đắn trong giai đoạn trước mắt vàtương lai sau này
(3) Phân tích bên ngoài:
Các yếu tố bên ngoài là yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị, yếu tố pháp luật, yếu tốvăn hoá xã hội, yếu tố khoa học công nghệ, yếu tố tự nhiên Đây là sự phân tích cácyếu tố của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty, từ
đó giúp Công ty tìm ra các cơ hội cũng như các thách thức
(4) Phân tích bên trong:
Đây là sự phân tích các yếu tố bên trong của Công ty hay là các nhân tố nội tạicủa Công ty, việc phân tích tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau: Cơ cấu tổ chức; Độingũ cán bộ quản lý; Khả năng tài chính; khả năng trình độ của cán bộ phát triển thịtrường, công nghệ thông tin
Từ việc phân tích những yếu tố trên, Công ty sẽ tìm ra được những điểm mạnh,điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh, khả năng phát triển của doanhnghiệp trong tương lai
5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
+ Tổng hợp phân tích:
- Thu thập nguồn số liệu và phân tích số liệu trên kết quả kinh doanh của Công
ty TNHH MTV XSKT Quảng Trị trong khoảng thời gian từ năm 2012-2016
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17- Phân tích biến động thị phần, tỷ trọng doanh thu của Công ty so với tổng thểdoanh thu toàn thị trường của các Công ty Xổ số trong khu vực MT - TN.
- Đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Doanh thu và các công tác quản
lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV XSKT Q.Trị
+ Phương pháp thứ cấp:
* Bên trong Công ty: Là các thông tin nội bộ công ty như: Các báo cáo doanhthu, lợi nhuận, báo cáo tài chính, bảng biểu tổng hợp thống kê… văn bản nội bộ
* Bên ngoài Công ty:
- Từ các báo cáo tổng kết quý, năm của khối xổ số miền Trung và Tây nguyên;của Ban xổ số - Bộ Tài chính từ năm 2012 - 2016
- Từ số liệu báo cáo tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Chính phủ, các tổchức liên quan khác
+ Phương pháp sơ cấp:
Là những số liệu thu thập thông qua việc thống kê
Từ đó, nêu lên những ý kiến của bản thân mình.
6 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3chương sau :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp
Chương 2 :Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTVXSKTQuảng Trị trong khu vực Miền trung và Tây Nguyên
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH MTVXSKT Quảng Trị trong khu vực Miền Trung và Tây nguyên đến năm 2020
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18có những quan điểm khác nhau về cạnh tranh.
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, cạnh tranh được định nghĩa là hoạt động
ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinhdoanh bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêuthụ và thị trường có lợi nhất [16]
Theo hai nhà kinh tế Mỹ là PA Samuelson & W Nordhaus, thì cạnh tranh là sự
kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thịtrường Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnhtranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực của sự phát triển [11]
Theo từ điển kinh tế, thì cạnh tranh được hiểu là quá trình ganh đua hoặc tranh
giành giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được cho mình những nguồn lực hoặc lợi thế về sảnphẩm hoặc khách hàng, hoặc đạt được những lợi ích tối đa Trong hoạt động kinh tế, đó là
sự gạnh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sảnxuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được cho mình nhiều lợi ích nhất [7]
Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản chất của cạnh
trạnh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình màdoạnh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh trạnh là sự bình quân hóa lợi nhuậntrong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi [9]
Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm trình bày trong tác phẩm:”Thị trường,chiến lược, cơ cấu: cạnh tranh về giá trị gia tăng và định vị doanh nghiệp” (NXB TPHCM - 2004): Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tác động của doanhTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19nghiệp đến các lực lượng cạnh tranh bằng các biện pháp sáng tạo - tạo ra các “khácbiệt” hơn hẵn hãng cạnh tranh Khác biệt đó có thể là hệ thống phân phối dịch vụ tốtsản phẩm độc đáo, giá rẽ … những khác biệt này giúp doanh nghiệp xác lập được vịthế của mình trên thị trường.[14].
Theo PGS Lê Hồng Tiệm: “ Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa các chủ thể sản
xuất kinh doanh nhằm dành lấy những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất ra sản phẩm, trong tiêu thụ hàng hóa, trong hoạt động dịch vụ để đảm bảo thực hiện lợi ích tốt nhất cho mình”[15].
Như vây, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủthể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mụctiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàngcũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất Mục đích cuối cùng của chủthể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích Đối với người sản xuất kinhdoanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi
1.1.1.2 Phân lo ại cạnh tranh:
Có nhiều tiêu thức phân loại cạnh tranh, trong đó cách phân loại cơ bản là: cạnhtranh trong phạm vi ngành kinh tế bao gồm cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnhtranh giữa các ngành, cạnh tranh giữa bên mua và cạnh tranh giữa bên bán, cạnh tranhgiá cả và cạnh tranh phi giá cả
Cạnh tranh trong nội bộ ngành:Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất
kinh doanh một loại hàng hoá, dịch vụ Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cuộc cạnh tranhtất yếu xảy ra, tất cả đều nhằm mục tiêu cao nhất là lợi nhuân của doanh nghiệp
Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm mục tiêu lợinhuân, vị thế, an toàn Cạnh tranh giữa các ngành tạo ra xu hướng di chuyển của vốnđầu tư sang các ngành thu được lợi nhuận cao hơn và sẽ dẫn tới hình thành tỷ suất lợinhuận bình quân
Cạnh tranh giữa người sản xuất, doanh nghiệp sản xuất với nhau: Đây là hình thức
phổ biến nhất của cạnh tranh Theo hình thức này, các Doanh nghiệp đấu tranh với nhau
để giành chỗ đứng trên thị trường (thị phần, kênh phân phối), để có thể đạt được các mục
tiêu ngắn hạn của mình và qua đó đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững
Cạnh tranh giữa người mua với nhau: Người mua ở đây không chỉ là người tiêu
dùng mà còn bao gồm cả các nhà cung ứng Theo hình thức này, những người mua,Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20doanh nghiệp sẽ đấu tranh với nhau để có thể tiếp cận được nguồn hàng ổn định về sốlượng và chất lượng với mức giá thấp nhất Cường độ của hình thức cạnh tranh nàyphụ thuộc nhiều vào mối quan hệ cung cầu, thị hiếu khách hàng và sẽ tăng cao khi cầulớn hơn cung Hình thức này phổ biến trong những ngành kinh doanh mang tính mùa
vụ khi vào thời vụ tiêu dùng
Cạnh tranh giữa người mua/ doanh nghiệp mua với người bán/ doanh nghiệp bán:Hình thức cạnh tranh này luôn xảy ra trong các hoạt động kinh tế Theo đó, người
mua luôn tìm mọi cách để mua được sản phẩm và dịch vụ tại mức giá thấp nhất vớichất lượng, số lượng chủng loại và điều kiện thuận lợi nhất khi người bán lại mongmuốn ngược lại Lợi thế cạnh tranh trong trường hợp này phụ thuộc rất nhiều vào mốiquan hệ cung cầu, số lượng các chủ thể tham gia trên giao dịch cũng như mức độ quantrọng của sản phẩm, dịch vụ đối với người mua
1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.2.1 Năng lực cạnh tranh:
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với năng lực cạnh tranh:
NLCT là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, một quốc gia không bịdoanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế
Hoặc theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, năng lực cạnh tranh là khả năng giành
thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trong cùng một thịtrường tiêu thụ
NLCT có bốn cấp độ khác nhạu: cấp quốc gia, cấp ngành, cấp doanh nghiệp vàNLCT của sản phẩm hàng hoá Giữa chúng có mối tương quan mật thiết với nhau, phụthuộc lẫn nhau.Do đó, trước khi đề cập đến NLCT của Doanh nghiệp chúng ta cần đềcập đến NLCT cấp quốc gia và của ngành
Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia: Đứng ở góc độ vĩ mô, NLCT của một quốc
giạ là khả năng nền kinh tế quốc dân đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ
sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác, theo
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) (1997).
Năng lực cạnh tranh cấp ngành: theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công
nghiệp (HLFIC) của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, NLCT của ngành là
khả năng của ngành trong việc tạo ra thu nhập cao hơn và mức độ sử dụng lao độngcao hơn, trong khi vẫn phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế Năng lực kinh doanh củangành còn thể hiện ở thị phần, cơ cấu và năng lực cạnh tranh nội bộ ngành, các ngànhcông nghiệp phụ trợ và sự kết hợp các yếu tố đó với nhau
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp: Được thể hiện ở chiến lược kinh
doanh thích hợp và hiệu quả kinh doanh từ khâu nắm bắt thông tin đến khâu tổ chức;
từ đổi mới phương pháp quản lý, phục vụ; từ đổi mới sản phẩm, các loại hình dịch vụđến công việc tiếp thị quảng cáo
1.1.2.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
NLCT của Doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế canhtranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếmlĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững Là khả năng tồn tại trongkinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợitức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hộithị trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới
NLCT của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so vớiđối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợinhuận ngày càng cao Được xác định dựa vào các ưu thế Ưu thế là thế mạnh bao gồmnhững đặc tính hoặc những thông số của sản phẩm nhờ đó sản phẩm có được sự ưuviệt vượt trội hơn so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Vấn đề cơ bản là doanh nghiệp phải nhận biết được lợi thế, khó khăn để cố gắngphát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏicủa khách hàng.Nâng cao NLCT là vấn đề sống còn của mỗi Doanh nghiệp trong quátrình tồn tại và phát triển của mình Các Doanh nghiệp phải hiểu rõ các yêu cầu của thịtrường, thông qua phương pháp so sánh trực tiếp các yếu tố từ đó đánh giá được hiệntrạng của doanh nghiệp và đề ra các giải pháp nâng cao NLCT
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
1.1.3.1 Môi trường vĩ mô:
Việc xác định, tìm hiểu thông tin về các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô giúpdoanh nghiệp tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp đang phải đối phó với vấn
đề gì? Trong môi trường vĩ mô có 4 yếu tố quan trọng có tác động tới NLCT củaDoanh nghiệp Đó là:
(1) Các yếu tố kinh tế:
Yếu tố này rất quan trọng, bao trùm và ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động sảnxuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: tỉ lệ tăng trưởng, các chính sách củanhà nước, thuế, lạm phát, cán cân thanh toán, chính sách tiền tệ Do đó việc phát hiệnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22và phân tích các yếu tố này giúp các nhà quản lý các doanh nghiệp dự báo được những
xu thế của sự biến đổi của môi trường vĩ mô trong tương lai để có sự điều chỉnh thíchhợp và kịp thời cho các chiến lược sản xuất kinh doanh của mình
(4) Các yếu tố về tự nhiên:
Các yếu tố này bao gồm: khí hậu, đất đai, tài nguyên, nguồn năng lượng, môitrường tự nhiên của từng vùng, miền, địa phương
1.1.3.2 Môi trường vi mô:
Môi trường vi mô có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng nhưNLCT của Doanh nghiệp Nó quyết định tính chất cũng như mức độ cạnh tranh củaDoanh nghiệp trong một ngành, một lĩnh vực hoạt động đồng thời là tìm ra cơ hộicũng như thách thức của môi trường này tới Doanh nghiệp
Các yếu tố tác động mà ta cần xác định bao gồm:
Số lượng và quy mô nhà cung ứng trên thị trường sẽ quyết định đến áp lực cạnhtranh, quyền lực đàm phán của họ đối với các kênh phân phối, ảnh hưởng đến toàn bộhoạt động sản xuất kinh doanh của ngành trong khu vực
* Áp lực từ nhà cung ứng sẽ tăng lên nếu:
- Chỉ có một số ít các nhà cung ứng;Khi sản phẩm thay thế không có sẵn;
- Khi sản phầm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động củakhách hàng;
- Khi sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt và được đánh giá cao bởi các đốithủ của người mua;
- Khi người mua phải gánh chịu một chi phí cao do thay đổi nhà cung ứng;
* Các sản phẩm, dịch vụ thay thế:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm dịch vụ có thể thỏa mãn nhucầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành:
- Những sản phẩm có sự biến đổi theo huớng hoàn thiện chất lượng và giá;
- Những sản phẩm được sản xuất trong ngành có suất lợi nhuận cao;
* Khách hàng (Người mua)
Khách hàng được chia làm 2 nhóm: Khách hàng lẻ và Nhà phân phối
Khách hàng luôn đòi hỏi Doanh nghiệp phải đáp ứng tốt nhất các nhu cầu củamình cả về sản phẩm lẫn giá cả, vì vậy họ luôn mặc cả với Doanh nghiệp để sao chonhận được sản phẩm tốt nhất với chi phí thấp nhất Áp lực từ khách hàng xuất phát từcác điều kiện sau:
- Khi số lượng người mua là nhỏ;Khi người mua mua một lượng lớn sản phẩm
và tập trung;Khi người mua chiếm một tỷ trọng lớn trong sản lượng của người bán;Cácsản phẩm không có tính khác biệt và là các sản phẩm cơ bản;Sản phẩm ngành là khôngquan trọng đối với chất lượng sản phẩm của người mua;Khách hàng có đầy đủ thông tin;
* Các đối thủ tiềm ẩn
Nguy cơ xâm nhập vào ngành của các đối thủ mới phụ thuộc vào các rào cảnxâm nhập thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đốithủ mới có thể dự đoán
Theo Michael Porter có 6 nguồn rào cản xâm nhập chủ yếu, đó là lợi thế theo
quy mô, sự khác biệt của sản phẩm, các đòi hỏi về vốn, chi phí chuyển đổi, khả năngtiếp cận với kênh phân phối và những bất lợi về chi phí không liên quan đến quy mô
- Quy mô sản xuất lớn : Quy mô giảm giá thành sản phẩm, dẫn đến làm nản lòngnhững người mới nhập ngành
- Cá biệt hoá sản phẩm : Các Doanh nghiệp hiện tại trong ngành đã thành côngtrong việc tạo ra hình ảnh tốt về thương hiệu các sản phẩm và tạo được lòng tin củakhách hàng
- Quy mô vốn lớn: tạo nên trở ngại đối với người muốn nhập ngành, đặc biệt đốivới những khoản chi phí có mức rủi ro cao, khó thu hồi (chi phí cho nghiên cứu vàphát triển, chi phí quảng cáo, )
- Chi phí chuyển đổi: người mua phải chịu khi chuyển sang mua sản phẩm của ngườimới nhập ngành:chi phí này lớn thì người mới nhập ngành cần phải tạo ra sản phẩm có chấtlượng cao hơn hẳn sản phẩm của các Doanh nghiệp cũ đã có mặt trên thị trường
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24- Khó thâm nhập vào mạng lưới phân phối: Các D.nghiệp hiện tại đã chiếm đượctoàn bộ mạng lưới phân phối hoặc duy trì được những mối quan hệ ưu tiên.
* Đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành
Trong các ngành kinh doanh luôn tồn tại nhiều Doanh nghiệp cùng kinhdoanh các sản phẩm cùng loại, để tồn tại và phát triển, các Doanh nghiệp luôn tìmcách tạo lợi thế cho mình để chiếm vị thế giữa các đối thủ cạnh tranh, do đó mộtdoanh nghiệp luôn phải chịu áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại
Tính chất và cường độ của cuộc cạnh tranh giữa các công ty hiện tại trongngành phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Số lượng các đối thủ cạnh tranh đông đúc;Tốc độ tăng trưởng của các công tytrong ngành;Chi phí cố định và chi phí lưu kho, bảo quản cao;
- Sự nghèo nàn về tính khác biệt của sản phẩm và các chi phí chuyển đổi;
- Ngành có năng lực dư thừa;Tính đa dạng của ngành;Sự tham gia vào ngànhcao;Các rào cản rút lui
Cũng theo Michael Porter, khi nghiên cứu về các yếu tố tạo nên NLCT của một
Doanh nghiệp thì ông cho rằng NLCT của doanh nghiệp gồm bốn yếu tố:
1- Các yếu tố bản thân doanh nghiệp:
Bao gồm các yếu tố về con người như chất lượng, kỹ năng của nhân viên Cácyếu tố về trình độ: Như là khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường.Vốn, các yếu tốmôi trường tự nhiên, địa lý, lao động; và các yếu tố nâng cao như: thông tin, lao độngtrình độ cao
2- Nhu cầu của khách hàng:
Thông qua nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thếtheo quy mô, từ đó cải thiện các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình Nhu cầukhách hàng còn có thể gợi mở cho Doanh nghiệp để phát triển các loại hình sản phẩm
và dịch vụ mới Các loại hình này có thể được phát triển rộng rãi ra thị trưòng bênngoài và khi đó doanh nghiệp là người trước tiên có được lợi thế cạnh tranh
3- Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ:
Sự phát triển của Doanh nghiệp không thể tách rời sự phát triển các lĩnh vực cóliên quan và phụ trợ như: thị trường tài chính, sự phát triển của công nghệ thông tin.Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin, các Doanh nghiệp có thể theo dõi vàtham gia vào thị trường 24/24 giờ trong ngày
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 254- Chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh:
Sự phát triển của hoạt động Doanh nghiệp sẽ thành công nếu được quản lý và tổchức trong một môi trường phù hợp và kích thích được các lợi thế cạnh tranh của nó
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy sự cải tiến và thay đổi nhằm
hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ
Trong bốn yếu tố trên, yếu tố bản thân doanh nghiệp và Chiến lược của doanh
nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh được coi là yếu tố nội tại, yếu tố Nhu cầu của khách hàng và Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ là những yếu tố có tính
chất tác động và thúc đẩy sự phát triển của chúng Ngoài ra, còn hai yếu tố mà doanhnghiệp cần tính đến là những cơ hội và vai trò của Nhà nước
1.1.3.3 Các y ếu tố bên trong doanh nghiệp:
Các yếu tố chủ yếu bên trong nội bộ mà ta cần phân tích là: Nguồn nhân lực,Năng lực tài chính, hoạt động quản trị, Marketing, vận chuyển, Công nghệ & Hệ thốngthông tin, Chất lượng sản phầm, Năng lực lãnh đạo quản lý
Việc phân tích các nhân tố nội bộ Doanh nghiệp đưa lại cho chúng ta cách nhìntổng quát về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Doanh nghiệp so với yêu cầunhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và với đối thủ cạnh tranh, đây chính là sứcmạnh nội tại của doanh nghiệp.Phải phân tích kỹ các yếu tố nội bộ nhằm xác định rõ
ưu điểm, nhược điểm của mình Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớtnhược điểm và phát huy ưu điểm để đạt được lợi thế tối đa
(1)Nguồn nhân lực:
Nhân lực là yếu tố mà các nhà quản trị Doanh nghiệp có định hướng kinh doanhlâu dài cần xem xét, phân tích để quyết định nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp cần thựchiện Từ tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện và trả công cho người lao động
Chất lượng bộ máy Lãnh đạo và các quản trị viên, trình độ chuyên môn giao tiếp,tin thần trách nhiệm, sự nhiệt tình, đạo đức nghề nghiệp của lực lượng nhân viên,không khí nơi làm việc, chính sách tuyển dụng, kinh nghiệm và tính năng động củanhân viên là một trong những yếu tố giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển cuả Doanh nghiệp Nó được thể hiện qua các mặt sau:
- Hiệu quả của các thủ tục cho việc tuyển mộ, huấn luyện và đề bạt tất cả cáccấp của người lao động.Sự phù hợp của việc khen thưởng và thách thức nhân viên;
- Những quan hệ công đoàn, sự tham gia tích cực của người quản lý và các tổchức chuyên môn nhằm thoả mãn và động viên của người lao động
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26(2)Năng lực tài chính :
Tài chính kế là một vấn đề quan trọng đối với Doanh nghiệp Vì vậy để xây dựngchiến lược cần xác định điểm mạnh và điểm yếu về tài chính Các yếu tố tài chínhthường làm thay đổi các chiến lược hiện tại cũng như việc thực hiện các mục tiêu kháccủa Doanh nghiệp Việc phân tích các chỉ số tài chính là phương pháp sử dụng nhiềunhất, để xác định điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức về đầu tư, tài chính và tiền lãi, lỗ.Khi phân tích tài chính cần xem xét các vấn đề sau:
- Khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn;Tỷ lệ vốn vay và cổ phần;
- Tình hình vay có thế chấp, khả năng tận dụng các chiến lược tài chính, thaythế như: cho thuê, bán hoặc cho thuê lại;
- Vốn lưu động, tính linh hoạt của cơ cấu đầu tư;Quy mô tài chính;
- Chi phí vốn so với toàn ngành, so với đối thủ cạnh tranh;
(3)Hoạt động quản trị :
Quản trị có bốn chức năng cơ bản: hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra
- Hoạch định: bao gồm tất cả các hoạt động quản trị liên quan đến việc chuẩn
bị cho tương lai như: Dự đoán, thiết lập mục tiêu, đề ra các chiến lược phát triển, cácchính sách;
- Tổ chức: bao gồm tất cả các hoạt động quản trị tạo ra cơ cấu của mối quan hệ
của quyền hạn và trách nhiệm;
- Điều khiển: bao gồm những nổ lực nhằm xác định hướng hoạt động của con
người, cụ thể là Lãnh đạo, liên lạc với nhóm làm việc chung, nâng cao chất lượngcông việc;
- Kiểm tra: liên quan đến tất cả các hoạt động quản lý nhằm đảm bảo cho kết
quả thực tế phù hợp nhất quán với kết quả đã được hoạch định;
(4)Marketing:
Marketing là một quá trình xác định dự báo, thiết lập và thỏa mãn các nhu cầumong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm hay dịch vụ Các vấn đề sau cầnlàm rõ và xem xét đến hiệu quả của hoạt động marketing:
- Các loại sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, mức đa dạng của sản phẩm,chu kỳ sống của sản phẩm, chất lượng và ấn tượng của sản phẩm
- Kênh phân phối: số lượng, phạm vi và mức độ kiểm soát.Chiến lược về giá vàTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27tính linh động trong việc định giá.Vấn đề Khuyến mãi và dịch vụ chăm sóc các kênhphân phối sau khi bán.
Markting đồng thời cũng đảm nhiệm việc nghiên cứu phát triển giúp doanhnghiệp giữ vững được vị trí đầu trong ngành, vì vậy cần đầu tư vào nghiên cứu và pháttriển nhằm nâng cao khả năng dự báo của Doanh nghiệp, cũng như giúp doanh nghiệpkiểm soát được thị trường một cách hữu hiệu nhất
(5)Hệ thống thông tin:
Giúp Doanh nghiệp cải tiến các hoạt động của mình bằng cách nâng cao chấtlượng của các quyết định quản trị Do ngày nay các tổ chức càng trở nên phức tạp hơn,phân tán trên một không gian rộng nên việc tổ chức một hệ thống thông tin sao chonhanh chóng và có hiệu quả là một việc làm hết sức cần thiết
(6)Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn, thu hút người mua , làm tăng uy tín,danh tiếng và hình ảnh của Doanh nghiệp, điều này có tác động rất lớn tới quyết địnhlựa chọn mua và dùng các sản phẩm của khách hàng.Do mỗi sản phẩm đều có nhữngthuộc tính khác nhau Các thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bảntạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp
(7)Năng lực quản lý:
Năng lực quản lý để điều hành và ra quyết định trong sản xuất là một khái niệmphức tạp Năng lực một mặt mang tính di truyền, một mặt được hình thành, thể hiện
và hoàn thiện trong quá trình hoạt động (Đỗ Hoàng Toàn, 1999) Theo James Stoner
và Stephen Robbins được trích dẫn trong Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến (2007)“Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của
các thành viên trong tổ chức, sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạtđược mục tiêu đã đề ra”
Nâng cao năng lực quản lý trong Doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ rấtquan trọng trong hoàn cảnh hiện nay khi mà kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn suythoái Doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo năng lực sẽ giúp Công ty có được nhữngquyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh, biết tận dụng thế mạnh để vượt quakhó khăn và phát triển bền vững
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 281.2 Lý luận cơ bản về xổ số
1.2.1 Khái niệm về xổ số
Xổ số ra đời từ rất lâu và có mặt trên toàn thế giới, ngành xổ số tại việt nam ra đờiSau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 31/CP ngày 26/2/1962 cho phép các địaphương tổ chức hoạt động Xổ số kiến thiết, Thành phố Hà Nội đã chính thức tổ chức hoạtđộng XSKT đầu tiên trên địa bàn Ở các nước và tại Việt Nam có rất nhiều quan niệmkhác nhau về xổ số
- Theo quan niệm của người Úc, “xổ số là hoạt động vui chơi ăn tiền”
- Thụy Sĩ thì cho rằng, “xổ số là một hình thức rút thưởng theo vận may, với mụcđích dành lấy tiền thưởng hoặc một quyền lợi nào đó”
- Bộ dân chánh Trung Quốc quan niệm, “xổ số là một hình thức phát hành cómệnh giá và trong đó có in số, hình thù, mà người mua có thưởng hoặc không có thưởng”
- Việt Nam cho rằng, xổ số là “các sự kiện có kết quả ngẫu nhiên”
Tóm lại: Xổ số là các hoạt động vui chơi giải trí theo vận may và mang tính xác
suất để nhận các giải thưởng
- Tại Báo cáo đánh giá hoạt động XSKT toàn quốc giai đoạn 2004 - 2005, các nhàtài chính Việt Nam cho rằng, xổ số “là công cụ tài chính của Nhà nước để điều tiết,phânphối lại thu nhập quốc dân, khai thác thêm nguồn thu cho ngân sách”
Như vậy, bản chất của xổ số có thể được hiểu, là hoạt động kinh doanh của Doanhnghiệp dựa trên các hoạt động vui chơi giải trí theo vận may, khai thác thêm nguồn thucho ngân sách Nhà nước, để đầu tư cho các công trình phúc lợi, y tế, giáo dục và các hoạtđộng từ thiện
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 291.2.3 Phân loại xổ số
Tùy theo đặc điểm, bản chất của các loại hình xổ số đang tồn tại phổ biến trên thịtrường hiện nay, người ta phân loại các loại hình xổ số như sau:
1.2.3.1 Lo ại hình mở thưởng trước
- Xổ số cào BKQN: Là loại hình xổ số quay số mở thưởng trước phân bổ ngẫunhiên các giải thưởng Kết quả và giá trị trúng thưởng được in sẳn trên tờ vé và được phủkín Sau khi mua vé, người mua thực hiện gạt bỏ lớp phủ trên bề mặt vé ở nơi quy định đểbiết được kết quả trúng thưởng hoặc không trúng thưởng
- Xổ số bóc BKQN: tương tự như xổ số cào BKQN,là loại hình xổ số quay số mởthưởng trước Sau khi mua vé, người mua thực hiện bóc, xé để mở tờ vé, đối chiếu giữacác số in sẵn trên tờ vé với bảng kết quả xổ số do Công ty XSKT phát hành để biết đượckết quả trúng thưởng hoặc không trúng thưởng
1.2.3.2 Lo ại hình mở thưởng sau
- Xổ số KTTT: Là loại hình xổ số có in sẵn mệnh giá vé; Trị giá trúng thưởng, insẵn các chữ số, chữ cái để khách hàng lựa chọn tham gia dự thưởng Số lượng các chữ số,chữ cái được giới hạn trong phạm vi vé số phát hành và việc xác định kết quả trúngthưởng được thực hiện sau thời điểm phát hành vé số
- Xổ số tự chọn: Là loại hình xổ số mà người chơi được quyền lựa chọn trước cáccon số, ký hiệu để tham gia dự thưởng Xổ số tự chọn có các loại sau:
+ Xổ số lô tô thủ công: Là loại hình xổ số mà người mua được quyền lựa chọn cácchữ số, chữ cái mà mình ưa thích để tham gia dự thưởng và việc xác định kết quả trúngthưởng được thực hiện sau thời điểm phát hành vé xổ số;
+ Xổ số tự chọn điện toán: Là loại hình xổ số được phát hành thông qua thiết bịđiện tử đầu cuối, điện thoại cố định, điện thoại di động hoặc internet, cho phép ngườitham gia dự thưởng thực hiện lựa chọn một tập hợp các con số để tham gia dự thưởngtheo thể lệ tham gia dự thưởng đối với từng loại hình sản phẩm do công ty xổ số điện toáncông bố
1.2.4 Đặc tính của nhà tổ chức và người chơi xổ số
1.2.4.1 Đối với nhà tổ chức
- Cơ cấu giải thưởng được nhà nước quy định theo nguyên tắc an toàn cho nhà tổchức: Đối với bất kỳ trò chơi xổ số nào, giải thưởng là yếu tố hấp dẫn người chơi, cơ cấugiải thưởng càng cao càng hấp dẫn người chơi Để hạn chế nhà tổ chức nâng cao giảiTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30thưởng để thu hút người chơi, từ đó dẫn đến các rủi ro cho nhà tổ chức, Nhà nước quyđịnh mức tối đa về tỷ lệ trả thưởng.
- Các doanh nghiệp kinh doanh xổ số chỉ được phép tối đa hóa lợi nhuận trongphạm vi cho phép: Khác với các doanh nghiệp khác, trong lĩnh vực xổ số Nhà nước kiểmsoát chặt chẽ và hạn chế về quy mô hoạt động, hạn chế về quảng cáo, khống chế về tỷ lệtrả thưởng và mức thuế suất nên lợi nhuận tối đa được định trước (lợi nhuận định mức)
- Nhà tổ chức phải tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật: Hoạt độngkinh doanh xổ số là một ngành cung cấp dịch vụ giải trí đặc biệt nên nhà tổ chức phải tuânthủ những điều kiện khắt khe hơn so với các ngành nghề khác, đó là những điều kiện liênquan đến: phương thức tổ chức hoạt động, cơ chế giám sát, tiêu chuẩn thiết bị, cơ chế trảthưởng, phân phối lợi nhuận,…
1.2.4.2 Đối với người chơi xổ số
- Đặc tính nổi bật nhất của người chơi xổ số là sự kỳ vọng vào giải thưởng, giảithưởng là một trong những nguyên nhân chủ yếu hấp dẫn người chơi Các trò chơi dễtrúng thưởng, giải thưởng càng cao thì càng thu hút người chơi Chính vì thế, người chơi
dù tham gia bất kỳ loại hình xổ số nào thì “mục đích của họ là muốn trúng thưởng vàtrúng các giải thưởng lớn”
- Ham mê là một đặc tính của con người, các trò chơi xổ số luôn có sự hấp dẫntrong mỗi loại hình, đó là sự hấp dẫn về mặt giải thưởng, về phương thức tham gia và cả
sự kích thích trí tò mò, những điều này đã đem lại cho người chơi sự đam mê và rất dể trởthành nhu cầu hàng ngày trong cuộc sống của một số đối tượng trong xã hội Do đó, “sựham mê là một đặc tính cơ bản của người chơi xổ số”
1.2.5 Tác động kinh tế - xã hội của hoạt động xổ số kiến thiết
1.2.5.1 Tác động tích cực
- Nhu cầu giải trí bằng các trò chơi xổ số đã có từ lâu đời và nó là một thực tế tồntại ở mọi quốc gia Thực tế cho thấy, cho dù pháp luật của các nước có quy định cấm tổchức các trò chơi may rủi thì các hoạt động này vẫn cứ lén lút diễn ra dưới nhiều hìnhthức khác nhau như nạn lô đề, cá cược bóng đá, đua ngựa, máy đánh bạc vv Chính vìvậy, việc Nhà nước cho phép tổ chức các hoạt động xổ số hợp pháp sẽ “góp phần đáp ứngnhu cầu giải trí lành mạnh của một bộ phận dân cư, từ đó hạn chế tình trạng cờ bạc bấthợp pháp gây nên các tác động xấu về kinh tế và xã hội”
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31- Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh xổ số chủ yếu được hình thành từ các loạithuế hoặc lợi nhuận còn lại Số tiền thu này chủ yếu sử dụng cho các mục đích phát triển
cơ sở hạ tầng về y tế, giáo dục và nhân đạo, từ thiện Do đó, “hoạt động xổ số tham giađóng góp vào nguồn thu của ngân sách; bổ sung thêm nguồn lực tài chính cho các mụctiêu phát triển cơ sở hạ tầng
- Hoạt động kinh doanh xổ số cần có một nguồn nhân lực nhất định Các loại hình
xổ số truyền thống thường sử dụng nhiều lao động Người lao động trong lĩnh vực nàyphần lớn nằm ở khâu phân phối nên không đòi hỏi có trình độ học vấn cao Chính vì vậy,
“xổ số là một trong những ngành giải quyết việc làm cho các nhóm đối tượng khó tìmviệc làm trong xã hội”
1.2.5.2 T ác động tiêu cực
- Như đã phân tích ở trên, xét về dài hạn nhà tổ chức các trò chơi xổ số luônluôn có lợi nhuận và người chơi là đối tượng nắm phần bất lợi Do đó, người chơi càngđam mê, càng chơi lâu dài thì khả năng bị thua lỗ là rất lớn Thực tế cho thấy, đã cónhiều trường hợp do đam mê quá mức, không kiểm soát được hành vi dẫn đến nhữngthiệt hại kinh tế không nhỏ cho chính bản thân và gia đình Chính vì thế trong hệ thốngpháp luật của Nhà nước thường có những quy định kiềm chế người tham gia nhằm hạnchế tình trạng trên Do đó, “xổ số có thể làm ảnh hưởng đến khả năng cân đối tài chínhcủa người chơi”
- Sự ham mê thái quá của người chơi thường gây thiệt hại về kinh tế cho bảnthân và gia đình Bản thân người chơi nếu rơi vào cảnh túng quẫn, nợ nần,… họ rất cóthể có những hành động tiêu cực gây hại cho bản thân, gia đình và xã hội như: trộmcướp, lừa đảo, tham ô, đó là các hành vi suy thoái đạo đức thường thấy ở những đối
tượng ham mê quá mức các trò chơi may rủi mà xã hội đang lên án Do đó, “xổ số
đang bị nhìn nhận là nguyên nhân phát sinh các thói hư tật xấu, tệ nạn trong xã hội”
- Theo thống kê, nguồn thu cho ngân sách từ hoạt động xổ số là rất đáng kể,nhưng xã hội cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả phát sinh từ hoạt động này Để giảiquyết những hậu quả này, Chính phủ và các tổ chức xã hội phải đứng ra thực hiện một
số trách nhiệm xã hội đối với những hậu quả đó Các nhà nghiên cứu cho rằng: “chiphí khắc phục hậu quả phát sinh từ hoạt động xổ số là đáng kể, đây là khoản chi phígián tiếp của xã hội cho hoạt động xổ số”
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 321.2.6 Xu hướng phát triển của ngành xổ số tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động dịch vụ, dịch vụ kinh doanhXSKT thời gian qua đã có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng của nhóm dịch
vụ Xổ số được coi là một ngành dịch vụ đặc thù, có độ nhạy cảm cao, được nhiềuquốc gia trên thế giới kinh doanh hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cóthưởng của người dân, tăng thu cho ngân sách Ở Việt Nam, xổ số cũng được xác định
là một ngành dịch vụ đặc thù với tên gọi XSKT do Nhà nước độc quyền quản lý vàkinh doanh với phương châm “ích nước, lợi nhà”
Trong vài năm trở lại đây, theo đà phát triển chung của đất nước, hoạt độngkinh doanh XSKT cả nước cũng tiếp tục đạt được những kết quả rất đáng khích lệ cả
về doanh thu và số thu nộp ngân sách nhà nước
1.2.6.1.M ở rộng xổ số điện toán
Thời gian tới, dự kiến phát hành xổ số điện toán trong phạm vi toàn quốc Còn
về thời điểm nào chuyển hẳn vé số từ truyền thống sang điện toán thì phụ thuộc vàonhu cầu của người dân Định hướng của BTC là dần dần từng bước hiện đại hóa ngành
xổ số Một số chuyên gia dự báo trong tương lai xổ số điện toán sẽ thay thế xổ sốtruyền thống hiện nay Bởi lẽ loại hình mới này ra đời phù hợp với xu thế phát triểncủa thế giới, giúp cho người chơi vé số có thêm sự lựa chọn và thuận lợi khi mua vé số(qua mạng internet, điện thoại ), đặc biệt là tính hấp dẫn khi giải thưởng sẽ được cộngdồn nếu không có người trúng giải
1.2.6.2 C ộng dồn giải Đặc biệt
Để hoạt động XSKT lành mạnh, đem lại nguồn thu hợp lý phát triển phúc lợiđịa phương, đem lại sự hài lòng cho người chơi trong việc đóng góp khi mua vé và thulợi khi trúng giải thì ngành XSKT cấu trúc lại theo một số định hướng sau:
Hiện nay trên thị trường Xổ số điện toán Vietlott đã triển khai một số tỉnh,thành phố, Cơ cấu tham gia đa dạng hệ thống phát hànhnhư mô hình ở Mỹ Điều này
sẽ giúp giảm chi phí phát hành, quy mô phát hành lớn
Theo cơ chế này thì công ty xổ số được hưởng tỷ lệ để chi phát hành và thucông ích trên doanh thu, phần còn lại là trả thưởng Nếu kỳ đó không có người trúnggiải đặc biệt thì số tiền được nhập vào kỳ sau giúp giải thưởng tăng lên và càng thu hútngười chơi vì giá vé không đổi
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 331.3 Xây dựng hình ảnh năng lực cạnh tranh
Quy trình xây dựng gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 - Giai đoạn nhập vào: Giai đoạn này tóm tắt các thông tin cơ bản
đã được nhập vào cần thiết cho việc hình thành các chiến lược Nhà quản trị sẽ xâydựng các ma trận: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) và ma trận đánh giá cácyếu tố bên ngoài (EFE)
Giai đoạn 2 - Giai đoạn kết hợp: Các kỹ thuật sử dụng trong giai đoạn 2 gồm: ma
trận điểm mạnh - điểm yếu; cơ hội -thách thức(SWOT) Ma trận này sử dụng các thôngtin nhập vào được rút ra từ các cơ hội và đe dọa bên ngoài với những điểm mạnh và điểmyếu bên trong, từ đó hình thành nên các chiến lược khả thi có thể lựa chọn
Giai đoạn 3 Giai đoạn quyết định: Giai đoạn này chỉ bao gồm một kỹ thuật
-ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) Ma trận QSPM sử dụngthông tin nhập vào được rút ra từ giai đoạn 1 để đánh giá khách quan các chiến lượckhả thi có thể lựa chọn ở giai đoạn 2 Ma trận này biểu hiện sức hấp dẫn tương đốicủa các chiến lược có thể lựa chọn, từ đây cung cấp cơ sở khách quan cho việc lựachọn chiến lược riêng biệt
Hình 1.1 Khung hình thành chiến lược cạnh tranh [5]
Cách xây d ựng ma trận hình ảnh cạnh tranh:
1.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Có 5 bước trong việc phát triển một ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố bên ngoài có vai trò quyết định đối với sự thànhcông của doanh nghiệp Danh mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, bao gồm cả những
cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến doanh nghiệp và ngành kinh doanh của doanh nghiệp
GIAI ĐOẠN 1: GIAI ĐOẠN NHẬP VÀO
Ma trận đánh giá các yếu tố bên
ngoài (EFE)
Ma trận hìnhảnhcạnh tranh
Ma trận đánh giá các yếu tố bên
trong (IFE)GIAI ĐOẠN 2: GIAI ĐOẠN KẾT HỢP
Ma trậnSWOT
Ma trận bêntrong, bênngoài (IE)
Ma trận chiếnlược chính
GIAI ĐOẠN 3: GIAI ĐOẠN QUYẾT ĐỊNH
Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng (QSPM)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quantrọng) cho mỗi yếu tố Mức phân loại thích hợp có thể được xác định bằng cách sosánh những doanh nghiệp thành công với doanh nghiệp không thành công trong ngành.Tổng số các mức phân loại chiến lược phải bằng 1.0.
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để chothấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp với yếu tố này Trong đó:
4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phảnứng yếu Các mức này dựa trên hiệu quả chiến lược của doanh nghiệp
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với phân loại của nó (bằng bước
2 nhân bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng
Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng
số điểm quan trọng cho tổ chức Tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một doanhnghiệp có thể có là 4,0; thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5
1.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Ma trận các yếu tố bên trong được phát triển theo 5 bước:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố thành công, danh mục này có từ 10 đến 20 yếu
tố, bao gồm những điểm mạnh và điểm yếu
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quantrọng) cho mỗi yếu tố Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố
đó đối với sự thành công của doanh nghiệp trong ngành Tổng mức độ quan trọng phảibằng 1,0
Bước 3: Phân loại từ 1 - 4 cho mỗi yếu tố, trong đó 1 là đại diện cho điểm yếu lớnnhất, điểm mạnh tăng dần đến 4 là lớn nhất
Bước 4: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định tổng sốđiểm quan trọng cho tổ chức
Tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một doanh nghiệp có là 4,0; thấp nhất là 1,0
và trung bình là 2,5
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35- Các chiến lược phối hợp điểm yếu - thách thức (WT): Là những chiến lượcphòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đedọa từ bên ngoài.
Mục đích ma trận SWOT là đề ra chiến lược khả thi có thể lựa chọn, chứ khôngquyết định chiến lược nào là tốt nhất Do đó, trong số các chiến lược phát triển trong
ma trận SWOT, chỉ một số chiến lược tốt nhất được chọn để thực hiện
Môi trường bên
ngoài
Môi trường bên trong
O: nh ững cơ hội bên
mạnh
(1+4) W: nh ững điểm yếu
- Liệt kê những điểm yếu
Trang 361.3.4 Ma trận QSPM
Ma trận QSPM sử dụng thông tin đầu vào EFE, IFE, hình ảnh cạnh tranh, SWOT
để đánh giá khách quan các chiến lược thay thế tốt nhất
Phương pháp xây dựng ma trận QSPM gồm 6 bước:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội, mối đe dọa, các điểm mạnh điểm yếu bên trong
Bước 2: Phân loại mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài.Bước 3: Xác định các chiến lược có thể thay thế mà công ty đang xem xét thực hiện.Bước 4: Xác định điểm số hấp dẫn của mỗi chiến lược (AS) Số điểm hấp dẫnbiểu hiện tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với chiến lược khác Chỉ cónhững chiến lược trong cùng một nhóm mới được so sánh với nhau Số điểm hấp dẫnđược phân như sau: 1 = không hấp dẫn; 2 = hấp dẫn đôi chút; 3 = khá hấp dẫn; 4 = rấthấp dẫn
Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn (TAS), là kết quả của việc nhân số điểm phânloại (ở bước 2) với điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng
Bước 6: Tính tổng cộng điểm hấp dẫn của từng chiến lược cho toàn bộ các yếu tốquan trọng
Đánh giá: Chiến lược nào có tổng cộng điểm hấp dẫn cao nhất được đánh giá làhấp dẫn nhất và được ưu tiên chọn lựa so với các chiến lược có thể thay thế khác
Các nhân tố cơ bản
Độ quan trọng
Các lựa chọn chiến lược
Chi ến lược 1 lược 2 Chi ến lược 3 Chi ến
Các nhân tố bên trong
Hình 1.3 Mô hình ma trận QSPM
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 371.4.Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp
1.4.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chính là khả năng sản phẩm đó được tiêu thụtrên thị trường khi có nhiều người, nhiều hãng, nhiều Doanh nghiệp cùng bán sảnphẩm đó Nó được đo bằng các chỉ tiêu:
1.4.1.1.Th ị phần Doanh nghiệp trên thị trường
Thị phần phản ánh thế mạnh của doanh nghiệp, dùng để đánh giá mức độ chiếmlĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh.Gồm có thị phần tương đối và thịphần tuyệt đối
* Thị phần tuyệt đối: Thị phần của Doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch
vụ nhất định Công thức tính:
Doanh thu của doanh nghiệp
Tổng doanh thu trên thị trường
* Thị phần tương đối: Cho biết vị thế của công ty trong cạnh tranh trên thị trườngnhư thế nào Công thức tính:
Doanh thu của doanh nghiệp
Doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhấtChỉ tiêu này dễ tính toán nhưng kết quả tính được có độ chính xác chưa cao dokhó lựa chọn được đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, đặc biệt là đối với Doanh nghiệpkinh doanh nhiều lĩnh vực
1.4.1.2.Kh ả năng doanh thu và lợi nhuận từ nguồn vốn đầu tư
(a)Vòng quay tổng tài sản: Cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng d.thu.
Doanh thu thuần
Vòng quay tổng tài sản = (lần)
(Hay hiệu suất sử dụng tổng tài sản)Tổng tài sản bình quân
(b)Hiệu suất sử dụng tài sản cố định bình quân: Cho biết hiệu quả trong đầu tư tài
sản cố định(TSCĐ) của doanh nghiệp
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định bình quân = (lần)
TSCĐ bình quânTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = (lần)
Tổng TS ngắn hạn
(c)Tỷ suất lợi nhuận ròng: Cho biết khả năng tiết kiệm tổng chi phí của doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận ròng = x 100(%)
Doanh thu thuần
(d)Tỷ suất lợi nhuận gộp: Cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận gộp => cho biết khả năng tiết kiệm chi phí trực tiếp của doanh nghiệp (bao gồmchi phí nhân công trực tiếp, NVL trực tiếp, Khấu hao)
Lãi gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp = x 100(%)
Doanh thu thuần
(e)Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA): Là tỷ suất sinh lợi trên tài sản, nghĩa là đo
lường hiệu quả hoạt động của Công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính Chỉ
số này cho biết công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ một đồng tàisản Thông thường để đánh giá, ta thường so sánh với chỉ số này của năm trước đóhoặc với các Công ty có cùng quy mô trên thị trường Chỉ số này phụ thuộc từngngành cụ thể
LN sau thuế
Tỷ suất sinh lời tổng tài sản = x 100(%)
Tổng tài sản bình quân
(f)Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu(ROE): cho biết số lợi nhuận được thu về cho các
chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh
LN sau thuế
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu = x 100(%)
Vốn CSH bình quân
(g)Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu
phần trăm trong doanh thu Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh
có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là Công tykinh doanh thua lỗ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = x 100(%)
Doanh thuĐây là một trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanhnghiệp Nếu các chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao
và do đó tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp
1.4 1.3 Năng suất lao động
Là chỉ tiêu tổng hợp của nhiều yếu tố như: con người, công nghệ, cơ sở vật chất
kỹ thuật, tổ chức phối hợp Đây là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá năng lực cạnhtranh của Doanh nghiệp
Công thức tính:
Lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng
Năng suất lao động=
Số lượng lao động làm ra sản phẩm đóNăng suất lao động của Doanh nghiệp càng cao bao nhiêu thì năng lực cạnhtranh càng cao bấy nhiêu so với các Doanh nghiệp cùng lĩnh vực
1.4.2 Nhóm chỉ tiêu định tính
1.4 2.1 Uy tín, thương hiệu
Chỉ tiêu này có tính chất khái quát, nó bao gồm rất nhiều yếu tố như: chất lượngsản phẩm, các hoạt động dịch vụ do Doanh nghiệp cung cấp, hoạt động Marketing,quan hệ của Doanh nghiệp với các tổ chức tài chính, mức độ ảnh hưởng của Doanhnghiệp với chính quyền Đây chính là những tài sản vô hình vô giá mà bất kỳ mộtDoanh nghiệp nào cũng coi trọng
1.4.2.2 Kinh nghi ệm
Doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trên thương trường thì cũng được đánh giárất cao về năng lực cạnh tranh Kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp công ty có thể nắm bắt
và xử lý nhiều tình huống phức tạp với chi phí và thời gian thấp nhất Đây cũng chính
là một lợi thế của Doanh nghiệp trong cuộc chạy đua với các đối thủ khác
1.5 Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp
Nâng cao NLCT bằng các chiến lược phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, tậndụng triệt để các cơ hội thách thức từ môi trường bên trong và bên ngoài của doanhnghiệp kết hợp với phát huy sức mạnh nội tại từ môi trường bên trong của Doanhnghiệp, xây dựng một Doanh nghiệp vững mạnh, đủ tự tin cạnh tranh trên thị trường.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 401.5.1 Môi trường bên ngoài Doanh nghiệp
1.5 1.1 Môi trường vĩ mô
Về cơ bản các yếu tố về môi trường vĩ mô như (tự nhiên, nền kinh tề, trình độ
khoa học kĩ thuât công nghệ,.) thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của
Doanh nghiệp Các Doanh nghiệp cần chủ động đối phó với các tác động của các yếu
tố vĩ mô, các Doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố vĩ mô có liên quan thông qua cáchoạt động phân tích, dự báo của bản thân Doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quanchuyên môn Từ đó có những chiến lược, sách lược đúng đắn kịp thời cho công tygiúp công ty có thể hoạt động tốt trong mọi tình huống
1.5.1.2 Môi trường vi mô
+ Nhà cung cấp:
Xây dựng cho công ty một hệ thống các nhà cung cấp uy tín, hợp tác lâu dài.Đồng thời cũng cần phải thiết lập nhiều phương án dự phòng, đảm bảo cho hoạt độngkinh doanh được liên tục
+ Khách hàng:
Các Doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến công tác chăm sóc khách hàng, pháthuy tối đa những lợi thế mà công ty đang có để góp phần hạn chế sức ảnh hưởng của ngườimua đối với những sản phẩm của công ty giúp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
+ Đối thủ cạnh tranh:
Các Doanh nghiệp cần cố gắng duy trì và phát huy các lợi thế hiện có, ngày càngnâng cao chất lượng thương hiệu, đẩy mạnh công tác marketing, tận dụng hiệu quảđồng thời không ngừng mở rộng các mối quan hệ hợp tác, điều này sẽ giúp công tyhạn chế được sự ganh đưa giữa những đối thủ cạnh tranh, nâng cao khả năng cạnhtranh trên thị trường
+ Đối thủ tiềm ẩn:
Nhận diện các đối thủ mới có thể thâm nhập vào ngành là một điều quan trọng bởi
họ có thể đe dọa đến thị phần của các công ty hiện có trong ngành Hơn nữa thường cácđối thủ mới thâm nhập ngành có một mối quan tâm mãnh liệt đến việc giành được thịphần từ những công ty hiện có Do đó, các đối thủ cạnh tranh mới tạo nên sự thúc ép cáccông ty hiện có trong ngành phải hoạt động hữu hiệu hơn, hiệu quả hơn
+ Sản phẩm thay thế:
Hiện nay, một khi các nhu cầu vui chơi giải trí và công nghệ ngày càng được cảiTrường Đại học Kinh tế Huế