Để doanh nghiệp có thể duy trì lợi nhuận và phát triểnthị phần của mình trên thị trường, con đường duy nhất đó là doanh nghiệp phải tạođược năng lực cạnh tranh vượt trội so với các doanh
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,thông tin được sử dụng trong Luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực vàđược phép công bố
Huế, ngày 25 tháng 10 năm 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này cũng như hoàn thành cả quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của quý thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Kinh tế Huế, cùng nhiều tổ chức và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Trước hết, cho phép tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy giáo, cô giáo trường Đại Học Kinh tế Huế đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt khoá học Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư - Tiến sỹ Trịnh Văn Sơn, người thầy giáo đã giành nhiều thời gian và tâm huyết để hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành Luận văn.
Tôi cũng xin được trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Kinh
tế Huế; Phòng Quản lý Khoa học đối ngoại; các Khoa, Phòng ban chức năng của Trường đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty Hữu Hạn Xi măng Luks Việt Nam; các khách hàng của Công ty đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp những tài liệu và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành Luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn toàn thể học viên lớp Cao học Quản trị kinh doanh K10B, các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
TÁC GIẢ
Trang 3TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên : TRẦN PHƯỚC NGỌC
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Niên khoá: 2009 – 2011
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS TRỊNH VĂN SƠN
Tên đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN XI MĂNG LUKS VIỆT NAM
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ đã đem lại cho cácdoanh nghiệp những cơ hội và thách thức mới Một trong những thách thức lớn màcác doanh nghiệp đang phải đối mặt đó là áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng vàtrở nên gay gắt hơn Điều này, tất yếu đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nângcao năng lực cạnh tranh trên thị trường Mặt khác, theo dự đoán của các ngành chứcnăng thị trường cung cầu xi măng trong những năm tới có xu hướng cung sẽ vượtcầu, vì vậy tạo ra một sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất
xi măng Việt Nam Trước bối cảnh đó, cũng như các doanh nghiệp khác, vấn đề
"Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam "
hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có ý nghĩa chiến lược đối với Công ty Do đó việcnghiên cứu đề tài này là cần thiết và cấp bách
2 Phương pháp nghiên cứu
- Quá trình thực hiện đề tài này đã sử dụng các phương pháp sau: (i) Phươngpháp điều tra thu thập xử lý tài liệu, số liệu; (ii) Phương pháp phân tích tổng hợp;(iii) Phương pháp thống kê
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
+ Luận giải cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công tyHữu hạn Xi măng Luks Việt Nam
+ Đánh giá một cách khách quan thực trạng năng lực cạnh tranh của Công tyHữu hạn Xi măng Luks Việt Nam từ năm 2008-2010 Từ đó rút ra những nhượcđiểm cần khắc phục
+ Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả năng lực cạnhtranh của Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam trong thời gian tới
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình kim cưong của M Porter 27 Hình 1.2: Mô hình ma trận SWOT 29
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại C.ty hữu hạn
Xi măng Luks VN 41
Sơ đồ 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng Kim Đỉnh 42
Sơ đồ 2.3 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Công ty hữu hạn
xi măng Luks Việt nam 54Biểu đồ 2.1: Sản lượng tiêu thụ của một số doanh nghiệp tại thị trường
miền Trung và Tây Nguyên 59
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sản lượng tiêu thụ, doanh thu và nộp NSNN của Công ty
giai đoạn 2008-2010 43
Bảng 2.2 Qui mô và cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2008-2010 44
Bảng 2.3 Quy mô và cơ cấu vốn và nguồn vốn tại Công ty thời kỳ 2008-2010 48
Bảng 2.4 Giá bán các loại sản phẩm xi măng của Công ty 50
Bảng 2.5 Năng suất lao động và thu nhập bình quân đầu người 51
Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty hữu hạn xi măng Luks VN giai đoạn 2008-2010 52
Bảng 2.7 Sản lượng tiêu thụ xi măng của Công ty tại thị trường các vùng thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên 53
Bảng 2.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008-2010 57
Bảng 2.9 Thị phần tiêu thụ sản phẩm xi măng ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên 58
Bảng 2.10 So sánh một số chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của các doanh nghiệp 63
Bảng 2.11 Thông tin chung về đối tượng khách hàng được điều tra 64
Bảng 2.12 Tổng hợp đánh giá so sánh của khách hàng về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp 66
Bảng 2.13 Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra 67
Bảng 2.14 Kết quả kiểm tra trị số KMO 68
Bảng 2.15 Giải thích tổng phương sai 69
Bảng 2.16 Phân tích nhân tố các biến điều tra 72
Bảng 2.17 Kết quả mô hình hồi quy tương quan các nhân tố tác động đến đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của Công ty 73
Bảng 2.18 Phân tích hồi quy tương quan các nhân tố tác động đến đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của Công ty 74
Trang 7Bảng 2.19 Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát Khách hang
tiêu thụ -Nhà phân phối về năng lực tổ chức quản lý, điều hành và kiểm soát của Công ty 76Bảng 2.20 Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát Khách hàng
tiêu thụ -Nhà phân phối về công nghệ sản xuất và sản phẩm của Công ty 77Bảng 2.21 Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát Khách hàng tiêu thụ
-Nhà phân phối về chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm của Công ty 78Bảng 2.22 Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát Khách hàng
tiêu thụ - Nhà phân phối về các yếu tố về môi trường và văn hóa của C.ty 79Bảng 2.23 Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát Khách hàng
tiêu thụ - Nhà phân phối về nguồn lực bên trong của Công ty 80Bảng 3.1 Ma trận SWOT của Công ty 83
Trang 8MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn iii
Danh mục các từ viết tắt iv
Danh mục các hình v
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ v
Danh mục các bảng vi
Mục lục viii
PHẦN I – MỞ ĐẦU 1
PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1 CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1.1 Khái niệm và phân loại cạnh tranh 5
1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 5
1.1.1.2 Phân loại cạnh tranh 7
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh 9
1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 9
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 10
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.2.2.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 13
1.2.2.3 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 17
1.3 CÁC CÔNG CỤ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 20
1.3.1 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm 20
1.3.3 Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm 23
1.3.4 Cạnh tranh bằng các công cụ khác 24
Trang 91.4 CÁC MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 26
1.4.1 Mô hình “Kim cương” của M Porter 27
1.4.2 Ma trận SWOT 28
1.5 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 29
1.5.1 Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp 29
1.5.2 Chất lượng nguồn nhân lực 30
1.5.3 Năng suất lao động và chất lượng sản phẩm 30
1.5.4 Năng lực tài chính của doanh nghiệp 31
1.5.4.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp 32
1.5.4.2 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn và nguồn vốn 32
1.5.4.3 Nhóm các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn 32
1.5.4.4 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 33
1.5.5 Thị phần của doanh nghiệp 33
1.5.6 Giá trị vô hình của doanh nghiệp 34
1.5.7 Chất lượng môi trường sinh thái 35
1.6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT KINH DOANH XI MĂNG TẠI VIỆT NAM 35
1.6.1 Khái quát tình hình cung cầu thị trường xi măng thời gian qua 35
1.6.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất xi măng trong giai đoạn hiện nay 37
Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN XI MĂNG LUKS VIỆT NAM 39
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỮU HẠN XI MĂNG LUKS VIỆT NAM 39
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hữu hạn Xi măng LUKS Việt Nam 39
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 40
Trang 102.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng tại Công ty 42
2.1.4 Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 43
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN XI MĂNG LUKS VIỆT NAM 44
2.2.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty qua các yếu tố nguồn lực 44
2.2.1.1 Đánh giá về nguồn nhân lực của Công ty 44
2.2.1.2 Đánh giá về quy mô, cơ cấu vốn và tài sản 47
2.2.1.3 Đánh giá về chất lượng, chủng loại, giá cả sản phẩm 49
2.2.1.4 Đánh giá về năng suất lao động 50
2.2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh qua mức tiêu thụ, kênh phân phối và kết quả kinh doanh 52
2.2.3.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm xi măng trên địa bàn miền Trung 52
2.2.3.2 Kênh phân phối và chính sách bán hàng 53
2.2.3.3 Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty 56
2.3 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRONG MỐI QUAN HỆ SO SÁNH VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 58
2.3.1 Đánh giá thị phần tiêu thụ, thương hiệu và kênh phân phối 58
2.3.2 Đánh giá so sánh năng lực cạnh tranh qua chỉ tiêu năng lực tài chính: 63
2.4 ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 64
2.4.1 Thông tin chung về đối tượng khách hàng được điều tra 64
2.4.2 Đánh giá của khách hàng về khả năng cạnh tranh của Công ty so với các công ty khác trên thị trường 65
2.4.3 Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha 66
2.4.4 Phân tích nhân tố 68
2.4.5 Phân tích nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty 73
Chương 3 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN XI MĂNG LUKS VIỆT NAM 83
Trang 113.1 ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG
TY HỮU HẠN XI MĂNG LUKS VIỆT NAM (MA TRẬN SWOT) 83
3.2 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 85
3.2.1 Định hướng phát triển 85
3.2.2 Mục tiêu phát triển 85
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN XI MĂNG LUKS VIỆT NAM 86
3.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 86
3.3.1.1 Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt 86
3.3.1.2 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt 87
3.3.2 Giải pháp nhằm năng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hữu hạn Xi măng LUKS Việt Nam 87
3.3.2.1 Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm 87
3.2.2.2 Nhóm giải pháp về kiểm soát chi phí sản xuất, giá cả sản phẩm và dịch vụ cho sản xuất kinh doanh 89
3.2.2.3 Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện chiến lược Marketing 92
3.2.2.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm 97
3.2.2.5 Nhóm giải pháp về huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực 99
3.2.2.6 Nhóm giải pháp phát triển thương hiệu của Công ty 101
3.2.2.7 Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất sản phẩm và quản lý môi trường 103
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106
1 KẾT LUẬN 106
2 KIẾN NGHỊ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
Trang 12PHẦN I – MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển, các doanh nghiệp nóichung và doanh nghiệp sản xuất xi măng nói riêng có nhiều cơ hội và cũng gặpkhông ít thách thức trong phát triển sản xuất kinh doanh Ngoài những cơ hội mà sựhội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới mang lại, thì một trong nhữngthách thức lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải là áp lực cạnh tranh giữa các doanhnghiệp ngày càng tăng lên Để doanh nghiệp có thể duy trì lợi nhuận và phát triểnthị phần của mình trên thị trường, con đường duy nhất đó là doanh nghiệp phải tạođược năng lực cạnh tranh vượt trội so với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnhvực ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh
Sản xuất xi măng là một ngành công nghiệp có tổng vốn đầu tư lớn, hiệu quả
xã hội cao, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước Trong giai đoạn hiện nay,phần lớn các quốc gia trên thế giới đang trên đà tăng trưởng mạnh, chính vì vậynhu cầu xi măng cho đầu tư xây dựng rất cao Cùng với sự phát triển của kinh tế xãhội của đất nước, trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần khôngnhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam (khoảng từ 10% - 12% GDP) Vì vậy,Chính phủ xác định xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triểnkinh tế Theo đánh giá chung của thế giới thì lượng xi măng sản xuất ra còn thiếu,chưa đáp ứng được nhu cầu cao cho xây dựng Tuy nhiên, sản xuất xi măng trongnước lại đang gặp phải khó khăn do sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, do ximăng nhập khẩu từ nước ngoài (kể từ khi chúng ta tham gia ký kết hiệp ước về bãi
bỏ thuế nhập khẩu và không hạn chế lượng nhập khẩu một số mặt hàng khi thamgia vào AFTA)
Trước thực trạng thị trường xi măng cạnh tranh quyết liệt, việc các doanhnghiệp sản xuất xi măng phải tìm cho mình một hướng đi phù hợp nhằm duy trì vàphát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là một yêu cầu cấp bách mang tính quyếtđịnh đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Công ty Xi măng Luks Việt Nam
Trang 13để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì không còncách nào khác là phải nâng cao năng lực cạnh tranh và tự vươn lên khẳng địnhmình.
Xuất phát từ các vấn đề trên tôi chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho
Luận văn thạc sĩ kinh tế của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty thông qua đánh giá các điều kiện
về nguồn lực và hoạt động kinh doanh, những công cụ mà công ty đang sử dụngtrong cạnh tranh, đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân thực trạng đó
- Đưa ra các định hướng và đề xuất giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực
cạnh tranh của Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động kinhdoanh của công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam, các nguồn lực cấu thành nănglực cạnh tranh và một số đối thủ cạnh tranh của công ty
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian nghiên cứu: Tại Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam,các đại lý, nhà phân phối bán hàng và một số khách hàng tiêu dùng sản phẩm củaCông ty ở tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh thuộc khu vực miền Trung
Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2010
Trang 144 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, kết hợp giữa lôgíc và lịch sử Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
* Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:
- Đối với tài liệu thứ cấp: Được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm, sốliệu, thông tin của Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam; Tạp chí Xi măng ViệtNam, các tài liệu, báo cáo của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và Báo cáo tàichính một số Công ty xi măng trực thuộc; Bản tin Thị trường của Hiệp hội xi măngViệt Nam; Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2008, 2009 và 2010
- Đối với tài liệu sơ cấp:
+ Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin cần thiết cho mục tiêu và nộidung nghiên cứu;
+ Bằng cách phỏng vấn trực tiếp, trao đổi ý kiến với các chuyên gia, nhữngngười nắm được thông tin về thị trường lĩnh vực, về hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp; điều tra từ các nhà phân phối, đại lý, khách hàng tiêu thụ xi măng KimĐỉnh trong phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh khu vực Miền Trung - TâyNguyên theo phương pháp phát phiếu điều tra lấy ý kiến Thông tin số liệu sơ cấpđược thu thập làm cơ sở cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty từ phíacác đối tượng khách hàng
* Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: Luận văn sử dụng phương pháp phân
tổ để hệ thống hóa tài liệu điều tra và việc xử lý số liệu được tiến hành trên máy tínhvới phần mềm SPSS
* Phương pháp phân tích: Vận dụng các phương pháp phân tích thống kê,phân tích kinh tế và phân tích kinh doanh để phân tích đánh giá thực trạng năng lựccạnh tranh của Công ty trên cơ sở các số liệu thứ cấp đã được tổng hợp;
Dùng các phương pháp thống kê mô tả, các phép kiểm định thống kê, phântích nhân tố, kiểm định T-Test, và các phương pháp thống kê toán khác để phân tích,đánh giá và kiểm định độ tin cậy, mức ý nghĩa thống kê của các mối liên hệ đối với
Trang 15năng lực cạnh tranh của Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam từ các tài liệu sơcấp thu thập được của các đối tượng khách hàng
- Sử dụng các phương pháp hệ thống và phương pháp chuyên gia để đánh giáthực trạng năng lực cạnh tranh, những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến nănglực cạnh tranh của Công ty làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam trong thời gian tới
5 Đóng góp mới của luận văn
- Về lý luận: Những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh trong kinh tế thị
trường và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trên cơ sở đó chỉ ra cách vận dụngcác lý luận về cạnh tranh để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp
- Về thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn mô tả bức tranh toàn
cảnh về năng lực cạnh tranh của Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam; nhữngđiểm mạnh, điểm tồn tại và nguyên nhân của thực trạng đó, đề tài đề xuất một sốbiện pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Hữu hạn Ximăng Luks Việt Nam
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo, kết luận và kiến nghị, nộidung chính của luận văn gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpChương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Hữu hạn Xi măngLuks Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hữuhạn Xi măng Luks Việt Nam
Trang 16PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm và phân loại cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là vấn đề phổ biến và được nghiên cứu từ rất lâu, nhưng cho đếnnay trên thế giới vẫn chưa có khái niệm thống nhất về khái niệm cạnh tranh củadoanh nghiệp Do vậy, để đưa ra khái niệm này một cách có căn cứ, cần điểm lạimột số lý thuyết về cạnh tranh trên thế giới và trong nước Cạnh tranh nói chung là
sự phấn đấu, vươn lên không ngừng để giành lấy vị trí hàng đầu trong một lĩnh vựcnào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thếnhất, tạo ra sản phẩm mới, tạo ra năng suất và hiệu quả cao nhất
Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: "Cạnh tranh là hành động
ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giànhđược sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phầnthưởng hay những thứ khác." [1]
Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh, không có cạnh tranh sẽkhông có sinh tồn và phát triển Đó là quy luật nói chung và của nền kinh tế thịtrường nói riêng
Theo K Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tưbản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa
để thu được lợi nhuận siêu ngạch "[2]
Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơchế thị trường được định nghĩa là "Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh
Trang 17doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình[6].
Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tếhọc (xuất bản lần thứ 12) cho rằng: “cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đốithủ nhằm giành lấy thị trường, khách hàng cho doanh nghiệp mình” [5] Các tác giảnày cho rằng cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition)
Theo Từ điển Bách khoa Việt nam (tập 1):“ Cạnh tranh (trong kinh doanh) làhoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, cácnhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dànhcác điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất ” [7]
Tóm lại, từ các quan niệm khác nhau trên có thể tổng kết bằng một khái niệmnhư sau: Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mình trongmôi trường cạnh tranh Để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau:
+ Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ thể cócùng các mục đích, mục tiêu và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đốitượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt Trong nền kinh tế, với chủ thể canhtranh bên bán, đó là các loại sản phẩm tương tự có cùng mục đích phục vụ một loạinhu cầu của khách hàng mà các chủ thể tham gia cạnh tranh đều có thể làm ra vàđược người mua chấp nhận Còn với các chủ thể cạnh tranh bên mua là giành giậtmua được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình
+ Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể,
đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ Cácràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc điểmnhu cầu về sản phẩm của khách hàng và các ràng buộc của luật pháp và thông lệkinh doanh ở trên thị trường Còn giữa người mua với người mua, hoặc giữa nhữngngười mua và người bán là các thoả thuận được thực hiện có lợi hơn cả đối vớingười mua
+ Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặcngắn (từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủthể tham gia cạnh tranh) Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không
Trang 18nhất định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một ngành) hoặc rộng (một nước,giữa các nước).
1.1.1.2 Phân loại cạnh tranh
Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra thành nhiều loại
* Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh được chia thành 3 loại:
- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá
của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất Giá cả cuốicùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữ hai bên
- Cạnh tranh giứa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ
thuộc vào quan hệ cùng cầu trên thị trường Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnhtranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lê, người mua phải chấpnhận giá cao để mua được hàng hoá hoá mà họ cần
- Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm
giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi chongười mua Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịuđược sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đốithủ mạnh hơn
* Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế: Cạnh tranh được phân thành hai loại:
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ Kết quảcủa cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất Trong quá trìnhnày có sự phận bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả là hìnhthành tỷ suất lợi nhuận bình quân
* Căn cứ theo cấp độ cạnh tranh:Cạnh tranh được phân thành 3 loại:
- Cạnh tranh ở cấp độ quốc gia: Thường được phân tích theo quan điểm tổng
thể, chú trọng vào môi trường kinh tế vĩ mô và thể hiện vai trò của Chính phủ Cạnhtranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới điều kiện thị trường tự do và
Trang 19công bằng có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thịtrường quốc tế, đồng thời duy trì và nâng cao được thu nhập của người dân nước đó.
- Cạnh tranh ở cấp độ ngành: Là khả năng duy trì được lợi nhuận và thị
phần trên thị trường trong và ngoài nước Cũng như cạnh tranh cấp quốc gia, quanniệm về cạnh tranh có thể khác nhau nhưng kết quả cuối cùng là ngành đứng vữngtrên thị trường
- Cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm: Sản phẩm cạnh tranh là sản phẩm đem lại
giá trị tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn sản phẩm của mìnhchứ không phải lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
* Căn cứ vào tính chất cạnh tranh: cạnh tranh được phân thành 3 loại:
- Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Cometition): Là hình thức cạnh tranh giữa
nhiều người bán trên thị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chếgiá cả trên thị trường Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức,tức là không khác nhua về quy cách, phẩm chất mẫu mã Để chiến thắng trong cuộccạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làmkhác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh
- Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition): Là hình thức cạnh
tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau.Mỗi sản phẩn đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành đựơc ưuthế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảngcáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổbiến trong giai đoạn hiện nay
- Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ có
nột hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sảnphẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vàoquan hệ cung cầu
* Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranh thành:
Trang 20- Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn
mực xã hội và đợc xã hội thừa nhận, nó thướng diễn ra sòng phẳng, công bằng vàcông khai
- Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp,
trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế buôn lậu, móc ngoặc,khủng bố vv )
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng vàtrong lĩnh vực kinh tế nói chung Cạnh tranh không những có mặt tác động tích cực
mà còn có những tác động tiêu cực Về mặt tích cực:
Ở tầm vĩ mô, cạnh tranh mang lại:
Động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế,giúp đất nước hội nhập tốt kinh tế toàn cầu
Ở tầm vi mô, đối với một doanh nghiệp cạnh tranh được xem như công cụhữu dụng để:
Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹphơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó caohơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng
Người tiêu dùng được hưởng những sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn với giáthành hợp lý
Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mongmuốn về mặt xã hội cũng như kinh tế:
Làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, gây ra hiệntượng độc quyền, làm phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo
Dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luậthay bất chấp pháp luật
Vì lý do trên, cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi cácđịnh chế xã hội, sự can thiệp của Nhà nước
1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Trang 211.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu nhữngnăm 1990 Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh làdoanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cảthấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế Khả năng cạnh tranh đồng nghĩavới việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhậpcho người lao động và chủ doanh nghiệp” Định nghĩa này cũng được nhắc lại trong
“Sách trắng về năng lực cạnh tranh của Vương quốc Anh” (1994) Năm 1998, BộThương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa: “Đối với doanh nghiệp, nănglực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vàođúng thời điểm Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất vàhiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”
Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa được hiểu mộtcách thống nhất Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cầnđược gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trịchủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúpcác doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình
Điểm lại các tài liệu trong và ngoài nước, có nhiều cách quan niệm về nănglực cạnh tranh doanh nghiệp Dưới đây là một số cách quan niệm về năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp đáng chú ý
Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở
rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là cách quan niệm khá phổ biếnhiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so vớicác đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp
Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước
sự tấn công của doanh nghiệp khác Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực cạnhtranh của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa
và dịch vụ trên thị trường thế giới… Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế có tríchdẫn khái niệm năng lực cạnh tranh theo Từ điển Thuật Ngữ chính sách thương mại
Trang 22(1997), theo đó, năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bịdoanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế” Quan niệm về năng lực cạnhtranh như vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng.
Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động Theo Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sứcsản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệuquả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc
tế Theo M Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lựccạnh tranh Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu
và nhiệm vụ của doanh nghiệp
Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu (2005) cũng có ý kiến tương tự:
“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khảnăng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phầnlớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững”.[17]
Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpvới năng lực kinh doanh
Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểuthống nhất Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phùhợp, cần lưu ý những đặc thù khái niệm này như Henricsson và các cộng sự (2004)
chỉ ra: đó là tính đa nghĩa (có nhiều định nghĩa), đa trị (có nhiều cách đo lường), đa cấp (với các cấp độ khác nhau), phụ thuộc, có tính quan hệ qua lại, tính chất động
và là một quá trình Ngoài ra, khi đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh
và trình độ phát triển trong từng thời kỳ Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự
do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh
Trang 23đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điềukiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hóa số lượng hànghóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần; còn trong điều kiện kinh tế tri thứchiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệpphải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quanniệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.
Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành
giữa các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sảnxuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn củasản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới
Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức
cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và các phươngthức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh,dựa vào quy chế
Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp như sau:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và
sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.
Như vậy, năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tínhtổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhómdoanh nghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Cũng như bản thân doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịutác động của rất nhiều nhân tố khác nhau Theo mô hình Kim cương của M Porter
có thể thấy, có ít nhất 6 nhóm yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp, điều kiện cầu (thị trường), điều kiện yếu tố (nguồn lực đầu vào), các ngànhcung ứng và liên quan (cạnh tranh ngành), các yếu tố ngẫu nhiên và yếu tố nhànước Tuy nhiên, có thể chia các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của
Trang 24doanh nghiệp làm hai nhóm: các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tố bênngoài doanh nghiệp.
1.2.2.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Có nhiều yếu tố bên trong doanh nghiệp tác động tới năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đang sử dụng các chỉ tiêu thuộc 5nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp trong việc xác định năng lực cạnh tranh gồm:năng lực quản lý (triết lý kinh doanh, sự tin tưởng vào quản lý nghiệp vụ, sự hiệndiện chuỗi giá trị), chất lượng nhân lực (mở rộng đào tạo nhân viên), năng lựcmarketing (định hướng khách hàng, đổi mới mẫu mã, tăng cường tiếp thị, mở rộngthị trường quốc tế, kiểm soát hoạt động phân phối ở nước ngoài, mở rộng mạng lướibán lẻ), khả năng đổi mới, năng lực nghiên cứu và phát triển (chỉ tiêu cho nghiêncứu và phát triển)
Theo cách tiếp cận truyền thống, các yếu tố bên trong của doanh nghiệp ảnhhưởng đến năng lực cạnh tranh gồm: năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp,trình độ công nghệ, năng lực tài chính, trình độ tay nghề của người lao động… Cóthể phân bổ thành 4 nhóm yếu tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp như sau:
- Trình độ, năng lực và phương thức quản lý
a Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp
Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp được coi là yếu tố quyết định sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như năng lực cạnh tranh doanh nghiệpnói riêng Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp được thể hiện ở các mặt sau:
- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: Trình độ của đội ngũ này không chỉ đơn
thuần là trình độ học vấn mà còn thể hiện những kiến thức rộng lớn và phức tạp
Trang 25thuộc rất nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từpháp luật trong nước và quốc tế, thị trường, ngành hàng, … đến kiến thức về xã hội,nhân văn
- Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Việchình thành tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng tinh, gọn, nhẹ và hiệuquả cao có ý nghĩa quan trọng không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý cao, ra quyếtđịnh nhanh chóng, chính xác, mà còn làm giảm tương đối chi phí quản lý của doanhnghiệp Nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch địnhchiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp… Điều này có ý nghĩa lớntrong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn
và do đó có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
b Trình độ thiết bị, công nghệ
Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đếnnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thờigian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sảnphẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm củadoanh nghiệp Công nghệ còn tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp,nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp
c Trình độ lao động trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, lao động vừa là yếu tố đầu vào vừa là lực lượng trực tiếp
sử dụng phương tiện, thiết bị để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ Lao độngcòn là lực lượng tham gia tích cực vào quá trình cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quá trìnhsản xuất và thậm chí góp sức vào những phát kiến và sáng chế… Do vậy, trình độ củalực lượng lao động tác động rất lớn đến chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm, ảnhhưởng lớn đến năng suất và chi phí của doanh nghiệp Đây là một yếu tố tác độngtrực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Để nâng cao sức cạnh tranh,doanh nghiệp cần chú trọng bảo đảm cả chất lượng và số lượng lao động, nâng cao
Trang 26tay nghề của người lao động dưới nhiều hình thức, đầu tư kinh phí thỏa đáng, khuyếnkhích người lao động tham gia vào quá trình quản lý, sáng chế, cải tiến…
d Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở quy mô vốn, khả nănghuy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính… trong doanhnghiệp Trước hết, năng lực tài chính gắn với vốn – là một yếu tố sản xuất cơ bản và
là một đầu vào của doanh nghiệp Do đó, sử dụng vốn có hiệu quả, quay vòng vốnnhanh… có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm chi phí vốn, giảm giá thành sảnphẩm Đồng thời, vốn còn là tiền đề đối với các yếu tố sản xuất khác
Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng vật tư, nguyên liệu, thuê nhâncông, mua sắm thiết bị, công nghệ, tổ chức hệ thống bán lẻ… Như vậy, năng lực tàichính phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, là yêu cầu đầu tiên, bắt buộcphải có nếu muốn doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và nâng cao năng lụccạnh tranh
Để nâng cao năng lực tài chính, doanh nghiệp phải củng cố và phát triểnnguồn vốn, tăng vốn tự có, mở rộng vốn vay dưới nhiều hình thức Đồng thời, điềuquan trọng là doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, hoạt động kinhdoanh có hiệu quả để tạo uy tín đối với khách hàng, với ngân hàng và những ngườicho vay vốn
e Năng lực marketing của doanh nghiệp và khả năng xác định lượng cầu
Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thịtrường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (Product, Place, Price, Promotion) tronghoạt động marketing Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụsản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phầntiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp Đây là nhóm nhân tố rất quantrọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Vì vậy, điều tra cầu thị trường và dựa trên khả năng sẵn có của doanh nghiệp
để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp, tạo ra sản phẩm có thương hiệu đượcngười sử dụng chấp nhận
Trang 27Trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển, văn minh tiêu dùng ngày càngcao, thì người tiêu dùng càng hướng tới tiêu dùng những hàng hóa có thương hiệu
uy tín Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một tất yếu đối với nhữngdoanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường
Mặt khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều khâu nhưtiêu thụ, khuyến mãi, nghiên cứu thị trường… do đó dịch vụ bán hàng và sau bánhàng đóng vai trò quan trọng đến doanh số tiêu thụ - vấn đề sống còn của mỗidoanh nghiệp
f Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp
Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố tổng hợp gồmnhiều yếu tố cấu thành như nhân lực nghiên cứu, thiết bị, tài chính cho hoạt độngnghiên cứu và phát triển (R&D), khả năng đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp Nănglực nghiên cứu và phát triển có vai trò quan trọng trong cải tiến công nghệ, nâng caochất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất, hợp lý hóa sản xuất
g Yếu tố liên quan đến mức độ cạnh tranh lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh
Vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng loại khẳng định mức
độ cạnh tranh của nó trên thị trường Doanh nghiệp nào lựa chọn lĩnh vực có mức
độ cạnh tranh càng thấp thì càng thuận lợi, vì vậy, hiểu biết thị trường để quyết địnhkinh doanh ở lĩnh vực có mức độ cạnh tranh thấp là yếu tố quan trọng dẫn đến sựthành công và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp Tuy nhiên, trong môitrường cạnh tranh lành mạnh sẽ có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nhiều hơn làmôi trường độc quyền
Vị thế của doanh nghiệp được thể hiện qua thị phần sản phẩm so với sản phẩmcùng loại, uy tín thương hiệu sản phẩm đối với người tiêu dùng, sự hoàn hảo của cácdịch vụ và được đo bằng thị phần của các sản phẩm dịch vụ đó trên thị trường
Ngoài ra, một số yếu tố khác nhau như lợi thế về vị trí địa lý, ngành nghềkinh doanh của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp… có ảnh hưởng tới năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp
Trang 281.2.2.3 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Có rất nhiều nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dựa trên mô hình Kim cương của M.Porter
để đưa ra các yếu tố bên ngoài tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpdưới tiêu đề môi trường kinh doanh của doanh nghiệp” với 56 chỉ tiêu cụ thể (cácchỉ tiêu này được lượng hóa để xếp hạng cho các quốc gia) thuộc 4 nhóm yếu tốnhư sau:
Một là, các điều kiện yếu tố đầu vào, gồm 5 phân nhóm: kết cấu hạ tầng vật
chất – kỹ thuật; hạ tầng hành chính, nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ, thị trườngtài chính
Hai là, các điều kiện về cầu: sở thích của người mua, tình hình pháp luật về
tiêu dùng, về công nghệ thông tin…
Ba là, các ngành cung ứng và ngành liên quan: chất lượng và số lượng các
nhà cung cấp địa phương, khả năng tại chỗ về nghiên cứu chuyên biệt và dịch vụđào tạo, mức độ hợp tác giữa các khu vực kinh tế, khả năng cung cấp tại chỗ các chitiết và phụ kiện máy móc
Bốn là, bối cảnh đối với chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp, gồm hai
phân nhóm là động lực và cạnh tranh (các rào cản vô hình, sự cạnh tranh của cácnhà sản xuất địa phương, hiệu quả của việc chống độc quyền)
Theo logic truyền thống, các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp được chia thànhcác nhóm sau đây: thị trường, thể chế - chính sách, kết cấu hạ tầng, các ngành hỗ trợ…
a Thị trường
Thị trường là môi trường kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp.Thị trường vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm đầu vào thông qua hoạt độngmua – bán hàng hóa dịch vụ đầu ra và các yếu tố đầu vào Thị trường còn đồng thời
là công cụ định hướng, hướng dẫn hoạt động của doanh nghiệp, thông qua mức cầu,giá cả, lợi nhuận… để định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh Như vậy, sự ổnđịnh của thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệpnói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng Để phát huy vai
Trang 29trò của các yếu tố thị trường đối với doanh nghiệp, cần có sự can thiệp của nhà nướcvào thị trường nhằm ổn định thị trường (hạn chế những biến động lớn của thịtrường), thông qua việc xây dựng và thực hiện tốt, nghiêm pháp luật thương mại,tạo lập môi trường thị trường cạnh tranh tích cực và hiệu quả, chống gian lậnthương mại, hạn chế độc quyền kinh doanh,…
Điều quan trọng là tạo lập môi trường thị trường cạnh tranh tích cực, tăngsức ép đổi mới quản lý, cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng thành tựu khoa học –công nghệ, đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm,… tạo động lực cho doanh nghiệp đểvươn lên
Trong điều kiện thị trường lành mạnh và ổn định thì doanh nghiệp mới cóđiều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Ngoài ra, cần tạođiều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường, tạo ra nhiều nhà cung cấp cũng nhưnhiều đối tác kinh doanh, nhiều khách hàng cho doanh nghiệp
b Thể chế, chính sách
Thể chế, chính sách là tiền đề quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp.Nội dung của thể chế, chính sách bao gồm các quy định pháp luật, các biện pháphạn chế hay khuyến khích đầu tư hay kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ, ngànhnghề, địa bàn… Thể chế, chính sách bao gồm pháp luật, chính sách về đầu tư, tàichính, tiền tệ, đất đai, công nghệ, thị trường… nghĩa là các biện pháp điều tiết cảđầu vào và đầu ra cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp Do vậy,đây là nhóm yếu tố rất quan trọng và bao quát rất nhiều vấn đề liên quan tới hoạtđộng của doanh nghiệp nói chung và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp nói riêng
Các thể chế, chính sách đối với doanh nghiệp có thể được đánh giá theo từngchính sách hoặc bằng chỉ tiêu tổng hợp với nhiều cách tiếp cận khác nhau Chẳnghạn, để đánh giá việc thực hiện thể chế, chính sách đối với các doanh nghiệp ở ViệtNam, Quỹ Châu Á và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tiếnhành nghiên cứu đánh giá môi trường kinh doanh với 9 chỉ tiêu thành phần: về đăng
ký kinh doanh, chính sách đất đai, tình hình thanh tra – kiểm tra, chính sách pháttriển, tính minh bạch, chi phí giao dịch, năng động của chính quyền
Trang 30c Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng bao gồm hạ tầng vật chất – kỹ thuật và hạ tầng xã hội, baogồm hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục –đào tạo… Đây là tiền đề quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động của doanhnghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của sản phẩm Diễn đàn Kinh tế thếgiới (WEF) đã sử dụng tới tiêu chí phản ánh kết cấu hạ tầng trong tổng số 56 tiêuchí đánh giá về môi trường kinh doanh được sử dụng để tính năng lực cạnh tranhquốc gia
Để bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động bình thường và nâng cao năng lựccạnh tranh, cần có hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng, có chất lượng tốt Điều đó đòihỏi có sự đầu tư đúng mức để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
d Các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ
Hoạt động sản xuất kinh doanh với mỗi doanh nghiệp sẽ liên quan tới mộtchuỗi các ngành khác và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như: những ngành cung cấpnguyên liệu đầu vào, dịch vụ vận tải, cung cấp điện, cung cấp nước… Nếu sử dụngcác dịch vụ với chi phí thấp, chất lượng phục vụ tốt sẽ tạo ra lợi thế cho doanhnghiệp tăng năng lực cạnh tranh, bởi vì mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ có cơ hội để thựchiện mức độ chuyên môn hóa cao hơn làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
Vì vậy, doanh nghiệp rất cần duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với cácngành có liên quan nhằm tạo ra lợi thế tiềm tàng cho cạnh tranh
Trong nền sản xuất hiện đại, cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì
sự liên kết, hợp tác cũng phát triển mạnh mẽ Thực tế chỉ ra rằng, khi trình độ sảnxuất càng hiện đại thì sự phụ thuộc lẫn nhau càng lớn
e Trình độ nguồn nhân lực
Trình độ nguồn nhân lực quốc gia nói chung có vai trò rất quan trọng đối với
sự phát triển doanh nghiệp Trong nền sản xuất hiện đại, đặc biệt là trong xu hướngchuyển sang nền kinh tế tri thức thì chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia hay củamột vùng lãnh thổ là yếu tố được quan tâm nhất khi các doanh nghiệp lựa chọn đầu
tư Trình độ và các điều kiện về nguồn nhân lực thể hiện ở kỹ năng của nguồn nhân
Trang 31lực, mức lương, hệ thống lương, điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn, đầu tư chođào tạo, vai trò của công đoàn Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần chú trọnggiáo dục và đào tạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cơ sở đào tạo, các hoạt độngđào tạo phát triển thông qua cơ chế, chính sách và các biện pháp khác của Nhà nước.
1.3 CÁC CÔNG CỤ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là tập hợp các yếu tố, các kếhoạch, các chiến lược, các chính sách, các hành động mà doanh nghiệp sử dụng nhằmvượt trên các đối thủ cạnh tranh và tác động vào khách hàng để thoả mãn mọi nhucầu của khách hàng Từ đó dẫn đến sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn, lợi nhuận thuđược ngày càng cao hơn Việc nghiên cứu các công cụ cạnh tranh cho phép các doanhnghiệp lựa chọn những công cụ cạnh tranh phù hợp với thực tiễn, với quy mô kinhdoanh và thị trường mục tiêu của mình, qua đó phát huy được hiệu quả công cụ cạnhtranh Tuy nhiên, việc lựa chọn công cụ cạnh tranh luôn có tính linh hoạt và phù hợpvới từng điều kiện nhất định chứ không theo một khuôn mẫu nào Một số công cụcạnh tranh tiêu biểu mà các doanh nghiệp sản xuất thường áp dụng:
1.3.1 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm
Cạnh tranh sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu, thuộc tính của sản phẩm thểhiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện xác định phù hợp với côngdụng của sản phẩm
Ngày nay, chất lượng sản phẩm đã trở thành một công cụ cạnh tranh quantrọng của các doanh nghiệp trên thị trường Chất lượng sản phẩm càng cao tức làmức độ thoả mãn nhu cầu càng cao, dẫn tới đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, làm tăng khảnăng trong thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp Trong điều kiện hiện nay,mức sống của người dân ngày càng đựơc nâng cao, tức là nhu cầu có khả năngthanh toán của người tiêu dùng tăng lên thì sự cạnh tranh bằng giá cả đã và sẽ có xuhướng vị trí cho sự cạnh tranh bằng chất lượng
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều kiệnnhất định về kinh tế kỹ thuật Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiềumặt khác nhau tính cơ lý hoá đúng như các chỉ tiêu quy định, hình dáng mầu sắchấp dẫn, nhưng vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vũng và không
Trang 32ngừng năng cao chất lượng sản phẩm Đó là điều kiện không thể thiết nếu doanhnghiệp muốn giành được thắng lợi trong cạnh tranh, nói một cách khác chất lượngsản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp Khi chất lượng không còn đượcđảm bảo, không thoả mãn nhu cầu khách hàng thì ngay lập tức khách hàng sẽ rời bỏdoanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việctăng khả năng cạnh tranh thể hiện trên các giác độ:
- Chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng, tăng đựơc khốilượng hàng hoá tiêu thụ, tăng uy tín sản phẩm mở rộng thị trường, từ đó tăng doanhthu, tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra
- Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh
1.3.2 Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm
Giá cả sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bánhay doanh nghiệp bán dự định có thể nhận được từ người mua thông qua việc traođổi hàng hoá đó trên thị trường Giá cả của sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Các yếu tố kiểm soát được: Chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng,chi phí lưu động và chi phí yểm trợ xúc tiến bán hàng
- Các yếu tố không kiểm soát được: quan hệ cung cầu cường độ cạnh tranhtrên thị trường, chính sách điều tiết thị trường của Nhà nước
Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sách địnhgiá bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, một doanh nghiệp có thể có cácchính sách định giá sau:
- Chính sách định giá thấp.
+ Đây là cách định giá bán thấp hơn mức giá thị trường Chính sách định giáthấp có thể hướng vào các mục tiêu khác nhau, tuỳ theo tình hình sản xuất và thịtrường và đựơc chia ra các cách khác nhau
+ Định giá thấp hơn so với thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm, doanhnghiệp chấp nhận mức lãi thấp Nó được ứng dụng trong trưòng hợp sản phẩm mới
Trang 33thâm nhập thị trường, cần bán hàng nhan với khối lượng lớn, hoặc dùng giá để cạnhtranh với các đối thủ.
+ Định giá bán thấp hơn giá thị trường và cũng thấp hơn giá trị sản phẩm:Doanh nghiệp bị lỗ Cách này đựơc áp dụng trong trường hợp bán hàng trong thời
kỳ khai trương hoặc muốn bán nhanh để thu hồi vốn (tương tự bán phá giá)
- Chính sách định giá theo giá thị trường.
Đây là cách định giá phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay tức là giá bánsản phẩm xoay quanh mức giá thị trường của sản phẩm đó Ở đây do không sử dụngyếu tố giá làm đòn bẩy kích thích người tiêu dùng nên để tiêu thụ được sản phẩm,doanh nghiệp tăng cường công tác tiếp thị thực hiện nghiêm ngặt các biện phápgiảm chi phí sản xuất kinh doanh
- Chính sách giá phân biệt.
Với cùng một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp định ra nhiều mức giákhác nhau dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau:
Trang 34+ Phân biệt theo lượng mưa: Mua khối lượng nhiều hoặc giảm giá hoặchưởng chiết khấu.
+ Phân biệt theo chất lượng: Các loại chất lượng (1,2,3) có mức giá khácnhau phục vụ cho các nhóm đối tượng khác nhau
+ Phân biệt theo phương thức thanh toán: Thanh toán ngay hay trả chậm,thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản
+ Phân biệt theo thời gian: Tại các thời điểm khác nhau, giá cả khác nhau
- Chính sách bán phá giá.
+ Định mức giá bán thấp hơn hẳn giá thị trường và thấp hơn cả giá thành sảnxuất Mục tiêu của bán giá là tối thiểu hoá rủi ro hay thua lỗ hoặc để tiêu diệt đốithủ cạnh tranh Muốn đạt đựơc mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực
về tài chính, về khoa học công nghệ sản phẩm đã có uy tín trên thị trường Bán phágiá chỉ nên áp dụng khi sản phẩm bị tồn đọng quá nhiều, bị cạnh tranh gay gắt, lạchậu không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, sản phẩm mang tính thời vụ, dễ hư hỏng,càng để lâu càng lỗ lớn
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội mức sống của ngườidân không ngừng nâng cao, giá cả không còn là công cụ cạnh tranh quan trọng nhấtcủa doanh nữa nhưng nếu doanh nghiệp biết kết hợp công cụ giá với các công cụkhác thì kết quả thu được sẽ rất to lớn
1.3.3 Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm
Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuất tốtchưa đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình, mà còn phải biết tổchức mạng lướt bán hàng, đó là tập hợp các kênh đưa sản phẩm hàng hoá từ nơi sảnxuất đến người tiêu dùng sản phẩm ấy Thông thường kênh tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp được chia thành các loại sau:
A: Kênh trực tiếp ngắn (từ DN đưa sản phẩm đến tay NTD)
B: Kênh trực tiếp dài (từ DN tới người bán lẻ, sau đó đến tay NTD)
C: Kênh gián tiếp ngắn (từ DN tới các đại lý, tiếp đó phân tới các người bán
lẻ và sau cùng đến tay NTD)
Trang 35Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình bán hàng doanh nghiệp có thể tiến hànhmột loạt các hoạt động hỗ trợ như: Tiếp thị, quảng cáo, yểm trợ bán hàng, tổ chứchội nghị khách hàng, tham gia các tổ chức liên kết kinh tế
Ngày nay, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng,thậm chí quyết định đến sự còn của doanh nghiệp trên thị trường bởi vì nó tác độngđến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên các khía cạnh sau:
- Tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá thông qua việc thu hút sự quan tâm củakhách hàng tới sản phẩm của doanh nghiệp
- Cải thiện vị trí hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường (thương hiệu, chữtín của doanh nghiệp)
- Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp với cácchủ thể trong việc chi phối thị trường, chống hàng giả
+ Sản phẩm mang tính kỹ thuật cao
+ Đơn giá sản phẩm cao
+ Sản phẩm đựơc bán đơn chiếc
+ Người mua không am hiểu tính năng và cách sử dụng của sản phẩm
+ Sản phẩm chiếm lĩnh thị trường nhiều
Nội dung của dịch vụ sau bán hàng gồm:
+ Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền lại cho khách hàng hoặc đổi lạihàng nều sản phẩm không đúng với thoả thuận ban đầu hoặc không thoả mãn nhucầu của họ
+ Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định
Trang 36+ Cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật cho các sản phẩm có tuổi thọ dài.Phương thức thanh toán cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanhnghiếp sử dụng Phương thức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay chậm chễ ảnh huởngđến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởngđến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Yếu tố thời gian
Những thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ làm thay đổi nhanhchóng cách nghĩ, cách làm việc của con người, tạo thời cơ cho mỗi người, mỗi đấtnước tiến nhành về phía trước Đối với các doanh nghiệp yếu tố quyết định trongchiến lược kinh doanh hiện tại là tốc độ chứ không phải là yếu tố cổ truyền nhưnguyên vật liệu, lao động muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, các doanhnghiệp phải biết tổ chức nắm bắt trong tin nhanh chóng tiêu thụ để thu hồi vốnnhanh trước khi chu kỳ sản xuất sản phẩm kết thúc
- Cạnh tranh về thời cơ thị trường
Doanh nghiệp nào dự báo trước thời cơ thị trường và nắm được thời cơ thịtrường sẽ có thêm điều kiện để chiến thắng trong cạnh tranh Thời cơ thị trườngthường xuất hiện do các yếu tố sau:
+ Sự thay đổi của môi trường công nghệ
+ Sự thay đổi về yếu tố dân cư, điều kiện tự nhiên
+ Các quan hệ tạo lập được của từng doanh nghiệp
Cạnh tranh về thời cơ thị trường thể hiện ở chỗ doanh nghiệp dự báo đượcnhững thay đổi của thị trường, từ đó có các chính sách khai thác thị trường hợp lý
và sớm hơn các doanh nghiệp khác Tuy nhiên cạnh tranh về thời cơ thị trường cũng
có thể thể hiện ở chỗ doanh nghiệp tìm ra được những lợi thế kinh doanh, sớm đivào khai thác thị trường và một loạt sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ sớm bị bãohoà Yêu cầu này đòi hỏi phải thích ứng nhanh với những thay đổi đó
- Thương lượng trong cạnh tranh: là việc thoả thuận giữa các chủ doanhnghiệp để chia sẻ thị trường một cách ôn hoà (hơn là cạnh tranh gây bất lợi) đó làviệc sử dụng các kỹ thuật tính toán của lý thuyết trò chơi (Theory of Game)
Trang 37- Các phương pháp né tránh: Đó là cách rút lui khỏi cuộc cạnh tranh bằngviệc tìm một thị trường khác xa hơn, ít hiệu quả hơn vv thậm chí phải từ bỏ mặthàng mà doanh nghiệp không thể trụ được sang một mặt khác.
1.4 CÁC MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác Như vậy, năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằngcác tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… mộtcách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt độngtrên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạonên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh vớiđối tác của mình Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏicủa khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh.Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủtất cả những yêu cầu của khách hàng Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặtnày và có hạn chế về mặt khác; vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết đượcđiều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốtnhất những đòi hỏi của khách hàng Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanhnghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ nhữnglĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính vàđịnh lượng Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnhvực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau
Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranhcủa một doanh nghiệp bao gồm: giá cả sản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm
và bao gói; kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng; thông tin và xúc tiếnthương mại; năng lực nghiên cứu và phát triển; thương hiệu và uy tín của doanhnghiệp; trình độ lao động; thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thịphần; vị thế tài chính; năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp
Trang 38Nhiều doanh nghiệp hiện nay, thông qua phương pháp so sánh trực tiếp cácyếu tố nêu trên để đánh giá năng lực cạnh tranh của mình so với đối tác cạnhtranh Đây là phương pháp truyền thống và phần nào phản ánh được năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp
Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không cho phép doanh nghiệpđánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của mình với đối tác cạnh tranh mà chỉ đánhgiá được từng mặt, từng yếu tố cụ thể Để khắc phục nhược điểm trên, việc nghiêncứu vận dụng các mô hình đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ và đánh giá mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, qua đó, giúp doanh nghiệp sosánh năng lực cạnh tranh tổng thể của mình với các đối thủ trong ngành là một giảipháp mang tính khả thi cao
Sau đây, xin giới thiệu một số các mô hình:
1.4.1 Mô hình “Kim cương” của M Porter
Hình 1.1: Mô hình kim cưong của M Porter
Nguồn: Năng lực cạnh tranh quốc gia, M Porter, 1990.
Mô hình “Kim cương”, một lý thuyết về cạnh tranh nổi tiếng của M Porter,được ông nêu trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (1990), đã nêu lên các yếu
tố quyết định sự cạnh tranh của một quốc gia trong thương mại quốc tế Theo ông, khảnăng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sựnăng động của ngành, của quốc gia đó Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu
hoá thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh
Trang 39mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế.
Mô hình Kim cương của Porter đưa ra khuôn khổ phân tích để hiểu bản chất
và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Mô hình này đã lý giải những lực lượng thúc đẩy sự đổi mới và năng độngcủa các doanh nghiệp và qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanhnghiệp trên thị trường Bốn nhóm nhân tố trong mô hình viên kim cương củaM.Porter phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tác động quan trọngđến việc hình thành và duy trì năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệptrong một ngành kinh tế - kỹ thuật nào đó Sự sẵn có cả về số lượng và chất lượngcác nguồn lực cần thiết cho việc phát triển một ngành có khả năng cạnh tranh; thôngtin thông suốt về những cơ hội kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể tiếp cận;chiến lược của các doanh nghiệp trong khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực;quan điểm, triết lý kinh doanh của chủ sở hữu, quản trị viên, các nhân viên trongdoanh nghiệp,… đều có thể “cộng hưởng” thúc đẩy các doanh nghiệp trong mộtngành phải hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới nhanhhơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Vai trò của Nhà nước là thông quacác chính sách vĩ mô tác động vào cả bốn “mặt” của “viên kim cương” sao chochúng cùng phát triển tương xứng, đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau tạo thuận lợi cho cácdoanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế
có thể nâng cao sức cạnh tranh qua việc phát huy hiệu quả năng lực bên trong củamình song song việc nắm bắt tốt các cơ hội cũng như xác định các thách thức trong
Trang 40thời gian tới Trái lại, khi doanh nghiệp không thể có được sự chính xác trong đánhgiá thị trường bằng mô hình này, doanh nghiệp sẽ không có những phản ứng kịpthời trước những biến động từ bên ngoài và không phát huy hết các nguồn lực sảnxuất bên trong, từ đó dễ dẫn đến những sai lầm to lớn cho doanh nghiệp.
Ma trận SWOT có tác dụng giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển 4 loạichiến lược sau để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình:
- Các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (S – O): Sử dụng những điểm mạnh
bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài
- Các chiến lược điểm yếu – cơ hội (W – O): Cải thiện những điểm yếu bên
trong để tận dụng cơ hội bên ngoài
- Các chiến lược điểm mạnh – đe dọa (S – T): Sử dụng các điểm mạnh để
tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài
- Các chiến lược điểm yếu – nguy cơ (W – T): Cải thiện điểm yếu bên trong
để tránh hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài
Hình 1.2: Mô hình ma trận SWOT 1.5 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.5.1 Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp
Trình độ tổ chức và quản lý là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định đến sựthành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp