1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thằng cười của victor hugo (2017)

105 70 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 556,5 KB

Nội dung

Mặc dù kiến thức và tài liệu tham khảo còn hạn chế, nhưng với niềm yêuthích văn chương, cùng sự yêu mến con người Victor Hugo và lòng ngưỡng mộ tài năng của ông, tôi đã lựa chọn đề tài n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

**************

LÊ THỊ LAN PHƯƠNG

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN

VẬT TRONG THẰNG CƯỜI CỦA

VICTOR HUGO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên nghành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học ThS ĐỖ THỊ THẠCH

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc của mình, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo –

Thạc sĩ Đỗ Thị Thạch người trực tiếp hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo

tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Văn học nước ngoài, cácthầy cô giảng dạy tại khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôitrong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường

Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc tới quý thầy, cô trong khoa Ngữ văntrường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 luôn luôn mạnh khỏe và thành công trong

sự nghiệp cao quý

Là sinh viên lần đầu làm nghiên cứu khoa học, dù đã cố gắng rất nhiều

để hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất nhưng vì kiến thức bản thân cònhạn chế, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 04 năm 2017

Sinh viên

Lê Thị Lan Phương

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi, tôi đã

nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô hướng dẫn: Thạc sĩ Đỗ Thị Thạch,

cùng các thầy cô giáo khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tôi đã đọc nhiều tài liệu thamkhảo liên quan đến những vấn đề trong bài nghiên cứu Tuy nhiên, tôi xin cam

đoan: khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong

tác phẩm Thằng Cười của Victor Hugo” là công trình nghiên cứu của cá

nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai Nếu sai, tôi xin chịu mọi trách nhiệm

Hà Nội, tháng 04 năm 2017

Sinh viên

Lê Thị Lan Phương

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5

4 Mục đích nghiên cứu 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Cấu trúc khóa luận 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 NGHỆ THUẬT KỂ VÀ TẢ TRONG XÂY DỰNG NHÂN VẬT 7

1.1 Nghệ thuật kể 7

1.1.1 Khái niệm kể 8

1.1.2 Cách xây dựng tình huống truyện bất ngờ, tạo sự việc mang tính “bước ngoặt” 10

1.1.3 Cách kể theo hướng “treo” cốt truyện 15

1.2 Nghệ thuật tả 18

1.2.1 Khái niệm tả 18

1.2.2 Sự đặc tả về ngoại hình nhân vật 19

1.2.3 Tả hành động nhân vật 23

1.2.4 Tả tâm lý nhân vật 26

Tiểu kết chương 1 31

CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT NGHỊCH DỊ TRONG XÂY DỰNG NHÂN VẬT 32

2.1 Khái niệm nghịch dị 32

Trang 5

2.2 Các hình tượng nghịch dị 34

2.2.1 Guynplên: Dị dạng và hoàn hảo 34

2.2.2 Đêa: Thánh thiện và đầy ải 41

2.3 Các cặp nhân vật nghịch dị 46

2.3.1 Guynplên - Đêa: Nghịch dị về hình thức 46

2.3.2 Guynplên - Giôzian: Nghịch dị về tính cách 49

2.4 Các cảnh huống nghịch dị 53

2.4.1 Đêm bão tuyết: Cái chết và sự sống 53

2.4.2 Cuộc họp: Nghiêm trang và cười cợt 55

Tiểu kết chương 2 58

KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

1 Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Trang 7

Văn đàn thế giới đã vinh danh biết bao các tác gia nổi tiếng với nhữngđóng góp vô cùng to lớn trong quá trình sáng tác của họ Nói đến chủ nghĩalãng mạn, ta không thể không nhắc đến “đứa con thiên tài của thời đại” VictorHugo, một trong những cây bút xuất sắc nhất ở nước Pháp thế kỷ XIX VictorHugo là niềm tự hào của nhân dân Pháp và của toàn thế giới

Cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông bao trùm thế kỷ XIX ở Pháp.Ông ra đời khi thế kỷ đó mới chớm nở được già một năm trên đống gạch vụnhoang tàn của chế độ phong kiến vừa sụp đổ chưa được bao lâu, ông đã sống

và gắn mình với cả một thế kỷ đầy biến cố lịch sử làm rung chuyển cả nướcPháp lúc bấy giờ Ông đã chứng kiến cơn bão táp của lịch sử và nó được phảnánh trong các tác phẩm của ông Có thể nói Victor Hugo và thời đại có mốiliên hệ chặt chẽ Nếu như “Leptonxtoi được coi là tấm gương phản chiếu cáchmạng Nga” (V.I.Lênin) thì Victor Hugo cũng được coi là tấm gương phảnchiếu của cách mạng Pháp Victor Hugo là nhà văn, nhà thơ lớn của nướcPháp Trong những tác phẩm của ông luôn thể hiện lòng khát khao tự do, bìnhđẳng bác ái, đề cập sâu sắc đến tư tưởng tình cảm, nỗi đau khổ của con người.Ông đã bày tỏ một niềm cảm thông vô bờ, một lòng nhân ái bao la đối vớiquần chúng nhân dân đặc biệt là tầng lớp những con người khốn khổ Khiđược hỏi ai là nhà văn lớn nhất của nước Pháp, văn hào André Gide đã trả lời:

"Vẫn là Victor Hugo" Bởi vậy, ông được nhân dân Pháp coi là biểu tượngcủa tự do và nhân đạo

“Đứa con thiên tài của thời đại” đã để lại cho lịch sử văn học Pháp và thếgiới một khối lượng tác phẩm đồ sộ: 20 vở kịch, 10 tiểu thuyết lớn, 15 tập thơ

và hàng trăm bài chính luận và lý luận văn chương Ở thể loại nào Victor

Trang 8

Hugo cũng gặt hái được những thành công nhất định Nhưng thể loại đã đưaông lên đỉnh cao của vinh quang chính là tiểu thuyết.

V.Hugo là đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa lãng mạn ở Pháp và là mộtđỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu thế kỷ XIX Ông được coi là nhàvăn có nhiều sáng tạo độc đáo đặc biệt ở lĩnh vực tiểu thuyết Ở lĩnh vực nàysáng tạo của ông chính là việc khắc họa hình tượng nhân vật theo hướng xây

dựng cái phi thường Vì vậy việc tìm hiểu “Nghệ thuật xây dựng nhân vật

trong Thằng Cười của Victor Hugo” sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tìm hiểu

nghệ thuật sáng tác của nhà văn

Mặc dù kiến thức và tài liệu tham khảo còn hạn chế, nhưng với niềm yêuthích văn chương, cùng sự yêu mến con người Victor Hugo và lòng ngưỡng

mộ tài năng của ông, tôi đã lựa chọn đề tài này với mong muốn tìm hiểu thấuđáo cặn kẽ hơn về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết nói chung

và trong tác phẩm Thằng Cười nói riêng Tiểu thuyết Thằng Cười tuy không

được giảng dạy trong chương trình phổ thông nhưng việc tìm hiểu tác phẩmnày sẽ giúp tôi mở rộng kiến thức về tác giả Victor Hugo và nghệ thuật viếtvăn của ông, tạo cơ sở giúp cho việc giảng dạy văn học nước ngoài ở THPTcủa tôi sau này được tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn

2 Lịch sử vấn đề

Ở Phương tây vào thế kỷ XIX Pháp được coi là “cường quốc” số mộttrên thế giới về tiểu thuyết; Trong đó Victor Hugo là một trong những cây bútxuất sắc ở lĩnh vực này Ông luôn thử sức tìm hiểu mọi khía cạnh, lý giải mọivấn đề, nghiên cứu và quan tâm đến mọi phương diện nghệ thuật, ông xứng

đáng với cách gọi: "Huygô đại dương, Huygô khổng lồ, Huygô ánh sáng

Huygô trái núi, Huygô núi lửa đang hoạt động, Huygô cây sồi, Huygô chim đại bàng, Huygô kỵ sĩ của hòa bình, sứ giả của nền cộng hòa Còn bao nhiêu hình dung từ, bao nhiêu ẩn dụ bao nhiêu truyền kỳ xung quanh cuộc đời

Trang 9

của Huygô và sự nghiệp văn chương của ông" [8,tr146] Điều đó chứng tỏ

V.Hugo là một con người tài năng Bước vào văn đàn từ khi còn trẻ với cuộcđời kéo dài hơn 80 năm 1802 – 1885, V.Hugo đã chứng kiến và trải qua mọi

sự kiện chính trị văn hóa của thế kỷ XIX ở Pháp Chính vì vậy trong cái thế

kỷ đầy biến động ấy, ông vừa là hiện thân của thời đại, vừa là phản ánh lạithời đại

Trước khi đưa ra những ý kiến đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật

trong tác phẩm Thằng Cười của V.Hugo, ta hãy xem những ý kiến đánh giá

về tiểu thuyết của V.Hugo và tác phẩm Thằng Cười của V.Hugo.

Những ý kiến đánh giá về tiểu thuyết V.Hugo và Thằng Cười

Chúng ta biết rằng, thơ là sự nghiệp suốt đời của V.Hugo và ông đượcđánh giá là một nhà thơ lớn, nhưng cái để lại tiếng tăm hơn cả là những bộtiểu thuyết ông viết vào những năm cuối đời Có thể nói rằng ông thử bút ởlĩnh vực nào thì lĩnh vực đó xuất hiện kiệt tác

Tác giả Đặng Anh Đào trong cuốn Văn học Phương Tây đã đánh giá rất cao vai trò của V.Hugo, coi ông là: “Nhà văn đã kết hợp được qua một sự

nghiệp đồ sộ bao gồm thơ và văn xuôi những tình cảm phổ biến nhất, những khát vọng bình dị và sâu sắc nhất của con người” Cũng trong cuốn sách trên

có nói tiểu thuyết là nơi mà ông có thể thể hiện được tối đa “Những điều

không thể có” Vì vậy hệ thống tiểu thuyết của ông được đông đảo bạn đọc

yêu thích

V.Hugo thường sử dụng phương pháp sáng tác lãng mạn để dựng các cốttruyện ly kỳ, ông hay miêu tả cái cao cả cạnh cái tầm thường, nên ông đã sửdụng thành công bút pháp nghệ thuật nghịch dị khi miêu tả các nhân vật củamình

Còn tác giả Nguyễn Ngọc Thi trong Chân dung các nhà văn thế giới thì

có nhận xét về nghệ thuật đặc sắc trong tiểu thuyết của ông là việc “lựa chọn

Trang 10

sự kết hợp giữa cái trác tuyệt và cái thô kệch Nhân vật của V.Hugo có cái phi thường, cái quá kích cỡ” Những hình dung từ trong nghệ thuật miêu tả của

ông như ẩn dụ, ngoa dụ, tương phản tạo nên bức chân dung nhân vật rất đadạng và phong phú

Đó là một số nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật trong tiểuthuyết nói chung của V.Hugo Tuy nhiên từ trước đến nay, việc tìm hiểu đi

sâu vào nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Thằng Cười thì hầu

như chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể, chuyên biệt mà chỉ có một sốđánh giá nhận xét về tiểu thuyết

Thằng Cười ra đời năm 1869 nhất thời và sau khi xuất bản tác phẩm một

thời gian dài vẫn được coi là một thất bại của V.Hugo Sang thế kỷ XX sựnhìn nhận đó đã thay đổi Năm 1985, sau 100 năm ngày mất của V.Hugotrong mười tám cuộc hội thảo “Năm Hugo” ở Pháp thì có một cuộc hội thảo

dành riêng cho Thằng Cười Điều đó nói lên tầm quan trọng của tác phẩm

trong sự nghiệp sáng tác của Victor Hugo

Về mặt nghệ thuật, Phùng Văn Tửu trong cuốn Victor Hugo ở Việt Nam

coi Thằng Cười là bộ tiểu thuyết thể hiện “cái phi thường cái tương phản cao

độ hơn cả” [17,tr270]

Hay tác giả Đặng Thị Hạnh trong cuốn Tiểu thuyết Victor Hugo (chuyên

luận) với bài “Các tiểu thuyết về cô đơn” có nhận xét Thằng Cười là tác

phẩm Victor Hugo mà ông có “sử dụng nhiều bút pháp đa dạng” khi xây

dựng nhân vật [5,tr114]

Nguyễn Ngọc Thi trong cuốn Tác giả - tác phẩm văn học ngước ngoài

trong nhà trường có giới thiệu về V.Hugo, điểm qua tên tác phẩm Thằng

Cười nhưng không đi sâu nghiên cứu.

Như vậy các bài nghiên cứu, đánh giá về V.Hugo cùng sự nghiệp vănchương của ông có rất nhiều nhưng ít bài nghiên cứu phê bình về tiểu thuyết

Trang 11

Thằng Cười và nghệ thuật xây dựng các nhân vật trong tác phẩm này Nếu

có, chỉ dừng lại ở mức khái quát, sơ lược Mặc dù trong tất cả các bài nghiêncứu nhân vật Guynplên đều được chú ý đặc biệt và sâu sắc nhưng cũng chưaquan tâm nghiên cứu từng chi tiết của việc thể hiện nhân vật Việc nghiên cứu

về nghệ thuật xây nhân vật trong tiểu thuyết Thằng Cười là một đề tài khá lý

thú, mới mẻ và cũng không đơn giản Do vậy với vốn kiến thức ít ỏi của mộtsinh viên năm tư chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong qua trình thực hiện

Để hoàn thành khóa luận này tôi đã tham khảo các công trình của một số tácgiả được liệt kê phần tài liệu tham khảo

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Victor Hugo đã để lại cho văn đàn thế giới một khối lượng tác phẩm đồ

sộ với nhiều thể loại khác nhau, ở thể loại nào ông cũng gặt hái được không ítthành công và có những đóng góp vô cùng to lớn Đặc biệt ở thể loại tiểuthuyết ông cũng đạt được tới độ mẫu mực ở nhiều khía cạnh: Cách tổ chứckết cấu, ngôn ngữ Song ở đây, do giới hạn là một khóa luận tốt nghiệp,

nên đối tượng nghiên cứu chính là “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong

Thằng Cười”

Do điều kiện hạn chế cho nên tôi chỉ khảo sát trong phạm vi tiểu thuyết

Thằng Cười của V.Hugo căn cứ vào bản dịch của Hoàng Lâm và Lệ Chi,

Phùng Văn Tửu giới thiệu – NXB Văn Học

4 Mục đích nghiên cứu

 Góp phần nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về nghệ

thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Thằng Cười.

Góp phần bổ sung, hỗ trợ kiến thức cho việc giảng dạy và học tập tácphẩm, tác giả V.Hugo trong nhà trường

Người viết tập tìm hiểu, nghiên cứu khoa học

Trang 12

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Chúng tôi đi vào tìm hiểu, làm rõ về nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng

như những nét độc đáo của nghệ thuật này trong tiểu thuyết Thằng Cười ở

các phương diện như: nghệ thuật kể, nghệ thuật tả, nghệ thuật nghịch dị…

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương phápchính sau:

Phương pháp khảo sát, thống kê

Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp phân tích

Phương pháp so sánh đối chiếu

Để khóa luận đạt kết quả cao nhất, chúng tôi chủ trương sử dụng kết hợplinh hoạt các phương pháp nói trên

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khóa luận được triển khai theo 2chương như sau:

Chương 1: Nghệ thuật kể và tả trong xây dựng nhân vật

Chương 2: Nghệ thuật nghịch dị trong xây dựng nhân vật

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NGHỆ THUẬT KỂ VÀ TẢ TRONG XÂY DỰNG NHÂN VẬT

Nhà văn hào Đức W.Goethe có nói: “Con người là điều thú vị nhất đối

với con người, và con người cũng chỉ hứng thú với con người” “Con người

là nội dung quan trọng nhất trong văn học” [15,tr73] Trong một tác phẩm

văn học nhân vật là một thành phần không thể thiếu, nó là một mắt xích quantrọng gắn kết mọi biến cố, sự kiện… Qua nhân vật người đọc có thể thấyđược thời đại lịch sử, xã hội lúc bấy giờ, các quan niệm sống các triết lý nhânsinh Hơn thế nữa, nhân vật là nơi mà tác giả thường gửi gắm những tư tưởngcủa mình, từ đó giúp người đọc có thể định hướng tác phẩm một cách đúngđắn Chính vì thế việc xây dựng nhân vật đòi hỏi sự sáng tạo rất lớn từ nhà

văn Trong tiểu thuyết Thằng Cười, V.Hugo đã sử dụng các biện pháp nghệ

thuật như kể, tả, nghệ thuật nghịch dị… để xây dựng thành công các nhân vật

ấn tượng đặc sắc và đáng nhớ trong lòng bạn đọc

1.1 Nghệ thuật kể

Các tác phẩm văn học có sử dụng rất nhiều các biện pháp nghệ thuật, nó

là cách thức vận dụng ngôn từ để xây dựng hình tượng nghệ thuật, thể hiệnquan niệm đời sống Nếu hội họa có cách sử dụng đường nét, màu sắc, độsáng tối, đậm nhạt, mờ nhòe…; âm nhạc có các biện pháp âm điệu, âm sắc,tiết tấu, hòa thanh, giai điệu, phức điệu ; điện ảnh có các biện pháp cận cảnh,

mờ chồng, lắp ghép, tiếng nói ngoại hình…thì văn học cũng có những biệnpháp đặc trưng riêng của nó Các biện pháp này rất đa dạng, phong phú như:các biện pháp tu từ (hoán dụ, ẩn dụ…) các biện pháp tạo hình (nghệ thuật kể,nghệ thuật miêu tả, nghệ thuật nghịch dị…)

Trang 14

1.1.1 Khái niệm kể

Theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên) thì “Kể là nói có đầu có

đuôi cho người khác biết” [13,tr467]

Thực chất có thể hiểu, kể là hoạt động sáng tạo của nhà văn, là việc giớithiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sựvật theo cái nhìn của nhà văn Qua nghệ thuật kể, các sự kiện, biến cố diễn ratrong quá trình phát triển của đối tượng trở thành một dòng chảy, quan hệgiữa các nhân vật được xâu chuỗi, kết nối một cách lôgic với nhau

Vậy nghệ thuật kể chuyện là gì?

Theo cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể thì nghệ thuật kể

chuyện được hiểu là sự biết chọn lọc và sắp xếp Người biết kể chuyện khéothì biết dừng lại ở chỗ nào, biết cái gì là chính, cái gì là phụ, biết cái gì nóitrước, cái gì nói sau, sao cho câu chuyện có đầu có cuối, lôi kéo được sự chú

ý của người nghe và làm nổi rõ được ý nghĩa của sự việc

Như vậy, nghệ thuật kể chuyện chính là cách thức mà người kể đã lựachọn, sắp xếp và diễn tả bằng cả tài năng của mình từ đó tạo ra sự hấp dẫn kỳdiệu và thu hút người khác vào câu chuyện mình kể, cũng như ý nghĩa hàm ẩn

mà mình muốn diễn đạt và bộc lộ Người kể chuyện phải vận dụng linh hoạtcác biện pháp trần thuật như: kể xuôi (kể theo trình tự và lôgic của sự kiện),

kể ngược (kể ngược lại với trình tự kể xuôi, kể từ kết quả, hậu quả, lần ngượctrở lại đi tìm nguyên nhân) hoặc kể chêm (kể xen, là quá tình kể chuyện dừnglại nửa chừng để kể chêm vào một chuyện khác có tác dụng bổ sung thôngtin), điều đó chứng tỏ rằng, để có thể kể được một câu chuyện hấp dẫn, thuhút người khác đọc là cả một nghệ thuật

Tóm tắt tiểu thuyết.

Thằng Cười gồm 101 chương, không kể hai chương mở đầu, tiểu thuyết

đưa chúng ta đến với nước Anh dưới các triều đại của dòng họ Xtiua Victor

Trang 15

Hugo tạo ra trước mắt chúng ta khi là bãi biển Porlan hoang vắng vào mộtđêm đông giá lạnh, khi là vùng ngoại Ô Luân Đôn ngựa xe, hàng quán dậpdìu, có lúc tác giả đưa ta vào chốn cung điện nguy nga, nơi có nữ hoàng Ann,

nữ công tước Giôzian – em của nữ hoàng, có hội đồng nguyên lão, có tênBackinphêđrô quỷ quái; lúc khác tác giả lại đưa ta đến với gánh hát rong của

"triết gia" Uyêcxuyt có con sói Ômô, cô gái mù Đêa và "Thằng Cười"Guynplên

Guynplên tên thật là Fecmên vốn là con của huân tước Linơx Clăngsacli– một người có tư tưởng cộng hòa, căm ghét nền quân chủ nên đã cam chịukiếp sống lưu đày bên Thụy Sĩ Vua Giăc II với âm mưu làm cho dòng họClăngsacli phải tuyệt diệt, đã sai tay chân bắt đứa con trai của huân tước khimới hai tuổi và bí mật đem bán cho bọn buôn người Comprasicôx Chúngdùng phẫu thuật đặc biệt làm thay hình đổi dạng bộ mặt của em, khiến cho bộmặt trở thành xấu xí lúc nào trông cũng như đang nhăn nhở cười, ngay cảnhững lúc muốn khóc

Sau khi triều vua Giăc II bị lật đổ, có lệnh truy nã và nghiêm trị bọnComprasicôx Vào một đêm giông bão năm 1690, chúng liền tìm đường vượtbiển chạy trốn, bỏ lại Guynplên trơ trọi trên bờ, lúc đó mới mười tuổi Chú bélang thang suốt đêm, gặp bao cảnh hãi hùng, lại nhặt được một em bé gái sắp

bị chết vùi trong tuyết, trên bộ ngực gầy của người mẹ đã lạnh cứng

Guynplên cởi áo của mình ra ủ cho em rồi bế em đi mãi trước sự ghẻlạnh của mọi nhà, cuối cùng may mắn gặp chiếc “lều di động” của Uyêcxuyt,được ông cưu mang rồi tổ chức thành gánh hát rong

Mười lăm, mười sáu năm sau, trong triều đình xảy ra nhiều chuyện và cónhững âm mưu đen tối: Nữ hoàng Ann chẳng ưa gì Giôzian – cô em vừa trẻvừa đẹp hơn mình lại được thừa hưởng bao nhiêu tài sản của huân tướcClăngsacli Backinphêđrô lại tìm ra tung tích của Guynplên Thế là nữ hoàng

Trang 16

quyết định phục hồi tước vị cho Guynplên và buộc cô em xinh đẹp phải lấyngười đàn ông xấu xí ấy làm chồng Guynplên bị cảnh sát đến bắt, đưa vàotriều, còn gánh hát của Uyêcxuyt bị trục xuất khỏi nước Anh Guynplên rakhỏi triều đình nhưng buồn bã, chán chường, định tự tử vì người yêu của anh

là Đêa và bố nuôi là Uyêcxuyt không còn đấy nữa May con sói Ômô tìmđược anh, dẫn anh xuống chiếc tàu kịp lúc tàu vừa rời bến Quá xúc độngtrước sự xuất hiện bất ngờ của Guynplên, Đêa chết trong vòng tay anh; cònGuynplên cũng nhảy xuống sông chết theo, để lại ông già Uyêcxuyt và consói Ômô đau khổ

1.1.2 Cách xây dựng tình huống truyện bất ngờ, tạo sự việc mang tính

“bước ngoặt”

Tình huống truyện là “mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân

vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách hay thân phận của nó, góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm” [1,tr155] Đặt nhân vật vào các tình huống truyện

bất ngờ, qua đó V.Hugo để cho nhân vật có thể thể hiện và khẳng định đượctính cách của mình, góp phần thể hiện sâu sắc, tư tưởng của tác phẩm

Trong Thằng Cười, V.Hugo luôn tạo ra những tình huống đột biến, hết

sức bất ngờ, chỉ trong giây phút hoặc một tích tắc đã đẩy nhân vật từ thái cựcnày sang thái cực khác, làm đảo lộn cả cuộc sống và số phận của nhân vật.Khiến người đọc chuyển hết bất ngờ này đến bất ngờ khác Từ đó, câu chuyệntrở nên lôi cuốn, thu hút người đọc hơn

Tình huống thứ nhất : Uyêcxuyt nhìn thấy chiếc quan tài đi ra từ chỗ

Guynplên bị bắt vào và nghĩ Guynplên đã chết “Vụ bắt bớ thầm lặng” – làmột màn kịch Sau khi chạy theo và trông thấy Guynplên mất hút dưới cánhcửa nhà ngục Xaothuak Trong khi để đầu óc ông ấy suy nghĩ về những bấtcông trong xã hội thì V.Hugo lại sử dụng hàng loạt những động từ để khắc

Trang 17

họa sự sợ hãi tột cùng của Uyêcxuyt trước thế lực quan trên Người run lênbần bật từ đầu đến chân, ông đứng nhớn nhác trong cái xó ; và đỉnh cao củaniềm đau khổ, chua chát, ông nguyền rủa hai con người ông yêu nhất trên đời

bằng những lời tệ hại nhất: “Một thằng xấu xí kinh khủng, một con chột cả

hai mắt ”[10,tr166] Hai sinh mạng ấy ra đi Đêa không có mắt, Guynplên

không có mặt Chỉ đến lúc nghĩ rằng Guynplên đã chết rồi (căn cứ trên việctrông thấy chiếc quan tài từ ngục ra) thì nỗi đau của Uyêcxuyt mới bộc lộ thực

sự “Họ giết nó rồi! Guynplên ơi! Con ơi! Con trai của bố ơi! Rồi ông khóc

nức nở” [10,tr193].

Sau khi bán hết cơ nghiệp và bị đuổi ra khỏi nước Anh, còn lại một mìnhvới Đêa đang mê sảng trên tàu Vograd đang nhổ neo, Uyêcxuyt chỉ còn làmột con người tội nghiệp đáng thương Trong lòng ông vẫn còn tia hi vọng về

sự sống của Guynplên Nhưng khi Backinphêđrô nói Guynplên chết rồi, ôngcảm thấy lạnh cả người như có con rắn bò trên lưng Như vậy, hi vọng cuốicùng trong ông đã bị dập tắt, tia hi vọng ánh sáng le lói cuối cùng đang tanbiến

V.Hugo đã tạo một tình huống bất ngờ khi để Uyêcxuyt nhìn thấy chiếcquan tài đi ra từ nơi Guynplên bị bắt, rồi bị tên Backinphêđrô “dội gáo nướclạnh” vào tia hi vọng cuối cùng Từ đó, Uyêcxuyt tin rằng Guynplên đã chết,khiến câu chuyện đi theo một hướng nghĩ mới Và cũng vì tin Guynplênkhông còn nữa, Uyêcxuyt đã quyết định cùng Đêa cùng con sói Ômô rời khỏiLuân Đôn theo lời đề nghị của viên pháp quan định túc số

Tình huống thứ hai: Sự biến đổi số phận nhân vật Guynplên từ một tên

hề, tên múa rối thành một huân tước, một nguyên lão nghị viện Anh được mọingười trọng vọng Số phận Guynplên được khắc họa bằng sự chuyển hóa liêntục tử – sinh, sinh – tử, cũng như bằng sự chuyển đổi từ xuống thành lên, lênthành xuống Khi Guynplên đang bị hỏi cung ở trong hầm tối, cùng tênAcquanon (thành viên bọn Comprasicôx) thân phận của Guynplên đã được

Trang 18

làm rõ Tên Backinphêđrô xuất hiện và nói: “Vâng! Tôi đến thức tỉnh ngài

dậy Từ hai mươi lăm năm nay, ngài vẫn ngủ Ngài vẫn sống trong một giấc mộng và bây giờ phải xua tan nó đi Ngài tưởng ngài là Guynplên, nhưng ngài chính là Clăngsacli Ngài tưởng ngài thuộc tầng lớp dân thường, nhưng ngài thuộc tầng lớp lãnh chúa Ngài tưởng ngài đứng ở hàng cuối cùng, nhưng ngài đứng ở hàng thứ nhất Ngài tưởng ngài là một tên múa rối, nhưng ngài là nguyên lão nghị viện Ngài tưởng ngài nghèo khổ, nhưng ngài rất giàu sang phú quý Ngài tưởng ngài nhỏ mọn, nhưng ngài hết sức vĩ đại Xin ngài hãy tỉnh dậy, bẩm ngài huân tước của tôi!” [10,tr130] Trước sự thay

hình đổi dạng (từ thân phận kẻ bị bắt bỗng trở thành người được trọng vọng)giáng xuống đầu Guynplên như sét đánh, khiến anh choáng váng ngất lịm đi.Tất cả các biến đổi đó đột ngột đến mức cả cuộc đời của Guynplên diễn ranhư một giấc mộng, trong đó cái mộng và cái thực luôn chuyển hóa lẫn nhau,khiến đến cả nhân vật cũng ngập ngừng do dự, không biết mình đang ở mộnghay ở ngoài cuộc đời thật Khi Guynplên tỉnh dậy, thấy mình trong lâu đài,cung điện nguy nga, đang hoang mang bối rối không biết mình ở đâu thì có

người thưa bẩm: “Bẩm huân tước, ngài đang ở trong tư dinh của ngài”

[10,tr147] Guynplên bị quăng xuống chỗ tột cùng của sự kinh ngạc Anhkhông tin vào những việc đang diễn ra trước mặt mình Guynplên tự sờ nắnmình Trong giây phút ngạc nhiên, người ta cố nhìn để tin chắc rằng mọi vậtđang có thật, rồi người ta tự nắn mình để tin chắc rằng bản thân mình tồn tại.Đúng như người ta đã nói với Guynplên, nhưng bản thân Guynplên đã khác

rồi “Anh không còn chiếc áo len thủy thủ và cái lá sen bằng da nữa Anh

đang mặc một chiếc gilê bằng dạ ngân tuyến, và một tấm áo xa - tanh thêu sờ vào cũng biết, Anh cảm thấy trong túi ghilê có một túi tiền to đầy Một cái quần nhung rộng phủ ngoài chiếc quần hề chật, bó sát người, chân anh dận giầy cao gót đỏ” [10,tr149] Người ta đã thay đổi quần áo cho anh và đã

Trang 19

thiên đường để lấy Thần Sơn “Nó đã cắn vào quả vàng Nó khạc ra tro

than.”[10,tr345] Cái giá phải trả cho bước đi lên đó, không những chỉ là thất

bại, phá sản, xa ngã và đổ nát cho chính bản thân nó, cho ước vọng của riêng

nó, mà còn là sự ra đi thảm họa của gánh hát, phá tan nát gia đình Hộp Xanh,nơi chứa đựng hạnh phúc của nó

Quả đúng số phận Guynplên là sự chuyển hóa liên tục tử – sinh, sinh –

tử, cũng chuyển đảo từ xuống thành lên, lên thành xuống Vừa được trả lạithân phận của mình thì cũng là lúc anh bị những con người trong xã hội ấyđạp đổ, quay lưng lại với anh Từ tên hát rong biến thành huân tướcClăngsacli – một nguyên lão nghị viên Anh rồi lại trở về thân phận “Thằng

Trang 20

Cười” như xưa Đây là một trong những tình huống kép tạo bước ngoặt lớntrong cuộc đời nhân vật cũng đã tạo ra sự bất ngờ lớn dành cho bạn đọc.

Tình huống thứ ba: Việc con sói Ômô xuất hiện trước khi Guynplên định

tự tử Guynplên khi được chứng minh thân phận huân tước của mình nhưngdường như đẳng cấp của anh đã “hắt hủi” anh trước khi anh được “thừanhận” Anh đã từ bỏ cái xã hội, đẳng cấp quý tộc ấy, Guynplên đã trở lại vớichính con người trước Anh trở về tìm lại Hộp Xanh, nơi có người bố đángkính – Uyêcxuy, người anh yêu thương – Đêa

Tìm trở về với cánh đồng Tarinzeau, nhưng chỉ còn thấy nó hoang tàn và

đổ nát “Hệt như thần chết đã đi qua đây Tổ kiến đã bị nghiền nát Cánh

đồng Tarinzen còn hơn cả vắng vẻ, nó tiêu điều, và trong tất cả các xó xỉnh đều cảm thấy có móng vuốt dữ tợn cào vào Cứ như thể người ta đã lộn trái cái túi của cái bãi chợ phiên khốn khổ này và vét sạch.”[10,tr331] Cuối

cùng, Guynplên cũng hiểu ra rằng người ta đã cắt đứt hết mọi con đường dẫn

nó trở về chốn cũ

Sau khi sạo sục, tìm kiếm khắp nơi, Guynplên rời khỏi bãi và đi vàonhững con phố ngoằn ngoèo của đoạn cuối bãi Cuối con đường dẫn đến mộthàng lan can của Epfrôcxtôn Lan can này rào chắn một đoạn phố rất ngắn vàrất hẹp của bờ sông Guynplên dừng lại trước lan can, tỳ khuỷu tay ôm lấyđầu, anh nhìn dòng nước và bắt đầu suy nghĩ miên man, anh suy nghĩ lại tất

cả mọi việc đã diễn ra

Anh thấy mình như một tay cờ bạc đã lần lượt đánh hết chủ bài Nó đã bịlôi cuốn vào cái sòng bài tai hại Nó đã đem Đêa ra đặt để mong ăn Giôzian,

nó đã được một con quái vật Nó đã đem Uyêcxuyt ra đặt để mong lấy mộtgia đình, nó đã nhận được sỉ nhục Nó đem cái sân khấu hát rong ra đặt để lấymột cái ghế huân tước, trước nó vẫn được hoan hô, bây giờ nó đã nhận đượcchửi rủa Lá bài cuối cùng khi nó trở về thì lại vừa bị rơi xuống tấm thảm

Trang 21

xanh tiền định của bãi chợ vắng lặng Giờ đây không có Đêa, không cóUyêcxuyt, không có Ômô, không còn Hộp Xanh nữa, anh sẽ sống ra saođây Thiếu Đêa và những người thân yêu, đối với Guynplên là thiếu tất cả,vậy là hết

Anh bắt đầu cởi bỏ chiếu áo ngoài, rồi đến áo ghi – lê, cầm cây bút viết

mấy dòng với những câu tuyệt mệnh cuối cùng: “Tôi ra đi Mong rằng Đêvit,

anh tôi, sẽ thay thế tôi và được hạnh phúc” [10,tr350] và ký: FECMÊN

CLĂNGSACLI, nguyên lão nghị viện Anh quốc Anh để chiếc mũ lên trên áo.Rồi đầu anh cứ như sà vào trong cái bóng tối dài mênh mông của dòng sông.Guynplên muốn tìm về thế giới có những người thân yêu của mình Anhmuốn để cho mình trôi theo dòng sông

Chợt bất giác Guynplên cảm thấy một cái lưỡi liếm vào tay, anh rùngmình ngoảnh lại, thật hạnh phúc bao nhiêu Ômô đứng sau anh Nhìn thấyÔmô, mắt long lanh nhìn mình, Guynplên đứng lặng hồi lâu, anh như “chếtđuối vớ được cọc”, khi anh tuyệt vọng, không lối thoát thì Ômô xuất hiện nhưmột vị cứu tinh và đưa anh trở về với hạnh phúc gia đình của mình

Như vậy, qua tiểu thuyết “Thằng Cười” chúng ta có thể thấy cách xây

dựng tình huống truyện bất ngờ, tạo sự việc mang tính “bước ngoặt” cũng làmột trong những nguyên nhân tạo sự hấp dẫn của câu chuyện, nó nằm trong

ý đồ của nhà văn tạo nên sự bất ngờ thú vị Làm được như vậy là cả một nghệthuật và chỉ có V.Hugo với tài năng của mình nới có thể tạo ra những sự kiệnmang tính “bước ngoặt” cho nhân vật như vậy

1.1.3 Cách kể theo hướng “treo” cốt truyện

Thủ pháp “treo” cốt truyện tức là khi chuyện đang ở hồi gay cấn thì dừnglại chuyển sang chương sau, nhưng khi sang chương sau tác giả lại không mởnút ngay mà lại nói đến một chuyện khác Chính điều này tác động đến tính

tò mò hiếu kì của độc giả, tạo nên tính hấp dẫn cho tác phẩm

Trang 22

Có thể nói, thủ pháp “treo” cốt truyện là một trong những thủ phápthường thấy trong các truyện chương hồi Phải là người khéo léo, điêu luyệnlắm mới có thể sử dụng được thành công thủ pháp này Người vận dụngthành công thủ pháp này một cách thành thạo, điêu luyện của văn họcĐông - Tây có lẽ chỉ có V.Hugo – đứa con thiên tài của thời đại Ông đã vận

dụng nó một cách tài tình trong tiểu thuyết Thằng Cười Victor Hugo đã xây

dựng nên một câu chuyện về số phận và tình yêu của nhân vật chínhGuynplên Câu chuyện không được nhà văn kể theo trật tự thời gian quenthuộc mà nó được xây dựng bởi sự kết hợp đan xem giữa quá khứ với hiệntại, hiện tại với tương lai

Mở đầu câu chuyện nhà văn đã để ông già Uyêcxuyt và chú sói Ômôxuất hiện ở những trang truyện đầu tiên, họ sống trong ngôi lều lưu động, họ

đã ở và cùng nhau đi hết nơi này đến nơi khác để kiếm sống Sau đó tácgiả lại đưa chúng ta đến với con thuyền của một số người đang chạy trốn, họ

là những kẻ đào tẩu, bỏ lại chú bé mười một tuổi trên đất liền Chú bé đóphải một mình chịu cảnh bóng đêm đen tối, hoang vu của đêm bão tuyết.Còn bọn người chạy trốn kia, phải chịu sự trừng phạt bị nhấn chìm trong bãotáp của biển Chú bé trên con đường tìm sự sống đã mang một nguồn sốngmới cho một em bé gái đang nằm trên người mẹ đã chết vì tuyết lạnh và đói.Hai linh hồn nhỏ bé nương tựa vào nhau mà sống, chúng vượt qua những conđường gian khổ để tìm đến nơi có người ở, chúng mong nơi đây sẽ có người

mở lòng yêu thương mà giúp đỡ chúng Nhưng loài người cũng thật ích kỷ vàxấu xa, họ không hề quan tâm đến hai đứa nhỏ tội nghiệp đáng thương.Chúng lại ra đi để tìm kiếm đến một trái tim nhân từ Và may mắn thay khichúng đến với ngôi lều nhỏ của Uyêcxuyt Ở đây chúng được ông dang taycứu giúp, được cho ăn uống, sưởi ấm, nghỉ ngơi Hai đứa trẻ đó là “Thằng

Trang 23

sống của hai đứa bé trong gia đình của Uyêcxuyt mà dừng lại bằng một câu

bỏ ngỏ khi nói về đôi

Trang 24

mắt của Đêa “Uyêcxuyt nói – ra nó mù” [9,tr216] nhà văn đã chuyển sang

phần sau của câu chuyện Tưởng rằng sang phần sau, tác giả sẽ tiếp tục nói về

Đêa và Guynplên nhưng khi sang phần 2 của tác phẩm, ở chương Quá khứ

luôn có mặt, con người phản ánh con người [9,tr218] nhà văn lại quay về quá

khứ kể về huân tước Linơx Clăngsacli – cha của Guynplên Ông là một trong

số những nguyên lão Anh quốc đã chấp thuận nền dân chủ, căm ghétnền quân chủ nên đã bị bắt chịu kiếp sống lưu đày bên Thụy Sĩ Cũngtrong chương này nhà văn đã để người đọc biết đến huân tước Đêvit Điry –Moa (anh trai cùng cha khác mẹ của Guynplên), nữ công tước Giôzian (sau

là vị hôn thê được đính ước với Guynplên) và tên Backinphêđrô đầy nhamhiểm và độc ác

Hay ở ngay trong vụ bắt Guynplên vào nhà ngục Xaothuak nhà văn đểcho các sự việc ngắt quãng, thủ pháp treo cốt truyện được phát huy một cáchtối đa nhất Diễn biến câu chuyện của tên tù nhân khi nhận tội đã phẫu thuật

“đặc biệt” cho Guynplên không được nhà văn kể lại liền mạch mà đan xenvào đó các chương nói đến tâm trạng lo lắng của Uyêcxuyt khi đứng ngoàinhà ngục Xaothuak, lúc lại là kể về những việc làm của Uyêcxuyt khi trở lạiquán trọ Cứ như vậy, lát cắt của các sự kiện cứ đan xem, lồng ghép với nhau,tuy không liền mạch nhưng tạo được sự tư duy lôgic cũng như kích thích củađộc giả, tạo sự hấp dẫn cho cốt truyện

Khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn, điều đáng ghi nhận làV.Hugo đã không quá lệ thuộc vào trục chính của cốt truyện mà ông đã khéoléo xen kẽ, đan cài, lồng các cốt truyện với nhau, hoặc sắp xếp với nhữngchương ngoại đề Điều này được cụ thể hóa qua bảng thống kê (Bảng 1 – phụlục)

Dựa vào bảng thống kê ta thấy các chương ngoại đề xuất hiện đan

Trang 25

khi là ba chương, có lúc là năm chương, nhiều nhất là 12 chương, điềunày phụ

Trang 26

thuộc vào nhịp điệu và việc sắp xếp sự kiện của tác giả Các chương ngoại đề

có thể nói về kiến trúc, luật pháp, hội hè, lịch sử xã hội,… hoặc có khi lại lànhững suy tư chồng chất về con người của tác giả trước sự thay đổi của mọivật do tác động của thời gian, thêm vào đó là những lời bình, nhận xétlời đánh giá của tác giả về sự kiện hoặc đối tượng miêu tả, vừa tăng tínhhiện thực cho câu chuyện, vừa thể hiện thái độ bảo vệ di sản văn hóa, tôntrọng lịch sử, khẳng định ánh sáng văn minh và lòng nhân đạo của tác giả.Như vậy, thủ pháp “treo” cốt truyện đã tạo ra độ hấp dẫn cho tác phẩm,gợi lên tính hiếu kì, tò mò, háo hức cho người đọc Nhờ vậy mà ta có thể hiểuthêm về nhân vật, nhận xét nhân vật trong tác phẩm theo nhiều hướng khác,nhận thấy được sự đa tài của tác giả Bên cạnh đó hiểu thêm về nước Pháp ởnhiều phương diện (xã hội, văn hóa, kinh tế, lịch sự biến cố…) nơi thiên tài vĩđại đã sinh ra và lớn lên

1.2 Nghệ thuật tả

1.2.1 Khái niệm tả

Theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), “Tả diễn đạt bằng ngôn

ngữ cho người khác có thể hình dung ra được một cách rõ nét” [13,tr850]

Tả là một trong những biện pháp nghệ thuật quan trọng đối với các thểloại văn học Đó là cách tái hiện con người, sự vật, sự kiện, đồ vật…một cách

cụ thể cảm tính, tác động trực tiếp đến trí tưởng tượng của bạn đọc, khiếnbạn đọc có thể hình dung về đối tượng một cách đầy đủ

Tả cũng như kể, là một hoạt động sáng tạo của nhà văn đòi hỏi phải có

sự kết hợp khéo léo các danh từ, động từ, tính từ, các kiểu câu sao chohình ảnh cuối cùng của đối tượng hiện lên trước hình dung của người đọcbằng càng nhiều giác quan càng tốt Ngoài việc giúp người đọc có thể hìnhdung được bề ngoài nhân vật, nghệ thuật tả còn hé mở cả những điều thầm

Trang 27

kín sâu xa, cái bản chất bên trong của nhân vật Nghệ thuật tả là mộttrong những

Trang 28

nhân tố phản ánh phong cách và cá tính sáng tạo của nhà văn Trong tác

phẩm Thằng Cười, nhà văn đã chọn lọc khắc họa những yếu tố chi tiết đặc

sắc làm nổi bật lên ngoại hình, hành động, diễn biến tâm lý của nhân vật

1.2.2 Sự đặc tả về ngoại hình nhân vật

Ngoại hình được hiểu là diện mạo, bề ngoài của nhân vật Khi xây dựngnhân vật hầu hết các nhà văn đều cho nhân vật của mình một diện mạo, mộtngoại hình để góp phần thể hiện tính cách Ngoại hình có thể giúp cho ngườiđọc hiểu được phần nào tính cách của nhân vật nhưng đó là yếu tố quantrọng, không thể thiếu để bước đầu nắm bắt được nhân vật Đó là một thủpháp nghệ thuật không thể thiếu trong nghệ thuật nói chung và trongtiểu thuyết nói riêng Trong tiểu thuyết, nhân vật vừa được nhà văn miêu tảchân dung, ngoại hình, vừa được khắc họa chiều sâu tâm lý Tuy nhiên mỗinhà văn có một cách thể hiện mang dấu ấn cá nhân của mình

Đối với nhà văn V.Hugo, những nhân vật của ông hấp dẫn người đọckhông chỉ ở cuộc sống, tính cách mà còn ở chính những nét dị hình dị dạng

hoặc những nét hoàn hảo trên thân hình của họ Chính vì vậy, khi viết Thằng Cười, V.Hugo đã dùng biện pháp tả như một phương thức để khắc họa chân

dung cũng như cuộc đời, số phận của nhân vật

Sinh ra khi mới được hai tuổi bị bán cho bọn buôn người, bị trởthành một đứa trẻ lang thang, nếu chỉ dừng lại như vậy thì có lẽ Guynplêncũng chỉ là một trong số vô vàn những đứa trẻ cô đơn và bất hạnh khác Thếnhưng không! Đau khổ thay cho đứa trẻ sau khi bị bắt cóc trao đổi lại trởthành “sản phẩm mới, đặc biệt” của một phương pháp phẫu thuật hiện đại.Chính phương pháp phẫu thuật này mang đến cho Guynplên một khuôn mặtkhác lạ đến mức người ta coi anh như một sinh vật dị kỳ

V.Hugo đã thành công khi đặc tả ngoại hình xấu xí đến khiếp sợ của

Trang 29

Guynplên “Một cái mỗm rộng hoặc đến mang tai, hai tai cụp xuống tận

mặt,

Trang 30

một cái mũi dị hình để lúc la lúc lắc, đôi nhãn mục của kẻ làm trò khỉ và một

bộ mặt hễ trông thấy là không ai nhịn được cười… Hai con mắt giống như hệt hai cửa trổ sang hàng xóm, mồm là một chỗ đứt đoạn, một cục u ngắn, tẹt, với hai lỗ thủng làm mũi, mặt là một cái gì bèn bẹt…” [9,tr322]

Qua cách miêu tả ta thấy Guynplên có khuôn mặt “xấu kinh dị” vượt xanhững kiểu làm trò cố tình khác trong ngày hội hóa trang Phải chăng, thiênnhiên đã rất hoang phí khi mang đến “ân huệ” quá lớn này cho Guynplên?Thiên nhiên đã ban tặng cho Guynplên quá nhiều chăng? Nhưng có đúng làthiên nhiên không? Không! Chính do con người! con người đã tiếp tay chothiên nhiên

Nếu như Cadimôđô trong Nhà thờ Đức bà Pari mang cái xấu do tạo hóa,

do cha sinh mẹ đẻ là vậy thì Guynplên lại bị do người ta cố tình làm ra thế,biến đổi thành một thứ đùa vui như vậy Sự độc ác của lòng dạ con người

và kỹ thuật giải phẫu đó đã làm thay đổi hoàn toàn số phận và cuộc đời củaGuynplên

Anh mãi mãi phải mang trên mặt cái cười “bẩm sinh” như thế Có điều,cười với anh ở đây không phải là sự hoan hỉ, hạnh phúc trong lòng Mặt anhcười nhưng tư tưởng anh không cười Ngay cả Uyêcxuyt lúc đầu cũng nghĩanh cười, khi cặp mắt ông vừa ngẩng lên thì gặp ngay bộ mặt Guynplên, ông

đột ngột hỏi: “Sao mày lại cười” Lúc Guynplên nói là cậu không cười,

Uyêcxuyt mới rợn cả người, bủn rủn từ đầu đến chân, khi quan sát thật chăm

chú, ngắm nghía bộ mặt cậu một lần nữa rồi quát: “Đừng có cười nữa!” Có

lẽ, giờ đây Uyêcxuyt mới nhìn thấy thật rõ khuôn mặt của Guynplên, bởi banđêm trong lều tối, ánh sáng không đủ để nhìn thấy khuôn mặt nó Ban ngàyông mới thấy được khuôn mặt “lạ” ấy, và ông cũng phần nào biết về những kẻ

đã làm nên sự đau khổ vào cuộc đời của Guynplên

Trang 31

Guynplên suốt đời phải sống chung với bộ mặt quái gở ấy Guynplên cómột bộ mặt không phải là mình, bộ mặt ấy thật là khủng khiếp, khủng khiếpđến mức lại gây thích thú Nó làm người đời sợ hãi quá đến nỗi lại gây thíchthú Nó khôi hài một cách ghê rợn Đó là bộ mặt người bị dìm trong một hìnhđầu súc vật Bên cạnh đó, bọn người nuôi Guynplên đã dạy cho nó những thủ

đoạn của nhà thể thao và lực sĩ “Các khớp xương của nó, được khéo léo uốn

nắn, và thích hợp trong những lối co gập trái chiều, đã được luyện tập để làm trò hề và có thể như bản lề cửa, cử động đủ mọi chiều” [9,tr327] Chính vì

thế mọi việc trong nghề múa rối, Guynplên đều thích nghi được, không

có việc gì bị bỏ qua

Dưới ngòi bút của V.Hugo, Guynplên có thể coi là một nhân vật thànhcông đặc sắc, là mẫu người có một không hai Bởi khi miêu tả nhân vât, nhàvăn hướng tới miêu tả cái phi thường, cái tương phản, cái ngoại lệ trong cấutrúc hình tượng Guynplên mang một vẻ ngoại hình xấu đến ma chê quỷ hờn,xấu đến mức phi thực tế Chính việc mang trên mình một vẻ ngoài xấu xí nhưvậy, đã có tác động và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và số phận củachính nhân vật về sau

V.Hugo không chỉ dùng bút pháp đặc tả về ngoại hình để phác thảo nênkhuôn mặt xấu xí dị hợm của Guynplên mà nhà văn còn dùng nó để miêu tảdung mạo xinh đẹp của Đêa hay Giôzian

Trong bút pháp của V.Hugo thường gắn với cái cường điệu, cái ngoa dụ,

ở đây khi miêu tả nhân vật, nhà văn đã lựa chọn sự kết hợp giữa cái tuyệt vời

và cái thô kệch Chính vì vậy, việc để Guynplên giữa hai người con gái “đẹp”cũng là một ẩn ý của nhà văn Nhưng hai người con gái “đẹp” ấy, lại cónhững nét riêng nổi bật của mình, không hề giống hay có nét nào trộn lẫn vớinhau

Trang 32

Khi nói đến người con gái Guynplên nhặt được trong đêm mưa tuyết,V.Hugo đã ưu ái để cho Uyêcxuyt đặt cho nàng một cái tên rất đẹp Cái tênđẹp như chính con người và tâm hồn nàng vậy – Đêa (có nghĩa là nữ thần)Không chỉ vì ý nghĩa biểu trưng mà Uyêcxuyt đặt tên cho cô bé là Đêa

mà còn bởi cô là một nàng thiếu nữ xinh đẹp Nàng không chỉ có dung mạonhư một thiên thần mà tính cách và tâm hồn nàng cũng luôn luôn thánhthiện, thân thương như các thiên sứ trên trời Cô gái độ tuổi mười sáu trăng

tròn ấy có “mái tóc nâu, dáng người mảnh khảnh, đôi mắt to và sáng Đôi

mắt chứa đầy ánh sáng, có cái nét kỳ lạ, người khác nhìn vào đó luôn thấy sự long lanh…” [9,tr328 – 329] Ở Đêa có nét mơ màng, nàng như một giấc

mộng mới chớm thành hình “Cô đứng thẳng, duyên dáng, yêu kiều, giữa

vầng hào quang trong trắng vô ý thức của cô” [10,tr75] Trong tất cả con

người nàng, trong thể chất nàng lả lướt như gió thoảng, thân hình thanh túmềm mại như lau sậy, trong đôi vai của nàng như có đôi cánh mà ta khôngnhìn thấy, nước da trắng ngần gần như trong suốt Trong vẻ nhìn trangnghiêm bình tĩnh khép kín như thần linh trước cõi tục, trong nét thơ ngâythiêng liêng của nụ cười Đêa có những nét dịu dàng gần gũi với thiên thần.Nàng đẹp như đá pha lê, nhận ánh sáng trên thiên đàng mang xuống trầngian ban phát cho nhân loại Nàng mang trong mình thiên chức của một thiên

sứ hạnh phúc

Nếu nhà văn miêu tả vẻ đẹp nhẹ nhàng của Đêa giống thần tiên, thì nhàvăn lại khắc họa nhan sắc của Giôzian – một nữ công tước có vẻ đẹp sắc xảo,

đáng sợ “Người cô cao to, cao to quá Tóc cô mang ánh sắc có thể gọi là nâu

đỏ Cô đẫy đà, tươi trẻ, khỏe mạnh, hồng hào, rất táo bạo và rất tài trí Mắt cô cực kỳ sắc sảo” [9,tr240] Bên cạnh đó nhà văn đã ban Giôzian

một đôi mắt rất lạ, “một mắt xanh, một mắt đen”[9,tr 250] Đôi mắt của cô

Trang 33

xen lẫn trong cái nhìn của cô ả Một nữ công tước xinh đẹp mà huân tướcnào cũng mong

Trang 34

muốn có được trái tim và con người của cô Ngay cả nữ hoàng Anh quốcngười chị gái của Giôzian là Ann cũng ganh ghét cô em gái vì dung mạo xin

đẹp ấy của cô “Nữ hoàng Anh ác cảm với nữ công tước Giôzian, cũng bởi vì

bà thấy cô ta đẹp”[9,tr268] thêm một điều nữa, cô ta lại là em của bà Ann

không thích đàn bà mà lại đẹp, về phần mình bà xấu nên bà càng thấy ác cảmhơn với Giôzian

Có thể nói, trong Thằng Cười V.Hugo đã dựng lên một phòng triển lãm

chân dung các nhân vật với đầy đủ nét trên ngoại hình của nhân vật.Những nét ngoại hình rất đa dạng đậm có, nhạt có, nó tạo nên thế giới nhânvật phong phú muôn màu sắc, muôn dáng vẻ, không đơn điệu, không lặp lại.Điều đặc biệt là khi bắt đầu miêu tả ngoại hình nhân vật V.Hugo luôn chútrọng khắc sâu vào khuôn mặt của nhân vật Qua việc miêu tả ngoại hình,nhân vật đã hiện lên cụ thể với những đường nét và dáng vẻ, qua đó ngườiđọc có thể hình dung về nhân vật, dần dần khám phát tính cách nhân vật.V.Hugo không chỉ miêu tả ngoại hình nhân vật một cách đơn thuần là tả, màqua việc đặc tả ấy thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, đồng cảm của ông vớiĐêa, Guynplên, sự căm ghét, ghê tởm đối với nữ công tước Giôzian đẹp màxấu xa

1.2.3 Tả hành động nhân vật

Một trong những điều làm nên thành công của tác phẩm tự sự, đó làhành động, cử chỉ của nhân vật Bên cạnh việc miêu tả ngoại hình, miêu tảhành động nhà văn giúp ta hiểu được tính cách và số phận của nhân vật Phảiđặt nhân vật trong những tình huống nhất định, những xung đột nhấtđịnh, thì nhân vật mới có những hành động nhất định Mỗi hành động củanhân vật của nhân vật có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện tính cáchcủa bản thân cũng như bộc lộ được tư tưởng chủ đề của tác phẩm Trong

Trang 35

dụng nhiều, tuy nhiên thông qua hành động của nhân vật bạn đọc sẽ hiểuhơn về thái độ, tư

Trang 36

tưởng, tình cảm, cách bộc lộ tính cách, quan niệm của chính nhân vật trongmọi hoàn cảnh.

Hành động Guynplên cứu sống Đêa trong đêm bão tuyết cho thấy

sự giúp đỡ, yêu thương với nhân loại đã có sẵn trong con người của Guynplênngay từ nhỏ Guynplên bị bỏ lại trên vùng đất đầy hiểm trở ở Porlan khi mớimười tuổi, cậu bé lanh thang suốt đêm trong cảnh bão tyết Một mình cậuphải đối mặt với biết bao cảnh khủng khiếp của đêm tối, biết bao nỗi kinh hãi

Có những lúc cậu như gục ngã vì đói vì rét Trong toàn cảnh sương mù cậuvẫn cố gắng tiếp tục bước đi Bỗng nhiên, cậu nghe thấy đâu đó có tiếngrên rỉ Cậu chăm chú nhìn bốn phía lắng nghe để tìm đến nơi phát ra tiếngđộng ấy Rồi cậu nhìn thấy vài bước về phía trước có một mô sóng dàibằng thân người Cậu bắt đầu đào bới như một bản năng vẫn có trong con

người mình “Thình lình dưới bàn tay dò dẫm của mình, em bé cảm thấy một

cử động rất khẽ Em lại hối hả bới tiếp và phát hiện ra em bé gái vẫn sống trần trụi trên lồng ngực người đàn bà đã chết” [9,tr182] Cậu bé đã ẵm em

bé vào lòng Cậu đã cởi chiếc áo khoác khô và ấm mà quấn cho em bé, bâygiờ đây cậu bé như trần trụi dưới mưa tuyết Mỗi phút nó như lạnh thêm,nhưng em bé kia lại càng một ấm áp Cái ấm ở trên người nó không mấthẳn đi mà được truyền cho em bé Cậu nhận thấy hơi ấm nóng ấy đối với em

bé đáng thương là một sự hồi sinh

Cậu tiếp tục bế em gái đi tiếp, cuối cùng hai đứa trẻ tội nghiệp cũng đếnkhu phố có người ở Cậu kiên trì đi gõ cửa từ nhà mong nhận được sự

giúp đỡ, nhưng “Nó gõ một tiếng, không ai trả lời cả Nó gõ lần hai, hai tiếng,

không hề có động tĩnh Nó gõ lần thứ ba, vẫn chẳng có gì” [9,tr189] Trong

trời đêm tuyết , sự lạnh lùng của con người còn khủng khiếp hơn cái lạnh củađêm tối Khi cả xã hội quay lưng im lặng bỏ rơi Guynplên nhưng cậu không

Trang 37

hề quay lưng bỏ rơi Đêa, mà trong suốt dọc đường đi, cậu luôn chăm sóccho

Trang 38

cô, “Thỉnh thoảng, vừa ẵm cháu bé, nó vừa cúi xuống và bằng một tay bốc

tuyết xát mạnh vào hai chân cháu bé để chúng khỏi bị tê cóng” và “Nó luôn khép chặt những nếp áo khoác quanh cổ cho cháu bé để sương khỏi lùa qua chỗ hở” [9,tr185–186] Thật là một cậu bé tốt bụng Chính những hành động

của Guynplên dành cho bé gái kia thật đáng được ca ngợi và trân trọng

Hành động dang tay cưu mang, chăm sóc Guynplên và Đêa của

Uyêcxuyt thật đáng quý Nhà văn Nam Cao đã từng viết: “Một người đau

chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất” (Lão Hạc) Nhưng với tấm lòng yêu thương nhân ái của mình,

Uyêcxuyt đã cưu mang hai đứa nhỏ Ông cho chúng mặc, cho chúng sưởi ấm

và cho chúng ăn, mặc dù căn nhà ông nhỏ bé, ông cũng đang đói vì phải làmviệc mệt mỏi, dạ dày thì trống rỗng, cổ họng thì rát, lá lách thì đau Nếukhông có trái tim nhân từ thì làm sao ông có thể hy sinh như vậy

Khi thấy Guynplên người ướt như chuột, lạnh như ma, ông đã “Giật

toang những mảnh áo” đó ra và “ông gỡ trên đinh một chiếc áo sơ mi đàn ông” đưa cho cậu bé mặc Ông chọn lấy miếng vải, dùng nó để “xoa xát trước

lò hai cánh tay của thằng bé… Xát cánh tay xong, ông lau đến chân”

[9,tr199] Sau khi lấy xong đồ ăn cho Guynplên, Uyêcxuyt quay sang Đêaquấn vải ấm thay bỏ bộ đồ ướt sũng và cho con bé ăn Kể từ đó, Guynplên vàĐêa có một gia đình hạnh phúc, có bố là Uyêcxuyt, Ômô là chú ChínhUyêcxuyt đã xây dựng nên ngôi nhà ấy, tất cả những hành động đó tathấy ông đúng là một ông già tốt bụng

Sau khi nghĩ Guynplên chết, mặc dù lời nói những lời chửi mắng nhưngtrong lòng ông vẫn luôn lo lắng cho Guynplên và Đêa Muốn giấu Đêa về việc

Trang 39

vẫn đang ở bín mọi người Ông đê giả giọng của Guynplín, giả tiếng ầm ĩ reo

hò… tạo không khí buổi diễn như mọi khi “Tất cả mọi thứ giọng vọng đến từ

xa, từ gần, từ trín từ dưới, từ trước mặt, từ sau lưng Toăn bộ lă một cảnh ồn

ăo, chi tiết lại lă một tiếng kíu… Vừa nâo nhiệt vừa thđn tình” [10,tr174].

Lúc năy, Uyícxuyt bỗng trở nín phi thường, ông không còn chỉ lă mình mẵng còn lă tất cả Ông lăm như vậy vì ông hiểu đối với Đía, Guynplín lă ânhsâng, lă nguồn sống duy nhất

Cả Guynplín vă Uyícxuyt đều lă những con người tốt bụng trong cuộc sống, những hănh động của họ đều đâng được trđn trọng vă ca ngợi Nhă thơ

Tố hữu đê từng viết:

Trang 40

“Có gì đẹp trên đời hơn thế Người với người sống để yêu nhau”

Bài ca xuân 1961

Như vậy, hành động của nhân vật vừa là yếu tố không thể thiếu để thúcđẩy diễn biến cốt truyện trong tác phẩm vừa là yếu tố cần thiết để bộc lộ tínhcách nhân vật Dù được sử dụng không nhiều nhưng các hành động của nhânvật từ đầu đến cuối tác phẩm thể hiện được cá tính nhân vật và ý đồ sáng táccủa tác giả Thông qua việc miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật,V.Hugo đã làm hiện ra trước mắt người đọc ấn tượng rõ nét về nhữngnhân vật được khắc họa và hiểu được tính cách của những nhân vật này Điềunày cho thấy, V.Hugo không chỉ là một nhà văn lãng mạn mà còn là nhà văn

có tài năng trong việc miêu tả nhân vật

Ngày đăng: 15/01/2020, 11:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại nguyên Ân (2003) 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
2. M.Bakhtin (1992) Lý luận và thi pháp tiểu thuyết. (Phạm Vĩnh Cư, tuyển chọn, dịch và giới thiệu), Trường viết văn Nguyễn Du – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
3. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân (2003) Văn học phương Tây, NXBGD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phương Tây
Nhà XB: NXBGD HàNội
4. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2002) Lý luận Văn học tập 2, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận Văn học tập 2
Nhà XB: NXB ĐHSP
5. Đặng Thị Hạnh (1987) Tiểu thuyết Victor Hugo, NXB ĐH THCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Victor Hugo
Nhà XB: NXB ĐH THCN
6. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (2010) Từ điển thuật ngữ Văn học, NXBGD Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ Văn học
Nhà XB: NXBGD Việt Nam
7. Đỗ Đức Hiểu – Nguyễn Huệ Chi – Phùng Văn Tửu (1984) Từ điển văn học tập 2, NXB KTXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học tập 2
Nhà XB: NXB KTXH
8. Đỗ Đức Hiểu (1985) Victor Hugo một thiên tài sáng tạo, tạp chí văn học ngưới ngoài (số 6) trang 145 – 154 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Victor Hugo một thiên tài sáng tạo
9. V.Hugo (1985) Thằng Cười tập 1,Hoàng Lâm và Lệ Chi dịch Phùng Văn Tửu giới thiệu, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thằng Cười tập 1
Nhà XB: NXB Văn học
10.V.Hugo (1985) Thằng Cười tập 2, Hoàng Lâm và Lệ Chi dịch Phùng Văn Tửu giới thiệu NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thằng Cười tập 2
Nhà XB: NXB Văn học
11. Đỗ Quang Lưu và Lê Văn Khoa (1978) Victor Hugo NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Victor Hugo
Nhà XB: NXB GD
12. Hoàng Nhân (1977) Văn học Pháp thế ký XIX – XX, NXB trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Pháp thế ký XIX – XX
Nhà XB: NXB trẻ TP HồChí Minh
13. Hoàng Phê (Chủ Biên) (1995) Từ điển Tiếng Việt, NXB KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: NXB KHXH
14. Lê Hồng Sâm (1990) Lịch sử Văn học phương tây XIX, NXB Ngoại văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Văn học phương tây
Nhà XB: NXB Ngoại văn
15. Trần Đình Sử ( Chủ biên) – Phan Huy Dũng – La Khắc Hòa (2009) Lý luận Văn học tập 2, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: ) Lýluận Văn học tập 2
Nhà XB: NXB ĐHSP

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w