Học phân môn Tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc hay được tốt. Ngược lại việc đọc hay giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc. Vậy để giúp học sinh đọc đúng, đọc hay, hiểu và cảm thụ được bài văn, bài thơ thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng mới đó là “Mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động học tập”.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU: Giáo dục bậc tiểu học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là mơn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân mơn ở trường, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu và học tốt các mơn học khác Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân mơn: Tập đọc Học thuộc lòng, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Tập viết,… Mỗi phân mơn đều có một chức năng. Tiếng Việt là mơn học khơng thể thiếu được đối với học sinh tiểu học, là mơn cơng cụ, là chìa khóa, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức của lồi người. Nó là mơn học mang tính chất tổng hợp vì ngồi nhiệm vụ dạy học, mơn Tiếng Việt còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu văn…) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống giáo dục tình cảm thẩm mỹ. Phân mơn Tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc học thuộc lòng, học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em hứng thú say mê và để lại một vốn văn học đáng kể cho các em. Mặt khác, nó còn có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm, giúp các em hiểu được cái đúng, cái đẹp, cái tinh tế của nghệ thuật ngơn từ. Học đọc, các em đồng thời học cách nói, cách viết một cách chính xác, trong sáng, có nghệ thuật, góp phần khơng nhỏ vào việc rèn luyện cách suy nghĩ, diễn đạt cho cả lớp người chủ tương lai của xã hội. Dạy tập đọc khơng những rèn kỹ năng đọc mà còn phát triển các em vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú. Từ đó các em học tất cả các mơn học khác bởi: Đọc đúng mới viết đúng, mới hiểu đúng và làm đúng… Và phân mơn Tập đọc khơng chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ với chương trình Tiếng Việt. Qua các bài văn chọn lọc, học sinh cảm thụ cái hay, cái đẹp, biết được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng sinh động, học tập được cách viết các thể loại văn bản Ở bậc tiểu học nói chung, lớp 3 nói riêng, phân mơn Tập đọc có hai u cầu chính đó là: Rèn kỹ năng đọc Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn Học phân mơn Tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc hay được tốt. Ngược lại việc đọc hay giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc Vậy để giúp học sinh đọc đúng, đọc hay, hiểu và cảm thụ được bài văn, bài thơ thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng mới đó là “Mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động học tập” Trong q trình dạy Tập đọc lớp 3, tơi thấy chất lượng đọc của học sinh còn yếu. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi tri thức con người ngày càng cao. Trong đó, ngơn ngữ nói và viết là rất cần thiết cho mỗi người. Mỗi thành cơng khơng phải tự nhiên có được, mà phải trải qua một q trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu. Để góp phần nâng cao chất lượng đọc cho học sinh, tơi đi sâu nghiên cứu: “Một vài biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3 trong giờ Tập đọc”, hy vọng phần nào có thể đáp ứng được u cầu trên II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3: 1 Thực trạng: Qua thực tế việc dạy tập đọc cho học sinh nói chung và học sinh khối lớp 3 nói riêng, trong những năm vừa qua, tơi nhận thấy khi đọc bài tập đọc các em còn có nhiều vướng mắc trong khâu đọc, chất lượng tương đối nhưng chưa đồng đều. Nhìn chung các em đều ham học hỏi, có động cơ và ý thức học tốt nhưng mới dừng lại những học sinh khá giỏi, còn những học sinh trung bình và đặc biệt đối với học sinh yếu, các em chưa có ý thức luyện đọc, do vậy kỹ năng đọc hay của học sinh còn yếu. Vấn đề dạy học phân mơn Tập đọc hiện nay rất được chú trọng. Do đó, có nhiều chun đề, phương pháp đặt ra nhằm đưa chất lượng đọc của các em nâng lên. Song có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đã làm ảnh hưởng nhiều đến việc dạy đọc như: + Về giáo viên: Giáo viên đã chú trọng phương pháp dạy học mới: “Thầy thiết kế, trò thi cơng”, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cố gắng tìm tòi nghiên cứu để giảng dạy phân mơn Tập đọc nhưng chất lượng chưa cao. Bởi vì giáo viên chỉ coi trọng một vấn đề đọc to, rõ hoặc có hướng dẫn đọc hay nhưng chỉ lướt qua, ít sử dụng đồ dùng dạy học để giới thiệu bài tạo hứng thú cho học sinh. Một số giáo viên còn lúng túng khi dạy tập đọc: Cần đọc bài Tập đọc này với giọng như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, đọc hay hơn + Về học sinh: Liên tục trong hai năm (năm học: 2009 2010 ; 2010 2011), tôi được phân công chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy lớp 3 Trường tiểu học Hưng Lộc I. Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất lượng của phân môn Tập đọc lớp 3, bản thân tôi nhận thấy: Học sinh đã biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ, đã để ý và đọc tương đối đúng các phụ âm khó. Nhưng đọc hiểu nắm nội dung bài còn gặp nhiều khó khăn, do vậy nên khó khăn trong việc nêu được ý chính của bài, chưa có kỹ năng đọc hay tồn bài văn. Khi đọc, gặp các dấu phẩy, dấu chấm còn ngừng nghỉ như nhau, chưa đọc đúng giọng câu hỏi, câu cảm. Chưa có thói quen chuẩn bị bài nhà trước khi đến lớp. Về khả năng ngơn ngữ của học sinh còn yếu, tư duy của các em chưa cao. Các em phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lẫn các phụ âm đầu, vần, thanh, cụ thể là: + Các lỗi phụ âm đầu: ch /tr, l/n,… Ví dụ: “ Trong trẻo” thì đọc là “ chong chẻo “long lanh” thì đọc là “nong nanh” + Các lỗi về vần: Ví dụ: “ cuốn sổ” thì đọc là: “cuống sổ” + Các lỗi về thanh: các em còn đọc nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh hỏi Ví dụ: “ nghĩ ngợi” thì đọc là “ nghỉ ngợi” 2 Kết quả thực trạng: Ngay từ đầu năm học (năm học: 2010 – 2011), sau q trình tìm hiểu thực tế tôi tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh lớp 3A do tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy: Đa số các em mới chỉ dừng lại việc đọc to nhưng mức độ đọc lưu lốt còn một số em vẫn chưa đạt u cầu, các em còn đọc lát gừng, đọc lặp từ, thêm từ, bớt từ… Mức độ đọc hay chỉ có rất ít em đạt được. Các em chưa thể hiện rõ giọng đọc của từng thể loại như thơ, văn… Đặc biệt vẫn còn một số học sinh khơng biết thế nào là đọc hay Tơi đã thống kê chất lượng đọc của học sinh lớp 3A tơi chủ nhiệm như sau: Lớ Sĩ số Chất lượng, mức độ đọc Số lượng Tỷ lệ Trôi chảy, rõ ràng, ngắt 26/34 76,4% p 3A 34 nghỉ đúng: Đọc hiểu: Đọc hay: 24/34 6/34 70,6% 17,6% Như vậy chất lượng đọc thực tế cho thấy còn rất thấp. Đặc biệt là kỹ năng đọc hay. Để khắc phục tình trạng này, tơi đã tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng đọc đúng, đọc hay cho học sinh khối lớp 3 trong tiết Tập đọc Là giáo viên tiểu học được trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 3, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Để tổ chức thực hiện tốt việc đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3, tơi đã bám vào các giải pháp chủ yếu sau: 1. Giải pháp 1 Nhận thức rõ nhiệm vụ phân mơn Tập đọc. Nắm vững nhiệm vụ, vị trí, đặc điểm mơn học. Như chúng ta đã biết: “Q trình dạy học là một q trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong đó giáo viên giữ vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, tổ chức và điều hành hoạt động của học sinh. Còn học sinh tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của mình nhằm chiếm lĩnh kiến thức” Giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình SGK và các tài liệu dạy học có liên quan để từ đó xác định được phương pháp, cách thức tổ chức dạy học từng bài tập đọc cụ thể 2. Giải pháp 2: Giáo viên phải rèn luyện giọng đọc mẫu thật tốt Trong giờ Tập đọc, giáo viên phải tn thủ theo các bước có tính đặc trưng của phân mơn Tập đọc. Phải kết hợp giữa hai hình thức: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Hai hình thức này gắn bó chặt chẽ với nhau, cộng tác cùng thực hiện để đạt một mục đích cuối cùng của đọc là thơng hiểu nội dung văn bản 3. Giải pháp 3: Giúp học sinh có ý thức rèn đọc. Việc rèn đọc cho học sinh khơng phải chỉ ngày một ngày hai là đạt kết quả. Vì vậy giáo viên phải kiên trì và tạo cho học sinh có ý thức rèn đọc để đạt 4 phẩm chất: đọc đúng; đọc lưu lốt, rõ ràng; đọc có ý thức (thơng hiểu nội dung văn bản) và đọc hay 4.Giải pháp 4: Tăng cường tổ chức trò chơi học tập, phát huy khả năng đọc hay, thay đổi các hình thức rèn đọc cho học sinh để tạo cho các em niềm vui, niềm say mê học tập II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Từ các giải pháp nêu trên, tơi đã tìm ra một số biện pháp để giúp giáo viên dạy lớp 3 rèn đọc cho học sinh, cụ thể như sau: 1. Biện pháp 1: Nhận thức rõ nhiệm vụ phân mơn Tập đọc và việc dạy tập đọc cho học sinh Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh tri thức Vì vậy nhiệm vụ dạy học ở tất cả các mơn học, đặc biệt là mơn Tập đọc có vai trò vơ cùng quan trọng, giáo viên cần phải hiểu rằng ngay tên gọi của phân mơn là “Tập đọc” cũng nói rõ được mục đích dạy học của người giáo viên và nội dung học tập của học sinh trong giờ học này. Học sinh phải được “tập” để “đọc” sao cho đúng, cho hay, các em biết đọc đúng, đọc hay chính là cơ sở để các em cảm thụ nội dung bài đọc một cách dễ dàng. Từ đó học sinh sẽ khơng thấy nhàm chán khi học tập đọc Ngay cách đánh giá bài đọc của học sinh người giáo viên cũng phải tn thủ nghiêm ngặt theo u cầu tối thiểu của học sinh lớp 3 đối với kĩ năng đọc để đánh giá sát thực, tránh quan niệm “ào ào” hoặc lấy điểm đọc để “vớt” điểm viết trong mơn Tiếng Việt cho học sinh Ở các buổi sinh hoạt chun mơn, giáo viên cần thẳng thắn trao đổi với nhau về quan điểm cũng như cách dạy Tập đọc trên cơ sở cùng nhau học hỏi. Tăng cường thao giảng dự giờ phân mơn Tập đọc. Từ đó góp ý, thảo luận xây dựng một phương pháp dạy phù hợp và hiệu quả nhất đối với đối tượng học sinh của mình. Hạn chế tối đa sự nể nang trong đánh giá lẫn nhau mà cần chỉ rõ cho nhau thấy cái tốt và cái chưa tốt của đồng nghiệp. Tuyệt đối khơng nên “ào ào” trong đánh giá cả giáo viên và học sinh. Đối với mỗi bản thân giáo viên mặc dù khơng ai thích nghe nhiều về hạn chế hay tồn tại của mình nhưng cần quan niệm rằng đó chính là cách tốt nhất để mình có thể vượt qua chính mình 2. Biện pháp 2: Rèn luyện giọng đọc mẫu của giáo viên Trong giờ Tập đọc giáo viên đọc mẫu tốt cũng góp phần đáng kể trong việc rèn đọc cho học sinh rất nhiều. Bởi vì, các em ln ln lấy giọng đọc của thầy cơ giáo làm mẫu. Bởi vậy, trước giờ Tập đọc, giáo viên phải nghiên cứu nội dung, cách đọc và tập đọc nhiều lần Có thể đọc mẫu trong các trường hợp: Đọc mẫu tồn bài để gây hứng thú cho học sinh Đọc mẫu âm, vần, tiếng khó Đọc câu, đoạn giúp học sinh nhận xét, giải thích tìm ra cách đọc Tùy theo từng bài mà giáo viên đọc mẫu cả bài hoặc một đoạn, nhưng trước hết người giáo viên phải đọc đúng, ngồi ra còn phải đọc diễn cảm tốt bài văn, bài thơ. Muốn vậy giáo viên phải rèn luyện kỹ năng đọc cho mình một cách nghiêm túc. Luyện đọc diễn cảm sao cho mỗi bài đọc của giáo viên xứng đáng là bài đọc mẫu cho học sinh Ví dụ: Đọc bài “Ai có lỗi” ( TV3 T1) Biết phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật (nhân vật “tơi” Enricơ, Cơrétti, bố của Enricơ) Giọng nhân vật “tơi” Enricơ đoạn 1 đọc chậm rãi, nhấn giọng các từ: nắn nót, nguệch ra, nổi giận, kiêu căng Đọc nhanh, căng thẳng hơn (ở đoạn 2 hai bạn cãi nhau), nhấn giọng các từ: trả thù, đẩy, hỏng hết, giận đỏ mặt. Lời Cơrétti bực tức Trở lại chậm rãi, nhẹ nhàng (ở đoạn 3) khi Enricơ hối hận, thương bạn, muốn xin lỗi bạn, nhấn mạnh các từ: lắng xuống, hối hận, Ở đoạn 4 và 5, nhấn giọng các từ: ngạc nhiên, ngây ra, ơm chầm,… Lời Cơrétti dịu dàng. Lời bố Enricơ nghiêm khắc Hoặc bài “Cuộc họp của chữ viết” (TV3 T1), đọc thể hiện đúng các kiểu câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm). Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (bác Chữ A, đám đơng, Dấu Chấm) Giọng người dẫn chuyện: hóm hỉnh Giọng bác Chữ A: to, dõng dạc Giọng Dấu Chấm: rõ ràng, rành mạch Giọng đám đơng: khi ngạc nhiên (Thế nghĩa là gì nhỉ ?), khi phàn nàn (ẩu thế nhỉ !) Hay là bài: Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” (TV3 T2) Đây là nội dung báo cáo hoạt động của tổ lớp. Giáo viên đọc mẫu giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khốt Qua việc đọc mẫu tốt của giáo viên sẽ giúp học sinh hứng thú học tập và tự tin hơn khi đọc 3. Biện pháp 3: Rèn cho học sinh đọc đúng Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, khơng có lỗi. Đọc đúng là khơng đọc thừa, khơng sót từng âm, vần và tiếng. Đọc đúng bao gồm: Phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ *Cách thực hiện: Tơi đã hướng dẫn học sinh cách thực hiện như sau: Trước khi lên lớp, giáo viên dự kiến các lỗi của học sinh trong lớp dễ mắc, những từ, những câu khó trong bài để luyện đọc Luyện đọc đúng các tiếng có âm đầu dễ lẫn là l/n, tr/ch: long lanh, lênh láng, lúc lâu, nở hoa, nóng nảy, trong trẻo, triều đình, buổi trưa, chiêng trống,… Đọc đúng các tiếng có chứa vần khó đọc: cuộn tròn, khn cửa sổ, tựu trường, nảy lộc,… Đọc đúng các tiếng có thanh ngã và thanh hỏi: quyến rũ, nghĩ ngợi, nghỉ ngơi,… Phần luyện đọc này phải kết hợp ln trong phần đọc cá nhân Ví dụ : Khi dạy bài: “Chiếc áo len” (TV3T1) Học sinh A đọc đoạn 3, học sinh B nhận xét: Phát hiện bạn đọc sai “núc nâu, nạnh nắm”. Giáo viên cho học sinh A đọc lại cho đúng: “lúc lâu, lạnh lắm”. Sau đó gọi 2 đến 3 em hay mắc lỗi phát âm sai phụ âm đầu l/n như trên đọc lại Tương tự đối với đoạn 4 giáo viên cho học sinh luyện đọc đúng các tiếng có vần, thanh dễ lẫn như: cuộn tròn, xin lỗi Ngồi việc luyện cho học sinh biết cách phát âm đúng, giáo viên còn phải chú trọng cách nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở chấm phẩy, dấu hai chấm. Đặc biệt giáo viên phải hướng dẫn học sinh ngắt hơi ở các cụm từ ngữ để tách ý Ví dụ1: Khi đọc đoạn 4 bài: “Chiếc áo len”, giáo viên gọi học sinh đọc, học sinh ngắt hơi như sau: “Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bơng / ấm áp, / Lan ân hận q. // Em muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ / và anh, / nhưng lại xấu hổ vì mình / đã vờ ngủ Áp mặt xuống gối, / em mong trời mau sáng để nói với mẹ: // “con khơng thích chiếc áo ấy nữa. / Mẹ hãy để tiền mua áo ấm/ cho cả hai anh em”. // Lúc này giúp học sinh sửa lại bằng cách: Treo bảng phụ chép sẵn đoạn văn đã ngắt sẵn như sau: “Nằm cuộn tròn / trong chiếc chăn bơng ấm áp, / Lan ân hận q. // Em muốn ngồi dậy / xin lỗi mẹ và anh, / nhưng lại xấu hổ / vì mình đã vờ ngủ. // Áp mặt xuống gối, / em mong trời mau sáng / để nói với mẹ: // “Con khơng thích chiếc áo ấy nữa. // Mẹ hãy để tiền / mua áo ấm cho cả hai anh em. //” Sau đó u cầu học sinh đọc lại để so sánh hai cách đọc, cách nào đúng rồi u cầu học sinh đọc với giọng nhẹ nhàng, ngắt đúng, nhấn giọng ở từ gạch dưới. Đặc biệt câu nói của Lan khi đọc học sinh thể hiện sự ân hận, có như vậy mới biểu đạt được trạng thái cảm xúc của tác giả Ví dụ 2: Trong bài “Cửa Tùng”, ( TV 3 – T1) Học sinh đọc như sau: “Đơi bờ thơn xóm / mướt màu xanh lũy tre làng / và những rặng phi lao rì rào / gió thổi. //” Giáo viên đọc lại câu văn và u cầu học sinh lắng nghe, phát hiện chỗ cơ giáo ngắt giọng: “Đơi bờ thơn xóm mướt màu xanh lũy tre làng / và những rặng phi lao rì rào gió thổi. //” 10 Sau đó u cầu 3 4 em đọc lại câu văn trên. Từ đó giúp học sinh phát hiện và ngắt nghỉ đúng Ví dụ 3: Đối với câu: “Tơi qn thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tơi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” (Nhớ lại buổi đầu đi học – TV3T1) Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn câu văn u cầu một học sinh giỏi lên bảng đánh dấu chỗ ngắt nghỉ và đọc để các bạn trong lớp nhận xét, thống nhất cách đọc đúng như sau: “Tơi qn thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tơi / như mấy cánh hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. //” * Đối với những bài đọc là thơ giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ cần đúng với nhịp thơ Trong chương trình Tiếng Việt 3 phần lớn các bài thơ thường được viết theo thể thơ 4 chữ mang một âm điệu vui tươi, nhẹ nhàng, tình cảm giúp cho học sinh dễ thuộc, dễ nhớ. Tuy vậy, khi đọc thể thơ này nhiều học sinh chưa biết ngắt nghỉ đúng với nhịp thơ. Bởi vậy cần hướng dẫn học sinh phải dựa vào các dòng cụ thể để ngắt nhịp cho đúng. Chỉ có ngắt nhịp đúng câu thơ thì ý nghĩa đoạn thơ mới được bộc lộ cho người nghe thấy được cái hay, cái đẹp của bài thơ. Ví dụ: Dạy bài “Quạt cho bà ngủ” (TV3 Tập 1), cần hướng dẫn học sinh đọc với giọng dịu dàng, tình cảm. Cần ngắt nhịp đúng trong các khổ thơ: Ơi / chích ch ơi! Hoa, / cam hoa khế / Chim đừng hót nữa, / Chín lặng trong vườn, / Bà em ốm rồi, / Bà mơ tay cháu / Lặng / cho bà ngủ. // Quạt / đầy hương thơm. // 11 Như vậy, từ cách thực hiện trên tơi đã giúp cho học sinh dần dần có ý thức tìm hiểu giọng đọc, cách đọc đúng và tự tin hơn khi đọc 4. Biện pháp 4: Hướng dẫn tốc độ đọc cho học sinh Như chúng ta đã biết, đối với học sinh Tiểu học đọc lưu lốt là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, đọc khơng ê a, ngắc ngứ. Tốc độ đọc nhanh thực hiện khi đã đọc đúng, khi đọc phải chú ý xác định tốc độ để cho người nghe hiểu kịp được Nhưng đọc nhanh đây không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ đọc thành tiếng của lớp 3 yêu cầu tối thiểu là 70 tiếng / phút * Cách thực hiện: Tơi đã hướng dẫn học sinh thực hiện như sau: Hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ bằng cách giáo viên đọc mẫu hoặc chọn học sinh đã đọc tốc độ chuẩn đọc mẫu để tất cả học sinh đọc thầm theo. Ngồi ra, dùng biện pháp đọc tiếp nối trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ Ví dụ: Khi học sinh đọc cá nhân tồn bài hoặc một khổ thơ, một đoạn văn giáo viên đều nhắc cả lớp đọc thầm theo. Giáo viên còn gây hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi như: Thi đọc tiếp sức, đọc thơ truyền điện, thả thơ,… Kết thúc chơi bao giờ giáo viên cũng cho học sinh chọn và tun dương nhóm đọc đúng nhất, nhanh nhất, giỏi nhất và gợi ý rút kinh nghiệm về cách đọc Mặt khác muốn học sinh đọc lưu lốt, đúng tốc độ cần có sự chuẩn bị bài nhà tốt, học sinh phải được đọc trước nhiều lần. Em nào đọc còn chậm giáo viên giúp học sinh luyện thêm sau giờ học và luyện đọc ở buổi 5. Biện pháp 5: Rèn cho học sinh đọc có ý thức (đọc hiểu) Để giúp học sinh đọc cảm nhận văn bản, hiểu văn bản thì trong giờ tập đọc phải chú ý rèn luyện khả năng đọc hiểu cho học sinh. Đó là vấn đề 12 cần thiết, quan trọng đối với học sinh lớp 3. Có hiểu nội dung bài văn, bài thơ thì mới có cách đọc đúng, đọc hay được. Việc luyện đọc hiểu thường được thực hiện trong bước đọc thầm Sự thực đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng ở chỗ nhanh hơn đọc thành tiếng từ 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận, thơng hiểu nội dung văn bản vì người ta khơng phải chú ý đến việc phát âm, chỉ tập trung để hiểu nội dung điều mình đọc. Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thơng hiểu nội dung văn bản đọc. Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu. Kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài tức là tồn bộ những gì mà các em đọc được * Cách thực hiện: Tơi đã hướng dẫn học sinh cách thực hiện như sau: Kết hợp chặt chẽ việc tìm hiểu bài với việc luyện đọc. Giáo viên cho học sinh đọc đến đâu tìm hiểu bài đến đó. Khơng tách rời hai khâu tìm hiểu bài và rèn đọc Ví dụ: Khi dạy bài: “Giọng q hương” tác giả Thanh Tịnh (TV3 – T1) Sau khi cho học sinh đọc thầm đoạn 1, đoạn 2, đoạn 3 của bài để trả lời cho câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong phần tìm hiểu nội dung bài. Tiếp đó giáo viên u cầu 3 học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn của bài, sau đó cả lớp trao đổi nhóm, phát biểu ý kiến: Qua câu chuyện, em nghĩ giọng q hương? ( HS có thể giải thích khác nhau. GV giúp các em hiểu ý khái qt. VD: Giọng q hương gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc với q hương, với người thân… + Rõ ràng, từ việc đọc đúng, đọc hay các em mới hiểu được nội dung của văn bản và ngược lại có hiểu được nội dung của văn bản thì các em mới đọc đúng, đọc hay được 13 Trong mỗi giờ tập đọc giáo viên cho học sinh đọc thành tiếng kết hợp với đọc thầm nhiều lần. Đồng thời giao nhiệm vụ cho học sinh trong khi đọc thầm để kiểm tra kỹ năng đọc hiểu + Đọc thầm lần 1: Kết hợp khi đọc nối tiếp từng đoạn + Đọc thầm lần 2: Kết hợp khi 1 bạn đọc cả bài + Đọc thầm lần 3: Khi giáo viên đọc diễn cảm + Lần 4 đọc thầm kết hợp với thành tiếng khi tìm hiểu bài + Lần 5 đọc thầm kết hợp với khi đọc hay Như vậy, việc đọc thầm kết hợp với việc đọc cá nhân thành tiếng được luyện nhiều lần, kết hợp nhuần nhuyễn trong một tiết học Tập đọc đã giúp học sinh nắm được nội dung văn bản và từ đó có cách đọc đúng Ngồi ra để giúp học sinh đọc hiểu tốt, giáo viên còn phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi bổ sung thêm nội dung câu hỏi trong sách giáo khoa phù hợp với từng bài học để học sinh nêu được nội dung, nghệ thuật, cách đọc, giọng đọc từng bài Ví dụ: Khi tìm hiểu bài “Cửa Tùng” (TV3T1) Giáo viên có thể đặt các câu hỏi sau: Em hãy đọc trước tồn bài, tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với Cửa Tùng? (Đơi bờ thơn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi… Diệu kỳ thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.) Em hiểu nghĩa của từ “mướt màu xanh” như thế nào ? (màu xanh mướt đều, trải dài) + Giáo viên cho học sinh quan sát trên máy chiếu để học sinh thấy được hình ảnh đẹp: “Đơi bờ thơn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.” Đặt câu với từ “mướt màu xanh”? 14 Từ đó giúp học sinh thấy vẻ đẹp của ngơn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, hướng dẫn các em phát hiện những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung Hoặc khi học bài: “ Bài hát trồng cây” ( TV3 – T2): Ai trồng cây Người đó có tiếng hát Trên vòm cây Chim hót lời mê say Ai trồng cây Người đó có ngọn gió Rung cành cây Hoa lá đùa lay lay …………… Ai trồng cây… Em trồng cây… Em trồng cây… Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và phát hiện ra các từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ (Ai trồng cây / Người đó có… và Em trồng cây / Em trồng cây). Việc lặp lại các từ ngữ đó như một điệp khúc trong bài nhấn mạnh ý mọi người hãy hăng hái trồng cây. Đó là giá trị của biện pháp nghệ thuật Như vậy, tất cả những cách thực hiện trên nhằm giúp học sinh hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản để có cách đọc đúng và vươn tới mức độ cao hơn đó là đọc hay 6. Biện pháp 6: Rèn cho học sinh có ý thức đọc hay 15 (Mặc dù đối với học sinh học lớp 3, u cầu đặt ra chưa cao, nhưng giáo viên vẫn phải quan tâm đúng mực) Đọc hay là một u cầu đặt ra khi đọc những câu văn hoặc các yếu tố của ngơn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng, nghỉ, cường độ,… để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc. Đồng thời thể hiện được sự thơng hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc hay thể hiện năng lực đọc trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu lốt * Cách thực hiện: Tơi đã hướng dẫn học sinh cách thực hiện như sau: Bước 1: Nội dung của bài đọc đã quy định ngữ điệu của nó nên giáo viên khơng bao giờ áp đặt sẵn giọng đọc của mỗi bài mà nên khuyến khích học sinh tự tìm hiểu và nêu cách đọc và đọc trên cơ sở hiểu từ, hiểu nghĩa Giáo viên chỉ là người lắng nghe, sửa cách đọc cho từng học sinh, ln khuyến khích, động viên học sinh cố gắng đọc hay dưới nhiều hình thức khác nhau để tạo sự hứng thú cho các em + Ví dụ: Dạy bài “Chú ở bên Bác Hồ” ( TV3 Tập 2) Giáo viên u cầu học sinh đọc nối tiếp và tự phát hiện ra giọng đọc phù hợp với mỗi đoạn. Cần đọc với giọng trầm lắng pha chút trang nghiêm Kết hợp với cách ngắt nhịp, nhấn giọng kéo dài ở một số từ và cao giọng ở cuối câu hỏi. Để tạo nên âm hưởng biểu lộ sự xúc động, niềm thương nhớ của Nga và bố mẹ trước sự hy sinh của người chú: …Chú ở đâu, / ở đâu? // Trường Sơn dài dằng dặc? // Trường Sa đảo nổi, / chìm? // Hay Kon Tum, / Đắc Lắc? // 16 Vì vậy khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được trong lớp một khơng khí thoải mái để học sinh dễ trực cảm với bài văn, bài thơ. Có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo viên đọc và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt trước thầy Cứ cuối mỗi giờ tập đọc, giáo viên u cầu học sinh đọc lại đoạn văn (hoặc khổ thơ) mà em thích và nói lên lí do vì sao mình lại thích đoạn văn, khổ thơ đó. Hoặc tổ chức thi đọc hay, đọc phân vai, đóng kịch (Đối với các tác phẩm có nhiều lời hội thoại như bài “Người mẹ” (TV3 – T1),… Bước 2: Đọc hay chỉ có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc hay, u cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm,… phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả Để đọc hay, người đọc phải làm chủ được chỗ ngắt giọng, làm chủ được tốc độ đọc, làm chủ được cường độ và ngữ điệu Vì vậy, ở mỗi bài tập đọc giáo viên quan tâm hướng dẫn học sinh phát hiện những chỗ ngắt giọng, nhấn giọng có ý đồ nghệ thuật bằng cách tự các em tìm tòi, khám phá và tranh luận Ví dụ: Dạy bài “Anh Đom Đóm” ( TV3 – Tập 1) Mặt trời gác núi / Bóng tối / lan dần, / Anh Đóm chun cần / Lê đèn/ đi gác. // Theo làn gió mát / Đóm / đi rất êm, / Đi suốt một đêm / Lo cho người ngủ… // 17 Từng bước, / từng bước / Vung ngọn đèn lồng / Anh Đóm / quay vòng / Như sao bừng nở… // Bài thơ “Anh Đom Đóm” thuộc thể thơ 4 chữ mang âm hưởng của một bài đồng dao vui nhộn, tươi mát hồn nhiên, khi đọc, học sinh cần thể hiện âm điệu của một bài ca tuổi thơ nhí nhảnh, tình cảm đối với cuộc sống của lồi vật ở làng q vào ban đêm rất đẹp và sinh động Việc đọc hay thường gắn liền với ngữ điệu nên thường dùng cử chỉ, nét mặt, để làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn thân mật, vui vẻ, ngạc nhiên, căm giận… Nếu đoạn thơ có nhiều ý hóm hỉnh, vui vẻ cần đọc nhấn giọng một số từ ngữ kèm theo cử chỉ, nét mặt để thể hiện sắc thái đó. Thể tự do, học sinh phát hiện ra nhịp đọc là rất khó. Bởi vậy giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh Ví dụ: Bài “Cùng vui chơi” (TV3 T2). Giáo viên hướng dẫn các em ngắt nhịp và nhấn giọng như sau: “Ngày đẹp lắm / bạn ơi! / Nắng vàng trải khắp nơi / Chim ca trong bóng lá / Ra sân / ta cùng chơi. // Quả cầu xanh xanh / Qua chân tơi, chân anh // Bay lên rồi lộn xuống Đi từng vòng quanh quanh. // Qua cách đọc ngắt nhịp và nhấn giọng như thế giúp các em cảm nhận được thể thơ 5 chữ, với nhịp thơ khẩn trương, nhanh nhanh mơ tả được 18 hoạt động vui chơi. Bài thơ dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc, gây cho người đọc sự sảng khối, hào hứng. Đây là bài thơ nói về chơi và học, học và chơi. Cổ vũ cho các em nhỏ chơi thật vui, thật hết mình để rồi học càng vui, cảng khỏe, càng tốt Ở những kiểu câu chia theo mục đích nói, giáo viên ln ln nhắc nhở học sinh. Mỗi kiểu câu chia theo mục đích nói đều có ngữ điệu riêng, hạ giọng cuối câu kể, lên giọng ở câu hỏi, nhấn giọng ở những từ chỉ cảm xúc trong câu cảm Ví dụ: Chiếc thuyền xinh q ! (Bàn tay cơ giáo TV3, T2) Khi đọc gặp câu cảm, các em đọc giọng bất ngờ, nhấn giọng ở từ “xinh q !” thể hiện sự thán phục Mặt khác, thể hiện giọng đọc phù hợp với nhân vật cũng là bước thành cơng lớn trong q trình đọc hay. Các loại hình văn bản trong các bài tập đọc lớp 3 là: Thơ, văn xã hội khoa học, văn bản khoa học tự nhiên, truyện kể, kịch. Trong đó, truyện kể và kịch thường xuất hiện nhiều nhân vật. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3, điều khơng thể xem nhẹ là luyện đọc cho học sinh có giọng đọc phù hợp với nhân vật Sau khi hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài khi mà các em đã nắm được nội dung bài, hiểu tính cách từng nhân vật, giáo viên cho học sinh phát hiện cách đọc, thể hiện giọng đọc của từng nhân vật Ví dụ: Khi đọc bài: “Người lính dũng cảm” (TV 3 – T 1) + Giọng viên tướng: Mạnh, gọn, rõ: Vượt rào, / bắt sống lấy nó! (to, mạnh kéo dài ở từ nó) Chỉ những thằng hèn mới chui. // ( giọng bực tức) 19 + Giọng chú lính nhỏ: rụt rè, bối rối ở phần đầu truyện, giọng quả quyết ở cuối truyện: Chui vào à ?// (ngập ngừng, rụt rè) Nhưng / như vậy là hèn. // (giọng quả quyết) + Giọng thầy giáo nghiêm khắc, lúc dịu dàng, lúc buồn bã, bực tức Hơm qua / em nào phá đổ hàng rào, / làm giập hoa trong vườn trường? // ( giọng nghiêm khắc) Thầy mong em nào phạm lỗi / sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa. // (giọng buồn bã) Như vậy để hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng giọng nhân vật, giáo viên phải giúp các em tìm hiểu bài tốt để nắm được đặc điểm, tính cách nhân vật. Từ đó luyện cho các em có giọng đọc cụ thể, phù hợp với từng nhân vật, thay đổi và đan xen cách đọc để tạo khơng khí sinh động hào hứng cho giờ học Qua mét thời gian ngắn, nhận thấy biện pháp mà đa thu đợc kết thật khả quan C. KẾT LUẬN 1.Kết quả thực hiện: Trong một khoảng thời gian khơng dài, với cách dạy theo các biện pháp nêu trên, tơi thấy hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập tích cực hơn, các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài. Số em đọc chưa đạt u cầu khơng còn nữa. Số em đọc đúng, đọc hay được nâng lên rõ rệt so với đầu năm. Qua việc đánh giá từ những tiết tập đọc trên lớp kết quả tập đọc của lớp 3A do tơi giảng dạy đã đạt được như sau: Lớp 3A Sĩ số 34 Chất lượng, mức độ đọc Trôi chảy, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng: Đọc hiểu: Số lượng 34/34 Tỷ lệ 100% 33/34 97% 20 Đọc hay: 26/34 76,5% Kết quả trên cho thấy, những biện pháp mà tơi đã áp dụng trong q trình rèn đọc cho học sinh trong giờ Tập đọc phần nào cũng có thể ứng dụng trong thực tế. Để việc rèn đọc cho học sinh đạt kết quả cao, giáo viên phải biết kết hợp các biện pháp và sử dụng có hiệu quả, có hệ thống kế hoạch đã vạch ra 2.Bài học kinh nghiệm: Qua nghiên cứu lý luận và thực tế rèn đọc cho học sinh lớp 3 trong giờ Tập đọc, tơi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: Người giáo viên phải có trình độ chun mơn vững vàng, vốn ngơn ngữ văn học phong phú, vốn sống thực tế và đặc biệt là phải luyện cho mình có giọng đọc hay, truyền cảm Trong giờ Tập đọc khơng biến giờ Tập đọc thành tiết giảng văn mà chú ý rèn đọc cho học sinh, tạo cho học sinh tính tự tin và ý thức rèn đọc Coi trọng khâu đọc hiểu và đọc hay Khơng cảm thụ hộ học sinh, khơng áp đặt cách đọc, giọng đọc mà các em tự tìm ra cái hay, cái đẹp trong từng văn bản. Tự các em tìm ra cách đọc hay nhất phù hợp với nội dung từng bài Khơng tỏ thái độ nơn nóng, cáu gắt mà ln tạo ra khơng khí vui tươi thoải mái trong tiết học để các em thấy rằng đó là một “sân chơi” bổ ích và lý thú chứ khơng phải là giờ học căng thẳng Giáo viên phải triệt để sử dụng đồ dùng trực quan hỗ trợ cho việc tìm hiểu bài, tổ chức các hình thức học tập linh hoạt, sáng tạo Việc rèn học sinh có thói quen học ở nhà là một việc làm cần thiết, bởi vì ở lớp thời gian học tập rất ít. Các em chuẩn bị bài ở nhà tốt thì đến lớp tiếp thu bài nhanh hơn, đọc tốt hơn 3.Kiến nghị: 21 Trên thực tế dạy học, tơi có một số kiến nghị, đề xuất sau: Các tài liệu về phương pháp dạy Tiếng Việt cần thống nhất cao về quan điểm Đối với giáo viên và cán bộ quản lý trường học khi dự giờ đánh giá giờ dạy của giáo viên phải linh hoạt, căn cứ vào hiệu quả tiết dạy làm tiêu chí đánh giá hàng đầu. Nên khuyến khích những giáo viên biết tổ chức lớp học linh hoạt, sáng tạo trong giờ học phù hợp với trình độ, năng lực của học sinh lớp mình Các cấp quản lý giáo dục cần thường xun tổ chức các chun đề bồi dưỡng cho giáo viên Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tơi về: “Rèn đọc cho học sinh Lớp 3 trong giờ Tập đọc”. Tơi mong rằng các bạn đồng nghiệp sẽ góp ý để các biện pháp trên khả thi hơn Hưng lộc, ngày 8 tháng 3 năm 2011 NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Thu Hằng 22 ... đầu. Để góp phần nâng cao chất lượng đọc cho học sinh, tơi đi sâu nghiên cứu: Một vài biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3 trong giờ Tập đọc , hy vọng phần nào có thể đáp ứng được u cầu trên II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3: ... Là giáo viên tiểu học được trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 3, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:... Kết quả trên cho thấy, những biện pháp mà tôi đã áp dụng trong quá trình rèn đọc cho học sinh trong giờ Tập đọc phần nào cũng có thể ứng dụng trong thực tế. Để việc rèn đọc cho học sinh đạt kết quả cao, giáo viên phải biết kết hợp các biện pháp và sử dụng có hiệu quả, có hệ thống