1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ trung quốc philippines từ năm 2001 đến năm 2015

85 131 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Philippines đã và đang tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực, trong đó có các nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện, giúp đỡ em để em có điều kiện tốt nhất hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy ThS.Nguyễn Văn Vinh - người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn đồng hành, tạo điều kiện giúp đỡ để khóa luận hoàn thành một cách tốt nhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 7 tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Trang

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.Các dẫn chứng và kết quả trong đề tài nghiên cứu đều chính xác, trung thực Đề tài nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào

Hà Nội ngày 7 tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Trang

Trang 5

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của khóa luận 7

7 Bố cục của khóa luận 7

Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ TRUNG QUỐC – PHILIPPINES (2001 – 2015) 8

1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực 8

1.1.1 Tình hình quốc tế 8

1.1.2 Tình hình khu vực 11

1.2 Nhân tố Mỹ nhân tố ASEAN trong quan hệ Trung Quốc - Philippines 15

1.2.1 Nhân tố Mỹ 15

1.2.2 Nhân tố ASEAN 19

1.3 Quan hệ Trung Quốc - Philippines trước năm 2001 23

Tiểu kết chương 1 27

Chương 2QUAN HỆ TRUNG QUỐC – PHILIPPINESTỪ 2001 ĐẾN 2015 29 2.1 Quan hệ chính trị - ngoại giao 29

2.2 Trên lĩnh vực quân sự- quốc phòng 30

2.3 Quan hệ kinh tế 42

2.3.1 Trao đổi thương mại 42

2.3.2 Hợp tác đầu tư 46

2.4 Một số lĩnh vực hợp tác khác 50

2.5 Nhận xét về quan hệ Trung Quốc - Philippines (2001 - 2015) 53

Trang 6

2.5.1 Thành tựu, hạn chế trong quan hệ của hai nước 53

2.5.1.1 Thành tựu 53

2.5.1.2 Hạn chế 54

2.5.2 Một số tác động của quan hệ Trung Quốc - Philippines 56

2.5.2.1 Đối với Trung Quốc 56

2.5.2.2 Đối với Philippines 57

2.5.2.3 Đối với khu vực và quốc tế 60

KẾT LUẬN 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC

Trang 7

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bước sang thế kỉ XXI với sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi quốc gia, dân tộc đều phải có mối quan hệ, liên kết chặt chẽ với nhau để cùng phát triển Đó là một xu thế tất yếu, không một quốc gia nào

có thể đi ngược lại với xu thế đó

Hiện nay, Trung Quốc là nước có nền kinh tế lớn thế giới, đứng thứ hai

giới và quan hệ quốc tế Kể từ khi tiến hành cải cách, mở cửa đất nước (1978), nhất là trong hơn một thập niên đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc luôn coi trọng và không ngừng thúc đẩy quan hệ với các nước trên thế giới, mà trước hết là các nước trong khu vực Đông Nam Á Việc Trung Quốc tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á là nhằm hướng tới một số

thế giới “đa cực”, xóa bỏ thuyết“Mối đe dọa của Trung Quốc”, mở rộng ảnh

hưởng quốc tế, kiềm chế Đài Loan, xây dựng hình ảnh nước lớn.v.v Đây là

ở châu Á của Trung Quốc mà điểm đột phá đầu tiên là khu vực Đông Nam Á

Trong khu vực Đông Nam Á, Philippines là đồng minh của Mỹ kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai Hiện nay, Philippines được xem là một quốc gia công nghiệp mới, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang các ngành dịch vụ và chế tạo Cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Philippines đã và đang tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực, trong đó có các nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản,

Ấn Độ, Việc thực hiện đường lối đối ngoại, hợp tác phát triển, chủ động và

hái được nhiều thành tựu trong quan hệ đối ngoại với các nước, các khu vực

Trang 8

Trong toàn bộ chính sách đối ngoại của Philippines hiện nay đối với các nước, trong đó có Trung Quốc, nổi lên một điểm đó là đường lối, lập trường, đấu tranh bảo vệ lợi ích dân tộc

Nằm trong khu vực châu Á, là láng giềng của nhau hai nước Trung Quốc và Philippines đã sớm thiết lập quan hệ song phương Bước sang thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI cho đến nay, quan hệ giữa hai nước đã không

giao, an ninh - quốc phòng, thương mại, đầu tư và các lĩnh vực hợp tác khác Nếu Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn của

trường tiêu thụ hàng hóa và xuất khẩu nguyên, nhiên liệu chủ yếu sang Trung Quốc

Tuy nhiên, quan hệ giữa Trung Quốc - Philippines trong lịch sử vốn đã

có những thăng trầm và thời điểm hiện nay vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức, trong đó nguyên nhân chủ yếu là về vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa hai nước

Quan hệ Trung Quốc - Philippines, rõ ràng, sẽ có tác động nhất định đến bản thân mỗi nước, đối với khu vực và thế giới Những nhân tố tác động, diện mạo quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực cụ thể như thế nào? Thành tựu, hạn chế, sự giống nhau và khác nhau của quan hệ Trung Quốc - Philippines so với quan hệ Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á khác ra sao ? Đây là những vấn đề cần phải được tiến hành tìm hiểu cặn kẽ

hệ Trung Quốc - Philippines từ năm 2001 đến năm 2015” làm đề tài khóa

luận tốt nghiệp

Trang 9

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines là một nội dung thu hút sự

quan tâm của nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước

- Về các tài liệu trong nước:

Đa số các tài liệu mà tôi đã cố gắng sưu tầm, tiếp cận được là các công

Đề cập trực tiếp về quan hệ của hai nước gồm có một số bài tiêu biểu

sau đây: “Tranh chấp Trung Quốc - Philippines liên quan đến dải đá ngầm

Vành Khăn năm 1995 - 1999” của tác giả Đỗ Thanh Hải, đăng trên Tạp chí

nghiên cứu Quốc tế, số 3, 2009; “Quan hệ Trung Quốc - Philippines”, TTXVN, 7/2009; “Trung Quốc - Philippines cam kết thúc đẩy quan hệ song

phương theo hướng ổn định và cùng có lợi”, TTXVN, 12/2011;“Nguy cơ rạn nứt quan hệ Philippines - Trung Quốc”, TTXVN, 5/2014

Đề cập đến chính sách đối ngoại của mỗi nước cũng như một số vấn đề

trong đó có liên quan đến quan hệ của hai nước gồm có: cuốn sách “Biển

đông trong chiến lược Trung Quốc”, Học viện Quan hệ quốc tế, xuất bản năm

1993; cuốn: “Tranh chấp Biển Đông trong chính sách đối ngoại Philippines

từ sau Chiến tranh lạnh đến nay” của tác giả Nguyễn Mạnh Dũng, Học viện

ngoại giao, xuất bản tháng 7/2010; cuốn: “Đông Nam Á trong chính sách đối

ngoại Trung Quốc đầu thế kỉ XXI” của Mẫu Huyền Sâm, Học viện Quan hệ

quốc tế, xuất bản tháng 7/2006 Các bài viết: “Tranh chấp bãi cạn

Scarborogh và cách thức đấu tranh đòi chủ quyền của Philippines ở Biển Đông” của tác giả Lê Thị Thanh Hương, Tạp chí Đông Nam Á, 5/2013;

“Chính trị nội bộ Philippines với tranh chấp Trường Sa” của tác giả Trần

Thanh Tùng, Nghiên cứu quốc tế, số 3, 2009; “Bàn về chiến lược cường quốc

Trang 10

biển của Trung Quốc sau Đại hội XVIII”, của tác giả Nguyễn Hùng Sơn và

Đặng Cẩm Tú, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4, 12/2014.v.v

chất tiếp cận khác nhau đã phần nào làm sáng rõ một số nội dung trong quan

giao

- Về các tài liệu nước ngoài:

Do hạn chế về trình độ ngoại ngữnên tôi chưa tiếp cận được nhiều tài liệu nước ngoài viết về mối quan hệ Trung Quốc - Philippines Hiện chúng tôi mới chỉ tiếp cận

được tác phẩm của Carlyle A Thayer, “South China Sea: Philippines Takes Case to

UN - 1,2,4,5,6”, Thayer Consultancy Background Brief, January 23, 2013; “ASEAN - China and china - The Philippines Jrade Relations, Deve lopment and Prospects,

2007;“China’s Relations with ASEAN: Partners in the 21st Century?”, Pacica Review, Volume 13, Number 1, February 2001; The Prospects of the ASEAN–

China Free Trade Area (ACFTA): A Qualitative Overview, Journal of the Asia

Pacific Economy Vol 12, No 4, 485–503, November 2007; Philippines – China

Relations: The Case of the South China Sea (Spratly Islands) Claims, của

Mark Anthony M Velasco, De La Salle University-Manila, Philippines, đăng

No 6 , December 2014; Philippines-China Relations, 2001–2008:

Dovetailing National Interests của Charles Joseph DE GUZMAN Faculty,

Philippine Science High School (Main) đăng trong ASIAN STUDIES: Journal of Critical Perspectives on Asia; Volume 50:1 (2014)

Như vậy, các tài liệu tiêu biểu nêu trên đã tập trung nghiên cứu một hoặc một số vấn đề trong quan hệ của hai nước.Có những lĩnh vực được các tác giả đi sâu phân tích, tìm hiểu, nhưng cũng có những lĩnh vực lại mới chỉ

đề cập qua.Đây là những tài liệu tham khảo hết sức quý giá giúp tôi tiến hành

Trang 11

nghiên cứu vấn đề nêu ra Trên cơ sở những tài liệu này,tôi cố gắng thực hiện

đề tài nghiên cứu về quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines ở tất cả các lĩnh vực một cách có hệ thống, toàn diện, góp phần bù đắp những khoảng trống trong nghiên cứu quan hệ của hai nước

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines ở tất cả các lĩnh vực để rút ra một số nhận xét về mối quan hệ này, qua đó có thêm những tham khảo đối

với Việt Nam trong quan hệ với các nước

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt mục đích đề ra, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Philippines giai đoạn 2001 - 2015

- Phục dựng lại thực trạng quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng; thương mại, đầu

tư và các lĩnh vực hợp tác khác; quan hệ Trung Quốc - Philippines trong ASEAN; về vấn đề tranh chấp lãnh hải.v.v

- Đưa ra một số nhận xét về quan hệ Trung Quốc - Philippines: thành tựu, hạn chế; tác động của mối quan hệ này đối với bản thân mỗi nước và khu vực, thế giới; so sánh quan hệ Trung Quốc - Philippines với quan hệ giữa

Trung Quốc và một số nước khác

Trang 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Philippines giai đoạn từ

2001 đến 2015

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian, nghiên cứu quan hệ Trung Quốc - Philippines trong khoảng thời gian từ năm 2001 (khi bà Arroyo lên làm Tổng thống Philippines) đến năm 2015 Tuy nhiên, để làm rõ những nhân tố tác động đến quan hệ Trung Quốc - Philippines, chúng tôi có đề cập đến quan hệ giữa hai nước trước năm 2001

- Về nội dung, nghiên cứu những nội dung hợp tác chủ yếu trong quan

hệ của hai nước Trung Quốc và Philippines Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến quan hệ của hai nước thông qua khuôn khổ ASEAN và một số vấn đề có liên quan đến mối quan hệ này

Ngoài đối tượng và phạm vi nêu trên, những vấn đề khác không thuộc

đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tài liệu

Để hoàn thành khóa luận này,tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau đây:

Philippines nói riêng, Trung Quốc với ASEAN nói chung

- Tài liệu của các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực

cứu, báo cáo trong các hội thảo khoa học liên quan đến nội dung khóa luận

Trang 13

- Các bài báo đăng trên các tạp chí, trong đó chủ yếu là Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Trung Quốc, Nghiên cứu Đông Bắc Á, Tạp chí

Quan hệ quốc tế, các nguồn tin của TTXVN.v.v

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, chủ yếu sử dụng phương pháp

phân tích, phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic

6 Đóng góp của khóa luận

Với khóa luận này, tôi cố gắng để có thể đạt được một số đóng góp sau:

vực trong quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines từ năm 2001 đến nay

- Bước đầu có những nhận xét, đánh giá về quan hệ của hai nước Trung Quốc và Philippines, trên cơ sở đó nêu lên một số gợi mở đối với quan hệ song phương giữa các nước, trong đó có Việt Nam

- Là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ học tập, nghiên cứu về quan

hệ Trung Quốc và Philippines cho sinh viên chuyên ngành lịch sử thế giới,

quan hệ quốc tế và những người quan tâm

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa

luậnđược trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Những nhân tố tác động đến quan hệ Trung Quốc - Philippines (2001 - 2015)

Chương 2 Quan hệ Trung Quốc - Philippines trên một số lĩnh vực từ

2001 đến 2015

Trang 14

Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ TRUNG QUỐC – PHILIPPINES (2001 – 2015)

1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực

Những năm cuối thế kỷ XX và hơn một thập niên đầu của thế kỷ XXI,

song phương và đa phương Cơ cấu địa chính trị và sự phân bố quyền lực toàn

nghĩa tư bản Sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực giữa hai siêu cường Xô -

mới Với sự vươn lên phát triển vượt trội về kinh tế, quân sự, ngoại giao, Mỹ

cố gắng để chi phối thế giới bằng một trật tự “đơn cực” Còn các nước khác

như Anh, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc…, thì lại muốn thiết lập một trật tự

thế giới “đa cực”

Trên thực tế, thế giới hiện nay đang tồn tại cục diện “nhất siêu đa

cường” Cục diện này đang được hình thành ngày càng rõ nét và chuyển biến

theo xu hướng thu hẹp khoảng cách về tiềm lực giữa các nước lớn do sự xuất hiện, phát triển và cạnh tranh của các chủ thể mới trong quan hệ quốc tế Mỹ vẫn là siêu cường mạnh nhất, song sự vượt trỗi của Mỹ so với các nước lớn ngày càng có xu hướng giảm dần Hiện nay, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới và ngân sách quốc phòng chỉ đứng sau Mỹ Các nền kinh tế mới nổi gồm: Braxin, Nga, Ấn Độ

và Nam Phi giành được thế cạnh tranh với ba trung tâm truyền thống là Mỹ,

EU và Nhật Bản Quan hệ giữa các nước lớn chuyển biến căn bản theo hướng hòa dịu và cùng nhau xây dựng các khuôn khổ, cơ chế mới để cùng hợp tác

xử lý những khác biệt, mâu thuẫn

Trang 15

Những năm gần đây, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa tiếp tục tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế, khu vực và từng quốc gia

giữa các nước, thúc đẩy sự giao lưu trao đổi và sự gắn kết giữa các dân tộc Toàn cầu hóa trở thành một xu thế khách quan lôi cuốn các nước trên thế giới tham gia Tuy nhiên, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt

hóa không chỉ tạo ra những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, mà còn thúc đẩy mối quan hệ liên quốc gia gia tăng cả bề rộng lẫn chiều sâu

Tự do hóa kinh tế và cải cách thị trường trên toàn thế giới diễn ra phổ biến Các nền kinh tế dựa vào nhau, xâm nhập lẫn nhau, khiến cho các nước ngày càng tùy thuộc lẫn nhau Toàn cầu hóa tạo điều kiện giao lưu văn hóa tri thức quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mặt khác, toàn cầu hóa cũng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các quốc gia dân tộc, giữa tăng trưởng kinh tế với bất công xã hội, tăng khoảng cách phát triển giữa các quốc gia và trong từng quốc gia, giữa các lực lượng

Do đó, toàn cầu hóa không chỉ là kinh tế mà còn là một quá trình đấu tranh kinh tế - xã hội, kinh tế - văn hóa, tư tưởng rất gay gắt vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các quốc gia dân tộc trên toàn thế giới

Sự vận động của thế giới trong hơn một thập niên đầu của thế kỷ XXI cho thấy một đặc điểm, đó là vai trò các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn trở thành nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của thế giới Các nước lớn có trình độ phát triển cao về kinh tế, khoa học - kỹ thuật, công nghệ, sức mạnh về quân sự như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc, Ấn

Độ tỏ rõ tham vọng “lãnh đạo thế giới” Quan hệ giữa các nước lớn diễn ra

Trang 16

với nhiều cấp độ khác nhau: đồng minh, đối tác chiến lược, đối tác xây dựng, đối thủ trực tiếp… Đồng thời, các mức độ quan hệ này cũng luôn thay đổi, chuyển hóa phức tạp khó lường, nó chi phối quan hệ quốc tế hiện nay

Cũng hơn một thập niên đầu thế kỷ XXI, thế giới bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua Cuộc khủng khoảng gây ra đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng ở nhiều

hiện nhiều chính sách như tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước, chú trọng phát triển bền vững, hạn chế phân hóa giàu nghèo… Cuộc khủng hoảng

đã làm biến đổi cục diện kinh tế thế giới, trung tâm kinh tế thế giới chuyển dịch từ phương Tây sang các khu vực khác, nhất là sang khu vực phương Đông Trong đó, Trung Quốc nổi lên như một quyền lực kinh tế mới, cùng đóng vai trò trong việc đưa nền kinh tế thế giới vượt qua khủng hoảng Hoạt động liên kết kinh tế tiếp tục diễn ra sôi động và rộng khắp với vai trò dẫn dắt của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản… Nổi lên ở đây là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP).v.v

giới phát triển tiến bộ, nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật, góp phần thúc đẩy hòa bình, dân chủ Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề mang

thể giải quyết được Nó cần sự chia sẻ, hợp tác cùng giải quyết giữa các quốc

sóng cách mạng đường phố diễn ra ở khu vực Bắc Phi, Trung Đông gây ra

vấn đề toàn cầu hiện nay đang tiếp tục đe dọa đến sự sống của nhân loại như:

ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh hiểm nghèo, khủng bố quốc

Trang 17

tế, xung đột tôn giáo, sắc tộc, các vấn đề an ninh phi truyền thống Những

hợp, hợp tác (cả song phương lẫn đa phương) một cách có hiệu quả không

khó đoán định Tương quan trên thế giới tiếp tục có những chuyển biến mạnh

mẽ Các nước lớn sẽ tiếp tục triển khai và điều chỉnh chiến lược, sức mạnh và

vị thế quốc tế của Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ…gia tăng sẽ tạo điều

thiết chế cũng như “luật chơi” quốc tế Cạnh tranh chiến lược, xung đột lợi

Dương sẽ trở nên gay gắt hơn Tuy nhiên, khó có khả năng bùng phát xung đột quân sự Mỹ - Trung do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân Mỹ vẫn phải tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Trung Đông, Nam Á, trong khi Trung Quốc phải dồn sức lực để xử lý các vấn đề đối nội và phát triển đất nước

quan hệ song phương giữa các nước, trong đó có quan hệ Trung Quốc -

Philippines

Trong sự phát triển của thế giới từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay,

quan trọng của thế giới Nơi đây đã và đang trở thành khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh của nhiều nước, nhất là các nước lớn

- Về kinh tế:

Hợp tác khu vực lớn nhất hiện nay là Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), có dân số chiếm khoản gần 50% dân số thế giới,

Trang 18

đóng góp gần 50% thương mại và 60% GDP thế giới Chính khu vực này đã ảnh hưởng đến sự hình thành một cấu trúc kinh tế thế giới mới cân bằng hơn, trở thành trục xoay trong quan hệ của các nước Mỹ, Tây Âu và các nước lớn khác hiện nay

Xu hướng liên kết kinh tế, an ninh - chính trị trong khu vực diễn ra ngày càng năng động, đa dạng hơn với động lực quan trọng nhất là nhu cầu gia tăng không ngừng về thúc đẩy hợp tác mọi mặt giữa các nước trong khu vực Các nước Đông Nam Á đã hợp tác với nhau trong tổ chức ASEAN về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (APTA) được hình thành Các nước Đông Nam Á là những thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) Sự hợp tác trong nhóm nước ngày càng gia tăng ASEAN có xu hướng đẩy mạnh liên kết sâu rộng và toàn diện để tăng sức mạnh như một cộng đồng Một loạt chương trình đã thông qua nhằm định hướng tương lai

xã hội Ngoài việc tăng cường hợp tác liên kết nội bộ trong khu vực, ASEAN còn mở rộng hợp tác ra bên ngoài theo các mô hình khác nhau như: ASEAN +

1, ASEAN + 3, các khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ… Các nước ASEAN đã thiết lập quan hệ đối tác với Mỹ, Nga, các nước Đông Bắc Á, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) Phần lớn các nước lớn trên thế giới, các tổ chức khu vực đều muốn

mở rộng hợp tác với các nước ASEAN Bởi vì, đây là một thị trường có tiềm năng nguồn nhân lực dồi dào, năng động, giàu tài nguyên, là nơi để các nước đầu tư chuyển giao công nghệ Đầu tư nước ngoài vào khu vực này tăng nhanh nhất thế giới, năm 2000 là 13,7 tỷ USD đến năm 2004 là 25,1 tỷ USD, hiện nay con số này còn tăng rất nhiều lần…

Trang 19

- Về an ninh - chính trị:

Các nước Đông Nam Á đã thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF),

những xáo động lớn nhưng đấu tranh giành quyền lực giữa các phe phái diễn

ra gay gắt, phức tạp Các nguyên nhân chủ yếu là do các nước này đang trong

liên tiếp thay đổi người đứng đầu, liên tục rơi vào khủng hoảng Khu vực Đông Nam Á có nhiều quốc gia theo đạo Hồi, đông nhất là Indonesia làm cho hoạt động khủng bố ly khai của một số phần tử Hồi giáo cực đoan tiến hành

đã gây ra cho khu vực sự bất ổn định Khủng bố đã trở thành mối đe dọa đối với an ninh và phát triển kinh tế trong khu vực, nhất là lĩnh vực đầu tư và du lịch Một số phần tử theo khuynh hướng Hồi giáo cực đoan đang trỗi dậy tại Indonesia, Philippines, Thái Lan, Myanmar Nó đã gây ra một số vụ khủng bố nghiêm trọng trong khu vực tại Bali năm 2002 và 2005, tại miền Nam Thái Lan năm 2005 Bên cạnh đó, ở các nước trong khu vực còn diễn ra một số

hóa, và quốc tế hoá với sự tác động của các thế lực bên ngoài, đặc biệt tại Philippines, Thái Lan và Myanmar Ngoài ra, khu vực này vẫn tồn tại một số bất đồng và tranh chấp biên giới, chủ quyền lãnh thổ nhưng không bùng nổ thành xung đột như giữa Thái Lan và Campuchia Tranh chấp về mặt lịch sử giữa các nước trong khu vực với Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, đặc quyền kinh tế…, tạo ra sự tranh chấp về sự ảnh hưởng của Trung Quốc, Nhật Bản đến khu vực Đông Nam Á Trong những năm gần đây đã diễn ra vấn đề tranh chấp về Biển Đông và nó đã thu hút được sự chú ý của cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các nước lớn trên thế giới

Trang 20

Mỹ triển khai chiến lược “tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương”, tăng

cường hợp tác với các nước đồng minh, chủ động linh hoạt trong quan hệ với các đối tác mới nổi ở khu vực để kiềm chế, cân bằng với Trung Quốc Mỹ tiếp

“vành đai” chiến lược nhằm ngăn ngừa Trung Quốc Song, có thể thấy vai

gia tăng Trung Quốc chú trọng mở rộng không gian chiến lược, mở rộng ảnh hưởng để tìm cách từng bước áp đặt vai trò lãnh đạo khu vực, đối phó với sự can dự của Mỹ và đồng minh

Trong thời gian tới, ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc ở khu vực đã và

rõ ràng như thời Chiến tranh lạnh Nga sẽ ngày càng lớn mạnh về kinh tế, từng bước cân bằng quan hệ với Mỹ, EU và quan tâm nhiều hơn đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á Nhật Bản từng bước vươn lên về chính trị để ngang bằng với sức mạnh kinh tế và sẽ can dự ngày càng nhiều hơn, trực tiếp hơn vào các vấn đề quốc tế khu vực

Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực địa - chiến lược quan

quan tâm nhiều hơn đến khu vực này và tiếp tục chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực làm cho châu Á - Thái Bình Dương ngày càng tập trung nhiều

các nước lớn với các nước trong khu vực Sự tranh chấp chủ quyền về biển, đảo; sự tranh giành lợi ích giữa các nước lớn và chính sách chạy đua vũ trang

có thể gây bùng nổ xung đột ở Biển Đông, Bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản….ba nước lớn này sẽ tiếp tục gia tăng ảnh hưởng và tranh giành lợi ích tại khu vực Đông Nam Á Đặc biệt, Trung Quốc

sẽ đẩy mạnh thực hiện chiến lược biển, quyết liệt hơn trong thực hiện ý đồ,

Trang 21

tham vọng khống chế kiểm soát Biển Đông, cạnh tranh quyết liệt với Mỹ về

tiếp tục diễn biến phức tạp

Quan hệ Trung Quốc - Philippines giai đoạn 2001 - 2015 nằm trong bối

Mối quan hệ song phương này dù là ở phương diện nào cũng sẽ chịu ảnh

hưởng, chi phối của tình hình nói trên

1.2 Nhân tố Mỹ nhân tố ASEAN trong quan hệ Trung Quốc - Philippines

1.2.1 Nhân tố Mỹ

ảnh hưởng của một số nước trong đó có Mỹ Mục tiêu bao trùm của Mỹ đối

kì cường quốc hoặc liên minh nào nổi lên thách thức vị trí ảnh hưởng và lợi

toàn tuyến đường hàng hải qua khu vực này.v.v

chiến lược châu Á - Thái Bình Dương để kiềm chế ảnh hưởng của Liên Xô, ngăn chặn sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội Mỹ đã thực hiện chính sách bảo

nước Đông Nam Á, trong đó có ở Philippines

Từ đầu thế kỉ XXI, nhất là sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ bắt đầu thực hiện

“Chiến lược toàn cầu mới” nhằm ngăn chặn sự “trỗi dậy” của Trung Quốc,

giáo và tầm quan trọng ngày tăng của các tuyến đường hàng hải đối với an ninh năng lượng quốc tế Mỹ ngày càng quan tâm hơn và từng bước quay trở lại khu vực Đông Nam Á, quay trở lại các đồng minh truyền thống, mà

philippines là nước không thể bỏ qua

Trang 22

Về chí nh trị, Mỹ giương chiêu bài “dân chủ, tự do, nhân quyền” gây áp

lực đối với ASEAN thành lập Ủy ban nhân quyền ASEAN; bao vây cấm vận

Myanmar và ủng hộ “phái dân chủ” đòi chính quyền Myanmar cải cách dân

chủ, gây sức ép với Việt Nam về nhân quyền và tôn giáo Mỹ can thiệp vào

ở Philippines và Indonesia nhằm xây dựng các chính phủ thân Mỹ…

Về an ninh quốc phòng, Mỹ khôi phục và tăng cường hợp tác an ninh

quân sự với các nước Đông Nam Á: củng cố quan hệ với các nước đồng minh

cũ thông qua hàng loạt các thỏa thuận quân sự mới như ký với Thái Lan thỏa thuận thiết lập căn cứ hải quân mới gần Satahip và Utapao và lập trung tâm

chống khủng bố (năm 2003); ký với Singapore “Thỏa thuận khung về hợp tác

đối tác chiến lược trong phòng thủ và an ninh” (năm 2003) Ngoài ra, Mỹ còn

cải thiện và mở rộng hợp tác an ninh quốc phòng với những nước khác như Indonesia, Malaysia Mỹ gia tăng can dự và kiểm soát trên biển, trong đó có

Eo biển Malacca và khu vực Biển Đông thông qua “Sáng kiến an ninh

Contenno” (CSI), “Sáng kiến an ninh hàng hải khu vực” (RMSSI), “Hiệp ước trợ giúp hậu cần”.v.v

Về kinh tế, Mỹ chủ trương thúc đẩy khu vực Đông Nam Á, mở cửa thị

trường, cải thiện môi trường cho hàng hóa và đầu tư của Mỹ Do vậy, Mỹ ký

“Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác ASEAN - Mỹ” (năm 2005),

thúc đẩy các sáng kiến mới như “Sáng kiến Doanh nghiệp ASEAN” (2002) và

“Chương trình hợp tác ASEAN” (năm 2004), ký Hiệp định thương mại tự do

với Singapore (năm 2003)… Thương mại song phương Mỹ - ASEAN đã tăng lên 140 tỷ USD năm 2004, so với 130 tỷ USD năm 2003[22; tr.53] Hiện nay, ASEAN và Mỹ đang là đối tác thương mại lớn thứ tư của nhau với kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 186 tỷ USD Mỹ là nước đầu tư lớn thứ ba ở ASEAN, với tổng số vốn đầu tư đạt 8,5 tỷ USD năm 2010[47] Các nước

Trang 23

ASEAN và Mỹ nhấn mạnh trong thời gian tới sẽ tăng cường hợp tác và đầu tư nguồn lực để triển khai hiệu quả các dự án và hoạt động trong thời gian tới Đối với Philippines, đã từ lâu là thuộc địa, là đồng minh truyền thống thân cận của Mỹ, là nơi Mỹ đã xây dựng và đặt các căn cứ quân sự để triển

Arroyo trở thành Tổng thống thứ 14 của Philippines, Washington nhanh

quyền mới Tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ ở Manila nhấn mạnh: “Mỹ rất vui

mừng rằng cuộc khủng hoảng tổng thống tại Philippines đã được giải quyết,

mà không có bạo lực và phù hợp với trì nh tự hiến pháp và dân chủ… Chúng tôi có mối quan hệ hợp tác cực kì chặt chẽ với tân Tổng thống Arroyo trong quá khứ và mong muốn hợp tác với bà để tăng cường hơn nữa mối quan hệ

Mỹ - Philippines” [43]

Về chí nh trị, Mỹ can thiệp vào tình hình chính trị nội bộ, can thiệp vào

cách lôi kéo Philippines khỏi ảnh hưởng của các nước lớn khác, đặc biệt là

Trang 24

Năm 2006, cả hai bên tuyên bố việc thiết lập một hiệp định an ninh mới, bao quát lĩnh vực hợp tác nhằm đối phó với sự nổi loạn, cướp biển thảm họa tự

gia tăng sự kiểm soát trên biển đối với Philippines, ủng hộ Philippines trong

tranh chấp biển với Trung Quốc về bãi cạn Scarborough,…

Về kinh tế, Mỹ và Philippines đã có quan hệ thương mại bền chặt từ hơn

một nửa thế kỷ nay Hai nước cũng đã tham gia ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA) vào tháng 11/1989 và một số các thỏa thuận

về hợp tác chống vận chuyển trái phép hàng dệt may và vải vóc…Philippines

là một trong bốn nước tham gia chương trình Đối tác cho phát triển (PFG)

tăng trưởng kinh tế tổng thể và hồi phục.Mỹ đã giúp Philipines trong việc phát triển kinh tế, đầu tư của Mỹ vào Philippines không ngừng tăng lên, giúp nhân dân Philippines khắc phục hậu quả của các cơn bão Philippines là điểm đến đầu tư nước ngoài hấp dẫn với các công ty Mỹ, bởi chi phí thương mại thấp, giá thành sinh hoạt thực phẩm, điện, nước, nhà cửa… thấp hơn 50% so với ở Mỹ Hiện tại, Mỹ là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Philippines Chỉ tính riêng năm 2012, FDI của Mỹ vào Philippines tăng đáng

kể, lên đến 497,61 triệu USD Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Philippines, sau Nhật Bản

Trong thời gian gần đây, Philippines bắt đầu có lập trường độc lập và

Philippines đã bắt đầu phản đối những gì họ cảm nhận như là sự can thiệp của Washington trong các vấn đề nội bộ của đất nước, cũng như sự hiện diện của

Trang 25

quân đội Mỹ với các cuộc diễn tập trong một thời gian dài Ông Benigno Aquino III, Tổng thống Philippines đắc cử hôm 10/5/2010 đã kêu gọi sửa đổi Hiệp định lực lượng Thăm viếng (VFA), cho phép và định nghĩa các cuộc tập

Estradam, người đứng thứ hai trong cuộc bầu cử, cũng đã kêu gọi sửa đổi hiệp định này Đây đồng thời phản ánh thực tế sự thất vọng của người dân

Philippines phát triển rực rỡ trên nhiều lĩnh vực nhưng trong giai đoạn gần đây, dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc quan hệ này đang từng bước có sự thay đổi làm cho quan hệ Philippines cũng theo chiều hướng xấu đi, nghiêng

phủ và người dân Philippines mới chỉ được thể hiện qua lời nói, nhưng dù sao

quan hệ đồng minh giữa Washington và Manila cũng không còn “mặn mà”

như xưa[7; tr.71]

Philippines trong thời gian gần đây đã tạo ra một rào cản lớn đối với quan hệ giữa Trung Quốc với Phillippies Trong khi Trung Quốc muốn tăng cường độc chiếm Biển Đông thì sự hiện diện của Mỹ là một thách thức không nhỏ đối với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh Mặt khác, trong thời gian gần đây những phản đối

có cơ hội để tăng cường hợp tác toàn diện với Philippines trên nhiều lĩnh vực

để thực hiện tham vọng của mình đối với các nước ở khu vực châu Á - Thái

Bình Dương

1.2.2 Nhân tố ASEAN

ASEAN là một tổ chức khu vực đang phát triển năng động và được sự quan tâm của nhiều nước lớn ASEAN đã mở rộng quan hệ hợp tác song phương với Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc, Ấn Độ….Chính sự hợp tác

Trang 26

đó đã tạo điều kiện cho các nước thành viên trong tổ chức có cơ hội học hỏi trao đổi, nhận sự viện trợ từ các nước lớn để phát triển đất nước Và một trong những nước lớn có sự quan tâm sớm nhất, có tác động thúc đẩy tổ chức ASEAN ngày càng phát triển đó chính là Trung Quốc

Kể từ khi bước vào thế kỷ XXI đến nay, Trung Quốc là cường quốc đang

“trỗi dậy” và ngày càng phát triển mạnh mẽ Với sự gia tăng về thực lực,

Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng từng bước khẳng định vị trí nước lớn của mình Trong quá trình đó, Trung Quốc phải xác lập khu vực ảnh hưởng ngoài lãnh thổ nhằm ngăn chặn nguy cơ gây bất lợi của

ASEAN ngày càng được cải thiện Trung Quốc muốn lôi kéo ASEAN, gạt bỏ ảnh hưởng của các nước lớn khác trong khu vực nhất là Mỹ và Nhật Bản để từ

đó xác lập vị trí lãnh đạo khu vực Trung Quốc muốn xây dựng hình ảnh mới

“Mối đe dọa Trung Quốc” sẽ tạo tâm lý e ngại Trung Quốc trong nội bộ các

nước này và rõ ràng sẽ tác động bất lợi cho hình ảnh và sự nghiệp phát triển của Trung Quốc Do vậy, Trung Quốc đưa ra nhiều biện pháp và hành động nhằm chứng tỏ Trung Quốc phát triển hòa bình và đem lại thịnh vượng cho

khu vực và Trung Quốc là nước lớn có trách nhiệm

Về chí nh trị, Trung Quốc cố gắng tạo lập khuôn khổ hợp tác ổn định

trong thế kỷ XXI với các nước ASEAN cả đa phương lẫn song phương Năm

bì nh và thịnh vượng”, cam kết tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và sự

lựa chọn con đường phát triển của nhau, tăng cường hợp tác và trao đổi kinh

Trang 27

tác đảm bảo an ninh khu vực Đầu 2006, đã xây dựng khuôn khổ hợp tác song phương với tất cả các nước ASEAN Bên cạnh đó, Trung Quốc đề cao vai trò của ASEAN trong hợp tác đa phương khu vực như ủng hộ ASEAN đóng vị trítrụ cột trong ARF, Cộng đồng Đông Á…Trung Quốc còn thể hiện trách

thần năm 2004 khắc phục hậu quả ở Thái Lan, Indonesia

Về an ninh, Trung Quốc thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin như:

là quốc gia đầu tiên ngoài khu vực gia nhập Hiệp ước Thân thiện và hợp tác (TAC) với ASEAN (2003), ký Tuyên bố chung về hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống (2002), ký Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở khu vực Biển Đông (DOC).v.v Mặc dù vậy, trong thời gian gần đây Trung Quốc đã

có nhiều hành động tranh chấp ở Biển Đông làm cho lòng tin của các nước

Về kinh tế - thương mại, Trung Quốc đưa ra thuyết “Cơ hội Trung Quốc”, trong đó cho rằng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc không phải là

mối đe dọa mà là nhân tố đem lại thịnh vượng cho khu vực nhằm phản bác lại

thuyết “Mối đe dọa Trung Quốc” Để chứng minh, năm 2002 Trung Quốc đã

ký với ASEAN thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN; tham gia và đề xuất những dự án phục vụ cho sự phát triển của khu vực như

dự án sông Mê kông, tuyến đường sắt xuyên Á…Trung Quốc còn tham gia vào các cơ chế quốc tế do ASEAN chủ trì như ASEAN + 1, ASEAN + 3, ARF… Hiện nay, Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN được triển

Kim ngạch thương mại Trung Quốc - ASEAN trong năm 2014 đạt trên 480 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm 2013, cao gấp 5 lần so với năm 2005, trong đó

Trang 28

cán cân thương mại vẫn tiếp tục nghiêng về Trung Quốc (nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước ASEAN khoảng 208 tỷ USD, xuất khẩu khoảng 272

nên hoạt động của Trung Quốc tại các cơ chế đa phương của khu vực vẫn khá

dè dặt Trong số cơ chế hợp tác đa phương khu vực mà Trung Quốc tham gia

nước (Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan) và ADB[22; tr.67]

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng quan tâm và thực hiện “chính sách xoay

trục” về khu vực châu Á, Trung Quốc cũng đã có sự điều chỉnh căn bản và

thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á Có thể nói, sự tham gia sâu rộng của Trung Quốc ở khu vực này vừa tạo ra thời cơ, vừa đưa đến thách thức đối với các nước ASEAN Philippines phải tận dụng tốt những cơ hội để phát

đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN để phát triển riêng cho Philippines

Quan sát mức độ hợp tác của Trung Quốc trong các cơ chế do ASEAN

quốc tế không đơn thuần chỉ là “lời lẽ ngoại giao” mà còn trực tiếp chỉ phối

“hành vi ngoại giao” của chính phủ Trung Quốc Ý thức trách nhiệm nước

lớn của Trung Quốc, đã và đang chế ước các nguyên tắc hành vi ngoại giao của Trung Quốc[22] Việc đề xuất các giải pháp xây dựng lòng tin tại diễn đàn ARF, thực hiện ưu đãi đặc thù đối với các nước ASEAN có nền kinh tế phát triển thấp hơn trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, tiên phong mở cửa thị

trường trong kế hoạch xây dựng khu mậu dịch, hay gia nhập “Hiệp ước thân

thiện và hợp tác Đông Nam Á” đều phản ánh rõ điều đó, Trung Quốc cố gắng

đạt mục tiêu tạo dựng hình ảnh một nước sẵn sàng gánh vác “trách nhiệm

chung” đối với nghĩa vụ quốc tế

Trang 29

1.3 Quan hệ Trung Quốc - Philippines trước năm 2001

Quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Philippines diễn ra từ khá sớm Bằng “con đường tơ lụa” và đường biển, các thương nhân hai nước đã có sự giao lưu trao đổi buôn bán từ thời cổ, trung đại Đến đầu thế kỷ XX, quan hệ hai nước tiếp tục phát triển Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

ra đời, đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Trung Quốc

Kể từ đây, Trung Quốc bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhưng đây cũng là thời kì mà cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản chủ nghĩa (do Mỹ đứng đầu) và xã hội chủ nghĩa (do Liên Xô đứng đầu) diễn ra căng thẳng, gay gắt Trung Quốc đang trong thời kì gặp

bên kia chiến tuyến, là nơi mà Mỹ đang đặt các căn cứ quân sự để thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Cuộc chiến tranh xâm lược của người

Mỹ đối với Việt Nam được xem là cuộc chiến tranh cục bộ dài ngày nhất, ác

giữa Trung Quốc và Philippines, làm cho quan hệ giữa hai nước chưa khởi

yếu quan hệ với các nước truyền thống, quan hệ với Mỹ và các nước trong khối ASEAN

thay đổi Hai siêu cường Xô - Mỹ đã ký các hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh lạnh Trung Quốc đã và đang rút ra những sai lầm trong đường lối phát triển, Mỹ thất bại trong chiến tranh Việt Nam Cùng với sự phát triển kinh tế, vị thế quốc tế ngày càng được nâng lên Trung Quốc mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới Trong đó, khu vực châu Á

Trang 30

- Thái Bình Dương rất được Trung Quốc coi trọng và ưu tiên hàng đầu là các nước láng giềng

hệ ngoại giao vào năm 1975 Thế nhưng, cho đến trước năm 1992, do bị chi phối bởi Chiến tranh lạnh và trật tự hai cực Ianta nên quan hệ giữa hai nước không tránh khỏi những hạn chế Quan hệ này chỉ thực sự bước vào thời kỳ

phát triển thực chất, toàn diện kể từ sau năm 1991

Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, quan hệ gữa các quốc gia dân tộc được tăng cường Từ năm 1992, Philippines điều chỉnh chính sách đối ngoại với phương châm ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế Bên cạnh những người bạn truyền thống, Philippines đã mở rộng hợp tác với các nước, các tổ chức trên thế giới Đặc biệt Philippines đã đẩy mạnh quan hệ với các nước láng giềng ở châu Á - Thái Bình Dương Hiện nay, Philippines chủ trương chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng hóa đa phương hóa, coi trọng quan hệ với các nước lớn, thúc đẩy hòa bình ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát triển quan hệ với ASEAN, với Trung Quốc, Ấn Độ…Thông qua ASEAN, Philippines muốn mở rộng quan hệ với các cường quốc lớn trên thế giới mà Trung Quốc

là một điển hình Đồng thời Philippines cũng mong muốn các nước ASEAN ủng hộ Philippines trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông

Tuy nhiên, trong thập niên 90 của thế kỷ XX, quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - Philippines cũng dường như không thể có được Hai quốc gia

đã sa lầy trong các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông, nhất là sự kiện Vành Khăn Manila phản ứng lại tính ngoan cố của Bắc Kinh bằng cách củng

cố quan hệ quốc phòng với Washington Sự kiện Vành Khăn đã được lắng

Trang 31

xuống vào đầu năm 1999, kể từ đây các nhà lãnh đạo hai nước đã có chuyến thăm lẫn nhau và ký nhiều văn kiện hợp tác

Ngày 23/3/1999, tại Bắc Kinh, trong cuộc hội đàm với Phó Tổng thống Philippines Macapagan Arroyo đang ở thăm Trung Quốc, Phó Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh: Trung Quốc sẵn sàng phát triển hợp tác lâu dài, ổn định láng giềng thân thiện với Philippines và các nước ASEAN trên cơ

quan hệ ngoại giao năm 1975 đến nay, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Trung Quốc và Philippines trên mọi lĩnh vực đã phát triển đáng kể Ông cũng nhấn mạnh, việc phát triển quan hệ Trung Quốc - Philippines trong bối cảnh hiện

hệ với Trung Quốc trong thiên niên kỷ mới Bà Arroyo khẳng định sự ủng hộ

của Philippines đối với nguyên tắc “một nước Trung Hoa”[29]

Giữa lúc bao phủ bởi bóng đen của cuộc khủng hoảng con tin và cuộc

Joseph Estrada bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên về quan hệ hai nước và ngay lập tức đã đảm bảo một kế hoạch cải thiện quan hệ và giải quyết tranh chấp lãnh thổ Sau lễ đón tiếp tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã hội đàm với Tổng thống Philippines Estrada Tại cuộc hội đàm, Giang Trạch Dân đã đưa ra 4 ý tưởng về phương hướng phát triển lành mạnh; thúc đẩy hợp tác theo chiều sâu, củng cố hơn nữa cơ sở quan hệ hai nước; căn cứ vào thực tế và khả năng giải quyết thỏa đáng những bất đồng còn tồn tại giữa hai bên, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền

Trạch Dân cũng đã nhắc lại lập trường nguyên tắc của Trung Quốc trong vấn

đề Đài Loan

Trang 32

Ông Estrada cho rằng quan hệ Philippines - Trung Quốc cực kỳ quan trọng và mong muốn tăng cường hợp tác rộng rãi với Trung Quốc trong phạm

vi quốc tế và khu vực Chủ tịch Giang Trạch Dân nhấn mạnh từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1975 đến nay, quan hệ Trung Quốc -

kinh tế, văn hóa [46] Chủ tịch Giang Trạch Dân cho rằng, phương hướng phát triển quan hệ hai nước tương lai là tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, mở rộng hợp tác trên mọi lĩnh vực, giải quyết ổn thỏa những tranh chấp bất đồng thông qua đàm phán góp phần vào

quốc tế, đặc biệt là hợp tác trong Liên Hợp Quốc, Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF)… Chủ tịch Giang Trạch Dân đánh

giá cao sự ủng hộ của Philippines đối với nguyên tắc “một nước Trung Hoa”

và chính sách “thống nhất hòa bình”, “một nước hai chế độ” của Trung Quốc

đối với vấn đề Đài Loan

Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Đomingô Xiadôn đã ký Tuyên bố chung về quan hệ hợp tác song phương trong thế kỷ XXI Hai bên ký 5 hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế thương mại, khoa học - kỹ thuật, văn hóa và nông nghiệp Tuyên bố nhấn mạnh: Hai nước sẽ thiết lập quan hệ lâu dài ổn định, láng giềng tốt đẹp, hợp tác tin cậy lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi Để nâng quan hệ Trung Quốc - Philippines lên một tầm cao mới, hai bên

quan hệ song phương; duy trì tiếp xúc cấp cao chặt chẽ giữa hai bên; tăng cường cơ chế gặp gỡ thường niên giữa các bộ ngoại giao của hai bên; thúc

Trang 33

đẩy trao đổi hợp tác trong lĩnh vực quân sự; phát huy cơ chế hợp tác trong lĩnh vực mậu dịch, đầu tư, khoa học công nghệ, nông nghiệp, du lịch, văn hóa, giáo dục, hàng không thuế quan; khám phá các nội dung hợp tác mới trong các lĩnh vực hành pháp, tư pháp, an ninh quốc phòng, chống tội phạm xuyên

các xung đột thông qua đàm phán… Trước sự chứng kiến của Giang và Estrada, các quan chức Trung Quốc và Philippines cũng ký các hiệp định và các bản ghi nhớ về khoa học và công nghệ và về sự giúp đỡ của Trung Quốc trong một trung tâm nghiên cứu nông nghiệp tại Philippines[33]

Có thể nói với các hiệp định được ký kết trong chuyến thăm của Tổng

mới cho quan hệ hai nước trong thời gian tới, ngày càng khởi sắc vào những

thập niên đầu của thế kỷ XXI

Tiểu kết chương 1

tăng cường hợp tác quốc tế Những điều này đã tác động, tạo điều kiện thuận lợi để quan hệ Trung Quốc - Philippines được triển khai thực hiện trên các lĩnh vực

mở cửa với mục tiêu trở thành cường quốc thế giới Trung Quốc mở rộng thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương để tiến tới nắm vai trò lãnh đạo khu vực Đặc biệt trong bối cảnh

Biển Đông, nhằm cạnh tranh và hạn chế ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực

Trang 34

Philippines trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, ngoài các nước có quan hệ truyền thống như Mỹ, Philippines muốn mở rộng hợp tác đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, tìm cách hội nhập với khu vực và thế

triển, nâng cao vị thế

Trước tình hình đó, hai nước Trung Quốc và Philippines đều thấy được

giao, kinh tế, văn hóa xã hội, quân sự, khoa học - kỹ thuật…để cùng phát

Trang 35

Chương 2 QUAN HỆ TRUNG QUỐC – PHILIPPINES

TỪ 2001 ĐẾN 2015

2.1 Quan hệ chính trị - ngoại giao

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, nhất là bước vào thập niên đầu của thế

kỷ XXI, thế giới và khu vực đã có nhiều thay đổi, tạo bước ngoặt mới trong

Philippines

Quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng được thể hiện rõ nét qua mục tiêu, quan điểm, phương châm hành động và kết quả đạt được từ các cuộc tiếp xúc, các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo hai nước Trung Quốc chủ trương xây dựng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước Đông Nam Á trên cơ sở

dựng kết cấu khu vực ổn định, quan hệ các nước hài hòa dưới nguyên tắc

tin thông qua đàm phán hòa bình giải quyết tranh chấp, tạo môi trường khu

nhất thể hóa kinh tế, thực hiện cùng phát triển với các nước trong khu vực[28]

Sau khi Tổng thống Arroyo lên nắm quyền vào năm 2001, quan hệ Trung Quốc - Philippines đã bước sang giai đoạn phát triển toàn diện Bà Arroyo hy vọng làm sống động lại nền kinh tế Philippines qua việc gắn bó với nền kinh tế năng động của Trung Quốc Để biến điều đó thành hiện thực, và

để quan hệ song phương được cải thiện, Tổng thống Arroyo đã quyết định

Trang 36

không để các vấn đề bất đồng về chủ quyền Biển Đông làm ảnh hưởng tới quan hệ song phương Arroyo coi đường hướng của bà với Trung Quốc là sự

“can dự toàn diện”, nhằm phát triển “mối quan hệ toàn diện đa dạng và có tầm nhìn xa”

Trong thời gian từ 2001 đến 2015 đã có nhiều chuyến thăm cấp cao của

các nhà lãnh đạo giữa hai nước diễn ra Xu hướng “thân” Trung Quốc đã bắt

đầu hình thành trong nội bộ Chính phủ Philippines do bà Arroyo đứng đầu

đánh giá Philippines đã chuyển hướng nghiêng hơn về phía Trung Quốc Năm

con số này đã giảm 21 điểm trong 12 tháng sau đó Hiện tại, rõ ràng đa số

2009 Đồng thời, sự phản đối “chủ nghĩa đế quốc Mỹ” đang phát triển trong

dân chúng Sau cuộc bầu cử diễn ra ngày 5/10/2010, tân Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino III cho biết, trong thời gian tới Philippines

và Trung Quốc sẽ tăng cường các hoạt động hợp tác hơn nữa trên các vấn đề thương mại[7; tr.78]

2.2 Trên lĩnh vực quân sự- quốc phòng

Trong lĩnh vực quân sự quốc phòng cũng như trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, quan hệ giữa hai nước cũng có sự thay đổi

Năm 2002, Trung Quốc ký Tuyên bố về các Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông với ASEAN (DOC), trong đó Philippines là thành viên trụ cột

Năm 2003, Trung Quốc ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam

Á, trong đó kêu gọi sự hợp tác chính trị và kinh tế lớn hơn trong khu vực và ngăn cấm quay lại vũ lực quân sự

Trang 37

Tháng 11 năm 2004, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Avelino Cruz

và người đồng cấp Trung Quốc Tào Cương Xuyên đồng ý thiết lập một cơ chế cho các cuộc thảo luận về quốc phòng thường niên giữa hai bên, hai nước

ký một Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng, đồng ý đàm phán quốc phòng hàng năm và huấn luyện quân sự chung Cùng năm đó, Trung Quốc đã tặng thiết bị quân sự cho Quân đội Philippines trị giá 6 triệu USD

Tháng 4 năm 2006, Chủ tịch Thượng viện Philippines là Franklin Drilon tới thăm Trung Quốc và gặp gỡ Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc và Giả Khánh Lâm, Chủ tịch Hội nghị hiệp thương

nước đang ở trong “thời kì vàng son” và cam kết thúc đẩy hợp tác chiến lược

song phương

Để tăng cường mối quan hệ song phương, tháng 6/2006, Phó Tổng thống Philippines Noli de Castro đã tới thăm Trung Quốc Tháng 10/2006, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Antonio Santos thăm Trung Quốc và có cuộc gặp với

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Tào Cương Xuyên và đồng ý thúc đẩy mối quan hệ chiến lược gần gũi hơn, bao gồm việc trao đổi chặt chẽ hơn giữa quân đội hai bên Tháng 6/2007, Tổng thống Arroyo tiến hành chuyến thăm hai ngày tới Thành phố Thành Đô và Trung Khánh tại miền tây nam Trung Quốc, nhằm tăng cường quan hệ về thương mại và du lịch giữa hai bên và

thống Arroyo tới thăm Trung Quốc và gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Thượng Hải

Trung Quốc - Philippines cam kết thúc đẩy quan hệ song phương theo hướng ổn định và cùng có lợi Ngày 8/7/2011, Trung Quốc và Philippines đã

hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai nước Đây là kết quả đạt được sau cuộc gặp

Trang 38

kéo dài 3 giờ đồng hồ giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và người Đồng cấp Philippines Albert del Rosario đang ở thăm Bắc Kinh Tân Hoa Xã dẫn một nguồn tin sau cuộc gặp cho biết, hai bên cam kết sẽ cùng nỗ

của các bên tại Biển Đông (DOC) đã được Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ký kết Ngoài ra hai bên cùng trao đổi hàng loạt vấn đề, trong đó có thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch, hợp tác quốc phòng, phối hợp chống tội phạm xuyên quốc gia cũng như những căng thẳng gần đây trên Biển Đông

Phát biểu tại cuộc gặp, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trìkhẳng định, Trung Quốc dành sự quan tâm lớn cho việc phát triển quan hệ với

lãnh đạo hai nước và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác thiết thực nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị theo hướng ổn định và có lợi Theo ông Dương Khiết

kinh tế, đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người dân Đáp lại, Ngoại trưởng Rosario khẳng định Philippines sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc nhằm cải thiện quan hệ song phương trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau Chiều cùng ngày, ông Rosario cũng đã có cuộc gặp với Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận

trưởng hai nước, đồng thời khẳng định Trung Quốc đánh giá cao quan hệ hữu nghị và hợp tác với Philippines Trung Quốc cam kết tiếp tục là láng giềng tốt của Philippines [49]

Vấn đề tranh chấp lãnh hải trong quan hệ Trung Quốc - Philippines

bởi 9 nước và vùng lãnh thổ (Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia,

Trang 39

Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Singapore và Đài Loan) có vị trí vô cùng

là tuyến đường biển quan trọng vận chuyển hàng hóa phục vụ phát triển kinh

tế, là vùng biển chứa nguồn tài nguyên phong phú, trong đó quan trọng nhất

bối cảnh Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ và nhập dầu mỏ đứng thứ hai thế giới Tuy nhiên, thái độ và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông thời

độ địa - chính trị và địa - chiến lược Theo đó, Biển Đông là không gian lợi

trở thành “cường quốc biển” của Trung Quốc Kiểm soát được Biển Đông,

Trung Quốc sẽ khống chế được Nhật Bản, Hàn Quốc và tác động trực tiếp đến quan hệ chiến lược Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc Đối với các nước Đông Nam

Á, kiểm soát đường vùng biển này sẽ giúp Trung Quốc tăng cường và mở rộng tầm ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực đối với các nước ASEAN Báo cáo

của Đại hội Đảng Trung Quốc đã chỉ rõ: “Nâng cao năng lực khai thác tài

nguyên biển, kiên quyết bảo vệ quyền và lợi í ch biển của quốc gia, xây dựng cường quốc biển” Trong bối cảnh Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra chiến lược

“khai thác biển”, xác định biển là lối thoát trên con đường sinh tồn, trỗi dậy

và phát triển trong thế kỷ XXI, trong đó coi trọng mở rộng ảnh hưởng ở Biển Đông là tiến tới độc chiếm toàn bộ Biển Đông[25]

Sau Chiến tranh lạnh, bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều thay đổi, quan

hệ giữa Trung Quốc - ASEAN được cải thiện Các nước lớn ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ bắt đầu có mặt tham dự về các vấn đề Biển Đông (Mỹ ký với Philippines thỏa thuận bảo vệ Philippines, Mỹ và Nhật đưa Biển Đông vào phạm vi can thiệp quân sự, Ấn Độ tuyên bố Biển Đông thuộc

Trang 40

lực Vì vậy, Trung Quốc không thể tiếp tục sử dụng biện pháp vũ lực như trước đây mà điều chỉnh chính sách Biển Đông.Một mặt, tiếp tục khẳng định

lấn chiếm các đảo, củng cố và xây dựng căn cứ trên các đảo và bãi san hô chiếm được Mặt khác, Trung Quốc áp dụng biện pháp mềm dẻo, linh hoạt

hơn khi đưa ra phương châm “gác tranh chấp, cùng khai thác”, đồng thời

Đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện chính sách hai mặt

và thực dụng trên đối với vấn đề Biển Đông Tuy nhiên, điểm mới là Trung Quốc cố gắng hạn chế tối thiểu sử dụng vũ lực ở Biển Đông và khẳng định

đảo chiếm đóng, triển khai nhiều tàu chiến, các cuộc tập trận quy mô lớn ở khu vực này và đẩy mạnh hoạt động lập pháp như Quốc hội Trung Quốc tại kìhọp thứ 5, khóa 9 (tháng 3/2002) đã đề xuất 14 điểm nhằm khẳng định yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông và tăng cường lĩnh vực ở Trung Quốc

Năm 2002, Quốc Vụ viện Trung Quốc công bố “Quy hoạch vùng biển toàn

quốc” gồm 5 phần lớn, trong đó đã quy hoạch phân vùng chức năng kinh tế -

xã hội - quốc phòng, đề cập tới toàn bộ khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường

Sa và Biển Đông Năm 2003, Trung Quốc chọn Philippines là nước đầu tiên

để lôi kéo do Philippines có nền kinh tế kém phát triển và phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu nên dễ bị thỏa hiệp nhất trước những lời cam kết viện trợ kinh

tế để đổi lấy việc chấp nhận tham gia “cùng khai thác” với Trung Quốc

Tranh chấp Biển Đông đang là vấn đề thời sự của khu vực liên quan đến chủ quyền an ninh quốc gia của nhiều nước trong đó có Trung Quốc và Philippines

Ngày đăng: 23/12/2019, 14:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Thị Thanh Bình (2000), “Kinh tế Philippines phục hồi sau khủng hoảng”, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới, số 3(65) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Philippines phục hồi sau khủng hoảng"”, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới
Tác giả: Phạm Thị Thanh Bình
Năm: 2000
2. Phạm Thị Thanh Bì nh (2001), Cải cách tài chí nh ngân hàng Philipines sau khủng hoảng, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới, số 1(69) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới
Tác giả: Phạm Thị Thanh Bì nh
Năm: 2001
3. Phạm Thị Thanh Bì nh (2002), Chí nh sách kinh tế đối ngoại của Philippines trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới, số 3(77) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới
Tác giả: Phạm Thị Thanh Bì nh
Năm: 2002
4. Hồ An Cương (chủ biên), người dịch: Trần Khang, Bùi Xuân Tuấn, (2003), Trung Quốc những chiến lược lớn, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ An Cương (chủ biên), người dịch: Trần Khang, Bùi Xuân Tuấn, (2003), "Trung Quốc những chiến lược lớn
Tác giả: Hồ An Cương (chủ biên), người dịch: Trần Khang, Bùi Xuân Tuấn
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2003
5. Các nước Đông Nam Á: lịch sử và hiện tại (1990), Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nước Đông Nam Á: lịch sử và hiện tại
Tác giả: Các nước Đông Nam Á: lịch sử và hiện tại
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1990
6. Hungdanchiu, “Một số vấn đề về phân định ranh giới đường biên giới trên biển giữa cộng hòa Trung Hoa và Philippines”, Nxb Thông tấn, Hà Nội năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề về phân định ranh giới đường biên giới trên biển giữa cộng hòa Trung Hoa và Philippines”
Nhà XB: Nxb Thông tấn
7. Nguyễn Mạnh Dũng (7/2010), “Tranh chấp Biển Đông trong chính sách đối ngoại Philippines từ sau Chiến tranh lạnh đến nay”, Học viện ngoại giao - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tranh chấp Biển Đông trong chính sách đối ngoại Philippines từ sau Chiến tranh lạnh đến nay”
8. Lê Cao Đoàn (1993), Phát triển kinh tế lịch sử và lý thuyết, Nxb Chí nh trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế lịch sử và lý thuyết
Tác giả: Lê Cao Đoàn
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1993
9. Đỗ Mạnh Hà (2015), Thực trạng và tác động đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở Campuchia trong 15 năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 10(187) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Đỗ Mạnh Hà
Năm: 2015
10. Đỗ Thanh Hải (2009), Tranh chấp Trung Quốc - Philippines liên quan đến dải đá ngầm Vành Khăn năm 1995 - 1999,Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 3 tháng 9/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu quốc tế
Tác giả: Đỗ Thanh Hải
Năm: 2009
11. D.Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Chí nh trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đông Nam Á
Tác giả: D.Hall
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
12. Lê Thị Thanh Hương ( 5/2013), Tranh chấp bãi cạn Scarborough và cách thức đấu tranh đòi chủ quyền của Philippines ở biển đông, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 5, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chínghiên cứu Đông Nam Á
13. Trần Khánh (2006), Môi trường địa chí nh trị Đông Nam Á với hội nhập Việt Nam - ASEAN, Tạp chí Cộng sản, số 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Trần Khánh
Năm: 2006
14. Trần Khánh (2006), Tác động của môi trường địa chí nh trị Đông Nam Á đang thay đổi đến quan hệ ASEAN - Trung Quốc thập niên đầu thế kỉ XXI, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, tháng 1/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Trần Khánh
Năm: 2006
15. Nguyễn Ngọc Lan (2015), Quan hệ kinh tế giữa Lào và Trung Quốc trong những năm gần đây, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 10(187) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Ngọc Lan
Năm: 2015
16. Lương Ninh (chủ biên), Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh (2005), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đông Nam Á
Tác giả: Lương Ninh (chủ biên), Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
17. Lê Văn Mỹ (2005), Bước đầu tìm hiểu về “ngoại giao láng giềng” của Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 3(61) Sách, tạp chí
Tiêu đề: ngoại giao láng giềng” của Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh, "Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc
Tác giả: Lê Văn Mỹ
Năm: 2005
58. Căng thẳng quan hệ Trung Quốc - Philippines lan sang lĩnh vực kinh tế http://www.baohaiquan.vn/Pages/Cang-thang-quan-he-Trung-QuocPhilippines-lan-sang-linh-vuc-kinh-te.aspx Link
61. Philippines sẵn sàng đón đòn trả đũa kinh tế từ Trung Quốc http://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/philippines-san-sang-don-don-tra-dua kinh-te-tu-trung-quoc-37989.html Link
62. Trung Quốc - Philippines: Đối thủ về chủ quyền, đồng minh về thương mại?http://bizlive.vn/kinh-doanh-quoc-te/trung-quoc-philippines-doi-thu-ve chu-quyen-dong-minh-ve-thuong-mai-1786989.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w