VD: + Đôi mắt Nam Cao – Tuyên ngôn nghệ thuật cho các nhà văn trong buổi đầu đi theo CM và xác định đối tượng mới của VH là nhân dân lao động + Vợ chồng A Phủ Tô Hoài – Ca ngợi sự đổi
Trang 1Tuần 1 ( Tiết 1-4)
Bài dạy : KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM THÁNG TÁM
1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :
- Hình dung được cụ thể hoàn cảnh lịch sử một thời, từ đó hiểu được những đặc điểm
cơ bản của VHVN từ sau cách mạng tháng Tám qua hai giai đoạn: 1945 – 1975 và
1975 - hết TKXX
- Đánh giá được theo quan điểm lịch sử những thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của
VH giai đoạn 1945 – 1975 đối với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc
- Thấy được những đổi mới và những thành tưu bước đầu của VH giai đoạn từ 1975, đặc biệt là từ năm 1986, đến hết TKXX
B PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, thảo luận, thuyết giảng
C PHƯƠNG TIỆN LÊN LỚP : SGV, SGV, Thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo …
*Nêu câu hỏi cho HS
tìm hiểu (qua trao đổi
nhiệm vụ hàng đầu của
văn học trong giai
điểm lớn của văn học
giai đoạn này?
( Câu hỏi 2 SGK )
+ HS theo dõi bài
KQ SGK, trao đổi nhóm theo các câu hỏi gợi ý
- Đại diện các nhóm trình bày
-Tập thể theo dõi, nhận xét, bổ sung
( Vấn đề độc lập dân tộc, nhiệm vụ hàng đầu của Vh là phục
vụ chính trị, tuyên truyền cỗ vũ chiến đấu)
+ HS nêu các đặc điểm theo SGk và chứng minh các khía cạnh của mỗi đặc điểm
( CM qua một số tác phẩm cụ thể)
A Văn học VN giai đoạn 1945 – 1975:
II Những đặc điếm cơ bản của văn học:
1 Nền VH phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu:
- VH trước hết là một vũ khí CM, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận VH
- VH theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi cách mạng, cổ
vũ kháng chiến, nêu cao những tấm gương chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc…
- Những phương diện chủ yếu quan trọng nhất của con người được VH đề
cập là ở tư cách công dân, ở phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng Con người trong VH chủ yếu là con người của lịch sử, của sự nghiệp chung, của đời sống cộng đồng.
2 Nền VH hướng về đại chúng:
Trang 2Thế nào là khuynh
hướng sử thi? Điều này
thể hiện như thế nào
trong VH?
VH mang cảm hứng
lãng mạn là VH như
thế nào? Hãy giải thích
phân tích đặc điểm này
của VH 45-75 trên cơ
sở hoàn cảnh XH?
-HS trình bày hiểu biết về khái niệm
“khuynh hướng sử thi” và chúng minh
KH này qua một số biểu hiện trong các tác phẩm: Rừng Xà
nu, Những đứa con trong gia đình, Sống như anh, Hòn Đất
- Đại chúng Vừa là đối tượng thể hiện vừa là công chúng của VH vừa là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho VH
VD: + Đôi mắt (Nam Cao) –
Tuyên ngôn nghệ thuật cho các nhà văn trong buổi đầu đi theo CM và xác định đối tượng mới của VH là nhân dân lao động
+ Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
– Ca ngợi sự đổi đời nhờ cách mạng
- VH phải tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc trong truyền thống, trong dân gian, ngôn ngữ phải bình dị, trong sáng, dễ hiểu
3 Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
- Hướng đến khuynh hướng sử thi là hướng đến tiếng nói chung của cả cộng đồng, là VH của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng Nhân vật trung tâm cũng như người cầm bút phải đại diện cho cộng đồng, cho giai cấp, cho dân tộc
và thời đại Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ trang trọng, tráng lệ, ngợi ca
- VH mang cảm hứng lãng mạn luôn hướng về lí tưởng, về tương lai, những thành tựu được nhân lên nhiều lần với kích thước tương lai, hướng vận động của tư tưởng cảm xúc luôn đi từ bóng
tối ra ánh sáng, “Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”(CLV) VH
là nguồn sức mạnh to lớn khiến con người thời kỳ này có thể vượt mọi gian lao thử thách để vươn lên
Những buổi vui sao cả nước lên đường.
(Chính Hữu) Đường ra trận mùa nay đẹp lắm!
(Phạm Tiến Duật)
Có những cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ. Tươi như cánh nhạn lai hồng.
(Nguyễn Mỹ)Cảm hứng lãng mạn bao trùm trên mọi
Trang 3+Thành tựu cơ bản
nhất của VH 1945 –
1975 là gì? Ý nghĩa to
lớn của thành tựu này
đối với cuộc chiến đấu
biểu mà em biết trong
giai đoạn này?
- Qua những sáng tác
đó của các tác giả, các
khía cạnh của CN yêu
nước và tinh thần nhân
đạo được thể hiện như
thế nào?
-HS nêu các thành tựu cơ bản và Cminh qua dẫn chứng sinh động
-HS dựa vào SGK để chứng minh các thành tựu về nội dung và nghệ thuật của VH ( gạch chân các nội dung cần chú
ý trong SGK, không cần ghi vở nhiều)
1 Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử:
Trong hoàn cảnh chiến tranh nhiệm vụ hàng đầu của VH là tuyên truyền, cổ
vũ tinh thần chiến đấu và hi sinh của nhân dân VH lúc này quả là tiếng kèn xung trận, là tiếng trống giục quân Cuộc chiến thắng vĩ đại của dân tộc có một phần đóng góp không nhỏ của VH
- Trong kháng chiến chống Mỹ: Hình ảnh đất nước, con người VN đẹp đẽ, kiên cường trong gian lao, vất vả, phơi phới trong niềm vui chiến thắng
- Yêu nước phải hành động, phải chuyển thành chủ nghĩa anh hùng Cả nước trở thành chiến sĩ VH đã phản ánh thực tế cuộc sống đó
b Truyền thống nhân đạo:
- Hướng về nhân dân lao động, diễn tả nỗi khổ của họ dưới ách áp bức bất công trong XH cũ và phát hiện những đức tính tốt đẹp, đặc biệt là khả năng
Trang 4D/c: N.Tuân, T.Hoài, N.H.Tưởng, K.Lân, B.Hiển,, N.Ngọc, N.Khải, L.Khâm, N.Kiên, Đ
Vũ, V.T.Thường, B
Đ Ái,…
-Thu Bồn, L.A.Xuân,B.M.Quốc, P.T.Duật, X.Quỳnh, N.K Điềm, L.Q.Vũ, N.Mỹ, N.Duy,
T.Thảo
Tuy nhiên những riêng tư thầm kín ấy phải gắn liền với nhiệm vụ của người
cách mạng.( Hương thầm – Phan Thị Thanh Nhàn, Cuộc chia li màu đỏ -
* Thời chống Pháp:
- Thơ: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Hoàng Cầm,Thôi Hữu, Chính Hữu, Quang Dũng, Hữu Loan, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông,…
- Văn xuôi: kí sự của Trần Đăng, truyện ngắn của Nam Cao, Kim Lân,
Tô Hoài, Hồ Phương,…
- Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh đặc biệt là thơ và kịch, nhưng chúng chỉ có giá trị tuyên truyền nhất thời
* Từ 1958 – 1964:
- Phát triển phong phú và đồng bộ các thể loại, nhưng giá trị hơn là: Thơ, truyện ngắn, truyện vừa, bút kí, tuỳ bút
- Thời kì hồi sinh của hàng loạt các nhà thơ trước cách mạng tháng Tám: X.Diệu, H.Cận, C.L.Viên, T.Hanh,…
- Văn xuôi phát triển mạnh với hàng loạt những cây bút thuộc các thế hệ khác nhau:
+ Từ 1960, xuất hiện nhiều bộ tiểu
thuyết: Vỡ bờ (N.Đ.Thi), Cửa biển (N.Hồng), Những người thợ mỏ (V.H.Tâm), Cửa biển (C.Văn), Vùng trời (H.Mai),…Nhìn chung tiểu thuyết
Trang 5VHVN 1945 – 1975 có
những hạn chế gì? Vì
sao?
(Nêu những hạn chế đó
của VH giai đoạn này?
Theo em vì sao VH giai
-Nêu câu hỏi gợi ý,
hướng dẫn HS trao đổi
nhóm và gọi đại diện
nhóm trả lời, lớp thảo
luận
-HS nêu các hạn chế chứng minh và phân tích lí giải nguyên nhân của những hạn chế đó?
VD: Nói nhiều thuận lợi hơn là khó khăn, nhiều chiến thắng hơn thất bại, nhiều thành tích hơn tổn thất, nhiều niềm vui hơn nỗi buồn, nhiều hi sinh hơn hưởng thụ,…
Con người giản đơn, sơ lược do cái nhìn, nhận thức ấu trĩ:
người anh hùng không
có tâm lí phức tạp, con người chỉ có tính giai cấp, không thể có tính nhân loại phổ biến.
- HS thảo luận nhóm 8/ 4 nhóm
đã dựng lên được những bức tranh hoành tráng về lịch sử cách mạng VN, song chất lượng chưa cao
+ Kịch nói giai đoạn 1945 – 1975 ngày càng phát triển mạnh, nhưng nhìn chung chất lượng nghệ thuật còn hạn chế
+ Lí luận phê bình: phát triển mạnh vào khoảng năm 1960 trở đi Lí luận chủ yếu làm nhiệm vụ biểu dương, bảo
về VH cách mạng, phê phán các biểu hiện bị coi là lệch lạc Nhìn chung chất lượng cũng chưa cao
4 Một số hạn chế:
- Thể hiện con người, cuộc sống một cách đơn giản, một chiều, phiến diện, công thức
- Yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật bị
hạ thấp; cá tính, phong cách của nhà văn không được phát huy mạnh mẽ
- Về phê bình: nặng về phê bình quan điểm tư tưởng, ít coi trọng những khám phá nghệ thuật
→Chiến tranh là một hoàn cảnh không bình thường Trong hoàn cảnh ấy, sinh hoạt, tâm lí, tư tưởng của con người cũng không bình thường, tất cả đều hướng đến một mục tiêu chung là độc lập dân tộc VH nghệ thuật cũng vậy
5 Sơ lược về VH vùng địch tạm chiếm:
- Phong trào đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp theo khuynh hướng dân chủ, dân tộc là cơ sở để hình thành và phân hoá các xu hướng VH khác nhau (Xu hướng tiêu cực, đồi truỵ; xu hướng tích cực, tiến bộ, yêu nước và cách mạng)
- Xu hướng VH cách mạng tuy bị đàn
áp nhưng vẫn tồn tại Hình thức thể loại thường gọn nhẹ: thơ, truyện ngắn, phóng sự, bút ký Nội dung tư tưởng là phủ định chế độ bất công, lên án bọn bán nước , thức tỉnh lòng yêu nước và
ý thức dân tộc,…
- Các tác giả tiêu biểu: Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Đông Trình, Vũ Bằng,
Trang 6nghệ thuật được biểu
hiện như thế nào?
Theo em vì sao VH
phải đổi mới? Thành
tựu chủ yếu của quá
trình đổi mới là gì?
( Câu hỏi 4 SGK)
- Đại diện nhóm được chỉ ddingj trả lời, các nhóm khác theo dõi bổ sung
HS trình bày các ý chính, lớp theo dõi , đánh dấu các dẫn chứng thành tựu trong SGK
Lý Chánh Trung, Lý Văn Sâm, Viễn Phương, Lê Vĩnh Hoà, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Sơn Nam, Võ Hồng,…
B Văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX:
I Hoàn cảnh lịch sử: Đất nước hòa
bình thống nhất, trở về cuộc sống bình thường => Mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thử thách nghiệt ngã
I Những chuyển biến đầu tiên của nền văn học trên đường đổi mới:
* Mười năm sau giải phóng: VH vận động theo quán tính trước đó, tạo nên
sự lệch pha giữa người cầm bút và công chúng, nhưng cũng có những biến đổi bước đầu:
+ Đề tài được nới rộng Đặc biệt là đi vào những mặt tiêu cực trong xã hội (Kịch Lưu Quang Vũ, tiểu thuyết của Nguyễn Mạnh Tuấn)
+ Nhìn thẳng vào những tổn thất nặng
nề của chiến tranh (Đất trắng -
Nguyễn Trọng Oánh)+ Đề cập đến những bi kịch cá nhân (Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu,
Thời xa vắng của Lê Lựu, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng…)
* Sau ĐH Đảng lần VI, 1986: Cột mốc thay đổi lớn trong VH Cụ thể:
+ Những cây bút chống tiêu cực ngày càng sôi nổi, tiên phong là thể phóng
sự - điều tra: Cái đêm hôm ấy đêm gì? (P.G.Lộc), Câu chuyện ông vua Lốp (Nhật Minh), Lời khai của bị can (T.Huy Quang), Người đàn bà quỳ
(Trần Khắc),…
+ Đổi mới về đề tài, nội dung hiện thực, tư tưởng thẩm mĩ, thi pháp và phong cách Nhà văn có cơ hội tìm tòi riêng trên cả nội dung và hiện thực
Để đạt được những thành tựu thì phải vào những năm 90 của thế kỉ
II Những thành tựu chủ yếu và một
số hạn chế của văn học giai đoạn từ
1975 đến hết thế kỷ XX:
Trang 71 Đổi mới về ý thức nghệ thuật:
- Ý thức về quan niệm hiện thực: hiện thực không phải là cái gì đơn giản, xuôi chiều
- Quan niệm về con người: con người
là một sinh thể phong phú phức tạp, nhiều bí ẩn
- Nhà văn phải nhập cuộc bằng tư tưởng, tìm tòi sáng tạo không chỉ dựa trên kinh nghiệm cộng đồng mà còn trên kinh nghiệm bản thân mình nữa Nhà văn không phải là người biết hết, đứng cao hơn độc giả mà phải bình đẳng để đối thoại với công chúng
- Độc giả không phải là đối tượng để thuyết giáo mà là để giao lưu, đối thoại với nhà văn
- Ý thức cá nhân được thức tĩnh Mỗi nhà văn tạo cho mình một hướng đi riêng, một phong cách riêng
2 Những thành tựu ở các thể loại:
a Về văn xuôi: Thời gian đầu các thể phóng sự, kịch bản sân khấu phát triển mạnh do nhu cầu bức xúc chống tiêu cực Về sau, nghệ thuật được kết tinh hơn ở truyện ngắn và tiểu thuyết với sự xuất hiện ở nhiều tác phẩm:
d Về lí luận phê bình: Đổi mới chậm hơn
- Khoảng cuối những năm 80 của thế
kỉ có nhiều cuộc tranh luận khá sôi nổi xung quanh vấn đề giữa VH với chính trị, VH với hiện thực, về chủ nghĩa hiện thực XHCN, xung quanh việc đánh giá lại một số tác phẩm giai đoạn trước có tư tưởng và cách viết mới
- Tiêu chí đánh giá thay đổi: Coi trọng giá trị nhân văn, ý nghĩa nhân bản, chức năng thẩm mỹ của VH
Trang 8Trong quan niệm về
con người trong VH
- Nhiều trường phái lí luận VH phương Tây đã được dịch và giới thiệu
- Lối phê bình xã hội học dung tục mất hẳn
→Nghiên cứu VH có nhiều diều kiện phát triển mạnh mẽ bằng sự ra đời của nhiều công trình khảo cứu dày dặn có giá trị
3 Những đổi mới về nội dung và nghệ thuật:
- Đổi mới trong quan niệm về con người:
So sánh:
Trước 1975 :
- Con người lịch sử
- Nhấn mạnh
ở tính giai cấp
- Chỉ được khắc hoạ ở phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng
- Tình cảm được nói đến
là t/c đồng bào, đồng chí, t/c con người mới
- Được mô tả
ở đời sống ý thức
Sau 1975
- Con người cá nhân trong quan hệ đời
thường (Mùa lá rụng trong vườn-
Ma Văn Kháng,
Thời xa vắng- Lê Lựu, Tướng về hưu -
- Con người được thể hiện ở đời sống
tâm linh (Mảnh đất lắm người nhiều ma
của Nguyễn Khắc
Tường, Thanh minh trời trong sáng của
Ma Văn Kháng )
Trang 9GV hướng dẫn HS
tổng kết bài học
HS theo dõi phần tổng kết trong SGK, chú ý những ý chính
và ghi nhớ
- Tạo được nguồn cảm hứng mới : Cảm hứng thế sự tăng, sử thi giảm ; quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những quy luật phức tạp của đời thường ; bút pháp hướng nội được phát huy, không giân dời tư được chú ý, thời gian tâm lí ngày càng được
mở rộng ; phương thức trần thuật đa dạng, giọng điệu phong phú ;ngôn ngữ văn học gắn với hiện thực đời thường
4 Một số hạn chế :
Nền kinh tế thị trường biến sáng tác
VH thành hàng hoá, khó tránh khỏi những xuống cẩp trong sáng tác và phê bình
5 Vài nét về VHVN ở nước ngoài :
Đó là những sáng tác của Việt Kiều ở
Mỹ, Pháp, Úc, Đức, Nga, đủ thể loại, phong phú về đề tài song chưa thật xuất sắc
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : SGK, SGV, Tài liệu tham khảo
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ:
2 Bài mới :
Trang 10(GV yêu cầu HS nhắc lại một số những hiểu biết về văn nghị luận Từ đó dẫn
vào bài mới.)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- Văn nghị luận có vai trò
như thế nào trong lịch sử
- ( Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng
sĩ, Chiếu dời đô, Chiếu cầu hiền, Tuyên ngôn độc lập )
- Nhấn mạnh vai trò, tác dụng của các văn bản này đối với lịch sử, thời đại
HS suy nghĩ trả lời, nêu ví dụ miinh họa
I Nghị luận xã hội và nghị luận văn học: (15’)
1 Vai trò của văn nghị luận trong lịch
sử dân tộc:
Văn nghị luận đã từng tồn tại và có tác dụng vô cùng to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước
a Trong giữ nước: Thể hiện:
+ Lòng yêu nước nồng nàn (Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)
+ Tinh thần tự hào, tư tưởng nhân
nghĩa (Đại cáo bình Ngô - Nguyễn
Trãi)+ Ý chí tự lập, tự cường, khát vọng hoà bình và tinh thần quyết tử cho Tổ quốc
quyết sinh (Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí
(Bài kí để danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba – Thân Nhân Trung soạn thảo, 1484; Chiếu cầu hiền
– Ngô Thì Nhậm)+ Phản ánh nhận thức thẩm mĩ và quan niệm của cha ông về văn chương nghệ
thuật (Tựa Trích diễm thi tập – Hoàng Đức Lương; Thi nhân Việt Nam – Hoài
Thanh)
→Phản ánh tinh thần và ý chí của ông cha ta trong công cuộc xây dựng đất nước
2 Phân loại văn nghị luận: Đa dạng và
phong phú Tuy nhiên nếu nhìn từ đề tài, có thể chia làm 2 loại
- NLXH: Những bài văn bàn bạc, thuyết phục người đọc về các vấn đề
Trang 11- HS đọc kĩ 2 đề bài nêu dạng đề ( đề 1: NLXH bàn
về một vấn đề XH đặt ra qua tác phẩm, đề 2:
NLVH bàn về một tác phẩm Vh)
HS thực hành luyện tập – cá
XH – chính trị
- NLVH: Những bài văn bàn bạc, thuyết phục người đọc về vấn đề văn chương - nghệ thuật
Nhìn chung cả 2 loại đều nhằm phát biểu tư tưởng, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về các vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống, văn học,… với ngôn ngữ trong sáng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục
II Các dạng đề văn nghị luận: (10’)
1 Đề nghị luận xã hội:
- NL về một tư tưởng đạo lí: Thường là một câu danh ngôn, một nhận định, đánh giá
VD: Phát biểu suy nghĩ của anh chị về
câu nói của Phran-xi Ba-công: “Tình bạn là niềm vui tăng gấp đôi và nỗi buồn giảm đi một nửa” (Những vòng
tay âu yếm, NXB trẻ, 2003)
- NL về một hiện tượng đời sống: Thường bắt đầu nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự được nhiều người quan tâm
VD: + Suy nghĩ của anh (chị) khi nghe tin những cánh rừng vẫn tiếp tục bị cháy
+ Anh (chị) sẽ nói những gì với người bạn thân đã trót nghiện thuốc lá?
- NL về một vấn đề XH đặt ra trong tác phẩm VH: Thường là từ một tác phẩm
để rút ra ý nghĩa XH nào đấy
2 Đề nghị luận văn học:
- NL về tác phẩm VH: Nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ văn học của người viết Đó có thể là một tác phẩm hoặc một đoạn trích
VD: Vẻ đẹp của bài thơ Tây Tiến
- NL về một ý kiến văn học: Thường là một ý kiến về lí luận, một nhận định về văn học sử hoặc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
VD: “Chí Phèo thực sự là một nhân vật điển hình” Ý kiến của anh (chị) như thế nào?
Trang 12đặc điểm của mỗi loại văn
- Nắm vững đặc điểm và đối tượng của hai loại văn nghị luận
- Các dạng đề và đặc điểm của mỗi dạng đề
4 Dặn dò : Soạn bài Tuyên ngôn độc lập (phần một : Tác giả)
Tuần 2 ( Tiết 5-8 )
Đọc văn : TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
( Hồ Chí Minh )
I/ Mục tiêu bài học: Giúp HS
- Nhận thức được TNĐL là văn kiện lịch sử lớn, đã tổng kết về một thời kì đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và khẳng địnhmạnh mẽ quyền độc lập tự do của nước VN trước toàn thế giới
- Thấy được ý nghĩa to lớn, giá trị nhiều mặt của bản Tuyên ngôn độc lập cùng vẻ đẹp tư tưởng tâm hồn tác giả
II/ Phương tiện : SGK, SGV, Thiết kế dạy học
III/ Phương pháp: Nêu câu hỏi, thảo luận, diễn giảng
IV/ Tiến trình bài dạy:
- Ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ
- Bài mới:
Đọc - hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập
Hoạt động của Gv Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Ghi ý chính vào vở sau khi GV nhận xét củng cố
I/ Tìm hiểu chung:
a Hoàn cảnh ra đời:
- Ngày 19/8/1945 nhân dân ta giành chính quyền ở thủ đô
- Ngày 25/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu
VB về tới HN Ngày 26/8/1945 tại nhà
số 48 phố Hàng Ngang HN Người soạn thảo bản TNĐL Ngày 2/9/1945 Người đọc bản TNĐL ở Quảng trường
Ba Đình HN trước 50 vạn dân thủ đô
và các vùng lân cận khai sinh ra nước
VN mới
- Cùng lúc này nhiều lực lượng thù địch đã và đang âm mưu xâm lược nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp đang tìm mọi cách để quay trở lại Đông Dương
b Đối tượng và mục đích viết:
Trang 13nghiên cứu nước ngoài
“ Cống hiến nổi tiếng
của cụ HCM là ở chỗ
Người đã phát triển
quyền lợi của con người
thành quyền lợi của dân
tộc Như vậy, tất cả mọi
dân tộc đều có quyền tự
quyết lấy vận mệnh của
ý quan trọng, giọng đanh thép, phẫn nộ, đau xót, tự hào, trang trọng, hùng hồn phù hợp với từng đoạn
-HS thảo luận theo nhóm 4->8, ghi kết quả vào phiếu học tập, đại diện nhóm trả lời
- Lớp trao đổi, thống nhất nội dung Chú ý nhấn mạnh ý nghĩa của luận điểm mở đầu bản TN
-HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Đối tượng : Nhân dân ta ( Hỡi đồng bào cả nước!) và thế giới đặc biệt là Anh Pháp Mĩ
- Mục đích : Tuyên bố nền độc lập của nước ta Tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của Thực dân Pháp
d Bố cục : 3 đoạn ( 3 luận điểm)
- Đoạn 1: ( Từ đầu đến không ai chối cãi được) Nêu nguyên lí chung của bản
TNĐL
- Đoạn 2: (Tiếp theo đến .phải được độc lập): Tố cáo tội ác của thực dân
Pháp và khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Vn Dân Chủ Cộng hoà
- Đoạn 3: (Còn lại ) Lời tuyên ngôn và tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự
- Nguyên lí căn bản: Quyền bình đẳng
dân tộc trên thế giới
- Ý nghĩa :
Vừa đề cao những giá trị hiển nhiên
của tư tưởng nhân đạo và văn minh của
nhân loại , vừa tạo tiền đề cho lập luận
sẽ nêu ở phần sau.( vừa khéo léo vừa kiên quyết)
Thể hiện ý chí tự cường, lòng tự hào dân tộc
2 Phần tiếp theo: Chứng minh nguyên lí- cơ sở thực tế của bản TNĐL (Thực chất là tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của bọn thực dân )
Trang 14giảng làm rõ thêm giá
-HS thảo luận nhóm trả lời
a Tố cáo tội ác của thực dân Pháp- vạch trần cái gọi là “Văn minh, khai hoá, bảo hộ”của CQ thực dân
- Lí lẽ xác đáng “Thế mà hơn 80 năm nay ”
b Từ những cứ liệu lịch sử hiển nhiên trên, bản TN dẫn đến lời tuyên bố quan trọng ( Làm tiền đề cho lời tuyên bố chính thức):
3 Kết thúc: Lời tuyên bố chính thức
- Tuyên bố và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc VN trên 2 mặt: Lí
luận và thực tiễn “Nước VN có quyền Sự thật là ”
- Khẳng định quyết tâm của toàn dân
tộcvà định hướng cho CMVN “Toàn thể dân tộc VN quyết đem tinh thần và lực lượng độc lập ấy”
III/ Kết luận : TNĐL là một văn kiện
lịch sử vô giá đồng thời vừa là một tác phẩm văn học lớn, một áng văn chính luận mẫu mực trong lịch sử VHVN
• Củng cố : Giá trị to lớn về mặt lịch sử, tư tưởng và giá trị văn chương của tác phẩm
Trang 15– Chỗ khác của hai văn bản là: BNĐC ra đời trong thời kì văn học “văn sử bất phân”nên bên cạnh các yếu tố chính luận tác giả còn sáng tạo những hình tượng có sức truyền cảm mạnh mẽ Còn TNĐL ra đời trong thời hiện đai nên văn chính luận thực sự
là văn chính luận Sức thuyết phục chính của văn bản là ở sự mài sắc lí lẽ, lập luận sắc bén thuyết phục về nhận thức lí trí là giá trị chính của VB
+ Lí giải vì sao bản TNĐL từ khi ra đời cho đến nay luôn là một áng văn chính luận có sức lay động lòng người sâu sắc ?
Gợi ý: Vì ngoài giá trị lịch sử lớn lao, bản TNĐL còn chứa đựng một tình cảm yêu nước thương dân nồng nàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tình cảm đó được bộc lộ qua các phương diện:
- Về lập luận: Mọi cố gắng trong lập luận của tác giả đều chủ yếu dựa trên lập trường quyền lợi tối cao của các dân tộc nói chung của dân tộc ta nói riêng
- Về lí lẽ: Sức mạnh của lí lẽ trong bản TN xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, và trên hết là dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc ta
- Về bằng chứng:Những bằng chứng xác thực hùng hồn không thể chối cãi được cho thấy một sự quan tâm sâu sắc của Người đến vận mệnh dân tộc, hạnh phúc của nhân dân
- Về ngôn ngữ: Cách sử dụng từ ngữ chan chứa tình cảm yêu thương đối với nhân dân đất nước: ngay từ câu đầu tiên “Hỡi đồng bào cả nước!”; nhiều từ ngữ xưng hô gần gũi thân thiết “đất nước ta”, “nhân dân ta”, “nước nhà của ta”, “Những người yêu nước thương nòi của ta”
Tiết 7 : NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
I/ Mục tiêu bài học: Giúp HS
- Nắm được quan điểm sáng tác của HCM, từ đóhiểu được tính chất phong phú, đa dạng của văn thơ HCM từ nội dung đến hình thức, và nắm được phương pháp tìm hiểu các tác phẩm của Người
- Hiểu được những đặc điểm chung nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí minh
II/ Phương tiện : SGK, SGV, Thiết kế dạy học
III/ Phương pháp: Nêu câu hỏi, thảo luận, diễn giảng
IV/ Tiến trình bài dạy:
- Ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ : Hãy chứng minh Tuyên ngôn độc lập của HCM là một áng văn chính luận có giá trị lớn
- Bài mới: Tìm hiểu về tác giả Hồ Chí Minh
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
HS theo dõi SGK trả lời ngắn gọn ( chú ý những điểm mốc lớn)
I/ Vài nét về tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890-
1969)
- Quê quán: Làng Kim Liên ( Làng Sen),
xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An
- Xuất thân: Gia đình nhà nho yêu nước
- Cuộc đời : + Trước khi tham gia hoạt động cách mạng: Học chữ Hán, sau đó học tại trường
Trang 16- Nêu câu hỏi 1(SGK
)Yêu cầu HS thảo
- Ghi 3 ý ngắn gọn, nắm kĩ kiến thức
-Hs theo dõi SGK và dựa vào phần soạn bài trả lời ngắn gọn khái quát- chú ý làm
rõ tính đa dạng phong phú trong sáng tác của Người
Quốc học Huế, một thời gian dạy học ở trường Dục Thanh
+ Từ 1911 ra đi tìm đường cứu nước đến khi qua đời 1969 : Cống hiến hết mình cho
sự nghiệp CM vì độc lập dân tộc hạnh phúc của nhân dân, trở thành nhà CM vĩ đại của dân tộc, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Quốc tế cộng sản
+ Bên cạnh sự nghiệp CM HCM còn để lại một di sản văn học quý giá HCM là nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc
II/ Sự nghiệp văn học:
1 Quan điểm sáng tác:
- HCM coi văn học là vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CM, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá
và hình thức của tác phẩm Do vậy, tác phẩm của Người thường rất sâu sắc về tư tưởng , thiết thực về nội dung và rất phong phú, sinh động, đa dạng về hình thức nghệ thuật
2 Di sản văn học:
+ Văn chính luận:
- Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)
- Những áng văn chính luận của Người được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước của một trái tim vĩ đại, lời văn chặt chẽ, súc tích, sinh động của một tài năng nghệ thuật bậc thầy
+ Truyện và kí:
- Tác phẩm tiêu biểu : SGK
- Đây là những tác phẩm được viết trong thời gian Bác hoạt động ở Pháp, nhằm mục đích tố cáo thực dân, phong kiến cổ vũ
Trang 17Yêu cầu HS thảo
Điều đó không ngăn
Người đã viết nên
phong trào đấu tranh CM, bút pháp linh hoạt sáng tạo , hiện đại, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sắc sảo của HCM
+ Thơ ca :
- Tác phẩm tiêu biểu : SGK
- Sáng tác trong nhiều thời gian khác nhau, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn phẩm chất , tài năng HCM Bút pháp vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần CM thời đại
3 Phong cách nghệ thuật: Phong phú đa
dạng
- Văn chính luận: Thuyết phục cả lí trí và tình cảm ( Ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ , giàu hình ảnh, thấu tình đạt lí)
- Truyện và kí: Bút pháp hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, văn phong đa dạng, dí dỏm, hài hước
- Thơ ca: Có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất thép; giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc sâu sắc
III/ Kết luận: ( SGK)
• Củng cố : Nhấn mạnh trọng tâm bài học cần nắm là: Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của HCM, chú ý vận dụng những kiến thức đã học vào việc phân tích những tác phẩm văn học của Người
+ Bút pháp hiện đại: Tư tưởng và hình tượng thơ luôn vận động hướng ra ánh sáng,
sự sống, tương lai Nhân vật trữ tình không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ, luôn ở tư thế làm chủ thiên nhiên hoàn cảnh Chi tiết hình ảnh gần gũi, tự nhiên, sống động
2 Những bài học sâu sắc thấm thía rút ra từ tác phẩm NKTT: Tình cảm yêu nước, tình yêu thiên nhiên ,cuộc sống, con người; tinh thần lạc quan, ung dung, bản lĩnh nghị lực phi thường
Trang 18- Có nhận thức đúng về sự trong sáng của TV và về yêu cầu giữ gìn sự trong sáng của TV
- Nâng cao tình cảm yêu quí tiếng nói dân tộc; cố gắng rèn luyện những kĩ năng sử
dụng thành thạo TV; có ý thức bảo về và phát triển TV
II/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
-HS theo dõi ví dụ phân tích hiệu quả
sử dụng và nêu nhận xét
b Đó là tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước, với đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài - những người tuy ở xa nhưng vẫn nhớ về Tổ quốc.
c Tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước, với đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài - những người tuy ở xa nhưng vẫn nhớ về Tổ quốc - thật là sâu nặng.
- Câu a: diễn đạt không rõ nội dung vì
+ Thiếu ý: Không rõ tình cảm của tác giả là
như thế nào?
+ Không mạch lạc: bộ phận tuy xa nhưng vẫn nhớ về TQ có quan hệ với bộ phận nào
trong câu
→Câu không trong sáng
- Câu b,c: diễn đạt rõ nội dung, quan hệ giữa các bộ phận trong câu mạch lạc →Câu trong sáng
⇒Sự trong sáng thể hiện ở tính hệ thống của các chuẩn mực và sự tuân thủ những qui tắc chuẩn mực đó.
VD khác:
- Lưng trần phơi nắng, phơi sương.
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
(Tre VN - Nguyễn Duy)
- Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu (Tuyên ngôn độc lập -
Hồ Chí Minh)
- Câu thơ Nguyễn Duy: có sự sáng tạo trong
việc sử dụng các từ: lưng, áo, con Lối
Trang 19GV yêu cầu HS khái
quát lại nhưng biểu
TV, qua tìm hiểu ngữ liệu
-HS theo dõi ví dụ khác để hiểu thêm
về thực trạng TV
sử dung chưa trong sáng
- HS nêu các biểu hiện
chuyển nghĩa nhân hoá, ẩn dụ, làm tăng giá trị biểu cảm, hình ảnh của câu thơ
- Tương tự với câu văn của HCM, ở từ tắm
→Nhìn chung vẫn đảm bảo sự trong sáng của TV
⇒Như vậy sự trong sáng của TV không chỉ thể hiện ở các qui tắc bền vững, các chuẩn
mực xác định của ngôn ngữ mà còn thể hiện qua cách nói sinh động, linh hoạt, qua tiếng nói “đầy tình cảm, hình ảnh màu sắc và âm điệu, hồn nhiên ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa, đồng thời nó là ngôn ngữ của VH, văn nghệ
mà những nàh văn, nhà thơ lớn của dân tộc
ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,…”
⇒Sự trong sáng của TV cũng không chấp nhận cách nói thiếu văn hoá, thiếu lịch sự trong giao tiếp.
2 Nội dung biểu hiện về sự trong sáng của TV:
Sự trong sáng của TV thể hiện cơ bản qua những biểu hiện sau đây:
- Ở các qui tắc bền vững và những chuẩn mực xác định của ngôn ngữ dân tộc
- Ở việc sử dụng một cách sinh động, linh hoạt các ngôn ngữ dân tộc
- Ở sự không pha tạp, lai căng những từ, tiếng nước ngoài
- Ở cách nói có văn hoá và lịch
sự trong lời nói
II Nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của TV:
Giữ gìn sự trong sáng của TV là trách nhiệm của mọi người VN Cụ thể:
Trang 20- Phải biết yêu và quí trọng TV Đây là biểu hiện về niềm tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của mỗi người.
- Phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng sử dụng TV Đó là biểu hiện của người tri thức trong thời đại mới
- Phải biết bảo vệ TV Tránh sự lạm dụng quá mức từ, tiếng nước ngoài
- Phải có ý thức về sự phát triển của TV Điều này góp phần mở rộng vốn từ làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc
Tóm lại: Mỗi cá nhân cần có tình cảm quí
trọng, có ý thức, thói quen sử dụng TV theo các chuẩn mực, các qui tắc chung sao cho lời nói vừa đúng, vừa hay, vừa có tính văn hoá
III Luyện tập:
Bài 1: Trình bày cách hiểu về các ý kiến:
- Ý kiến của Phạm Văn Đồng cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và tư duy Theo ông giữ gìn sự trong sáng của TV, chuẩn hoá TV gắn bó với sự phát triển tư duy của người VN trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, nghệ thuật, khoa học,…
- Với tư cách là một nhà thơ, Xuân Diệu gắn việc giữ gìn sự trong sáng của TV với việc sử dụng TV, diễn đạt bằng TV Theo ông trong và sáng dính liền nhau, nhưng cũng có thể hiểu sáng là nói về ý, trong là nói về lời, về hình thức diễn đạt; phải phấn đấu rèn luyện trên cả hai mặt đó
Trang 21A.Mục tiêu : Giúp hs
- Viết đươc bài nghị luận bàn về một hiện tượng đời sống,phù hợp với trình độ,hoàn cảnh hs…
- Nâng cao ý thức ,có thái độ đúng đắn đối với những hiện tượng, đời sống xảy ra hằng ngày
B.Phương pháp phương tiện.
- Tìm hiểu những hiện tượng trong đời sống hằng ngày…
- Phân tích đánh giá,các hiện tượng trong đời sống để chuẩn bị cho bài viết
C Đề Bài:
+ Đề 1: “ Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng “học phương pháp học”- nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm nhưng công việc cũ hay những phương pháp mới để làm công việc mới Trong một thế giới như vậy không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học hỏi của bạn mới tạo ra giá trị riêng Bởi những kiến thức mà bạn có hôm nay sẽ trở nên lỗi thời nhanh hơn bạn tưởng nhiều”.
( Thô-mát L Phrit-men, Thế giới phẳng, NXB Trẻ,
1.Yêu cầu chung:
-Kiểu bài:nghị luận xã hội
-Các thao tác sử dụng: Giải thích, phân tích,bình luận,chứng minh…
-Tư liệu: trong văn học và đời sống xã hội
-Bố cục: ba phần mở-thân-kết
2.Yêu cầu cụ thể: Cần làm rõ :
Vấn đề trọng tâm : Vai trò quan trọng của “ học phương pháp học”
+ Giải thích : Thế nào là “Học phương pháp học “ ? - Học cách học, phương pháp học khác với học có phương pháp
+ Tại sao trong thế giới hiện đại “ học phương pháp học” là kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất? ( Câu trả lời đã có trong trích dẫn : “Trong một thế giới như
vậy bạn tưởng nhiều”
+ Chứng minh : Cần chỉ ra khối lượng tri thức nhân loại tăng lên nhanh chóng như thế nào, trong khi trí tuệ và sức lực con người , của mỗi cá nhân thì nhỏ bé và nhanh chóng bị lạc hậu Muốn bắt kịp thời đại thì chỉ có cách học phương pháp học để có thể cập nhật kịp thời những thay đổi chóng mặt của tri thức nhân loại
+ Ý nghĩa của vấn đề, thái độ của bản thân
Tuần 3 , Tiết : 9- 12
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG
TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
PHẠM VĂN ĐỒNG.
I/- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS:
Trang 22- Nắm được nội dung sâu sắc và mới mẻ mà tác giả đặt ra trong bài viết: Nguyễn Đình Chiểu, một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được đánh giá đúng hơn, đầy đủ hơn.
- Thấy được vẻ đẹp về nghệ thuật của bài văn nghị luận: Cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, lối diến đạt giàu màu sắc biểu cảm
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bài văn nghị luận
II/- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : SGK,Giáo án,Tư liệu có liên quan,Bảng phụ… III/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Câu 1 : Hoàn cảnh sáng tác, mục đích, đối tượng của Tuyên ngôn độc lập
- Câu 2 : Trình bày những hiểu biết của em về quan điểm sáng tác và phong cách văn
chương NAQ- HCM ?
2/ Dạy bài mới:
hiểu để hiểu thêm về tính
biểu cảm trong văn nghị
- Gắn thời điểm tác phẩm ra đời với tình hình lịch sử đất nước (1963) để xđ mục đích viết vb của tác giả
- Suy nghĩ, trả lời các yc+ Nội dung bao trùm vb, câu văn thể hiện nội dung
đó “Ngôi sao NĐC… nhất là trong lúc này
+ Xđ các phần của vb theo thể loại, nêu nội dung từng phần
+ Xđ các luận điểm chính trong mỗi phần và câu văn khái quát luận điểm đó
- Nhận xét, lí giải cách kết cấu của vb
( Không kết cấu theo trình
tự thời gian Lí giải :do mục đích sáng tác)
- Đọc diễn cảm vb theo định hướng, nhận xét cách đọc
I/ Tìm hiểu chung
1/ Tác giả PVĐ ( 2000)
1906 Nhà CM, CT, NG lỗi lạc của cách mạng VN thế kỉ XX
- Nhà giáo dục, nhà lí luận vhoá vnghệ
2/ Văn bản a) Hoàn cảnh, mục đích sáng tác
- 7/1963- Kỉ niệm 75 năm ngày mất NĐC
- Để tưởng nhớ NĐC; định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá
về NĐC và thơ văn của ông; khơi dậy tinh thần yêu nước trong thời đại chống Mĩ cứu nước
b) Bố cục
* Luận đề: NĐC , ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc
* Bố cục
- Mở bài: Nêu luận điểm trung tâm : NĐC, nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa
- Thân bài
Trang 23- Yêu cầu hs giaỉ thích ndyn
câu văn “trên trời cũng
vậy”
- Tại sao ngôi sao NĐC
chưa sáng tỏ hơn trong bầu
+ Đoạn 1: NĐC – nhà thơ yêu nước
+ Đoạn 2: Thơ văn yêu nước của NĐC- tấm gương phản chiếu phong trào chống TD Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ
+ Đoạn 3: LVT, tác phẩm lớn nhất của NĐC, có ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian nhất là ở miền Nam
- Kết bài: Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn NĐC- tấm gương sáng của mọi thời đại
II/ Đọc hiểu 1/ Mở bài
- Văn chương của NĐC
có ánh sáng lạ thường
- Vẫn còn những cách nhìn nhận chưa thoả đáng
về thơ văn NĐC
=> Bằng so sánh liên tưởng-> nêu vấn đề mới
mẻ, có ý nghĩa định hướng cho việc nghiên cứu, tiếp cận thơ văn NĐC: cần có cách nhìn nhận sâu sắc, khoa học, hợp lí
và quan niệm văn chương của NĐC; nhận xét về cách lập luận
+ cử đại diện trình bày kết quả thảo luận, nghe góp ý
2/ Thân bài a) Con người và quan niệm sáng tác thơ văn của NĐC
- Con người có khí tiết cao cả, nhất là trong hoàn cảnh đất nước đau thương
- Quan niệm văn chương
là vũ khí chiến đấu, văn
Trang 24+ Định hướng gợi ý cho
để khẳng định “thơ văn yêu
nước những bài văn tế”
là điều “không phải ngẫu
nhiên”? tại sao tác giả lại
như thế nào về những điều
mà nhiều người cho là hạn
* Kết bài: Tác giả đã đưa ra
những bài học nào từ cuộc
đời và thơ văn của NĐC?
nhận xét về cách kết bài
Hoạtđộng3: HD hs tổng
kết giá trị cơ bản của bài
văn nghị luận này là gì? ( gv
-Nhóm2v3:
+ Xđ các luận cứ của luận điểm 2; lí giải cách triển khai luận điểm của tác giả
+ Cử đại diện trình bày kết quả thảo luận, nghe góp ý
bổ sung của nhóm khác và ý kiến khẳng định của gv Nhóm 4:
+ Xđ nd ý kiến đánh giá của PVĐ về giá trị của tp LVT
Cách lập luận của tác giả + Cử đại diện trình bày kết quả thảo luận, nghe góp ý
bổ sung của nhóm khác và ý kiến khẳng định của gv
- Thảo luận nhóm theo từng bàn -> trình bày trực tiếp kết quả
- Tổng kết bài theo ghi nhớ
- Thực hiên theo hướng dẫn,
yc của gv
là người
=> Tác giả chỉ nhấn mạnh vào khí tiết, qnst của NĐC -> NĐC luôn gắn cuộc đời mình với vận mệnh đất nước, ngòi bút của một nhà thơ mù nhưng lại rất sáng suốt
b) Thơ văn yêu nước của NĐC
- Tái hiện một thời đau thương, khổ nhục mà vĩ đại của đất nước, nhân dân
- Ca ngợi , than khóc
- VTNSCG là một đóng góp lớn
+ Khúc ca của người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang
+ Lần đầu tiên, người nông dân di vào văn học viết, là hình tượng nghệ thuật trung tâm
=> PVĐ đã đặt thơ văn yêu nước của NĐC trong mqh với hoàn cảnh lịch
sử dất nước -> khẳng định: giá trị phản ánh hiện thực của thơ văn yêu nước của NĐC // ngợi ca, trân trọng tài năng, bầu nhiệt huyết, cảm xúc chân thành của một “Tâm hồn trung nghĩa” vốn hiểu biết sâu rộng, xúc cảm mạnh mẽ thái độ kính trọng, cảm thông sâu sắc của người viết
c) Truyện LVT
- Khẳng định cái hay cái đẹp của tác phẩm về cả nội dung và hình thức văn chương
Trang 25- Bác bỏ một số ý kiến hiểu chưa đúng về tác phẩm LVT
=> Thao tác “đòn bẩy” -> định giá tác phẩm LVT không thể chỉ căn cứ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu trau chuốt, gọt dũa
mà phải đặt nó trong mối quan hệ với đời sống nhân dân
3) Kết bài
- Khẳng định,ngợi ca, tưởng nhớ NĐC
- Bài học về mối quan hệ giữa văn học- nghệ thuật
và đời sống, về sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tư tưởng
=> Cách kết thúc ngắn gọn nhưng có ý nghĩa gợi
mở, tạo sự đồng cảm ở người đọc
III/ Tổng kết
1/ Giá trị nội dung: Mới
mẻ, sâu sắc, xúc động2/ Giá trị nghệ thuật
- Hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ
- Sử dụng nhiều thao tác lập luận
- Đậm màu sắc biểu cảm: ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh, cảm hứng ngợi
ca, giọng điệu hùng hồn2/ Bài tập về nhà:
* Củng cố :
- HD luyện tập tại lớp
- Bài tập nâng cao :
* Tìm hiểu những đặc điểm văn nghị luận của Phạm Văn Đồng qua bài “ NĐC, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc”
+ Đây là bài văn nghị luận theo phong cách chính luận
+ Phong cách chính luận thể hiện ở hai phương diện:
Trang 26- Nội dung : Nêu và bàn về một vấn đề chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội Đó là những vấn đề quan trong có tính chất thời sự cao
- Hình thức : VCL là sản phẩm của tư duy loogich thiên về lí trí, vì vậy hình thức thể hiện rõ ở hệ thống luận điểm luận cứ, cách lập luận chặt chẽ Ngôn ngữ rõ ràng trong sáng, giàu sức thuyết phục , dùng yếu tố biểu cảm …
+ Phong cách chính luận của PVĐ : Nêu vấn đề độc đáo; Lập luận chặt chẽ; ngôn ngữ hùng hồn, giàu sức biểu cảm…
* Từ việc tìm đọc các sáng tác văn chương của NĐC, anh ( chị) có thêm những hiểu biết gì về quan niệm đạo đức, quan niệm văn chương của NĐC
- Dặn dò hs lảm bài, chuẩn bị bài sau
Tiết 11 , Đọc thêm:
MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ
-Nguyễn Đình Thi
I/:Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Nắm được những đặc trưng cơ bản của thơ
- Thấy được nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra
II/ Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên bản thiết kế, phiếu thảo luận
- Kiểm tra bài cũ:
H.động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:(5 phút)
Hướng dẫn hs rút ra đặc
trưng cơ bản nhất của
thơ và quá trình ra đời
của 1 bài thơ
- Yêu cầu hs chú ý 3
đoạn đầu của bài trích
để trả lời câu hỏi 1
I Đặc trưng cơ bản nhất của thơ:
- Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là thể hiện tâm hồn con người
- Quá trình ra đời của một bài thơ: Rung động thơ -> Làm thơ
+ Rung động thơ: là khi tâm hồn ra khỏi trạng thái bình thường do có sự va chạm với thế giới bên ngoài và bật lên những tình ý mới mẻ
+ Làm thơ: là thể hiện những rung động của tâm hồn con người bằng lời nói (hoặc chữ viết )
Hoạt động 2 : (10 phút)
Hướng dẫn hs nắm
Những đặc điểm của
ngôn ngữ - hình ảnh thơ
- Phát phiếu thảo luận,
yêu cầu các nhóm thảo
luận
- Thảo luận theo nhóm, ghi đầy đủ vào phiếu thảo luận
II Những đặc điểm của ngôn ngữ - hình ảnh thơ: Gồm
+ Phải gắn với tư tưởng - tình cảm + Phải có hình ảnh.( Vừa là hình ảnh thực, sống động, mới lạ về sự vật vừa chứa đựng cảm xúc thành thực) + Phải có nhịp điệu ( bên ngoài và
Trang 27- GV tổng hợp các phiếu
thảo luận, chọn nhóm
thảo luận tốt nhất trình
bày trước lớp Nếu
thiếu, GV bổ sung (Nếu
có thời gian, GV đưa
dẫn chứng )
- Đại diện nhóm thảo luận tốt nhất trình bày trước lớp, các nhóm khác có thể góp ý thêm
bên trong, các yếu tố ngôn ngữ và tâm hồn)
III Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tiểu luận:
trị bài tiểu luận
- Yêu cầu hs trả lời câu
hỏi 5 (SGK)
- Củng cố, hoàn thiện
- HS suy ngẫm và trả lời câu hỏi
IV Giá trị của bài tiểu luận:
- Việc nêu lên những vấn đề đặc trưng bản chất của thơ ca không chỉ có tác dụng nhất thời lúc bấy giờ mà ngày nay nó vẫn còn có giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tạo thi ca
3 Dặn dò: Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống
4 Rút kinh nghiệm - bổ sung:
-Thấy được những nét chímh về tính cách và số phận của ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI qua
một chân dung văn học
- Hiểu được giá trị của ngòi bút vẽ chân dung băng ngôn ngữ rất tài hoa của X XVAI-GƠ
II/ Chuẩn bị của thầy và trò :
- Tìm hiểu khái quát tiểu sử ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI ,X XVAI-GƠ
+ Đô-xtôi-ép-xki là nhà văn lớn của nước Nga Cuộc đời ông có nhiều thăng trầm
( thay đổi nhiều công việc trước khi viết văn ); thay đổi quan điểm trong quá trình sáng tác và chuyển biến tư tưởng tình cảm ( lúc trẻ rất thích Biê –lin- xki sau này lại chông đối , phê phán chủ nghĩa tư bản , công khai ca ngợi hết lời chủ nghĩa cá nhân ) Ông
để lại nhiều tác phẩm có giá trị như Tội ác và trừng phạt, Lũ quỷ ám , Anh em nhà ra-ma-dôp
+ X Xvai-gơ ( xem Tiểu dẫn sgk )
- Tóm tắt những ý chính của đoạn trích
+ Kiếp sống lưu vong ( đoạn 1,2 )
Trang 28( Sống leo lét trong thế giới xa lạ, đầy đau khổ :cầm cả cái quần đùi cuối dùng để đánh điện , làm việc suốt đêm trong cơn đau đẻ của vợ, sống giữa giống người chấy rận , bệnh tật )
+ Trở về Tổ quốc ( phần còn lại )
( Hạnh phúc tuyệt đỉnh , là sứ giả của xứ sở mình, là tổng hòa giải của nước Nga ,đám tang của ông là sự đoàn kết của tất cả những người Nga, ông qua đời giữa dông bão –
dư chấn của những cuồng nhiệt yêu thương và dự báo của bão táp cách mạng )
- Giải quyết những vấn đề đặt ra từ câu hỏi của sgk
III/ Phương pháp : thảo luận nhóm , phát vấn , quy nạp
IV/ Tiến trình dạy- học :
1 Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của các nhóm , cá nhân
2 Bài mới :“ Trái tim ông chỉ đập vì nước Nga còn thân thế ông sống leo lét trong
một thế giới đối với ông là xa lạ ” Đây là một trong những câu câu văn độc đáo mà nhà
viêt chân dung văn học tài hoa X XVAI-GƠ dành cho Đô-xtôi-ép-xki , một nhà văn lớn của nước Nga Và chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về hình tượng con người này
trong đoạn trích Đô-xtôi-ép-xki của sách giáo khoa
Hoạt động của
GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
- Cho biết chân
dung của
Hs tìm ra từ đoạn trích nét nổi bật mà Xvai-gơ
đã khắc họa chân dung Đô-xtôi-ép-xki qua đoạn trích
Tổ1,2 tìm hiểu, phân tích số phận nghiệt ngã Tổ3,4 tìm hiểu, phân tích tính cách mâu thuẫn
Hs thảo luận, khái quát vấn đề
I Đọc- hiểu văn bản :
1 Chân dung Đô-xtôi-ép-xki : một tinh cách
mâu thuẫn và một số phận ngang trái a Số phận nghiệt ngã :
+ Trước cửa tò vò của ngân hàng , ông đứng chờ ngày lại ngày
+ Là người khách chuyên cần của hiệu cầm đồ + Làm việc suốt đêm trong cơn đau đẻ của vợ + Sống giữa giống người chấy rận
+ Bệnh tật
Những yếu tố đẩy nhân vật vào chỗ tận cùng của nghiệt ngã đầy bi kịch
b Tính cách mâu thuẫn : + Tình cảm mãnh liệt trong cơ thể yếu đuối của con bệnh thần kinh
+ Phải tìm đến những cơ hội “thấp hèn” để cho tròn khát vọng cao cả
+ Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và tự đốt cháy trong lao động ( Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông )
+ Chịu hàng thế kỉ dằn vặt để chắt lọc nên những vinh quang cho Tổ quốc , dân tộc mình (sứ giả của xứ sở , mang lại cho đất nước sự hòa giải , kiềm chế lần cuối sự cuồng nhiệt của các mâu thuẫn thời đại )
Trang 29Chân dung con
người hiện ra như
Hs nhận xét chung về bút pháp của nhà văn
Hs về nhà thực hiện luyện tập
Nơi tận cùng của bế tắc, Đô-xtôi-ép-xki đã tỏa sáng cho vinh quang của Tổ quốc và dân tộc
2 Nghệ thuật viết chân dung văn học :
- Đối lập : cấu trúc câu , hoàn cảnh , tính cách
- So sánh, ẩn dụ : cấu trúc câu , hình ảnh so sánh ẩn dụ có tính hệ thống
- Bút pháp vẽ chân dung văn học : Gắn hình tượng con người trên khung cảnh rộng lớn
Thể loại đứng ở ngã ba : Tiểu sử -tiểu
thuyết -chân dung văn học
Ngòi bút viết chân dung rất tài hoa giàu
chất thơ trong văn xuôi chứng tỏ tấm lòng kính trọng của X.Xvai-gơ dành cho Đô-xtôi- ép-xkithật lớn lao biết chừng nào
II Luyện tập :
Tìm những câu văn chứng tỏ sức hút của nhân vật với tác giả và với cả nước Nga
+ Với sự thành kính xuất thần ông báo trước
sứ mệnh thiêng liêng của sự hòa giải nước Nga
+ Sự hứng khởi thật không giới hạn ,một vòng hào quang chói lọi bao quanh cái của người bị hành khổ này
+ Giấc mơ thiêng liêng của Đô-xtôi-ép-xki được thực hiện trong đám tang của ông : sự đoàn kết của tất cả những người Nga
Đọc thêm : THƯƠNG TIẾC NHÀ VĂN NGUYÊN HỒNG
Bài viết gồm 3 luận điểm chính :
a Chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của nhà văn NH :
- NH gắn bó với cuộc đời, với con người bằng cả tấm lòng Thể hiện trên từng trang viết của ông
- CN nhân đạo còn gắn liền với niềm tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp vốn có của con
người, với thiện căn bền vững của nhân dân lao động
Tất nhiên CNNĐ của NH sở dĩ thuyết phục được người đọc là do cơ sở từ hiện thực từ chính cuộc sống luôn gắn bó với những người lao động nghèo
b Sức sống, sự sáng tạo mạnh mẽ, bền bỉ của nhà văn NH :
- Khẳng định NH có một vị trí chắc chắn trong lịch sử VHDT
c Tình cảm của tác giả dành cho NH :
- Tình cảm trân trọng, kính phục
- Bài viết giàu sức hấp dẫn, thuyết phục còn ở nghệ thuật viết của tác giả :
+ Kết hợp hài hoà giữa phân tích, đánh giá với so sánh và giải bày cảm nghĩ
Trang 30+ Lời văn giàu cảm xúc kết hợp với lối xây dựng hình ảnh dựa trên những chi tiết thực
về cuộc đời nhà văn NH,
.
Tiết: 12 Làm văn
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Hoàn thiện kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận
- Biết vận dụng kĩ năng tóm tắt vào việc đọc hiểu văn bản nghị luận và làm văn
HS đọc từng đoạn
và tóm tắt nội dung chính đoạn đó
I Tóm tắt đoạn trích Khoảnh khắc
truyện ngắn của Bùi Hiển:
1 Đoạn trích gồm 8 đoạn và ý chính của mỗi đoạn:
- Đoạn 1: Vấn đề quan trọng trong
truyện ngắn không phải là ở tình tiết mà
là ở sự vang vọng vào tâm hồn, ở ấn tượng lưu lại trong trí nhớ người đọc
- Đoạn 2: Đáng chú ý hơn là vấn đề
dung lượng thể loại Truyện ngắn là một đoạn trong cả bài thơ dài vô tận của số phận nhân loại, là một chương rút ra trong truyện dài.
- Đoạn 3: Vậy vấn đề đặt ra là việc phải
biết chọn thật xác đáng cái khoảnh khắc ấy
- Đoạn 4: Khoảnh khắc trong truyện
ngắn Người ngựa, ngựa người của NCH
là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai người trong thời khắc cuối năm, để từ đó nhấn mạnh đến cực độ những tủi cực, bi đát, tạo nên ở người đọc những chua xót ngậm ngùi cho số phận con người trong những hoàn cảnh ngặt nghèo
- Đoạn 5: Trong Đôi mắt của Nam Cao,
cái khoảnh khắc được chọn là thời điểm
Trang 31HS làm việc cá nhân , một vài HS trình bày kết quả trên bảng , tập thể theo dõi, nhận xét , hoàn chỉnh
đầu thời kì chống Pháp, qua mấy lời độc thoại về người nông dân, về cuộc kháng chiến của nhân vật, qua một cảnh sinh hoạt trong gia đình Hoàng, để phơi bày bản chất của cả một kiểu người trí thức như Hoàng
- Đoạn 6: Vậy khoảnh khắc là thời điểm
mà ở đó nhân vật buộc phải bộc lộ những tính cách chủ yếu của mình, chi phối cách sống, cách nghĩ, cách ứng xử,
số phận của nhân vật
- Đoạn 7: Điều kiện để chọn khoảnh
khắc là vốn sống, sự am hiểu con người
và cuộc đời, tài năng của chính nhà văn
- Đoạn 8: Trong đó, vai trò vốn sống
nhiều mặt của nhà văn là điều hết sức quan trọng
2 Nối các nội dung trên sẽ có một bản tóm tắt hoàn chỉnh
II Tóm tắt bài Thương tiếc nhà văn
Nguyên Hồng của Nguyễn Đăng Mạnh
III Viết bản tóm tắt:
- Ghi kết quả bài thực hành đã chỉnh sửa
* Củng cố, dặn dò:
- Nắm được các thao tác tóm tắt một VB nghị luận
- Soạn bài Tây Tiến
II/ Phương tiện : SGK, SGV, Thiết kế dạy học, phiếu học tập.
III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, diễn giảng.
Trang 32IV/ Tiến trình dạy học:
1 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ: Qua bài đọc thêm : Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyên Hồng và những kiến thức về thơ qua quá trình học tập em hãy trình bày những hiểu biết của
em về thơ?
- Bài soạn Tây Tiến ( Quang Dũng)
3 Bài mới: Giới thiệu về thơ kháng chiến chống Pháp và bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Hoạt động của GV Hoạt độnh của HS Nội dung kiến thức
bài thơ Tây Tiến?
- Theo dõi HS trả lời,
hướng dẫn ghi chép
ngắn gọn theo SGK
- Lưu ý HS về hoàn
cảnh ra đời của bài
thơ , về điều kiện
sinh hoạt, chiến đấu
của đơn vị Tây tiến
- Yêu cầu lớp theo
dõi câu hỏi 1( SGK) ,
( Tác giả: Con người, cuộc đời, sáng tác
Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời:
- Về đơn vị Tây Tiến
- Về hoàn cảnh, thời điểm sáng tác
- Về vị trí, xuất xứ )
- 1-2 HS đọc diễn cảm
- Lớp lắng nghe và định hướng trả lời câu hỏi1
- 1-2 HS trả lời, lớp theo dõi, góp ý thêm
- Theo dõi định hướng của GV, ghi chép nội dung vào vở
HS đọc diễn cảm bài thơ theo hướng dẫn của GV
HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập và đại diện nhóm trả lời
- Lớp theo dõi ,nhận xét, bổ sung
- Vận dung bài học về
kỉ năng nghị luận về một bài thơ để khai thác giá trị đoạn thơ
I/ Tìm hiểu chung:
1 Tác giả : Quang Dũng 1988)
(1921 Tên thật là Bùi Đình Diệm
- Quê quán Phượng Trì, Đan Phương, Hà Tây
- Cuộc đời: Từng gia nhập quân đội, làm thơ, viết văn, biên tập viên nhà xuất bản
- Con người : Là một nghệ sĩ đa tài “ Cầm, kì, thi, hoạ”, nhưng trước hết là một nhà thơ
- Phong cách thơ: Hồn hậu, phóng khoáng, hào hoa, lãng mạn
2 Bài thơ Tây Tiến:
- Hoàn cảnh ra đời: SGK
- Vị trí: Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách thơ QD, in trong tập thơ “Mây đầu ô”(1986)
II/ Đọc hiểu bài thơ:
1 Kết cấu bài thơ, ý chính mỗi đoạn và mạch liên kết giữa các đoạn:
+ Đoạn 1: Nhớ về những cuộc hành quân của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây.+ Đoạn 2: Nhớ những kỉ niệm đẹp (Đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng)
+ Đoạn 3: Nhớ về những người đồng đội Tây Tiến
+ Đoạn 4:Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây
Trang 33đọc và cảm nhận
đoạn 1:
- Đọc đoạn 1 của bài
thơ và nêu câu hỏi:
Bức tranh thiên
nhiên và hình ảnh
đoàn quân Tây Tiến
hiện ra như thế nào ở
thêm giá trị biểu đạt
của một vài chi tiết
thơ giúp hS cảm thụ
sâu
HS trao đổi nhóm và trình bày cảm nhận
( Từ láy: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút đều
tả độ cao theo hướng nhìn lên trong cuộc hành trình.Khổ thơ là một bằng chứng về “Thi trung hữu hoạ”-> Gợi tả mặt dốc lồi lõm, nhấp nhô, khúc khuỷu, càng lên cao càng dựng đứng hun hút, thăm thẳm như lên đến đỉnh trời, chót vót chênh vênh giữa mây trời, như sắp chạm đến đỉnh trời!-> Gợi bao nỗi vất vả nhọc nhằn nhưng cũng không kém phần thú vị, tinh nghịch)
( Tác giả tả thực về sự hi sinh mất mát: Gợi cảm giác cái chết như lẫn vào bức tranh chung của những gian khổ nhọc
2 Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ: a/ Đoạn 1 : Nỗi nhớ về những chặng đường hành quân của bộ đội Tây Tiến và khung cảnh núi rừng miền Tây.
- Hai câu thơ mở đầu:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi ”
=> Hình ảnh “Sông Mã” như gợi thức nỗi nhớ ùa về trong tâm hồn nhà thơ
=> Nhớ “Chơi vơi” ( 2 thanh bằng, nhẹ, lan toả, không hình không khối.Hồn thơ Quang Dũng như đang bơi trong một biển nhớ bát ngát mênh mông, không bờ, không bến, tràn ngập, chơi vơi Câu thơ như khơi dòng cho nguồn thác kí ức hiện về
- Bức tranh thiên nhiên miền Tây Vừa hùng vĩ, hiểm trở , hoang vu, nghiệt ngã vừa độc đáo thú vị:
+ Hùng vĩ, hiểm trở ( Mở ra trong nhiều chiều không gian, thời gian) Nhiều tên đất lạ lẫm, gợi 1 vùng xa xôi, hẻo lánh: Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Pha Luông, Mai Châu
Nhiều đèo dốc hiểm trở:
“ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi ”
=> Sử dụng từ láy giàu chất tạo hình, gợi tả, gợi cảm, những câu thơ toàn thanh trắc => Một bức tranh hoành tráng với tất cả sự hiểm trở và
dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây
Nhiều vẻ hoang dại, bí ẩn, khắc nghiêt: Với mưa rừng, “Sương lấp đoàn quân mỏi”, “Thác gầm thét”,
“Cọp trêu người.”
- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn thơ :
+ Đó là những chiến sĩ anh hùng bất
Trang 34- Cho HS thảo luận
nhóm, gọi đại diên
trả lời GV theo dõi,
vị Câu thơ gợi một kí ức buồn trên những chặng đường hành quân của bộ đội TT)
-Hs thảo luận nhóm, ghi lại kết quả vào phiếu học tập, đại diện trả lời
- Lớp theo dõi, đàm thoại
( Bình: Đọc đoạn thơ ta như lạc vào một thế giới của cái đẹp, thế giới của cõi mơ, của âm nhạc
Bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên từ tâm hồn ngây ngất mê say của những người lính Tây Tiến trong đoạn thơ này chất thơ, chất nhạc hoà quyên với nhau đến mức khó mà tách bạch được Xuân Diệu cho rằng đọc bài thơ Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm âm nhạc trong miệng)
-HS theo dõi đoạn thơ;
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
- Thảo luận nhóm và trình bày kết quả
- HS làm theo hướng dẫnBình kq:
khuất không quản ngại vượt qua bao chặng đường gian khổ , bao nhiêu hi sinh mất mát lớn lao:
“ Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời ”
=> Nổi bật chất bi tráng
+ Nhưng đó còn là những chàng trai hào hoa lãng mạn tinh nghịch với bao hăm hở khám phả, chinh phục
- Hai câu kết đoạn thơ : “ Nhớ ôi nếp xôi”=> Gợi không khí đầm
ấm tình quân dân, như xua đi bao mệt mỏi của cuộc hành trình,tạo cảm giác
êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho đoạn sau
b/ Đoạn 2: Nhớ về những kỉ niệm đẹp - một vùng kí ức mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình
+ Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ: Những chàng trai Tây Tiến cùng những cô gái miền Tây như hoà quyên trong một không gian lãng mạn với
- Đường nét uyển chuyển, man dại
- Không khí sôi nổi, tình tứ
- Âm thanh sắc màu hoà quyện
=>Cảnh vật và con người như hoà trong men say, tình tứ, ngây ngất, rạo rực
+ Cảnh sông nước miền Tây hoang
sơ, mênh mang huyền ảo: “ Người đi Châu Mộc Hoa đong đưa”
- Không gian dòng sông trong một buổi chiều sương huyền ảo, thơ mộng vừa hoang dại như một bờ tiền sử-> Gợi sắc màu cổ tích huyền thoại
- Nổi bật lên trên nền không gian ấy
là dáng hình mềm mại uyển chuyển của cô gái miền Tây trên chiếc thuyền độc mộc
=> Thiên nhiên hoang sơ nhưng vẫn rất gần gũi gợi bao cảm xúc sâu lắng
c Đoạn 3: Nhớ về những đồng đội Tây Tiến- những người lính mang
Trang 35-Hướng dẫn Hs đọc,
cảm nhận đoạn kết
Cảm nhận của em về
đoạn kết bài thơ?
-Nêu câu hỏi tìm chủ
đề : Qua bài thơ,
mà không trần trụi, nghiệt ngã mà không hề
bi quan, bi luỵ Tất cả làm toát lên vẻ đẹp hào hùng mà hào hoa của người lính TT.Có thể nói, với bài thơ QD đã tạc vào thơ ca bức tượng đài
về người lính một thời đánh giặc cứu nước không thể nào quên.
HS làm việc cá nhân , trả lời
- Ngoại hình : Toát lên vẻ oai phong, dữ dằn qua cái nhìn lãng mạn của QD
- Tâm hồn: lãng mạn, mơ mộng, khát khao yêu đương
+ Sự hi sinh mất mát:
-Từ Hán Việt: Biên cương, viễn xứ, độc hành -> Gợi âm hưởng cổ kính, trang trọng
- Hình ảnh về sự hi sinh lặp lại ở khổ1, nhưng được nâng lên tầm khái quát mang tầm vóc sử thi, thần thoại
- Sự thật bi thảm được làm mờ bằng những câu thơ gợi hình ảnh những tráng sĩ ngày xưa ra đi vì nghĩa lớn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng
=> Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, toát lên vẻ đẹp hào hùng và hào hoa , đậm chất bi trángcủa người lính TT
d Đoạn kết: Lời thề sắt son;
- “Ai lên Tây Tiến mùa xuân
ấy .”=>thời điểm mơ mộng hào hùng một đi không trở lại
- Câu kết ” Hồn về Sầm Nứa chẳng
về xuôi” thể hiện tinh thần “ một đi không trở lại” => Gợi không khí một thời đại ra đi kháng chiến “thà chết chớ lui” của tuổi trẻ VN trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
III/ Chủ đề : Qua bài thơ, tác giả
Quang Dũng :
- Ca ngợi vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, cũng là vẻ đẹp của những người lính trong kháng chiến chống Pháp
- Thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ với đơn vị TT, với cảnh vật và con người miền Tây một thời gắn bó
IV/ Tổng kết:
Bài thơ là một thành công xuất sắc của nhà thơ QD:
Trang 36- Về nghệ thuật : + Hình ảnh: Đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo, đậm sắc thái thẩm mĩ ( Thiên nhiên vừa nghiệt ngã vừa thơ mộng; con người vừa hào hùng vừa hào hoa; cảnh vừa cụ thể vừa khái quát, vừa xa vừa gần…)
+ Ngôn ngữ: nhiều sắc thái, nhiều kết hợp từ ngữ độc đáo mới mẻ, sử dụng địa danh ấn tượng
+ Giọng điệu khi tha thiết, , bồi hồi, khi hồn nhiên vui tười, khi trang trọng cổ kính, khi lại man mác bâng khuâng…
- Về nội dung : Khắc họa hình tượng người lính Tây tiến vừa hào hùng vừa hào hoa
* Củng cố: - Vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến : Hào hùng , hào hoa được tạo
dựng bằng bút pháp lãng mạn nhưng chân thực, lại độc đáo đầy ấn tượng
- Bài thơ là kết tinh nhiều sáng tạo nghệ thuật của tác giả: Bút pháp tạo hình
đa dạng, ngôn ngữ vừa quen thuộc vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính vừa mới mẻ hấp dẫn
TTiến là bài thơ xuất sắc của nền thơ VN từ sau cách mạng Thời gian càng làm sáng lên vẻ đẹp và giá trị bền vững của bài thơ
* Bài tập nâng cao: So sánh hình tượng người lính trong bài thơ Tây tiến của Quang
Dũng và bài Đồng chí của Chính Hữu
Bút pháp của Quang Dũng trong bài Tây Tiến là bút pháp lãng mạn
Bút pháp của Chính Hữu trong bài thơ Đồng chí là bút pháp hiện thực
+ Bài 2: Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến ( Qua phần đọc- hiểu HS tự phân tích cảm nhận theo cách riêng của mình)
• Dặn dò : Chuẩn bị bài học sau : Các bài đọc thêm Bên kia Sông Đuống ( Hoàng
Cầm), Dọn về làng ( Nông Quốc Chấn )
……….
Tiết 15- Đọc thêm :
BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG ( Hoàng Cầm )
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Cảm nhận được tinh thần yêu nước thiết tha của nhà thơ thể hiện trong tình cảm đối với quê hương Kinh Bắc
- Phân tích đánh giá được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ở các phương diện: Sáng tạo hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu trữ tình
II/ Phương pháp : Đọc, cảm nhận, trao đổi , giảng bình
III/ Phương tiện : SGK, SGV, Thiết kế bài dạy, Tài liệu tham khảo
IV/ Tiến trình lên lớp : - Ổn định tổ chức.
Trang 37HS đọc diễn cảm bài thơ, chú ý thay đổi giọng điệu cho phù hợp Lớp theo dõi, nhận xét và xác định bố cục.
- các nhóm dựa vào phần chuẩn bị của cá nhân hình thành dàn ý và đại diện trình bày
- Tập thể theo dõi,
bổ sung hoàn chỉnh
Đại diện các nhóm trình bày - dàn ý
I.Tìm hiểu chung : 1/ Tác giả: Hoàng Cầm ( Sinh 1922) , tên thật : Bùi Tằng Việt Quê quán Thuận Thành Bắc Ninh
- Cuộc đời : Từ nhỏ đã được sống trong không khí dân ca, sớm có năng khiếu thơ ca, từng gia nhập quân đội, hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến
- Sáng tác : SGK 2/ Bài thơ:
- Sáng tác trong một đêm tháng 4 năm
1948 khi tác giả nghe tin quê hương mình
bị giặc chiếm, tàn phá Bài thơ là dòng cảm xúc tuôn trào sôi nổi dạt dào với bao tự hào xen lẫ đau đớn xót xa của tác giả
- Mạch cảm xúc: Từ đau đớn xót xa ( Ghi tội ác của giặc) đến sôi nổi hào hùng ( đứng lên đánh giặc)
II Đọc - hiểu bài thơ:
1/ Bức tranh toàn cảnh quê hương “ Bên kia sông Đuống”
-Chi tiết làm nền : Xanh xanh bãi mía, bờ dâu, ngô khoai biêng biếc, bờ cát trắng phẳng lì
- Hình ảnh nổi bật , đầy ấn tượng : Là hình
ảnh con sông Đuống: “ Trôi đi một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì ”
=>Con sông hiện ra giữa hai miền kí ức
tâm linh và hiện thực: Vừa tỏa sáng lấp lánh trong một vẻ đẹp vừa hoành tráng vừa thơ mộng, trữ tình; vừa gợi một miền cổ tích trong tâm tưởng trong tình cảm sâu đậm của nhà thơ đối với quê hương
- Hình ảnh” Sao xót xa như rụng bàn tay” diễn tả nỗi đau tinh thần dường như có thể cảm nhận được như nỗi đau da thịt - > tình cảm máu thịt của nhà thơ đối với quê hương
2/ Quê hương “ Bên kia sông Đuống trong niềm tự hào và đau xót của nhà thơ :
Trang 38hỏi, trao đổi
Nỗi đau của nhà
thơ thể hiện như thế
nào trong đoạn thơ?
Chủ yếu hướng vào
đối tượng nào?
về người
+ Đau xót căm thù
( Phân tích chi tiết nghệ thuật có giá trị gợi tả gợi cảm)
HS làm việc cá nhân và trả lời:
+ Đó là một vùng quê với những con người
đáng yêu đáng quý: Những cụ già phơ phơ tóc trắng, những em sột soạt quần nâu, những cô hàng xén răng đen cười như mùa thu tỏa nắng => thuần hậu, hiền hòa, cần
- Hình ảnh “ Ruộng ta khô, nhà ta cháy Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang gợi cảnh tan hoang, chia lìa tan tác đau đớn tận tâm can
- Đọng lại ở 2 hình ảnh: Mẹ già nua Đàn con thơ
- Thủ pháp tương phản
-> Yêu thương, đau xót đã bùng lên thành nỗi căm giân sục sôi đối với kẻ thù xâm lược
3/ Chủ đề : Bài thơ thể hiện tình yêu thiết
tha sâu đậm của nhà thơ đối với quê hương
III Tổng kết:
- Bài thơ chỉ nói về một vùng quê cụ thể nhưng đã có sức lay động lòng người sâu
xa chính là ở những cảm xúc chân thành tự nhiên của nhà thơ Hơn nữa xứ Kinh Bắc không chỉ là quê hương của Hoàng Cầm
mà còn là cái nôi là cội nguồn của văn hóa dân tộc gắn với niềm tự hào chung về đất nước VN trong tình cảm của mỗi chúng ta
- Bài thơ còn hấp dẫn người đọc ở nghệ thuật thể hiện như GS Hoàng Như Mai nhận xét” Thơ HC hầu như không bao giờ tìm tòi những kĩ xảo cầu kì về tu từ hay về cấu trúc Đọc thơ HC ta có cảm tưởng như nhà thơ viết thẳng một mạch, một hơi Những lời thơ từ trái tim anh
Trang 39rót thẳng vào lòng bạn đọckhông sắp xép, không điểm trang, giống như nước suối từ khe đá tuôn ra, như hoa mọc tự nhiên ngoài đồng nội ”
Tiết 15 – Đọc thêm :
DỌN VỀ LÀNG ( Nông Quốc Chấn )
I/ Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh hiểu thêm những vấn đề sau:
- Vẻ đẹp rất riêng của thơ Nông Quốc Chấn, đại diện cho thơ của tầng lớp trí thức dân tộc ít người
- Cảm nhận vẻ đẹp về nội dung và hình thức của bài thơ “ Dọn về làng”.
- Rèn thêm kĩ năng đọc hiểu thơ cho học sinh
II/ Phương tiện và phương pháp
1 Phương tiện: SGK, SGV, bài chuẩn bị ở nhà của học sinh, TLTK
- Em cho biết hoàn cảnh
ra đời của bài thơ? Hoàn
- Gợi nỗi đau tột cùng
- Niềm vui tràn trề
H/s tự ghi theo suy nghĩ
H/s đọc diễn cảm
I/ Vài nét chung về tác giả,tác phẩm
- Nông Quốc Chấn là nhà thơ dân tộc Tày Thơ ông đậm bản sắc dân tộc miền núi với lối diễn đạt hồn nhiên , giản dị, giàu hình ảnh, thể hiện những
vẻ đẹp và sự đổi thaycuar cuộc sống con người miền núi trong cách mạng
- Tác phẩm: (sgk)
II/ Hoàn cảnh ra đời:
- Bài thơ được tác giả sáng tác năm 1950 sau chiến thắng của chiến dịch Biên giwois( Cao- Bắc –Lạng )cuối năm 1950
- Bài thơ được giải thưởng tai Đại hội thanh niên sinh viên thế giới ở Beclin 1951 và được đưa vào tuyển tập Thơ VN
Trang 40nói về vấn đề gì? Có thể chia
bài thơ làm mấy đoạn dựa
theo mạch cảm xúc của tac
giả ? ( Đoạn mở đầu- đoạn 2-
đoạn 3- 4 câu kết )
- Từ bố cục rất lạ của bài
thơ, em có thể suy ra được
bài thơ có những nội dung cơ
bản nào?
Gọi h/s đọc minh hoạ
- Nhân dân đã sống cay
cực ra sao? Phải chăng đó là
bi kịch của một gia đình?
Giáo viên bình tiểu kết
Gọi h/s đọc phần còn lại
- Có người cho rằng từ hiện
thực đau thương đó, niềm
vui được giải phóng của
nhân dân là niềm vui lớn
mang tính thời đại, dân tộc
độc đáo nào? Từ đó suy ra
thơ của NQC có gì đặc biệt?
Cuộc sống của nhân dân
ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp và niềm vui được giải phóng.
H/s trả lời miệng:
Từ kết cấu hiện tại- quá khứ- tương lai, qua lời tâm tình với mẹ của chủ thể trữ tình, bài thơ có 2 nội dung chính: cuộc sống gian khổ kinh hoàng của nhân dân dưới ách thống trị của giặc Pháp và niềm vui chiến thắng được dọn về làng.
H/s chọn đọc minh hoạ
H/s thảo luận phát biểu
và tự ghi vào vở theo dàn ý trên bảng:
H/s đọc và nêu nội dung chính của phần còn lại
Đại diện nhóm trả lời theo sự chuẩn bị ở nhà:
Từ những chi tiết, hình ảnh, âm thanh cụ thể, niềm vui tràn ngập như vút lên trên từng câu thơ
H/s khác nêu hình ảnh minh hoạ -> h/s khái quát
Nhóm 2: câu 38 đến 48.
- Biện pháp đối lập (vd)
- Giàu liên tưởng, âm thanh ánh sáng (vd)
H/s nêu ý kiến đánh giá chung
- Giặc Tây đến lùng : Đốt lán, vét hết quần áo, bắt cha đi, nó đánh, cha chết không ván không người đưa…
=>Chi tiết tả thực, giọng thơ đau xót thể hiện không chỉ bi kịch của một gia đình mà đó cũng là bi kịch của dân tộc ta, nỗi đau lớn của nhà thơ
+ Niềm vui khi được
“Dọn về làng”.
- Hình ảnh: Người nói,cỏ lay, cuốc đất dọn cỏ, tiếng ô tô, tiếng ríu rít trẻ con, khói bếp bay trên mái nhà…
=> Niềm vui được thể hiện sinh động, giọng điệu sôi nổi, sảng khoái
Đó không chỉ là niềm vui được giải phóng mà còn
là khát vọng về một cuộc sống tự do ấm no, hạnh phúc của dân tộc
b) Đặc sắc về nghệ thuật: Bài thơ có cấu trúc lạ, cách diẽn tả giàu h/ảnh, xúc cảm dồn nén, lời thơ chân thành, mộc mạc, tự nhiên và đậm phong cách riêng của nhà thơ