Đe hội nhập tôt hơn vào một th ế giới toàn cầu hoá cũng như lìỢp tác có hiệu quả với nước Mỹ, chúng ta cần nghiên cứu, tìm hiểu để có nhừng hiểu biết đúng đắn và đầy đủ nhất về văn hoá,
Trang 3LƯƠNG VĂN KẾ
(Chủ biên)
VĂN HOÁ BẮC MỸ TRONG TOÀN CẦU HOÁ
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Trang 4Công ty c ổ phần Sách Đại học - Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
giữ quyến công bô' tác phẩm
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Khi nói đến Bắc Mỹ, người ta nghĩ ngay đến nước Mỹ mà quên
m ất rằng ở Bắc Mỹ vẫn còn nước Canada nửa Bắc Mỹ cùng với khu vực Tây Âu (các nước thuộc Liên minh châu Âu EU ngày nay) lảm thành
m ột khu vực văn minh gọi lả văn minh phương Tây N hưng dù th ế nào thì việc dồng nhất Bắc Mỹ với nước Mỹ cũng có thể hiểu được bởi vị trí địa chính trị chủ chốt của nước Mỹ và những tương đồng về lịch sử và
v ăn hoá giữa hai quốc gia Mỹ và Canada Còn khi nói đến nước Mỹ,
nh ữ ng người không phải người Mỹ thường nảy sinh hai thứ tình cảm trái ngược nhau: nó vừa quen nhưng lại vừa lạ, vừa đáng kính, đáng yêu lại vừa đáng sợ, đáng ghét Điều đó thật đúng với khái niệm
A m b iva len ce mà nhà phân tâm học v ĩ đại s Freud đã dùng để diễn tả
trạng thái xung đột nội tâm của con người trước những biểu tượng cấm
kỵ h o n g văn h o á1 Hình ảnh nước Mỹ là hiện thân của m ột nền văn minh v ật chất phát triển nhanh nhất và đạt những thành tựu rực rỡ nhất
ử thời đại ngày nay
N h ư n g có điều đặc biệt là, nếu ĩủ ỉư trên lĩnh vực chính trị và kinh
tê, người ta dễ nhất trí với nhau về sức mạnh và vị trí cườrig quốc dẫn
đ ầ u của nước Mỹ, thì về mặt văn hoá lại vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi, bât đồng, n h ất là về bản sắc của văn hoá Mỹ Thậm chí có người còn cho răng nước Mỹ không có văn hoá riêng Vì vậy có rất ít sách chuyên khảo luận về văn hoá Mỹ, mà nếu có thì vẫn mang tên dưới dạng hồ sơ văn hoá hay kể chuyện nước Mỹ v.v Thế nhưng càng gần đây, giới nghiên cứu đã có nhửng bước tiến nhất định khi thừa nhận sự tồn tại của một
nền văn hoá mang tên Văn h o á Mỹ Theo đó, nước Mỹ không còn được
hiểu là một tập hợp “hồ lốn” các dòng dân di cư “tứ chiếng giang hồ” từ
1 Freud, Siegm und, Nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo (Vật tô và Câ'm kỵ). Lương Văn
Kế dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
Trang 6khắp các châu lục nữa, mà đó là một quốc gia thống nhất, có bản sắc riêng Hơn nửa, trong bôi cảnh nhiều quô»c gia đang lần tìm con đường phát triển và hiện đại hoá cho riêng mình, thì hình ảnh nước Mv dù muốn hay không vẫn hiện lên n h ư một biểu tượng về sự phát triên và sức mạnh quốc gia Tiến thêm bước nữa, người ta thây rằng sự phát triển thần kỳ của nước Mỹ gần 250 năm qua không đơn giản lả nhờ vào điều kiện địa lý thuận lợi (vì có những nước đất rộng, người đồng, giàu tài nguyên mà vẫn lạc hậu hoặc khổng thật phát triển!), cho nên cần phải tìm ra cái nguyên nhân sâu xa và mạnh mẽ từ bên trong xã hội Mỹ đã làm động lưc cho sự phát triển nảy Nhân tô' bên trong đó, cái động lực bên trong đó chính là nền tảng văn hoá, hệ giá trị mà nhân dân Mỹ theo đuổi Một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc gần đây
đã phát biểu rằng: “N h ìn từ góc độ văn m inh của c h ế độ chính trị, trước
tiên chúng ta cần thừa nhận kh ô n g do d ư m ộ t s ự thật rằng: H iêh p h á p
M Ỹ và các th ẻ c h ế h ợ p hiến m à I 1 Ó thiết lập nên là m ộ t dấu m ố c trọng đại trong lịch s ử văn inhĩh nhân lo ạ i1.
Vậy nên có thể nói, giống như văn minh châu Âu, cái chủ nghĩa nhân văn mà nhân dân Mỹ sáng tạo ra là bất hủ và vẫn là lý tưởng phân đâu của nhiều xã hội Đó là các đặc trưng: giá trị dân chủ, cá nhân tự do sống, lao động và sáng tạo, sự phồn vinh về vật chất Những điều đó không phải bỗng nhiên có được, mà tất thảy đều là kết quả của hàng trăm năm lao động, tranh đâu và suy tư, thấm đẫm m áu và nước mắt của nhân dân lao động và giới tinh hoa nước Mỹ
Nền văn hoá rực rỡ ấy, bằng cách nảy hay cách khác - tuyên
truyền, lôi kéo, dụ dỗ, mồi n h ử kinh tế và nhiều khi bằng cả chiến hạrn
và đại bác - đã chiếu rọi khắp hoàn cầu, đem đến cho các nền ván hoa
khu vực và quốc gia những đặc tính mới: túih hiện đại Nước Mỹ vả
phương Tây đã từng có một lịch sử quan hệ phức tạp với Việt Nam, trong đó Việt Nam là nạn nhân Điều đó đã khiến chúng ta từng có cái nhìn chưa đầy đủ về nước Mỹ, văn hoá Mỹ, từ đó p h ủ nhận cả những mặt'tích CƯC, quan trọng của nó Từ khi tiến hành Đổi mới, m ở cửa và
2 Viên M inh (Chủ biên), Mười ỉăm bải giảng về văn hoá và xã hội Mỹ. Đ ại học Bắc Kinh, 2008, tr 62.
Trang 7trong bôi cảnh quốc tế có những biến chuyển mau lẹ, hết sức phức tạp, cách nhìn của chúng ta cùng có nhiều thay đổi lớn Nước Mỹ trở thành đôi tác quan trọng của Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hình ảnh về văn hoá Mỹ và con người Mỹ do đó cũng có những thay đổi về căn bản Đe hội nhập tôt hơn vào một th ế giới toàn cầu hoá cũng như lìỢp tác có hiệu quả với nước Mỹ, chúng ta cần nghiên cứu, tìm hiểu để có nhừng hiểu biết đúng đắn và đầy đủ nhất về văn hoá, văn minh Mỹ, từ đó rú t ra được kinh nghiệm nên học gì, tránh gì từ nước Mỹ, văn hoá Mỹ và nôn “tiếp biến" chúng như thế nào.
Cuốn sách này là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học
trọng điểm cấp Nhà nước “A nh hưởng của văn hoá Tây  u, Bắc M ỹ đối
với thê g iớ i và Việt N am trong quá trình toàn câu h o ẩ , mã sô
KX03.09/06-10 Cuốn sách hướng đến độc giả là giảng viên và sinh viên các ngành Quôc tê học, Châu Au học, Châu Mỹ học, Văn hoá học, các khoa văn hoá và ngồn ngừ Âu - Mỹ; các nhà nghiên cứu về văn hoá, chính trị và quan hệ quốc tế; các nhà nghiên cứu khu vực, nhất là các nhả nghiên cứu về Mỹ và phương Tây; các cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách Sách cũng là tài liệu bổ ích cho tất cả những ai quan tâm đến nước Mỹ và phương Tây
Do khuôn khổ hạn chê của cuốn sách, tác giả chủ yếu hướng sự phân tích vào các khía cạnh chủ yếu của văn hoá Mỹ lả: (1) Các cội nguồn của văn hoá Mỹ, trong đó chủ yếu là cội nguồn châu Âu; (2) Các thành tựu lớn của văn hoá Mỹ; (3) Hệ giá trị đặc sắc của nền văn hoá Mỹ;(4) Toàn cầu hoá và các phương thức truyền bá văn hoá Mỹ ra thế giới
Nhìn m ột cách khái quát, đây là một công trình được xây đựng theo quan điểm “lịch sử tri thức” Sách tạm thời không đề cập đến các vân đề khác n h ư ảnh hưởng hay tác động cùa văn hoá Mỳ đôi với từng khu vực trên thê giới, mà chỉ đề cập một phần đến sự tiếp xúc giữa văn hoá Mỹ và văn hoá châu Âu, bởi vì ở đó hàm chứa môi quan hệ cội
n guồn giữa hai khu vực của văn hoá phương Tây v ấ n đề ảnh hưởng của văn hoá Mỹ đồi với các khu vực khác trên thế giới sẽ được đề cập đên trong một chuyên khảo khác, tổng hợp hơn của tác giả về văn hoá phương Tây
Trang 8Tập thể tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc n hất đến các cơ quan hữu quan của Bộ Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, cảm ơn Đại sứ Lê Công Phụng, Phó Đại sứ Nguyễn Tiến Minh và toàn thể cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại W ashington, gia đình ông bà Lê Roãn Trung (California), các đồng nghiệp và cộng sự tích cực của các tác giả trong suốt mấy năm Tập thê tác giả cũng bày tỏ lòng tri ân với gia đình và bè bạn đã cổ vũ, động viên và chăm sóc tận tình cho các tác giả trong quá trình biên soạn cuốn sách này.
Tập thể tác giả trân trọng cảm ơn Nhà xuất bản Giáo due Việt Nam
đã gợi ý, góp ý kiến, biên tập công phu vả giúp tác giả xuất bản cuốn sách
Dù đã rất cô" gắng, nhưng chắc chắn cuốn sách chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của tất cả độc giả quan tâm, do đó tập thể tác giả mong nhận được ý kiến phê bình và bố khuyết của toàn thể bạn đọc, n h ất là của các chuyên gia nghiên cứu, giảng viên đại học và sinh viên Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Công ty c ổ phần Sách Đại học - Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - 25 Hàn Thuyên, Hà Nội
Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
Mùa Thu 2010
LƯƠNG V À N K Ế
Trang 9CỘI NGUÓN c ủ a văn h o á b ắ c m ỹ
I CỘI N G U ổ N CỦA VĂN HOÁ MỸ VÀ BAC m ỹ
1.1 Nhửng hình dung khác nhau vể nguồn gôc nước Mỹ
Bắc Mỹ không phải tất cả chí có nước Mỹ Nhung dù thế nào thì nói đến Bắc Mỹ là chủ yếu nói đến nước Mỹ hay Hoa Kỳ theo cách gọi chính thống Cái gọi là văn hoá Bắc Mỹ trên thực chất cũng là văn hoá Mỹ vì sự tương đổng cao giữa vãn hoá Mỹ và văn hoá Canada - quốc gia Bắc Mỹ còn lại - bới những ràng buộc địa lý và lịch sử của Canada với nước Mỹ, cho dù “màu sắc châu Âu” ớ Canada có phần “đậm đặc” hơn ứ Mv
Cách dây vài năm, một phóng viên của BBC tại Washington là Malt Frei đã viết một bài báo về nguyên nhân ra đời của nước MỸ với một phong cách hài hước nhưng chứa đựng nhiều sự thật3 Ông đặt câu
hỏi: Giả như trên th ể giới của chúng ta nước M ỹ chưa từng được sáng lập
thì cuộc sống của con người s ẽ khác th ế nào? Ông bảo, vậy thì chúng ta
sẽ không được nghe giọng Texas của Tổng thống George Bush, sẽ không dược nghe những bình luận “cắc cớ” của ông Bộ trướng Quốc phòng Donald Rumsfeld, hay ăn thức ăn nhanh McDonald Nhưng rất có thể sẽ không có âm nhạc nào trong máy iPod hay thậm chí cũng chẳng có máy iPod mà nghe Vì đúng iPod là do một người Anh tên là Jonathan Ive thiết kế Nhưng thiết kế của ỏng không thay đổi thế giới nếu khồng có công ty Apple của Mỹ ớ Cupertino, California
Nước Mỹ là kết quả hiện thực hoá của một ý tưởng và đã trở thành một nơi tự do dê mơ tướng Vì thế mới có câu chuyện “giấc mơ Mỹ” khi người ta quan sát xã hội Mỹ Nhà nghiên cứu M Frei nhận định xác đáng
rằng: Hoa Kỳ không phải tự nhiên mà có Đó là đứa con cua châu Âu,
1
'T h e o : bbc.vietnamese.uk.com , ngày 14-6-2007.
Trang 10con glìẻ của một hệ thống hậu phong kiến thối nát Nhà chính trị học
Samuel Huntington nói: “Hoa Kỳ không phái là sự dối trá, đó là sự thất vọng Nước Mỹ nắm bắt các nguyên tắc của kỷ nguyên Ánh sáng châu
Âu - Tự do, Bình đẳng, Bác ái, và mang chúng để đi tìm hạnh phúc, củng
cố thêm bằng một quyền bất khả xám phạm, “biến một ý tướng thành một Đất nước”
Thế giới sẽ khác biệt thế nào nếu không có Tuyên ngôn Nhản quyền (Bill of Rights)? Lại còn ông Thomas Jefferson - cha đẻ cúa Tuyên nsịôn
Độc lập Mỹ và sau trở thành Tổng thống Mỹ nữa? Tuyên ngôn Độc lập là
một luận thuyết không thể thiếu về quyền tự quyết Nếu Hoa Kỳ không được thành lập, nó sẽ không được viết ra
Danh sách các ý tướng lớn của nhân loại ra đời từ nước Mỹ còn rất dài, chẳng hạn như: Thomas Edison, Henry Ford, anh em nhà Wright, Bill Gates, hãng Boeing, phim dài tập Desperate Housewives; The Sopranos
và SpongeBob SquarePants; hay như truyền hình được chế tạo bới người Đức, người Anh và người Nga, nhưng ý tướng của họ lại được đơm hoa kết quả tại Mỹ Hoa Kỳ đã tạo nên một môi trường để các dầu óc sáng tạo dễ dàng có tiền, có thị trường và tự do đế mơ mộng và sáng tạo
mà không sợ bị đàn áp hay phân biệt
Tác giả M Frei bình luận rằng, từ lâu đã có những người luôn ghét
bỏ sự ra đời của Hoa Kỳ Vào cuối thế kỷ XVIII nhà khoa học Hà Lan Cornelius De Pauvv nói rằng mọi thứ từ Mỹ đểu “suy đồi hoặc quái dị”, mặc dù ông chưa từng đến đó Tư tưởng bài xích Mỹ đã xưa như bản thân lịch sử nước Mỹ vậy Người châu Âu đã tạo ra nước Mỹ, và nếu hối hận
vì chuyện này thì đó chẳng khác nào hành động tự chối bỏ mình Người
ta có thể chí trích lãnh đạo của Mỹ mà không cần phải hối hận vì sư tồn tại của nước này
Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa cái gì nước Mỹ cũng hoàn hảo cả, vì đã có những sai lầm kinh khủng diễn ra ớ Mỹ: sự đạo đức giả của chế độ nô lệ, phân biệt sắc tộc, chủ nghĩa chống cộng McCarthy v.v Nhưng nước Mỹ đã và vẫn tiếp tục tìm ra giải pháp khắc phục các sai
lầm “Hoa Kỳ là một thí nghiệm x ã hội khổng lổ luôn đi tìm sự tự sửa
chữa" Như Tổng thống Bill Clinton từng nói: “Không có điều dớ nào của
Hoa Kỳ mà lại không thể được sửa bằng những điều hay của Hoa Kỳ”
Trang 11Nhưng đê tìm hiểu bản sắc văn hoá Mỹ, chúng ta cần bắt đầu băng nhữns dữ kiện địa lý và lịch sứ làm cơ sở cho sự ra đời của quốc gia vĩ đại này.
1.2 V ân đề ranh giới Bắc Mỹ
Mỗi nền vãn hoá đều có nguồn cội riêng, xuất phát từ đặc trưng lập quốc của mỗi dân tộc Bắc Mỹ không chỉ có duy nhất nước Mỹ, mà còn
có Canada ớ phía bắc với diện tích lãnh thổ còn lớn hơn cả nước Mỹ Thậm chí có người còn quy cả Mexico nằm ở phía nam nước Mỹ vào khu vực Bắc Mỹ Xét thuần luý trên khía cạnh địa lý thì quan niệm đó hoàn toàn có cơ sò Tuy nhiên việc gọi tên Bắc Mỹ, Nam Mỹ, cũntỉ giống như việc đặt tên phương Tây hay là Đông Âu và Tây Âu vậy, còn phải dựa trên các đặc trưng văn hoá và bản sắc chính trị của khu vực nữa Nếu lấy tiêu chí văn hoá và chính trị để soi xét, người ta thấy Mexico thuộc vãn hoá Latinh nói tiếng Tây Ban Nha, mang những đặc điểm gần với Nam
Mỹ và Caribbean hưn là với nước Mỹ Hơn nữa, quả là về mặt địa lý thì Mexico nằm ớ phía nam nước Mỹ Trên phương diện lịch sứ, Mcxico hình thành sớm hơn với cuộc xâm lược của Tây Ban Nha và các dân tộc nói tiếng Tây Ban Nha xuất xứ từ bán đảo Ibería, nó ít dính dáng đến lịch sử nước Mỹ vốn hình thành từ dòng di cư của các nước Bắc Âu và Trung Âu như: Anh, Ireland, Iceland, Đức v.v
Vấn đề còn lại là Canada chúng tôi sẽ phân tích trong một mục riêng của cuốn sách
1.3 Di dân từ châu Âu và ưu thê của người Anh
Đặc trưng của nước Mỹ là được hình thành lừ những người nhập cư Ngay từ buổi đầu và suốt những thế kỷ tiếp theo, đất nước này liên tục dược bổ sung và phát triển bới những làn sóng nhập cư, xứng đáng với tên gọi "Một quốc gia của các quốc gia” Tuy nhiên, từ buổi đầu lập quốc, trong sô nhiều nhóm dàn tộc và bộ tộc hoà nhập với nhau đê tạo nên nước
Mỹ thời thuộc địa, di dân Anh đã dóng vai irò đặc biệt quan trọng về nhiều mặt, trong đó có vãn hoá
Thật ra, khi chào đón những người châu Âu đầu tiên, lãnh thổ nước
Mỹ bày giờ khống phải là một chốn hoang vắng Nơi đây đã có mặt những cư dân bản địa là người da dó, mà sách vở thường gọi là người
Trang 12Anh điêng Sự xuất hiện của người châu Âu trên lãnh thổ nước MỸ ngày nay đã làm cho vị trí và vai trò của cư dân bản địa dần dần thay đổi Từ chỗ là chủ nhân của vùng đất rộng lớn, phạm vi cư trú của họ từng bước
bị thu hẹp Họ ngày càng bị đẩy lùi đến những vùng đất xa xôi héo lánh, đổng thời khí hậu và bệnh tật đã làm cho dân số của bộ phận cư dân này dần dần suy giảm
Quá trình xâm thực của thực dân châu Âu bắt đầu từ thế kỷ XVI sau cuộc thám hiểm của Christopher Columbus Người Tây Ban Nha là những người đầu tiên đổ bộ lên bờ biển Florida và đến giữa thế kỷ XVI, họ đã di sâu vào lục địa Bắc Mỹ Đầu thế kỷ XVI, người Pháp cũng bắt đầu chú ý xâm thực vùng đất này Họ xây dựng cơ sở ở Canada, năm 1540, đặt thương điếm đầu tiên của Pháp bên bờ sông Hudson Sau đó người Pháp tiến vào vùng đất hồ George (bang New York hiện nay), thành lập vùng Louisiana thuộc Pháp vào thế kỷ XVII Bắc Mỹ khi đó dược coi gần như là vùng đất vô chủ nên các nước thực dân châu Âu đều tìm cách xâm chiếm Hà Lan cũng là một nước thực dân có tiềm lực Vì vậy, ngay từ đẩu thế kỷ XVI, Hà Lan cũng tiến vào Bắc Mỹ để buôn bán và xây dựng nên đất New Amsterdam
Tuy nhiên công cuộc xâm thực của Anh được coi là mạnh mẽ và có hiệu quả hơn cả Những dân nhập cư người Anh đầu tiên tới miền đất ngày nay là Hoa Kỳ khá lâu sau khi các thuộc địa Tây Ban Nha thịnh vượng đã được lập ra ớ Mexico, ớ vùng West Indies (ở biển C a-ri-bê) và Nam Mỹ Cuộc khai khẩn thực dân của Anh bắt đầu phát triển vào đầu thế kỷ XVII Các cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt ớ nước Anh trước cuộc Cách mạng 1640 là nguyên nhân tạo ra một làn sóng di cư ra nước ngoài tìm đất sống Họ ra đi vì lý do kinh tế, hoặc vì lư tưởng bất đồng giữa tín
đồ Thanh giáo và Anh giáo, hoặc muốn tìm một cuộc sông mới nhằm thoá mãn niềm khao khát về một miền đất lạ
Nãm 1607, người Anh chính thức đặt chân lên vùng đất Virginia, thành lập thuộc địa đầu tiên - Jamestown Đến năm 1640 người Anh đã
có những thuộc địa vững vàng dược thiết lập dọc bờ biến New England và vịnh Chesapeake Những cuộc di thực của Anh đến Bắc Mỹ lại trứ nên mạnh mẽ vào đầu những nãm 20 cúa thế kỷ XVIII, khi quá trình tước đoạt ruộng đất ớ Anh của giai cấp quý tộc lên đến đỉnh điểm Trong quá
Trang 13trình đó, nhiều thực dân từ các nước châu Âu khác cũng đổ đến lãnh thổ mới này, nhưng người Anh vẫn chiếm một vị thế vững vàng hưn cả Đến năm 1733, những người lập nghiệp Anh đã xây dựng được 13 thuộc địa dọc bờ biển Đại Tây Dương, với bang Georgia là thuộc địa được thành lập cuối cùng'.
Về kinh tế, ở nước Mỹ đã dần hình thành và phát triển một thị trường dán tộc ihống nhất trong 13 bang thuộc địa v ể cơ bản, đó là một nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa Những quan hệ sản xuất này là do những người dân di cư từ Anh và châu Âu mang theo, cho
dù những quan hệ đó chỉ mới xuất hiện ớ Anh Biểu hiện rõ nhất là sự phổ biến của hiện tượng mua, bán và đầu CƯ đất đai, sự gia tăng giá trị xuất khẩu, tổng sản phẩm quốc dân và mức sống của những người dân tự do Dân cư thuộc địa Bắc Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng về kinh tế để trở thành một bộ phận trong phong trào đòi quyền tự trị dã và đang chi phối phần lớn hoạt động chính trị cua nước Anh trong suốt thế kỷ XVII và XVIII.Nguyên nhân chính làm cho người Anh thắng lợi trong công cuộc
xàm thực là ưu th ế về kinh t ế và xã hội của nước Anh lúc bấy giờ Vào thế
kỷ XV - XVIII, nước Anh đã vượt qua các nước khác về phát triển kinh
tế, dó là cơ sở để họ chiếm ưu thế trong công cuộc bành trướng ớ Bắc Mỹ Hạm đội của Anh có địa vị vững mạnh trên đại dương, có thể phục vụ cho
sự phát triển của tư sản thương nghiệp Anh Nền chính trị ớ Anh vào thế
kỷ XVII cũng đã mang đến Tân thế giới một số nhà lư sản, quý tộc chống đối có tri thức và trình độ hiểu biết cao Mặt khác, sự thay đổi trong chế
dộ ruộng đất ở Anh khiến nông dân bị mất đất ồ ạt di cư sang Mỹ vào thế
kỷ thứ XVIII Công cuộc canh tác nông nghiệp của những con người đó
đã tạo thêm thế vững chắc cho công nghiệp phát triển ớ vùng Bắc Mỹ sau này Tất cá các yếu tố này làm cho cơ sớ của Anh ở Bắc Mỹ mạnh hơn và
có xu hướng phát triển thành một xã hội hoàn chỉnh, trước khi nền độc lập của Mỹ được thừa nhận vào năm 1783
II S ự HÌNH THÀNH NEN v ă n HOÁ c h ủ đ ạ o
Phẩn lớn dân định cư tới Mỹ vào thế kỷ XVII là người Anh Đến năm 1754, trên vùng đất của thực dân Anh ứ Bắc Mỹ đã có tới 1,3 triệu người Tiếng Anh trớ thành ngôn ngữ được phổ biến rộng rãi ớ Bắc Mỹ
Trang 14Theo kết quả điều tra dân số đầu tiên cứa Mỹ được tiến hành vào nãm 1790, nước Mỹ lúc đó có khoáng 4 triệu người, phần lớn là người da trắng Trong số các công dân da trắng đó, hơn 8/10 là có gốc gác ở Anh Người Mỹ gốc Phi bấy giờ chiếm khoảng 20% dân số, một con số cao hơn hết thảy mọi thời đại, với gần 700.000 nô lệ và khoảng 60.000 là
“người nô lệ được tự do”, v ề số lượng những người bản địa, bảng điểu tra chỉ đưa ra con số ít ỏi
So với cộng đồng người Mỹ gốc Phi và người bản địa, cộng dồng người da trắng có dân số đông nhất, có tiền, có quyền lực trong đất nước mới thành lập này Vì vậy, họ trớ thành chủ nhân của vùng đất mới, nhanh chóng chi phối nền văn hoá ở nước Mỹ và tác động đến các cộng đồng dân cư khác Lúc xảy ra cuộc Cách mạng Mỹ4, người da trắng phần lớn vẫn là dân gốc Anh, theo đạo Tin Lành và thuộc tầng lớp irung lưu Những người Mỹ này đôi khi được nhắc đến dưới cái tên “WASP”5 Là công dân “chính quốc”, lại có ưu thế trội hơn về dân số, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi những đặc điểm của họ đã trở thành chuẩn mực đánh giá những nhóm người khác Những người có tôn giáo khác (như người Đức, người Hà Lan, và người Thuỵ Điển) đểu là những nhóm thiểu số và
sẽ bị bất lợi nếu không đồng hoá Vào cuối thế kỷ XVIII, quá trình đồng hoá này xảy ra khá thuận lợi Theo các nhà sử học Allan Nevins và Henry Steele Commanger, “người Anh, người Ai-len, người Đức người Hà Lan, người Thuỵ Điển - hoà lẫn nhau và kết hôn với nhau mà không suy nghĩ về sự khác biệt”6
Như vậy, thứ văn hoá có ảnh hướng lớn ở Mỹ bắt nguồn từ lịch sử ban đầu của đất nước này mang dặc tính của tầng lớp trung lưu Tây Âu theo đạo Tin Lành và nói tiếng Anh Chính thứ vãn hoá này đã hình thành nên những gì mà về sau trở thành những giá trị truyền thòng đã dược A Tocqueville miêu tả vào những năm 1830: tự do, sự bình đẳng về
cư hội, và nguyện vọng lao động cật lực để có mức sống vật chất cao hơn
4 Tức Cuộc chiến tranh giành độc lập (1775 - 1783), nhờ đó 13 thuộc địa của những dân nhập cư gốc Anh giành được độc lập từ Đ ế quốc Anh.
5 Viết tắt của các chữ “white A nglo-Saxon protestants” , nghĩa là người da trắng, gốc Anh theo đạo Tin Lành.
6 Allan Nevins and Henry Steele Commanger, America: The Story of a Free People
Boston: Little Brown 1942.
Trang 15Mặc dù hiện nay, “người Mỹ nói chung” không còn là một WASP thấm nhuần các giá trị cúa Thanh giáo, nhưng cũng không thể phú nhận
“những di sản Anh” trên nước Mỹ Rời bỏ cô quốc, những người nhập cư gốc Anh dã đem đến vùng đất mới những phong tục, tập quán và niềm tin của quê hương, những học thuyết về xã hội, chính trị, tôn giáo, những truyền thống về giáo dục, lễ hội, thể thao, nghệ thuật, ẩm thực, sở thích v.v góp phần tạo lập nên nền văn hoá Mỹ Với quyết tâm định cư lâu dài, họ đã đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tạo lập nên những cơ
sở kinh tế, chính trị và nhiều giá trị văn hoá mà nước Mỹ sau này kế thừa
Alden T V aughan7 đã nói, ngay từ khi hình thành nước Mỹ
“hầu như mọi cái về cơ bản đều là của Anh: các hình thức sớ hữu và canh tác đấl đai, hệ Ihỏng chính quyền và thế thức cơ bản của luật pháp cũng như các thủ tục pháp luật, các cách chọn lựa hình thức giải trí và tiêu khiển, và vô số những mặt khác của cuộc sống ớ các thuộc địa” Arthur Schlesinger, JrH, cũng viết: “ngôn ngữ của quốc gia mới, luật lệ, thể chế của nó, các tư tướng chính trị, văn học, phong tục, những câu châm ngôn, cách cầu nguyện, trước hết xuất phát từ nước Anh”
Nền văn hoá Mỹ trong buổi đầu đã kết hựp các thể chế chính trị, xã hội với các tập tục kế thừa từ nước Anh (đặc biệt là tiếng Anh), với những quan niệm và giá trị của đạo Tin Lành không chính thống vốn có địa vị
mờ nhạt ớ nước Anh nhưng khi được dân nhập cư mang đến đất Mỹ, nó đã khoác lên một sức sống mới trên mánh đất này Như vậy, nền văn hoá Mỹ bao gồm những yếu lố của văn hoá Anh nói chung, những yếu tố đặc thù của các nhánh vãn hoá của xã hội Anh mà những người định cư là đại diện
Cội nguồn vãn hoá này đã trải qua những thay đổi suốt gần 300 năm qua, nhưng một số yếu tố của nền văn hoá đó trong buổi đầu vẫn còn tồn tại John Jay9 đã xác định 6 yếu tố quan trọng mà người Mỹ cùng chia sẻ vào năm 1789, đó là: tổ tiên, ngôn ngữ, tôn giáo, nguyên tắc tổ chức
7 Alden T V aughan, Seventeenth Origins of American Culture (Cội nguồn vãn hoá Mỹ ở
th ế kỷ X V II), trong cuốn The Development o f an American Culture (Sự phát triển của vãn hoá M ỹ) của Stanley Coben và Lorman Ratner (New York: St M artin, 1983), tr 32.
8 A rthur M Schlesinger, Jr., The Disuniting o f America (Sự mất đoàn kết của nước Mỹ) (New York: Norton, 1998), tr 34.
9 John Jay (1745 - 1829), một chính khách kỳ cựu, nhà ngoại giao, nhà tư pháp, người
đã viết và nghiên cứu nhiều về con người và các sư kiện trong những năm đẩu của nước Mỹ.
Trang 16chính quyền, phong tục tập quán, kinh nghiệm chiến tranh Thật ra,
200 năm sau đó, yếu tố tổ tiên chung rõ ràng không tồn tại nữa Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ớ Mỹ một gia đình mà ông là người Anh,
bà là người Hà Lan, con trai lấy vợ Pháp và mấy đứa cháu, mỗi cháu lấy
vợ thuộc một dân tộc khác nhau Một vài yếu tố khác cũng trải qua những thay đổi hoặc phai mờ Chẳng hạn, đạo Tin Lành ngày càng được phân chia thành nhiều giáo phái khác nhau Tuy nhiên, trong những nét cơ bản của người Mỹ, những thành tố mà Jay cho là tạo nên bản sắc của người
Mỹ, dù trải qua nhiều thách thức, vẫn là những nét quan trọng của văn hoá Mỹ trong thế kỷ XX Những giá trị cơ bản của đạo Tin Lành, hay cụ thể hơn là Thanh giáo, vẫn rất quan trọng và được tiếp tục coi trọng Trong phần lớn lịch sử của nước Mỹ, có thể thấy người dân Mỹ vẫn đi theo một hình thức nào đó của đạo Tin Lành
Về mặt ngôn ngữ, vào thế kỷ XVIII, những người định cư gốc Đức
ớ Pennsylvania đã cố gắng làm cho tiếng Đức có một vị trí tương dương tiếng Anh nhưng không ihành công Đến thế kỷ XIX, dân nhập cư gốc Đức vẫn muốn duy trì những vùng đất nói tiếng Đức ớ Wisconsin và đã
sử dụng tiếng Đức ở các trường học nhưng vẫn không thực hiện được mục đích đó do những áp lực của quá trình đồng hoá Năm 1889, cơ quan lập pháp Wisconsin yêu cầu các trường phải sử dụng tiếng Anh trong công tác giảng dạy10 Trước khi xuất hiện những cộng đồng đông đảo dân nhập
cư nói tiếng Tây Ban Nha ở Miami và vùng Tây Nam, nước Mỹ vẫn là một ví dụ độc đáo về một đất nước vô cùng rộng lớn, với hơn 200 triệu dàn, nhưng gần như phần lớn đều nói cùng một thứ tiếng
Một trong những giá trị văn hoá được người Mỹ luôn tự hào từ thời
lập quốc đến nay đó chính là các thiết c h ế chính trị dân chủ và cách thức
xây dựng các thiết c h ế dó Nhưng xét về cội nguồn lịch sử, các ^uan niệm
này được hình thành trên cơ sớ truyền thống và khát vọng tự do dược những người dân di cư, chủ yếu từ nước Anh, mang đến Các tư tưởng về chế độ cai trị, về quyền tối cao của luật pháp, về cái tôi, về quyền sớ hữu,
về truyền thống tự do cũng như các tập quán sinh hoạt khác của người Anh đã xâm nhập và bám rễ vào nền vãn hoá Mỹ
IU James A M orone, The Struggle for American Culture, trong tâp san PS: Political Sciences and Politics, số 29 (September 1996), tr 428 - 429.
Trang 17Do ưu thế về dân số, lại có trình độ phát triển cao hơn nên trong quá
trình lập quốc ớ Bắc Mỹ đã xảy ra quá trình đồng hoá của người nhập cư
với cư dân bán địa Trong cộng đồng người nhập cư, người Anh chiếm đa
số, hơn nữa lại là người cai trị 13 thuộc địa, nên quá trình đồng hoá diễn
ra trước hết giữa những người Anh với các cộng đồng dân cư khác từ các nước châu Âu, châu Phi, thể hiện rõ nhất trên phương diện ngôn ngữ, tôn giáo Tất nhiên, quá trình đồng hoá này khống thế xác lập một cách tuyệt đối vãn hoá Anh trong các cộng đồng dân cư khác Ớ mỗi cộng đồng dân
cư vẫn bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống của mình, cho phép sự
đa dạng tồn tại trên đất Mỹ
Cho đến thế kỷ XIX và thậm chí thế kỷ XX, những người nhập cư
đã bị thôi thúc và thuyết phục tôn trọng những yếu tố quan trọng của nền văn hoá Anh - Tin Lành theo nhiều cách Những người chủ trương đa nguyên văn hoá, những người theo quan điểm đa vãn hoá, và những người phát ngôn cho các nhóm dàn tộc thiểu số trong thế kỷ XX đã phải đấu tranh chật vật trước xu hướng dổng hoá đó Vì vậy, năm 1977, Michael Novak đã chỉ trích một cách gay gắt là những người dân nhập cư đến từ Đông và Nam Âu bị sức ép trứ thành “Mỹ” bằng cách thích nghi với nền vãn hoá Anglo-American, mà theo ông, sự Mỹ hoá đó là “một quá trình đàn áp rất to lớn về tinh thần” " Nãm 1995, Will Kymlicka cũng cho rằng, trước những năm 1960, “người ta trông đợi những người nhập cư rời bó di sản riêng của mình và đồng hoá hoàn toàn với các chuẩn mực vãn hoá hiện hành” mà ông gọi là “mô hình tuân theo Anh” 12 Nếu họ bị cho là không thê đồng hoá, họ sẽ bị loại trừ Năm 1967, Harold Cruse phát biểu rằng “nước Mỹ là một quốc gia tự dối mình về việc mình
lấ ai và là cái gì Đấy là một quốc gia của các thiếu số, do một nhóm thiểu số cai trị - nó cứ nghĩ và hành động như thể nó là một quốc gia của người Anh Tin Lành” ' \
Từ sau khi nước Mỹ ra đời, cùng với sự đa dạng của dòng người nhập cư đến từ các quốc gia, châu lục khác nhau, văn hoá lôn giáo cúa
11 M icheál Novak, Unmeatabỉe Ethnics: Politics and Culture in American Life. London: Transaction Publishers, 1996, tr 405.
12 W ill K ym licka, Finding Our Way: Rethinking Ethnocultural Relations in Canada
Toronto: Oxford University Press, 1998, tr 44.
" Harold Cruise, The Criis of the Negro Intellectual. New York: Morrow, 1967, tr 256.
Trang 18Mỹ lại thêm đa dạng với sự xuất hiện của đạo Do Thái, các tôn giáo phương Đông Vị trí của tôn giáo đối với đời sống xã hội cũng thay đổi theo Tôn giáo không còn là vấn đề của cộng đồng mà đã trở thành việc của cá nhân Cho dù có sự thay đổi như vậy nhưng vẫn không thế phú nhận được ưu thế của đạo Tin Lành và Cơ đốc giáo với số lượng tín đồ đông nhất trong số các tôn giáo tồn tại ớ Mỹ hiện nayx.
Suốt trong lịch sử nước Mỹ, những người không phải là tín đồ Tin Lành gốc Anglo-Saxon đều trở thành người Mỹ bằng cách tiếp nhận văn hoá và các giá trị chính trị của những người Tin Lành gốc Anh trên đất Mỹ Nước Mỹ được sáng lập như một xã hội Tin Lành Học thuyết Thanh giáo đã thấm vào xã hội Mỹ, vì các Đức Cha hành hương là những người Anh đầu tiên đến lập nghiệp ớ Tân thế giới, với hy vọng xây dưng một chế độ xã hội và tôn giáo phù hợp với khát vọng của mình Bắt nguồn
từ đạo Tin Lành, học thuyết đó chứa trong mình mọi mầm mống của chủ nghĩa tư bản, và cũng có thể tìm thấy trong đó nguồn gốc đẩu tiên của tính cách Mỹ
Dù ảnh hưởng của Thanh giáo không toả đều trên toàn lãnh thổ, nhưng trong suốt 200 năm, phần lớn người Mỹ đều theo đạo Tin Lành Với các đợt nhập cư khá lớn của các tín đồ Thiên Chúa giáo, trước hết là
từ Đức và Ireland, và tiếp sau đó là Ý và Ba Lan, tỷ lệ tín đồ Tin Lành giảm dần Vào năm 2000, nước Mỹ còn khoảng 60% dân số là tín đồ Tin Lành Tuy nhiên, những niềm tin, giá trị và quan niệm của đạo Tin Lành vẫn nằm trong số các yếu tố cốt lõi của nền văn hoá của những người định cư trên đất Mỹ, và nền văn hoá đó vẫn tiếp tục thâm nhập và định hướng cuộc sống cho cuộc sống, xã hội, lư tướng của người Mỹ, dù
tỷ lệ tín đồ Tin Lành suy giảm Do là trọng râm của nền văn hoá Mỹ nên các giá trị của đạo Tin Lành có anh hướng sâu sắc đến đạo Thiên Chúa và các tôn giáo khác ở Mỹ Những yếu tố đó đã làm hình thành nên thái độ của người Mỹ đối với lĩnh vực đạo đức riêng và chung, đối với hoạt động kinh tế, Chính phủ và chính sách công cộng
Đầu thế kỷ XVII, như Adrian Hastings đã nói, đạo Cơ đốc là “cái định hướng cúa các dân tộc, thậm chí cả chú nghĩa dân tộc”, và các nhà nước và các quốc gia đã xác định rõ họ thuộc đạo Tin Lành hay dạo Thiên Chúa Ở châu Âu, các xã hội thời bấy giờ hoặc chấp nhận hoặc bác
Trang 19bỏ “Sự cải cách của Đạo Tin Lành” (Protestant Reformation) Ớ Mỹ, Sự cải cách đó đã tạo ra một xã hội mới Không giống với bất cứ quốc gia nào trong số đó, nước Mỹ được coi là người con của Sự cải cách Vì vậy, một hoc giả khác đã nói rằng, các cội nguồn của nước Mỹ "được tìm thấy trong cuộc Cách mạng Thanh giáo của Anh Quả thực, cuộc cách mạng này
là một sự kiện duy nhất mang tính hình thành quan trọng nhất trong lịch
sử chírh trị của nước Mỹ” Vị khách châu Âu ở thế kỷ XIX là Phillip Schaff nhận xét rằng, ớ Mỹ “mọi thứ đều có một khởi đầu Tin Lành” 14 Nước Mỹ được coi là đã được tạo ra như một xã hội Lin Lành, cũng như Pakistan được tao thành như một xã hội Hồi giáò, và Israel như một xã hội Do Thái giáo ở thế kỷ XX vậy
Cội nguồn Tin Lành này đã làm cho nước Mỹ khác với nhiều quốc gia, và ớ thế kỷ XX, tôn giáo vẫn rất quan trọng trong bản sắc của người
Mỹ T ong phần lớn thế kỷ XIX, người Mỹ đã nghĩ về quốc gia họ như là một d a nước của đạo Tin Lành, nước Mỹ được nhiều quốc gia khác xem
là đất iước Tin Lành, và thực tế nước Mỹ được nhìn nhận là đất nước Tin Lành trong các sách giáo khoa, bản dồ và văn học
£'ạo Tin Lành ứ Mỹ khác với đạo Tin Lành ở châu Âu Edmund Burke
đã đối ;hiốu nỗi sợ hãi, sự kính nể, bổn phận và lòng sùng kính mà người Anil can thấy đối với các quyền lực chính trị và tôn giáo với “tinh thần tự
do mạih mẽ” ò người Mỹ Ông cho rằng, tinh thần tự do đó ăn sâu vào đạo Til Lành của người Mỹ.*Dưới ảnh hướng của tinh thần tự do đó, khi đến nư?c Mỹ, đạo Tin Lành càng phân chia thành nhiều phái vợi những quan đêm khác nhau Tuy nhiên, nói chung, chúng đều tận tuỵ đề cao mối qian hệ trực tiếp của cá nhân với Chúa, đề cao kinh Phúc âm như là nguồn iuy nhất truyền lời răn dạy của Chúa và sự cứu rỗi linh hồn thông qua lòig thành Giữa người và Chúa-không có ai trung gian, không có giới th;y tu chuyên nghiệp, không có tôn ti trật tự nào khác ngoài tài cán, công ho Hầu hết các giáo phái của Tin Lành đểu nhấn mạnh vai trò của
cá nhâi trong thụ đắc sự hiểu biết về Chúa từ Kinh thánh, mà không cần
sự trun> gian của hệ thống tôn ti của giới tăng lữ Nhiều giáo phái cũng nhấn nạnh rằng cá nhân đạt được sự cứu rỗi hay được “tái sinh” là kết
14 Philip Schaff, America: A Sketch of its political, Social and Religions Character
Cambricge: Harvard University Press, 1961, tr 72.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TẰM THỎNG TIN THƯ VIỆN 17
Trang 20quá của ân khải từ Chúa, mà không cần sự trung gian của tầng lớp tăng
lữ Chính nhu cầu vể sự thành công trên thế giới khiến cá nhân phải có trách nhiệm làm điều tốt trên thế giới
Đạo Tin Lành đã góp phần làm cho người Mỹ trớ thành những con người cá nhân chủ nghĩa Niềm tin của người Tin Lành Mỹ về trách nhiệm cá nhân đã kiến tạo niềm tin về sự thành công và con người tự lập (self-made) Rất nhiểu cuộc khảo sát ý kiến đã chứng tỏ rằng, người Mỹ tin là việc một người thành hay bại trong đời phụ thuộc rất nhiều vào tài
năng và tính cách riêng của mình Yếu tố trọng tâm này của giấc mơ Mỹ được diễn đạt hoàn chỉnh bởi Tổng thống B Clinton: “Giấc mơ M ỹ mà
chúng ta được nuôi dưỡng đến lớn là một giấc mơ đơn giản nhưng dầy sức mạnh - nếu bạn làm việc cật lực và chơi theo luật thì bạn s ẽ có dược một
cơ hội đi và đi xa như là khả năng mà Chúa ban cho bạn
Người Mỹ tin rằng, khi không có những tôn ti xã hội cứng nhắc, con người chính là những gì họ đạt được Các chân trời đều mở rộng, các cơ hội là vô số, việc biến chúng thành hiện thực phụ thuộc vào năng lực, sự kiên trì, hay nói tóm lại là năng lực và ước muốn làm việc của mỗi người.Đạo lý lao động là đặc trưng trọng tâm của vãn hoá Tin Lành, và ngay từ đầu, tôn giáo của người Mỹ đã là thứ tôn giáo của sự lao động Trong nhiều xã hội, sự cha truyền con nối, giai tầng, vị trí xã hội, sắc tộc
và gia dinh là những con đường chính dẫn đến vị trí xã hội Đạo Tin Lành dạy rằng vị trí xã hội phải là kết quả của sự lao dộng
Quyền lao động và được hướng thành quả của lao động trớ thành một phần của những lập luận chống lại chế độ nô lệ ớ thế kỷ XIX Khái niệm “con người tự lập” được coi là một sản phẩm dặc biệt của môi trường và văn hoá nước Mỹ
%Trong những năm 1990, người Mỹ vẫn là dân tộc làm việc Họ đã làm việc nhiều giờ dài và nghỉ ngơi ít hơn những người ớ các nền dân chủ công nghiệp hoá khác Số giờ làm việc trong các xã hội công nghiệp hoá đang giảm bớt Ở Mỹ, nếu có sự thay đổi, chắc chỉ có tăng giờ Theo
15 Bill Clinton, nhận xét về Hội đồng Lanh đạo Đáng Dãn chủ, được trích dẫn trong
Facing lip lo the American Dream của Jennifer L Hochschild, tr 18.
Trang 21thống kê, tại các nước công nghiệp hoá, số giờ làm việc bình quân của một công nhân trong năm 1977 là: Mỹ - 1.966 giờ, Nhật - 1.889 giờ,
Úc - 1.867 giờ, New Zealand - 1.838 giờ, Anh - 1.731 giờ, Pháp - 1.656 giờ, Thuy Điển - 1.582 giờ, Đức - 1.560 giờ, Na Uy - 1.399 giờ Như vậy, bình quân, người Mỹ làm việc nhiều hơn 350 giờ/năm so với người châu Âu Năm 1999, 60% thanh niên trẻ của Mỹ làm việc, gấp ba lần mức trung bình của các quốc gia công nghiệp hoá v ề mặt lịch sử, người Mỹ có một thái độ, tình cảm lẫn lộn đối với thời gian rỗi Họ thường có cảm giác có lỗi về sự rảnh rỗi và cố gắng dung hoà nó với đạo đức lao động của họ
Như Cindy Aron đã lập luận trong tác phẩm Working at Play (Làm việc
trong khi chơi) của bà, người Mỹ ớ thế kỷ XX vẫn là những tù nhân của
“lòng ngờ vực thường trực của Mỹ về thời gian tiêu phí bên ngoài sự làm việc” 16 Người Mỹ thường có xu hướng cảm thấy họ nên dành các kỳ nghỉ không chi để nghỉ ngơi mà còn đế làm điểu thiện và tự hoàn thiện mình
Neười Mỹ khống những làm việc nhiều hơn những dân tộc khác, mà
họ còn cảm thấy thoả mãn trong công việc và trong việc được nhìn nhận
là làm việc nhiều hơn những dân tộc khác Trong khảo sát Các giá trị quốc tế của 10 nước, 87% người Mỹ được ghi nhận là rất tự hào trong công việc, và cũng chỉ có người Anh mới bộc lộ một tỷ lệ tương đương như vậy, còn ở phần lớn những nước khác, chưa tới 30% công nhân bộc
lộ cùng một thái độ đó17 Như vậy, suốt lịch sử nước Mỹ, người nhập cư
đã đối mặt với thách thức phải thích nghi với dạo lý lao động
Như vậy, trong gần 4 thế kỷ, nền văn hoá của những người định cư lập quốc vẫn còn một số yếu tố chủ đạo và tồn tại lâu dài trong bản sắc của người Mỹ Ảnh hướng chính của văn hoá Anh từ buổi ban đầu do mối quan hệ của các thuộc địa với nước Anh dã làm cho tiếng Anh, hệ thống luật pháp, những di sản Anh lan rộng Đồng thời, những giá trị cúa đạo Tin Lành cũng cắm rễ sâu vào nền văn hoá Mỹ Tất nhiên, nền văn hoá
đó đã trải qua nhiều thay đổi, chịu tác động của những luồng nhập cư khác đến từ châu Âu và sau này là từ châu Á và Mỹ Latinh Tuy nhiên,
16 Xem International Values Study 1990.
17 Xem International Values Study 1990.
Trang 22không thể phủ nhận cội nguồn Anglo của nó Và nhu Braudel nhận xét:
“Nếu nền văn minh đầu tiên này khác biệt từ sớm với nguồn gốc Anh của
nó thì nó vẫn không kém, vẫn là mang tính chất Anglo-Saxon còn hơn là tính chất châu Âu thực thụ Châu Âu lục địa luôn luôn xen lẫn những truyền thống Địa Trung Hải và những truyền thống phương Bắc Sự biếu hiện của hai nền văn minh đó không có ở Hoa Kỳ, bới vì sức hấp dẫn mang tính chất Anglo-Saxon đã thu hút tất cả Và dĩ nhiên, phải cháng có phần đáng tiếc là cái ngẫu nhiên của lịch sử đã làm cho phần còn lại của lục địa Mỹ (trừ Canada nói tiếng Anh) thành một thế giới hoàn toàn là Latinh, trước hết là Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha, rồi được đánh dấu mạnh
mẽ bởi sự nhập cư của người Italia Đó là một sự kiện làm cho hai châu
Mỹ không hiểu nhau: Họ đã được tạo ra để không hiểu nhau18
Ferdinand Braudel, Tìm hiểu các nền văn minh trên thế giới (Sách dịch) NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2004, tr 682.
Trang 23ỡ u t á m j /2
CỦA VĂN HOÁ BẮC MỸ
I NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỂN DÂN CHỦ
Nền văn hoá Mỹ tuy mới có lịch sử phát triển trên 200 năm nhưng
đã sáng tạo ra những thành tựu vĩ đại, dưa nước Mỹ trớ thành siêu cường
số một thế giới về tất cả các phương diện Đó là vì người Mỹ đã biết
“đứng trên vai những người khổng lồ” ớ Cựu lục địa châu Âu của họ Khó
có thể kể đầy đủ các thành tựu đa dạng và đéu ở đỉnh cao của văn hoá Mỹ như khoa học công nghệ, giáo dục, các học thuyết chính trị, các lý thuyết triết học, lý thuyết kinh tế, nghệ thuật giải trí, v.v Cho nên trong phạm
vi cuốn sách này, chúng tôi chỉ dc cập đến hai khía cạnh nổi bật trong vô vàn các thành lựu của nền văn hoá Mỹ là: (1) xây dựng vãn hoá chính trị của một nhà nước pháp quyền dân chủ; (2) thành công của nền văn hoá đại chúng - văn hoá bình dân
Hiến pháp nước Mỹ, xét cả về khởi nguyên và cơ sớ, đều gắn bó
máu thịt với ba phương diện tôn giáo, văn hoá và triết học Nhìn từ khía
cạnh văn minh chính trị, người ta thấy nước Mỹ tuy có những khúc quanh
và sai lầm cũng như nhược điểm nhất định, nhưng nhìn chung những thành tựu của nó là vô tiền khoáng hậu trong lịch sử văn minh nhân loại, đóng £Óp lo lớn vào nền vãn minh nói riêng và lịch sử nhân loại nói chur.g Điều này không phải ngẫu nhiên, mà như chúng ta đã phân tích,
dó là kết tinh của những truyền thống châu Âu được phát huy trên một vùng đất mới mẻ và tươi tốt, với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi
Thành tựu vĩ đại trước hết và là nền tảng của mọi thànli tựu khác chính là ở chỗ, nhân dân Mỹ đã xây dựng thành công cho xã hội của mình một nhà nước dân chủ pháp quyền vừa đậm chất châu Âu vừa có những nét sáng tạo mới, tích cực Ngay từ thế kỷ XVII, dưới sự chỉ đạo
Trang 24của vua nước Anh, tại thuộc địa đầu tiên thiết lập ở Bắc Mỹ là Virginia, Thống đốc - đại diện của nhà vua, đã họp dân cư và đề nghị tiến hành bầu cứ cơ quan lập pháp tại thuộc địa Thể chế chính trị và luật pháp mà những người định cư xây dựng ớ Mỹ vào thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII thê
hiện phần lớn các thể chế và thủ tục của “Hiến pháp Tudor" của nước
Anh vào cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII Các thế chế dó bao gồm: ý niệm về một thứ luật cơ bản cao hơn, mạnh hơn chính quyền và hạn chế quyển lực của chính quyền; sự kết hợp các chức nãng hành pháp, lập pháp
và tư pháp; sự phân quyền giữa các cơ quan khác nhau và các chính quyền riêng rẽ; quyền lực tương đối của ngành lập pháp và người dứng đầu ngành hành pháp; sự kết hợp giữa “phẩm cách” và “hiệu quả” của người đứng đầu ngành lập pháp; cơ quan lập pháp gồm hai viện; trách nhiệm của các nhà lập pháp đối với các khư vực bầu cử của họ; hệ thống các uỷ ban trong ngành lập pháp v.v Sau này, những mô hình cai trị của thời Tudor đã thay đổi về cơ bản ở vương quốc Anh, nhưng những yếu tố quan trọng của nó vẫn tiếp tục tổn tại ở Hoa Kỳ sang tận thế kỷ X X 19 Trên cơ sở đó, cơ quan lập pháp đầu tiên của Bắc Mỹ là Viện Lập pháp Virginia đã tổ chức cuộc họp đầu tiên vào ngày 9-8-1619 Cơ quan này được tổ chức theo hình thức bầu cử phổ thông theo khu dân cư, mỗi khu dân cư được bầu hai đại biểu Trong một thời gian dài, chính quyền thuộc địa Virginia nằm trong tay Hội đồng bao gồm các đại địa chủ, quý tộc giàu có, uy tín nhất ở đây do vua Anh bổ nhiệm và Thống đốc - đại diện cho nhà vua, đến từ chính quốc
Điều đáng nói ớ đày là, xét dưới góc độ vãn hoá, nền chính trị mới được thành lập ớ thuộc địa đã thể hiện ý thức chính trị của các cư dân thông qua việc họ tham gia bầu cử ra cơ quan lập pháp mà sự tán dồng hoặc phán đối của cơ quan này có ý nghĩa quan trọng, cẩn thiết cho Thống đốc và Hội đồng đưa ra mức đánh thuế và các đạo luật mới Đặc biệt chế độ bầu cử cho tất cả mọi công dân đã dược duy trì ớ Virginia cho tới tận năm 1670 Rõ ràng, so sánh giữa hệ thống chính trị ớ thuộc địa với
chính qưốc và các nước châu Âu đương thời, đó là sự biến thể à mức độ
cao hơn Trong thời điểm ớ thuộc địa xuất hiện chế dộ bầu cứ phổ thông thì ớ chính quốc chưa xuất hiện bao giờ Cuộc Cách mạng tư sản Anh
19 Theo Samuel p Huntington, Political Order in Changing Societies. New Haven: Yale University Press, 1968, tr 93.
Trang 25bùng nổ đã góp phần củng cố uy tín, niềm tin vào sức mạnh của cơ quan lập pháp ớ thuộc địa Với việc tiếp thu truyền thống của chế độ nghị viện Anh và tư tưởng về nhà nước dân quyền của nhà tư tưởng imười Anh
J Locke (1632 - 1704) những người dân di cư ớ thuộc địa cho rằng cuộc đấu tranh chống lại vua Anh là hình thức chính đáng để bảo vệ các quyền của mình Và chính cuộc cách mạng giành độc lập đã góp phần phát triển đáng kế ý thức chính trị của cư dân và dân chủ hoá thể chế chính trị Hơn nữa, trong bối cảnh sự đối lập của thuộc địa với chính quốc, cư dân 13 thuộc địa đã lựa chọn thể chế cộng hoà liên bang Thể chế này
đã được hợp pháp hoá bằng Hiến pháp 1787 của Nhà nước cộng hoà
liên bang đầu tiên trên thế giới, thể hiện rất rõ việc áp dụng một cách triệt để nguyên tắc phân quyền theo thuyết “tam quyền phân lập” của
S Montesquieu và J J Rousseau trong việc tổ chức bộ máy nhà nước
Liệu Hiến pháp của nước M ỹ cũng như của các nước khác có thể
nhìn nhận dưới góc độ văn hoá hay không? Theo quan điểm giá trị luận,
thì nội dung hiến pháp của một chế dộ ờ một quốc gia không phải là sự không tưởng, mà nó phản ánh những quan niệm, chuẩn mực và hệ giá trị
được thê chế hoá của xã hội đó; là kết tinh và sự phản chiếu những kinh nghiệm lịch sử mà một cộng đồng xã hội đã trải qua; nghĩa là nó là sản phẩm của vãn hoá Thậm chí có thể xem hiến pháp là kết tinh cao nhất, vì hiến pháp là luật cơ bản, thể hiện nguyên tắc cấu trúc chính trị - xã hội, các quan hệ và nguyên tắc ứng xử cơ bản giữa người với người, giữa công dân và bộ máy quyền lực nhà nước, giữa con nguời và các thiết chế xã hội muôn vẻ của nó Trái lại, hiến pháp và những thiết chế mà nó tạo ra lại
là cơ sở để một nền văn hoá phát triển, sản sinh ra nhiều kết quả mới, thành tựu mới và giá trị mới, làm phong phú, rực rỡ thêm cho nền văn hoá đặc sắc ấy Chính cái tinh thần tự do cá nhân đã tạo ra năng lực sáng tạo mạnh mẽ không hạn chế của người Mỹ, vì thế nước Mỹ đã và vẫn luôn dẫn đầu thế giới về thành quả sáng tạo khoa học công nghệ, nghệ thuật đại chúng và đương nhiên cả về nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới Do đó sự lan toả của các quan niệm, giá trị chính trị đã phản ánh sức ảnh hướng của nền văn hoá quốc gia sớ hữu bản Hiến pháp chứa đung giá trị nhân văn dó đối với các quốc gia khác và cũng là các nền vãn hoá khác
Trang 26Từ góc độ tiến hoá của lịch sử văn minh chính trị, khòng ai có thê
phú nhận một sự thật rằng, bản Hiến pháp Hoa Kỳ và toàn bộ thiết chế được tạo dựng nên từ cơ sở Hiến pháp đó là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử văn minh nhân loại, là thành quả to lớn trên con đường nhân loại tìm kiếm hình thái văn minh chính trị cho xã hội loài người Nó đã hiện thực hoá hệ giá trị nhân văn lý tướng từ thời Phục hưng của châu Âu trước cả châu Âu, trước cuộc Đại cách mạng Pháp 1789 Từ góc độ quá trình thực tiễn chính trị, bản Hiến pháp Hoa Kỳ do J Madison khởi thảo
là một vấn để công cộng và là kết quả thương lượng hoà bình, giàu lý trí
và thoả hiệp cho một trật tự chính trị - xã hội Thông qua thảo luận, chính trị đã biến thành một loại tài sản chung, trách nhiệm chung và hành động chung
Nhìn từ góc độ văn hoá, Hiến pháp Hoa Kỳ kết tinh ba khía cạnh
giá trị quan cơ bản nhất của xã hội hiện đại: Tự do, Bình đắng, Trật lự
Trong đó tự do cá nhân hay quyền tự do có ý nghĩa căn bản nhất mà chúng ta sẽ phân tích kỹ ớ chương sau Nó trở thành giá trị cốt lõi của văn hoá chính trị và pháp luật Mỹ và là nền tảng đạo đức cho sự tồn tại của chính phủ và các định chế khác của xã hội Mỹ Tự do có nghĩa là tự do cá nhân hay quyền tự trị cá nhân, v ề giá trị bình đẳng thì trong văn hoá pháp luật Mỹ tồn tại một tâm thế đầy mâu thuẫn, vì bản Hiến pháp Mỹ tuy xác nhận quyền bình đẳng về mặt đạo đức, nhưng việc thực thi nó trong rất nhiều trường hợp lại gặp nhiều hạn chế và đe doạ đến quyển tự do cá nhàn Bình đẳng chỉ có giá trị khi nó dược đa số chấp nhận, trong khi tự
do cá nhân thì ngược lại Bới vì Hiến pháp đặt giá trị lự do cá nhân cao hơn hết thảy nên Hiến pháp Mỹ có một lập trường hết sức thận trọng khi vận dụng khái niệm quyền bình đẳng Còn khái niệm Trật tự tuy là cái cần thiết cho đời sổng xã hội, nhưng nó có thể là cái cớ muôn vẻ đế xâm hại quyền tự do cá nhân Thậm chí trên một mức độ nào đó, nhân danh sự đánh đồng tất cả trật tự xã hội Mv mà di đến chỗ cào bàng mọi sự khác biệt tốt xấu và sự đa dạng Từ đó ta thấy mục tiêu mà Hiến pháp theo đuổi
là rất đa dạng, đến mức có thể gây xung đột giữa các giá trị với nhau Vì thế có thể đồng ý với Tống thống Obama khi ông khẳng định, Hiến pháp
lù cơ sớ để các đảng phái và lực lượng ngồi lại, đối thoại và thoả hiệp với
Trang 27nhau ưong giải quyết các vấn đề của thực tiễn, chứ nó không phải là cái túi “cẩm nang” thần kỳ cho những giải pháp cụ thể Tổng thống Obama
chỉ ra răng, hệ Ihống tinh vi quy định trong Hiến pháp là nhảm bảo đảm
quyền lợi của công dân thuộc cộng đồng clìínli trị Mỹ.
Nhìn từ một phương diện khác, Hiến pháp Mỹ và các chế độ pháp luật mà nó xây 'dựng nên đã thê hiện sự sinh động hoá cao độ của Hiến pháp dó Nếu không được vận dụng sống động trong thực tế, thì Hiến pháp chỉ đơn giản “là một tờ giấy trên đó người ta quy định các quyền và nghĩa vụ” đúng như Lênin từng phát biểu Hiến pháp can hệ tới nhiều phươnẩ diện của đời sống công cộng và cá nhân, trớ thành một bộ phận máu thịt của đời sống ấy, và thậm chí quyết định cả lối sống của công chúng Nội dung Hiến pháp đã biến chính trị trớ thành một sinh hoạt còng cộng, trách nhiệm công cộng Khuôn khổ trật tự của Hiến pháp tạo điều kiện cho giao tiếp và đàm phán của xã hội dân sự, liên can mật thiết với từng cá thổ, vì mỗi một cá nhân hằng ngày đều phải giao thiệp, quan hệ với người khác trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ cơ bản mà Hiến pháp quy định Chẳng hạn các quyền ghi trong Hiến pháp như: tự do thân thể, [ự do biểu đạt, tự do tín ngưỡng v.v thể hiện ngay trong hành vi cùa cá nhân hằng ngày; hay đề cập đến quan hộ giữa cá nhân công dân và nhà nước, thậm chí chúng đã trở thành những vấn dể quan hệ quốc tế Đàm phán và giao thiệp không chỉ tạo thành nội dung sinh hoạt, mà còn thê hiện thành các hoạt động liên kết xã hội, các cuộc bầu cử hay biếu tình, mít tinh, thỉnh nguyện muôn hình muôn vẻ Thậm chí trong trường hợp gay cấn có thê dẫn đến xung đột và nội chiến (ví dụ Nội chiến những năm 186] - 1865) Tất cả đều bắt nguồn Hiến pháp Mv
Với bán Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 do J Madison soạn tháo,
cơ sớ báo dám cho nền dân chú cua nước Mỹ đã được xác lập Trong khi
đó, tại quê hương châu Âu của các tư tưởng trên, cuộc Cách mạng Pháp mới đang hổi nhen nhóm Nước Mỹ đã đi trước châu Âu một bước dài trên con đường thể chế hoá những ý tướng dân chú của các bậc thầy Cựu
lục địa của họ Từ dó cho đến nay, cùng với Tuyên ngôn Độc lập 1776
Trang 28bất hủ, bản Hiến pháp đã trải qua trên 30 lần tu chỉnh, nhưng toàn bộ tinh thần của nó vẫn sống mãi, làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện, thần kỳ của nước Mỹ Nó là những nguyên tắc mở cho các cơ hội đối thoại để hoàn thiện chế độ xã hội, đúng như tổng thống B Clinton
và B Obama đánh giá Không những thế nhiều giá trị được phản ánh
trong Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ còn trớ thành những giá trị mà nhiều dân tộc hướng tới Trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 - 9 -
1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chú Cộng hoà, Chú tịch Hổ Chí
Minh cũng đã trích dẫn một câu bất hủ trong Tuyên ngôn Độc lập của
Hoa Kỳ
Hiến pháp Hoa Kỳ đã nêu một khuôn mẫu về các nguyên tắc và trật
tự, chẳng hạn nguyên tắc chế độ liên bang, phân quyền và cân bằng quyền lực, nhờ thế mà “nền cộng hoà” đầu tiên trên thế giới dược thiết lập
và phát triển, làm nển tảng báo đảm cho các quyển cơ bản của cá nhân và cho khả năng tiến hành đối thoại chính trị ôn hoà Tổng thống B Obama cũng nhận định: Bản Hiến pháp của nước Mỹ hình thành sau những cuộc tranh luận và nhiều lần dự tháo dã cho thấy đây là một đóng góp với thế giới Nó không chỉ tuyên bố về một Nhà nước pháp quyền và một Chính phú đại diện, không chỉ tuyên ngôn nhân quyền mà còn cả về hệ thống tam quyền phân lập, quốc hội lưỡng viện và khái niệm chính thè liên bang để duy trì quyền lực nhà nước, tất cá những điều đó đều chỉ nhàm phân tán quyền lực, kiểm soát các phe phái, cân bằng lợi ích và ngăn ngừa mọi hành vi chuyên chế dù của một hay một nhóm người Nó cũng cho thấy thê chế chính phủ tự trị sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong một xã hội to lớn, đa dạng, trong đó sự va chạm giữa các đẳng phái và sự khác biệt quan điếm sẽ dẫn tới tăng cường tháo luận và thận trọng Một số quy định trong Hiến pháp về bản chất là kết quả của một bộ máy kiểm soát và cân bằng phức tạp Sự phức tạp về tương quan quyền lực hàm ý rằng không có điều luật nào là vĩnh viễn, không cuộc chiến nào đã thực sự kết thúc; luôn luôn có cơ hội đế củng cố hoặc làm suy yếu những gì tướng như đã cô hữu 2"
20 Obama, B., Hy vọng ráo bạo. Nguyễn Hằng dịch, NXB Trẻ, 2008, tr 8 7 - 99.
Trang 29Phát biêu của Barack Obama sau khi đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ 21
X in chào thành p h ố Chicago!
N ếu trong cắc bạn có ai còn ngờ vực liệu nước M ỹ có p h ả i là noi tất cả m ọi điều đều là có thể; có ai còn tự hỏi giấc m ơ của người sắng lập nước M ỹ liệu có còn tồn tại trong thời đại của
ch ủnẹ ta; có ai còn đặt dấu hỏi về sức m ạnh nền dân chủ của chúng ta, thì ngày hôm nay chính là câu trả lời cho những người ấy.
Đ ó là câu trả lời của dòng người nối dài chưa từng thấy trên đất nước này ớ cắc nhà thờ, trường học được dùng làm địa điểm bầu cử, của những người đã chờ đợi bcì bốn tiếng đồng hồ đ ế bỏ phiếu Đ ối với nhiều người, đảy là lần đầu tiên trong đời họ đi bầu n h ư vậy, vỉ họ tin ràng lần này nhất định là khắc; họ tin rằng tiếng nói của họ có th ế tạo nên ý nghĩa khác biệt ấy.
Đ â y là câu trả lòi của những người già và người trẻ, người giàu vả người nghèo, người dàn chủ và người cộng hoà, người da đen và cỉa trắng, người La tinh, ngưòi châu Á, người M ỹ bản xứ, người đồng tính, người bình thường, người kh u yết tật vã không
kh u yết tật — nhĩm g người M ỹ đã gửi đi m ột thông điệp cho th ế giói ràng chúng tci đã không còn là m ột tập họp những tiếu being dân chủ hay cộng hon: chủng ta là, và bao g iờ cũng sẽ là H ọp chúng quốc Hoa Kỳ!
D ó là câu trả lòi đã dẫn dắt những người từ lâu bị người khắc làm cho trở thành hoài nghi, e sợ, ngờ vực những g ì chúng ta
có khả năng đạt được, đ ể họ có th ế chạm tay vào kh ú c quanh của lịch sứ và uốn lịch sứ theo những h y vọng của họ về m ộ t tương lai tốt đẹp hon.
Còn m ộ t chặng đường dài trước mặt, nhung đêm nay, vì nhũng g ì chúng ta đã làm trong iĩíỊầv hôm nay, tronẹ cuộc báu cứ này, trong thời khắc nảy, thay đối đã đến với nước Mỹ.
Tôi vìm nhận dưọv cuộc điện đàm rất hoà nhã, khoan dung cúiì Thượng nghị sĩ M ac Cíìin Ỏng ấy đã đấu tranh tích cực vả lâu
21 Diển văn này phát vào 11 giờ đêm ngày 4 -1 1 -2 0 0 8 trước 250.000 người dân Hoa Kv tại Chicago, Illinois), Nguồn: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_obama 041108.html
Trang 30dài trong cuộc vận động tranh cử này, và đã tranh đấu thậm chí còn lâu dài hon và m ạnh m ẽ hon cho T ố quốc m à ông rất yêu quý Ông ấ y đả chịu đim g những h i sinh cho nước M ỹ mà nhicu người chúng ta Idió mà hình dung được, và đất nước chúng ta đã trớ nên tốt hon n h ờ sự p h ụ c vụ của người lãnh đạo dũng cảm và tận tâm với quốc gia này Tôi hoan nghênh Thượng nghị sĩ M e Cain
vả Thống đốc Sarah Pal in vì tất cả những gì họ đã đạt được, và
m ong đợi được làm việc cùng họ đ ể hồi p h ụ c nhúng triển'vọng của đất nước này trong những thảng năm sắp đến.
Tôi m uốn cảm 071 ngưòi bạn đồng hành của tôi trên con đưòng này, ngirời đã vận động cho cuộc bầu cứ bàng tất cả trái tim, người đã nói lên tiếng nói của nhĩm g người dân thường mà ông ấy đã cùng lórt lên với họ trẽn đường p h ố Scranton và đã cùng
đi với họ trên m ộ t chuyến tàu đ ể trở về nhà ớ Delaware, người đã được bầu làm Phó Tống thống của Hoa Kỳ, Joe Bi den.
Tôi sẻ không th ế đứng ớ noi đây đêm nay n ếu không có sự ủng hộ kiên cường của người bạn tốt ’n hất suốt nì ười sáu rtcim qua của tôi, nền tảng vững chắc của gicì đình và tình y ê u của đời tôi, người p h ụ n ữ sẽ lả độ nh ấ t p h u nhân sắp tới của Hoa Kỳ,
M ichelle Obama.
Sasha và Malia, cha y ê u cấc con hơn cả những g ì cắc con có
th ể hình dung được, và các con sẽ có m ộ t con chó con m ới sẽ cùng
đi với chúng ta vào N hà Trắng.
Và tôi biết 'rằng, tư v không còn nửa trên đời, bả ngoại của tôi vẫn đang cùng với gia đình dõi theo những gì đã làm nên tôi ngày hôm nay.
Với em gái Maya, Alma và tất cả anh chị em của tôi câm on cấc anh chị em về sự ủng hộ mà m ọi người đủ dành cho tôi Tôi rất biết 077 họ.
Đ êm nay tôi n h ớ đến họ m ộ t cách sâu sắc và biết rằng những g ì tôi nhận được của họ là không th ể nào đo đếm được.
Đ ối với người quản lý cuộc vận động tranh cử cún tôi,
D avid Plouffe, nhủ lãnh đạo chiến lược D avid Axelrod và đội ngũ những người làm việc cho cuộc tranh cử đã được tập họp lại m ộ t cách xuất sắc nhất trong lịch sử chính trị, cắc bạn đả biến điểu
Trang 31này thành hiện thực, tôi mải mải biết 071 cắc bạn vì những g ì các bạn đã h i sinh đ ể có được ngày hôm nay.
N h u n g trên hết, tôi sẽ không bao g iờ quèn ràng chiến tháng này thực sự thuộc về ai — chiến thắng này là thuộc về các bạn
N ó thuộc vê các bạn!
Tôi chưa bao g iờ là m ộ t ímg viên có nhiều Idiả năng nh ấ t trong việc giành được vị trí này Chúng tôi đã không kh ở i sự với nhiều tiền bạc, hay với sự tán thảnh của tất cả m ọi người Cuộc vận động tranh cử của chủng tôi không được ấp ủ trong những đại sảnh đường của thủ đô Washington N ó đã bắt đầu trong những sân vườn của Des Moines, trong những phòng khách ớ Concord
và hãnh lang của Charleston.
N ó đã được xây dụng bới những người đang đi lảm đã dành những đồnq tiền dành dụm ít ói của họ, năm dollar, m ười dollar, hai mươi dollar, đ ố ủng hộ cho cuộc vận động này N ó đã lớn
m ạnh n h ờ những thanh niên trẻ tuổi đã không chấp nhận chuyện tướng tượng về sự th ờ ơ lãnh đạm của th ế hệ trẻ, những ngưòi đã
bỏ nhà cứa, gia đình đi làm những việc khiến họ chẳng còn thì g iờ
đ ể ngủ mà tiền thì ít; n h ờ những người không còn trẻ lắm đả dũng cảm đương đầu với cái lạnh khắc nghiệt, vói cái nóng đ ố lứa đ ể gõ cửa từnẹ nhà những người hoàn toàn Xci lạ mà vận động cho cuộc bầu cử N ó đã lón mạnh n h ờ hàn % triệu người M ỹ đả tình nguyện, hoặc có tổ chức, chứng m inh rằng trong hơn hai th ế k ý qua, m ộ t chính p h ú của dấn, do dẫn và vì dân không p h ả i đã chết hẳn trên trái đất này.
Đ ây là chiến thắng của các bạn.
Tôi biết các bạn làm điêu n à y không ch ỉ đ ế chiến thắng trong cuộc bầu cứ, và tôi biết các bạn làm điều này không vì cá nhẫn tôi Các bạn đả làm điều đó vì hiếu rỏ tầm cỡ lớn lao của những nhiệm vụ đang ở phía trước Vì ngay k h i làm lé k ỷ niệm tối nay, chúng ta đã biết rằng những th ử thắch mà ngày m ai m ang đến sẽ là những th ứ thách lớn ỉ ao nhất trong cả cuộc đời chúng ta
— hcìi cuộc chiến tranh, m ộ t hành tinh đang đứng trước nhiều hiếm hoạ, m ộ t cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất của th ế ký Ngay k h i đúng ở n o i đây, chúng ta biết ràng đang có những người lính M ỹ can đảm nửa đêm thức dậy trên những sa m ạc ớ Iraq,
Trang 32hay trên những ngọn n ú i ớ Afganistan, chịu đựng bao hiểm nghèo
vì chúng ta Đang có những người mẹ, những người cha thao thức sau k h i con cái đã ngủ và tự hỏi làm th ế nào đ ể giải quyết nhà cửa đang th ế chấp, làm th ế nào đ ể trả tiền bấc sĩ, h a y dành dụm tiền bạc cho con cái đi học Có những nguồn năng Iượiĩg
m ó i đ ể khai thắc, có những chỗ làm m ớ i sẽ được tạo ra, sẽ có những trường học m ớ i được xâ y dựng, và có những m ố i đc doạ
p h ả i đưong đầu, những liên m inh cần p h ả i cải thiện.
Con đường trước m ặt sẽ rất dài C húng ta đang trèo lên m ột con dốc đứng Chủng ta có th ể sẽ không đến được trong m ộ t năm, hay thậm ch í trong m ộ t nhiệm kỳ, nhưng nước M ỹ — tôi chưa bao g iờ tràn trề h y vọng hơn hôm nay — chúng ta sẽ đến đó Tôi hứa với tất cả các bạn — chúng ta, với tư cách m ộ t dân tộc, chúng
N hưng tôi sẽ luôn luôn tning thực với cấc bạn về những th ứ thách
mà chúng ta p h ả i đưcmg đầu Tôi sẽ lắng Iighc cắc bạn, nh ấ t là kh i chúng ta không cùng ý kiến Và trên hết, tôi sẽ yêu cầu cắc bạn tham gia vào công việc làm lại đất nước n à y theo cách d u y nhất
đả được thực hiện ở mróc M ỹ trong hai trăm hai m ươi m ố t năm qua — bằng tìm g viên gạch, tìmg hòn đá, tìmg bàn tay chai sạn.
N h ũ n g g ì đả bắt đầu từ hai mươi m ố t tháng trời qua trong
những ngày đông băng giá nhất định sẽ không k ế t thúc trong đêm thu hôm nay Chiến thắng này bản thản nó ldiôrtg p h ả i là điều chúng ta tìm ki ôm, nó chỉ là cơ hội cho chủng ta lùm nên sụ đối thay Và những đổi thay ấy Idiông th ể xảy nì nếu chúng ta quay trở lại với cách làm trước đây.
N ó ldiông th ể xả y ra nếu Idiôrìg có các bạn N ó không th ế
xả y ra nếu Idiông có m ộ t tinh thẩn p h ụ c vụ và hi sinh mới.
Bởi vậy chúng ta hãy kêu gọi m ộ t tinh thần y ê u nưót mới,
m ộ t tinh thần p h ụ c vụ và trách nhiệm mả m ỗi chúng Ui quyết tâm g iữ vững, làm việc nhiều hon và quan tâm n hiều hon không chí đến bản thân chúng ta mà còn quan tâm lẫn nhau C húng ta
Trang 33hã y n h ớ rằng, nếu cuộc kh ủ n g hoảng tài chính này đả dạy cho chủng ta m ộ t điêu g ì đó thì đó chính là không th ể có m ộ t p h ố
W all thịnh vượng trong lúc p h ố Main đang đau k h ổ — trên đất nước này, chúng ta cùng đi lên, hoặc cùng sụp đổ, với tư cách m ộ t quốc gia, m ộ t dần tộc.
Chúng ta hãy chống lại sự cấm dỗ roi vào tinh thần đảng phái, sự nhó nhen vả thiếu chín chắn làm hóng nền chính trị của chúng ta đả quá lâu Chúng ta hãy n h ớ rằng ở ngay tiếu bang này
đã có ngưòi lần đẩu tiên m ang ngọn cờ của Đảng Cộng h o à vào
N hà Trắng — m ộ t đảng được xây dựng trên nhũng giá trị về sự tín nhiệm , quyên tự cio cá nhân và tính thống nhất của đất nước Đ ó
lủ nhũng gin trị mà tất cả chúng ta đều chia sẻ, k h i Đảng Dân chủ đạt được chiến thắng rực rõ' đêm nay, chủng ta đã lủm điều này với m ột sự khiêm tốn nhất định, và xắc định rằng sẽ hàn gắn những chia rẽ đã kéo lùi sự tiến bộ của chúng ta N h ư Tống thống Lincoln đã nói, với m ộ t đất nước còn bị chia rẽ nhiều hơn đất nưóv mà chúng Ui đang sống: “Chúng ta không p h ả i là những k ẻ thù, mả là bạn của nhau dù ràng những giận d ữ có th ế căng thắng nhưng nó không được p h á vỡ m ối quan hệ tốt dẹp của chủng tcì Vả đối với những người M ỹ mà tôi chua nhận được sự ủng hộ của họ, tôi có th ế đã không được các bạn dành cho lá phiếu, nhưng tôi lắng Iighc tiếng nói của cắc bạn, tôi cần sự giúp
d ở của cắc bạn và tôi củng sẽ là Tống thống cúa cắc bạn.
Vả đối với tất cả nhúng ai đang dõi m ắt theo quang cảnh hôm nay từ nghị trường quốc hội, từ nhũng nhóm người tụ tập quanh radio và truyền hình ở những góc khuất bị bó quên trong
th ế giới của chúng ta, câu chuyện của chủng tôi tu y đặc biệt khác thường, nhưng chúng ta cùng chia sẻ m ộ t s ố phận, và những tia
h y vọng m ới m ẻ trong việc lãnh đạo đất nước Hon K ỳ đã ớ trong tay chúng ta.
Với những ai sẽ có th ể làm tan nát th ế giới này, chúng tôi sẽ đánh bại các người Vói những ai tìm kiếm hoả bình và sự an toàn, chúng tôi ủng hộ các bạn Và với tất cả rì hửng ai còn ngờ vực liệu ngọn hải đăng Hon K ỳ có còn cháy sáng, đêm nay chúng
tã đíì m ộ t lần nửa chứng m inh ràng sự m ạnh m ẽ thực sự của đất nưóv chúng ta không p hải lả sức mạnh của quân sự, hay củcì sự giàu có, mà là sức m ạnh của những lý tướng lâu dài mà chúng ta
Trang 34theo đuổi: dân chủ, tự do, cơ hội và những h y vọng kiên cường.
Vì đó là thực chất của tinh thđn M ỹ — nước M ỹ có th ế thay đối S ự thống nhất của chúng ta có th ế hoàn thiện hon Và những
gì chúng ta đã đạt được trong quá k h ứ cho p h é p chúng ta h y vọng
về những g ì chúng ta có th ể và nhất định p h ả i đạt được trong tương ì ai.
Cuộc bầu cử này có nhiều cầu chuyện lần đầu tiên xảy ra và
sẽ được k ể lại cho nhiều th ế hệ con cháu chúng ta N h ư n g có m ộ t câu chuyện đang ớ trong tầm trí tôi tối nay ì à cảu chuyện về người
p h ụ n ữ đã đi bầu ở Atlanta Bà ấy đã bỏ p h iếu giống n h ư hàng triệu người ỉdiắc xếp hàng đ ể góp tiếng nói của họ trong cuộc bầu
cứ này, chí trừ m ộ t điều — bà A n n N ixon Cooper đã 106 tuổi Bà
ấy đã được sinh ra trong th ế hệ nô lộ cuối cùng, trong cái thời mà không có xe hoi trên đường, cúng chẳng có m á y bay trên bầu trời, Idii những người n h ư bà không th ế đi bầu, vì hai lý do: vì bà ây là
p h ụ n ữ và vì màu da của bà.
Và đêm nay, tôi nghĩ vẻ tất cả những g ì mà bà ấ y đã nhìn thấy trong th ế k ý của m ình ở nước M ỹ, nổi đau buồn vả niềm h y vọng, những đấu tranh và sự tiến bộ Bà ấy đã thây cái thời mà người ta bảo rằng chúng ta không thể, và đã thấy những ngirời đung kh ở i động cho niềm tin của dân chúng M ỹ: Vảng, chủng ta
K hi có những thất vọng trong cuộc su y thoái lan tràn, hà ấv !
đả nhìn thấy m ộ t đất nước tự m ình vượt qua nỗi sợ hãi bằng những giải p háp m ới mà chủng tôi đề xuất k h i tranh cứ, nhĩm g chỗ lầm mới, và ý thức m ới về những m ụ c đích chung Vâng, chúng ta có thế!
K hi bom roi trên cảng biển của chúng ta, Idii sự chuyên c h ế bạo ngược đe doạ th ế giới, bà ấ y đã chứng kiến m ộ t t h ế hệ có khả năng đáp ứng với những giá trị cao q u ỷ và m ộ t nền dãn chủ đả được g iữ vững Vầng, chủng ta có thể!
Bà ấy đã thấy những chiếc xe buýt ớ M ontgom ery, IIhửng
Trang 35cải vòi rồng ớ Birmingham, cây cẩu ở Selma và đả thấy m ục sư
M artin Luther King 'ở Atlanta bảo m ọi người rằng “Chúng ta sẽ vượt qua m ọ i khó khăn Vâng, chúng ta có thể!
Con người đả đặt chần vào M ặt Trăng, bức tường đã đ ố ớ Berlin, m ộ t th ế giới đã được liên kết bằng khoa học và bằng trí tưỏrìg tượng của chúng ta N ăm nay, trong cuộc bầu cử này, bà ấy
đã chạm ngón tay vào màn hình, tự taỵ bó lả p h iếu của bà ấy, bởi
vì sau 106 năm ở nước M ỹ, qua những thời khắc đẹp đẽ nhất và nhúng g iờ p h ú t tầm tối nhất, bà ấ y biết rằng nước M ỹ có th ế thay đồi n h ư th ế nào.
Vâng, chủng ta có thể!
H õi nước M ỹ, chúng tã đả đi m ột bước rất dài N h im g vẫn còn bao nhiêu th ứ ph ả i làm Vậy thì hôm nay, chủng ta hãy tự hỏi chính m ình — nếu con cái chúng ta sẽ sống đ ể nhìn th ế k ỷ tới, nếu con gải tôi có m ay mắn sống lâu như A n n Nixon Cooper, chúng
sẽ nhìn thấy nhũng thay đối n h ư th ế nào? Chủng ta sẽ tạo ra nhũng tiến bộ gì?
Đ ây là cơ hội của chúng ta đ ể trả lời những kêu gọi ấy Đ ây
ì à n h ĩm ẹ giẫy p h ú t củcì chúng ta Đ ây là thời đại của chủng ta —
đưa nhân dân chủng ta trở lại với công việc và m ở cánh cửa cơ hội cho con cái chúng ta; đ ể p h ụ c hồi sự thịnh vượng và đây m ạnh sự nghiệp hoà bình, đ ế giành lại giấc m ơ M ỹ và tải khẳng định m ộ t lần nữa m ộ t sự thực cơ bản rằng trên h ết m ọi thứ; chủng ta là
m ột; còn th ớ là chúng ta còn h y vọng k h i đối m ặt với sự chỉ trích hay ngờ vực, với nhúng người bảo ràng chủng ta Idiông thê' chúng
ta sẽ trả lời họ với niềm tin bất tận tóm tắt tinh thần của m ộ t dân tộc: Vâng, chúng ta có thể!
Cảm on cắc bạn X in Thượng đ ế p h ù hộ cắc bạn X in Thượng đ ế p h ù hộ H ợp chúng quốc Hon K ỳ!
II VAN HOA ĐẠI CHUNG•
Vãn hoá đại chúng vốn khởi nguồn từ nước Mỹ sau đó bành trướng sang châu Âu rồi ra toàn thế giới Để có thể thống trị nền văn hoá thế giới, nước Mỹ đã xây dựng thành công một loat ngành công nghệ văn hoá mũi nhọn mang tính thương mại là điện ảnh, âm nhạc Nó hướng vào đối tượng chủ yếu là thế hệ trẻ Phương pháp nghệ thuật chú yếu là chọn các
Trang 36chủ dề ăn khách như tình yêu và tình dục, nghệ thuật thể hiện sao cho không lên gân dạy đời mà bình dị, gần với thực tế con người phổ thõng nhất, nhưng luôn luôn biến hoá, tạo bất ngờ, hứng thú Tính chất đạo đức của phim ảnh nhìn chung là ca ngợi tự do, lòng dũng cảm, cái thiện
và cái đẹp vốn là những nhân tính phổ biến Do đó các sản phấrr văn hoá đều thoả mãn nhu cầu giải trí của quảng đại quần chúng Sự thống trị của điện ảnh Mỹ đã bắt đầu từ thập niên 1930 và phát triển mạnn mẽ
từ Chiến tranh thế giới thứ hai Âm nhạc đại chúng Mỹ với những giai điệu như pop, rock đáp ứng được nhịp sống của một xã hội hiện đại, được sáng tác bới một thế hệ nhạc sĩ tài ba và được những giọr.g ca vàng như Elvis Presley, Madonna biểu diễn, đủ sức lôi cuốn thế hệ trẻ Văn hoá Mỹ vì hướng đến thế hệ trẻ nên nó luôn cần trẻ trung, sống động và đa dạng Nền văn hoá ấy được chuyển tải bởi các phương tiện truyền thông đại chúng như điện ảnh, quảng cáo, truyền hình, âm nhạc, sách báo v.v Nhưng sức sống và ảnh hưởng của nó còn iược nhân lên, được duy trì bằng nhiều yếu tố khác Đó là:
Thứ nhất, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sức mạnh của các tập đoàn truyền thông đại chúng Mỹ là nhân tố quan irọng ihúc đẩy sự phát triển của văn hoá đại chúng ở Mỹ Nửa đẩu thế kỷ XX đã diễn ra một số sự kiện quan trọng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, có ảnh hưởng lớn đến nền công nghệ giải trí của Mỹ Đó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đưa đến sự phố biến rộng rãi của hoạt dộng phát thanh, truyền hình và đĩa; tiếp đó là cuộc cách mạng tia học
và viễn thông trong nửa cuối thế kỷ XX đã làm thay đổi các hoạt động hướng thụ vãn hoá Nhờ cách mạng công nghệ nghe nhìn -im các chương trình âm nhạc Mỹ lừ cách tiếp cận thính giác đã tác động thêm vào thị giác, như đĩa hình, chương trình MTV, làm tăng thêm mi'c lôi cuốn và ảnh hướng của chúng Truyền thông đại chúng ngày my là một sản phẩm tuyệt vời do công nghệ đưa lại Nhờ nó mà lần đầi tiên trong lịch sử con người, dù sống ở đàu, từ những trung tâm văn minh nhất đến những vùng xa, vùng sâu của hành tinh này đều liên hông với nhau
Thứ hai, tiếng Anh là một công cụ quan trọng cho việc thú: đẩy
sự phát triển của vãn hoá đại chúng đồng thời là phương tiện quan trọng đưa văn hoá Mỹ ra thế giới Tiếng Anh như một ngôn ngí giao
Trang 37tiếp quốc tế chiếm vị trí chủ đạo là một lợi thế làm cho vãn hoá Mỹ dễ dàng thâm nhập vào mọi nơi Hiện nay, xu thế toàn cầu hoá càng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phái triển của tiếng Anh Các sản phẩm vãn hoá của Mỹ vì thế cũng có lợi thế cạnh tranh Ngoài thị trường Mỹ là nơi chiếm khoảng nứa doanh thu vé, Hiệp hội Phim truyện Mỹ đã thống kê được Canada, ú c , Vương quốc Anh là những thị trường đem lại thu nhập lớn nhất cho điện ảnh Mỹ Theo Boston Global thì số lượng người thuê bao chương trình của CNN ở ngoài biên giới Mỹ là
85 triệu, thuộc hàng trăm quốc gia khác nhau Các hãng phát thanh và truyền hình tầm cỡ thế giới như ABC, CBS, NBC phát sóng 24/24 giờ khắp mọi nơi trên hành tinh Cường quốc báo chí Hoa Kỳ cũng không
bỏ qua lợi thế ngôn ngữ và kỹ thuật của mình Chắng hạn, tờ Washington Post, tờ New York Times và rất nhiều báo và tạp chí lớn khác được phát hành rộng rãi trên khắp thế giới phản ánh thị hiếu nghệ thuật, chính trị của Mỹ
Thứ ba, vị thế của Mỹ trên trường quốc tế và vai trò của Chính phú Mỹ trong việc truyển bá văn hoá ra nước ngoài Một đất nước giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, an ninh thế giới sẽ
dễ dàng có ảnh hưởng lớn trong đời sống văn hoá Ngày nay, có lẽ không ai phú nhận sức mạnh thương mại của ngành công nghiệp văn hoá và các phương tiện truyền thông của Mỹ Tuy nhiên, không phải ai cũng để ý rằng việc truyền bá văn hoá ra ngoài cũng là một công việc của Nhà nước Hoa Kỳ22
Do đời sống vật chất được nâng cao, tất cả các tầng lớp nhân dân
Mỹ đều có điều kiện thưởng thức nghệ thuật phổ cập cũng như nghệ thuật kinh điển, nghệ thuật có chọn lọc Ngay từ thập niên 30 của thế
kv XIX, Alexis de Tocqueville, nhà nghiên cứu krhoa học chính trị của Pháp, sau những tháng khảo sát ở nước Mỹ đã nhận xét rằng, trong mọi lĩnh vực của vãn hoá, như sinh hoạt gia đình, pháp luật, nghệ thuật, triết học và trang phục, những người Mỹ thường có thiên hướng nhấn mạnh những gì bình thường và dễ đạt dược hơn là những gì độc đáo và phức tạp Nhiều tác giả khác nghiên cứu về văn hoá Mỹ còn
22 Tham khảo: Lê Thế Quế, Đa dạng văn hoá Mỹ. Báo cáo kết quả đề tài khoa học dặc biệt cấp ĐHQGHN Trương ĐHKHXH&NV, Hà Nội, 2006.
Trang 38cho rằng, ngày nay những đặc điểm mà Tocqueville từng phát hiện vẫn còn rõ nét: văn hoá Mỹ thường được xác định bới những đặc điểm có tính bao quát phổ cập và dân chủ như phim ảnh, kịch và tiểu phẩm hài hước trẽn truyền hình, những ngôi sao thể thao và thức ăn nhanh, những sách báo có nội dung chú yếu là giải trí hơn là những chương trình và tác phẩm có chất lượng văn hoá cao như những chương trình biểu diễn trong các nhà hát, các ấn phẩm có chọn lọc của các nhà xuất bản và chương trình của các viện bảo tàng và gallery.
in CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ MỸ: ĐIỆN ẢNH HOLLYWOOD
Nổi tiếng nhất và giữ vai trò quan trọng nhất của công nghiệp văn hoá ở Mỹ là công nghệ văn hoá giải trí, trong đó 3 ngành then chốt là điện ảnh (Hollywood), âm nhạc và công viên giải trí (Walt Disney) Ở đây chúng ta chỉ bàn đến điện ảnh Mỹ
Nét đáng chú ý của điện ảnh Hollywood là mục tiêu chính trị được lồng ghép tinh vi dưới các hình tượng nghệ thuật Nhờ thế mà người xem không cảm thấy khiên cưỡng Hệ giá trị Mỹ, trong đó có hệ giá trị chính trị, được truyền bá rộng rãi không chỉ ở Mỹ mà trên khắp thế giới Ngay
từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Hollywood đã cho xuất xướng những bộ phim quáng bá vãn hoá đại chúng của một cường quốc toàn cầu vừa được xác lập Nhà Trắng thậm chí còn tuyên bố rằng điện ảnh là một “ngành công nghiệp then chốt” Trong suốt thời kỳ Đại suy thoái những năm 1929 - 1933, đứng trước sự lên ngôi của chủ nghĩa xã hội ớ Liên Xô, Hollywood trớ thành một tụ điểm chính trị Những ông trùm của các xướng phim đã sử dụng quyển thế của mình để xuất xướng những bộ phim cổ xúy cho chủ nghĩa tư hản và khuấy động nên một “mối hoạ đỏ” Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hollywood lại được biêV thành một công xưởng phục vụ tuyên truyền21 Phòng Thông tin thời chiến cfta Mỹ do Tổng thống Franklin Roosevelt lập nên đã kết hợp chặt
chẽ với Hollywood để tạo nên các bộ phim như là phim Wilson - bộ phim
tôn vinh Tổng thống Woodrow Wilson trong quá trình thành lập nên Hội Quốc Liên và một trật tự thế giới mới Ngay đến chú chuột hoạt hình Mickey và vịt Donald của Walt Disney cũng “tham chiến” bằng
23 http://ww w tuanvietnam net/2010 -0 4 -0 8 h o lly w o o d -su -th an -cu a -h o a -k y -ư e n -th e-g io i
Trang 39cách xiưất hiện trong một loạt các bộ phim cổ động đáng nhớ, như phim
“Vịt Donalcl nhập ngũ", phim “ổộ mặt lãnh tụ" (Der Fuehrer’s Face),
trong đ ó vịt Donald chiến đấu chống lại nỗi thống khổ của chế độ chuyên chế và làm trọn nhiệm vụ của mình với tư cách là một người lính yêu
nước Khi kết thúc phim “Z?ộ mặt lãnh tụ”, chú vịt dã chào trước tượng Nữ
thần lự do và hô vang: “Tôi hạnh phúc khi là một công dân Mỹ” Bộ phim
đã đcạt giải Oscar, công chiếu năm 1943 Đến đầu thập niên 1940, áng chừnị; có khoáng 1/3 công chúng trên khắp hành tinh đã được xem ít nhất
là một bộ phim cứa Disney24
Không ớ đâu mà ảnh hưởng nước ngoài lại đậm nét như trong ngành công nghiệp điện ảnh cứa Mỹ Hollywood đã gặt hái những thành công vang dội cả trong nước và quốc tế nhờ thu hút được những tài nãng tuyệl vời trong chế tác kịch bản, đạo diễn và diễn xuất lừ khắp thế giới, nhất là
lừ cháu Âu Trong phần lớn thế kỷ XX, các nhà làm phim Mỹ coi bản thân họ như những phụ tá, bị cuốn hút bởi công việc cao siêu của các đạo diễn nước ngoài Chắng hạn như từ những năm 1940 đến giữa những năm
1960, người Mỹ sùng kính các đạo diễn nước ngoài như Ingmar Bergman, Federico Fellini, Michelangelo Antonioni, Franks Truffaut, Jean-Luc Godard, Akira Kurosawa và Sattyait Ray Hollywood chưa bao giờ hoàn toàn là kinh đô của riêng nước Mỹ Giống những trung tâm văn hoá khác trong quá khứ - Florence, Paris, Vienna - Hollywood hoạt dộng giống như một cộng đổng quốc tế, đưực các thương gia nhập cư xây dựng ncn và sử dụng tài năng của các diễn viên, các nhà đạo diễn, các nhà vãn, các nhà làm phim, các biên tập viên, các soạn giả và các nhà thiết kế trang phục trên toàn thế giới
Dù tốt hay xấu thì trong thế kỷ XX Hollywood cũng đã trớ thành kinh đô văn hoá của thế giới hiện dại Vào những năm 1970, những thiên tài mói nhất - Francis Ford Coppola, Martin Scorsese, Robert Altman, Steven Spielberg, Woody Allen - đều là người Mỹ Cách diễn xuất kiểu ứng tác và sự ưu tư có tính tự iruyện của người Mỹ bắt nguồn từ trường phái Tự do mới của Italia và Làn sóng mới của Pháp Tuy nhiên, việc sử dụng những kỹ thuật này đã cách mạng hoá điện ảnh Mỹ, làm cho các ngành công nghiệp điện ảnh của các lục địa khác khó có thể trở nên phổ
24 http://w w w tuanvietnam net/201 0 -0 4 -0 8 -h o lly w ood-su th a n -c u a-h o a-k y tren-the—gioi
Trang 40cập trên toàn thế giới như điện ảnh Mỹ Các nhà làm phim Mỹ (không chỉ trong phim mà cả trên kênh MTV) sẵn sàng dùng những kỹ thuật bi ên tập
và quay phim phức tạp nhất - mà phần lớn lấy cảm hứng từ các dạo diễn nước ngoài - để tạo nên nghệ thuật cắt dán hình ảnh theo trường phái hiện đại, một hình thức nghệ thuật nắm bất được tốc độ và sức cuốn hút của cuộc sống trong thế giới đương đại
Vì vậy cũng có thê nói Hollywood là một công xướng vãn hoá quốc
tế hoá chứ không thuần tuý do công dân Mỹ đảm nhiệm Nhưng dù thế nào thì cái tinh thần mà nó phản ánh vẫn là hệ giá trị Mỹ, văn hoá Mỹ.Đặc trưng nghệ thuật đặc sắc của điện ảnh Mỹ là nó đề cao mối quan hệ cá nhân giữa con người với con người, là xu hướng không đề cập trực tiếp đến chính trị và xung đột ý thức hệ Nói một cách khác, diện ánh
Mỹ theo đuổi một chú nghĩa vị nghệ thuật, đi sâu vào cái nhân tính phổ biến Việc không lồng những bức thông diệp chính trị xã - hôi hay lính phi chính trị của phim ảnh chính là nhân tố làm cho những hình thức giải trí Mỹ được ưa chuộng trên toàn cầu Cụ thể là, phim ảnh Mỹ thường tập trung vào những mối quan hệ giữa con người với nhau và những cảm nhận riêng lư, chứ không phải là những vấn đề tại một thời điểm và địa điểm cụ thể Mỗi bộ phim là một câu chuyện về sự lãng mạn, những âm mưu, thành công, thất bại, xung đột nội tâm và sự tồn tại Những bộ phim
đáng nhớ nhất trong những nám 1930 (ngoại trừ phim The Grapes o f Wrath)
là những bộ phim hài và là những bản tình ca về những con người như những đôi đũa lệch yêu nhau, chứ không phải là những bộ phim cứng nhắc về mặt xã hội, giải quyết vấn đề nghèo đói và thất nghiệp Tương
tự như vậy, những bộ phim hay nhất về Chiến tranh thế giới thứ hai
(nhu Casablanca) hay về Chiến tranh Việt Nam (như The Deer Hunter)
vẫn còn mãi trong tâm tướng chúng ta ngay cả khi những cuộc xung đội
đó đã chấm dứt, bởi những bộ phim này khám phá những tình cảm gần gũi nhất của nhân vật hơn là tập trung vào những sự kiện như tiêu đề của phim
Những tình huống khó xử của mỗi người cũng là những gì mà người dân ớ khắp nơi gặp phải Bới vậy, người châu Âu, châu Á, cháu Mỹ Latinh
chăm chú theo dõi Titanic, như họ đã từng xem Cuốn theo cliiều gió,
không phải là vì những bộ phim này ca ngợi các giá trị Mỷ mà bới vì