III. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VĂN HOÁ CANADA TRƯỚC VĂN HOÁ MỸTRƯỚC VĂN HOÁ MỸ
3.1. Ánh hưởng to lớn của văn hoá Mỹ
Hiện nay, mối lo ngại lớn nhất của Canada là bị “Mỹ hoá” Canada nói chung và lĩnh vực vãn hoá nói riêng. Canada và Mỹ là láng giềng của nhau, đổng thời lại có nhiều nét tương đồng về lịch sứ, địa lý, ngôn ngữ, và văn hoá. Canada và Mỹ đều là hai quốc gia hình thành và phát triển bới những người nhập cư. 80% dân cư Canada sống tại các thành phố cách biên giới với Mỹ - nước láng giềng duy nhất - một đến hai giờ lái xe. Đặc biệt, Mỹ là thị trường của hơn 80% hàng Canada xuất khẩu ra nước ngoài và chiếm hơn 50% tổng hàng hoá nhập khẩu của Canada.
Rất nhiều người Canada sinh sống và làm việc tại Mỹ và ngược lại. Một cách tự nhiên, nền vãn hoá khổng lồ của Mỹ đã có những tác động mạnh mẽ đến văn hoá Canada trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực văn hoá đại chúng. Văn hoá Mỹ xâm nhập vào xã hội Canada chủ yếu thông
qua các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp giải trì, truyền thông như phim ảnh, sách báo và các sản phẩm truyền thông đại chúng khác. Nhiều phim truyên, chương trình truyền hình, âm nhạc, thời trang và khuynh hưứng nghệ thuật của Canada được bắt nguồn từ phía bên kia biên giới.
Bên cạnh đó, sự ảnh hướng của văn hoá Mỹ đến Canada còn là do văn hoá Mỹ có sức cuốn hút mạnh mẽ, cùng với chính sách truyền bá văn hoá của Chính phủ Mỹ và sự phụ thuộc của nền kinh tế Canada vào nền kinh tế Mỹ.
Những sản phẩm như quần Jean, phim ảnh, âm nhạc, đồ ăn nhanh của Mỹ nhanh chóng lan rộng và dược chấp nhận trên thế giới, chúng đã được công nghiệp hoá đê trớ thành hàng hoá có khả năng đáp ứng một cách tốt nhất thị hiếu của người tiêu dùng. Với khoa học kỹ thuật cao, các sản phẩm văn hoá Mỹ không ngừng nâng cao về chất lượng, giảm thiểu về chi phí, những sản phẩm ấy mang theo hình ảnh và lối sống Mỹ. Ngay từ những năm 1950, khi truyền thông đại chúng Mỹ bắt đầu phát triển mạnh, thì những bộ phim, những chương trình ca nhạc Mỹ được rất nhiều người Canada yêu thích. Giới trẻ Canada lúc đó đã đua theo các cách ăn mặc của các nhân vật cao bồi, những ca sĩ, những diễn viên điện ảnh Mỹ.
Thêm vào đó, những ấn phẩm như báo chí, sách của Mỹ, với những quảng cáo ấn tượng, đẹp mắt, thông tin cập nhật, những mẩu chuyện được viết
•theo kiểu câu khách, được bán rất nhiều ở Canada.
Sức lôi cuốn của văn hoá Mỹ không chi nằm ỡ việc chạy theo sớ thích của con người (hình ảnh đẹp, nội dung phong phú, mô tả cuộc sống giàu có ớ M ỹ...) mà còn ớ chi phí sản xuất thấp. So với sản phẩm của Canada, sản phẩm của văn hoá Mỹ có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều. Để sản xuất và trình chiếu một vớ kịch, người Canada phải bỏ ra hơn 1 triệu dollar, trong khi người Mỹ chi phải bỏ ra khoảng 1/4 con số đó. Hay đê' mua bản quyển một chương trình truyền hình qua đài phát thanh và vô tuyến trong một giờ, người Mỹ phải bỏ ra khoáng từ 100.000USD đến 150.000USD trong khi người Canada tiêu tôn 350.000USD đến 400.000USD. Chính điều này đã làm cho văn hoá Mỹ được nhiều người tiêu dùng chú ý hơn. Đây cũng là nguyên nhân tại sao Chính phủ Canada đã đưa ra những chính sách khất khe đối với sản phẩm vãn hoá nhập ngoại nhưng vẫn không thể nào ngăn cản được ảnh hưởng của văn hoá Mỹ.
Bên cạnh sức lôi cuốn của vãn hoá Mỹ, Chính phủ Mỹ cũng dóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá và phổ biến văn hoi Mỹ ra nước ngoài. Một học giả Mỹ khi nói về vai trò của Chính phú Mỹ irong việc truyền bá văn hoá đã khẳng định: “dính líu về văn hoá trên trường quốc tế là một trong những đặc trưng cơ bản trong sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trên trường quốc tế”. Chính phủ Mỹ từ lâu đã coi văn hoá như là một công cụ hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, tăng cường vị thế, ảnh hướng của Mỹ trên thế giới. Việc xuất khẩu hàng hoá - sản phẩm vãn hoá đại chúng - đem lại cho Mỹ nhiều lợi nhuận.
Ngay từ những năm đầu thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Chính phu Mỹ đã bắt đầu tăng cường truyền bá văn hoá với các đạo luật như: Đạo luật Fulbright (1946) và Đạo luật Smith - Mundt (1948). Cư quan thông tin (USIA) được thành lập. Ngoài ra, Chính phú Mỹ còn đưa ra một loạt các biện pháp hỗ trợ cho việc xuất khẩu các ngành công nghiệp văn hoá, đặc biệt là ngành điện ảnh. Cho đến nay, Chính phú Mỹ đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyển bá văn hoá Mỹ ra nước ngoài. Điều này đã giúp cho vãn hoá Mỹ ngày càng được phổ biến rộng rãi, bơi nó đánh vào thị hiếu của người tiêu dùng. Đây cũng là khó khăn của Canada trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá trước sự ảnh hướng của văr. hoá Mỹ, bới vì cho đến nay, mối quan hệ kinh tế, an ninh giữa hai nước ngày càng chật chẽ.
Hiện nay, những sản phẩm văn hoá của ngành công nghièp giải trí Mỹ đang thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường văn hoá Canada. Những sán phẩm này có sức lôi cuốn mạnh mẽ đến mức phần lớn xã hội Q n ad a tiêu dùng các sản phám sản xuất từ Mỹ nhiều hơn những sản phẩm trong nước. Trước thực tế này, công chúng cũng như Chính phủ Q n a đ a đều nhận thức được nguy cơ đe doạ đối với bản sắc văn hoá của đất nước mình trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của văn hoá vlỹ. Theo như Henighan, một chuyên gia về văn hoá, nghệ thuật của Carnda đã nói rằng: “Tôi tin rằng bán sắc vãn hoá Canada đang gặp nguy hiếm và sự đe doạ này đang đến từ ngành công nghiệp giải trí toàn cầu, một >ản phẩm văn hoá rộng lớn của ngành công nghiệp giải trí của Mỹ” . v \ thế cả Chính phủ và người dân Canada cần phải sớm tìm kiếm những giải pháp ngăn chặn ảnh hướng tiêu cực và tiếp thu những ảnh hướng tíci cực của văn hoá Mỹ nhằm báo vệ và phát huy bản sắc vãn hoá của mình