Về hoà nhập văn hoá của Việt k iểu vào xả hội Mỹ

Một phần của tài liệu Văn hóa bắc mỹ trong toàn cầu hóa (Trang 235 - 239)

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA HOA KỲ153

3. Về hoà nhập văn hoá của Việt k iểu vào xả hội Mỹ

Đoàn khảo sát của đề tài đã có cuộc toạ đàm bố ích với một số cán bộ chủ chốt của Đại sứ quán Việt Nam tại Washington để tìm hiểu về đánh giá của quan chức ngoại giao Việt Nam về vãn hoá Mỹ và tình hình hoà nhập của người Việt tại Mỹ. Đại sứ Lê Công Phụng, Phó Đại sứ Nguyễn Tiến Minh và các cán bộ sứ quan phụ trách công tác Việt kiều cho biết: Số lượng Việt kiều ớ Mỹ khoáng 1,6 triệu người, gồm nhiều thế hệ, xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Thế hệ thứ nhất hiện nay không còn nhiều, vãn hoá truyền thống Việt Nam còn ghi ấn sâu đậm

trong họ. Thế hệ 2 - thế hệ đến Mỹ vào thời điểm nãm 1975, cũng là thế hệ lớn tuổi. Trong suy nghĩ của họ, họ cho rằng họ là nạn nhân của cuộc chiến tranh, có mặc cảm đối với chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam: họ rất muốn trớ lại quê hương, nhung lại mặc cảm về họ trong cuộc chiến tranh đã qua. Tuv vậy, họ rất muốn có sự đóng góp cho dân tộc, cho đất nước. Chính thế hệ này cũng góp nhiều công sức trong việc gây ánh hưửng văn hoá Việt Nam trong văn hoá Mỹ thông qua tổ chức cộng đồng người Việt, góp phần thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ vãn hoá, ngoại giao Việt - Mỹ, Mỹ - Việt trong những nãm qua. Thế hệ thứ ba là thế hộ được sinh ra và lớn lên ở Mỹ, họ được đào tạo và làm việc tại Hoa Kỳ, nên họ hội nhập nhanh với xã hội, môi trường sống, vãn hoá Hoa Kỳ. Thế hệ thứ ba là thế hệ chịu ánh hưởng sâu đậm môi trường, xã hội và vãn hoá của Hoa Kỳ. Tư duy của họ khác biệt với thế hệ 1 và 2. Nhận thức/hiểu biết về văn hoá Việt Nam của thế hệ này khõng những bị mờ nhạt mà còn bị mất đi trong tư duy và họ hội nhập hoàn toàn vào xã hội Mỹ; thậm chí không biết nói tiếng Việt. Tuy nhiên, người Việt ở Mỹ vẫn cần phải có sự nhìn nhận lại về văn hoá Mỹ, xã hội Mỹ, vì người Việt thường mới chỉ thấy biểu hiện bên ngoài của xã hội Mỹ, chưa thấy hết cái bcn trong (TS. Vũ Quang Việt)...

Nơi tập trung nhiều người Việt sinh sống nhất (chiếm hơn 50%) là bang California.

Số người Việt thành đạt trong lĩnh vực kinh tế với tài khoản từ 1 triệu dollar trớ lên rất ít.

Ở Mỹ, thanh niên di lính phục vụ chiến tranh chủ yếu xuất phát từ đổng tiền, vì cuộc sống tương lai của họ, rất ít thanh niên tham gia chiến tranh vì lv tướng (không quá 20%).

Với câu hỏi về chủ nghĩa dân tộc ớ Mỹ, các quan chức ngoại giao Việt Nam cho biết ở Mỹ không có khái niệm về chủ nghĩa yêu nước.

Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ là nơi tụ hợp nhiều dân tộc, nền văn hoá Hoa Kỳ gồm nhiều sắc tộc. Chính vì vậy văn hoá Hoa Kỳ đa dạng, phong phú và nó đã ảnh hướng rõ rệt đến môi trường xã hội, thể chế chính irị, các chính sách... mà trường hợp Obama - Tổng thống Hoa Kỳ, chính là đại diện cho sự đa sắc về văn hoá Hoa Kỳ; số lượng đại biểu người châu Á làm Bộ trướng trong Chính phủ hiện tại đã phản ánh tính hiện thực trên

của vãn hoá Hoa Kỳ. Như vậy, trên khía cạnh văn hoá, sự tham gia hoạt động trong hệ thống cơ quan Chính phu Mỹ không có sự phân biệt màu da, sắc tộc. Đây là sự khác biệt cua văn hoá chính trị Hoa Kỳ đối với văn hơá/mỏi trường xã hội/hệ thống chính trị của các quốc gia châu Âu đương đại. Một đặc điểm của xã hội Mỹ là sự chuyển đổi nhanh trong mọi lĩnh vực. Luật pháp được đặt lên hàng đầu và xã hội tạo nhiều cơ hội cho con người phát huy sự sáng tạo của mình (hay nói cách khác đây là một xã hội bình đắng trong quan hệ giữa con người với con người). Ớ Hoa Kỳ, cơ hội dế học hành, xây dựng sự nghiệp đỏi với con người rất thuận lợi, tuy nhiên người Việt ớ đây chưa đạt được kết quả cao trong giáo dục. Cũng chính vì vậy, đây là nơi thu hút được nhiều chất xám nhất của thế giới.

Công dân Hoa Kỳ đều có quyền trình bày những sáng kiến của mình với Chính phủ và sáng kiến của cá nhân con người cũng được Chính phủ tôn trọng. Trong xã hội, người ta coi sáng kiến của cá nhân là động lực phát triển xã hội.

Về vấn đề người Việt ở Hoa Kỳ, thế hệ thứ 2, thứ 3 chiếm số đỏng, họ cũng đã có những tiếng nói gây ảnh hướng trong Hạ viện của Liên bàng, tham gia vào hoạt động trong Hạ viện của bang, và cũng nhiều người thành dạt trong lĩnh vực kinh tế, khoa học. Thế hộ thứ hai của người Việt chưa hội nhập hoàn toàn, chưa tìm được những việc làm tốt, rấl ít người đạt đến trình độ cử nhân và chủ yếu là lao động phổ thông. Tỷ lệ thu nhập của người Việt ó Iloa Kỳ thấp hơn thu nhập cúa cộng đồng người châu Á tại Hoa Kỳ nói chưng. Trình độ học vấn của người Việt thấp hơn so với cộng đồng cư dân của các quốc gia khác ở Hoa Kỳ. Số phiếu của cộng dồng người Việt hiện tại ở Mỹ chưa đú để bầu ứng viên trong hệ ihống chính trị ớ Liên bang, đa số họ úng hộ phái Cộng hoà.

Các cộng đồng của người châu Á ớ Hoa Kỳ có sự khác biệt rõ rệt.

Cộng đồng người Nhật đạt nhiều thành công nhất, sau đó là cộng đồng người Hàn Quốc và Trung Quốc. Tuy nhiên mâu thuẫn giữa sự hội nhập với lưu giữ bản sắc dân tộc lại được phán ánh rõ ràng nhất ớ người Hàn Quốc. Sự cố kết cộng đồng mạnh nhất là người Do Thái.

Vấn đề đặt ra, cái gì đã lôi kéo, thu hút dòng người nhập cư từ các quốc gia khắp các châu lục đến Hoa Kỳ? Phải chãng đấy là một xã hội

sống và lao động bằng pháp luật, bình đảng và có một tương lai để đảm bảo cho sự tự do của cá nhân.

Về vấn để hợp tác giáo dục Việt - Mỹ trong những năm qua, các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam cho biết, số lượng du học sinh người Việt sang Mỹ tăng nhanh (hơn 12.000 người), mặc dù học phí ở Mỹ đắt gấp 3 lần ở Úc. Hiện tại, Mỹ rất muốn hợp tác giáo dục với Việt Nam. Hằng năm Mỹ đã trích 5 triệu USD nhằm hỗ trợ cho hợp tác giáo dục, đặc biệt là đào tạo sau đại học. Ớ Hoa Kỳ đã thành lập “Nhóm chuyên trách” dê thực hiện và thúc đấy sự hợp tác này. Tuy nhiên sự hợp tác trên diễn ra rất chậm, ví như “bơm thuốc phiện”. Hiện tại, ớ Việt Nam đã có một số công việc được thực hiện trong hợp tác giáo dục với Mỹ như xây dựng trường RMIT, chương trình 322.

Thời gian ở California, đoàn đã có mấy ngày trực tiếp cùng sinh hoạt với gia đình ông bà Lê Roãn Trung - Việt kiều thành đạt tại Mỹ.

Các cuộc trao đổi thân tình giữa đoàn và các thành viên của đại gia đình đã giúp cho đoàn hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống, công việc, văn hoá của Việt kiều và quá trình hoà nhập của họ vào đời sống xã hội và văn hoá Mỹ./.

Một phần của tài liệu Văn hóa bắc mỹ trong toàn cầu hóa (Trang 235 - 239)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(250 trang)