Phương Tây, như đã phân tích ớ chương III, là các nền văn hoá coi trọng lý luận, coi trọng tư duy duy lý. Trong kinh tế học cũng vậy. Người phương Tây theo đuổi việc xây dựng các chú thuyết kinh tế làm kim chỉ nam cho sự phát triển của các nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Ó phương Tây, các nền kinh tế quốc gia đi theo hoặc là mô hình kinh tế tự do cua D. Ricardo, hoặc là theo học thuyết kinh tế hoc thể chế với sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế của J. M. Keynes, c ả hai ông đều là học gia người Anh. Khác với đa phẩn các nước châu Âu, nước Mỹ đi theo mô hình kinh tế tự do cua D. Ricardo lấy lợi thế cạnh tranh làm nền tảng. Theo đó, kinh tế là chuyện của tư nhân, của các doanh nghiệp. Thực tế là mô hình kinh tế Mỹ liên tục được điều chỉnh,
trong những thập niên 70 - 80 cua thế kỷ trước, nó vận hành theo lý thuyết chú nghĩa Tân tự do (Neoliberalism) do các cuộc khủng hoảng trầm trọng về cơ cấu kinh tế trong các thập niên trước đó. Các chính sách kinh tế nếu có là chính sách thuế và hải quan, chính sách thương mại, chính sách tiền tệ, tín dụng và hệ thống ngân hàng phát hành tiền (Cục Dự trữ Liên bang - FED) nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tự do của các doanh nghiệp.
Về quan hệ sớ hữu, sở hữu tư nhân là vấn đề có tính nguyên tắc. Có thể nói, ớ Mỹ, không có doanh nghiệp quốc doanh hay doanh nghiệp thưộc sớ hữu Nhà nước, trừ một ít doanh nghiệp làm dịch vụ công mà không một doanh nghiệp tư nhân nào muốn đảm nhiệm vì quá rủi ro hoặc không sinh lời. Điều này phán ánh bản chất của nền dân chú và chủ nghĩa cá nhân của người Mỹ: Không ai được can thiệp vào cuộc sống của các cá nhân và các cá nhân phái tự chịu trách nhiệm. Vậy bản chất nhân vãn của sở hữu tư nhân thê hiện như thế nào?.
Lý luận Mác-xíl vể kinh tế học chính trị coi quan hệ sớ hữu là nhân tố chú yếu của quan hệ sản xuất, những thay đổi về quan hệ sớ hữu sẽ dẫn đến những thay đổi về quan hệ sản xuất và những thay đổi về quan hệ sán xuất lại là những cái làm thay đổi nền móng của chế độ kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên gần đây, người ta thấy rằng quyền sở hữu không quan trọng bằng quyền kiểm soát tài sán dược sở hữu. Trong nền kinh tế, không thề coi hình thức sớ hữu này là tiến bộ, hình thức sớ hữu kia là phán động, mà người ta chỉ phân biệt các hình thức sở hữu ấy về mặt luật pháp thành sớ hữu hợp pháp hay không hợp pháp, về mặt kinh tế thành những mức hiệu quả kinh tế khác nhau. Mỗi một thời đại đều có những tiêu chí đánh giá khác nhau. Như vậy sớ hữu và thị trường có mối quan hệ với nhau, xoá bỏ cái này dẫn đến xoá bỏ cái kia và ngược lại. “Sở hữu đỏ ra sự tự tin của con người trong việc tham dư trực tiếp vào các sự vật, các sự kiện, và do đó gắn vào các sự kiện, các sự vật ấy bằng những sợi chỉ vững chắc, kích thích sự quan tâm thường xuyên của họ vào việc bảo vệ và vận dụng một cách hợp lý các đối tượng của thế giới xung quanh. Ngược lại, việc làm cho con người tách khoi sự vật, tước bỏ khả năng cám thấy mình là người chủ cùa họ, khó chịu đối với những gì họ coi là xa lạ, không phải là của mình”*0.
8(1 Dần theo: Quan hệ sỏ liữn trong nền kinh tế tliị trường. Sưu tập chuyên để, Hà Nội 1993.tr. 6 - 7 .
Ý nghĩa văn hoá - nhân vãn của quan hệ sở hữu tư nhân trước tiên là ớ chỗ, quyển lực sử dụng đi liền với sở hữu tư nhân về tiền và vật thể khác sẽ giúp cho quá trình giải phóng nhân cách cá nhân, trong xây dựng và gìn giữ gia đình. Nó có thê giúp ổn định sự tồn tại về vật chất, có thê giúp độc lập trong lựa chọn chỗ làm việc và sau cùng, hoàn toàn đặc biệt, nó cho phép xây dựng một doanh nghiêp độc lập.
Thứ hai là, sở hữu tư nhân giúp cho việc ra quyết định kinh doanh được đúng đắn và có trách nhiệm nhất. Nó bảo dảm rằng, nhiều quyết định về cung ứng hàng hoá, dịch vụ cũng như đầu tư vào ngành sản xuất và dịch vụ mới, hoặc mỏ' rộng sản xuất sẽ được đưa ra là hoàn toàn độc lập với nhau. Sở hữu tư nhân tạo cơ sở cho các quyết định hội tụ với nhau trong cạnh tranh, và chúng là một biện pháp phát hiện tối ưu cho các giải pháp tối ưu và mới mẻ, có ích cho toàn thế xã hội. Vậy là sớ hữu cá nhân của nhiều người không chỉ có ích cho cá nhân người đó, mà còn có lợi cho toàn thể xã hội, vì nó tạo thuận lợi cho kinh tế thị trường.
Nhưng sở hữu tư nhân khỏng chỉ kiến tạo cơ sở cho các quyết định trong cạnh tranh, nó còn thôi thúc tiến đến các quyết định kinh tế tốt đẹp và hoàn thành chúng theo một cách thức lý tướng. Nó cho phép chủ sở hữu và người ra quyết định làm giàu thêm cho mình thông qua lợi nhuận từ các quyết định đúng đắn, tiêu thụ nhiều hơn “với niềm hứng thú”, hoặc huy động tài sản nhiều hơn cho các hành động tiếp theo. Trái lại, nó cũng có thể dẫn anh ta đến chỗ sẽ chịu tổn thất về tài sản và sở hữu vì những quyết định sai lầm của mình.
Thứ ba là, nó không chỉ tạo thuận lợi cho thành công về kinh tế, mà đồng thời còn cho tự do về chính trị. Đây không phải là thành công của chủ kinh tế hay của chủ quyển. Những quyền cơ bản quan trọng về chính trị, như quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận hoàn toàn dễ dàng đạt được khi mà các nhóm chính trị khác chính kiến tìm thấy những chủ sớ hữu tư nhân dành cho họ những món lợi như các phòng họp. các cột báo và thời lượng phát thanh truyền hình.
Thứ tư là. chức năng của sớ hữu tư nhân tổn tại bới sự tin cậy, đặc biệt là trong thừa kê tài sán ur nhân, vì chính nó đã định ra giới hạn của thừa kế lài sán. Khi tài sản không thừa kế được ở mức dầy đủ theo ý nguyện của người chứ sớ hữu, thì nó làm tốn thương đến các chức năng
tình cảm và chức năng gia đình, sự chãm lo cho tương lai dưới hình thức tạo vốn cho xã hội. Trái lại, nếu người chú sở hữu tư nhân được phép chuyên giao rộng rãi nhất của cải như ông ta mong muốn và ông ta có trách nhiệm đối với tài sản, thì ông ta đã duy trì kho của cải một cách bền vững và sự cân bằng sinh thái nữa.
Tuy nhiên gần đây đã có nhiều phê phán gay gắt mô hình kinh tế tự do kiểu Mỹ, bởi vì chính sự tự do thiếu kiểm soát và điều tiết của bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của ngành ngân hàng và thị trường tài chính đã dẫn đến đổ vỡ của các doanh nghiệp lớn, tạo phản ứng dáy chuyền gây sụp đổ nền kinh tế Mỹ và cuối cùng dẫn đến cuộc đại khủng hoảng kinh tế và tài chính 2008 - 2010.
Một đặc điểm thú vị khác của kinh tế Mỹ khác với các nền kinh tế khác là, tăng trưởng kinh tế di liền với tăng trưởng của người nhập cư. Sự cỡi mở trong tính cách con người đã dẫn đến sự cởi mớ trong chính sách chào đón người nhập cư. Học’giả Mỹ kiêm nhà báo nổi tiếng Fareed Zakaria nhận xét: “Nếu không có người nhập cư, tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ trong U4 th ế kỷ vừa qua ắt hẳn cũng chỉ ngang với châu Âu... Đến pliân nửa các công ty khởi nghiệp à Silicon Valley có một nhà súng lập lừ người nliập cư hoặc người M ỹ th ế hệ đẩu liên'. Nhập cư mang lại cho nước Mỹ phẩm chất tốt đẹp là nghị lực và sự khát khao vươn lên. Thông thường, khi một quốc gia giàu có hơn, động lực vươn lên dễ bị yếu đi, nhưng với Mỹ thì khác, bới luôn có hàng trăm nghìn người nhập cư đến với đất nước này để mong xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn*1.