Vai trò của nhân tô yăn hoá trong toàn cầu hoá

Một phần của tài liệu Văn hóa bắc mỹ trong toàn cầu hóa (Trang 184 - 189)

I. TOÀN CẨU HOÁ VÀ TOÀN CÀU HOÁ VĂN HOÁ

1.4. Vai trò của nhân tô yăn hoá trong toàn cầu hoá

Trong tương quan với toàn cầu hoá, yếu tố văn hoá đóng vai trò vừa là tiền để, vừa là kết quả của các quá trình đó. Các nhà nghiên cứu chính trị và các nhà chính trị đéu nhất trí rằng, vấn để văn hoá đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền chính trị quốc gia và xuyên quốc gia trong thời đại toàn cầu hoá sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Chính trị bản sắc đang trở thành tâm điểm trong chương trình nghị sự chính trị ở tất cả các quốc gia và khu vực trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đều thiên về quan điểm chung là, trong tương lai, sự tương tác giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, văn hoá và những khác biệt về vãn hoá sẽ trở thành nhân tố làm phát sinh xung đột chính trị giữa các quốc gia và khu vực. Ba tác giả đại diện cho ba cách lý giải về hiện tượng xung đột văn hoá này là Huntington, Barber và Cox125.

124 Lương Văn Kế, Quy chế của WTO thừ nhìn từ góc độ văn hoá ứng xử. Trong: Trường ĐHKHXH&NV - Viện K onrad-A denaer (KAS), Việt Nam và tiến trình gia nhập Wỉ'0.

Hà Nội, 2005. tr. 333 - 354.

125 Thom as Meyer, The cultural Factor ill the Process o f Globalization!Regionalization, in: M. Teló (ed.), European Union and New Regionalism. GB 2001; s. p. Huntington (1996), T h e C lash o f C ivilization a n d the Rem aking o f W orld O rder, Simon và Schuster.

New Y ork, B. R. Barber. Jihad vs. MeWorld (New York: Times Books, 1995); R. w . Cox (Chủ biên). Tile New Realism: Perspectives on Multilateralism and World Order (.London: M acmillan. 1997).

Lý thuyết của s. p. Huntington về “sự va chạm giữa các nền vãn minh” đã bác bỏ khả năng về một nền văn hoá hay đạo đức toàn cầu khi còn tổn tại những khác biệt giữa các nền văn hoá và văn minh. Theo ông, sự kiểm soát về hệ tư tưởng vốn có ảnh hướng lớn của thế kỷ XX nay đã bị xoá bỏ do tác động của toàn cầu hoá. Các giá trị tôn giáo, xã hội và chính trị hay la toàn bộ hệ giá trị cơ bản vốn làm nên bản sắc của các nền vãn hoá - văn minh khu vực của thế giới chắc chấn là màu thuẫn với nhau. Huntington đưa ra giả thuyết về ba mô hình khả thi giữa tập hợp các giá trị bài trừ nhau: ly khai/phân biệt chủng tộc, phân cấp vị thế, hoặc là xung đột/chiến tranh. Ông ủng hộ sự kết hợp lựa chọn thứ hai và thứ ba, theo đó phương Tây dang cố gắng chế ngự và chi phối các vùng Hổi giáo và Khổng giáo của thế giới, hoặc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh vãn hoá toàn cầu, mà ớ đó sự xác định vị thế lâu dài được giải quyết bằng bạo lực.

Để giải quyết xu thế xung đột vãn hoá toàn cầu, người ta bất buộc phải, một mặt, đi tìm một cách nhìn toàn diện và đúng đắn của thời đại chúng ta đối với các hiện tượng văn hoá; mặt khác, cần dựa trên thực tiễn lịch sử văn minh nhân loại. Lịch sử văn minh nhân loại chứng minh rằng hai xu thế đồng nhất hoá và đa dạng hoá diễn ra đồng thời. Xi( th ế đồng nhất hoá, tức khu vực hoá và toàn cầu hoá vãn hoá, khiến cho giá trị của các yếu tố địa phương trớ thành yếu tố có giá trị khu vực hoặc toàn cẩu.

Nghĩa là các dân tộc trở nên hiểu nhau hơn, thừa nhận lẫn nhau hơn; bức tranh văn hoá các dân tộc vận động theo hướng đồng quy. Sự phổ biến hoá một số tôn giáo lớn trên thế giới là minh chứng cho quy luật này.

Trong thời hiện đại, các thế lực đối đầu về ý thức hệ, mà điển hình là phương Tây và các thế lực khủng bố quốc tế chống phương Tây, đều sử dụng các công cụ văn hoá như nhau để chống lại nhau: hệ thống truyền thông đại chúng, hệ thống viễn thông hiện đại, nhân danh quyền con người, quyền của các dân tộc và nhân danh công lý, nhân danh Chúa Trời... Trong xu th ế thứ hai nhằm bảo vệ sự đa dạng văn hoá, người ta thấy rằng chính phủ các quốc gia đều nỗ lực bảo vệ bản sắc văn hoá của nước mình trước “cơn sóng thần” toàn cầu hoá; thậm chí một số nước có ưu thế còn cố gắng tự vệ và phản công bằng các chính sách kiếm soát ván hoá phẩm, gia tăng quyền lực mềm, chính sách ngoại giao vãn hoá nhằm tranh chấp “thị phần” vãn hoá trôn thế giới. Vì thế ở hầu hết các quốc gia,

người la thấy các chi nhánh của các tổ chức quảng bá vãn hoá quốc gia như Viện Goethe của Đức, Hội đồng Anh của Anh, Trung tâm Văn hoá Văn minh Pháp của Pháp, Học viện Khổng Tử của Trung Quốc, Viện Cervantes của Tây Ban Nha, Phòng Văn hoá Thông tin Hoa Kỳ. Trong xu thế này, dường như giữa các quốc gia không có sự nhân nhượng nào, châu Âu không nhân nhượng Mỹ, và Trung Quốc, Đông Á cùng các quốc gia Hồi giáo không chịu khoanh tay trước phương Tây. Người ta không muốn bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để khuếch trương giá trị văn hoá của mình, biến giá trị vốn của riêng mình thành giá trị chung của thế giới.

Một quan điểm khác - rõ nhất là B. R. Barber - thì khẳng định rằng, sức mạnh vãn hoá đại chúng có quan hệ với hàng hoá tiêu dùng của nền kinh tế bá quyền Mỹ đã tái tạo hành vi và vì thế được coi là mối đe doạ chết người đối với bản sắc vãn hoá bản địa ở nhiều nơi trên thế giới. Sự thù địch, trào lưu chính thông và chống đối phương Tây là một phản ứng ngày càng thường xuyên trước thách thức đó, nhưng chúng sẽ tồn tại chỉ khi bá quyền thế giới của kinh tế Mỹ hiện nay dược duy trì.

Trong khi đó lại có học giả - như R. w. Cox - lại chơ rằng, toàn cầu hoá kinh tế Irong hình thái tư bản chủ nghĩa hiện nay của nó sẽ tạo ra các lĩnh vực yếu kém về xã hội và kinh tế trong tất cả các xã hội muốn phán kháng toàn cầu hoá bằng hình thức bán sắc vãn hoá điển hình. Sớ dĩ như thế là vì các quốc gia và cộng đồng yếu kém, thưa thiệt đó không có các hệ tư tướng ihay thế tưưng xứng. Vì thế có thể coi các xung đột dưới vỏ bọc văn hoá là “phản ứng phụ” của sự yếu kém vé kinh tế trong bối cảnh xung đột giai cấp truyền ihống.

Nét giống nhau ở cả ba lý thuyết về xung đột văn hoá là ớ chỗ đều cho rằng, Chiến tranh Lạnh về văn hoá sẽ xuất hiện với một tập hợp các xung đột tay ba với các hạt nhân: Khổng giáo đối đầu phương Tây, phưưng Tây lại đối đầu với Hồi giáo, Khổng giáo và Hồi giáo hợp thành khối phương Đông xung đột với phương Tây. Mô hình xung đột này sẽ tác (.lộng mạnh tới quá trình toàn cầu hoá kinh tế và chính trị, gây trớ ngại cho sự phát triển thuận lợi cúa nền kinh tế toàn cầu và của chủ nghĩa đa phưưng chính trị công bằng. Tất cả các giả thiết đều muốn chứng minh giá thiết của mình là phù hợp với thực trạng phát triển hiện nay trong nền chính trị toàn cầu, và đưa ra những chiến lược khác nhau để giải quyết xung đột văn hoá.

Nhưng thực tế có thê thấy các quan điểm lấy xung đột làm trọng tâm nói trên là rất sai lầm. Trong khoa học chính trị, văn hoá và tác động của văn hoá đối với hành động chính trị được nhìn nhận vừa là các thực thể kinh nghiệm vừa là lý lẽ hợp pháp hoá hành động chính trị. Tác động của sự khác biệt giữa hai loại hoạt động văn hoá và chính trị tới sự thống nhất xã hội là rất lớn. Ớ mức độ nhất định, các giá trị, quy tắc và quan điểm có thể định hướng hành động xã hội và chính trị, vì chúng là một bộ phận của tư duy tập thể. Nhưng văn hoá, với tư cách những quy tắc và khuôn mẫu bắt buộc, vẫn cho phép có những biến thể tự do nhất định ớ cả cá nhân và nhóm người.

Trái với quan điểm xung đột văn hoá trong toàn cầu hoá là quan điểm về liên văn hoá trong toàn cầu h o á /Đ â y là một loại quan điểm mang tính biện chứng cao. Theo một số nhà nghiên cứu, ngày nay có ba hình thái hay mô hình văn minh chủ yếu đấu tranh với nhau để giành bá quyền: (1) Chủ nghĩa truyền thống luôn phòng thủ đối với các yếu tố văn hoá hiện đại; (2) Chủ nghĩa hiện đại muốn thay đổi truyền thống bằng cách đé cao các giá trị dân chủ như chủ nghĩa cá nhân, chú nghĩa đa nguyên, chú nghĩa tích cực, chú nghĩa duy lý, và chấp nhận sự khác biệt đáng kể Irong việc tìm hiểu nền văn hoá liên quan; (3) Trào lưu chính thống có đặc điểm tự mâu thuẫn, vì nó chấp nhận sự hiện đại hoá bằng cách sử dụng những sản phẩm xã hội hiện đại hiệu quả nhất (như vũ khí, tính tổ chức và truyền thông đại chúng) nhưng chỉ để chống lại những giá trị cơ bản của chính chủ nghĩa hiện đại, đặc biệt để chống lại những khác biệt xã hội và vãn hoá126.

Phân tích liên văn hoá của các học giả trên thế giới đã đưa ra ba kết luận quan trọng: (1) Bản sắc vãn hoá không quyết định vai trò xã hội và chính trị của các nền văn hoá khác nhau, mà chính những lực lượng xã hội và chính trị mới đóng vai trò chi phối. Điểu này phụ thuộc vào các kinh nghiệm lịch sử, xã hội và kinh tế riêng của các nhóm xã hội; (2) Tất cả các nền vãn hoá hiện đại đều chấp nhận sự khác biệt và mâu thuẫn bên trong trong quá trình thích nghi với thực tiễn hiện đại; (3) Các khuynh hướng trái ngược nhau trong các mô hình văn minh gồm các đối tác ớ các

125 Meyer. Thomas, The cultural Factor in the Process of Globalization/Regionalization, in: M. Teló (e<±). European Union and New Regionalism. GB 2001. tr. 64 - 65.

(3) Nhân tố văn hoá đóng ba vai trò cơ bản trong bối cảnh đa phương về hành dộng chính trị: (a) Được các nhà chính trị sử dụns làm chiêu bài báo vệ bản sắc và truyền thống văn hoá, khước từ các đòi hoi về dân chủ và tự do; (b) Liên văn hoá trong toàn cầu hoá với sự tương tác ngày càng chặt chẽ giữa hệ thống chính trị nhà nước và chính trị quốc tế cùng hệ thống xã hội dân sự, tạo điều kiện phát triển cho chu nghĩa đa phương chính trị mang tính “liên văn hoá”; (c) Văn hoá phần lớn phụ thuộc vào tác động xã hội và kinh tế của quá trình toàn cầu hoá kinh tế.

Sự tẩy chay trong nước và quốc tế, thoái hoá xã hội và suy yếu kinh tế sẽ khuyến khích những người muốn lợi dụng những khác biệt văn hoá cho mục tiêu chính trị.

(4) Nhũng giá trị cơ bản nhất định như tự do, bình đẳng, bác ái đã từng bước được thừa nhận là các giá trị văn hoá chung của khu vực và toàn cầu, tạo tiền đề cho hợp tác chính trị và kinh tế quốc tế. Sự đồng nhất về văn hoá và chính trị có thể thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác quốc tế về kinh tế và thương mại. Chẳng hạn, hai nhà kinh tế Frankel và Rose đã ước lượng về tác động của các yếu lố khác biệt nhất định đến thương mại như sau129:

Yếu tô thay đổi trung thương m ại quốc tê (%) Mức thu nhập: GDP bình quân đầu người (tăng 1%) + 0,7

Quy mô nền kinh tế: GDP (tăng 1 %) + 0,8

Khác biệt về tự nhiên (tăng 1%) - 1,1

Khoảng cách tự nhiên (tãng 1%) - 0 , 2

Gần biển + 50

Có biên giới chung + 80

Sử dung một ngôn ngữ chung + 200

Cùng trong một khối thương mại + 330

Có quan hệ thực dân - thuộc địa trong quá khứ + 900 Cùng là nước thực dân trong quá khứ + 190

Có thể chế chính trị giống nhau + 300

Sứ dụng một đồng tiền chung + 340

129 h ttp ://w w w .tuanv ietnam .net//vn /h arvard/1 598 /ind ex.asp x.

Nhưng sự hình thành bản sắc chung đó vẫn đòi hỏi sự thực thi hành động chính trị và kinh tế thực tế và thường xuyên. Ngay cả ở châu Âu, với bản sắc văn hoá đã phát triển rất cao, thì bản sắc đó vẫn chỉ dừng lại ở chừng mực giới hạn, sau khi các xã hội châu Âu bắt đầu cùng chia sẻ các giá trị chính trị - xã hội như nhân quyền, đa nguyên, dân chủ và bác ái, rồi từ đó mới có thể tiến tới hợp tác khu vực về chính trị.

Vậy là ảnh hướng của các nhân tố văn hoá trong thế giới đang toàn cầu hơá mạnh mẽ sẽ vần tiếp tục chứa đựng những mâu thuẫn và khó dự đoán. Để theo đuổi mô hình hợp tác xuyên quốc gia và quản trị toàn cầu thì phái tận dụng sự đổng thuận liên văn hoá vốn có để tiến tới một trật tự kinh tế thế giới vững chắc hơn và để giảm thiểu sự bài trừ nhau. Sự bất đồng văn hoá của thế giới hiện nav đòi hỏi những nổ lực toàn cầu ưu tiên cho pliát triển kinh tế thị trường và hệ Ihống quản trị toàn cầu, rồi sau đó từng bước đề cao các giá trị văn hoá - xã hội (như luật pháp và công nhận lẫn nhau) và đa dạng văn hoá. Ỏ đây cần tránh khuynh hướng nền chính trị bản sắc, vì I1Ó gây trớ ngại cho hợp tác khu vực và quản trị toàn cầu.

Một phần của tài liệu Văn hóa bắc mỹ trong toàn cầu hóa (Trang 184 - 189)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(250 trang)