V. NHỮNG KHUYNH HƯỚNG MỚI TRONG VĂN HOÁ MỸ
5.2. Khoan dung tôn giáo: Người gốc Latinh và người Hồi giáo
Tính chất đa sắc tộc thường đi liền với hiện tượng đa dạng tôn giáo của xã hội Mỹ. Bởi vì mỗi người nhập cư vào Mỹ đều mang theo tôn giáo mà họ và gia đình họ vốn tin theo từ trước đó. Ngay cả con cháu họ, rnặc dù có thể sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, vẫn thường tuân theo nền nếp gia
đình, trung thành với tôn giáo cũ của mình. Tuy nhiên đời sống tôn giáo ở Mỹ gần đây xuất hiện nhiều hiện tượng mới mẻ, báo trước những chuyển biến lớn lao trong tương lai của xã hội Mỹ. Trong mục này, chúng tôi để cập đến hai khía cạnh thể hiện những xu hướng chuyển biến quan trọng trong khoan dung tôn giáo ớ Mỹ: vấn đề Tin Lành của người gốc Latinh và cách nhìn nhận về Hồi giáo của người Mỹ.
Ngày nay, dòng di cư vào Mỹ lớn nhất là đến từ các nước Mỹ Latinh, trong đó đông đảo nhất là từ Mexico. Vì thế đã nổi lên vấn để người Hispanic. Nếu như vào năm 1990 mới có 22 triệu người gốc Latinh, thì nãm 2006 số người gốc Latinh đã lên đến 43 triệu và ngày nay có lẽ đã lên đến 50 triệu người (nếu tính cả dân số Puerto Rico), chiếm trên 14% dân số toàn nước Mỹ. Vì thế văn hoá Latinh đóng vai trò ngày càng quan Irọng ớ nước Mỹ.
Nguời Latinh chú yếu theo Công giáo La Mã (70%), với 29 triệu tín đồ trong tổng số 70 triệu người Công giáo - dòng tôn giáo lớn nhất ở Mỹ.
Theo ước tính, người Latinh sẽ chiếm 1/2 tống số tín đồ Công giáo ở Mỹ.
Tín đồ Công giáo gốc Latinh đều rất nhiệt tình, đã và đang góp phần to lớn vào việc phục hưng dòng Công giáo ớ Mỹ. Nhưng bên cạnh dòng chủ lưu là Công giáo ra, còn có một nhóm nhỏ người Latinh theo đạo Tin Lành. Thống kê trong sách Latinho Religions and Civic Activism in the United States thì có khoảng 25% người Latinh (khoảng 10 triệu người) theo Tin Lành hoặc một vài giáo phái khác của Thiên Chúa giáo. Trong số người iheo Tin Lành, số người theo dòng Ngũ Tuần (nguyên nghĩa tiếng Hy Lạp pentekostẽ [hẽmera]) là đông đảo nhất86. Tín hữu Ngũ Tuần
86 N ghĩa là 50 ngày sau lễ Vượt qua. Giáo phái này tập trung vào trải nghiệm cá nhân nhận lãnh báp têm bàng Chúa Thánh Linh như được ký thuật trong Tân ước về ngày lể Ngũ Tuần. Dòng Ngũ Tuần của Tin Lành hiện nay đã có tới trên 400 triệu tín đổ trên khãp thế giới. Giáo pháo Ngũ Tuần có môi liên hệ mật thiết VỚI phái Ân Tứ thoát thai từ nó. Phong trào An Tứ (Charismatic M ovement - 1906) thoát thai từ Phong trào Ngũ Tuần (Pentecostal M ovement - 1901). Theo thống kê, vào năm 2003. số người thuộc hai phong trào này lên đến khoáng 700 triệu, nghĩa là chiếm khoáng 33% tống số những người xưng nhận có đức tin trong Đấng Christ (Christians - bao gồm Chính thống giáo, Công giáo. Anh giáo, và Tin Lành giáo) trên toàn thế giới. Các phong trào Ân Tứ và Ngũ Tuần mang lại nhiều tranh luận cũng như phân rẽ trong Hội Thánh. Nhiều giáo phái lớn trong các Giáo hội Tin Lành và Công giáo đã thành lập những ban Iighiên cứu. Ngay cả người ngoại dạo cũng thành lập các ban nghiên cứu về hiệu ứng tâm lv trong sự kiện chữa bệnh và nói tiếng lạ cùa các phong trào An Tứ và Ngũ Tuần. Giáo phái Ngũ Tuần đã được Chính phủ Việt Nam công nhận hợp pháp từ tháng 10 - 2009. Nguồn:
http://tin]anhbiengiao.net/?q=taxonom y/term /7; http://sbtn.blogspot.com /2009/10/.
hoàn toàn tin tướng rằng Kinh Thánh là thẩm quyền tối hậu trong lĩnh vực đức tin. Họ chấp nhận những giáo huấn của Chúa Jesus được chép trong Kinh Thánh để được cứu rỗi và được vào Thiên đàng, bao gồm những giáo lý như sự chết của Chúa Jesus trên thập tự giá, sự phục sinh của Chúa Jesus và sự sám hối. Sự bành trướng của dòng Ngũ Tuần chủ yếu diễn ra trên đất Mỹ chứ không phải là do người Latinh mang nguyên xi vào Mỹ. Sự gia nhập đạo Tin Lành của người Latinh dĩ nhiên đã kéo theo sự suy giảm số lượng tín đồ Công giáo. Hiện nay lượng tín đồ Công giáo người Latinh ở Mỹ đã giảm 15% so với lớp cha ông họ. Việc rời bỏ truyền thống tôn giáo tổ tiên đó của các thế hệ hậu sinh là câu chuyện đương nhiên để hoà nhập vào xã hội Mỹ.
Khi quan sát quá trình cải đạo của người gốc Latinh sang giáo phái Ngũ Tuần, các nhà nghiên cứu nhận thấy, sớ dĩ giáo phái này hấp dẫn họ mạnh mẽ là vì:
(1) Các nhà thờ thuộc dòng Ngũ Tuần cung cấp hệ lliống dịch vụ quan tâm nhiều đến từng cá nhân và đến các vấn để vể tiếng mẹ đẻ Tây Ban Nha của họ.
(2) Giáo phái này có tiềm lực tài chính và xã hội to lớn, giúp cho người nhập cư giải quyết các vấn đề bảo hiểm y tế đắt đỏ, trong khi họ chỉ có nguồn thu nhập rất thấp và phần lớn không có báo hiểm y tế. Các chương trình dịch vụ của giáo phái Ngũ Tuần cũng chú ý giúp đỡ người nhập cư, thậm chí đã biến hệ thống nhà thờ của họ thành ra giống như các phân khu cũ ớ Đông Bắc nước Mỹ trước kia. Họ cung cấp công ăn việc làm, dịch vụ y tế, cho vay tín dụng và nhiều dịch vụ xã hội khác. Vì thế dối với các tín đồ Ngũ Tuần, giáo phái này gần như đã trở thành gia đình của họ.
(3) Trong giáo phái Ngũ Tuần, người Latinh tìm thấy nhiều cơ hội thăng tiến lớn hơn và nhanh hơn lên các vị trí lãnh đạo, bới vì có tới 40%
tín đồ Thiên Chúa giáo Mỹ là người gốc Latinh, trong khi chỉ có 8% là gốc Tây Ban Nha và Colombia.
(4) Quan trọng hơn cả là do những người theo giáo phái Ngũ Tuần đều rất năng nổ, phóng khoáng. Họ được trang bị các phương tiện đa dạng đê thu hút người ủng hộ, chẳng hạn gửi thư trực tiếp đến các địa chỉ cá nhân của người gốc Latinh, viết tin nhắn thường xuyên và chặt chẽ, sự thoải mái ở nơi cầu nguyện v.v...
thân thiết với người Hồi giáo. Theo điểu tra vào đầu năm 2001 - t rước khi xảy ra vụ khúng bố 11-9, chỉ có 35% người MỸ cho là Hồi giáo cổ vũ bạo lực, thì sau đó 6 tháng, tỷ lệ ác cảm đó đã tăng lên 46% (gần một nửa dân số Mỹ). Hơn một nửa số người Mỹ tin rằng các tín đồ Hồi giáo thiếu tôn trọng phụ nữ, họ là những kẻ cuồng tín tôn giáo, 24% người Mỹ không muốn sống gần láng giềng là người Hồi giáo” .
Nhưng thực chất, người Hồi giáo ở Mỹ lại trái ngược với những nhận định cảm tính nêu trên. Số liệu điểu tra cho thấy, có tới 81% người Hồi giáo đồng tình với dự luật Kiểm soát việc sử dụng súng so với 50%
người dân Mỹ nói chung có lập trường rõ ràng về vấn đề này. Sô người Hồi giáo đi lễ nhà thờ đều đặn trong tuần cũng thấp hơn cả ớ người Mỹ:
chỉ có 25% đi lễ đều đặn, trong khi tỷ lệ này ớ người Mỹ là 26%. Hơn nữa, có đến trên 40% người Mỹ theo Hồi giáo tự nhận mình là người ôn hoà, bằng với tỷ lệ chung ớ người Mỹ. Ngay sau vụ khủng bô 11-9-2001, một đại hội tín đồ Hồi giáo đã được tổ chức và ra tuyên bố phản đối chú nghĩa khủng bố của các phần tử Hồi giáo cuồng tín đồng thời thúc đẩy việc mớ rộng số lượng tín đồ Hồi giáo ôn hoà ớ Mỹ. Thậm chí có người Hổi giáo tên là Kamal Nawash còn tự COI mình là M. Luther mới, đứng ra thành lập Liên minh Tín đồ Hồi giáo tự do với mục đích phản đối quyết liệt các hành vi bạo lực và khủng bố mang màu sắc tôn giáo. Ân tượng chung qua điều tra sát thực cho thấy, người Hồi giáo Mỹ là nhữne người trẻ, yêu gia đình, học vấn cao, đời sống khá giả và tích cực tham gia hoạt động chính trị. So với ở châu Âu, người Hồi giáo Mỹ có vẻ ôn hoà hơnsx.
Một khi cộng đồng Hồi giáo phát triển thì những lựa chọn nội bộ của cộng đồng này sẽ quyết định vị thế của Hồi giáo trong đời sống xã hội Mỹ. Trên góc độ lư tướng chính trị, nhiều tín dồ Hồi giáo (khoảng 36%) theo đuổi các quan điểm cánh hữu, bắo thủ ngay cả trong chính' cộng
87 Số liệu dần từ: Penn. Mark. J.. Những trào Ill'll mới trong xã hội Mỹ. Báo Bình. Hà Trang, Quỳnh Nga dịch. Hà Nội, 2009. tr. 131 - 132.
Người Hồi giáo hiện nay chiếm khoảng 5% dân số Liên minh châu Âu (15 - 18 triệu) và ngày càng có dấu hiệu gia tàng do nhập cư và sinh đé nhanh. Ước tính đến nãm 2015.
số người Hồi giáo ớ châu Au có thê tăng gấp dôi và ớ một số thành phô' châu Au. cộng dồng dân cư chính có thế là người Hổi giáo. Điều này dặt châu Au trước nguy cơ chia rẽ lớn hơn là đem lại sự giàu có và đa dạng văn hoá cho châu Au. Thái độ kỳ thị người Hổi giáo ớ người cháu Âu vì thế cũng ngày càng tăng. Điều tra cho thấy, có đến trên dưới 80% người Đức và Táy Ban Nha coi tín đồ Hồi giáo là cuồng tín. Tham khảo: Penn: Sđd, tr. 136 - 137.
đồng của họ. Cũng có tới 1/4 thuộc nhóm trung gian giữa quan điểm tự do và báo thủ Hồi giáo. Tương lai của người Hồi giáo ở Mỹ phụ thuộc vào thái độ của nhóm trung gian này. Nếu họ chọn khuynh hướng tự do hay linh hoạt, thì cộng đồng Hồi giáo ở Mỹ sẽ phát triển theo hướng ôn hoà, và họ trở thành chiếc cầu nối giữa cộng đồng Hồi giáo và các cộng đồng tôn giáo khác không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Dấu hiệu tích cực là số người Hồi giáo nhập cư từ chỗ bị giảm mạnh sau ngày 11-9-2001, thì ngày nay đã tăng trớ lại. Năm 2005, có tới 100 nghìn người Hồi giáo trở thành công dân Mỹ, cao nhất kể từ năm 1995. Năm 2006, một người Hồi giáo là Keith Ellison được bầu vào Quốc hội Mỹ.
Bộ Quốc phòng Mỹ còn nỗ lực thu hút các công dân là tín đồ Hồi giáo vào quân ngũ.