Canada là quốc gia hình thành và phát triển đồng thời với nước Mỹ.
Văn hoá Canada cũng có nguồn gốc chính từ châu Âu và nhiều vùng đất khác, khiến cho Canada có một nền văn hoá đa dạng không khác nhiều so với vãn hoá Mỹ. Tuy nhiên, vì bên cạnh một quốc gia hùng mạnh về mọi phương diện như nước Mỹ, Canada đã vô cùng cố gắng tron^ việc tự tạo cho mình những đặc trưng văn hoá riêng không bị hoà tan vào văn hoá Mỹ.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về bản sắc văn hoá Canada. Có người cho rằng, văn hoá' Canada là văn hoá Anh thể hiện qua yếu tố ngôn ngữ và sự thừa nhận địa vị của Nữ hoàng Anh. Cũng có người cho ráng, vãn hoá Canada là văn hoá Pháp thông qua ngôn ngữ là tiếng Pháp và các phong tục, tập quán Pháp. Hơn nữa, vãn hoá Canada còn được người ta cho là văn hoá pha trộn của các nền văn hoá bản địa và văn hoá của những người dân nhập cư hay sự đa văn hoá. Những quan niệm này được nhìn nhận theo những khía cạnh khác nhau và đều đúng trong một sô trường hợp. Tuy nhiên, nếu nhìn tổng thể thì những quan niệm này lại không dúng. Cho đến nay, văn hoá Canada bao gồm tất cả những giá trị tạo cho Canada một sự khác biệt trên thế giới. Đó là quốc gia đa văn hoá nhưng hài hoà và thống nhất, một quốc gia rất phát triển trong các lĩnh vực nghệ thuật, di sản, điện ảnh, âm nhạc, truyền thông và ngành kinh doanh văn hoá (bao gồm phát thanh truyền hình, phim/video, xuất bản sách, xuất bản ấn phẩm định kỳ, ghi âm).
Theo thống kê dân số, nãm 2006, trong số 32 triệu người Canada có 26% là người có nguồn gốc Anh, 20,45% là người gốc Pháp, người không phải là dân da trắng là 13%, các thố dân là 3%, người gốc Scotland là 14%,
3
người gốc Ireland là 13%, người gốc Đức là 9,25% và người gốc Ý là 4,3%- Canada có trên 60 ngôn ngữ và đã được 70 nhóm dân tộc sử dụng khắp đất nước. Hai ngôn ngữ chính thức của Liên bang Canada là tiếng Anh và tiếng Pháp. Gần 60% dân Canada có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, 22% là tiếng Pháp. Đại đa số người nói tiếng Pháp sống tại các tỉnh bang Quebec, sau dó là các tỉnh bang Ontario, New Brunswick và Manitoba.
Một số ngôn ngữ của các thổ dân cũng được xem là ngôn ngữ chính thức tại các lãnh thổ tự trị, đặc biệt là tiếng Inuktitut. Ngoài thứ tiếng của những người thổ dân, một số tiếng khác cũng được nhiều người nói là: tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Tây Ban Nha.
Quebec là tỉnh bang độc nhất ban hành một đạo luật báo vệ tiếng Pháp nhằm giữ vững sắc thái văn hoá đặc biệt nhất ớ Bắc Mv của họ. Tuy nhiên, quyền lợi về ngôn ngữ và giáo dục của các cộng đồng nói tiếng Anh và các tiếng thổ dân cũng được bảo vệ. Ngoài ra, dân chúng có quyển dùng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp trong khi giao tiếp với Chính phú.
Sự đa dạng này là hệ quả lịch sử lâu dài của quá trình nhập cư.
Trước khi những n^ười châu Âu đầu tiên đến lục địa Bắc Mỹ, theo các nhà sử học và khảo cổ học, người thổ dân Canada Indian là các tộc người du mục từ khu vực An Độ, Tây Tạng, Trung Quốc. Khoảng 10.000 nãm đến 12.000 năm trước Công nguyên, những người này đã đến châu Mỹ.
Trải qua nhiều năm, từ bộ phận này đã hình thành nên những cộng đồng người với những ngôn ngữ và vãn hoá khác nhau. Những năm sau đó, họ tiếp tục di cư tới khắp châu lục Bắc Mỹ, biển Caribbean và Nam Mỹ, phát triển ra hàng chục ngàn bộ tộc mới. Còn người Inuit được cho là xuất xứ từ khu vực Siberia - Nga< họ cũng di cư qua eo biển Bering, nhưng lại định cư hoàn toàn ớ miền Bắc Canada, từ vĩ tuyến 60" trở lèn.
Khoảng cuối thế kỷ XV, những người châu Âu đầu tiên tới Canada là những người Pháp. Họ sinh sông dọc theo sông St. Lawrence và các nhánh của nó. Sau đó, ngưòi Anh đã đến Canada. Một số người đến Canada nhằm tìm nơi định cư mới với mong muốn thoát khỏi sự nghèo khó hay để trốn khỏi các cuộc trừng phạt tôn giáo ở châu Âu lúc bấy giờ.
Trong những năm trước khi cuộc Nội chiến Mỹ nổ ra, hàng nghìn người nô lệ da đen đã chạy trốn đến Canada. Vào ngày 1-7-1867, Liên bang Canada ra đời, hàng nghìn người Ireland và Trưng Quốc di cư đến đây để
xây dựng đường sắt Thái Bình Dương Canada (The Pacific Canadian Railway). Nhiều người Trung Quốc và Nam Á cũng tới đây làm việc trong các hầm mò, xe lửa, các ngành dịch vụ... Ngoài ra, còn có những người nhập cư khác nguồn gốc từ châu Phi và châu Á. Chính những náười từ khắp nơi trên thế giới đến định cư ớ Canada đã tạo nên một quốc gia đa văn hoá.
Trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Canada là ngôi nhà cho những người nhập cư. Nhưng nhiều người nhập cư luôn bị coi là những người ngoài quốc tịch do sự khác biệt về chúng tộc, màu da, tôn giáo hoặc phong tục tập quán của họ ớ Canada. Tuy nhiên, do Canada cần rất nhiều lao động làm việc trên các đồng cỏ, khu rừng, nhà máy, hầm ITIỎ và xây dựng nên nhiều người nhập cư vào Canada vẫn được chấp nhận và liên tục tăng.
Trước tình hình như vậy, người dân Canada lo sợ rằng, những nsười nhập cư này sẽ lấy đi những công việc của họ và sẽ có thể làm hại dên sự cân bằng chính trị, xã hội giữa người Canada gốc Anh và người Canada gốc Pháp. Vì vậy, do yêu cầu của người dân, Chính phú Canada đã đưa ra những chính sách nhập cư khắt khe và đạt được một số thành công nhất định. Nhiều người nhập cư dần thích ứng được với cách sống của người Canada gốc Anh. Tuy nhiên, tất cả những người nhập cư này đều cố gắng giữ gìn phong tục, tập quán truyền thống của tổ tiên, dân tộc họ.
Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triển kinh tế của Canada bị chậm lại do thiếu lao động. Chính phủ Canada đã dần gỡ bỏ những chính sách hạn chế nhập cư. Ngoài ra, Chính phủ Canada còn đưa ra nhiều đạo luật tiến bộ nhằm đám bảo quyền lợi của những người nhập cư. Vào năm 1971, Chính phủ Liên bang đã đưa ra chính sách Đa văn hoá. Chính sách này công nhận sự đa dạng vãn hoá và khuyến khích những cộng đồng dân tộc khác nhau tham gia đầy đù và bình đáng vào xã hội Canada. Ngoài ra, chính sách còn thừa nhận tiếng Anh và tiếng Pháp là hai ngôn ngữ chính cúa đất nước. Đến năm 1988, Chính phú Canada đã thừa nhận và thông qua Đạo luật Đa văn hoá. Đạo luật này hướng đến mục tiêu thúc đẩy nền văn hoá đa sắc tộc của Canada.
Trong các trường học, có nhiều chương trình giáo dục đa vãn hoá, chông phân biệt chúng tộc, các chương trình nghiên cứu đa vãn hoá, lịch
sử dân tộc... Các giáo viên cũng đem đến cho sinh viên sự hiểu biết và lòng tôn Irọng đối với các nền vãn hoá khác. Hệ thống giáo dục của Canada đã đáp ứng một cách sáng tạo nền văn hoá đa sắc tộc của mình.
T ừ đó đến nay, những sự phân biệt đồì xử trong xã hội dường như không còn nữa. Việc thừa nhận, tôn trọng và khuyến khích phát triển văn hoá củ.a các cộng đồng người khác nhau trên đất nước của Chính phủ đã tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hoá Canada. Mặt khác, mỗi nền văn hoá riêng biệt luôn tự khẳng định mình, đồng thời chúng không đứng tách biệt mà cùng góp phần làm giàu thêm cho nền văn hoá chung của Canada.
Mặc dù Canada là một quốc gia có nhiều nền văn hoá khác nhau, mỗi nền văn hoá có những phong tục, tập quán,'lối sống và cách cư xử riêng. Nhung dần dần từ những nền văn hóa này đã hình thành nên nền văn hoá chung cua Canada. Nền văn hoá chung đó đã tạo nên được những khác biệt với nền văn hoá của các quốc gia khác, đặc biệt là nhân cách và lối sống của người Canada.
Người Canada luôn có những hành động và thái độ cới mở, ôn hoà với mọi người. Họ luôn nhiệt tình, khéo léo trong công việc. Họ cũng tích cực tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường, giúp đỡ trẻ em, ngăn chặn dịch bệnh... Do đó, đất nước Canada thu hút khách du lịch không chỉ vì phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà nó còn hấp dẫn mọi người trên thế giới bới thái độ ôn hoà, mềm dẻo của người Canada.
V ề chính sách Đa văn lìoá từ Chính phủ, hai chính sách quan trọng nhất, có tác động to lớn đối với việc hình thành và phát triển văn hoá Canada là chính sách về hai ngôn ngữ chính thức (đỉnh cao là Luật về các ngôn ngữ chính thức năm 1961 và 1988) và Luật Đa văn hoá (năm 1988).
Canada công nhận tiếng Anh và tiếng Pháp là hai ngôn ngữ chính thức trong mọi cơ quan chính phủ của Canada. Hai ngôn ngữ này được sử dụng bình đẳng tại Quốc hội, toà Ún. trong mọi hoạt động hành chính của chính quyền liên bang và mọi công dân đều có quyển lựa chọn ngôn ngữ chính thức mà họ muốn, Luật về các ngôn ngữ chính thức cũng yêu cầu các trường tiểu học và trung học phải đảm bảo rằng, những học sinh nói ngôn ngữ chính thức nhưng thuộc về thiểu số tại nơi mình sinh sống (ví dụ như học sinh nói tiếng Anh tại Quebec và học sinh nói tiếng Pháp
tại các lính khác) có quyền được hướng nền giáo dục cơ bản bằng ngôn ngữ chính thức mà mình nói. Việc có hai ngôn ngữ chính thức đã tạo cơ hội phát triển cho cả hai bộ phận vãn hoá vô cùng quan trọng của Canada - văn hoá Anh ngữ và vãn hoá Pháp ngữ, đặc biệt là văn hoá Pháp ngữ mà sự phát triển cua nó đã trớ thành trự cột cho nền vãn hoá đa bản sắc của Canada.
Luật Đa văn hoá đưa ra những định hướng cụ thể cho chính quyền liên bang nhằm bảo đảm quyển bình đảng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá và chính trị của mọi người dân sinh sống trên đất nước Canada.
Thông qua các chính sách về đa văn hoá, Chính phủ Canada mong muốn xây dựng một xã hội phát triển dựa trên cơ sở sự tôn trọng, bình đẳng và tham gia đầy đủ của mọi công dân cho dù họ thuộc chủng tộc, nguồn gốc, ngôn ngữ hay tôn giáo nào. Bộ luật này đã khuyến khích những người nhập cư duv trì bản sắc văn hoá riêng của mình tại Canada đổng thời giới thiệu nó đến với cộng đồng. Những người thuộc các dân tộc đa số hay thiểu số của Canada, một mặt tôn vinh văn hoá riêng của mình, mặt khác tôn trọng và chia sẻ các giá trị vãn hoá của các cộng đồng khác. Việc áp dụng bộ luật này trong cuộc sống góp phần tạo ra bản sắc đa văn hoá dộc đáo của Canada, khác với bản sắc đa văn hoá “nồi thịt hầm” (the melting pot) của Mỹ. Đó là một bức tranh văn hoá rực rỡ, nhiều màu sắc, dược tạo bới rất nhiều bức tranh nhỏ khác nhau - mà mỗi bức tranh nhỏ này cũng đã là một bức tranh văn hoá có bản sắc và sức sống riêng.
Ngoài ra, không thế không kế đến những hỗ trợ khác của Chính phú nhằm bảo vệ và gìn giữ văn hoá như: cung cấp tài chính chơ các cơ sở và các đơn vị kinh doanh nhằm bảo tồn và phát triển văn hoá Canada, hay tạo ra những khung pháp lý bắt buộc các đơn vị làm văn hoá ở Canada phải cam kết sử dụng một tỷ lệ nhất định các tác phẩm do người Canada sản xuất hay sáng tạo ra. Sự hỗ trợ của Chính phú nhằm bảo đảm rằng nền văn học, âm nhạc, điện ảnh, mỹ thuật, sân khấu v.v... của Canada tiếp tục phát triển mạnh mẽ và mang dấu ấn riêng.
Như vậy, Canada là một quốc gia đa văn hoá. Không giống như mô hình “Nồi thịt hầm” của Hoa Kỳ, mà mô hình văn hoá của Canada là văn hoá kiểu “Tấm thảm nhiều màu sắc”, trong đó mỗi màu sắc là mỗi nền văn hoá riêng biệt nhưng không độc lập mà luôn kết hợp tạo thành một nền văn hoá chung, phong phú và độc đáo.