Lịch sử hình thành chủ n ghĩa thự c dụng Mỹ

Một phần của tài liệu Văn hóa bắc mỹ trong toàn cầu hóa (Trang 86 - 89)

Ớ Hoa kỳ, ngay từ thời thuộc địa, các đề tài triết lý cũng ỉã được một số tác giả bàn đến, đó là các nhà thần học như Jonathan Ed wads, các triết gia kiêm chính trị gia như Benjamin Franklin hay Thomas Je'ferson.

Đúng hơn, họ chỉ là các triết gia nghiệp dư hơn là các nhà triết học có

57 Tạ Đức Trí, Ba cá tính tiêu biểu của Iigười Mỹ, http://dongtac.net/spip.php7ariclel003

tầm vóc và gây được nhiều ấn tượng. Như Jefferson chẳng hạn, ông không thực sự là một nhà triết học mà là một nhà nghiên cứu luật pháp và thể chế của Anh. Đến đầu thế kỷ XIX, triết học kinh viện đã du nhập vào Hoa Kỳ từ châu Âu: chủ nghĩa duy tâm nổi bật ớ Harvard, tư tướng Scotland thống trị ớ Princeton, tư tướng của Kant phát triển ớ Chicago, tư tưởng Hegel ở St. Louis, và triết học theo trường phái Thomas trong các học viện Công giáo. Nhưng cho tới cuối thế kỷ XIX, các triết gia Hoa Kỳ vẫn hoạt động theo một dường lối tách biệt với hệ thốne kinh viện như R. w. Emerson, John Fiske, c. s. Pierce, hay Orestes v.v... và chưa bao giờ có ý định giành một chỗ dứng vững chắc trong triết học. Emerson với chú nghĩa siêu nghiệm (hay còn gọi là chủ nghĩa lãng mạn Mỹ) cháng hạn, mặc dù được đánh giá cao, nhưng vần không dược coi là triết học của một trường phái, và triết học của ông không gắn bó với nhau bằng một hệ thông khái niệm.

Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học tự nhiên, triết học trớ thành trục kết nối khoa học tự nhiên với khoa học nhân văn. Một số người đã mở đường cho phong trào này như James và Palmer của đại học Harvard, cũng như một sô triết gia di cư từ Cựu lục địa đến để lánh nạn quốc xã. Giữa hai cuộc thế chiến cũng có một giai đoạn hoàng kim cứa triết học với các triết gia như John Dewey, R. B. Perry, Ernest Nagel,

c. I. Lewis, w. P. Montague v.v... và một số nhân vật khác đã góp phẩn quan trọng vào xu hướng triết học này. Chẳng hạn Nagel là gương mặt hàng dầu của phong trào thực chứng lôgic. Sau Thế chiến thứ hai, một nhánh lớn trong lĩnh vực này cũng đã phát triển. Tuy nhiên, không một trường phái hay triết lý đặc trưng nào của Hoa Kỳ phát triển, trừ chủ nghĩa thực dụng dã dược c. s. Pierce khới xướng và William James và John Dewey kê tục và phổ biến.

Đê hiểu rõ hơn về chủ nghĩa thực dụng, cần biết được một số thách thức và những xu hướng trí thức quan trọng khi nó ra dời. Chứ nghĩa thực dụng xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX. Thách thức chủ yếu trone thời kỳ này là sự phát triển rất nhanh chóng của các ngành khoa học tự nhiên.

Một Irong sự những phát triển tiêu biểu là Thuyết tiến hoá cúa nhà sinh học Anh Charles Darwin. Thời kỳ này cũng diễn ra sự suy thoái các niềm tin và giá trị tôn giáo truyền thống, tiếp sau quá trình công nghiệp hoá và những tiến bộ về vật chất cua thời đại. Điều đó dẫn đến hệ quả là người ta

thấy cần xem xét lại những tư tưởng cơ bản về giá trị, tôn giáo, khoa học, cộng đồng và tính cá nhân. Trái với sự phát triển vượt bậc của khoa học tự nhiên, triết học và khoa học xã hội dường như dừng lại phía sau. Trong tình hình đó. Pierce, James và Dewey - những gương mặt đại diện cho chủ nghĩa thực dụng - đã rời bó những lập luận lâu dời của siêu hình học mà Kant và Hegel đã phát triển, gạt sang một bên truyển thống của châu Âu là xây dựng hệ thống trong triết học. Trái với truyền thống bản chất luận của châu Âu, những người chủ trương chủ nghĩa thực dụng đề cao mặt thực nghiệm của quá trình phản ánh. Đây là dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy một sự tranh đua với khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, để hiểu được những nổ lực trí tuệ này và nhận thức luận mới mẻ này một cách đầy đủ, cấn phải hiểu tại sao khoa học tự nhiên trớ thành trọng tâm chú ý thời bấy giờ.

Cho đến giữa thế kỷ XIX, hầu hết các trường đại học của Mỹ đều do tư nhân tài trợ và chủ yếu có nguồn gốc tôn giáo. Các môn học chính thường là thần học, đạo đức học (được dạy trong mối quan hệ với triết học), văn học và luật. Tất cả thường được giảng dạy bàng ngôn ngữ của thời đại Khai sáng. Tuy nhiên, trong một đất nước mà Miền địa giới (The Frontier) tượng trưng cho một sự thách đố giữa con người và thiên nhiên - một thách thức cần phải khấc phục bàng cách dựa vào các phương tiện công nghệ và công nghiệp - thì chương trình giảng dạy cũ trở nên không đú và không phù hợp, bới “công cụ” trí tuệ mới cần phải có không thể nảy sinh từ thần học hay những môn học liên quan. Nhằm cô' gắng hiện đại hoá chương trình học và đáp ứng những nhu cầu mới nảy sinh, các trường đại học của các bang được thành lập. Chính tại những trường đại học này. khoa học tư nhiên và khoa học ứng dụng, như ngành lạo tác chẳng hạn, bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Mòi trường này dẫn đến sự ra đời một phương pháp tiếp cận mới mẻ đối với các vấn đề. Đồng thời đó cũng là lý do khiến chủ nghĩa thực dụng chú trọng đến kinh nghiệm và bằng chứng thu được từ kinh nghiệm.

Nói cách khác, chú nghĩa thực dụng đã rời tháp ngà triết học để khái niệm hoá và chinh phục thế giới thực tế hiện đại của Mỹ. Lịch sử buổi đầu của chủ nghĩa thực dụng phản ánh con đường chủ nghía thực dụng cố gắng song hành với thế giới hiện đại của nước Mỹ.

ỈNgười dề ra thuyết thực dung là triết gia Mỹ c. s. Pierce (1839 - 1914), người đưa ra từ “pragmatism”. Trong bài viết năm 1878 “Là/?? th ế nào cho ỷ tưởng sáng sủa”, ông nêu ra cái dược gọi là quy luật Pierce: giá trị của miột ý tướng được quyết định bới những kết quả thực tiễn của nó.

Trào lưu thực dụng của Pierce được William James và John Dewey kế tục và pháit triển.

Một phần của tài liệu Văn hóa bắc mỹ trong toàn cầu hóa (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(250 trang)