Các phương thức truyền bá văn hoá Mỹ ra nước ngoài

Một phần của tài liệu Văn hóa bắc mỹ trong toàn cầu hóa (Trang 202 - 219)

a. Chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa thực dân mới

Nước Mỹ truyền bá văn hoá của mình ra khăp thế giới trên cơ sớ tiềm lực kinh tế hùng hậu giống như các nước Tây Âu, nhưng một phần lại khác với các nước đồng minh châu Âu của mình. Sự khác nhau chú yếu chỗ nước Mỹ ít có điều kiện sử dụng chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, vì nước Mỹ hầu như không có thuộc địa. Mỹ chỉ có một thuộc địa duy nhất ở Đông Nam Á là Philippines lấy từ tay thực dân Tây Ban Nha. Dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân Mỹ, Philippines đã có cuộc chuyển đổi mạnh mẽ từ vãn hoá thực dân Tây Ban Nha sang văn hoá Mỹ, từ nói tiếng Tây Ban Nha và tên gọi theo tiếng Tây Ban Nha sang nói tiếng A nh-M ỹ và đặt tên theo tiếng Mỹ. v ề tôn giáo thì đạo Tin Lành — tôn giáơ chính ớ Mỹ - cũng có điều kiện phát triển.

Vào năm 1946, Mỹ đã trao trả độc lập (dù trên danh nghĩa) cho nước này sau khi đã dựng nên nền móng thiết chế chính trị cho nó. Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ chiếm dóng Philippines đã soạn tháo ra Hiến pháp, thiết lập Chính phủ Cộng hoà iheo mô hình Mỹ, thành lập quân đội quốc gia cho Philippines. Hưn nữa, quân đội Mỹ vẫn duy trì một số căn cứ quân sự chiến lược ớ đây, thực hiện liên minh quân sự chặt chẽ và tiếp tục đặt Philippines dưới sự kiểm soát của Mỹ. Song song với những chiến lược trên. Mỹ vẫn tiếp tục duy trì các khoản viện trợ kinh tế lớn cho Philippines, các chuyên gia, cố vấn, các tổ chức trên danh nghĩa phi chính phủ hay tổ chức dân sự để định hướng phát triển cho xã hội Philippines sao cho không rơi vào vòng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản (chủ nghĩa Mao) như các nước láng giềng Indonesia, Malaysia, Thái Lan, v.v...

Ngoài ra, hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Mỹ với sức mạnh khổng lồ đã thông qua các hợp tác kinh tế chặt chẽ với các công ty hay với Chính phủ bản địa mà chi phối nền kinh tế bản địa, bắt các nước này phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Quá trình hợp tác đó đưa đến hệ quả là, ở các nước bản địa sẽ hình thành nên một số tầng lớp được hướng lợi đặc biệt đó là tầng lớp quan chức nhà nước và một số chú tư bản dựa trên buôn bán. Đây là chỗ dựa về xã hội cho phương thức nô dịch này. Toàn bộ các biện pháp chi phối Philippines như vậy dược gọi là chính sách thưc dân mới - một khái niệm nổi tiếng của thời Chiến tranh Lạnh, nhất là

trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Chú nghĩa thực dân mới cũng chính là công cụ chủ yếu mà Mỹ dùng để khuếch trương hệ giá trị và văn hoá của mình ra các khu vực phi phương Tây, nhất là khu vực Mỹ Latinh, Đông Nam Á và Trung Đông.

b. Thông q u a hợp tá c h o ặc viện trợ kinh tế và quân sự

Như đã nói, văn hoá của siêu cường Mỹ đã được truyền bá trước hết đúng theo kiểu “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” của chủ nghĩa thực dân mới.

Tuy cách truyền bá bằng “sức mạnh cứng” (hard power) này của Mỹ có ra đời muộn hơn so với các nước thực dân châu Âu nhưng bản chất vẫn là một, đó là dùng đòn bẩy viện trợ kinh tế hoặc quân sự hoặc là các hiệp định hợp tác đầu tư v.v... nhằm “giúp đỡ” các nước khác để phổ biến văn hoá Mỹ sang các nước đó. Phương thức này thường được các cường quốc - kể cả một số nước mới giàu như Trung Quốc - áp dựng với các nước thuộc Thế giới thứ ba, các nước châu Á, Phi và Mỹ Latinh, những nước nghèo khổ luôn luôn khát đầu tư, khát vốn, khát công nghệ và nhiều khi

“ốm yếu” về quân sự nên không đủ sức dối phó với những thách thức nghiêm trọng đến từ trong nước hoặc nước ngoài. Họ cần sự hợp tác và hỗ trợ của các cường quốc khác và tạo ra cơ hội cho sự truyền bá văn hoá của các cường quốc đó. K. Marx đã từng nói: “Hàng hoá rẻ của chã nghĩa tư bản như cỗ trọng pháo bắn thủng Vạn lý trường thànlĩ

Kể từ đầu thế kỷ XX, nhất là từ Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau khi đã đạt đến trình độ một cường quốc thế giới và vẫn trên dà'phát triển cực kỳ mạnh mẽ, nước Mỹ bắt đầu thoát ra khỏi chủ nghĩa biệt lập, vươn tới lầm ảnh hưởng toàn cầu. Mục tiêu bành trướng chủ yếu của Mỹ là khu vực Viễn Đông và Thái Bình Dương. Ở Mỹ Latinh, Mỹ đã hất cẳng Anh bang Hiệp ước Hay - Pauncefote năm 1901 và thâu tóm Panama với con kênh đào chiến lược thông hai đại dương bằng Hiệp ước Mỹ - Panama.

Bằng một loạt chiến dịch chèn ép, Mỹ đã nhanh chóng chiếm lĩnh các thị trường Mỹ Latinh. Thông điệp của Th. Roosevelt gửi Hạ viện Mỹ tháng 12 - 1904 đã khẳng định độc quyền bảo hộ của Mỹ ở Mỹ Latinh13*. Điều đó hiển nhiên cũng là sự khẳng định phạm vi ảnh hưởng của văn minh M ỹ ở các khu vực mà Mỹ xác lập quyền ảnh hưởng chính trị và kinh tế.

|,s Dân theo: Từ Thiên Ân (Chủ biên). Lịch sử thế giới tlìời hiện đại. Phong Đảo dịch, TP. 1ICM, 2002. tâp 5. tr. 39 40.

Cơ hội lớn cho sự bành trướng của Mỹ là cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) ở châu Âu. Mỹ trớ thành ké đắc lợi nhất, vì ít tổn thất trong chiến tranh (do tham chiến muộn) và nhờ bán sản phẩm vũ khí, thiết bị, lương thực cho các nước tham chiến khác. Mỹ, với tuyên bố 14 điểm của Tổng thống w . Wilson (8-01-1918), đã trở thành người cầm trịch cho sự kết thúc cuộc chiến theo hướng tự do hoá có lợi nhâì cho mình và trớ thành người lãnh đạo châu Âu. Wilson kêu gọi nền hoà bình trong tự do, cổ vũ quyền dân tộc tự quyết và chú trương khòi phục lại các quốc gia dân tộc, vì thế được dư luận rộng rãi ủng hộ. Cơ hội lớn thứ hai cho truyền bá vãn hoá Mỹ bằng con đường viện trợ kinh tế và quân sự là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Kế hoạch Marshall khổng lồ nhằm khôi phục lại châu Âư vốn bị tàn phá nặng nề đã được thực hiện với những điều kiện chính trị không dễ dàng/chắng hạn Chính phủ các nước nhận viện trợ phải không có thành viên là cộng sản hay theo Liên Xô. Rõ ràng, ý thức hệ đã đóng một vai trò quan Irọng trong chính sách hợp tác của Mỹ, và truyền thống này của Mỹ dường như vẫn bất di bất dịch cho đến nay (thể hiện trên vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo).

Quá trình ảnh hướng của văn hoá Mỹ dối với thế giới còn được một số người gọi là quá trình “Mỹ hoá” (Americanization). Các nhà nghiên cứu khu vực học đã từng vạch rõ việc Mỹ viện trợ lưưng thực, thực phẩm cho Nhật Bản bằng bột mì, sữa, bơ, xúc xích, thịt bò v.v... đã dẫn đến chỗ người Nhật dần dần có thói quen ăn bánh mỳ, thịt bò và uống sữa, mặc dù truyền thống của Nhật vốn chỉ ăn cơm và cá. Ngày nay, việc hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư vẫn là một trong những loại phương tiện để đạt đến sự thống trị của hệ giá trị Mỷ khắp mọi nơi, mặc dù “mục tiêu kép”

đó thường được che đậy khá tinh vi.

Việc hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp hay sự hiện diện của các công ty của Mỹ làm ăn tại các nước cũng là điều kiện để vãn hoá Mỹ truyền bá vào các nước. Trước tiên là doanh nghiệp Mỹ phổ biến vãn hoá doanh nghiệp mang đặc trưng Mỹ đến toàn bộ các nhân viên bản địa, yêu cầu họ tuân thủ cung cách làm việc, giao tiếp, ứng xứ với khách hàng theo kiểu văn hoá Mỹ. Thứ hai là truyền bá vãn hoá hợp tác làm án đối với các đối tác bản địa. Thứ ba, sản phẩm của doanh nghiệp Mỹ sản xuất tại địa phương chắc chắn sẽ mang đậm màu sắc Mỹ về tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, công năng, và độ bền ... Chúng sẽ là những vị “đại sứ” tôt

nhất quảng bá cho văn hoá và giá trị Mỹ. Các nhà doanh nghiệp thành công và giàu lòng trắc ẩn của Mỹ cũng trở thành những đại sứ văn hoá có sức hấp dẫn đặc biệt đối với giới doanh nhân, nhất là thanh niên trên khắp thế giới.

Chúng ta cũng thấy, sự hiện diện của binh sĩ/quân đội Mỹ ở khắp nơi trên thế giới, cả trong chiến tranh lẫn trong thời bình (ở các căn cứ quán sự), đã gây ra những hiệu ứng văn hoá xã hội ghê gớm. Theo chân những người lính này, lối sống Mỹ được du nhập. Nếu trong điều kiện cuộc sống hoà bình thì ảnh hưởng đó ít vé tiêu cực, nhưng trong điều kiện chiến tranh như Chiến tranh Việt Nam thì lối sống Mỹ và vãn hoá Mỹ nói chung với các loại sản phẩm văn hoá của nó có thê gây ra cuộc huỷ diệt vãn hoá bản địa. Hơn nữa tính chất tích cực của “vãn minh Hoa Kỳ” và

“hệ giá trị Mỹ” đã bị bóp méo, hay bị xuyên tạc đi nhiều. Bới vì chiến tranh là một loại hiện lượng bất bình thường của xã hội, và có một quy luật chung là trong chiến tranh con người thường bị tha hoá. Người Mỹ trong chiến tranh không hẳn là người Mỹ như họ vốn thế. Vì vậy vãn hoá Mỹ với sự hiện diện của binh sĩ Mỹ trong chiến tranh gây tác hại nhiều hơn.

Tóm lại, có thể thấy, ở đây có sự đổi ngôi hai loại sức mạnh: “sức mạnh cứng” đã được Mỹ cũng như nhiều nước Tây Âu khác dùng để truyền tải “sức mạnh m ềm” của mình.

c. Thông qua sản phẩm vãn hoá

Có lẽ các hình thức vãn hoá, giáo dục và nghệ thuật là phương thức có hiệu quả trong việc giới thiệu, truyền bá giá trị của một dân tộc, một quốc gia ra cộng đồng quốc tế. Dựa trên thế mạnh về khoa học và kỹ thuật, Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cho các loại hình nghệ thuật phát triển rộng khắp. Tuy nhiên không nên có quan điếm mơ hồ rằng, Chính phú Mỹ sẵn sàng chi tiền cho quảng bá văn hoá Mỹ bằng cách “biếu không”

các vãn hoá phẩm như phim ảnh, âm nhạc, báo chí. Ngược lại, ớ đây cần thấy rõ hai khía cạnh: Thứ nhất, văn hoá là lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận khổng lổ cho các công ty tư nhân. Chính ở MỸ đã hình thành nên nén công nghiệp văn hoá khống ỉồ và nền công nghiệp văn hoá ấy có vị trí rất quan trọng trong tổng thể nền kinh tế Mỹ. Thứ hai, Chính phủ và dân chúng Mỹ quan niệm vãn hoá là vấn đề của cá nhân, nghĩa là Chính

phủ không can thiệp vào lựa chọn văn hoá của các cá nhân, không có chính sách văn hoá (đối nội) và mỗi cá nhàn đều có quyền lựa chọn tự do về tư tướng, thị hiếu, mức độ hướng thụ vãn hoá. Vì thế vai trò và sự đầu tư của tư nhân, các tổ chức/quỹ phi chính phủ, tổ chức xã hội và nhà thờ trong giáo dục và vãn hoá chiếm tỷ lệ lớn hơn sự đầu tư của Chính phú.

Ví dụ: phần lớn các bảo tàng do các tư nhân xây dựng, còn Nhà nước chí đóng vai trò đầu tư và xây dựng các cơ sở văn hoá làm mẫu mà thôi.

Kênh công cụ đẩu tiên truyền bá thành công văn hoá Mỹ ra nước ngoài là điện ảnh (chứ yếu của kinh đô điện ảnh Hollywood). Hằng ngày có hàng tỉ người say mê phim Mỹ. Tại nhiều nước phát triển và đang phát triển có thể nhận thấy một thực tế rằng các thế hệ lớn lên cùng với phim Mỹ và nhìn nhận về nước Mỹ cũng qua phim Mỹ. Phim Mỹ ngày càng được ưa chuộng trên khắp thế giới. Theo Hiệp hội Phim truyện Mỹ, phim sản xuất ớ Mỹ hằng năm chiếm khoảng từ 60% đến 65% số vé trên toàn cầu. Do sản xuất bằng tiếng Anh, phim Mỹ có thể thâm nhập ngay lập tức một số thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới vì khán giả có thể xem trực tiếp, không qua thuyết minh. Ngoài thị trường Mỹ là nơi chiếm khoảng nứa doanh thu vé, Hiệp hội Phim truyện Mỹ dã liệt kê Canada, Australia, Vương quốc Anh là những thị trường đem lại ihu nhập lớn nhất cho điện ảnh Mỹ. Các diễn viên điện ảnh như John Wayne và Marilyn Monroe dã trớ thành những khuôn mặt biêu tượng, trong khi đó nhà sản xuất phim kiêm kinh doanh Walt Disney là người đi đầu trong cá lĩnh vực phim hoạt hoạ và dùng phim ánh đê quảng cáo các sán phẩm.

Tư liệu cho biết, chính quyền Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với các nhà làm phim trong các chiến dịch quảng bá hình ảnh và uy tín của Iiước Mỹ trên thế giới ngay từ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng như trước, trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tại châu Âu, Hollywood đã tạo nên một phần sức mạnh mềm cho Kế hoạch Marshall. Đây là chiến lược gồm hai mũi giáp công, trong dó, viện trợ kinh tế và xuất khẩu vãn hoá kết hợp chật chẽ và yểm trợ cho nhau.

Các kỹ năng ngoại giao hậu chiến thông qua Hollywood đã được kiểm chứng tại Pháp. Do khi đó, Pháp bị tàn phá thảm hại bới chiến tranh, kinh tế suy sụp, nên bộ phận Chiến tranh Tâm lý của Quân đội Mỹ đã làm cho thị trường của Pháp tràn ngập phim ảnh Mỹ với hơn 400 bộ phim

mới nhất của Hollywood trong một chiến dịch mang tên “Kho đạn dược cúa Dân chủ” 139. Các bộ phim của Hollywood ngay lập tức được công chúng bình dân Pháp ưa chuộng, nhất là những bộ phim khiến họ có cảm tình ngay từ lần xem đầu tiên như là “Cuốn theo chiều gió". Nhưng lớp người tinh hoa cứa Pháp thì ít bị quyến rũ bởi những sản phẩm đó cua Hollywood. Vào năm 1945, khi mà những người thuộc phe Xã hội và Cộng sản đã chiếm được 50% số phiếu trong Chính phủ, người Pháp đề cập tới việc quốc hữu hoá ngành công nghiệp phim ánh trong nước. Cả Hollywood và Nhà Trắng đều đưa ra cảnh báo cho Paris. Trong một bầu không khí đầy hoài nghi, Chính phú Pháp và Mỹ đã đi đến các thoả thuận song phương. Theo đó, năm 1946, Hoa Kỳ đồng ý xoá nợ chiến tranh cho Pháp, cho Pháp vay 318 triệu dollar và 650 triệu dollar từ Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ. Đổi lại, Hoa Kỳ có một yêu cầu: Pháp phải gỡ bỏ các cấm đoán nhập phim ảnh của Mỹ từ thời trước chiến tranh. Lãnh đạo phe Cộng sản của Pháp là Maurice Thorez đã thẳng thừng đáp lại rằng những bộ phim cúa Mỹ chỉ “đầu độc tàm hồn của con cái họ, thanh niên, các cỏ gái mới lớn - những người dang bị biến thành những kẻ nô lệ ngoan ngoãn của những triệu phú Mỹ, chứ không phải là trớ thành những người đàn ông và đàn bà Pháp vốn mang theo những giá trị đạo đức và tinh thần vĩ đại và vinh quang của dân tộc này” .

Đẻ “gỡ gạc” hình ảnh nước Mỹ, Hollywood đã rất nỗ lực tìm các chiêu quảng bá mới trong tình hình các cuộc cạnh tranh giữa Hollywood với các nền điện ảnh của các quốc gia phi phương Tây đang diễn ra ngày càng quyết liệt. Hollywood có khi khéo léo và cũng có lúc lộ liễu trong cố gắng biện minh cho chính sách chiến tranh của Mỹ bằng rất nhiều bộ phim được ưa chuộng. Gần đây như bộ phim Syriana do tài tứ George Clooney thủ vai đã chịu rất nhiều sự chỉ trích nặng nề bới chính sách đối ngoại của Mỹ tại Trung Đỏng. Syriana được công chiếu vào năm 2005, khai thác quyền lực của các công ty dầu lửa khổng lồ đối với chính sách đối ngoại của Mỹ. Nhưng khỏi hài thay, chính một bộ phim như Syriana lại có tiếng vang tốt ớ nước ngoài, vì nó đã cho công chúng thế giới thấy rằng việc chỉ trích và tranh luận cởi mở với Chính phủ là hoàn toàn hợp

1 'w http://w w w .tuanvietnam .net/2010 - 0 4 -0 8 “ hollyw o o d -su -th a n -c u a -h o a -k y -tre n -th e -g io i

pháp tại các nền dân chủ tự do như Hoa Kỳ. Hollywood cũng sản xuất ra các bộ phim thương mại thành công nhất trên thế giới như Star Wars (1977) và Titanic (1997), gần đây là các phim như Avatar (2010). Các sản phẩm của Hollywood ngày nay cũng chiếm lĩnh công nghệ điện ảnh thế giới.

Hollywood không những thu hút người lớn mà ngay cả trẻ con trên toàn thế giới cũng không thê bỏ qua các chương trình hoạt hình Mỹ, và hình ảnh chú vịt Donald, chú chuột Mickey, búp bê Barbie... đã trở thành người bạn thân thiết của các em nhỏ toàn hành tinh này. Các giải thường điện ảnh uy tín đều được Mỹ tổ chức, phim truyện võ thuật Trung Quốc có dịp chinh phục khán giả cũng nhờ Hollywood. Không khó khãn gì đối với việc nhận diện những mẫu người quen thuộc trong phim Mỹ trong việc xây dựng nền dân chủ công bằng, khắng định vị trí của từng cá nhân, và chất bạo lực đậm thể hiện tính ưa sức mạnh, qua đó Mỹ muốn thể hiện quyền uy nước lớn, thực hiện sứ mệnh của nước Mỹ là bảo vệ các dân tộc khác trên thế giới. Phải chăng khi trình chiếu những thước phim này, nước Mỹ phần nào cũng nói lên những chính sách và công bố hình ảnh của mình cho cả thế giới. Từ vài chục năm trớ lại đây, khi các quốc gia tiến hành cải cách và mở cửa, thì Hollywood đã trớ thành khuôn mẫu cho sự phát triển các trung tâm điện ảnh của Hồng Kông, Ấn Độ (với Bollywood), Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Thái Lan nữa.

Kênh công cụ thứ hai truyền bá ảnh hướng của văn hoá Mỹ là âm nhạc đại chúng. Tất cả những làn điệu từ nhạc cố truyền như nhạc blues và loại nhạc mà bây giờ được biết như là old-tim e music đã được ihu thập, đưa vào trong âm nhạc bình dân và được thướng thức khắp nơi trên thế giới. Nhạc Jazz do nhũng nhà sáng tạo âm nhạc như Louis Armstrong và Duke Ellington đưa ra công chúng đầu thế kỷ XX. N hạc đồng quẻrock and roll xuất hiện giữa thập niên 20 và 50 của thế kỷ XX đang thịnh hành ớ nhiều nơi. Những sáng tạo mới gần đây của người Mỹ là nhạc fu n k“hip-hop". Những ca sĩ nhạc pop của Mỹ như Michael Jackson được mệnh danh là “Ông hoàng nhạc pop”, Madonna được mệnh danh là “Nữ hoàng nhạc pop”, và còn nhiều ca sĩ khác nữa đã trở thành những huyền thoại âm nhạc. Dần dần những dòng nhạc này đang đe doạ thay thế những dòng nhạc cổ truyền của các nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Văn hóa bắc mỹ trong toàn cầu hóa (Trang 202 - 219)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(250 trang)