Vãn hoá đại chúng vốn khởi nguồn từ nước Mỹ. sau đó bành trướng sang châu Âu rồi ra toàn thế giới. Để có thể thống trị nền văn hoá thế giới, nước Mỹ đã xây dựng thành công một loat ngành công nghệ văn hoá mũi nhọn mang tính thương mại là điện ảnh, âm nhạc. Nó hướng vào đối tượng chủ yếu là thế hệ trẻ. Phương pháp nghệ thuật chú yếu là chọn các
chủ dề ăn khách như tình yêu và tình dục, nghệ thuật thể hiện sao cho không lên gân dạy đời mà bình dị, gần với thực tế con người phổ thõng nhất, nhưng luôn luôn biến hoá, tạo bất ngờ, hứng thú. Tính chất đạo đức của phim ảnh nhìn chung là ca ngợi tự do, lòng dũng cảm, cái thiện và cái đẹp vốn là những nhân tính phổ biến. Do đó các sản phấrr. văn hoá đều thoả mãn nhu cầu giải trí của quảng đại quần chúng. Sự thống trị của điện ảnh Mỹ đã bắt đầu từ thập niên 1930 và phát triển mạnn mẽ từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Âm nhạc đại chúng Mỹ với những giai điệu như pop, rock đáp ứng được nhịp sống của một xã hội hiện đại, được sáng tác bới một thế hệ nhạc sĩ tài ba và được những giọr.g ca vàng như Elvis Presley, Madonna biểu diễn, đủ sức lôi cuốn thế hệ trẻ.
Văn hoá Mỹ vì hướng đến thế hệ trẻ nên nó luôn cần trẻ trung, sống động và đa dạng. Nền văn hoá ấy được chuyển tải bởi các phương tiện truyền thông đại chúng như điện ảnh, quảng cáo, truyền hình, âm nhạc, sách báo v.v... Nhưng sức sống và ảnh hưởng của nó còn iược nhân lên, được duy trì bằng nhiều yếu tố khác. Đó là:
Thứ nhất, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sức mạnh của các tập đoàn truyền thông đại chúng Mỹ là nhân tố quan irọng ihúc đẩy sự phát triển của văn hoá đại chúng ở Mỹ. Nửa đẩu thế kỷ XX đã diễn ra một số sự kiện quan trọng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, có ảnh hưởng lớn đến nền công nghệ giải trí của Mỹ. Đó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đưa đến sự phố biến rộng rãi của hoạt dộng phát thanh, truyền hình và đĩa; tiếp đó là cuộc cách mạng tia học và viễn thông trong nửa cuối thế kỷ XX đã làm thay đổi các hoạt động hướng thụ vãn hoá. Nhờ cách mạng công nghệ nghe nhìn -im các chương trình âm nhạc Mỹ lừ cách tiếp cận thính giác đã tác động thêm vào thị giác, như đĩa hình, chương trình MTV, làm tăng thêm mi'c lôi cuốn và ảnh hướng của chúng. Truyền thông đại chúng ngày my là một sản phẩm tuyệt vời do công nghệ đưa lại. Nhờ nó mà lần đầi tiên trong lịch sử con người, dù sống ở đàu, từ những trung tâm văn minh nhất đến những vùng xa, vùng sâu của hành tinh này đều liên hông với nhau.
Thứ hai, tiếng Anh là một công cụ quan trọng cho việc thú: đẩy sự phát triển của vãn hoá đại chúng đồng thời là phương tiện quan trọng đưa văn hoá Mỹ ra thế giới. Tiếng Anh như một ngôn ngí giao
tiếp quốc tế chiếm vị trí chủ đạo là một lợi thế làm cho vãn hoá Mỹ dễ dàng thâm nhập vào mọi nơi. Hiện nay, xu thế toàn cầu hoá càng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phái triển của tiếng Anh. Các sản phẩm vãn hoá của Mỹ vì thế cũng có lợi thế cạnh tranh. Ngoài thị trường Mỹ là nơi chiếm khoảng nứa doanh thu vé, Hiệp hội Phim truyện Mỹ đã thống kê được Canada, ú c , Vương quốc Anh là những thị trường đem lại thu nhập lớn nhất cho điện ảnh Mỹ. Theo Boston Global thì số lượng người thuê bao chương trình của CNN ở ngoài biên giới Mỹ là 85 triệu, thuộc hàng trăm quốc gia khác nhau. Các hãng phát thanh và truyền hình tầm cỡ thế giới như ABC, CBS, NBC phát sóng 24/24 giờ khắp mọi nơi trên hành tinh. Cường quốc báo chí Hoa Kỳ cũng không bỏ qua lợi thế ngôn ngữ và kỹ thuật của mình. Chắng hạn, tờ Washington Post, tờ New York Times và rất nhiều báo và tạp chí lớn khác được phát hành rộng rãi trên khắp thế giới phản ánh thị hiếu nghệ thuật, chính trị của Mỹ.
Thứ ba, vị thế của Mỹ trên trường quốc tế và vai trò của Chính phú Mỹ trong việc truyển bá văn hoá ra nước ngoài. Một đất nước giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, an ninh thế giới sẽ dễ dàng có ảnh hưởng lớn trong đời sống văn hoá. Ngày nay, có lẽ không ai phú nhận sức mạnh thương mại của ngành công nghiệp văn hoá và các phương tiện truyền thông của Mỹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng để ý rằng việc truyền bá văn hoá ra ngoài cũng là một công việc của Nhà nước Hoa Kỳ22.
Do đời sống vật chất được nâng cao, tất cả các tầng lớp nhân dân Mỹ đều có điều kiện thưởng thức nghệ thuật phổ cập cũng như nghệ thuật kinh điển, nghệ thuật có chọn lọc. Ngay từ thập niên 30 của thế kv XIX, Alexis de Tocqueville, nhà nghiên cứu krhoa học chính trị của Pháp, sau những tháng khảo sát ở nước Mỹ đã nhận xét rằng, trong mọi lĩnh vực của vãn hoá, như sinh hoạt gia đình, pháp luật, nghệ thuật, triết học và trang phục, những người Mỹ thường có thiên hướng nhấn mạnh những gì bình thường và dễ đạt dược hơn là những gì độc đáo và phức tạp. Nhiều tác giả khác nghiên cứu về văn hoá Mỹ còn
22 Tham khảo: Lê Thế Quế, Đa dạng văn hoá Mỹ. Báo cáo kết quả đề tài khoa học dặc biệt cấp ĐHQGHN. Trương ĐHKHXH&NV, Hà Nội, 2006.
cho rằng, ngày nay những đặc điểm mà Tocqueville từng phát hiện vẫn còn rõ nét: văn hoá Mỹ thường được xác định bới những đặc điểm có tính bao quát phổ cập và dân chủ như phim ảnh, kịch và tiểu phẩm hài hước trẽn truyền hình, những ngôi sao thể thao và thức ăn nhanh, những sách báo có nội dung chú yếu là giải trí hơn là những chương trình và tác phẩm có chất lượng văn hoá cao như những chương trình biểu diễn trong các nhà hát, các ấn phẩm có chọn lọc của các nhà xuất bản và chương trình của các viện bảo tàng và gallery.
in . CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ MỸ: ĐIỆN ẢNH HOLLYWOOD
Nổi tiếng nhất và giữ vai trò quan trọng nhất của công nghiệp văn hoá ở Mỹ là công nghệ văn hoá giải trí, trong đó 3 ngành then chốt là điện ảnh (Hollywood), âm nhạc và công viên giải trí (Walt Disney). Ở đây chúng ta chỉ bàn đến điện ảnh Mỹ.
Nét đáng chú ý của điện ảnh Hollywood là mục tiêu chính trị được lồng ghép tinh vi dưới các hình tượng nghệ thuật. Nhờ thế mà người xem không cảm thấy khiên cưỡng. Hệ giá trị Mỹ, trong đó có hệ giá trị chính trị, được truyền bá rộng rãi không chỉ ở Mỹ mà trên khắp thế giới. Ngay từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Hollywood đã cho xuất xướng những bộ phim quáng bá vãn hoá đại chúng của một cường quốc toàn cầu vừa được xác lập. Nhà Trắng thậm chí còn tuyên bố rằng điện ảnh là một “ngành công nghiệp then chốt”. Trong suốt thời kỳ Đại suy thoái những năm 1929 - 1933, đứng trước sự lên ngôi của chủ nghĩa xã hội ớ Liên Xô, Hollywood trớ thành một tụ điểm chính trị. Những ông trùm của các xướng phim đã sử dụng quyển thế của mình để xuất xướng những bộ phim cổ xúy cho chủ nghĩa tư hản và khuấy động nên một “mối hoạ đỏ”. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hollywood lại được biêV thành một công xưởng phục vụ tuyên truyền21. Phòng Thông tin thời chiến cfta Mỹ do Tổng thống Franklin Roosevelt lập nên đã kết hợp chặt chẽ với Hollywood để tạo nên các bộ phim như là phim Wilson - bộ phim tôn vinh Tổng thống Woodrow Wilson trong quá trình thành lập nên Hội Quốc Liên và một trật tự thế giới mới. Ngay đến chú chuột hoạt hình Mickey và vịt Donald của Walt Disney cũng “tham chiến” bằng
23 http://ww w .tuanvietnam .net/2010 -0 4 -0 8 --h o lly w o o d -su -th an -cu a -h o a -k y -ư e n -th e-g io i
cách xiưất hiện trong một loạt các bộ phim cổ động đáng nhớ, như phim
“Vịt Donalcl nhập ngũ", phim “ổộ mặt lãnh tụ" (Der Fuehrer’s Face), trong đ ó vịt Donald chiến đấu chống lại nỗi thống khổ của chế độ chuyên chế và làm trọn nhiệm vụ của mình với tư cách là một người lính yêu nước. Khi kết thúc phim “Z?ộ mặt lãnh tụ”, chú vịt dã chào trước tượng Nữ thần lự do và hô vang: “Tôi hạnh phúc khi là một công dân Mỹ”. Bộ phim đã đcạt giải Oscar, công chiếu năm 1943. Đến đầu thập niên 1940, áng chừnị; có khoáng 1/3 công chúng trên khắp hành tinh đã được xem ít nhất là một bộ phim cứa Disney24.
Không ớ đâu mà ảnh hưởng nước ngoài lại đậm nét như trong ngành công nghiệp điện ảnh cứa Mỹ. Hollywood đã gặt hái những thành công vang dội cả trong nước và quốc tế nhờ thu hút được những tài nãng tuyệl vời trong chế tác kịch bản, đạo diễn và diễn xuất lừ khắp thế giới, nhất là lừ cháu Âu. Trong phần lớn thế kỷ XX, các nhà làm phim Mỹ coi bản thân họ như những phụ tá, bị cuốn hút bởi công việc cao siêu của các đạo diễn nước ngoài. Chắng hạn như từ những năm 1940 đến giữa những năm 1960, người Mỹ sùng kính các đạo diễn nước ngoài như Ingmar Bergman, Federico Fellini, Michelangelo Antonioni, Franks Truffaut, Jean-Luc Godard, Akira Kurosawa và Sattyait Ray. Hollywood chưa bao giờ hoàn toàn là kinh đô của riêng nước Mỹ. Giống những trung tâm văn hoá khác trong quá khứ - Florence, Paris, Vienna - Hollywood hoạt dộng giống như một cộng đổng quốc tế, đưực các thương gia nhập cư xây dựng ncn và sử dụng tài năng của các diễn viên, các nhà đạo diễn, các nhà vãn, các nhà làm phim, các biên tập viên, các soạn giả và các nhà thiết kế trang phục trên toàn thế giới.
Dù tốt hay xấu thì trong thế kỷ XX Hollywood cũng đã trớ thành kinh đô văn hoá của thế giới hiện dại. Vào những năm 1970, những thiên tài mói nhất - Francis Ford Coppola, Martin Scorsese, Robert Altman, Steven Spielberg, Woody Allen - đều là người Mỹ. Cách diễn xuất kiểu ứng tác và sự ưu tư có tính tự iruyện của người Mỹ bắt nguồn từ trường phái Tự do mới của Italia và Làn sóng mới của Pháp. Tuy nhiên, việc sử dụng những kỹ thuật này đã cách mạng hoá điện ảnh Mỹ, làm cho các ngành công nghiệp điện ảnh của các lục địa khác khó có thể trở nên phổ
24 http://w w w .tuanvietnam .net/201 0 -0 4 -0 8 -h o lly w ood-su th a n -c u a-h o a-k y tren-the—gioi
cập trên toàn thế giới như điện ảnh Mỹ. Các nhà làm phim Mỹ (không chỉ trong phim mà cả trên kênh MTV) sẵn sàng dùng những kỹ thuật bi ên tập và quay phim phức tạp nhất - mà phần lớn lấy cảm hứng từ các dạo diễn nước ngoài - để tạo nên nghệ thuật cắt dán hình ảnh theo trường phái hiện đại, một hình thức nghệ thuật nắm bất được tốc độ và sức cuốn hút của cuộc sống trong thế giới đương đại.
Vì vậy cũng có thê nói Hollywood là một công xướng vãn hoá quốc tế hoá chứ không thuần tuý do công dân Mỹ đảm nhiệm. Nhưng dù thế nào thì cái tinh thần mà nó phản ánh vẫn là hệ giá trị Mỹ, văn hoá Mỹ.
Đặc trưng nghệ thuật đặc sắc của điện ảnh Mỹ là nó đề cao mối quan hệ cá nhân giữa con người với con người, là xu hướng không đề cập trực tiếp đến chính trị và xung đột ý thức hệ. Nói một cách khác, diện ánh Mỹ theo đuổi một chú nghĩa vị nghệ thuật, đi sâu vào cái nhân tính phổ biến. Việc không lồng những bức thông diệp chính trị xã - hôi hay lính phi chính trị của phim ảnh chính là nhân tố làm cho những hình thức giải trí Mỹ được ưa chuộng trên toàn cầu. Cụ thể là, phim ảnh Mỹ thường tập trung vào những mối quan hệ giữa con người với nhau và những cảm nhận riêng lư, chứ không phải là những vấn đề tại một thời điểm và địa điểm cụ thể. Mỗi bộ phim là một câu chuyện về sự lãng mạn, những âm mưu, thành công, thất bại, xung đột nội tâm và sự tồn tại. Những bộ phim đáng nhớ nhất trong những nám 1930 (ngoại trừ phim The Grapes o f Wrath) là những bộ phim hài và là những bản tình ca về những con người như những đôi đũa lệch yêu nhau, chứ không phải là những bộ phim cứng nhắc về mặt xã hội, giải quyết vấn đề nghèo đói và thất nghiệp. Tương tự như vậy, những bộ phim hay nhất về Chiến tranh thế giới thứ hai (nhu Casablanca) hay về Chiến tranh Việt Nam (như The Deer Hunter) vẫn còn mãi trong tâm tướng chúng ta ngay cả khi những cuộc xung đội đó đã chấm dứt, bởi những bộ phim này khám phá những tình cảm gần gũi nhất của nhân vật hơn là tập trung vào những sự kiện như tiêu đề của phim.
Những tình huống khó xử của mỗi người cũng là những gì mà người dân ớ khắp nơi gặp phải. Bới vậy, người châu Âu, châu Á, cháu Mỹ Latinh chăm chú theo dõi Titanic, như họ đã từng xem Cuốn theo cliiều gió, không phải là vì những bộ phim này ca ngợi các giá trị Mỷ mà bới vì
người dân khắp nơi trên thế giới đều có thể thấy đâu đó cuộc đời họ được phán ánh trong những câu chuyện về tình yêu và sự mấl mát.
Các nhà phê bình thường chỉ trích nền văn hoá đại chúng Mỹ thường là chưa hoàn chỉnh và dỗ thâm nhập. Tuy nhiên, văn hoá Mỹ chưa bao giờ cảm thấy nó xa lạ với người nước ngoài. Và ít nhất văn hoá Mỹ đã biến cái mà nó tiếp nhận từ những nền vãn hoá khác thành một nền văn hoá mà mọi người, mọi nơi đều có thể chấp nhận - một nền văn hoá mà về tình cảm và đôi khi cả về nghệ thuật đang lôi cuốn hàng triệu người trên toàn thế giới.
Do đó, mặc dù phong trào chống Mỹ hoá hiện nay trỗi dậy mạnh mẽ khôníĩ chỉ ở Trung Đông mà còn ơ châu Âu và châu Mỹ Latinh, nhưng vẫn phải thừa nhận rằng, điện ảnh, các chương trình truyền hình và các công viên giải trí của Mỹ mang tính quốc tế hơn là đế quốc chủ nghĩa. Vì vậy, cũng có thể xem văn hoá đại chúng Mỹ đã không biến thế giới thành phiên bản của Mỹ, mà ngược lại, sự phụ thuộc của Mỹ vào các nền vãn hoá nước ngoài đã làm Mỹ trớ thành một phiên bản của thế giới.
Gần dây trong điện ảnh Mỹ xuất hiện một xu thế mới là sử dụng công nghệ 3-D. Phim 3-D đang bắt đầu trở thành nỗi ám ảnh của các ông trùm điện ảnh, đe doạ công nghệ 2-D truyền thống. Hiện nay, xu thế này đang dấy lên cuộc tranh luận về lương lai của thể loại diện ảnh truyền thống. Gần đây nhất, bộ phim được coi là “quả bom tấn” Avatar cúa đạo diễn lừng danh James Cameron đã thực sự trở thành cơn bão quét qua màn ảnh toàn thế giới. Cưn bão ấy sẽ không bao giờ dừng lại mà trứ thành cuộc chạy đua quyết liệt25. Sau phim Avatar, hàng loạt dự án phim 3-D đang được các hãng lớn cùa Hollywood chạy đua tung ra thị trường.
Nhiều phim vốn được làm theo công nghệ 2-D nay cũng đang dược gấp rút “nâng cấp” lên 3-D để bắt kịp trào lưu hốt bạc đang nóng bỏng. Như phim Alice ở xứ sá thần tiên của Tim Burton bản 2-D vốn đã bội thu với doanh sỏ xấp xỉ 300 triệu USD. Nhưng nhà sản xuất đã khẩn trương lắp ghép thêm trường đoạn với hiệu ứng 3-D rồi tune ra những quảng cáo đầy phấn khích tại các rạp chiếu. Sau khi nâng cấp 3-D, giá vé Alice ở xử sở thần tiên tăng vọt lèn. mang theo doanh số đột biến cho các ổng chủ
2' h ttp ://w w w .tu an v ietn am .n et/2 0 1 0 -0 4 -0 4 -h o lly w o o d d ie n -c u o n g -tro n g -con-loc 3 d
thức thời. Phim Avatar cũng đạt doanh số 2,7 tỉ dollar. Có thể nói Avatar là một bộ phim tráng lệ với cảnh quay tuyệt vời, bộ phim có doanh thu lớn nhất trong lịch sử. Nó khơi lên niềm khao' khát đối với công nghệ 3-D, khiến các đạo diễn khác “phải” dùng 3-D như một cách để “chém” thêm giá vé.
Hãng Warner Bros, và Legendary Pictures cũng lập tức náng cấp bộ phim Scary Movie 4 sản xuất năm 2006 của họ thành phiên bản 3 - D đầy hứa hẹn về doanh thu. Tiếp đó Clash o f the Titans, với ngói sao của Avatar Sam Worthington, được công chiếu ngày 2-4—2010. Các khán giả trẻ cũng sẽ không bị lãng quên với The last Song cùng ngôi sao teen Miley Cyrus, trong khi fan của hotboy Tyler Perry sẽ có phiên bản 3-D của Why did I get married tool
Thong thả hơn, dự án phim Priest đang được hãng Sony âm thầm chuẩn bị cho những con ma cà rồng nhảy ra “ăn thịt” khán giả trong năm 201 1 với kịch bản và khâu sản xuất được chuẩn bị riêng cho công nghệ 3-D hoàn hảo. Hãng Warner cũng không đứng ngoài xu thế chung dó, hãng dang chuẩn bị cho ra lò hai tập Harry Potter cuối cùng và 2 dự án cho năm 2011 khác là Sucker Punch và Green Lantern phiên bản 3-D.
Khán giả trẻ em cũng không bị bỏ quên với phim hoạt hình 3-D H ow to Train Your Dragon của DreamWorks.
Vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, phim 3-D đang bắt đầu trở thành nỗi ám ảnh của các ông trùm điện ảnh. Nhưng liệu trong tương lai 3 - D có thịnh trị, thậm chí sẽ thay thế 2-D hay không, lại đang là vấn đề khiến ngưừi trong cuộc tranh cãi và nghi ngờ. Một số nhà sản xuất bày tỏ sự nghi ngờ trước tiềm năng kinh tế và cả hiệu ứng nghệ thuật của trào lưu này. Chính James Cameron, người được coi là khơi mào cho xu hướng rầm rộ này cũng khiến những vận động viên hăng hái nhất trẽn đường đua chột dạ bới ỏng phát biểu trên MTV rằng “Hollywood đang sai khi lao theo trào lưu này”. Đạo diễn của Clash o f the Titans, Louis Leterrier và Giám đốc phát hành Dan Fellman của Warner cũng tỏ thái độ tương tự.
Trước hết là việc làm phim 3-D có giá thành rất cao. Dan Fellman cho biết cần chi 122 triệu USD để chuyển đổi một phim từ 2-D sang 3-D.
Rồi còn nhiều phí tổn khác cho việc trang bị những thiết bị công nghệ