1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hoá gia đình việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

107 47 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Đó là những thay đổi về sự tăng độ tuổi kết hôn, xu hướng kết hôn tự nguyện dựa trên cơ sở tình yêu và sự tự do lựa chọn bạn đời của thanh niên thay thế khuôn mẫu hôn nhân truyền thống d

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tú Oanh

TP HỒ CHÍ MINH - 2008

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này là công trình do chính tôi thực hiện, chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào, những tài liệu tham khảo và trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn chính xác Nếu những lời cam đoan trên không đúng sự thật, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2008

Tác giả

Hồ Thị Ngọc Sao

Trang 4

Cảm ơn quý thầy cô khoa Triết trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành

Xin cảm ơn sự hỗ trợ nhiều mặt của trường Đại học Bình Dương để tác giả chuyên tâm thực hiện công trình này

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH VÀ TOÀN CẦU HÓA 1.1 Những quan niệm về gia đình và văn hóa gia đình 1.1.1 Quan niệm về gia đình 5

1.1.2 Quan niệm về văn hóa gia đình 11

1.2 Những quan niệm về toàn cầu hóa và mối quan hệ giữa toàn cầu hóa với văn hóa gia đình 1.2.1 Quan niệm cơ bản về toàn cầu 31

1.2.2 Mối quan hệ giữa toàn cầu hóa với văn hóa gia đình 43

Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIỮ GÌN, PHÁT HUY VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 2.1 Thực trạng văn hóa gia đình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa 2.1.1 Sự biến đổi về giá trị cấu trúc .47

2.1.2 Sự biến đổi về giá trị chức năng .60

2.1.3 Sự biến đổi về giá trị tâm linh 67

2.2 Nguyên nhân những biến đổi tiêu cực của văn hóa gia đình Việt Nam 2.2.1 Nguyên nhân khách quan 72

2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 74

2.3 Phương hướng và giải pháp chủ yếu để giữ gìn, phát huy văn hóa gia đình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa 2.3.1 Phương hướng giữ gìn và phát huy văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay .77

2.3.2 Một số giải pháp cơ bản 80

KẾT LUẬN 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, là “cái nôi” của đời sống mỗi con người Khi nghiên cứu về gia đình và vai trò của gia đình đối với xã hội, các nhà khoa học đều cho rằng “Gia đình là tế bào của xã hội”, điều đó chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa gia đình và xã hội, trong quan hệ ấy biểu hiện sự tương tác hữu cơ, sự trao đổi chất để duy trì sự tồn tại và phát triển lẫn nhau giữa cơ thể sống (xã hội) và thực thể bộ phận của nó (gia đình)

Lịch sử xã hội loài người cũng chỉ ra rằng trong mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, sự phát triển của xã hội ở mỗi giai đoạn khác nhau quy định hình thức kết cấu, quy mô và cả nội dung của gia đình C.Mác đã lưu ý chúng ta: Tôn giáo, gia đình, nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật… chỉ là hình thức đặc thù của quá trình sản xuất và phục tùng những quy luật chung của quá trình sản xuất Những quan hệ cơ bản trong xã hội quy định những quan hệ gia đình Như vậy, khi xã hội biến đổi thì những yếu tố thuộc về gia đình cũng biến đổi theo, cả những yếu tố mang tính đặc trưng của gia đình như nề nếp, gia phong, lối ứng xử, cách nuôi dưỡng và giáo dục con cái… Những yếu tố này, một mặt phản ánh mô hình văn hóa xã hội, mặt khác nó góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần xã hội

Văn hóa gia đình Việt Nam có những truyền thống rất đáng trân trọng, giữ gìn, đó là những giá trị thủy chung son sắt, thuận vợ thuận chồng, coi trọng đạo hiếu, yêu thương hòa thuận…Những giá trị đó góp phần làm đậm nét bản sắc văn hóa của dân tộc và tô thắm những giá trị văn hóa chung của nhân loại

Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một xu thế khách quan, là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động và phụ thuộc lẫn

Trang 7

nhau giữa các khu vực, quốc gia, dân tộc trên thế giới Xu thế này đã và đang tác động không nhỏ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi quan hệ xã hội trong đó có quan hệ gia đình Bên cạnh những biến đổi tiến bộ, tích cực, góp phần hoàn thiện gia đình hướng tới xã hội hiện đại, toàn cầu hóa còn kéo theo những yếu tố tiêu cực ảnh hướng đến sự phát triển lành mạnh của gia đình, đến việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam

Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu những thay đổi của văn hóa gia đình Việt Nam trước những tác động của toàn cầu hóa là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết, nhằm nhận thức đúng đắn những chuyển biến tích cực của văn hóa gia đình để chủ động phát huy, đồng thời nhận diện được những biến đổi theo chiều hướng bất lợi, kịp thời đưa ra giải pháp khắc phục Vì những lẽ nêu trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Văn hóa gia đình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” làm đề tài nghiên cứu

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Là tế bào của xã hội, gia đình có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong sự ổn định và phát triển của xã hội Bởi vậy, gia đình đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Trong những năm qua đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về gia đình dưới nhiều góc độ khác nhau Đáng chú ý nhất là những nghiên cứu về gia đình truyền thống Việt Nam của Mai Huy Bích, Vũ Khiêu, Nguyễn Từ Chi, Đỗ Thái Đồng, Trịnh Thị Quang…; về dòng họ của Nguyễn Đình Chú, Mai Văn Hai; về hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện đại của Vũ Huy Tuấn, Vũ Mạnh Lợi, Đặng Cảnh Khanh, Phạm Bích San, Khuất Thu Hồng, Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu…; về gia đình đô thị của Trịnh Duy Luân; về gia đình nông thôn của Đỗ Thanh Hồng, Tô Duy Hợp; về vai trò của người phụ nữ trong gia đình của Lê Quý Đức, Vũ Thy Huệ, Lê Thi…

Trang 8

Gia đình Việt Nam cũng là đề tài hấp dẫn các nhà nghiên cứu nước ngoài, như: nghiên cứu cấu trúc gia đình có tác giả Charle Hirschman, hoặc

về hôn nhân có tác giả Nelly Krowolski, hoặc về gia đình và các mô hình văn hóa của Francois Houtart và Genevieve Lemercinier…

Nhìn chung, phần lớn những nghiên cứu về gia đình trong và ngoài nước những năm gần đây đã phần nào lột tả được sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì đổi mới Đó là những thay đổi về sự tăng độ tuổi kết hôn, xu hướng kết hôn tự nguyện dựa trên cơ sở tình yêu và sự tự do lựa chọn bạn đời của thanh niên thay thế khuôn mẫu hôn nhân truyền thống do cha mẹ xếp đặt, xu hướng gia tăng gia đình hạt nhân, sự thay đổi về mức sống và lối sống của gia đình, ly hôn với tư cách là vấn đề xã hội ngày càng tác động đến nhiều gia đình và nhiều người, sự chuyển đổi chức năng kinh tế của gia đình, những thay đổi trong phân công lao động theo độ tuổi và giới, những thay đổi trong mối quan hệ giữa các thế hệ và những thay đổi trong chức năng tái sinh sản của gia đình, di cư và các chiến lược sống của gia đình, những thay đổi trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái, chăm sóc người già, những thay đổi trong quan hệ dòng họ và giữa gia đình với cộng đồng, những thay đổi trong hệ thống giá trị gia đình, bạo lực gia đình, trẻ em lang thang…

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn là làm rõ những biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Với mục đích này, luận văn giải quyết những nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, làm rõ khái niệm gia đình và văn hóa gia đình

Thứ hai, phân tích những đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa và mối

quan hệ giữa toàn cầu hóa với văn hóa gia đình

Thứ ba, phân tích thực trạng của văn hóa gia đình Việt Nam, từ đó, đề

xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản để giữ gìn, phát huy những

Trang 9

giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, tiếp thu những tinh hoa văn hóa gia đình của nhân loại, đồng thời khắc phục những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với văn hóa gia đình

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp phương pháp phân tích - tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, so sánh - đối chiếu, kết hợp logic - lịch sử và sử dụng các kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học từ các công trình đã công bố ở nước ta thời gian gần đây có liên quan trực tiếp tới đề tài

5 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề lý luận và thực tiễn về gia đình và văn hóa gia đình ở các trường đại học và cao đẳng, các cơ quan nghiên cứu và hoạch định chủ trương, biện pháp đối với vấn đề gia đình

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về văn hóa gia đình và toàn cầu hóa

Chương 2: Thực trạng văn hóa gia đình Việt Nam và một số phương hướng, giải pháp chủ yếu để giữ gìn, phát huy văn hóa gia đình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Trang 10

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA

GIA ĐÌNH VÀ TOÀN CẦU HÓA

1.1 NHỮNG QUAN NIỆM VỀ GIA ĐÌNH VÀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH

1.1.1 Quan niệm về gia đình

Để tìm hiểu văn hóa gia đình, trước hết ta cần làm rõ khái niệm gia đình Phần lớn nhân loại được sinh trưởng trong gia đình, nhưng khi đặt vấn

đề hiểu như thế nào về gia đình, thật khó có được một đáp án thỏa mãn Bởi lẽ gia đình là một hiện tượng mang tính lịch sử, hình thành, tồn tại và thay đổi cùng với sự thay đổi của lịch sử Trải qua những giai đoạn khác nhau, quy

mô, hình thức, cấu trúc của gia đình cũng khác nhau, nó phụ thuộc vào cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa Morgan nhận định: Gia đình là một yếu tố năng động, nó không bao giờ đứng yên một chỗ mà chuyển từ hình thức thấp đến hình thức cao khi xã hội phát triển từ hình thức thấp đến hình thức cao Theo Morgan, lịch sử loài người đã trải qua các hình thức gia đình sau:

Thứ nhất, bầy người nguyên thủy sống trong tình trạng tạp giao bừa

bãi Sau đó, do sự ngăn cấm quan hệ tính giao giữa cha mẹ và con cái, nên hình thành gia đình huyết tộc Đây là hình thức gia đình dựa trên cơ sở quần hôn giữa các anh chị em ruột và anh chị em họ

Thứ hai, gia đình Pu-na-lu-an dựa trên sự quần hôn giữa chị em ruột và

chị em họ với những người chồng của mỗi người trong số chị em đó, (những người chồng chung không nhất thiết phải có quan hệ thân thuộc với nhau) hoặc giữa anh em ruột, anh em họ với vợ của anh hoặc em (những người vợ không nhất thiết phải có mối quan hệ thân thiết với nhau)

Thứ ba, gia đình đối ngẫu dựa trên hôn nhân theo từng cặp nhưng hai

vợ chồng không đồng cư Gia đình này không thể có kinh tế riêng mà phải

Trang 11

liên kết với những gia đình khác thành kinh tế tập thể Hình thức gia đình này rất dễ tan vỡ

Thứ tư, gia đình phụ quyền dựa trên hôn phối giữa một người đàn ông

và một vài người đàn bà, hình thức gia đình này không phổ biến

Thứ năm, gia đình một vợ một chồng dựa trên hôn nhân theo từng cặp

đôi đồng cư, tuy nhiên trong thời kì này chưa có sự bình đẳng giữa hai giới, người phụ nữ được coi như sở hữu của người đàn ông

Cho đến nay, hình thức gia đình một vợ một chồng đã nói lên tính ưu việt của nó, vị trí của loại ga đình này được củng cố và luôn thay đổi theo chiều hướng ngày càng bình đẳng hơn giữa các thành viên trong gia đình Đây

là hình thức gia đình được lựa chọn đối với hầu như mọi quốc gia Nhiều cuộc nghiên cứu về gia đình trên phạm vi toàn cầu đã và đang diễn ra Thế giới lấy ngày 15 tháng 05 hàng năm làm ngày Quốc tế gia đình để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình hạnh phúc Vậy, gia đình là gì? Dưới đây là một số quan niệm cơ bản:

Theo tác giả Võ Thị Cúc: “Gia đình là một cộng đồng bao gồm những người xây dựng cuộc sống chung theo tục lệ hôn nhân giá thú, gắn bó với nhau bằng quan hệ máu mủ ruột rà, cùng sống với nhau trong một nhà” [11,5]

Từ điển tâm lý định nghĩa “Gia đình gồm bố mẹ, con và có hoặc không

có một số người khác nữa ở chung một nhà” Nhà xã hội học người Nga

T.A-pha-na-xê-va cho rằng có ba cách định nghĩa gia đình: Một là, Gia đình là một

nhóm xã hội nhỏ, liên kết với nhau bằng một chỗ ở, bằng một ngân sách

chung và bằng các mối quan hệ ruột thịt; Hai là, Gia đình là một nhóm xã hội

nhỏ, liên kết với nhau trong một nhà, bằng một ngân sách chung và bằng các

mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở tình cảm và trách nhiệm; Ba là, Gia

đình hiện đại là một nhóm xã hội bao gồm bố mẹ, con cái của một vài thế hệ,

Trang 12

các thành viên trong gia đình có quan hệ ràng buộc về vật chất và tinh thần, theo những mục đích sống có tính nguyên tắc giống nhau về các vấn đề chủ yếu Jacques Sabran quan niệm “Xã hội vi mô, coi như điểm xuất phát – và do

đó cũng coi như là cơ sở - thông thường là gia đình Đó là xã hội vi mô đầu tiên dạy dỗ những hình thức của đời sống vật chất đồng thời với những mã giao tiếp, bắt đầu từ ngôn ngữ, các biểu hiện, các thái độ thân xác, và những giá trị tinh thần, trí tuệ, và tư tưởng của môi trường mà gia đình nằm trong nó cũng như lớp xã hội bao quanh nó” [11,7]

E.Bơ-getsx và H.Lốc-cơ đưa ra một định nghĩa vừa nói lên cấu trúc của gia đình vừa chỉ ra mối quan hệ và quan trọng nhất là chỉ ra mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đã tạo ra một nền văn hóa: “Gia đình là một nhóm người liên kết với nhau bằng các quan hệ hôn nhân, máu mũ hay bằng nhận con nuôi tạo thành một hệ riêng biệt, tác động qua lại và giao tiếp lẫn nhau qua các vai trò xã hội của từng người: là chồng, là vợ, là bố mẹ, là con,

là anh, chị, em…tạo nên một nền văn hóa chung” [11,8]

Hiện nay, gia đình hiện diện trong các cộng đồng, trong các nền văn hóa với nhiều loại hình, nhiều biểu hiện phong phú và đa dạng, như: gia đình hạt nhân, gia đình mở rộng, gia đình cùng chung sống (không kết hôn), gia đình chỉ có bố hoặc mẹ và con, gia đình tổ chức lại, gia đình đồng giới…Do vậy không thể đưa ra một khái niệm có thể bao hàm hết các kiểu loại gia đình trong lịch sử và hiện tại mà chỉ có thể dựa vào một kiểu gia đình có tính phổ biến, đó là gia đình hạt nhân Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chọn định nghĩa trong giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học do Bộ Giáo dục và đào tạo xuất bản làm cơ sở, định nghĩa được trích như sau: “Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân,

Trang 13

quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục…giữa các thành viên” [26,236]

Quan hệ hôn nhân là quan hệ tính giao giữa một người đàn ông và một người đàn bà, được pháp luật của nhà nước hoặc quy định của tổ chức tôn giáo hoặc của một tộc người nào đó thừa nhận, nhằm thỏa mãn các nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm và đảm bảo tái sản xuất ra con người Hôn nhân là hình thức quan hệ tính giao chỉ có ở con người, trước tiên “hôn nhân đã mang bản chất người, nhân văn và nhân đạo Sự phù hợp về tâm lý, sức khỏe và nhất là trạng thái tình cảm ngày từ đầu đã là cơ sở trực tiếp của hôn nhân, mang lại bản sắc đặc thù của hôn nhân” [26,237] Hôn nhân mang bản chất người, vì vậy, mỗi giai đoạn, nó đều chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội Cho nên, trong mọi thời đại, hôn nhân không chỉ được sự thừa nhận, sự ủng hộ của cộng đồng, của truyền thống, các chuẩn mực văn hóa mà cần phải được thể chế hóa bằng pháp luật của nhà nước

Nảy sinh từ quan hệ hôn nhân là quan hệ huyết thống, đó là quan hệ cơ bản, đặc trưng của gia đình, xuất phát từ nhu cầu cơ bản của con người là duy trì và phát triển nòi giống Quan hệ huyết thống biểu hiện qua sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em cùng cha mẹ sinh ra, ngoài ra nó còn nói lên mối quan hệ giữa ông bà và cháu chắt do sự tiếp nối giữa các thế hệ Sinh sản là bản năng tự nhiên không chỉ tồn tại ở con người, song trong phạm vi con người, duy trì nòi giống lại chịu sự chi phối của tự nhiên và cả lịch sử phát triển xã hội Tùy vào thời điểm lịch sử, vào địa vực khác nhau mà con cái lệ thuộc đằng cha hay đằng mẹ cũng như số lượng chúng được sinh ra

Các thành viên trong gia đình gắn kết chặt chẽ với nhau, yêu thương, chăm sóc lẫn nhau là nghĩa vụ, trách nhiêm và quyền lợi thiêng liêng của mỗi người Ông bà, cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cháu, hướng dẫn chúng tìm thấy nghề nghiệp ổn định để đảm bảo cuộc sống tương lai;

Trang 14

đồng thời con cháu phải kính yêu, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc tuổi già yếu; anh chị em trong gia đình chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau, tạo điều kiện để cuộc sống của mỗi thành viên diễn ra yên bình và thuận lợi

Trong bản tính tự nhiên, gia đình là một cộng đồng có những chức

năng sau: Một là, chức năng tái sản xuất ra con người Đó là chức năng đặc

thù của gia đình, đáp ứng một nhu cầu rất tự nhiên, chính đáng của con người Tái sản xuất con người là quá trình sản sinh, nuôi dưỡng, nâng cao thể lực, trí lực đảm bảo tái sản xuất nguồn lao động xã hội và sự phát triển liên tục, trường tồn của nhân loại

Việc sinh đẻ diễn ra trong từng gia đình nhưng lại có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội Nó quyết định đến mật độ dân số và tốc độ gia tăng dân

số, điều đó liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước

Vì vậy, tùy vào tình hình cụ thể, mỗi quốc gia cần phải thiết lập một kế hoạch

về sinh sản hợp lý, để đảm bảo vừa thỏa mãn nhu cầu có con của mỗi gia đình vừa tái tạo ra nguồn nhân lực cân đối cho sự phát triển của đất nước

Hai là, chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm – sinh lý, tình cảm Đây là

chức năng vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo có được một gia đình hạnh phúc Các thành viên trong gia đình hiểu biết về tâm – sinh lý cũng như tình cảm của nhau, chủ động chia sẻ, thông cảm, hỗ trợ cho nhau, tạo nên sự khỏe mạnh về thể chất cũng như chỗ dựa về tinh thần của mỗi thành viên Những vấn đề phức tạp liên quan đến giới tính, tâm lý lứa tuổi, sự khác biệt giữa các thế hệ, những mệt mỏi và căng thẳng trong lao động, những rắc rối trong tình cảm…đều có thể được giải quyết trong một gia đình hạnh phúc, làm cho các thành viên có được cuộc sống vui vẻ, lạc quan, khỏe mạnh và là tiền đề cho mỗi cá nhân xây dựng một quan niệm đúng đắn về tầm quan trọng của gia đình

Trang 15

Ba là, chức năng giáo dục, trao truyền các giá trị cơ bản cho các thành

viên Gia đình là môi trường tạo ra trẻ con và xã hội hóa con người, là trường học đầu tiên của nhân loại Mỗi thành viên được kế thừa tri thức, kinh nghiệm, đạo đức, lối sống, nhân cách, thẩm mỹ và ý thức cộng đồng thông qua sự nêu gương, thuyết phục, tư tưởng, tâm lý của gia đình Giáo dục gia đình không phải chỉ là giáo dục một chiều từ ông bà, cha mẹ truyền cho con cháu mà là có sự bổ sung, học hỏi lẫn nhau giữa các thành viên, đồng thời mỗi thành viên chủ động tự giáo dục chính bản thân mình Cùng với sự giáo dục của xã hội, giáo dục gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc lưu giữ các giá trị truyền thống, các thói quen và thị hiếu thẩm mỹ, góp phần làm nên cá thể với nhân cách nhân văn

Bốn là, chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình Đó là những

hoạt động sản xuất và tiêu dùng mà mỗi gia đình phải tiến hành nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, ở) của các thành viên Mặc dù không phải tất cả các gia đình đều tiến hành sản xuất, một số gia đình tuy không trực tiếp sản xuất nhưng vẫn tham gia vào hoạt động tiêu dùng, chính điều đó kích thích hoạt động sản xuất phát triển Hoạt động sản xuất và tiêu dùng của gia đình là cơ sở để mỗi gia đình tổ chức cuộc sống một cách ổn định, các thành viên có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất cũng như tinh thần

Như vậy, từ những phân tích về chức năng của gia đình, có thể xem

“gia đình là một thiết chế đa chức năng, mọi thành viên gia đình, tùy thuộc vào vị thế, lứa tuổi…đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện các chức năng nói trên” [26,246] với mục đích xây dựng gia đình ổn định, bình yên, hạnh phúc

và văn minh

Gia đình là một cộng đồng đặc thù của loài người, có vị trí vô cùng quan trong đối với mỗi cá nhân và với toàn xã hội Đối với cá nhân gia đình được xem là “chiếc nôi”, là “tổ ấm” thiêng liêng mang lại sự sống, sức khỏe,

Trang 16

niềm vui, sự hài hòa trong cuộc sống và là suối nguồn của hạnh phúc Trong gia đình, các cá thể được sinh ra, được nuôi dưỡng, chăm sóc, yêu thương và dạy dỗ để trở thành công dân của xã hội Cá nhân lao động, cống hiến và hưởng thụ các giá trị xã hội trước hết và chủ yếu thông qua gia đình Một gia đình yên ổn, hòa thuận là tiền đề, điều kiện để các thành viên phát triển và hoàn thiện nhân cách cũng như đạt được hiệu quả cao trong lao động sản xuất

Gia đình không chỉ là “tổ ấm” của con người mà còn là “tế bào” của xã hội Có thể xem xã hội như một “cơ thể” sống hoàn chỉnh và luôn biến đổi trong mọi mối quan hệ mà trong đó gia đình là thiết chế đầu tiên và cơ bản nhất Xã hội hình thành, vận động và biến đổi trên cơ sở một phương thức sản xuất nhất định, nhưng xã hội ấy lại tồn tại và biểu hiện thông qua các hình thức, kết cấu và quy mô của gia đình Mỗi một “tế bào” gia đình khỏe mạnh thì “cơ thể” xã hội cũng khỏe mạnh Sự vận động, biến đổi của xã hội luôn hướng đến mục đích cuối cùng là vì lợi ích của con người, thông qua gia đình làm cho con người ngày càng hoàn thiện về mọi mặt Vì vậy, “xây dựng gia đình là trách nhiệm, là một bộ phận cấu thành trong chỉnh thể các mục tiêu phân đấu của xã hội vì sự ổn định và phát triển của chính xã hội” [26;242]

1.1.2 Quan niệm về văn hóa gia đình

Khái niệm về văn hóa gia đình

Văn hóa

Văn hóa là một hiện tượng xã hội, ra đời từ khi con người biết sử dụng các biểu tượng, ngôn ngữ, kí tự…để diễn đạt ý tưởng của mình Trải qua quá trình lịch sử, khái niệm văn hóa ngày càng mang nhiều nét nghĩa mới, đa dạng

và phong phú

Để tổng hợp nội dung của khái niệm văn hóa, chúng tôi xin đưa ra một

số định nghĩa được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau:

Trang 17

Từ góc độ triết học có thể khẳng định: văn hóa là đặc trưng của loài người, là cái phân định ranh giới giữa con người với các loài động vật khác

Là một thực thể tự nhiên, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên của mình, bên cạnh đó, con người còn là một thực thể xã hội, nên văn hóa “là thiên nhiên thứ hai” (M.Gorki) Cũng là động vật nhưng điểm khác biệt ở con người là có văn hóa

Về phương diện xã hội học, văn hóa được hiểu là phương thức sống chung của con người trong một xã hội nào đó J.Fichter viết: “Văn hóa là hình thái toàn diện của hệ thống thể chế (kinh tế, chính trị, gia đình, giáo dục, tín ngưỡng và giải trí) mà con người cùng có chung trong xã hội” [34,162]

Dân tộc học định nghĩa văn hóa theo cách liệt kê các hình thái của văn hóa sao cho dễ hiểu, dễ miêu tả E.B.Taylor xem “Văn hóa là một phức thể bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, mọi khả năng và thói quen mà con người, với tư cách là thành viên xã hội, đạt

được”[72,27] Các hình thái của văn hóa rất đa dạng và phong phú nên việc

liệt kê đầy đủ chúng là không thể thực hiện được, tuy nhiên các định nghĩa này đã cụ thể hóa được những hình thái chính của văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập tài liệu, mô tả đối tượng

Ảnh hưởng của tâm lý học, L.White đã định nghĩa “Văn hóa là cơ chế của các hiện tượng, sự vật, hành động, tư tưởng, cảm xúc Cơ chế này được tạo ra nhờ việc sử dụng các biểu trưng hoặc phụ thuộc vào các biểu trưng đó” [72,29]

UNESCO đưa ra một định nghĩa khác từ việc phát triển những ý tưởng của L.White: “Văn hóa là một tập hợp các hệ thống biểu trưng quy định thế ứng xử của con người và làm số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết

họ lại thành một cộng đồng riêng biệt”[72,29]

Trang 18

Trong tác phẩm “Văn hóa học”, Đoàn Văn Chúc định nghĩa văn hóa như sau: Văn hóa chỉ định toàn thể những sản phẩm mang tính biểu tượng do một xã hội sản xuất Trên cơ sở đó, tác giả định nghĩa văn hóa thông qua tác phẩm văn hóa: Tác phẩm văn hóa là một loại sản phẩm tinh thần mang tính biểu tượng, có chức năng xã hội cơ bản là phản ánh và điều chỉnh các quan hệ

xã hội, được sản xuất và tiêu thụ chủ yếu trong thời gian rảnh rỗi, dưới các hình thức của dấu hiệu ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, đồ thị, âm thanh, hình ảnh, được bảo tồn và truyền bá một cách lâu dài và thường trực bằng những

thiết chế thích hợp

Lý giải văn hóa, Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cũng như biểu hiện của nó mà loại người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [46,431]

Từ những định nghĩa nêu trên, chúng tôi tổng hợp một số nội dụng cơ bản của khái niệm văn hóa như sau:

Thứ nhất, văn hóa là hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình

lịch sử Văn hóa xuất hiện từ lao động, hiện ra như một nhiệm vụ thực tiễn, làm biến đổi các quan hệ qua lại giữa con người với thế giới và giữa con người với nhau Con người là một bộ phận của tự nhiên, có mối liên hệ ràng buộc chặt chẽ với tự nhiên trong quá trình tìm kiếm và tạo ra những vật phẩm nhằm đảm bảo sự tồn tại cũng như sự thỏa mãn mình Nhưng, một khi những sản phẩm ấy, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu, nó còn đem lại cho con người niềm vui, hạnh phúc và sự thăng hoa trong tâm hồn, làm cho họ biết đến cái đúng, cái tốt, cái đẹp Đến lượt mình nó lại trở thành mục tiêu để con người

Trang 19

hướng tới, nghĩa là nó trở thành giá trị, trở thành văn hóa, để từ đó, con người như bị hút sâu vào hoạt động sáng tạo, chủ động sáng tạo, sáng tạo để thỏa mãn nhu cầu sáng tạo

Thật vậy, sáng tạo là năng lực vốn có của loài người, “căn cứ vào mức

độ tự nhiên được con người biến thành bản chất người, tức là mức độ tự nhiên được con người khai thác, cải tạo thì có thể xét được trình độ văn hóa chung của con người”[8,127] Theo C.Mác, văn hóa là sản phẩm của hoạt động sáng tạo trong quá trình con người cải tạo tự nhiên và cải tạo chính mình Đó là năng lực hoạt động sáng tạo, năng lực tự nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tích lũy

kinh nghiệm, “nhào nặn vật chất” theo quy luật của cái đẹp Quá trình đó cho

thấy văn hóa là năng lực bản chất của con người, hoạt động hướng tới mục tiêu nhân bản hóa con người và xã hội

Nhấn mạnh thêm hoạt động sáng tạo của con người trong lịch sử, Tổng giám đốc UNESCO – Federico Mayor Zaragoza quan niệm “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại Qua các thế

kỉ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống giá trị và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”[72,29]

Như vậy, có thể xem văn hóa là hệ thống những giá trị vật chất và phi vật chất do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn – lịch sử nhằm khẳng định tính NGƯỜI vốn có của mình, trên cơ sở ấy, văn hóa nói lên trình độ phát triển của lịch sử nhân loại

Thứ hai, văn hóa là những yếu tố mang tính giá trị, là những sản phẩm

do con người tạo ra, được cộng đồng trải nghiệm, đúc kết, được nâng lên thành chuẩn mực và đưa vào vận thông trong xã hội một cách tự nhiên Những giá trị đó thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người, hướng hoạt động của họ vận hành theo quy luật chân – thiện – mỹ Giá trị của sự vật, hiện tượng là tính chất và mức độ hữu ích của chúng để đáp ứng nhu cầu phát triển

Trang 20

của con người trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, là nền tảng để từ đó hình thành những giá trị mới

“Lao động là nguồn gốc của mọi của cải và văn hóa” (C.Mác), tuy

nhiên, không phải mọi sản phẩm do con người sáng tạo ra đều là văn hóa mà chỉ những sản phẩm mang tính giá trị, nghĩa là những sản phẩm được sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, hướng con người đến với chân – thiên – mỹ Do đó, văn hóa không phải là tất cả, văn hóa là những cái có giá trị, có vẻ đẹp

Như vậy, văn hóa là toàn bộ sự hiểu biết, kinh nghiệm của con người được tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, được đúc kết thành giá trị, chuẩn mực xã hội, biểu hiện thông qua vốn di sản văn hóa và

hệ ứng xử văn hóa của cộng đồng người Hệ giá trị xã hội là một thành tố cốt lõi làm nên bản sắc riêng của một cộng đồng xã hội, nó có khả năng chi phối đời sống tâm lý và mọi hoạt động của những con người sống trong cộng đồng

xã hội ấy

Thứ ba, văn hóa là mô hình các thiết chế xã hội Văn hóa được sáng

tạo, tiêu dùng, tích lũy và truyền thụ cho thế hệ sau Để đảm bảo các giá trị, các chuẩn mực được vận hành, mỗi xã hội phải xây dựng một hệ thống các thiết chế xã hội – văn hóa, bao gồm: nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tôn giáo, nhà trường, gia đình…Các thiết chế này được hình thành từ các mối quan hệ giữa các thành viên trong một cộng đồng với những quy định, thể chế, giá trị, truyền thống của cộng đồng đó, nó có sức mạnh vật chất và tinh thần để thực hiện các chức năng văn hóa mà xã hội đặt ra

Chú trọng vào các thiết chế văn hóa, J.H.Fichter xem văn hóa là hình thái toàn diện của những thiết chế mà con người cùng có chung trong xã hội

Cùng với quan điểm trên, Nim-cốp và Ô-rơ-béc nhận định: Văn hóa bao gồm các sáng tạo hoặc những đặc điểm văn hóa tích hợp lại trong hệ thống nhiều cấp độ liên kết khác nhau giữa các bộ phận Những đặc diểm vật

Trang 21

chất hoặc phi vật chất được tổ chức lại nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người Chúng tạo ra thể chế xã hội, hợp thành hạt nhân của văn hóa, các thiết chế liên hệ qua lại với nhau dưới hình thức một mô hình đơn nhất cho một xã

hội

Thứ tư, văn hóa nói lên phương thức ứng xử của con người, trong mối

quan hệ với tự nhiên và giữa con người với nhau Những hành vi của con người đều bộc lộ những nét văn hóa W.Summer cho rằng: Tổng thể những

sự thích nghi của con người với các điều kiện sống của họ chính là văn hóa Con người là sản phẩm của tự nhiên, để tồn tại con người phải gắn liền với tự nhiên, nương tựa, thích ứng, khám phá và khai thác tự nhiên, đồng thời cũng luôn có ý thức và thực hiện những hoạt động bảo vệ tự nhiên, yêu mến tự nhiên như thân thể vô cơ của mình Khai thác và bảo vệ tự nhiên một cách hợp lý là sự biểu hiện văn hóa của con người

Bên cạnh môi trường tự nhiên, con người còn sở hữu “thiên nhiên thứ

hai”, đó chính là môi trường văn hóa được tạo ra từ hoạt động sáng tạo của

con người trong mối quan hệ với cộng đồng Những phương thức, quy tắc ứng xử của con người với nhau tạo nên hệ thống các giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu được tích lũy trong đời sống cộng đồng, tạo thành hệ giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng Như vậy, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và phi vật chất của nhóm người, bao gồm các thiết chế, phong tục, tập quán và

phương thức ứng xử của họ

Văn hóa là phương thức ứng xử mà mỗi thế hệ cần phải nắm lại từ đầu, song mọi sự kế thừa đều mang tính chọn lọc Thực tế trong cuộc sống, con người vừa khuôn theo lại vừa không khuôn theo một hình mẫu văn hóa có sẵn, nên luôn có sự hình thành những giá trị, những chuẩn mực mới, tạo ra sự

đa dạng, tính tương đối và sự phát triển của văn hóa

Trang 22

Thứ năm, văn hóa là hoạt động giáo dục đào tạo con người Lịch sử

phát triển nhân loại chịu sự tác động mạnh mẽ bởi hoạt động phát minh, trao truyền và kế thừa.Văn hóa là tất cả những gì do con người sản xuất ra: công

cụ, biểu trưng, thiết chế, hoạt động, các quan niệm, tín ngưỡng Đó là những sản phẩm nhân tạo, được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác (Phôn-

xôm) Cuộc sống luôn đặt con người trước những tình huống cần phải tạo ra

những giải pháp, trong quá trình đó, những phương án hợp lý sẽ được lựa chọn, tích lũy và trao truyền cho cộng đồng và cho thế hệ sau như một nhu cầu thiết yếu Trên nên tảng của sự kế thừa, con người ở mỗi thời đại lại sáng tạo nên những giá trị mới cho mình, làm cho văn hóa trở thành một chuỗi dài phong phú và tiệm tiến

Nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, Hồ Chí Minh viết:

Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Thức dậy phân ra kẻ dữ, hiền, Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên

Đề cập đến vai trò truyền đạt và kế tục của văn hóa, không phải là đề cập đến mọi hoạt động truyền thụ mà chỉ là những hoạt động trao truyền và kế thừa những giá trị, những nội dung kiến thức mang lại lợi ích cho loài người, đào tạo cá nhân thành một con người xã hội với tổng thể những phẩm chất được cộng đồng lựa chọn và tôn vinh Trong ý nghĩa đó, Hội nghị quốc tế về văn hóa tổ chức tại Mexico năm 1982 đã thống nhất quan điểm về nội dung giáo dục của văn hóa như sau: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những

hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng, chính văn hóa làm cho chúng ta

Trang 23

trở thành những sinh vật đặc biệt, nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt mỏi những ý nghĩa

và sáng tạo nên những công trình vượt trội bản thân mình”[70,5-6]

Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi định nghĩa văn hóa như

sau: Văn hóa là hệ thống những giá trị vật chất và phi vật chất do con người

sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn – lịch sử, được tích lũy và trao truyền cho thế hệ sau, tổng thể những giá trị đó là cơ sở để nhận diện một cộng đồng

Văn hóa gia đình

Căn cứ vào chủ thể văn hóa, có thể chia văn hóa thành văn hóa cá nhân

và văn hóa cộng đồng Văn hóa cá nhân là tổng thể những tri thức, kinh nghiệm, phương thức ứng xử mà mỗi cá nhân đã học tập, tích lũy được trong quá trình tham gia hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội của đời sống cộng đồng Còn văn hóa cộng đồng là văn hóa của một nhóm người có quan hệ mật thiết với nhau trong sinh hoạt vật chất cũng như tinh thần, kinh tế, chính trị và các quan hệ đặc thù khác, là tổng thể những giá trị, chuẩn mực, thị hiếu, những đặc tính riêng của cộng đồng đó

Gia đình là một cộng đồng người, một nhóm xã hội nhỏ đặc thù, vì thế,

nó tồn tại như một hiện tượng văn hóa, một giá trị văn hóa, đồng thời cũng là

một chủ thể văn hóa gắn liền với yếu tố sinh học – xã hội của con người, tuy

nhiên không thể đồng nhất gia đình với tư cách là chủ thể văn hóa với văn hóa gia đình – một thực thể văn hóa xã hội Cần phải tìm hiểu rõ khái niệm văn hóa gia đình Dưới đây xin trích hai quan niệm về văn hóa gia đình, từ đó làm

rõ nội dung của khái niệm này:

Trang 24

Thứ nhất “Văn hóa gia đình như một trong những lĩnh vực cơ bản của

văn hóa chung của xã hội, như hệ thống chuẩn mực, những giá trị chi phối đời sống và mối quan hệ trong nội bộ gia đình với tư cách như một tế bào xã hội, vừa chịu sự tác động của xã hội vừa tác động qua lại xã hội”

Thứ hai “Văn hóa gia đình là một dạng đặc thù của văn hóa xã hội bao

gồm tổng thể các giá trị, chuẩn mực, cách hành xử của xã hội mà các thành viên trong gia đình cùng tiếp nhận để ứng xử với nhau trong gia đình và ngoài

xã hội”[25,262]

Có thể nói gia đình là một hiện tượng văn hóa của con người, vì gia

đình là môi trường để nuôi dưỡng con người Đứa trẻ được sinh ra, được thừa hưởng những tiềm năng ưu trội hơn các loài động vật khác nhưng lại rất yếu

ớt, không thể tự tồn tại mà phải được nuôi dưỡng tốt thì những tiềm năng vốn

có mới sinh trưởng được Vì vậy cha mẹ phải nuôi dưỡng con cái, tạo mọi điều kiện để phát triển những tiềm lực vốn có của chúng

Về mặt tính giao, con người thường chỉ quan hệ với một người trong suốt cuộc đời và sự cấm đoán quan hệ tính giao giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em ruột và họ hàng gần Mặt khác, quan hệ tính giao của gia đình không chỉ nhằm mục đích duy trì nòi giống, thỏa mãn nhu cầu bản năng mà

nó còn đáp ứng nhu cầu tình cảm, tinh thần, đạo đức, sức khỏe và tâm linh

Con người không chỉ có mối quan hệ huyết thống trong gia đình mà thông qua gia đình họ có thể thiết lập những mối quan hệ khác, như: quan hệ theo chiều dọc, là mối quan hệ giữa các thế hệ bố mẹ, ông bà, cụ kị…với con, cháu, chắt…; quan hệ theo chiều ngang là quan hệ họ hàng, nội ngoại, bên chồng, bên vợ…Con người có khả năng tự ý thức và ứng xử với những mối quan hệ đó, điều này thể hiện tính văn hóa của họ

Gia đình mang bản chất giá trị, đáp ứng nhu cầu tồn tại và nhu cầu

thiêng liêng của con người Là môi trường nuôi dưỡng con người, gia đình có

Trang 25

vai trò to lớn đối với cuộc đời của mỗi người Nhiều người đã trưởng thành, lúc gặp khó khăn cũng thường nghĩ đến người thân của mình bằng tiếng kêu bật ra từ chiều sâu tâm thức

Tình yêu nam – nữ là cơ sở để hình thành nên gia đình, đến lượt mình,

nó lại là nơi chốn nuôi dưỡng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, là nơi người ta yêu thương, tin cậy và tự hào có được, là mục tiêu phấn đấu của mỗi con người “Tổ ấm” này còn là yếu tố cần thiết để hoàn thiện nhân cách đối với mỗi cá nhân Vì vậy nó là một giá trị thiêng liêng có thể sánh với các giá trị cao cả khác

Gia đình vừa là một hiện tượng văn hóa, vừa là một giá trị văn hóa, thấm sâu vào tâm lí, thói quen, tình cảm và lý tưởng của mỗi người Nó được xem như là giá trị tinh thần quý giá của nhân loại, luôn cần được giữ gìn và

phát huy

Gia đình là một thực thể văn hóa – là chủ thể sáng tạo ra văn hóa

Những giá trị văn hóa được thể hiện trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với

xã hội Quan hệ gia đình vừa là quan hệ sinh học vừa là quan hệ văn hóa, vì vậy, mỗi thành viên lựa chọn những phương thức ứng xử thích hợp với mỗi kiểu loại văn hóa gia đình, tạo thành hệ thống các giá trị văn hóa gia đình

Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình tạo nên những giá trị như: chung thủy, hòa thuận trong quan hệ vợ chồng; thương yêu, hiếu thảo, kính trọng trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, nhường nhịn, yêu thương trong quan hệ giữa anh, chị, em

Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với xã hội tạo ra những giá trị, những chuẩn mực đa dạng và phong phú, thể hiện trong mối quan hệ mặn

mà, gần gũi giữa gia đình với họ hàng, gia tộc Những người cùng dòng họ yêu quý và hổ trợ cho nhau, “Con chú con bác chẳng khác gì nhau”, “Bán con

Trang 26

nuôi cháu”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” Quan hệ giữa gia đình với xóm giềng rất gần gũi và thân thiện “Tối lửa tắt đèn có nhau”, “Bán anh em

xa mua láng giềng gần”, “Trong họ ngoài làng” Quan hệ giữa gia đình với dân tộc, với tổ quốc “Trung với nước, hiếu với dân”

Những giá trị văn hóa gia đình, một khi đã trở thành hệ thống, nó sẽ chi phối, điều tiết các quan hệ trong gia đình, định hướng phương thức ứng xử của mỗi cá nhân đối với gia đình và đối với xã hội Hệ thống giá trị văn hóa gia đình được thể chế hóa thành gia đạo, gia huấn, gia lễ và thành luật pháp của nhà nước, bằng dư luận xã hội nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của gia đình

Gia đình là một thực thể sinh học – xã hội, không có yếu tố sinh học thì gia đình không tồn tại, nhưng cũng sẽ không có sự hiện diện của gia đình nếu không có yếu tố xã hội – văn hóa “Sẽ không đúng nếu bỏ qua yếu tố sinh học

và giới tính, nhưng càng không đúng nếu không tính đến đầy đủ yếu tố văn hóa trong sự hình thành gia đình ở con người Gia đình ngay từ đầu là một tồn tại văn hóa, một thực thể văn hóa, tất nhiên nó tồn tại trong mối liên hệ khăng khít với những yếu tố sinh học và giới tính Ở những trình độ phát triển thấp của con người, đã như thế Ở trình độ phát triển cao hơn lại càng như

thế”[48,23]

Cấu trúc của văn hóa gia đình

Gia đình là một cộng đồng nhỏ, văn hóa gia đình là một dạng đặc thù của văn hóa cộng đồng Văn hóa cộng đồng biểu hiện trên lĩnh vực văn hóa vật chất và văn hóa phi vật chất Văn hóa gia đình có cấu trúc phức tạp hơn bởi gia đình không chỉ sản xuất các giá trị vật chất, các giá trị phi vật chất mà còn sản xuất ra con người, tái tạo nòi giống C.Mác đã chỉ rõ: “Tham dự ngay

từ đầu vào quá trình phát triển của lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tái tạo ra người khác, sinh sôi, nảy nở - đó

Trang 27

là quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình…Như vậy, sự sản xuất ra đời sống của bản thân mình bằng lao động cũng như đời sống của người khác bằng việc sinh con đẻ cái – biểu hiện ngay ra là một quan hệ song

trùng: một mặt là quan hệ tự nhiên, mặt khác là quan hệ xã hội”[9,41-42]

Căn cứ vào hoạt động sản xuất của gia đình, có thể chia cấu trúc của văn hóa gia đình thành ba dạng:

Thứ nhất, văn hóa sản sinh và nuôi dạy con người Các thành viên

trong gia đình (vợ, chồng) phải chủ động tích lũy tri thức, kinh nghiệm, cách thức, thái độ và các thiết chế cho sự sinh nở và nuôi dạy con cái, điều đó thể hiện văn hóa của gia đình Ngoài ra, gia đình cần có những tri thức, sự hiểu biết về kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng thai nhi từ khi hình thành cho đến khi

ra đời và trưởng thành Đó là toàn bộ các yếu tố của văn hóa sinh sản và nuôi dạy con người

Thứ hai, văn hóa vật chất và tiêu dùng các sản phẩm vật chất Sản

phẩm vật chất do mỗi thành viên trong gia đình tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại của bản thân như ăn, mặc, ở…Những sản phẩm đó nói lên trình độ phát triển của “lực lượng bản chất người” trên lĩnh vực sản xuất ra đời sống vật chất Quá trình lao động sản xuất của cải vật chất, con người tích lũy được những kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng, bí quyết trong sản xuất sản phẩm tiêu dùng đến cách thức, kỹ thuật, công nghệ chế tác các cộng cụ sản xuất, các phương tiện sử dụng, vũ khí chiến đấu…Từ cách thức tiêu dùng, phân phối, hưởng thụ, trao đổi các sản phẩm vật chất đến thể chế phân chia, kế thừa gia sản…những yếu tố đó tạo nên văn hóa vật chất của gia đình

Thứ ba, văn hóa phi vật chất và hưởng thụ các sản phẩm văn hóa phi vật chất, đó là toàn bộ những giá trị, đạo đức, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục,

tập quán, thị hiếu thẩm mỹ và cả những bí quyết nghề nghiệp truyền

Trang 28

thống…Những yếu tố đó tạo nên những chuẩn mực, những khuôn mẫu, những giá trị của gia đình

Ranh giới giữa văn hóa vật chất và văn hóa phi vật chất trong gia đình chỉ mang tính tương đối, hơn nữa thực tiễn gia đình không phải lúc nào cũng

có sự tách bạch giữa ba lĩnh vực nêu trên, cho nên sự phân chia cấu trúc văn hóa gia đình chỉ mang tính tương đối

Hệ thống các giá trị văn hóa gia đình

Tập hợp tất cả những phương thức ứng xử mà con người lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu của gia đình, có khả năng chi phối đời sống tình cảm, tâm lí, hành vi ứng xử của mọi thành viên trong gia đình, sẽ làm nên giá trị văn hóa gia đình Tất nhiên, những phương thức mà con người lựa chọn phải

có ý nghĩa và có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của gia đình, chúng được cần đến như một nhu cầu Hệ thống giá trị văn hóa gia đình gồm ba thành phần, đó là giá trị cấu trúc, giá trị chức năng và giá trị tâm linh:

Giá trị cấu trúc được biểu hiện thông qua những các mối quan hệ bên

trong gia đình, các mối quan hệ này thể hiện thái độ lựa chọn cơ cấu gia đình

và phương thức ứng xử giữa các thành viên với nhau, đó là mối quan hệ giữa

vợ - chồng, quan hệ giữa cha mẹ - con cái, quan hệ giữa anh - chị - em, quan

hệ giữa ông bà và cháu chắt…

Quan hệ vợ - chồng: Mỗi hình thái gia đình khác nhau, sự thể hiện mối

quan hệ giữa vợ và chồng cũng khác nhau Ở đây ta tìm hiểu sự biểu hiện giá trị văn hóa qua mối quan hệ vợ - chồng trong hình thái gia đình hiện đại là loại gia đại được xây dựng trên cơ sở tình yêu tự do nam nữ, mỗi cá nhân có quyền lựa chọn người bạn đời để kết hôn Do đó, trong cuộc sống chung, giữa

họ hình thành hai giá trị cơ bản:

Một là, quyền bình đẳng vợ - chồng: Trong cuộc sống, họ bình đẳng về

tham gia lao động, hoạt động xã hội, đóng góp và hưởng thụ tài sản gia đình,

Trang 29

quyết định những vấn đề chung của gia đình Sự ý thức về quyền và nghĩa vụ

cũng như sự tôn trọng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên biểu hiện trình độ nhận thức ngày càng tiến bộ của người vợ và người chồng Chính điều đó làm nên giá trị của văn hóa gia đình hiện đại, được pháp luật nước ta thừa nhận và bảo vệ

Hai là, lòng chung thủy: Trong bất cứ loại hình gia đình nào, sự thủy

chung, son sắt cũng là giá trị cao nhất trong mối quan hệ vợ - chồng Nó biểu hiện tình yêu, niềm tin, sự tôn trọng, trách nhiệm và đạo đức của mỗi bên đối với nhau Trên cơ sở đó, vợ chồng có thể chia sẻ, cảm thông và hỗ trợ nhau mọi mặt, cùng nhau vượt qua mọi trở ngại của cuộc sống, sinh con đẻ cái, tạo dựng một gia đình hạnh phúc, một “tế bào” lành mạnh cho sự phát triển phồn vinh của “cơ thể” xã hội

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là cách thức ứng xử của cha mẹ và con cái

với nhau Các giá trị văn hóa biểu hiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình truyền thống Việt Nam vừa mang tính chất cổ truyền bản địa, vừa mang tính Nho gia Gia đình hiện đại kế thừa, giữ gìn và phát huy nhiều giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, đó là tình yêu thương, sự hy sinh của cha mẹ cho con cái và con cái là niềm tự hào, là hạnh phúc của cha mẹ:

“Có vàng vàng chẳng hay phô

Có con con nói trầm trồ dễ nghe”

Con cái cũng là chỗ dựa cho cha mẹ lúc tuổi về già: “Trẻ cậy cha, già cậy con”

Ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, con cái luôn kính trọng, yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ và luôn biết rằng:

“Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Trang 30

Quan hệ giữa anh, chị, em trong gia đình là mối quan hệ giữa những

người con do cha mẹ sinh ra hoặc không do cha mẹ sinh ra nhưng được thừa nhận trong gia đình Anh, chị, em thương yêu và nâng đỡ nhau suốt cuộc đời,

“Kính trên, nhường dưới”, “Máu chảy ruột mềm”, “Anh em như thể chân tay, rách lành đùm bọc hai thân vui vầy”… là những giá trị truyền thống quý báu của gia đình Việt Nam đã và đang được lưu truyền cho thế hệ sau

Quan hệ theo chiều dọc và theo chiều ngang:

Quan hệ giữa ông bà và cháu chắt (Quan hệ chiều dọc)

Do sự quy định của nền nông nghiệp lúa nước và thói quen sống cộng đồng, phần lớn gia đình Việt Nam là kiểu gia đình mở rộng, trong gia đình thường có ba thế hệ hoặc nhiều hơn Bên cạnh mối quan hệ vợ - chồng, cha

mẹ - con cái, anh - chị - em là mối quan hệ giữa ông bà và cháu chắt của họ Người Việt Nam từ xưa đến nay dù đi đâu về đâu vẫn luôn mang bên mình truyền thống nhớ về tổ tiên, nguồn cội, thờ cúng những người đã khuất, yêu thương, hiếu đễ, kính trọng người già Chính truyền thống đó tạo nên mối quan hệ gắn bó khăng khít, chặt chẽ giữa ông bà và cháu chắt Ông bà, tuy không trực tiếp tạo ra của cải vật chất để nuôi lớn đứa trẻ, song chính vì vậy,

họ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc, dạy dỗ con cháu, truyền thụ những kinh nghiệm và những giá trị văn hoá quý báu bằng thơ ca, tục ngữ, những câu chuyện cổ tích và những lời răn dạy Quê ngoại đã trở thành hình ảnh vô cùng thiêng liêng, là nơi chốn hiền hòa, dấu yêu của biết bao tuổi thơ Con cháu luôn lấy sự hiếu kính với ông bà làm đầu, luôn yêu thương, chăm sóc, vâng lời và tiếp thu những tri thức mà ông bà đã dày công truyền thụ

Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với dòng họ bên vợ và bên chồng (Quan hệ chiều ngang) là mối quan hệ gắn bó, thân thiết mà người Việt

Nam hay dùng khái niệm “Bà con” để chỉ mối quan hệ này Vợ chồng và con cái của họ đều ý thức tầm quan trọng của những quan hệ đó Khi khá giả, họ

Trang 31

hang có nguyện vọng hỗ trợ, giúp đỡ nhau Khi ốm đau, gặp khó khăn họ cũng mong nhận được sự giúp đỡ từ những người thân của hai bên vợ chồng Chính những sự hỗ trợ, quan tâm đó làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với họ hàng hai bên mặn mà, khăng khít

Bên cạnh giá trị cấu trúc, văn hóa gia đình còn biểu hiện qua giá trị

chức năng Đó là sự biểu hiện vị trí, vai trò của văn hóa gia đình đối với các

thành viên của nó và đối với xã hội Giá trị chức năng thực chất là chức năng của văn hóa gia đình Văn hóa của gia đình có những chức năng sau:

Một là, văn hóa gia đình có chức năng tái sản xuất ra các thành viên

mới cho gia đình và xã hội Không giống như sự sinh sản theo bản năng của động vật, việc sinh đẻ ở con người bên cạnh những yếu tố tự nhiên nó còn mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt Việc sinh con sau hôn nhân thường được đông đảo người dân Việt Nam ủng hộ Đứa trẻ ra đời là kết quả của tình yêu đôi lứa và được pháp luật thừa nhận Quá trình sinh nở diễn ra một cách chủ động từ việc lựa chọn thời điểm sinh nở, số lượng con, thậm chí cả giới tính của đứa trẻ Vì vậy, sự ra đời của một đứa trẻ thường là kết quả của sự chuẩn

bị kỹ càng, chủ động và sự nhiệt thành chào đón của các thành viên trong gia đình Đó là bản tính của con người và là điều mà hầu như tất cả mọi người đều hướng đến Bên cạnh đó, sinh con đẻ cái không chỉ với mục đích đơn thuần là duy trì nòi giống, nó còn mang ý nghĩa tinh thần sâu sắc, mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc thiêng liêng vô bờ bến đối với gia đình

Gia đình không chỉ sinh sản mà còn phải nuôi dưỡng và giáo dục đứa trẻ theo những chuẩn mực của xã hội, bởi vì đứa trẻ không chỉ được tạo ra cho gia đình mà còn là nguồn nhân lực cho xã hội sau này Do vậy, gia đình cùng với xã hội kết hợp giáo dục đứa trẻ thành một công dân có những phẩm chất phù hợp với yêu cầu của gia đình và xã hội Gia đình vừa tạo ra những con người sinh học vừa tạo ra những con người xã hội Để có được con người xã

Trang 32

hội, “văn hóa gia đình có vai trò hết sức to lớn, nó quyết định đến thể chất, tinh thần của các thành viên mới được sinh ra, nó tác động đến tỷ lệ sinh sản, phương thức sinh sản ra thế hệ mới Văn hóa gia đình còn tạo nên ý nghĩa tinh thần cho hoạt động sinh sản của con người, niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa đạo đức nhân sinh của sự tái tạo ra con người” [25,273]

Hai là, văn hóa gia đình có chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái,

hình thành nhân cách con người Cùng với xã hội, gia đình là môi trường đầu tiên nuôi dưỡng, giáo dục con người Từ khi chào đời, đứa trẻ đã được gia đình nuôi nấng, chăm sóc cẩn thận, kỹ lưỡng Cũng từ gia đình, đứa trẻ được giáo dục những bài học đầu tiên về tri thức làm người, từ cách ăn uống, đi lại cho đến cách nói năng, đối xử với các thành viên khác trong gia đình (kính trên, nhường dưới, hòa thuận, thương yêu) Dần dần đứa trẻ được giáo dục lối sống đẹp, lý tưởng…để có ý thức tự hoạt động nhằm vươn tới những giá trị Việc giáo dục đó thể hiện qua việc răn dạy và sự ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau để con trẻ noi gương Do đó, để giáo dục, truyền thụ những giá trị cho trẻ thơ thì cha mẹ, anh chị phải làm gương, mọi hoạt động diễn ra hàng ngày của họ đều phải được vận động hướng đến cái đẹp Thật vậy, chỉ bắt đầu được giáo dục từ môi trường gia đình, trẻ mới có thể hình thành nhân cách tốt Gia đình là nơi chốn thiêng liêng có sức mạnh che chở cho trẻ thơ và là nơi trẻ tin tưởng, gắn bó suốt cuộc đời Bắt nguồn từ những giá trị đứa trẻ kế thừa trong gia đình sẽ đưa chúng bước dần vào xã hội một cách tự nhiên và hòa hợp

Văn hóa gia đình tác động thường xuyên đến trẻ thơ theo một hệ giá trị

sẽ làm cho trẻ cảm thấy gia đình là một điều gì đó lớn lao, bao bọc nó, là điểm tựa để từ đó trẻ bước vào xã hội với mong muốn phấn đấu xứng đáng với truyền thống gia đình đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng

Trang 33

Văn hóa gia đình tác động đến trẻ thơ, đồng thời nó cũng tác động mạnh mẽ đến các thành viên của gia đình, bởi trong khi mang những giá trị, những chuẩn mực của gia đình truyền thụ cho trẻ thông qua hình thức làm gương thì đó cũng là hoạt động để mỗi thành viên tự điều chỉnh bản thân mình, làm cho họ ngày càng hoàn thiện hơn về nhân cách Quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người phải tính đến vai trò của văn hóa gia đình, nó quy định trách nhiệm, cách hành xử của mỗi người trên cơ sở

vị thế tự nhiên của họ trong gia đình (là ông bà, cha mẹ, con cái…)

Ba là, văn hóa gia đình có chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm – sinh lý,

tình cảm cho các thành viên Chỉ trong gia đình, những vấn đề tâm – sinh lý của các thành viên mới được bộc lộ và giải quyết “Trong thời đại nào cũng vậy, hai từ gia đình thường được nhắc đến với những gì dịu ngọt nhất Gia đình là ngọn lửa ấm áp, là chỗ dựa tình cảm cho mỗi con người, hầu hết chúng ta, khi nghĩ tới gia đình, nói về gia đình vẫn thường hình dung đến những gì êm ái và hạnh phúc nhất” [36,101] Chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm bảo đảm sự cân bằng tâm lý của các thành viên trong gia đình, nó vô cùng cần thiết để củng cố tính bền vững của gia đình Mỗi người cần có sự hiểu biết về tâm lý, tình cảm, sở thích…của nhau để cư xử cho phù hợp, chân thành và tế nhị, tạo bầu không khí gia đình ổn định và một nền tảng tình cảm vững chắc, làm cho con người có được sự yên bình, niềm tin yêu, lối sống lạc quan và tích cực

Bốn là, văn hóa gia đình có chức năng điều chỉnh trong hoạt động kinh

tế của gia đình Gia đình vốn có chức năng kinh tế, đó là hoạt động tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu sinh tồn của gia đình Tuy nhiên gia đình là một cộng đồng tiêu dùng, cho nên văn hóa gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng quá trình sản xuất của cải vật chất và quá trình tiêu dùng sản phẩm Văn hóa gia đình một mặt kích thích nhu cầu sản xuất và tiêu

Trang 34

dùng tích cực, chính đáng mặt khác kìm hãm nhu cầu sản xuất và tiêu dùng không chính đáng, trên cơ sở đó nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế của gia đình

và xã hội

Giá trị tâm linh là hạt nhân bất biến của văn hóa gia đình Cuộc sống

của con người, bên cạnh những mặt hiện hữu vẫn luôn tồn tại những mặt không hiện hữu, tâm linh được xem là một khía cạnh như vậy Trong gia đình, các thành viên luôn cảm nhận và tôn thờ những giá trị thiêng liêng và bí ẩn một cách tự nhiên không vụ lợi, “những giá trị tâm linh ấy hết sức bền vững

và có thể nói nó là hằng số của văn hóa gia đình, không một sự thay đổi nào

về trạng thái xã hội, giá trị cấu trúc và giá trị chức năng làm cho giá trị tâm linh ấy mất đi” [54,66], nếu mất đi giá trị ấy, con người không tồn tại như

“CON NGƯỜI” đúng nghĩa Giá trị tâm linh trong đời sống gia đình của người Việt Nam là những điều thật linh thiêng, cao quý trong mối quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ giữa anh chị em trong gia đình, quan hệ giữa người còn sống và người đã khuất Chỉ có người trong cuộc mới cảm nhận được những rung động, niềm vui, niềm hạnh phúc mà giá trị đó mang lại Nó được biểu hiện qua các nghi thức tổ chức hôn lễ, nghi thức đón nhận thành viên mới chào đời, nghi thức tang ma, cúng giỗ…Sự hòa quyện những giá trị tâm linh ấy làm nên cốt cách, tâm hồn của con người Việt Nam

Tóm lai, văn hóa gia đình như một hiện tượng văn hóa, một giá trị văn hóa và là một chủ thể văn hóa Hệ thống giá trị văn hóa gia đình định hướng hành động cho mọi thành viên có ý thức vươn tới “gia đình” như một giá trị

Trang 35

Vai trò của văn hóa gia đình đối với sự phát triển của cá nhân và

xã hội

Đề cập đến vai trò của sự vật hiện tượng là nói đến khả năng tác động của nó tới đối tượng khác trong cùng một hệ thống Vì vậy, khi nói đến vai trò của văn hóa gia đình phải đặt nó trong đời sống gia đình bao gồm những thành viên, hoạt động của gia đình và văn hóa gia đình Ba yếu tố này tương tác lẫn nhau tạo nên lối sống gia đình, trong đó văn hóa gia đình đóng vai trò

là nền tảng tinh thần điều tiết, thúc đẩy sự biến đổi của cá nhân và gia đình theo hướng chân, thiện, mỹ Sở dĩ con người tồn tại là do văn hóa, nếu không con người cũng chỉ có cuộc sống sinh học đơn thuần như các loài động vật khác

Gia đình là kết quả của sự ham muốn khác giới với những bí ẩn về tình dục và bản năng duy trì nòi giống, nhưng đó chỉ là điều kiện cần, chỉ khi nào con người ý thức được những điều quan trọng đó và nâng lên thành ý thức xã hội thì mới đủ cho sự hình thành và tồn tại của gia đình

Bên cạnh sự tác động đối với con người và đối với gia đình, văn hóa gia đình còn làm phong phú thêm đời sống văn hóa xã hội, nó tác động trực tiếp đến các lĩnh vực, như: kinh tế, chính trị, đạo đức, lối sống…Một khi văn hóa gia đình được bồi đắp theo những giá trị, những chuẩn mực sống lành mạnh, tiến bộ, thì nó sẽ là một nhân tố tạo ra sự ổn định, lành mạnh, tiến bộ của văn hóa và đời sống xã hội nói chung Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, hạt nhân

của xã hội là gia đình

Hiện nay, ở các nước phương Tây, nền kinh tế phát triển rất mạnh nhưng tình hình gia đình và xã hội lại rơi vào khủng hoảng trầm trọng “Gia đình là một thiên đường của hạnh phúc, điều nay không phải cá nhân nào

Trang 36

cũng có thể và có điều kiện để cảm nhận được Nhưng gia đình cũng còn là thiên đường cho một xã hội ổn định và phát triển dù các chính khách của xã hội này có cảm nhận hay không cảm nhận được điều đó Thực tế lịch sử cho thấy, không một xã hội được coi là văn minh và phát triển nào lại được xây dựng trên những quan hệ gia đình lỏng lẻo, trên sự khủng hoảng gia đình” [36,642] Nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, các nước phương Tây đang chủ trương thực hiện nhiều chính sách, nhiều biện pháp củng cố, xây dựng gia đình cũng như văn hóa gia đình của họ

Sự phân tích trên đã thể hiện rõ vai trò vô cùng quan trọng của văn hóa gia đình đối với mỗi cá nhân và đối với toàn xã hội Bên cạnh đó, văn hóa gia đình còn góp phần duy trì và phát triển các nhóm cộng đồng xã hội như dòng

họ, làng xã, dân tộc, giai cấp…Gia đình lưu giữ các giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống của các cộng đồng trong đời sống gia đình, vì các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình luôn gắn kết giá trị tốt đẹp của các cộng đồng

Văn hóa là đặc trưng bản chất của con người, con người sáng tạo ra văn hóa đồng thời cũng tiếp thu những giá trị văn hóa, biến đổi thành phương thức ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và giữa gia đình với

xã hội Văn hóa gia đình, một mặt tác động đến cá nhân, đến quá trình hình thành nhân cách, mặt khác tác động mạnh mẽ đến xã hội Quá trình tái sản xuất và xã hội hóa con người đã cung cấp cho xã hội những công dân tốt có khả năng tạo ra những giá trị cho gia đình và xã hội, qua đó từng bước nâng cao văn hóa cá nhân, văn hóa gia đình và văn hóa xã hội Trong tính hệ thống của nó, văn hóa cá nhân, văn hóa gia đình và văn hóa xã hội luôn là một chỉnh thể thống nhất

Trang 37

1.2 NHỮNG QUAN NIỆM VỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TOÀN CẦU HÓA VỚI VĂN HÓA GIA ĐÌNH

1.2.1 Quan niệm cơ bản về toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan của thế giới đương đại, đang là

vấn đề thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của đông đảo các học giả, các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới Toàn cầu hóa diễn biến phức tạp với những biến cố khôn lường, những bất trắc, những mâu thuẫn, những nghịch lý…biểu hiện với đủ mọi loại hình xu hướng và hệ quả khác nhau, đan xen, thống nhất

và đấu tranh lẫn nhau, vì vậy, nhận thức của con người cũng không thể thống nhất Bên cạnh những biểu hiện muôn hình, muôn vẻ của toàn cầu hóa là sự ảnh hưởng của lợi ích nhóm xã hội, giai cấp, dân tộc, địa vị quốc gia, vấn đề Bắc – Nam bán cầu, phương Đông và phương Tây, lịch sử, văn hóa, sắc tộc, tôn giáo…cũng làm cho quá trình nhận thức toàn cầu hóa diễn biến theo nhiều chiều hướng đa dạng, phức tạp, làm cho những cuộc tranh luận trở nên sôi nổi, kịch liệt và kéo dài

Thuật ngữ toàn cầu hóa lần đầu tiên xuất hiện trong từ điển tiếng Anh của Webster năm 1961, đến năm 1980 nó được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới Phần lớn các nhà nghiên cứu khi đề cập đến toàn cầu hóa chủ yếu là toàn cầu hóa kinh tế Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng:

“Toàn cầu hóa là sự vận động tự do của các yếu tố sản xuất nhằm phân bổ tối

ưu các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu… Là một quá trình ly tâm và là một lực lượng kinh tế vĩ mô, toàn cầu hóa rút ngắn khoảng cách kinh tế không những giữa các nước và khu vực mà còn giữa các tác nhân kinh tế với nhau Toàn cầu hóa cũng có khuynh hướng làm mất sự ổn định của các tổ chức độc quyền nhóm đã được thiết lập bằng cách làm thay đổi các “luật chơi” cả cuộc đấu tranh giữa các doanh nghiệp để chiếm lợi thế cạnh tranh trên các thị trường quốc gia cũng như thế giới”[49,123]

Trang 38

Năm 1999, trong Báo cáo về phát triển con người của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã nhận định: “Toàn cầu hóa không mới, nhưng thời đại hiện nay của toàn cầu hóa có các tính chất riêng biệt Sự hẹp lại của không gian và sự biến mất của các đường biên giới đang gắn kết cuộc sống của mọi người với nhau một cách sâu sắc, chặt chẽ và trực tiếp hơn bao giờ hết” [49,123]

Khi nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động thông tin đối với sự liên kết các nền kinh tế, McGren đã xem “quá trình toàn cầu hóa là quá trình tạo ra vô số mối quan hệ và kết nối giữa các nhà nước, các xã hội đang tạo nên hệ thống thế giới hiện đại Trong các quá trình này, các sự kiện, các quyết định và các hoạt động ở nơi này của trái đất có thể mang lại những hậu quả quan trọng đối với các cá nhân và các cộng đồng ở những nơi xa xôi khác của trái đất!” [49,123]

Quan trắc bức tranh kinh tế toàn cầu, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa toàn cầu hóa là “sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng lên của tổng thể các nước trên toàn thế giới, do việc gia tăng khối lượng và sự đa dạng trao đổi xuyên biên giới các sản phẩm và dịch vụ cũng như do luồng vốn quốc tế đồng thời với việc phổ biến công nghệ ngày càng rộng khắp” [49,124]

Trong tác phẩm Trung Quốc không muốn làm bất tiên sinh, Thẩm Kỳ

Như cho rằng: “Toàn cầu hóa kinh tế dưới sự tác động của quốc tế hóa sản xuất và cách mạng khoa học – công nghệ không ngừng phát triển, tính dựa dẫm vào nhau, bổ sung cho nhau của nền kinh tế các nước ngày càng gia tăng, yếu tố cản trở sản xuất ngày càng mất đi bởi tự do lưu thông toàn cầu” [49,124]

Ủy ban châu Âu đưa ra định nghĩa toàn cầu hóa “là một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang ngày càng

Trang 39

trở nên phụ thuộc lẫn nhau do có sự năng động của việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ cũng như do có sự lưu thông vốn, tư bản và công nghệ Đây không phải là hiện tượng mới mà là sự tiếp tục của một tiến trình đã được khơi mào

từ khá lâu”.[49,33]

Không tán thành với quan niệm của Ủy ban châu Âu, G Thompson cho rằng: nếu toàn cầu hóa chỉ đơn giản là việc tiếp tục mở rộng quốc tế hóa thì tại sao phải lại ôm sồm lên như vậy? Theo ông, khác với nền kinh tế quốc tế hóa mà thực thể chính là nền kinh tế quốc dân gắn liền với lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế toàn cầu hóa mà thực thể là chính bản thân nền kinh tế toàn cầu mới làm thành một cơ cấu kinh tế mới phi lãnh thổ, độc lập với các nền kinh

tế và các tác nhân quốc gia, nó quyết định cái gì có thể làm được và cái gì không làm được ở cấp độ quốc gia cả trong khu vực công lẫn khu vực tư nhân

Nhiều nhà nghiên cứu tán thành quan niệm cho rằng toàn cầu hóa là biểu hiện, là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất làm cho ranh giới giữa các quốc gia trở nên mờ nhạt, tạo ra mối quan hệ gắn kết, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên quy mô toàn cầu trong sự vận động và phát triển Cũng có quan niệm cho rằng toàn cầu hóa như một xu hướng bắt nguồn từ bản chất của hệ thống kinh tế thị trường,

là hệ thống mở, không bị giới hạn bởi các đường biên giới, ranh giới dân tộc

và tôn giáo, đó là một quá trình tự nhiên đi tới cộng đồng quốc tế của những người lao động tự do và phát triển toàn diện

Những quan niệm nêu trên tuy tiếp cận toàn cầu hóa dưới nhiều góc độ khác nhau, song đã phần nào lột tả được những khía cạnh của toàn cầu hóa

Để tìm hiểu bản chất của toàn cầu hóa, ta tìm hiểu tiến trình lịch sử của nó Cũng như mọi chỉnh thể khác, toàn cầu hóa có quá trình hình thành và diễn biến, bắt đầu vào thế kỉ XVI, khi Ferdinand Magellan thực hiện cuộc thám

Trang 40

hiểm đầu tiên vòng quanh thế giới, phát hiện những vùng đất mới, kéo theo hàng loạt những thay đổi, như: sự hình thành các trục đường trao đổi thương mại giữa các châu lục, sự ra đời chủ nghĩa tư bản, các cuộc cách mạnh công nghiệp, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, sự mở rộng thị trường thế giới Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen đã viết: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới…Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những mối quan hệ phổ biến của các dân tộc…Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho phương tiện giao thông trở nên vô cùng thuận lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh Giá rẻ của những sản phẩm của giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải thực hành phương thức sản xuất tư bản, nếu không sẽ bị tiêu diệt, nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một thế giới theo hình dạng của nó” [49,38]

Quá trình phát triển của toàn cầu hóa trải qua ba giai đoạn:

Giai đoạn đầu được tính từ đầu thế kỉ XX cho đến chiến tranh thế giới

lần thứ nhất Đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa thời kì này là sự phát triển mạnh mẽ mậu dịch quốc tế, sự tăng nhanh các luồng đầu tư quốc tế, bắt đầu gia tăng sự di cư liên lục địa Chủ nghĩa tư bản bành trướng thị trường thông qua việc đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa, áp đặt phân công lao động bất bình đẳng để tạo lập các khối thị trường riêng biệt giữa chính quốc và thuộc địa

Giai đoạn hai của toàn cầu hóa được tính từ sau chiến tranh thế giới

thứ hai cho đến cuối thập niên 60 của thế kỉ XX Quá trình toàn cầu hóa giai

đoạn này có bốn đặc điểm cơ bản: thứ nhất, sự hình thành và phát triển hai

khối liên kết kinh tế có tính đối lập nhau, là khối liên kết kinh tế tư bản chủ

Ngày đăng: 10/08/2021, 15:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn Bính (chủ biên) (1999), Toàn cầu hóa và quyền công dân ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa và quyền công dân ở Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Bính (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
2. Trần Văn Bính (chủ biên) (1996), Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa ở nước ta hiện nay
Tác giả: Trần Văn Bính (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
3. Trần Văn Bính (1996), Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa ở nước ta hiện nay
Tác giả: Trần Văn Bính
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gai
Năm: 1996
4. Nguyễn Trần Bạt (2006), Văn hóa và con người, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và con người
Tác giả: Nguyễn Trần Bạt
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin
Năm: 2006
5. Đỗ Thị Bình – Lê Ngọc Văn – Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Đỗ Thị Bình – Lê Ngọc Văn – Nguyễn Linh Khiếu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2002
7. Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa kinh tế
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn Văn Huyên
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
8. Các Mác (1962), Bản thảo kinh tế triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản thảo kinh tế triết học
Tác giả: Các Mác
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1962
9. Các Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, t.3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, t.3
Tác giả: Các Mác và Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
10. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa học
Tác giả: Đoàn Văn Chúc
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin
Năm: 1997
11. Võ Thị Cúc (1997), Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em
Tác giả: Võ Thị Cúc
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1997
12. Bùi Đình Châu (2000), Văn hóa gia đình, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa gia đình
Tác giả: Bùi Đình Châu
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin
Năm: 2000
13. Charles – Albert Michalet (2005), Suy nghĩ về toàn cầu hóa, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về toàn cầu hóa
Tác giả: Charles – Albert Michalet
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2005
14. Phạm Đức Duy (1996), Giao lưu văn hóa nghệ thuật và sự phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao lưu văn hóa nghệ thuật và sự phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay
Tác giả: Phạm Đức Duy
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
15. Dorto Alegre (2003), Bình minh của một toàn cầu khác, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình minh của một toàn cầu khác
Tác giả: Dorto Alegre
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
16. Dominique Wolton (2006), Toàn cầu hóa văn hóa, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa văn hóa
Tác giả: Dominique Wolton
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2006
17. Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hóa và Phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và Phát triển trong bối cảnh toàn cầu hó
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2006
18. Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2000), Về xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
19. Nguyễn Khóa Điềm (chủ biên) (2000), Về xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Tác giả: Nguyễn Khóa Điềm (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
20. Ngô Văn Điểm (2001), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Tác giả: Ngô Văn Điểm
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
21. Lê Quý Đức - Vũ Thy Huệ (2003), Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị
Tác giả: Lê Quý Đức - Vũ Thy Huệ
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w