MỤC LỤC trang MỤC LỤC .................................................................................................. 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... 7 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 9 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 9 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .................................................. 11 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án ........................................................ 22 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ...................................... 23 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ......................... 23 6. Những đóng góp mới của luận án .......................................................... 24 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ............................................ 25 8. Kết cấu của luận án ................................................................................ 25 Chương một: TOÀN CẦU HÓA – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NÓ ............. 26 1.1. Toàn cầu hóa – Quá trình hình thành và phát triển ...................... 26 1.1.1. Quan niệm về toàn cầu hóa .............................................................. 26 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của toàn cầu hóa ....................... 41 1.2. Những đặc điểm cơ bản của toàn cầu hóa ...................................... 80 1.2.1. Tính khách quan của toàn cầu hóa ................................................... 80 1.2.2. Tính chất mâu thuẫn của toàn cầu hóa ............................................. 84 Kết luận chương một............................................................................... 102 4 Chương hai: GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VÀ VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐÓ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA ................................................................................................ 105 2.1. Điều kiện và tiền đề hình thành, phát triển giá trị truyền thống Việt Nam ........................................................................................ 105 2.1.1. Giá trị truyền thống Việt Nam được hình thành, phát triển dựa trên sự tác động của điều kiện địa lý tự nhiên và nền văn minh nông nghiệp lúa nước ......................................................................................... 105 2.1.2 Giá trị truyền thống Việt Nam được hình thành, phát triển trên cơ sở hình thành quốc gia dân tộc sớm ..................................................... 108 2.1.3. Giá trị truyền thống Việt Nam được hình thành, phát triển trong sự phát triển đặc biệt của xã hội gắn với các cuộc kháng chiến oanh liệt chống giặc ngoại xâm ......................................................................... 114 2.1.4. Giá trị truyền thống Việt Nam được hình thành, phát triển trên cơ sở tiếp thu và dung hợp tinh hoa văn hóa nhân loại với giá trị truyền thống Việt Nam .............................................................................. 117 2.2. Những giá trị truyền thống Việt Nam ............................................ 130 2.2.1. Khái niệm giá trị và giá trị truyền thống ......................................... 130 2.2.2. Những nội dung cơ bản của giá trị truyền thống Việt Nam ............ 139 2.3. Sự tác động của toàn cầu hóa đến giá trị truyền thống Việt Nam ........................................................................................................... 164 2.3.1. Toàn cầu hóa tác động tiêu cực và tích cực đến giá trị truyền thống Việt Nam ......................................................................................... 164 2.3.2. Sự thích ứng, phát triển và mở rộng nội dung của các giá trị truyền thống ............................................................................................... 170 2.3.3. Sự phai nhạt, suy giảm và xuống cấp của một số nội dung giá trị truyền thống ............................................................................................... 173 5 Kết luận chương hai ................................................................................ 180 Chương ba: PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA ......................... 183 3.1. Phương hướng cơ bản để giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ........................................... 183 3.1.1. Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc gắn liền với việc chủ động tiếp thu có chọn lọc giá trị của nhân loại và đấu tranh loại bỏ những truyền thống lạc hậu, những tệ nạn xã hội ......................... 184 3.1.2. Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc trên cơ sở kết hợp hài hòa giá trị truyền thống với giá trị hiện đại và giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế ............................... 191 3.1.3. Tăng cường định hướng xã hội chủ nghĩa và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc ................................................................ 195 3.2. Những giải pháp chủ yếu để giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ........................................... 201 3.2.1. Nâng cao nhận thức và tăng cường giáo dục giá trị truyền thống dân tộc ....................................................................................................... 201 3.2.2. Khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tính tích cực, sáng tạo của các giá trị truyền thống và chuyển hóa chúng thành hoạt động thực tiễn xây dựng đất nước ..................................................................................... 208 3.2.3. Huy động và tập trung tối đa các nguồn lực để giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc ....................................................................... 215 3.2.4. Xây dựng và phát triển môi trường xã hội lành mạnh làm cơ sở để giữ gìn, phát huy có hiệu quả giá trị truyền thống dân tộc................... 219 6 3.2.5. Chủ động tiếp thu có chọn lọc giá trị của nhân loại để làm giàu và phát huy có hiệu quả giá trị truyền thống dân tộc ................................ 226 3.2.6. Xây dựng, phát triển và hoàn thiện thiết chế văn hóa, đáp ứng yêu cầu giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc ............................. 232 Kết luận chương ba ................................................................................. 237 PHẦN KẾT LUẬN CHUNG .................................................................. 240 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ........... 245 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 247
Trang 1MỤC LỤC
trang
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7
PHẦN MỞ ĐẦU 9
1 Tính cấp thiết của đề tài 9
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 11
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án 22
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 23
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 23
6 Những đóng góp mới của luận án 24
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 25
8 Kết cấu của luận án 25
Chương một: TOÀN CẦU HÓA – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NÓ 26
1.1 Toàn cầu hóa – Quá trình hình thành và phát triển 26
1.1.1 Quan niệm về toàn cầu hóa 26
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của toàn cầu hóa 41
1.2 Những đặc điểm cơ bản của toàn cầu hóa 80
1.2.1 Tính khách quan của toàn cầu hóa 80
1.2.2 Tính chất mâu thuẫn của toàn cầu hóa 84
Kết luận chương một 102
Trang 2Chương hai: GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VÀ VIỆC
GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐÓ TRONG BỐI CẢNH TOÀN
CẦU HÓA 105
2.1 Điều kiện và tiền đề hình thành, phát triển giá trị truyền thống Việt Nam 105
2.1.1 Giá trị truyền thống Việt Nam được hình thành, phát triển dựa trên sự tác động của điều kiện địa lý tự nhiên và nền văn minh nông nghiệp lúa nước 105
2.1.2 Giá trị truyền thống Việt Nam được hình thành, phát triển trên cơ sở hình thành quốc gia dân tộc sớm 108
2.1.3 Giá trị truyền thống Việt Nam được hình thành, phát triển trong sự phát triển đặc biệt của xã hội gắn với các cuộc kháng chiến oanh liệt chống giặc ngoại xâm 114
2.1.4 Giá trị truyền thống Việt Nam được hình thành, phát triển trên cơ sở tiếp thu và dung hợp tinh hoa văn hóa nhân loại với giá trị truyền thống Việt Nam 117
2.2 Những giá trị truyền thống Việt Nam 130
2.2.1 Khái niệm giá trị và giá trị truyền thống 130
2.2.2 Những nội dung cơ bản của giá trị truyền thống Việt Nam 139
2.3 Sự tác động của toàn cầu hóa đến giá trị truyền thống Việt Nam 164
2.3.1 Toàn cầu hóa tác động tiêu cực và tích cực đến giá trị truyền thống Việt Nam 164
2.3.2 Sự thích ứng, phát triển và mở rộng nội dung của các giá trị truyền thống 170
2.3.3 Sự phai nhạt, suy giảm và xuống cấp của một số nội dung giá trị truyền thống 173
Trang 3Kết luận chương hai 180 Chương ba: PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU ĐỂ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA 183 3.1 Phương hướng cơ bản để giữ gìn và phát huy giá trị truyền
thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa 183
3.1.1 Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc gắn liền với
việc chủ động tiếp thu có chọn lọc giá trị của nhân loại và đấu tranh
loại bỏ những truyền thống lạc hậu, những tệ nạn xã hội 184 3.1.2 Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc trên cơ sở kết
hợp hài hòa giá trị truyền thống với giá trị hiện đại và giải quyết tốt
mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế 191 3.1.3 Tăng cường định hướng xã hội chủ nghĩa và nâng cao vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình giữ gìn và phát
huy giá trị truyền thống dân tộc 195
3.2 Những giải pháp chủ yếu để giữ gìn và phát huy giá trị truyền
thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa 201
3.2.1 Nâng cao nhận thức và tăng cường giáo dục giá trị truyền thống
dân tộc 201 3.2.2 Khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tính tích cực, sáng tạo của các
giá trị truyền thống và chuyển hóa chúng thành hoạt động thực tiễn
xây dựng đất nước 208 3.2.3 Huy động và tập trung tối đa các nguồn lực để giữ gìn, phát huy
giá trị truyền thống dân tộc 215 3.2.4 Xây dựng và phát triển môi trường xã hội lành mạnh làm cơ sở
để giữ gìn, phát huy có hiệu quả giá trị truyền thống dân tộc 219
Trang 43.2.5 Chủ động tiếp thu có chọn lọc giá trị của nhân loại để làm giàu
và phát huy có hiệu quả giá trị truyền thống dân tộc 226
3.2.6 Xây dựng, phát triển và hoàn thiện thiết chế văn hóa, đáp ứng yêu cầu giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc 232
Kết luận chương ba 237
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG 240
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 245
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 247
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANDEAN Hiệp ước về mậu dịch tự do giữa các nước: Bôlivia,
Côlômbia, Êcuađo, Pêru và Vênêxuêla
ASEAN)
Trang 6G8 Tám nước công nghiệp phát triển
UNCTAD Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Toàn cầu hóa là quá trình xã hội khách quan, đã và đang tác động sâu rộng, mạnh mẽ đến mọi quốc gia dân tộc và trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu
Sự tác động của toàn cầu hóa không chỉ tạo ra những điều kiện thuận lợi và cơ hội lớn, mà còn mang đến những khó khăn và nguy cơ thách thức không nhỏ cho sự phát triển của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển Đúng như nhận định của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Toàn cầu hóa kinh
tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh”[32, tr.64]
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước với những quyết sách chiến lược: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và chủ động hội nhập quốc tế
Thực hiện những quyết sách quan trọng nói trên, hơn 25 năm đổi mới vừa qua, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử “Kinh
tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168 USD… Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt…” [34, tr.91-92] Tuy nhiên, dưới tác động của toàn cầu hóa, nền kinh tế của nước ta “phát triển chưa bền vững Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế
Trang 8thấp… Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận
xã hội xuống cấp” [34, tr.93] Đặc biệt là, “Tình trạng suy thoái về chính trị,
tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp… làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước” [34, tr.173]
Rõ ràng là, sự tác động của toàn cầu hóa vừa tạo ra điều kiện thuận lợi
và cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, vừa tạo ra những khó khăn và nguy cơ làm suy giảm giá trị truyền thống dân tộc Trên thực tế, trong xã hội Việt Nam hiện nay đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của mình, có
ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, chăm lo lợi ích tập thể, của Nhà nước; với lối sống thực dụng, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền
Như vậy, đổi mới và hội nhập quốc tế với sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa không chỉ tạo ra những yếu tố tích cực thúc đẩy sự phát triển, mà còn làm xuất hiện yếu tố tiêu cực, làm biến đổi và suy giảm giá trị truyền
thống dân tộc Ở đây, vấn đề quan trọng đặt ra cần giải quyết là: 1 Cần nhận
diện những giá trị truyền thống dân tộc và phân biệt chúng với “phản giá trị”;
2.Sàng lọc các giá trị để tìm ra những giá trị truyền thống còn phù hợp, thích
ứng với thời đại mới và những giá trị không còn phù hợp, đã bị thực tiễn vượt
qua; 3 Những giá trị truyền thống nào cần được giữ gìn, phát triển và những
giá trị nào cần loại bỏ; đồng thời, chắt lọc những giá trị từ bên ngoài cần được tiếp thu để góp phần làm giàu thêm giá trị truyền thống dân tộc và thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước
Trang 9Tất cả những vấn đề nêu trên đã kích thích và thúc đẩy tác giả nghiên
cứu và chọn vấn đề “Toàn cầu hóa và vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị truyền
thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa” làm đề tài luận án tiến sĩ, với kỳ vọng là làm sáng tỏ hơn đặc điểm của toàn cầu hóa và những giá trị truyền
thống dân tộc cùng những giải pháp giữ gìn, phát huy chúng trong bối cảnh
tác động của toàn cầu hóa
2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1. Toàn cầu hóa là hiện tượng xã hội đa dạng, đa diện và phức tạp,
gắn liền với những biến đổi lớn lao của nhân loại như: tăng trưởng và khủng hoảng kinh tế, hòa bình và chiến tranh cùng với những vấn đề toàn cầu… Vì vậy, nó đuợc nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu và đã có nhiều công trình được công bố theo các hướng sau:
Một là, một số tổ chức quốc tế và các nhà khoa học nghiên cứu, đưa ra
các quan niệm về toàn cầu hóa: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho rằng, “Toàn cầu hóa là một quan niệm có nhiều mặt, vì nó bao quát cả lĩnh
vực kinh tế, xã hội, chính trị và các hậu quả của sự phân phối” (WTO, Annual Report, 1998); “Toàn cầu hóa là một xu hướng làm cho mối quan hệ xã hội
trở nên ít bị ràng buộc bởi địa lý, lãnh thổ” (JanAart Scholte, “Globallization:
A New Imperealism” Alumi Magazine); “Toàn cầu hóa và tự do hóa, tìm kiếm phát triển trong hai trào lưu lớn” (Rubens Recubero Liên Hiệp Quốc,
1996); “Thế giới phẳng, tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI” (Thomas L.Friendman, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2006); “Dự báo thế kỷ XXI” (Tập thể các nhà khoa học Trung Quốc, Nxb Thống kê,Hà Nội, 2000)
Trong các công trình trên, các tác giả cho rằng: toàn cầu hóa là hiện
tượng xã hội đa dạng, bao quát mọi lĩnh vực xã hội, làm cho các quốc gia xích lại gần nhau và có mối liên hệ ràng buộc Trong đó, vấn đề tự do hóa kinh tế nổi lên hàng đầu
Trang 10Hai là, nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu đi sâu “giải mã”
vấn đề toàn cầu hóa, tìm ra nguyên nhân và những biểu hiện của nó trong đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, ) Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu
này là các công trình:
“Vận hành toàn cầu hóa” (Joseph E.Stiglitz, Nxb Trẻ, TP.HCM, 2008);
“Toàn cầu hóa kinh tế lối thoát của Trung Quốc là ở đâu” (Lưu Lực, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002); “Toàn cầu hóa văn hóa” (Dominique Wolton, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006); “Con người, dân tộc và các nền văn
hóa: Chung sống trong thời đại toàn cầu hóa” (George F.McLean, GS.Phạm
Minh Hạc (chủ biên bản tiếng Việt), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007);
“Toàn cầu hóa kinh tế và xây dựng văn hóa dân tộc” (Li Zonggui, Tài liệu
phục vụ nghiên cứu, Số: TN.2002-6, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002); “Phân công lao động quốc tế và toàn cầu hóa” (Shirokov G.K, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Số: TN.2002-12, Viện Thông tin Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2002); “Thế giới toàn cầu và hiện đại hóa” (V.G.Fedotova, Tài liệu
phục vụ nghiên cứu, Số: TN.2002-3, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002); “Khi toàn cầu hóa đẩy nhanh sự rò rỉ chất xám” (Cristina Phomme, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Số: TN.2002-46, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002); “Mười hai câu trả lời của Xingapo trước những
thách thức của toàn cầu hóa” (Mark Hong, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Số:
TN.2002-35, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002); “Châu Á trong cơn bão toàn cầu hóa: Vì một sự điều tiết ở quy mô quốc tế” (Wolf M., Tài
liệu phục vụ nghiên cứu, Số: TN.99-104, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999); “Mối đe dọa của toàn cầu hóa” (Edward S.Herman, Tài liệu phục
vụ nghiên cứu, Số: TN.2000-22, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội,
2000); “Vai trò và ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia trong các bước chuyển dịch toàn cầu ở cuối thế kỷ XX” (Mikhali Simai, Tài liệu phục vụ
Trang 11nghiên cứu, Số: TN.2000-25, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000); “Trung Quốc với toàn cầu hóa: Đối sách của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á” (Pang Zhongying, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Số: TN.2000-29, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000); “Bài nhập môn: Xác định vị trí cho toàn cầu hóa” (Grahame Thompson, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Số: TN.2000-31, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000); “Toàn cầu hóa văn hóa: rạn vỡ và dung hợp văn hóa” (Ding Ligun,
Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Số: TN.2001-48, Viện Thông tin Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2001); “Chủ nghĩa tư bản trong thời đại toàn cầu hóa: Bình luận
và phân tích một số lý luận của các học giả cánh tả phương Tây về những
biến đổi mới của chủ nghĩa tư bản đương đại” (Yu Keping, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Số: TN.2003-68, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003); “Quá trình toàn cầu hóa và Nhà nước: Cái mới trong việc điều chỉnh kinh tế ở các nước phát triển” (Osadchaja I., Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Số: TN.2003-14, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003); “Toàn cầu hóa kinh tế và tiến trình lịch sử của chủ nghĩa xã hội” (Song Shuql, Tài liệu phục
vụ nghiên cứu, Số: TN.2004-50, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội,
2004); “Toàn cầu hóa kinh tế và các thiết chế lãnh đạo toàn cầu” (Keith Griffin, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Số: TN.2004-24,25, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004); “Toàn cầu hóa và sự đối thoại giữa các nền văn hóa” (Makbraid U., Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Số: TN.2003-27, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003); và những công trình khác
Trong các công trình nói trên, các tác giả chủ yếu bàn luận về toàn cầu hóa kinh tế và văn hóa Trong đó, nổi bật quan niệm cho rằng: Toàn cầu hóa,
về thực chất và chủ yếu là toàn cầu hóa kinh tế, bao gồm các quá trình tự do hóa kinh tế, sự dịch chuyển nguồn nhân lực, vốn, tài nguyên và tri thức trên toàn cầu Cùng với toàn cầu hóa kinh tế diễn ra quá trình toàn cầu hóa văn
Trang 12hóa; trong đó, có sự tương tác, xâm nhập giữa các giá trị văn hóa Đông - Tây
và đồng thời, có sự đụng độ giữa các nền văn minh, v.v… Tuy nhiên, những đặc điểm của toàn cầu hóa, nhất là tính hai mặt (tích cực và tiêu cực) của nó, cũng như ảnh hưởng của nó đến các quá trình kinh tế - xã hội, văn hóa ở các
nước đang phát triển thì chưa được làm rõ
Ba là, ở Việt Nam, vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã được
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và có nhữngcông trình rất đáng chú ý:
“Toàn cầu hóa – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (GS.TS Lê Hữu Nghĩa
và TS Lê Ngọc Tòng (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002);
“Toàn cầu hóa – Cơ hội và thách thức với các nước đang phát triển” (TS Dương Vinh Sường (chủ biên), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2004); “Toàn cầu hóa hôm nay và thế giới thứ ba” (TS Trần Nhu (chủ biên), Nxb Trẻ, TP.HCM,
2001); “Toàn cầu hóa – Tăng trưởng và nghèo đói” (Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội, 2002); “Kinh tế đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa” (Lê Thanh
Bình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002); “Các tổ chức kinh tế trong
“Nền kinh tế toàn cầu hóa” và tương lai của “Thế giới nghèo” (Trần Nhu (chủ biên), Nxb Tổng hợp, TP.HCM, 2004); “WTO với doanh nhân Việt Nam –
Những cơ hội và thách thức hậu gia nhập WTO” (Nxb Lao động, Hà Nội,
2006); “Từ Xiatơn đến Đôha – Toàn cầu hóa và Tổ chức Thương mại thế giới” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002); “Thế giới trong hai thập niên
đầu thế kỷ XXI” (Nguyễn Duy Quý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002);
“Tác động của toàn cầu hóa đối với sự phát triển văn hóa và con người” (Dương Phú Hiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010); “Toàn cầu hóa,
Hội nhập và phát triển bền vững - Từ góc nhìn triết học đương đại” (Hồ Bá
Thâm - Nguyễn Thị Hồng Diễm (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011)
Trang 13Bên cạnh những sách xuất bản nói trên, còn nhiều chuyên luận đề cập
đến các phương diện khác nhau của toàn cầu hóa đăng trên các tạp chí khoa
học chuyên ngành: “Toàn cầu hóa và một số vấn đề toàn cầu trong những thập niên đầu thế kỷ XXI” (Nguyễn Thế Nghĩa, Tạp chí Khoa học xã hội, Số 4(62)-2003); “Toàn cầu hóa và vấn đề xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững trong những năm đầu thế kỷ XXI” (Nguyễn Phương Nam, Tạp chí Khoa học xã hội, Số 2(66)-2004); “Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập của Việt Nam” (Lê Hữu Nghĩa, Tạp chí Thông tin lý luận, Số 6-2002); “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”
(Nguyễn Phương Nam, Tạp chí Phát triển nhân lực, Số 2(2)-2007); “Nội dung
và tính chất của thời đại ngày nay” (Nguyễn Duy Quý, Tạp chí Phát triển nhân lực, Số 1(1)-2007); “Một số vấn đề về toàn cầu hóa kinh tế vả hội nhập của Việt Nam vào kinh tế thế giới” (Ngô Văn Thạo, Tạp chí Thông tin lý luận, Số 1-2000); “Toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Thế Nghĩa, Tạp chí Khoa học xã hội, Số 1(53)-2002); và
những tác giả khác
Như vậy, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đề cập khá toàn diện đến
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam Trong đó, tập trung ở các
điểm chủ yếu: a Đa số các tác giả cho rằng, toàn cầu hóa về thực chất là toàn
cầu hóa kinh tế, song có một nhóm tác giả lại khẳng định đó chính là toàn cầu
hóa tư bản chủ nghĩa; b Phân tích sâu vào tính hai mặt của toàn cầu hóa như
tích cực và tiêu cực, trên cơ sở đó vạch ra thời cơ và thách thức đối với sự
phát triển của Việt Nam Tuy nhiên, vấn đề toàn cầu hóa chính trị, xã hội, văn hóa chưa được các tác giả Việt Nam chú ý một cách đúng mức
2.2. Vấn đề giá trị truyền thống Việt Nam được các nhà khoa học tiếp
cận dưới nhiều góc độ như: triết học, lịch sử tư tưởng, chính trị học, giá trị
Trang 14học, đạo đức học, văn hóa học,… và được thể hiện ở một số hướng nghiên cứu chính sau đây:
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về những giá trị truyền thống
chung, mang tính tổng kết và bao quát suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Theo hướng này, có những công trình tiêu biểu: “Triết học và tư tưởng” (Trần Văn Giàu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1988); “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng Tháng Tám”, Tập 1, Tập 2, Tập 3, (Trần Văn Giàu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996);
“Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 1” (Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993);“Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam – Từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX” (Trịnh Doãn Chính (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013); “Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” (Trương Văn Chung, Doãn Chính (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005); “Tư tưởng văn hóa truyền thống từ đầu thế
kỷ X đến thế kỷ XIV” (Nguyễn Thị Hương, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2007); “Đại cương lịch sử triết học Việt Nam” (Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010); “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”(Trần Văn Giàu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011) và những công trình khác
Trong các công trình nói trên, các tác giả đi sâu phân tích một cách có
hệ thống cơ sở và tiền đề hình thành giá trị truyền thống, bàn luận về giá trị truyền thống và tính khách quan, tính lôgíc nội tại của quá trình phát triển giá trị truyền thống Việt Nam gắn với thực tiễn lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, nhất là gắn với các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam Tuy nhiên, những bàn luận này chủ yếu tập trung vào giá trị truyền thống tinh thần, còn giá trị vật chất ít được phân tích và bàn luận
Trang 15Thứ hai, nghiên cứu về giá trị truyền thống yêu nước Việt Nam Theo
hướng này, có những công trình tiêu biểu: “Đại việt sử ký toàn thư, Tập 1, 2, 3” (Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998);
“Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác” (D.Hemery, Nxb Lao động, Hà Nội, 2001); “Triết lý phát triển Việt Nam – Mấy vấn đề cốt yếu” (Phạm Xuân Nam (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002); “Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam” (Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000); “Sự chuyển biến phong trào yêu nước và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX” (Đinh Trần Dương, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2002); “Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh” (Nguyễn Hùng Hậu (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008); “Sự thống nhất giữa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin – Nét đặc sắc trong tư tưởng
Hồ Chí Minh” (Lại Ngọc Hải, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 2-2003); “Chủ
nghĩa yêu nước – Cơ sở để Hồ Chí Minh tiếp cận và vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam” (Trần Thu Hằng, Tạp chí Thông tin lý luận,
Số 181-2003); “Một vài suy nghĩ về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam” (Trần Hồng Thúy, Tạp chí Triết học, Số 90-1995); “Sự chuyển biến của tư tưởng
yêu nước Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại nửa đầu thế kỷ XX” (Trịnh Trí Thức, Tạp chí Triết học, Số 2-2007)
Trong các công trình trên, các tác giả đã phân tích các phương diện của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam như tình cảm yêu nước, ý thức yêu nước, tinh thần yêu nước, triết lý yêu nước và hành động yêu nước được thể hiện trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Tuy nhiên, tinh thần
tự tôn, tự lập, tự cường dân tộc chưa được các tác giả phân tích kỹ
Thứ ba, nghiên cứu về giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam Theo
hướng này, có những công trình khá nổi bật: “Minh triết Hồ Chí Minh” (Vũ
Trang 16Ngọc Khánh, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1999); Văn hóa đạo đức –
Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam (Thành Duy, Nxb Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội, 2004); Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay – Vấn đề và
giải pháp (Nguyễn Duy Quý (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2006); Giá trị cơ bản về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Trần Quang Nhiếp -
Nguyễn Văn Sáu, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” (Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hà Nội, 2005);
“Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”
(Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2003); “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” (Huỳnh Khái Vinh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001)
Nhiều nghiên cứu về đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống được đăng trên các tạp chí khoa học: “Đạo đức truyền thống với vấn đề hội nhập ASEAN”(Võ Thị Dung, Tạp chí Triết học, Số 2-2001); “Những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam” (Lê Thanh Hà, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 273-2000); “Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người” (Cao Thu Hằng, Tạp chí Triết học, Số 158-2004); “Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân -
thiện - mỹ trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế thị trường” (Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, Số 105-1998); “Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái nhìn phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền
kinh tế thị trường” (Trần Nguyên Việt, Tạp chí triết học, Số 132-2002); “Đạo hiếu Việt Nam qua cái nhìn lịch đại” (Trần Nguyên Việt, Tạp chí Triết học,
Số 7(254)-2012)
Trong các tác phẩm và bài viết nói trên, các tác giả đã đi sâu phân tích đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Hầu hết các tác phẩm và bài viết đều đánh giá cao các giá trị đạo đức truyền thống như: “Trung với
Trang 17nước, hiếu với dân”; “Nhân - Trí - Dũng - Trí - Tín - Nghĩa”; thương người,
“Từ bi hỷ xả, cứu nhân độ thế”;… Đồng thời, phê phán “đạo đức giả” của
tầng lớp thực dân, phong kiến và lối sống thực dụng “trả tiền ngay, không tình nghĩa”; v.v…
Thứ tư, nghiên cứu về giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam Theo
hướng này, có nhiều tác phẩm, bài viết sâu sắc Cụ thể là: “Tìm hiểu giá trị
văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý (đồng chủ biên), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2001); “Văn hóa vì phát triển” (Phạm Xuân Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); “Văn hóa và phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh” (Nguyễn Thế Nghĩa - Lê Hồng Liên (đồng chủ biên), Sở Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, 1998); “Bàn về khoan dung trong văn hóa” (Huỳnh Khái Vinh, Nguyễn Thanh Tuấn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004);
“Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” (Trần Ngọc Thêm, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, 2001); “Mấy vấn đề xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình mở cửa ở nưóc ta hiện nay” (Lê Đức Quý,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1986); “Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới” (Phan Ngọc, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1994); “Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và công cuộc đổi mới đất nước” (Nguyễn Thế Nghĩa - Nguyễn Thanh Bình (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000); “Bàn
về văn hóa Việt Nam, Tập 3” (Vũ Khiêu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998); “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (Nguyễn Khoa Điềm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001); và nhiều công trình khác
Trong các công trình trên, nhiều tác giả đi sâu bàn về khái niệm “văn
hóa”, “bản sắc văn hóa dân tộc”, giá trị văn hóa nói chung và giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam; những nội dung cơ bản của nền văn hóa tiên tiến,
Trang 18đậm đà bản sắc dân tộc Tuy nhiên, khi bàn về khái niệm “văn hóa” và khái
niệm “bản sắc văn hóa dân tộc” cũng còn những ý kiến khác nhau Sự khác
nhau này thường do các tác giả nghiên cứu văn hóa từ những góc độ không
giống nhau
2.3 Vấn đề xác định phương hướng và luận bàn về các giải pháp giữ
gìn và phát huy giá trị truyền thống cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm; trong đó, có những công trình rất đáng chú ý:
“Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc – Vai trò của nghiên cứu
và giáo dục” (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1999); “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa” (Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002); “Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa” (Mai Thị Quý, Tạp chí Triết học, Số 12-2003); “Vấn đề kế thừa và phát huy chủ
nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay” (Nguyễn Mạnh Tường, Tạp chí Triết học, Số 106-1998); “Vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta” (Nguyễn Văn Lý, Tạp chí Triết học, Số 108-
1999); “Giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” (Đặng Hữu Toàn, Tạp chí Khoa học xã hội, Số 1(53)-2002); “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp” (Nguyễn Duy Quý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006); “Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” (Phạm Thanh Hà, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011); “Phát huy những giá trị
tinh thần truyền thống của dân tộc để xây dựng đạo đức nguời phụ nữ Việt
Nam hiện nay” (Lê Thi, Tạp chí Triết học, Số 3(250)-2012); “Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa vì mục tiêu phát triển bền vững” (Nguyễn Ngọc Thu, Tạp chí Triết học, Số 4(251)-2012); “Giữ gìn và phát huy giá trị truyền
Trang 19thống của con người Việt Nam - Một yêu cầu tất yếu khách quan trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Trương Hoài Phương, Tạp chí Phát
triển nhân lực, Số 5(26)-2011); và những công trình khác
Trong các công trình trên, các tác giả đã phân tích những cơ sở xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp giữ gìn và phát huy các giá trị
truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa Đa số các ý kiến đều nhất
trí rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, để đưa đất nước đến trình độ một nước công nghiệp, một mặt, cần phải giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống (yêu nước, thương người, cần cù sáng tạo trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh,…); mặt khác, cần phải tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của
nhân loại (tri thức tiên tiến, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý,…) Trên cơ sở đó, con người Việt Nam cần phải có trí tuệ, tư duy sáng tạo để
không ngừng sáng tạo ra cái mới trong mọi lĩnh vực phát triển
Như vậy, toàn cầu hóa là quá trình xã hội khách quan, đã, đang và sẽ
được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu Đa số các công trình nghiên cứu về toàn cầu hóa đều cho rằng, toàn cầu hóa là quá trình xã hội
không thể đảo ngược, nó bắt nguồn từ bản thân sự phát triển của lực lượng
san xuất và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ Vì vậy, toàn cầu hóa lôi
cuốn ngày càng nhiều nước tham gia và tác động đến mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội; một mặt, nó tạo ra những điều kiện thuận lợi và cơ hội lớn cho sự phát triển của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển; mặt khác, nó cũng tạo ra những nguy cơ và thách thức to lớn đối với sự phát triển Trong
đó, có nguy cơ phai nhạt giá trị truyền thống, thậm chí là đánh mất bản sắc
dân tộc Tuy nhiên, khi bàn về toàn cầu hóa, các tác giả còn những ý kiến
khác nhau về quá trình này: a Nhóm ý kiến cho rằng, thực chất của toàn cầu hóa là toàn cầu hóa kinh tế; b Nhóm ý kiến khẳng định, thực chất của toàn
cầu hóa chính là quá trình xã hội hóa và quốc tế hóa trên phạm vi toàn cầu;
Trang 20c.Nhóm ý kiến thứ ba nhấn mạnh, toàn cầu hóa, về thực chất là toàn cầu hóa
tư bản chủ nghĩa
Việt Nam tham gia trực tiếp vào quá trình toàn cầu hóa không thể không đặt ra vấn đề hệ trọng là giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc Về lĩnh vực này, đa số các công trình đã phân tích và tổng kết hệ giá trị truyền thống Việt Nam; đồng thời, đề xuất nhiều giải pháp giữ gìn và phát
huy các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa cùng với việc tiếp thu
có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại Tuy nhiên, phần nhiều các công trình chỉ tập trung vào các giải pháp lý luận, tinh thần (như giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức, tính tự giác,…), mà chưa chú ý đầy đủ đến các giải pháp
thực tiễn Điều đó đã làm giảm sức mạnh và tính khả thi của các giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa
Đề tài này kế thừa tất cả những thành tựu và những yếu tố tích cực của các công trình trước Trên cơ sở đó, nghiên cứu có hệ thống và làm sáng tỏ các vấn đề quan trọng sau: thực chất và đặc điểm của toàn cầu hóa và tác động của nó đối với giá trị truyền thống Việt Nam; phân tích, hệ thống hóa các giá trị truyền thống Việt Nam và đề xuất các giải pháp giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN
3.2 Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau:
Trang 21Thứ nhất, phân tích khái niệm toàn cầu hóa, làm rõ quá trình hình
thành, phát triển và những đặc điểm cơ bản của toàn cầu hóa
Thứ hai, phân tích điều kiện và tiền đề hình thành, phát triển giá trị
truyền thống Việt Nam và trình bày những nội dung cơ bản của các giá trị
truyền thống Việt Nam
Thứ ba, phân tích và đánh giá tác động của toàn cầu hóa đối với giá trị
truyền thống Việt Nam
Thứ tư, luận chứng phương hướng cơ bản và đề xuất các giải pháp chủ
yếu để giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Đối tượng nghiên cứu của luận án: quá trình toàn cầu hóa; những điều
kiện, tiền đề hình thành, phát triển giá trị truyền thống và nội dung cơ bản của giá trị truyền thống Việt Nam; công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của
Việt Nam…
Phạm vi nghiên cứu của luận án: quá trình hình thành, phát triển và đặc
điểm của toàn cầu hóa; những giá trị tinh thần truyền thống của Việt Nam; sự tác động của toàn cầu hóa tới giá trị tinh thần truyền thống; phương hướng và giải pháp giữ gìn, phát huy giá trị tinh thần truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa
5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta
về toàn cầu hóa, chủ động hội nhập quốc tế và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Trang 22Luận án thực hiện cách tiếp cận triết học để tìm ra thực chất và đặc điểm của toàn cầu hóa; đồng thời, sử dụng tiếp cận triết học văn hóa và giá trị học để làm rõ hơn các giá trị truyền thống Việt Nam
Ngoài ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: lôgíc và lịch
sử, phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu, xin ý kiến chuyên gia, hệ
thống hóa và khái quát hóa triết học,…
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất,luận án nghiên cứu một cách có hệ thống về toàn cầu hóa: từ
quá trình hình thành, phát triển đến các đặc điểm của toàn cầu hóa Qua đó,
góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn lý luận về toàn cầu hóa
Thứ hai,luận án phân tích, chắt lọc, làm rõ và trình bày có hệ thống về
các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam.Đó là các giá trị: chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam; ý thức tự tôn, tự lập, tự cường và tự hào dân tộc;
tinh thần đoàn kết, thương người và sống nhân ái, khoan dung; đức tính cần
cù, thông minh và sáng tạo cùng tinh thần lạc quan yêu cuộc sống;…
Thứ ba,luận án đã luận chứng các phương hướngcơ bản và giải pháp
chủ yếu để giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa Trong đó nhấn mạnh: 1 Giữ gìn và phát huy giá
trị truyền thống dân tộc gắn liền với việc chủ động tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại; đồng thời, đấu tranh loại bỏ các truyền thống lạc hậu, những tiêu
cực và các tệ nạn xã hội; 2.Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc
trên cơ sở kết hợp hài hòa giá trị truyền thống với giá trị hiện đại và giải quyết
tốt quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế; 3.Tăng cường định
hướng xã hội chủ nghĩa và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc
Trang 237 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn và có hệ thống
hơn lý luận về toàn cầu hóa (quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của toàn cầu hóa) Đồng thời, phân tích rõ và sâu sắc hơn hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam và vai trò, ý nghĩa của chúng đối với sự nghiệp đổi
mới và hội nhập quốc tế của đất nước, cùng với việc luận chứng hệ thống phương hướng và giải pháp giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa
Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả của luận án là tài liệu khoa học có ích
cho việc hoạch định chủ trương, chính sách trong lĩnh vực giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc và tiếp thu giá trị hiện đại Đồng thời, chúng là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy các môn như triết học, chính trị
học, văn hóa học, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, v.v…
8 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Luận án được kết cấu, gồm: phần mở đầu, 3 chương với 7 tiết, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
Trang 24Chương một TOÀN CẦU HÓA – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NÓ
1.1 TOÀN CẦU HÓA – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Từ ba thập kỷ nay, trên thế giới đã có hàng trăm hội nghị, hội thảo và công trình nghiên cứu về toàn cầu hóa Trong đó, xuất hiện những xu hướng
và nhiều quan niệm khác nhau về quá trình này Mối quan tâm đặc biệt này
của các nhà chính trị và các nhà khoa học là tự nhiên và tất yếu; bởi lẽ, toàn cầu hóa được nảy sinh từ chủ nghĩa tư bản, đã và đang diễn ra với tốc độ vũ bão với quy mô toàn cầu Nó tác động và ảnh hướng đến tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội (kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, môi trường…) ở tất
cả các quốc gia, dân tộc
1.1.1 Quan niệm về toàn cầu hóa
Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về toàn cầu hóa
Có thể nói, C.Mác và Ph.Ăngghen không bàn trực tiếp đến toàn cầu hóa, song quan niệm của các ông về lĩnh vực này là cơ sở khoa học và thực
tiễn quan trọng để nghiên cứu, nhận diện toàn cầu hóa
Khi nghiên cứu sâu chủ nghĩa tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát
hiện ra vai trò động lực, có ý nghĩa quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất và toàn bộ sự phát triển của đời sống xã hội Và, các ông đã lấy lực lượng sản xuất làm điểm xuất phát để nghiên cứu, giải thích sự biến
đổi của mọi hiện tượng xã hội, nhất là luận chứng cho hiện tượng khu vực hóa
và quốc tế hóa kinh tế, chính trị, văn hóa của chủ nghĩa tư bản C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Hơi nước và máy móc dẫn đến một cuộc cách mạng trong công nghiệp Đại công nghiệp hiện đại thay cho công trường thủ công;
Trang 25tầng lớp kinh doanh công nghiệp trung đẳng nhường chỗ cho các nhà công
nghiệp triệu phú, cho những kẻ cầm đầu cả hàng loạt đạo quân công nghiệp,
những tên tư sản hiện đại… Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới”
[83, tr.598]
Thị trường thế giới, theo C.Mác và Ph.Ăngghen, là thị trường sản xuất phân phối, lưu thông và tiêu dùng sản phẩm của chủ nghĩa tư bản Và, “Do
bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng
của tất cả các nước mang tính chất thế giới… Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc Mà sản xuất vật
chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc Tính chất đơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa; và từ những nền văn học dân tộc và địa phương, muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở một nền văn học toàn thế giới” [83, tr.601-602]
Đồng thời, từ phương diện quan hệ sản xuất, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích, làm rõ những nhân tố tác động và tính chất giai cấp của quá trình
quốc tế hóa Các ông chỉ rõ: “Vì luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi
tiêu thụ sản phầm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp toàn cầu Nó phải xâm nhập
vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập mối liên hệ ở khắp nơi” [84, tr.601] Điều đó cho thấy, bản chất của chủ nghĩa tư bản với việc bóc lột giá
trị thặng dư và theo đuổi lợi nhuận tối đa là động lực thúc đẩy quá trình quốc
tế hóa tư bản chủ nghĩa – quá trình triển khai và thực hiện phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa khắp toàn cầu[Xem: 107, tr.64-65]
Từ phương diện vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất (đã
đạt trình độ xã hội hóa cao) với quan hệ sản xuất (dựa trên chế độ chiếm hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất) và mâu thuẫn giữa kiến trúc
Trang 26thượng tầng với cơ sở hạ tầng cùng với quy luật đấu tranh giai cấp (cụ thể là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản), C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích, luận giải và vạch ra xu thế vận động của quốc tế
hóa tư bản chủ nghĩa tất yếu dẫn đến quá trình toàn cầu hóa
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, từ bản chất và mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển ngày càng cao, kéo theo sự phân công lao động xã hội rộng rãi và mở
rộng thị trường sản xuất và trao đổi ra phạm vi khu vực và thế giới Và, đến
lượt mình thị trường thế giới tác động, liên kết các quốc gia, dân tộc, các khu vực tạo nên quá trình lịch sử thế giới Quá trình quốc tế hóa tư bản chủ nghĩa
đó càng phát triển càng làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng trở nên sâu sắc và gay gắt Và, khi đó bắt đầu thời đại cách mạng vô sản Trong bối cảnh ấy, “Sự sụp đổ của giai cấp
tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau” [83, tr.613]
Như vậy, mặc dù C.Mác và Ph.Ăngghen không trực tiếp bàn đến toàn cầu hóa và mặc dù lý luận về quốc tế hóa của các ông chưa phát triển đến
mức hoàn thiện, nhưng những chỉ dẫn của các ông đã trở thành nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận quan trọng cho việc tiếp cận, nghiên cứu và
nhận diện về quá trình toàn cầu hóa
Kế tục sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới và lên một trình độ mới; trong đó, có những quan điểm và chỉ dẫn sâu sắc về việc nghiên cứu quá trình toàn cầu
hóa Trong khi nghiên cứu sâu chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa đế quốc, V.I.Lênin đã vạch ra hai xu hướng vận động
của thế giới trong thế kỷ XX: Thứ nhất, là xu hướng ly khai, biệt lập, hình
thành nên các quốc gia dân tộc độc lập; Thứ hai, là xu hướng khu vực hóa,
quốc tế hóa và đi đến toàn cầu hóa Cả hai xu hướng này đồng thời tồn tại
Trang 27vàtác động thúc đẩy nhau tạo nên diện mạo mới của lịch sử thế giới V.I.Lênin nhấn mạnh: “Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, có hai
xu hướng lịch sử trong vấn đề dân tộc Xu hướng thứ nhất là sự thức tỉnh của đời sống dân tộc và phong trào toàn dân tộc, việc thiết lập các quốc gia dân tộc Xu hướng thứ hai là việc phát triển và tăng cường đủ mọi thứ quan hệ
giữa các dân tộc, việc xóa bỏ những hàng rào ngăn cách các dân tộc và việc thiết lập sự thống nhất quốc tế của tư bản, của đời sống kinh tế nói chung, của chính trị, của khoa học… Cả hai xu hướng đó là quy luật phổ biến của chủ
nghĩa tư bản mới bắt đầu phát triển, xu hướng thứ hai là đặc trưng của chủ
nghĩa tư bản đã già cỗi và sắp chuyển thành xã hội xã hội chủ nghĩa” [76,
tr.158]
Trong khi tranh luận với Ph.Lipman (người chống lại “đồng hóa”) về vấn đề “đồng hóa” (một dạng của quá trình hội nhập quốc tế), V.I.Lênin chỉ rõ: “…Còn có xu hướng lịch sử toàn thế giới của chủ nghĩa tư bản muốn xóa
bỏ hàng rào ngăn cách các dân tộc, muốn xóa bỏ mọi sự cách biệt dân tộc,
muốn đồng hóa các dân tộc, xu hướng cứ mười năm một lại mạnh mẽ hơn lên
và trở thành một trong những động lực lớn nhất biến chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội” [76, tr.159] Như vậy, theo V.I.Lênin, cần đấu tranh xóa bỏ không phải xu hướng “đồng hóa”, quốc tế hóa và toàn cầu hóa, mà là phải đấu tranh chống lại chính sách, phương tiện, thủ đoạn cưỡng bức bất công mà chủ nghĩa tư bản sử dụng áp đặt vào xu hướng đó Do đó, “Ai không chìm ngập trong những định kiến dân tộc chủ nghĩa, đều không thể không nhận thấy rằng quá trình chủ nghĩa tư bản đồng hóa các dân tộc là một bước tiến lịch sử hết sức lớn, là sự phá bỏ tình trạng bảo thủ dân tộc của các nơi hẻo lánh khác
nhau, nhất là trong các nước lạc hậu như nước Nga” [76, tr.162]
Như vậy, nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh chủ nghĩa đế quốc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã chỉ rõ quá trình phát triển
Trang 28tất yếu của lịch sử thế giới hiện đại bắt nguồn từ trong lòng chủ nghĩa tư bản vận động đến xu hướng khu vực hóa, quốc tế hóa và tới toàn cầu hóa Đó là
xu hướng không thể đảo ngược Vấn đề quan trọng không phải là chống lại xu hướng đó, mà là đấu tranh chống sự áp đặt bất công của chủ nghĩa tư bản và tận dụng những cơ hội của xu hướng ấy để thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Quan điểm và những chỉ dẫn này của V.I.Lênin có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu toàn cầu hóa, mà
cả trong lĩnh vực hoạch định chính sách hội nhập quốc tế và hiện thực hóa chúng trong thực tiễn hiện nay
Trong những thập niên nửa sau của thế kỷ XX, dựa vào những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại (đặc biệt là những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới và công nghệ Nano,…), chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển lên trình độ mới (chuyên môn hóa sâu và xã hội hóa ngày càng cao) làm cho nền kinh tế công nghiệp chuyển sang kinh tế tri thức và văn minh công nghiệp chuyển tới văn minh trí tuệ Trong bối cảnh đó, những tổ chức quốc tế, các học giả phương Tây và phương Đông nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm khác nhau về toàn cầu hóa
Các quan niệm hiện đại về toàn cầu hóa
Từ ba thập kỷ nay, trên thế giới đã diễn hàng trăm hội nghị, hội thảo, tọa đàm về toàn cầu hóa và có hàng chục công trình nghiên cứu với những quan niệm khác nhau về vấn đề này Sự quan tâm đặc biệt đó là tự nhiên, bởi
lẽ toàn cầu hóa đã, đang và liên tục diễn ra với tốc độ nhanh, quy mô rộng lớn khắp toàn cầu Nó ngày càng tác động, chi phối, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường,…) ở tất cả
Trang 29các quốc gia, dân tộc Chúng ta có thể khái quát ngắn gọn một số quan niệm
hiện đại về toàn cầu hóa dưới đây:
Quan niệm thứ nhất, coi toàn cầu hóa là kết quả của sự phát triển mạnh
mẽ của lực lượng sản xuất xã hội, làm phá vỡ ranh giới biệt lập giữa các quốc gia, dân tộc, tạo ra những mối quan hệ, liên hệ, gắn bó chặt chẽ, phụ thuộc và tương tác lẫn nhau (không tách rời) giữa các quốc gia, dân tộc trên phạm vi
toàn cầu Trong đó, nhiều nhà khoa học đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố ngày
càng tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, tương tác và phụ thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia, dân tộc ở tất cả các khu vực và trên phạm vi toàn cầu Chẳng hạn, Jan Aart Scholt chỉ rõ: Toàn cầu hóa là “một xu hướng làm cho
các mối quan hệ xã hội trở nên ít bị ràng buộc bởi địa lý, lãnh thổ” [28, tr.12]
và cho dù bạn và những người bạn của bạn ở bất cứ nơi nào trên trái đất vẫn
luôn có quan hệ thường xuyên với nhau
Ủy ban châu Âu cho rằng: “Toàn cầu hóa có thể định nghĩa như một
quá trình mà thông qua đó thị trường sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang
ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau, do có sự năng động của việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ cũng như do có sự lưu thông vốn tư bản và công nghệ
Đây không phải là hiện tượng mới mà là sự tiếp tục của một tiến trình đã được khơi mào từ khá lâu” [185, tr.139-152]
Ở Việt Nam, Giáo sư Lê Hữu Nghĩa khẳng định: “Toàn cầu hóa xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau của tất cả các khu vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của
các quốc gia, các dân tộc trên thế giới” [105, tr.27-30]
Như vậy, quan niệm thứ nhất về toàn cầu hóa chỉ phản ánh và nhấn mạnh vào một đặc điểm của toàn cầu hóa – đó là sự tăng lên những mối liên
hệ, sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, mà chưa
Trang 30phản ánh được sự “phân ly” của chúng và cũng chưa phân biệt được “toàn
cầu hóa” với các quá trình khác của đời sống xã hội
Quan niệm thứ hai, xem toàn cầu hóa là kết quả của quá trình phát triển
kinh tế thị trường và khoa học - công nghệ Trong đó, nhấn mạnh chủ yếu
đếnyếu tố kinh tế và cho rằng, toàn cầu hóa là quá trình phát triển và tăng
trường kinh tế vượt ra khỏi biên giới các quốc gia và khu vực
Theo Walter Good, toàn cầu hóa là “khuynh hướng gia tăng các sản phẩm có các bộ phận cấu thành được cấu tạo ở một loạt nước” [45, tr.117]
Tương tự như vậy, Charles P.Oman định nghĩa toàn cầu hóa là “sự tăng lên, hoặc một cách chính xác hơn là sự tăng lên ngày càng nhanh của các hoạt động kinh tế vượt ra khỏi biên giới các quốc gia và khu vực” [183, tr.221]
Dưới góc độ chuyên môn, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa “Toàn cầu hóa là sự gia tăng của quy mô và hình thức giao dịch hàng hóa, dịch vụ xuyên quốc gia, sự lưu thông vốn quốc tế cùng với việc truyền bá rộng rãi của
kỹ thuật, làm tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau của kinh tế các nước trên thế giới” [133, tr.45]
Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng có quan niệm tương tự như
trên Chẳng hạn, Nguyễn Văn Thạo cho rằng: “Toàn cầu hóa là xu hướng đi tới hình thành một nền kinh tế thống nhất trên phạm vi toàn cầu, trong đó có
sự gia nhập (hội nhập) của tất cả các quốc gia trên thế giới” [144, tr.8-11]
Hoặc quan niệm: Toàn cầu hóa ngày nay về bản chất chính là sự tăng trưởng của hoạt động kinh tế nói chung đã vượt khỏi biên giới quốc gia và khu vực Nói khác đi, toàn cầu hóa mang nội dung chủ đạo là toàn cầu hóa kinh tế, phát triển kinh tế vừa là mục tiêu, vừa là động lực của toàn cầu hóa…
Như vậy, quan niệm thứ hai về thực chất là đồng nhất toàn cầu hóa với toàn cầu hóa kinh tế Nói cách khác là, quy toàn bộ quá trình toàn cầu hóa vào một lĩnh vực là toàn cầu hóa kinh tế Cách tiếp cận và quan niệm như vậy
Trang 31không vạch ra được vấn đề thực chất của toàn cầu hóa, không thấy được năng lực nội sinh, tính đa dạng, phức tạp của toàn cầu hóa cũng như các phương
diện phong phú của nó (như toàn cầu hóa văn hóa, toàn cầu hóa chính trị,…)
Quan niệm thứ ba, đồng nhất toàn cầu hóa với tất cả các hiện tượng,
các quá trình xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học, tư tưởng,
đạo đức, lối sống,…) Đây là quan niệm của nhóm học giả phương Tây được
công bố tại Hội nghị Lisbon Theo họ, toàn cầu hóa ngày nay có bảy dạng
thức cơ bản: 1 Toàn cầu hóa tài chính và tư bản; 2 Toàn cầu hóa thị trường
và các chiến lược của thị trường; 3 Toàn cầu hóa công nghệ; 4.Toàn cầu hóa
các “dạng thức đời sống và mô hình tiêu dùng”; 5 Toàn cầu hóa quyền điều
hành và chức năng của các chính phủ; 6 Toàn cầu hóa sự thống nhất thế giới
về chính trị; 7 Toàn cầu hóa những cảm thụ và “ý thức toàn cầu”[123,
tr.14-15]
Quan niệm trên về thực chất là thổi phồng vai trò của toàn cầu hóa và
sau đó “hòa tan” nó vào tất cả các hiện tượng, quá trình của đời sống xã hội
Trong thế giới phát triển đa cực, đầy rẫy phức tạp hiện nay, làm thế nào để có
“sự thống nhất thế giới về chính trị” và các giai cấp, quốc gia, dân tộc đều có
chung “ý thức toàn cầu”? Có thể nói, đây là quan điểm chủ quan phiến diện
không phản ánh được quy luật phát triển khách quan của xã hội và thực chất
của quá trình toàn cầu hóa hiện nay
Quan nhiệm thứ tư, coi toàn cầu hóa, về thực chất là quá trình toàn cầu
hóa tư bản chủ nghĩa Bởi vì, xét thực tiễn những gì đã và đang diễn ra trên
thế giới thì “không có nghĩa gì khác hơn là TOÀN CẦU HÓA TƯ BẢN CHỦ NGHĨA trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và sinh hoạt quốc tế” [123, tr.7] Thậm chí, có một số học giả còn cho rằng, toàn cầu hóa không chỉ
là toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa, mà thực chất là quá trình “Mỹ hóa toàn
Trang 32cầu”, là sự áp đặt giá trị Mỹ và mở rộng “giấc mơ Mỹ” ra toàn bộ hành tinh[Xem: 69, tr.7-20]
Cơ sở của quan niệm trên là ở chỗ, sau sự tan vỡ của Liên Xô và hệ
thống xã hội chủ nghĩa thì chủ nghĩa tư bản không còn đối thủ Vì vậy, toàn
cầu hóa đang bị các nước tư bản phát triển đứng đầu là Mỹ áp đặt, chi phối,… Thật đúng là trong điều kiện thế giới hiện nay, toàn cầu hóa đang bị các nước
tư bản, nhất là Mỹ áp đặt, chi phối Song, từ đó mà cho rằng toàn cầu hóa
chính là toàn toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa, hoặc là quá trình “Mỹ hóa toàn
cầu” thì là một lầm lẫn đáng tiếc Bởi lẽ, toàn cầu hóa là quá trình khách quan, có cơ sở khoa học và thực tiễn của mình, còn việc Mỹ và các nước tư
bản phát triển lợi dụng, áp đặt, chi phối quá trình này ở mức độ nào thì điều
đó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của cả cộng đồng quốc tế
Quan niệm thứ năm, phân chia toàn cầu hóa thành ba giai đoạn với các
trình độ khác nhau: Toàn cầu hóa 1.0 (từ 1492 khi Columbus tìm ra châu Mỹ đến khoảng năm 1800), toàn cầu hóa 2.0 (từ 1800 với cuộc cách mạng công
nghiệp đến năm 2000) và toàn cầu hóa 3.0 được bắt đầu từ năm 2000 Theo
các tác giả của quan niệm này, toàn cầu hóa 3.0 đang ở vào thời kỳ tăng tốc,
nó làm cho thế giới và mỗi bộ phận của nó luôn chuyển động từ “cỡ lớn” xuống “cỡ nhỏ”, từ “cỡ nhỏ” xuống “cỡ siêu nhỏ” và cuối cùng là làm “san
phẳng” thế giới[Xem: 38]
Quan niệm trên đã bỏ qua lý luận “Hình thái kinh tế - xã hội”, mà chỉ
lấy yếu tố kỹ thuật làm nguyên tắc và thước đo duy nhất cho sự phát triển của toàn xã hội và biến nó thành “công cụ vạn năng” để “san phẳng thế giới” Đó
là một ảo tưởng, bởi lẽ nó đã bỏ qua cấu trúc xã hội với quan hệ sản xuất phù hợp (hay không phù hợp) với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất
và với một kiến trúc thượng tầng (ít nhiều) tương ứng với cơ sở hạ tầng xã
hội Đồng thời, nó cũng không đếm xỉa gì đến hiện thực xã hội sống động do
Trang 33chủ nghĩa tư bản và toàn cầu hóa mang lại: sự phân hóa giàu - nghèo ngày một gia tăng (giữa nước giàu và nước nghèo, giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo trong mỗi quốc gia dân tộc); khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và thất học; tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu; xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố; nguy cơ chiến tranh hạt nhân và những vấn đề toàn cầu khác…
Ngoài năm quan niệm chính (nêu trên) về toàn cầu hóa, còn có quan niệm khá chung về quá trình này Chẳng hạn, các tác giả của cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam xem toàn cầu hóa là “hiện tượng, trong đó các quan hệ
xã hội được mở rộng trên toàn thế giới, loại trừ dần tình trạng khép kín, biệt lập giữa các quốc gia, đưa đến sự chuyển hóa lẫn nhau trong môi trường quốc
tế mà ở đó mỗi nước đều có những vị trí nhất định trong quá trình hình thành, xác lập những quan hệ và ứng xử cộng đồng, những tiêu chí và luật lệ, cơ chế
và trật tự cộng đồng…” [66, tr.447] Quan điểm này còn quá chung, chưa làm
rõ được thực chất và đặc trưng vốn có của toàn cầu hóa
Tóm lại, cho dù được xem xét dưới góc độ nào thì những quan niệm
trên về toàn cầu hóa cũng thể hiện tập trung ở hai phương diện: Thứ nhất, các
quan niệm rộng về toàn cầu hóa đưa ra cách nhìn chung nhất về quá trình này
Đó là quá trình không ngừng tăng lên mối liên kết, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực xã hội (kinh tế,
chính tị, xã hội, văn hóa, quân sự, môi trường,…) Thứ hai, các quan niệm
hẹp về toàn cầu hóa quy nó vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế (đem lại sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, thương mại, dịch vụ, tài chính, công nghệ,… trên phạm vi toàn cầu), hoặc là quy nó vào “toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa”, thậm chí là “Mỹ hóa toàn cầu” Tất cả các quan niệm trên về toàn cầu hóa đều
có hạt nhân hợp lý Tuy nhiên, chúng chưa chỉ ra được thực chất và đặc trưng của quá trình toàn cầu hóa Để đi đến quan niệm đầy đủ hơn và chuẩn xác hơn
Trang 34về toàn cầu hóa cần phải khảo sát thực tiễn, đồng thời kế thừa, chắt lọc và
khái quát những hạt nhân hợp lý của các quan niệm có trước
Khái niệm toàn cầu hóa
Thuật ngữ “toàn cầu hóa” trong tiếng Anh với tư cách là động từ (globalize) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1944, còn danh từ “toàn cầu hóa”
lần đầu tiên được đưa vào cuốn Từ điển tiếng Anh của Webster vào năm
1961, sau đó được sử dụng phổ biến từ năm 1980 trở lại đây Trong tiếng Việt, thuật ngữ “toàn cầu hóa” có lẽ bắt nguồn từ tiếng Hán “quan qiu hua”,
tương đương với từ“globalization” trong tiếng Anh, với từ “mondialisation”
trong tiếng Pháp, với từ “globalizzazione” trong tiếng Ý và với từ
“globalizacija” trong tiếng Nga Các thuật ngữ này tương đương với nhau về
ý nghĩa và nội dung, chỉ khác nhau về cách viết và phát âm[Xem: 24,
tr.14-15]
Toàn cầu hóa là hiện tượng (quá trình) xã hội đa dạng, đa diện và phức tạp, bao quát và thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu Để định nghĩa một đối tượng phức tạp như vậy, cẩn phải phân tích
và chỉ ra được các đặc trưng của nó, đồng thời phân biệt được toàn cầu hóa
với tất cả các hiện tượng xã hội khác (không phải toàn cầu hóa) Đáp ứng yêu cầu nói trên, nội hàm của khái niệm toàn cầu hóa phải bao quát các nội dung vốn có của nó dưới đây:
Thứ nhất, toàn cầu hóa là quá trình xã hội khách quan gắn liền với sự
vận động phát triển của mọi lĩnh vực xã hội trên phạm vi toàn cầu Ở đây cần nhận thức rõ, toàn cầu hóa không phải là hiện tượng xã hội ngẫu nhiên, mà là quá trình xã hội tất yếu, được nảy sinh, phát triển và quy định bởi nhu cầu, lợi ích của con người, loài người; bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội và bởi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện
đại Toàn cầu hóa cũng không phải là hiện tượng xã hội thuần túy, biệt lập,
Trang 35diễn ra trong một vài lĩnh vực xã hội và chỉ có tính khu vực hay quốc tế đơn thuần Trái lại, toàn cầu hóa là quá trình xã hội mang tính phổ quát toàn cầu
Nó đã, đang và sẽ liên tục tác động, chi phối, ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia dân tộc và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu
Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa luôn vận động, biến đổi và phát triển
Và do đó, nó làm biến đổi toàn diện và sâu sắc tất cả các mối quan hệ và liên
hệ kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, quân sự, khoa học, giáo dục, y tế, môi trường của thế giới trên quy mô toàn cầu
Toàn cầu hóa, như nó đang diễn ra, không phải là quá trình xã hội ổn định, tĩnh tại, mà là quá trình luôn biến đổi và “sôi động” Nóđược kích thích
và thúc đẩy bởi động lực bên trong của xã hội (năng lực nội sinh): sự phát
triển liên tục của lực lượng sản xuất xã hội, sự gia tăng không ngừng của cách mạng khoa học - công nghệ gắn liền với nhu cầu, lợi ích của các chủ thể xã hội Vì vậy, nó thường xuyên tác động, làm biến đổi các quan hệ xã hội, nhất
là các quan hệ kinh tế
Thứ ba, toàn cầu hóa không ngừng thúc đẩy sự mở rộng và tăng lên
mối liên hệ, sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, giữa các lĩnh vực của đời
sống xã hội (giữa kinh tế với xã hội, chính trị, văn hóa, môi trường,…) và giữa các quốc gia dân tộc, các tổ chức khu vực và quốc tế trên phạm vi toàn cầu Trong quá trình phát triển, năng lực, quy mô, tốc độ và sức mạnh của
toàn cầu hóa tất yếu không ngừng được nâng cao Do vậy, nó cũng không ngừng làm gia tăng những mối quan hệ, liên kết và ràng buộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc và các tổ chức quốc tế và khu vực
Thứ tư, trong bối cảnh của thế giới hiện nay, toàn cầu hóa không tránh
khỏi sự “áp đặt”, chi phối bởi các nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình thế giới trong những thập niên cuối thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI, nhất là việc tổng kết
Trang 36những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của
Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra kết luận: Toàn cầu hóa là “một
xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang
bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh” [32, tr.157-158]
Từ những phân tích ở trên, có thể đi đến một quan niệm về toàn cầu
hóa như sau: Toàn cầu hóa là quá trình xã hội khách quan, tác động chi phối
và làm tăng lên các mối liên hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu Trong đó, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có yếu tố tích cực và vừa có yếu tố tiêu cực, vừa có hợp tác và vừa có đấu tranh
Quan niệm như trên về toàn cầu hóa có ý nghĩa phương pháp luận to
lớn Nó góp phần định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người
Một là, quan niệm này đã bao quát được (về cơ bản) quá trình vận
động, biến đổi và phát triển của toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội (từ lĩnh vực kinh tế - xã hội đến lĩnh vực chính trị, văn hóa, môi trường,…) Trong đó, toàn cầu hóa kinh tế là trung tâm (và suy đến cùng) quy định, chi phối toàn bộ quá trình toàn cầu hóa Tuy nhiên, các lĩnh vực khác
như toàn cầu hóa chính trị, văn hóa, môi trường cũng tác động lẫn nhau và tác động làm ảnh hưởng không nhỏ đến toàn cầu hóa kinh tế Đó chính là biện
chứng của quá trình toàn cầu hóa mà thiếu tính biện chứng này thì toàn cầu hóa không thể diễn ra được
Hai là, quan niệm về toàn cầu hóa trên đã chỉ ra được thực chất của quá
trình này Đó là sự “tự thân” vận động, phát triển của toàn cầu hóa, mà quá trình này càng vận động, phát triển thì càng làm tăng thêm mối liên hệ và sự
Trang 37phụ thuộc vào nhau cùng với những mâu thuẫn giữa các quốc gia, dân tộc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trên quy mô toàn cầu
Cho đến nay, một số tài liệu nghiên cứu toàn cầu hóa đã cho rằng, toàn cầu hóa về bản chất (hay thực chất) là toàn cầu hóa kinh tế Quan niệm này là không thỏa đáng, không phản ánh đúng thực chất của toàn cầu hóa Bởi lẽ, kinh tế (dù rất quan trọng) cũng chỉ là một lĩnh vực của đời sống xã hội; toàn cầu hóa kinh tế cũng chỉ là một hình thức (dạng thức) của quá trình toàn cầu hóa Nó chưa bao quát được toàn bộ đời sống xã hội và không thể thay thế cho toàn bộ quá trình toàn cầu hóa của nhân loại Vì vậy, toàn cầu hóa kinh tế không phải là bản chất của quá trình toàn cầu hóa nói chung Cái bản chất của toàn cầu hóa chính là cái cốt lõi “tự thân” ở bên trong quá trình toàn cầu hóa
và được bộc lộ thông qua các hình thức của nó (toàn cầu hóa kinh tế, toàn cầu hóa chính trị, toàn cầu hóa văn hóa,…)
Ba là, quan niệm toàn cầu hóa trên đã nêu được những đặc trung cơ bản
và quan trọng nhất của toàn cầu hóa, đó là những đặc trưng: 1 Quá trình xã hội khách quan; 2 Tác động chi phối làm gia tăng các mối liên hệ, phụ thuộc giữa các quốc gia, dân tộc; 3 Chứa đựng nhiều mâu thuẫn; 4 Vừa có yếu tố
tích cực và tiêu cực, vừa có hợp tác và đấu tranh quyết liệt Những đặc trưng này có thể phân biệt được bản thân toàn cầu hóa với tất cả các hiện tượng xã hội khác (không phải toàn cầu hóa) Chẳng hạn, với các đặc trưng nêu trên, toàn cầu hóa phân biệt với “quốc tế hóa” ở chỗ: Quốc tế hóa là quá trình diễn
ra trong điều kiện nhất định với một số mối liên hệ nhất định và liên quan đến một nhóm quốc gia nhất định, còn toàn cầu hóa diễn ra trong mọi điều kiện ở mọi mối liên hệ và liên quan đến mọi quốc gia trên phạm vi toàn cầu Cũng tương tự như vậy, toàn cầu hóa được phân biệt với “khu vực hóa”, với “liên kết quốc tế” và với tất cả các đối tượng khác không phải là toàn cầu hóa
Trang 38Bốn là, quan niệm về toàn cầu hóa trên đã khắc phục được mặt hạn chế
trong các quan niệm về toàn cầu hóa có trước Trước hết, nó khắc phụcđược
hạn chế trong quan niệm đồng nhất toàn cầu hóa với toàn cầu hóa kinh tế Cần nhấn mạnh rằng, toàn cầu hóa kinh tế chỉ là một phương diện của toàn cầu
hóa Vì vậy, nó không thể thay thế được toàn bộ quá trình toàn cầu hóa; và do
đó, về mặt thế giới quan và phương pháp luận không thể quy toàn cầu hóa vào
một phương diện cụ thể của nó là toàn cầu hóa kinh tế Thứ hai, nó khắc phục
được hạn chế trong quan niệm đồng nhất toàn cầu hóa với “ toàn cầu hóa tư
bản chủ nghĩa” và với quá trình “Mỹ hóa toàn cầu” Chủ nghĩa tư bản phát
triển muốn “áp đặt” giá trị và ý muốn chủ quan của nó lên toàn cầu Song,
điều này có thực hiện được không và thực hiện như thế nào thì hoàn toàn không phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản, mà phụ thuộc vào quy luật phát triển khách quan của xã hội và nhu cầu, lợi ích của các quốc gia, dân tộc trong cộng đồng quốc tế Vì vậy, không thể đồng nhất toàn cầu hóa với “toàn cầu
hóa tư bản” hoặc là với “Mỹ hóa toàn cầu” được Thứ ba, nó bác bỏ ý tưởng
chủ quan của các học giả tư sản coi toàn cầu hóa như “cây đũa thần” có thể
đồng nhất và làm “san phẳng” thế giới Nên nhớ là, toàn cầu hóa là quá trình
xã hội khách quan, đang diễn ra trong bối cảnh thế giới phức tạp (vừa tuân
theo quy luật khách quan lại vừa phải chịu sự “áp đặt”, chi phối của các nước
tư bản phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia) Vì vậy, sự tác động của toàn cầu hóa đến các lĩnh vực xã hội luôn mang tính hai mặt: vừa tích cực vừa tiêu cực, vừa liên kết vừa chia tách,… Do đó, toàn cầu hóa không thể đồng nhất với các quá trình xã hội, lại càng không thể làm “san phẳng” thế
giới như tác giả công trình “Thế giới phẳng” từng khẳng định
Năm là, quan niệm về toàn cầu hóa nói trên là “chìa khóa” để mở ra
mọi phương diện nghiên cứu một cách có hệ thống về toàn cầu hóa Từ đó, có thể khám phá nguồn gốc, đặc điểm, các hình thức của toàn cầu hóa và sự tác
Trang 39động, chi phối của nó đối với các quá trình xã hội, nhất là quá trình đổi mới
và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay Trong khi nghiên cứu, tổng kết 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ
và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn Quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến.” [34, tr.96-97]
Đó là nhận thức sâu sắc, khá toàn diện về quá trình toàn cầu hóa kinh tế
- trung tâm chi phối và có ý nghĩa quyết định đối với quá trình toàn cầu hóa Nhận thức này đã mở ra một loạt hướng nghiên cứu sâu về toàn cầu hóa: toàn cầu hóa kinh tế, toàn cầu hóa xã hội, toàn cầu hóa chính trị, toàn cầu hóa văn hóa,…; những mâu thuẫn của toàn cầu hóa, những yếu tố tích cực và tiêu cực, thời cơ và thách thức do toàn cầu hóa mang lại Trên cơ sở đó, có thể hoạch định chiến lược và các quyết sách cho quá trình hội nhập quốc tế trong bối
cảnh toàn cầu hóa
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa, nhất là toàn cầu hóa kinh tế đã có quá trình phát sinh, phát triển khá dài trong lịch sử Nó bắt nguồn trước hết từ nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, mà trực tiếp là từ sự phát triển của lực lượng sản xuất
và cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật
Có thể nói, trước khi chủ nghĩa tư bản ra đời, các quốc gia dân tộc tồn tại tương đối biệt lập và khép kín Lúc bấy giờ, nền kinh tế của nhân loại chủ
Trang 40yếu là nền kinh tế nông nghiệp mang tính tự nhiên, tự cung và tự cấp Chủ nghĩa tư bản ra đời với nền sản xuất hàng hóa tự do cạnh tranh dựa trên chế
độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và với mục tiêu duy nhất là lợi nhuận đã khơi dậy và thu hút mọi tiềm năng, các nguồn lực xã hội vào phát triển kinh tế
Thứ nhất, nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa với mục tiêu là lợi
nhuận tối đa yêu cầu phải có nguồn vốn lớn, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và thị trường (sản xuất, kinh doanh, lưu thông, phân phối và tiêu dùng sản phẩm) tự do, rộng rãi, thông thoáng Để đáp ứng yêu cầu này, chủ nghĩa tư bản đã phải trải qua năm giai đoạn phát triển từ thấp đến cao: tích lũy nguyên thủy tư bản, công trưởng thủ công, cạnh tranh tự do, độc quyền và hiện nay là
“chủ nghĩa tư bản toàn cầu”
Thứ hai, để có một nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa hiện đại, đạt
tới lợi nhuận tối đa, nền sản xuất nói riêng và cả xã hội tư bản nói chung phải gắn với và dựa hẳn vào sự phát triển của khoa học - kỹ thuật Vì vậy, trong lịch sử chủ nghĩa tư bản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển khoa học
- kỹ thuật và ứng dụng những thành tựu của nó vào sản xuất kinh doanh và mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
Thứ ba, chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển cần con người tự do và
thực dụng, tức cần con người không ngừng tự do sáng tạo ra các giá trị, đáp ứng mục tiêu lợi nhuận tối đa Hơn thế nữa, nó cần cả nguồn nhân lực to lớn
và hùng hậu để đủ sức “xâm lấn khắp toàn cầu” (C.Mác) Chính vì vậy, đào tạo con người và phát triển nguồn nhân lực trở thành một trong những vấn đề
cơ bản và thường xuyên cấp bách của chủ nghĩa tư bản
Lịch sử đã chứng minh rằng, cuối thế kỷ XVI, con người đã biết sử dụng rộng rãi năng lượng nước để thay thế cho sức người và súc vật trong một số ngành sản xuất Bên cạnh đó, những tiến bộ mới về kỹ thuật đã được