Các kháng nguyênhồng cầu KNHC không hòa hợp này khi vào cơ thể người nhận máu sẽ kíchthích các tế bào có thẩm quyền miễn dịch sinh kháng thể KT, KT này sẽ gây ra các hậu quả không tốt ch
Trang 1LÊ THỊ HỒNG THÚY
NGHI£N CøU KH¸NG THÓ BÊT TH¦êNG
Vµ KÕT QU¶ TRUYÒN M¸U HßA HîP ë BÖNH
NH¢N BÖNH M¸U Cã KH¸NG THÓ BÊT TH¦êNG T¹I KHOA HUYÕT HäC-TRUYÒN M¸U
BÖNH VIÖN B¹CH MAI 2016 -2017
LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA II
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LÊ THỊ HỒNG THÚY
NGHI£N CøU KH¸NG THÓ BÊT TH¦êNG
Vµ KÕT QU¶ TRUYÒN M¸U HßA HîP ë BÖNH
NH¢N BÖNH M¸U Cã KH¸NG THÓ BÊT TH¦êNG T¹I KHOA HUYÕT HäC-TRUYÒN M¸U
BÖNH VIÖN B¹CH MAI 2016 -2017
Chuyên ngành : Huyết học truyền máu
LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA II
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS Phạm Quang Vinh
HÀ NỘI - 2017
Trang 3Hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, em xin trân trọng cảm ơn
- Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Huyết học - Truyền máu, Trường Đại học Y Hà Nội đã đào tạo giảng dạy và giúp
đỡ để em hoàn thành chương trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp;
- Ban Lãnh đạo Bệnh viện, trưởng khoa và cán bộ khoa Huyết học truyền máu bệnh viện Bạch Mai đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
- Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn GS.TS Phạm Quang Vinh - Chủ nhiệm Bộ môn Huyết học-Truyền máu, Trường Đại học Y Hà Nội, người Thầy luôn tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho
em những kiến thức, phương pháp làm việc và những sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và chỉ bảo, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
- Em xin trân trọng biết ơn các Thầy, Cô của Bộ môn Huyết học truyền máu-Trường Đại học Y Hà Nội và Viện Huyết học truyền máu Trung ương đã giảng dạy, đào tạo cho em kiến thức và kỹ thuật chuyên khoa để thực hành nghề nghiệp
- Em cũng xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS Bạch Khánh Hòa và các thầy cô đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.
- Tôi xin chân thành cảm ơn ban Lãnh đạo nhà trường và tập thể cán bộ nhân viên Bộ môn Huyết học truyền máu -Trường Đại học Y Dược Thái Bình
đã luôn động viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình công tác, học tập và thực hiện nghiên cứu hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp.
Trang 4thường xuyên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn.
- Xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã luôn động viên, cổ vũ
để tôi học tập, phấn đấu và trưởng thành trong cuộc sống và sự nghiệp Cảm
ơn chồng và hai con đã động viên rất nhiều là chỗ dựa vững chắc để tôi phấn đấu vươn lên, chuyên tâm học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả
LÊ THỊ HỒNG THÚY
Trang 5Tôi là Lê Thị Hồng Thúy, học viên lớp chuyên khoa cấp II khóa 29 TrườngĐại học Y Hà Nội chuyên ngành Huyết học truyền máu, xin cam đoan:
1 Đây là luận văn do tôi thực hiện tại Bệnh viện Bạch Mai, dưới sựhướng dẫn của GS.TS Phạm Quang Vinh-Trường Đại học Y Hà Nội
2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đãđược công bố tại Việt Nam
3 Các số liệu trong nghiên cứu là chính xác, trung thực và khách quan,
đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi tôi nghiên cứu
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả
LÊ THỊ HỒNG THÚY
Trang 6AHG : Anti Human Globulin (kháng globulin người)ATTM : An toàn truyền máu
DAT : Direct anti-gammaglobulin test
(Nghiệm pháp kháng globulin trực tiếp)
IAT : Inderect ani-gammaglobulin test
(Nghiệm pháp kháng globulin gián tiếp)
RLST : Rối loạn sinh tủy
SAGH : Serum Anti Globulin Human
(Huyết thanh kháng globulin người)SLHC : Số lượng hồng cầu
XHGTC : Xuất huyết giảm tiểu cầu
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Lịch sử truyền máu 3
1.2 Một số nhóm máu hệ hồng cầu 4
1.2.1 Hệ nhóm máu ABO 6
1.2.2 Hệ nhóm máu Rhesus 7
1.2.3 Hệ nhóm máu Kell 9
1.2.4 Hệ nhóm máu Kidd 11
1.2.5 Hệ nhóm máu Duffy 11
1.2.6 Hệ nhóm máu Lewis 12
1.2.7 Hệ nhóm máu MNS 13
1.2.8 Hệ nhóm máu P1PK 13
1.2.9 Hệ nhóm máu Lutheran 14
1.3 Phản ứng miễn dịch do bất đồng KNHC trong truyền máu 16
1.3.1 Điều kiện xảy ra hiện tượng KT chống lại KNHC 16
1.3.2 Biểu hiện của bất đồng KNHC trong truyền máu 16
1.3.3 Các phương pháp sàng lọc KTBT 18
1.3.4 Xét nghiệm sàng lọc chọn đơn vị máu hòa hợp 19
1.3.5 Xếp loại tai biến truyền máu 21
1.4 Tình hình nghiên cứu KTBT trong nước và thế giới 23
1.4.1 Thế giới 23
1.4.3 Trong nước 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.1 Nhóm bệnh nhân nghiên cứu 32
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn BN 32
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ BN 33
2.2 Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 33
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu 33
2.2.3 Các thông số cần thu thập trong nghiên cứu 34
Trang 82.2.6 Các bước nghiên cứu 38
2.2.7 Phương tiện và vật liệu nghiên cứu 42
2.2.8 Hóa chất - thuốc thử 43
2.2.9 Một số kỹ thuật xét nghiệm áp dụng trong nghiên cứu 44
2.4 Xử lý số liệu 46
2.5 Đạo đức trong nghiên cứu 46
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47
3.1 Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 47
3.2 Tỷ lệ và đặc điểm KTBT của BN bệnh máu 49
3.2.1 Tỷ lệ KTBT ở BN bệnh máu 49
3.2.2 Đặc điểm KTBT ở BN bệnh máu 53
3.3 Kết quả hòa hợp truyền máu ở BN bệnh máu có KTBT 57
Chương 4: BÀN LUẬN 69
4.1 Bàn luận về đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 69
4.1.1 Phân bố theo tuổi của nhóm BN nghiên cứu 69
4.1.2 Phân bố theo giới của nhóm BN nghiên cứu 69
4.1.3 Phân bố theo chẩn đoán bệnh của nhóm BN nghiên cứu 70
4.2 Bàn luận về tỷ lệ và đặc điểm KTBT ở BN bệnh máu 70
4.2.1 Đặc điểm bệnh nhân bệnh máu có KTBT 70
4.2.2 Tỷ lệ kháng thể bất thường ở bệnh nhân bệnh máu 74
4.3 Bàn luận về kết quả bước đầu của hòa hợp truyền máu ở BN bệnh máu có KTBT dương tính 87
KẾT LUẬN 97
KHUYẾN NGHỊ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9Bảng 1.1 Các kháng nguyên hồng cầu người và đặc điểm 5
Bảng 1.2 KN KT hệ nhóm máu ABO 6
Bảng 1.3 Các đặc điểm của hệ nhóm máu ABO và tỷ lệ gặp ở người Việt Nam 6
Bảng 1.4 Tần số kháng nguyên Rh trong cộng đồng 9
Bảng 1.5 Tên gọi các kháng nguyên hệ Kell và tỷ lệ trong cộng đồng 10
Bảng 1.6 Đặc điểm kháng nguyên kháng thể nhóm máu P 14
Bảng 1.7 Các cặp kháng nguyên Lutheran thường gặp 15
Bảng 1.8 Tỷ lệ KTBT theo công bố của một số tác giả nước ngoài 24
Bảng 1.9 KTBT ở BN nhận máu nhiều lần tại Việt Nam theo 1 số tác giả 25
Bảng 1.10 Tần số xuất hiện loại KT của Trần Thị Thu Hà 26
Bảng 1.11 Tần số xuất hiện loại kháng thể của Vi Đình Tuấn 27
Bảng 1.12 Tỷ lệ KTBT ở các nhóm bệnh lý của một số tác giả trong nước 28
Bảng 3.1 Phân bố theo chẩn đoán bệnh của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 48
Bảng 3.2 Tỷ lệ kháng thể bất thường ở bệnh nhân bệnh máu 49
Bảng 3.3 Phân bố theo tuổi của bệnh nhân bệnh máu có KTBT 49
Bảng 3.4 Phân bố theo giới của bệnh nhân bệnh máu có KTBT 49
Bảng 3.5 Phân bố theo chẩn đoán bệnh của BN bệnh máu có KTBT 50
Bảng 3.6 Phân bố theo nhóm máu khác của bệnh nhân bệnh máu có KTBT 51
Bảng 3.7 Tỷ lệ bệnh nhân kháng thể bất thường theo số lần nhận máu 52
Bảng 3.8 Tỷ lệ kháng thể bất thường theo bệnh nhân có chọn máu 52
Bảng 3.9 Tỷ lệ bệnh nhân KTBT xuất hiện đơn độc và phối hợp KTBT .53 Bảng 3.10 Phân bố KTBT đơn độc và phối hợp theo số lần nhận máu 53
Bảng 3.11 Tên và tỷ lệ loại kháng thể bất thường ở bệnh nhân bệnh máu 54
Bảng 3.12 Tên và tỷ lệ kháng thể bất thường xuất hiện đơn độc hay phối hợp 55
Bảng 3.13 Tỷ lệ sinh thêm KTBT ở bệnh nhân bệnh máu sau truyền máu 56
Bảng 3.14 Tên và tỷ lệ kháng thể bất thường sinh thêm sau truyền máu 56
Bảng 3.15 Tỷ lệ BN sinh thêm KTBT theo thời gian sau điều trị truyền máu 57
Bảng 3.16 Tỷ lệ loại PUHH thực hiện khi truyền máu cho BN có KTBT 57
Trang 10Bảng 3.19 Chỉ số XN của bệnh nhân Thiệu Bá Đ 61
Bảng 3.20 Theo dõi TM của bệnh nhân Thiệu Bá Đ 62
Bảng 3.21 Chỉ số XN của bệnh nhân Thân Anh D 63
Bảng 3.22 XN Bilirubin và LDH trước và sau TM của BN Thân Anh D 64
Bảng 3.23 Theo dõi TM của bệnh nhân Thân Anh D 64
Bảng 3.24 Thể tích trung bình máu truyền trên cân nặng ở 2 nhóm BN có KTBT và không có KTBT 66
Bảng 3.25 Lượng HST tăng lên theo lý thuyết ở 2 nhóm NC và và nhóm chứng 66
Bảng 3.26 Kết quả lượng HGB, Bilirubin gián tiếp, LDH trung bình trước và sau truyền của nhóm BN có KTBT được nhận máu 67
Bảng 3.27 Sự thay đổi Hb, SLHC, Hct trung bình của BN có KTBT và không có KTBT trước và sau truyền máu 67
Bảng 3.28 Tỷ lệ BN gặp phản ứng truyền máu hai các nhóm NC 68
Bảng 4.1 So sánh tỷ lệ KTBT theo lứa tuổi với một số tác giả trong nước 71
Bảng 4.2 So sánh tỷ lệ KTBT theo giới tính với 1 số tác giả trong nước 71
Bảng 4.3 So sánh tỷ lệ KTBT theo chẩn đoán với 1 số tác giả trong nước 73
Bảng 4.4 So sánh kết quả tỷ lệ KTBT ở BN BM với một số tác giả trong nước 75
Bảng 4.5 So sánh kết quả tỷ lệ KTBT ở BN BM với một số tác giả nước ngoài 77
Bảng 4.6 So sánh tỷ lệ KTBT theo số loại KTBT với một số tác giả trong nước 79
Bảng 4.7 So sánh tỷ lệ KTBT kết quả định danh với một số tác giả trong nước 81
Bảng 4.8 So sánh KTBT 2 loại phối hợp một số tác giả trong nước 83
Trang 11Biểu đồ 3.1 Phân bố theo tuổi của nhóm BN nghiên cứu 47
Biểu đồ 3.2 Phân bố theo giới của nhóm BN nghiên cứu 47Biểu đồ 3.3 Phân bố theo nhóm máu hệ ABO của BN bệnh máu có KTBT 51
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Các bước XN chọn đơn vị máu an toàn trước truyền máu 20
Sơ đồ 2.1 Nội dung NC và các bước NC trên được trình bày tóm tắt trong
sơ đồ NC theo mục tiêu trong sơ đồ 41
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Nguyên lý của kỹ thuật ngưng kết cột gel 45Hình 2.2 Các mức độ ngưng kết của kỹ thuật ngưng kết cột gel 45
Trang 12ĐẶT VẤN ĐỀ
Máu rất quan trọng và cần thiết cho sự sống, nhờ có máu mà người bệnhđược cứu sống Máu cần cho điều trị, cho cấp cứu, cho việc thực hiện các kỹ thuậtcao trong y học như ghép tạng, mổ tim ngoài tuần hoàn Bên cạnh đó máu còngiúp cho việc điều trị, hỗ trợ, thay thế trong các bệnh lý về máu và cơ quan tạomáu: suy tủy xương, lơ-xê-mi, hemophilia, xuất huyết giảm tiểu cầu [1],[2],[3] Tuy vậy, truyền máu (TM) cũng đồng nghĩa với việc đưa một khối lượnglớn kháng nguyên (KN) vào cơ thể Do đó, bên cạnh những lợi ích việc truyềnmáu cũng có thể gây tai biến cho người bệnh ở những mức độ khác nhau,thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh Trong số các nguyên nhân gây tai biếntruyền máu thì nguyên nhân do bất đồng miễn dịch về nhóm máu hệ hồngcầu (HC) giữa người cho và người nhận là hay gặp nhất Các kháng nguyênhồng cầu (KNHC) không hòa hợp này khi vào cơ thể người nhận máu sẽ kíchthích các tế bào có thẩm quyền miễn dịch sinh kháng thể (KT), KT này sẽ gây
ra các hậu quả không tốt cho TM Khi cơ thể có kháng thể bất thường (KTBT)được nhận HC có KN tương ứng ngoài hệ ABO có thể gây ra tan máu tronghoặc ngoài lòng mạch và kết quả TM không hiệu quả [2], [3],[4],[5]
Từ nhiều thập kỷ qua, khi phát hiện ra hệ nhóm máu ABO, MNS, P vàsau đó là Rh và nhiều nhóm KNHC khác [3], con người cũng dần tìm hiểu cácbiện pháp phát hiện sự bất đồng các KNHC giữa người cho và người nhận.Trong lĩnh vực miễn dịch huyết học, các trung tâm truyền máu trên thế giới đã
áp dụng sàng lọc KTBT cho cả đối tượng là người hiến máu (NHM) và bệnhnhân (BN) bằng những panel HC với 2 hoặc 3 HC có đầy đủ các KN của một
số hệ nhóm máu
Ở nhiều nước, việc sàng lọc KTBT đối với BN trở thành xét nghiệm(XN) thường qui, trên cơ sở đó các BN được phát hiện có KTBT sẽ nhận
Trang 13được những đơn vị máu đã được xác định nhóm HC để tìm những KN khôngtương ứng với KT của BN Điều này hạn chế được các tai biến do bất đồngKN-KT của giữa người hiến máu và người nhận [3],[4],[6]
Tại Việt Nam, an toàn truyền máu (ATTM) về mặt miễn dịch mới chỉdừng ở việc xác định nhóm máu hệ ABO, Rh và phản ứng hòa hợp (PUHH)giữa người hiến máu và người nhận máu ở điều kiện ở 220C, 370C và XNkháng globulin người (AHG), các nhóm máu khác của hệ HC như MNS, P,Kell, Kidd, Lewis, Duffy chưa được lựa chọn hòa hợp nên việc sinh ra KTđồng miễn dịch chống lại KNHC của các nhóm máu trên là điều khó tránhkhỏi đặc biệt là với BN nhận máu nhiều lần [1],[2],[3],[7],[8],[9]
Bệnh viện Bạch Mai có số lượng lớn BN bệnh máu phải nhận máu nhiềulần trong các đợt điều trị Sau 3 năm thực hiện thông tư 26/BYT-2013 vềhướng dẫn hoạt động truyền máu, đặc biệt là XN sàng lọc KTBT bệnh viện đãđảm bảo ATTM cho người bệnh nhận máu có KTBT Việc nghiên cứu (NC)truyền khối hồng cầu (KHC) hoà hợp KN nhóm máu cho BN có KTBT là mộtbiện pháp hữu hiệu nhằm thực hiện truyền máu an toàn cho BN
Với mong muốn tìm hiểu tỷ lệ KTBT và kết quả truyền máu hòa hợp ở BN
có KTBT chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kháng thể bất thường và kết
quả hòa hợp truyền máu của bệnh nhân có kháng thể bất thường tại khoa Huyết học truyền máu Bệnh viện Bạch Mai 2016-2017” nhằm hai mục tiêu sau:
1 Nghiên cứu tỷ lệ và một số đặc điểm kháng thể bất thường ở bệnh nhân điều trị tại khoa Huyết học truyền máu bệnh viện Bạch Mai (2016-2017).
2 Bước đầu tìm hiểu kết quả truyền máu hòa hợp ở bệnh nhân có kháng thể bất thường.
Chương 1
Trang 14TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Lịch sử truyền máu
Thời cổ xưa, khi hệ thống các nhóm máu chưa được phát hiện, con người
đã phải chứng kiến một thực tế phũ phàng là người thân (bệnh nhân) của họ
đã phải chết do mất máu nặng mà họ không làm gì được Đã có thời kỳ người
ta dùng máu động vật truyền cho người với hy vọng cứu sống được ngườithân của mình, nhưng họ đã bị thất bại thảm hại [3],[5]
Năm 1901, Karl Landsteiner nhà bác học người Áo khi NC mối quan hệgiữa huyết thanh và HC của nhiều người bằng phản ứng ngưng kết HC ông đãphát hiện thấy huyết thanh của một số người không ngưng kết với HC của ngườikhác và ngược lại Sau nhiều lần thí nghiệm nhóm NC đã phát hiện ra 3 nhómmáu là nhóm A, nhóm B, nhóm O [3],[5] Năm 1902, Von Decastello và Sturlilập lại thí nghiệm của ông và phát hiện ra thêm nhóm máu AB Việc phát hiện ra
hệ nhóm máu ABO là một cống hiến rất to lớn cho nhân loại nói chung và chongành TM nói riêng Trên cơ sở kết quả NC trên nhóm NC đã xây dựng 4 nhómmáu hệ ABO và đưa ra công thức truyền máu (1910) [3],[5]
Năm 1913, Ottenberg chứng minh rằng nếu làm XN trước truyền máu thìngăn được phản ứng truyền máu Từ đó việc áp dụng truyền máu trong cấp cứu
và điều trị đã cứu được hàng triệu người mất máu và thiếu máu [3]
Năm 1927, Landsteiner đã phát hiện thêm nhóm máu M,N,P … với đặcđiểm không có sẵn KT trong huyết thanh như nhóm máu ABO và AB, chúngchỉ có KN để có KT phải qua quá trình mẫn cảm, được gọi là KT miễn dịch[1],[3],[5]
Năm 1940 Landsteiner và Wiener trên cơ sở kết quả NC mẫn cảm HCcủa 70-80% người tham gia phản ứng với huyết tương khỉ được mẫn cảm đãphát hiện ra hệ thống nhóm máu Rhesus (Rh) Hệ thống nhóm máu Rh ra đời
Trang 15giải thích được hiện tượng tan máu ở trẻ sơ sinh mà đã có sự hoà hợp nhómmáu hệ ABO Đồng thời đặt cơ sở đi sâu cho việc NC về miễn dịch các hệthống nhóm máu trong truyền máu đồng loài [1],[3],[5].
Trong nhiều năm tiếp theo, kế tục kết quả của Landsteiner các nhà khoahọc và các học trò của ông đã phát hiện thêm nhiều nhóm máu KNHC gópphần làm tăng hiệu quả của việc truyền máu an toàn Tới nay hiệp hội truyềnmáu quốc tế (ISBT) đã biết đến 35 hệ nhóm máu với trên 300 KNHC [1],[3],[4],[5],[10],[11],[12]
Các tai biến truyền máu mà hậu quả là do bất đồng KN của các nhómmáu HC gây nên trong truyền máu đang là vấn đề cần thiết đặt ra cho ngànhmiễn dịch huyết học cần phải giải quyết Hiện nay đã có nhiều kỹ thuật NC vềcác bất đồng miễn dịch này góp phần nâng cao chất lượng an toàn truyền máu
về mặt miễn dịch [1],[5],[13],[9],[14],[15],[16]
1.2 Một số nhóm máu hệ hồng cầu
Phản ứng tan máu có thể xảy ra khi có bất đồng giữa HC của người cho
và huyết thanh người nhận, do vậy sự hiểu biết về các hệ thống nhóm máu khitruyền máu là rất quan trọng và cần thiết [3],[4],[5],[10]
Hiện nay có 35 hệ thống nhóm HC được xác định với trên 300 KN khácnhau [3],[4],[17],[11],[12], bao gồm:
- Kháng nguyên hệ nhóm máu: ABO
Trang 16Bản chất Tên gọi Viết tắt
Số lượng kháng nguyên
KN quan trọng nhất
KT thuộc type IgG IgM
Nhóm máu có
cấu trúc là
polysaccarid
Hh ABO Lewis Ii P
H ABO Le I P
1 4
1
H
A 1 , A 2 , B
Ii P1
+ +++
+++
+++
+
+ + Nhóm máu có
Trang 171.2.1 Hệ nhóm máu ABO
Hệ nhóm máu ABO quan trọng nhất trong lâm sàng, KN của hệ nhómmáu ABO trực tiếp phản ứng với KT đồng loài mà KT này không có mặttrong cùng một cá thể Phản ứng này xảy ra ở nhiệt độ 370C, đòi hỏi bổ thể,
gây tan máu trong lòng mạch khi truyền HC không cùng nhóm [3],[8],[18]
Bảng 1.2 Kháng nguyên, kháng thể hệ nhóm máu ABO [3]
Nhóm máu Dưới nhóm KN trên HC KT (ngưng kết tố)
trong huyết thanh
O
Anti- AAnti-A1
Trang 18Hệ thống ABO có 2 KN và sự có mặt của chúng trên màng HC quyếtđịnh tên của nhóm máu [1],[2],[3],[5].
Kháng thể chống B ở người nhóm A
Kháng thể chống A và B ở người nhóm O
Kháng thể chống A, B, H gặp ở người có nhóm máu Bombay
Các KT chống A, chống B là tự nhiên tức là không qua một quá trìnhmiễn dịch KT tự nhiên xuất hiện sau khi sinh và tăng dần hiệu giá, đạt cựcđại vào 5-10 tuổi, ổn định và tuổi già thì giảm dần
Kháng thể A, KT B bao gồm chủ yếu là các KT tự nhiên, có bản chất là IgM
và được hình thành từ khi còn là thai nhi, không lọt qua được màng nhau thai
1.2.2 Hệ nhóm máu Rhesus
Sau hệ nhóm máu ABO, hệ Rh là quan trọng nhất trong số các KNHCliên quan đến thực hành truyền máu [3],[5]
1.2.2.1 Kháng nguyên hệ Rhesus
Trang 19Lần đầu tiên năm 1939, Lewis nhận thấy một phụ nữ sinh con chết sớm
vì tan máu, nhận xét này đã giúp cho Landsteiner và Wiener năm 1940 đã thínghiệm mẫn cảm HC khỉ Rhesus cho thỏ, tạo ra kháng huyết thanh Tác giảthấy huyết thanh này phản ứng ngưng kết với HC khỉ và cả HC người Tiếptheo tác giả thử trên người Capca, kết quả cho thấy có tới 85% người Capca
có phản ứng ngưng kết HC bởi huyết thanh thỏ kháng HC khỉ Còn 15%người khác không phản ứng, tác giả coi là không có KN Rh hay Rh âm (Rh-)[3],[5] Người có KN D trên bề mặt HC được gọi là người có nhóm máuRhesus (+), người không có KN D trên bề mặt HC được gọi là người có nhómmáu Rhesus (-) Trên thực tế người nhận không có KN D được nhận máu có
KN D từ truyền máu hoặc từ con truyền sang mẹ trong quá trình mang thai sẽsản xuất ra KT kháng D, có thể gây ra phản ứng nguy hiểm cho lần truyềnmáu tiếp theo Do vậy việc xác định nhóm máu Rh cho BN trước khi truyền làrất cần thiết [3],[8],[21],[19],[20]
Nhóm máu hệ Rhesus có KN D, C, c, E, e, KN d chưa biết rõ được bảnchất và chưa có NC nào chứng minh được sự có mặt của KT d, do vậy KN
hệ Rhesus hiện nay mới biết là: C, D, E, c, e Ngoài ra còn một số biến thểcủa các KN trên: Du, Cu, Cw, Cx, Eu, ex [3],[4],[8],[21],[19],[20],[22]
1.2.2.2 Kháng thể của hệ Rhesus:
Kháng thể có bản chất là IgG gồm 5 KT: KT chống C, KT chống D, KTchống E và KT chống c, KT chống e KN D có tính sinh KT mạnh nhất KTlọt qua hàng rào rau thai và gây bệnh thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh do bấtđồng nhóm máu mẹ con hệ Rh [3],[4],[8],[21],[19],[20],[22],[23]
Bảng 1.4 Tần số kháng nguyên Rh trong cộng đồng [3]
Trang 20Số TT
Phức hợp gen Tỷ lệ % trong cộng đồng CDE Wiener Người da trắng Người da đen Người Anh
Kháng nguyên Sutter (Jsa, Jsb) được di truyền học khẳng định là thuộc hệthống Kell do chúng bị phụ thuộc vào gen alen cùng trội Jsa (Sutter) và Jsb
(natthews) gắn liền với các đôi gen K và k, Kpa và Kpb
Trang 211.2.3.2 Kháng thể hệ Kell.
Kháng thể đặc hiệu Kell và anti-K là KT đại diện chung cho Kell – KT
hệ Kell thuộc type IgG1 đòi hỏi bổ thể các KN khác rất hiếm gặp [3],[4], [8],[19],[20]
Bảng 1.5 Tên gọi các kháng nguyên hệ Kell và tỷ lệ trong cộng đồng [3]
Tên cũ Tên theo số thứ tự Thường có
Kháng nguyên được tạo ra thường do truyền máu người nhận không có
KN K Hệ Kell có thể gây rối loạn miễn dịch gây tan máu ở trẻ sơ sinh
Nghiệm pháp Coombs gián tiếp hoặc kỹ thuật HC xử lý men tiêu proteincho thấy KT Kell thuộc KT nóng, loại thiếu, là hậu quả của miễn dịch đồngloài KT tự nhiên chống K, k cũng được phát hiện tuy nhiên rất hiếm gặp.Kháng thể miễn dịch chống K rất thường gặp (chỉ sau ABO và Rh) lànguyên nhân của bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh 0,04% (do bất đồng mẹ con)ngoài ra KT miễn dịch chống K rất có ý nghĩa trong thực hành truyền máu
1.2.4 Hệ nhóm máu Kidd
1.2.4.1 Kháng nguyên [3],[4],[5],[8],[19],[20].
Gene tạo ra KN hệ Kidd nằm trên nhiễm sắc thể số 18 ký hiệu JK, gồm
có Jka và Jkb:
Trang 22Gồm 2 loại chính là JKa, JKb do hai alen JKa, JKb đồng trội quyết định.Các kiểu hình JK (a+b-), JK (a+b+), JK (a-b+), JK (a-b-) trong đó rất hiếmgặp JK (a-b-) Khả năng miễn dịch của JKa, JKb thấp KN JKa gặp ở người dađen nhiều hơn người da trắng.
1.2.4.3 Kháng thể
Kháng thể hệ Kidd có thể gây phản ứng truyền máu chậm rất nặng, gâytan máu trong lòng mạch và suy thận Rất khó phát hiện các KT Kidd – thựcchất ít có giá trị lâm sàng
Đa số là KT miễn dịch, phát hiện bằng nghiệm pháp Coombs gián tiếpthấy KT chống JKa, JKb KT bị mất dần do đó muốn phát hiện cần làm phảnứng Coombs với HC được xử lý bằng men tiêu protein
KT trên hay kết hợp với KT các nhóm máu khác là nguyên nhân gây tanmáu trong truyền máu không phù hợp Kidd nhưng thường xảy ra muộn
1.2.5 Hệ nhóm máu Duffy
Hệ Duffy ngoài tính miễn dịch còn liên quan đến thụ thể (Receptor) nhạycảm với ký sinh trùng sốt rét [3]
Kháng nguyên của hệ Duffy: Fya, Fyb, KN Fya mạnh hơn Fyb, 2/3 người
Mỹ da đen và 90% người châu Phi không có KN này (Fya, Fyb-), bản chất làglycoprotein Glycoprotein Fy liên quan rất lớn đến tính nhạy cảm của P-Vivax
và P-knowlesi Nghĩa là người có phenotype Fya và Fyb rất nhạy với sự xâmnhập vào HC của hai ký sinh trùng này [3],[4],[5],[8],[19],[20]
Kháng nguyên: Thuộc nhóm kích thích sinh KT mạnh gồm 2 KN cơ bảncủa hệ thống Duffy là Fya, Fyb Hai KN đồng trội nên có thể có các kiểu hình là
Fy (a+, b-), Fy (a+, b+), Fy (a-, b+), Fy (a- b-) ngoài ra có thể thấy các kháng
Trang 23nguyên: Fy3, Fy4, Fy5 ) Tính KN của Fyb được xác định là yếu hơn so với
Fya [3],[4],[8],[19],[20]
Nhìn chung KT Duffy hiếm gặp, Anti – Fya mạnh hơn Anti – Fyb Anti –
Fy chủ yếu là thuộc type IgG đòi hỏi bổ thể, chúng có thể gây tan máu [3]
Kháng thể: Bằng nghiệm pháp Coombs cho thấy KT hệ Duffy hoàn toàn
là KT miễn dịch thường là IgG KT chống Fya nhiều và dễ gây tai biến truyềnmáu, KT chống Fyb rất hiếm [3],[4],[8],[19],[20]
1.2.6 Hệ nhóm máu Lewis
Các KN của hệ Lewiss: Lea và Leb KN thuộc liên kết glycosphingolipideđược gắn vào màng HC, phần huyết tương glycosphingolipide có mặt tronghuyết tương và nước bọt [2],[7]
Kháng nguyên: gồm hai KN là Lea, Leb Hai KN không phải là thành phầncấu trúc của màng HC mà nằm trên glycosphin golipids của huyết tương và nóđược hấp phụ từ huyết tương lên màng hồng cầu, chuyển tính đặc hiệu KN cho
HC nên tính đặc hiệu KN nhóm này thay đổi theo thời gian [2],[4],[8],[19],[20].Kháng thể: Thường là KT tự nhiên có bản chất là IgM, là KT đủ, lạnhnhưng với biên độ hoạt động có khi lên đến 37oC Không qua được màng rauthai nên không gây tan máu ở trẻ sơ sinh KT chống Lea thường xuất hiện ởngười Le(a-b-) có chất tiết ABH KT chống Leb thường xuất hiện cùng chống H(gặp ở người nhóm máu A1) [3],[4],[8],[19],[20]
1.2.7 Hệ nhóm máu MNS
Trang 24Gen mã hóa KN hệ MNS nẳm trên nhiễm sắc thể số 4 Bản chất KN làthuộc glycoprotein A và B Các gene: MN được sao chép thành các KN MNtương tự như vậy với KN S và s [3],[7].
* Kháng nguyên: M, N, S, s do các gen M, N, S, s đồng trội qui định.
Sự liên hệ của hệ thống MN và Ss được xác định và do các gen tươngứng liên hệ chặt chẽ với nhau trên cùng một NST [8],[19],[20]
Anti-M là KT chung, chúng có thể là IgM, IgG, KT này gây tan máuphản ứng ở 370C
Anti-N: có tính riêng biệt và ít có giá trị trên lâm sàng
Anti-S và anti-s, cả hai đều là KT type IgG Chúng có thể gây tan máytrẻ sơ sinh hoặc tan máu trong lòng mạch Tuy nhiên rất hiếm gặp [3]
tế bào HC có P hoặc Pk đơn độc [3]
* Kháng nguyên: KN P là phổ biến người da đen và da trắng KN P1 có
mặt trên HC của gần 94% người da đen và 80% người da trắng KN Pk rất
Trang 25hiếm gặp Dựa vào sự có mặt của các KN P, P1, Pk người ta chia ra 5 nhóm cóđặc điểm sau [3],[4],[5],[8],[19],[20].
Bảng 1.6 Đặc điểm kháng nguyên kháng thể nhóm máu P [22]
* Kháng thể: KT chống P, chống P1, chống Pk hoạt động ở nhiệt độ 4oC,làm tan HC ở nhiệt độ 37oC với sự có mặt của bổ thể
- Kháng thể chống P1 thường gặp ở người P2 là IgM hoạt động ở nhiệt độlạnh, không gây tan máu trẻ sơ sinh do bất đồng mẹ con
- Kháng thể chống P có thể gặp ở người nhóm máu Pk dù hiếm nhưng cóthể gây tan máu mạnh
* Kháng thể chống P, P1, Pk hiếm gặp nhưng khi có mặt có thể gây taibiến truyền máu, gây tan máu ở trẻ sơ sinh [3],[4],[5],[8],[19],[20]
Trang 26Tên cũ Tên theo thứ tự Thường gặp
*Kháng thể Lu thường gây phản ứng tan máu ngoài lòng mạch [3]
Kháng thể thường là KT tự nhiên, hoạt động nhiệt độ phòng thí nghiệm[3],[4],[8],[19],[20]
+ Kháng thể chống Lua rất hiếm, một số trường hợp có thể nhận biết như
KT miễn dịch
+ Kháng thể chống Lub: là KT miễn dịch nóng loại thiếu nguyên nhâncủa phản ứng truyền máu và trong tan máu trẻ sơ sinh
* Tóm lại: Nghiên cứu kháng nguyên hồng cầu nhằm mục đích ứng
dụng truyền máu lâm sàng sau:
- Đảm bảo an toàn truyền máu, tránh các phản ứng nguy hiểm do bấtđồng KNHC hệ ABO, bất đồng KN khác của HC máu, bao gồm cả KN tế bàomáu, KN là protein huyết tương và tự kháng nguyên
- Nhóm máu: ABO có KT tự nhiên, các KT này không tương ứng vớiKNHC trong cùng một cá thể
+ Kháng nguyên hệ Rh, Duffy, Lewiss… không có KT tự nhiên KTmiễn dịch được hình thành do đáp ứng miễn dịch Có thể đáp ứng miễn dịch
Trang 27khi gặp KN nhóm máu khác do truyền máu, hoặc do bất đồng các KN này ởbào thai giữa mẹ và con.
+ Ngoài những nhóm máu kể trên còn có một số KN của các hệ khác:Diego, Colton, Gerbich… hiếm gặp và rất ít có giá trị trong lâm sàng
1.3 Phản ứng miễn dịch do bất đồng kháng nguyên hồng cầu trong truyền máu
1.3.1 Điều kiện xảy ra hiện tượng KT chống lại KNHC [2],[3],[4],[5].
Sự không hòa hợp KN hệ HC giữa người cho và người nhận, đây là điềukiện tiên quyết phải có
- Khả năng kích thích sinh KT của kháng nguyên Mỗi KN nhóm máu cómột khả năng kích thích sinh KT khác nhau Một số nhóm máu có khả năngkích thích KT mạnh là hệ ABO, Rhesus, Kell, Duffy, Kidd
- Mức độ đáp ứng miễn dịch ở người nhận: tùy thuộc mỗi cá thể cụ thể
sẽ có mức độ đáp ứng khác nhau Người ta giải thích ở đó có vai trò của gen
1.3.2 Biểu hiện của bất đồng kháng nguyên hồng cầu trong truyền máu
Chủ yếu biểu hiện dưới 2 dạng sau [1],[2],[3],[5],[4],[6]:
1.3.2.1 Phản ứng tan máu cấp
- Bản chất: phản ứng kết hợp KN -KT với sự hoạt hóa của bổ thể từ C1đến C9 gây ra tan máu trong lòng mạch làm giải phóng ra huyết sắc tố và cácyếu tố đông máu vào huyết tương
Trang 28- Phản ứng xảy ra rất nhanh (có khi chỉ mới vài ml máu), nguy kịch vàtrầm trọng, rất dễ gây tử vong cho bệnh nhân.
- Kháng thể gây tan máu cấp thường là KT tự nhiên, KT đủ, có bản chất
là IgM Nguyên nhân chủ yếu do không hòa hợp KNHC ABO và KT hệ ABOcủa người nhận gây vỡ HC của người cho nên hậu quả là bệnh huyết tán gâythiếu máu; giải phóng huyết sắc tố, nặng gây suy thận, gây giãn mạch, hạ huyết
áp và gây choáng [2]
1.3.2.2 Phản ứng tan máu muộn
Thời gian xảy ra sau truyền máu 8-10 ngày thường xảy ra ở người nhậnmáu nhiều lần Về bản chất là phản ứng KN - KT với sự tác động của bổ thểC3 gây phá hủy HC của người cho hoặc của thai nhi: thường gây tan máutrong tổ chức (gan, lách) với sự tham gia của các tế bào thực bào thuộc hệ liênvõng nội mô [1],[3],[13],[16]
Nguyên nhân phản ứng tan máu muộn thường do KTBT của các nhóm
HC ngoài hệ ABO, là hậu quả của đáp ứng miễn dịch do nhận máu nhiều lần[1],[3],[6],[24]
Hậu quả BN có biểu hiện gây vàng da do bilirubin máu tăng Tuy nhiêncũng có thể nặng gây sốc [1],[3],[6],[24]
Hồng cầu của người cho với huyết thanh BN cần tiến hành làm chéo ở
22oC, 37oC, coombs gián tiếp để chọn đơn vị máu phù hợp nhất giữa ngườicho và người nhận BN khi nhận máu không phù hợp sẽ sinh KTBT của hệ
HC vào ngày thứ 8-10 sau truyền máu, gây tai biến TM [1],[3],[25],[24].Kháng thể bất thường của các nhóm máu hệ HC là KT bình thườngkhông có trong huyết thanh, nó chỉ xuất hiện sau quá trình miễn dịch khi BNđược tiếp nhận một hay nhiều KNHC mà những KN này không có trên bề mặt
HC của họ Thường gặp trong truyền máu nhiều lần, sinh đẻ nhiều CácKNHC không hòa nhập khi vào cơ thể người nhận máu sẽ kích thích các tế
Trang 29bào có thẩm quyền miễn dịch sinh KT đặc hiệu chống lại các KN này Đấy là
KT miễn dịch và có bản chất là IgG hay còn gọi là KT thiếu chỉ gắn được trênmàng HC mà không gây ngưng kết HC trực tiếp Muốn xác định KTBT trongphòng thí nghiệm người ta phải áp dụng nhiều biện pháp như: nghiệm phápCoombs gián tiếp, sử dụng men tiêu đạm, thay đổi nhiệt độ Kết quả cuốicùng là các HC sau khi đã gắn với KT thiếu sẽ được nối lại với nhau gây hiệntượng ngưng kết invitro mà bằng mắt thường không phát hiện được [1],[3],[26],[25]
Có nhiều hệ KNHC với các tần suất khác nhau theo từng dân tộc khácnhau, nhưng KTBT chỉ hay gặp một số nhóm máu hệ hồng cầu: ABO,Rhesus, Kell, Kidd hậu quả gây nên phản ứng tan máu [3],[4],[26]
Vì vậy để bảo đảm về mặt miễn dịch ATTM, đảm bảo đời sống bìnhthường của các tế bào HC trong cơ thể của người nhận thì việc sàng lọcKTBT là rất cần thiết
1.3.3 Các phương pháp sàng lọc kháng thể bất thường
1.3.3.1 Phương pháp sàng lọc KTBT trong ống nghiệm
Đây là phương pháp cổ điển sử dụng các ống nghiệm tan máu để xácđịnh KTBT Kỹ thuật này hiện vẫn đang được sử dụng tại các phòng thínghiệm để xác định KTBT Tuy nhiên, kỹ thuật này kém nhậy và phải tiếnhành qua nhiều công đoạn của phản ứng [27]
1.3.3.2 Kỹ thuật Gelcard
Hiện có nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới sử dụng kỹ thuật này Đây
là một kỹ thuật có độ nhậy và độ đặc hiệu cao, đơn giản dễ thực hiện và antoàn cho người sử dụng [25],[27]
Trang 301.3.3.3 Kỹ thuật sàng lọc KTBT trong phiến nhựa trên hệ thống máy tự động: thường để sàng lọc cho NHM [27],[28].
Để xác định rõ BN có KT hay không có KTBT, cần tiến hành 2 bước:
- Sàng lọc và phát hiện KTBT bằng dàn HC có đủ các KN thường gặp
- Định danh KTBT bằng dàn HC có 10 HC đủ các KN
Việc xác định KTBT được thực hiện trong các điều kiện: nhiệt độ 220C, 37oC,Coombs gián tiếp
* Điều kiện nhiệt độ phòng XN 22 0 C phát hiện các KT lạnh bao gồm
chống, M, N, P Điều kiện ở nhiệt độ 40C chỉ dùng để kiểm chứng lại nhữngphản ứng yếu ở nhiệt độ phòng thí nghiệm [1],[3],[5]
* Điều kiện nhiệt độ 37 o C trong môi trường nước muối: là nhiệt độ tối
ưu để các KT miễn dịch hoạt động, bao gồm KT của các hệ Rhesus [1],[3],[5]
* Điều kiện Coombs gián tiếp: Là môi trường tối ưu để phát hiện các
KT Rh, Kell, Duffey, Kidd, Ss … [1],[3],[5]
1.3.4 Xét nghiệm sàng lọc chọn đơn vị máu hòa hợp
Do HC có nhiều KN và KT, cho tới nay ta chưa định danh do tính đadạng của KN hồng cầu Cho nên để đảm bảo an toàn truyền máu hệ KN hồngcầu, theo khuyến cáo của WHO (2002) cần thiết phải làm cẩn thận các XN antoàn về mặt miễn dịch trước truyền máu [1],[3],[20]
Hiện nay TM hòa hợp nhóm máu hệ HC đã và đang được thực hiện tạinhiều nước tiên tiến nhằm hạn chế việc sinh KTBT hệ HC, nguyên nhân chủ yếugây tan máu trong lòng mạch cấp và mạn, hạn chế các tai biến TM khác [15] Các XN phải được tiến hành theo các bước được quy định như sơ đồ sauđây [20]:
Trang 31(-) Chọn đơn vị máu
ABO, Rh (D) hòahợp, không có
KN tương hợpbằng IAT
Làm XN DATbằng cách pha
Coombs, chọnđơn vị máukhông phản ứnglàm test IAT
Dùng đơn vị máu phù hợp ABO, Rh
(D) cho truyền máu
Dùng đơn vị máu ít bất đồng nhất
truyền cho bệnh nhân
Sơ đồ 1.1 Các bước XN chọn đơn vị máu an toàn trước truyền máu [20] Chú giải: IAT = Inderect anti-gammaglobulin test; DAT = direct anti
gammaglobulin test;
Trang 321.3.5 Xếp loại tai biến truyền máu [1],[3],[9],[14],[29],[16].
1.3.5.1 Xếp loại tai biến truyền máu theo thời gian biểu hiện
* Tai biến sớm (cấp)
- Phản ứng tan máu: Tan máu cấp tính do truyền máu;
- Tổn thương phổi cấp do truyền máu Lung-Injury: TRALI);
(Transfusion-Related-Acute Phản ứng dị ứng do truyền máu;
- Phản ứng sốt không do tan máu;
- Máu nhiễm khuẩn;
- Tắc mạch khí;
- Nhiễm độc citrat;
- Tăng kali máu;
- Bất thường về đông máu (sau truyền máu khối lượng lớn);
- Quá tải tuần hoàn
* Tai biến muộn
- Tan máu muộn do truyền máu;
Trang 331.3.5.2 Xếp loại các tai biến truyền máu theo cơ chế bệnh sinh
* Do miễn dịch
- Phản ứng tan máu;
+ Phản ứng tan máu cấp tính do truyền máu;
+ Phản ứng tan máu muộn do truyền máu
- Phản ứng sốt không do tan máu;
- Phản ứng dị ứng;
- Phản ứng do đồng miễn dịch;
- Tổn thương phổi cấp do truyền máu (TRALI);
* Do nhiễm trùng
- Nhiễm virus viêm gan B, C ;
- Nhiễm virus CMV, EBV, HIV, HTLV- 1;
- Sốt rét;
- Giang mai;
- Máu nhiễm khuẩn
* Do truyền máu khối lượng lớn
- Nhiễm độc citrat;
- Tăng kali máu;
- Quá tải tuần hoàn;
- Bất thường về đông máu (sau truyền máu khối lượng lớn)
* Tai biến khác
- Nhiễm sắt;
- Tắc mạch khí;
Trang 341.4 Tình hình nghiên cứu kháng thể bất thường trong nước và thế giới
1.4.1 Thế giới
Trên thế giới các nước tiên tiến đã triển khai XN sàng lọc và định danhKTBT để thực hiện truyền máu hòa hợp KN nhóm máu cho BN, nhằm ngăncản việc sinh KT đồng loài dẫn đến hậu quả gây các tai biến truyền máu chongười bệnh đã được thực hiện rất sớm, từ những năm của thập kỷ 70 và vẫnđược tiếp tục duy trì cho đến ngày nay [4] Nhiều tác giả trên thế giới đã quantâm và NC kết quả sàng lọc, định danh KTBT và thực hiện truyền máu hòahợp KN nhóm máu cho những BN thalassemia, bệnh HC hình liềm (SCD) vànhững BN được truyền máu nhiều lần trong quá trình điều trị như LXMC,STX, RLST,…[26],[30],[31],[32]
Sàng lọc, định danh KTBT là một XN quan trọng trước truyền máu đểbảo đảm ATTM về mặt miễn dịch và thực hiện truyền máu có hiệu lực cho
BN, đặc biệt những BN phải truyền máu nhiều lần trong quá trình điều trị,những BN có nhiều loại KTBT, những BN chảy máu cấp mà đã biết có KTBTcần được quản lý và chuẩn bị sẵn những đơn vị máu mà không mang KNtương ứng với KTBT có ở những BN này [4] Tác giả Nance (2010) cho rằngviệc quản lý BN có KTBT ở một số đối tượng như phụ nữ có thai, BN bệnh
HC hình liềm, BN ghép gan và BN ung thư máu là hết sức cần thiết, qua NCtại New York (Mỹ) năm 1997 đã cho thấy: KT đồng miễn dịch chống HC gâybệnh vàng da tan máu ở trẻ sơ sinh thường gặp là KT chống K (22%), KTchống D (18%), KT chống E (14%), trong khi đó một NC tại Thụy Điển lạicho thấy: KT đồng miễn dịch chống HC gây bệnh vàng da tan máu ở trẻ sơsinh 40% là KT chống D, 40% là KT chống E, chỉ gặp 3% là KT chống K
[33] Tác giả này cũng cho rằng: tại Mỹ thì việc truyền máu hòa hợp KN
nhóm máu cho BN thalassemia tối thiểu phải thực hiện là KN C, E của hệ Rh
và KN K của hệ Kell [33]
Trang 35Bảng 1.8 Tỷ lệ KTBT theo công bố của một số tác giả nước ngoài
Tên tác giả,
năm NC
Số mẫu (n)
Tỷ lệ (%) Đối tượng NC KT thường gặp trong NC
Nance (2010),
BN truyềnmáu
Hệ Rh (KT chống D, KTchống E, KT chống C),Kell (KT chống K)Ambuja,
Ấn Độ (2015)
[30]
60518 0,95 BN truyềnmáu
Hệ Rh (KT chống E,chống C), Kell (KT chốngK), Kidd, Duffy
Castro (2002)
BNthalassemia
Ngăn cản sinh KTBT tới53,3% nếu truyền hòa hợp
KN hệ ABO, Rh và Kell, và70,8% nếu truyền hòa hợp
KN hệ ABO, Rh, Kell,Duffy, MNS, Kidd
Spanos (2010)
BNthalassemia
Hệ Rh (34%), Kell(29,8%) KT chống K
(28,5%)Yu-Hua Chao
BNthalassemia
Hệ Rh (KT chống E, chốngC), MNS, (KT chống Mia)Politis (2016)
Hy Lạp [35] 983 11,6
BN HC hìnhliềm vàthalassemia
Hệ Rh(KT chống C, -c, -D,
-E, -e, Kell)
Theo tác giả Takeshita A và cộng sự tại Nhật Bản, NC đánh giá tần suấtcác KTBT theo giới tính và tiền sử truyền máu hoặc mang thai NC 248.785
BN trong đó có 4222 HC bất thường, được phát hiện trong 3554 trường hợp(1,43%) Tần số antibody trong những ca 4222 trường hợp như sau: anti-E,26%; chống lại Lea 26%; chống P1 11%; chống M 6%; chống E + c 4%; chống
Fyb 4%; chống Dia 3%; chống Lea 3% và chống D 2% Trong thời kỳ mangthai, các thuốc chống D 5%, anti-Jr 3% và anti-E + c 6% có ý nghĩa thống kê.Trong số các BN được truyền máu, chống E 38%, chống E + c 8%, chống JKa
4%, chống e + C 2% và chống E + JK 1% Abs có ý nghĩa thống kê, thườngxuyên hơn [56]
Trang 361.4.3 Trong nước
1.4.2.1 Tỷ lệ KTBT ở BN được nhận máu nhiều lần
Bảng 1.9 KTBT ở BN nhận máu nhiều lần tại Việt Nam theo 1 số tác giả
Tác giả Năm
NC Kỹ thuật
Số BN làm XN
Số BN có KTBT
Tỷ lệ KTBT
Trần Văn Bé [25] 1993 Nghiệm
Trịnh Xuân Kiềm [36] 1990
Ngưng kếttrong ốngnghiệm
Trần Thu Hà, [37] 1999
Ngưng kếttrong ốngnghiệm
2005-Ngưng kếttrong ốngnghiệm
Bùi Thị Mai An,
Trang 371.4.2.2 Tần số xuất hiện loại KT
Tác giả Trần Thị Thu Hà năm 1999 NC KTBT hệ HC tại Viện Huyết họctruyền máu, bệnh viện Bạch Mai đã nhận thấy tần số xuất hiện loại KT ở 31
BN xác định được tính đặc hiệu của KTBT [37]
Bảng 1.10 Tần số xuất hiện loại KT của Trần Thị Thu Hà [37]
Tên KTBT Số lần xuất hiện KTBT Tỷ lệ %
Bảng 1.11 Tần số xuất hiện loại kháng thể của Vi Đình Tuấn [38]
Trang 38Tên KTBT Số lần xuất hiện KT Tỷ lệ %
Trang 39Bảng 1.12 Tỷ lệ KTBT ở các nhóm bệnh lý của một số tác giả trong nước.
Nhóm bệnh lý/ Tác giả
và kết quả
Trần Thị Hà (1999) [37]
Vi Đình Tuấn (2005) [38]
Vũ Đức Bình (2017) [35]
Sốmẫudươngtính /
Số XN
Tỷ lệ
%
Sốmẫudươngtính /
Số XN
Tỷ lệ
%
Sốmẫu
Trang 40Một số nghiên cứu trong nước khác
Nghiên cứu trên 1715 BN Thalassemia tại viện Huyết học truyền máu
trung ương (2009-2014) Hoàng Thị Nga, Vũ Đức Bình, Bùi Thị Mai An và
Nguyễn Anh Trí sử dụng kỹ thuật ngưng kết cột gel và bộ panel HC sàng lọc
và định danh KTBT đã phát hiện được 150 BN có KTBT trong số 1715 BNThalassemia cho tỷ lệ 8,7%, tỷ lệ BN nữ cao hơn nam (10,6% và 6,5%), tỷ lệKTBT liên quan đến số lần TM (trong đó chưa truyền máu 1,2%, dưới 5 lần:5,9%, từ 5-10 lần: 10,1% và trên 10 lần: 15,6%), tỷ lệ thuộc nhóm máu Rhgặp ở tỷ lệ cáo nhất (Anti E và anti c xuất hiện đơn độc với tỷ lệ 75,3% và34%) Tỷ lệ Anti- Mia của hệ nhóm máu MNS khá cao: 38,0% gặp tỷ lệ thấpnhón máu Kidd, Duffy, P, Lewis [44]
Năm 2012 và 2013, NC trên 269 BN được truyền máu tại Bệnh viện Đạihọc Y Hà Nội, nhóm NC Nguyễn Thị Diệu Hương, Nguyễn Quang Tùng đãphát hiện được 32 BN có KTBT trong số 269 BN truyền máu cho tỷ lệ 11,9%,không có sự liên quan giữ giới tính, nhóm máu của BN và sự xuất hiện KTBTnhưng có liên quan tới số lần truyền máu, thành phần máu sử dụng [45] Nghiên cứu trên 102 BN và 2.717 NHM không mang các KN tươngứng với KTBT của BN có KTBT tại viện Huyết học truyền máu trung ương(2013) Vũ Đức Bình, Bùi Thị Mai An, Nguyễn Thị Thu Hà, Hoàng Thị Nga,
và Nguyễn Anh Trí đã sử dụng kỹ thuật ngưng kết cột gel và kỹ thuật làm XNhòa hợp ống nghiệm ở 220C và điều kiện có AHG, định nhóm KN hệ nhómmáu Rh, MNS, Kidd, Duffy đề thực hiện truyền HC hòa hợp Kết quả chothấy truyền HC hòa hợp KN nhóm máu là rất an toàn cho BN có KTBT Đã
có 2.717 đơn vị khối HC phù hợp với KN nhóm máu để truyền cho 102 BN
có KTBT hệ hồng cầu Những BN có KTBT là Anti E, Anti - Mia và Anti Ekết hợp với Anti- Mia được truyền với thứ tự 1.297, 415, 442 đơn vị KHC