nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị sa, lệch ttt tiền phòng do chấn thương đụng dập nhãn cầu

41 795 3
nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị sa, lệch ttt tiền phòng do chấn thương đụng dập nhãn cầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Sa lệch thể thuỷ tinh (TTT) tiền phòng do chấn thương đụng dập nhãn cầu là một cấp cứu thường gặp trong nhãn khoa. Nguyên nhân đa dạng, diễn biến phức tạp, hiệu quả sau điều trị hạn chế, phụ thuộc vào nhiều yếu tố (bệnh nhân đến sớm hay muộn, lệch nhiều hay ít, mức độ tổn thương, thái độ xử trí ban đầu). Sa lệch thể thuỷ tinh tiền phòng bên cạnh đặc điểm chung của một chấn thương đụng dập như: phù giác mạc, biến đổi góc tiền phũng, tỏch thể mi, đứt chân mống mắt, máu tiền phòng, đĩa máu giác mạc, đụng dập mống mắt, xuất huyết dịch kớnh, phự võng mạc … Nó còn đặc điểm riêng đó là: sa lệch thể thuỷ tinh ra khỏi vị trí giải phẩu bình thường. Khi lệch thể thuỷ tinh, dây Zinn có thể đứt hoặc mất một phần, thể thuỷ tinh không còn nằm ở trung tâm trục thị giác nó chỉ còn một phần ở vùng đồng tử hoặc sau mống mắt, sa TTT là khi toàn bộ dây zinn bị đứt, vì vậy thể thuỷ tinh có thể rơi ra tiền phòng hoặc bờ đồng tử, rơi vào buồng dịch kính hoặc ra khỏi nhãn cầu. Sa lệch TTT có rất nhiều nguyên nhân, cũng có thể là triệu chứng của một bệnh toàn thân, bẩm sinh, di truyền, hay thứ phát sau bệnh lý của nhãn cầu. Song chấn thương là nguyên nhân hàng đầu gây sa lệch TTT. Theo báo cáo của Amaud B và Duperon G năm 1981, sa lệch TTT sau chấn thương chiếm 1% số bệnh nhân vào viện điều trị, và 4% trong số bệnh nhân chấn thương |13 |. Tiến triển của sa lệch TTT thường rất nặng, nó phụ thuộc vào hình thái lâm sàng và gây rất nhiều biến chứng để lại hậu quả trầm trọng, tổn hại về thị lực có thể dẫn tới mù loà do những biến chứng như: Viêm màng bồ đào, Glocom thứ phát, phù nề loạn dưỡng giác mạc, đục TTT, ngoài ra còn kèm theo những tổn thương phối hợp như: Xuất huyết tiền phòng, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc, tổn thương góc tiền phòng, làm cho tình trạng bệnh cảnh nặng nề, phức tạp khó khăn trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng. Đây là vấn đề có tính chất thời sự, gây nên sự quan tâm, thu hút, tranh luận sôi nổi trong và ngoài nước. Việt Nam là một nước đang phát triển, trong những năm qua cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, chấn thương mắt đang có xu hướng tăng lên trong đời sống sinh hoạt, trong lao động sản xuất, và đặc biệt trong tai nạn giao thông. Song song với sự phát triển của kinh tế xã hội thì trang thiết bị, máy móc, phục vụ cho chẩn đoán và điều trị cùng với đội ngũ các thầy thuốc lành nghề, có trình độ kỹ thuật cao, đã góp phần to lớn trong việc khám, chẩn đoán, điều trị và phẫu thuật, hạn chế tới mức thấp nhất các biến chứng, nhằm cải thiện thị lực, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu, đã đề cập đến một số lĩnh vực của khía cạnh này, tuy nhiên các tác giả chủ yếu đi sâu vào các hình thái lâm sàng, kết quả phẫu thuật của sa lệch TTT nói chung, đã đóng góp những thành tựu thật sự có ý nghĩa nhằm tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị của sa, lệch TTT tiền phòng do chấn thương đụng dập nhãn cầu. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị sa, lệch TTT tiền phòng do chấn thương đụng dập nhãn cầu, tại bệnh viện mắt trung ương từ 2006 - 2010” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của sa, lệch TTT tiền phòng do chấn thương đụng dập nhãn cầu. 2. Đỏnh giá kết quả điều trị của sa lệch TTT tiền phòng. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan 1.1.1. Thể thuỷ tinh bình thường [1],[ 22], [3], [6], [7], [8], [26] Thể thuỷ tinhh là một thấu kính hội tụ có công suất là 20 Diốp. Chiếm 1/3 công suất khúc xạ của mắt, là môi trường trong suốt 2 mặt lồi, mặt sau lồi hơn mặt trước, bán kính mặt trước là 10mm, bán kính mặt sau là 6mm, đường kính 8 – 10 mm. Dầy 4 – 5 mm. Nó hoàn toàn không mạch máu, không có sợi thần kinh. Dinh dưỡng của TTT dựa vào sự thẩm thấu thuỷ dịch qua màng bọc TTT, ở người trẻ TTT mềm, có thể thay đổi độ cong để tăng công suất, trong khi điều tiết, giúp cho mắt nhìn được tốt nhất. Mặt trước TTT tiếp giáp với mặt sau của mống mắt, tiền phòng. Trung tâm mặt trước TTT cách trung tâm mặc sau giác mạc 4 mm. Mặt sau TTT tiếp giáp với màng dịch kớnh trờn một vùng rộng, đường kính khoảng 5 mm, gọi là khoang Vogt giữa màng dịch kính và TTT quanh vùng Vogt có một khoảng dính gọi là dây chằng Berger và Wieger. Ở người trẻ, dây chằng này lỏng lẻo, vì vậy người ta không có chỉ định lấy TTT trong bao đối với người trẻ, vì dễ gây biến chứng thoát dịch kính. 1.1.2. Bao thể thuỷ tinh [22], [8]. Bao TTT là một màng bọc bao quanh TTT, có cấu trúc là một màng đáy trong suốt, có tính chất đàn hồi, được cấu tạo bởi các sợi collaren týp IV, V. Do các tế bào biểu mô sản sinh ra, bao TTT có khả năng biến đổi hỡnh thù trong khi điều tiết, giúp cho mắt có khúc xạ tốt nhất trong khi nhìn, và cũng là nơi treo bám của TTT, từ xích đạo trở về trước gọi là bao trước, từ xích đạo trở về sau gọi là bao sau. Độ dầy của bao thể thuỷ tinh tuỳ theo vị trí, dầy nhất là ở vùng xích đạo, bao trước dầy hơn bao sau, và trung tâm bao sau là nơi 3 mỏng nhất. Độ dầy của bao TTT sẽ tăng dần theo độ tuổi. Dưới bao trước là lớp đơn tế bào biểu mô, lớp này có khả năng tái tạo nhanh, vì vậy khi bao trước của TTT bị vết rách nhỏ, biểu mô có thể pháp triển, tái tạo và hàn kín vết thương. 1.1.3. Các sợi dây zinn [22], [6,] [8], [26] - Thể thuỷ tính được đeo bám và nâng đỡ bởi các sợi dây zinn, là một hệ thống những sợi có cấu trúc dạng gel, gần giống như dịch kớnh, cỏc sợi này suất phát từ lớp đáy của biểu mô không sắc tố pars Plana và pars Plicata của thể mi bám vào vùng chu biên của bao TTT (vùng xích đạo). Các sợi xếp theo hình nan hoa dầy đặc. - Ở bao trước dây zinn nhiều và chắc hơn, lấn ra trước 1,5 mm. Bao sau lấn ra sau 1,5 mm. Các sợi dây zinn không đi xuyên qua bao TTT mà bám vào lá mỏng dây chằng trên bao của TTT. Do cấu tạo mỏng và yếu của TTT ở vùng này nên khi bị chấn thương, dây chằng zinn bị đứt một phần hay toàn bộ, gây sa lệch TTT. Các sợi dây chằng xếp thành một vành đai xung quanh xích đạo TTT, mặt cắt của vành đai này hình tam giác, đỉnh quay ra phía thể mi, đáy quay vào trong tiếp giáp với TTT. Ở phía trước dây chằng tạo giới hạn sâu của hậu phòng. Ở phía sau của dây chằng tiếp giáp với màng dịch kính và chỉ cách lớp này bởi lớp giới hạn trong của dịch kính. Lớp trước và lớp sau của các dây chằng hình thành quanh một khoảng gọi là ống Hanover. Giữa lớp dây chằng sau và màng bọc dịch kính là khoảng Petit, các sợi dây chằng zinn rất đàn hồi đan chéo để giữ TTT ở vị trí ổn định, khi điều tiết cơ thể mi co, làm dây chằng zinn chùng lại. Đường kính trước sau của TTT tăng, đường kính ngang giảm, làm tăng công suất hội tụ và ngược lại nhưng TTT không bị di chuyển. Như vậy những sợi dây chằng này không những có ý nghĩa về mặt sinh lý của sự điều tiết mà nó cũn hết sức quan trọng về mặt giải phẫu. 4 1.2. Sinh lý bệnh của chấn thương đụng dập. - Dưới tác nhân là một vật tày tác động tạo nên một làn sóng ép vào vỏ giác củng mạc, đi từ trước ra sau, đẩy lùi thuỷ dịch làm cho màn mống mắt tiếp cận với TTT, đồng thời làm di chuyển cả khối dịch kớnh, gây co kéo vào các chỗ bám, lực tác động này làm cho mắt bè ra, trục nhãn cầu ngắn lại, đồng thời giãn rộng đường kính ngang. - Năm 1969 Delori Domerat, Zeff và Cox nghiên cứu thực nghiệm trên khỉ nhận thấy đường kính trước sau ngắn lại 28%, cùng với sự biến dạng này, đường kính xích đạo tăng lên 8 – 10%, gây co kéo đột ngột vào đáy dịch kính làm đứt tuột vùng Oracsarata. Theo Frenket (1916 – 1931). Zoldal (1924) và cả Delori (1969) cũng đã cho thấy trên thực nghiệm có sự thay đổi gây ra do hậu quả của chấn thương kớn trờn mắt lợn. Trong nghiên cứu này, tác giả đó dựng súng ngắn bắn bằng khí nén, kết quả ghi được là : Chấn thương trực tiếp làm giảm đường kính trước sau, có thể lên tới 59%, tương đương với sự lõm vào của giác mạc từ 8 – 5 mm |26|. Do sự dồn nén trước sau làm dẹt giác mạc, đảo ngược độ cong giác mạc, đẩy mống mắt về phía sau, vùng xích đạo bị căng đột ngột và mạnh, gây đứt một phần hoặc toàn bộ dây zinn. Dây zinn bị đứt thì TTT sẽ bị lệch hoặc trệch ra khỏi vị trí giải phẫu. Nên nếu giây zin bị đứt trên 25% thì TTT bị lệch sang phải hoặc sang trái, cũng có thể ra trước hoặc sau, gây cận thị, loạn thị, song thị một mắt do lệch tâm của TTT. Nếu toàn bộ dây zinn bị đứt thì TTT có thể bị sa vào buồng dịch kính ra trước ở diện đồng tử, hoặc ở tiền phòng |22, 5, 8, 16, 18, 20|. Sóng phản hồi xuất hiện sau 0,4 ms đưa trục trước sau nhãn cầu về vị trí bình thường, trong khi sóng sung kích lan ra ở ẵ sau xích đạo của nhãn cầu, nó gõy nhiều rối loạn vận mạch. Các phản ứng vận mạch xuất hiện sau làn sóng phản hồi gây thiếu máu, làm chậm tuần hoàn vận mạch, gây tổn thương tiêu huỷ, hoặc hoại tử tế bào võng mạc. 5 - Sau gây co mạch là giãn mạch, làm tăng quá trình thẩm thấu, làm thoát huyết tương, gây xuất huyết, ngoài ra chấn thương đụng dập còn gây ra hàng loạt những tổn thương như: Rách màng Descemet, tổn thương mống mắt, đứt cơ co đồng tử -> gõy gión đồng tử, đục TTT - Tổn thương góc tiền phũng, vựng bố làm bong thể mi - > gõy tỏch thể mi -> lựi gúc kèm theo tổn thương thể mi - > gây xuất huyết tiền phòng, xuất huyết dịch kính, phù võng mạc, rách võng mạc, xuất huyết võng mạc, bong võng mạc, có thể rách hắc mạc. 1.3. Sa lệch TTT do chấn thương đụng dập nhãn cầu. • Định nghĩa sa lệch TTT : Lệch TTT : Là khi dây Zinn chỉ bị đứt một phần, thể thủy tinh dii lệch khỏi vị trí giải phẫu bình thường, nhưng vẫn còn nằm ở sau bờ đồng tử. Sa TTT : Là khi toàn bộ dây Zinn bị đứt, thể tinh bị rơi tự do về phía sau vào buồng dịch kính hoặc sa ra phía trước, sa tiền phũng ô Cưỡi ngựa ằ ở bờ đồng tử hoặc sa ra ngoài nhãn cầu. 1.3.1. Nguyên nhân Khi chấn thương đụng dập gây áp lực mạnh đột ngột, gõy gión nhanh ở vùng xích đạo, làm đứt dây chằng zinn, gây sa lệch TTT. Có thể ước tính khi dây Zinn bị đứt > 25% sẽ dẫn tới lệch TTT. Thể thuỷ tinh lệch nhiều, ít, hay sa TTT, nó phụ thuộc vào số dây zinn bị đứt nhiều, ít hay toàn bộ. Sa lệch TTT chiếm 35.2% trong các trường hợp đục TTT sau chấn thương đụng dập |4, 6, 15, 16, 18|. Chấn thương có thể xảy ra trên mắt có bệnh lý khác : + Di lệch TTT có tính chất gia đình + Các bệnh bẩm sinh có rối loạn chuyển hoá : Hội chứng Marfan, hội chứng Homoocystme niệu, hội chứng Weill – Marchesanie. Một số trường hợp ít gặp như : 6 - Không có mống mắt bẩm sinh - Hội chứng loạn sản sợi đàn hồi (Ehlers – Danlos). - Hội chứng viêm thận di truyền điếc thần kinh (Alport). - Loạn sản xương sọ mặt (bệnh Clouzon). Theo một số tác giả người ta phân loại dị thường vị trí TTT thành 3 nhóm : - Bẩm sinh - Chấn thương - Thứ phát sau bệnh lý của nhãn cầu. Và một số tác giả cho rằng nguy cơ sa lệch TTT có cơ hội lớn hơn ở những bệnh nhân có hội chứng : Marfan, Marchesamie, Homoocystme niệu hoặc ở những bệnh nhân có cận thị cao, sau viêm màng bồ đào… |4, 6, 9, 18, 20|. 1.3.2. Các hình thái lâm sàng sa lệch TTT [1],[ 4],[ 6], [13], [17],[20]. 1.3.2.1. Lệch TTT • Là thể lâm sàng hay gặp nhất chiếm khoảng từ 48- 50% trong tổng số bệnh bị nhân sa lờch TTT do dây zinn bị đứt một phần. Thể thuỷ tinh bị lệch ra khỏi trục nhìn, nhưng vẫn còn được treo vào thể mi bởi cỏc dõy zinn còn lại và nằm sau mống mắt. Lệch TTT có thể nhẹ kín đáo do đứt một phần của dây zinn. Trên người trẻ những sợi dây zinn có thể đứt toàn bộ nhưng TTT vẫn giữ nguyên vị trí, do những sợi dây chằng giữa bao sau của TTT và màng hyaloyd. Theo Boudel C (1979) gặp 24/50 ca chiếm 48% |25|. Nguyễn Ngọc Trung (1991) nghiên cứu 39 ca sa lệch TTT sau chấn thương tại Bệnh viện Mắt Trung ương, lệch TTT 34/39 ca |12|. Theo Lê Công Đức năm 2002 nghiên cứu 87 ca sa lệch TTT sau chấn thương tại Bệnh viện Mắt Trung ương, lệch chiếm 67/87 ca (77,01%). • Lệch ít thường kín đáo khó phát hiện, thấy các triệu chứng chủ quan như nhìn mờ (thị lực có thể giảm hoặc giảm ít) thường dẫn tới các rối loạn thị 7 giác như biến dạng hình ảnh, cận thị nhẹ, loạn thị không đều, khó điều chỉnh, thường gặp các triệu chứng chủ quan như rung rinh mống mắt, rung rinh thể thuỷ tinh, mất tính song song khi cắt cúp quang học của giác mạc, mống mắt, TTT. Trong một số trường hợp sử dụng đèn khe ta thấy bờ đồng tử cách mống mắt một khoảng, độ sâu tiền phòng không đều có sự khác biệt giữa độ sâu tiền phòng và hình dáng lựi gúc giữa 2 mắt. Có thể thấy thoát dịch kính khu trú ra tiền phòng hoặc bờ đồng tử, đây là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán, vị trí thoát dịch kính tương ứng với vị trí đứt dây zin. Khi bệnh nhân thay đổi tư thế, có thể thay đổi vị trí của TTT. Khi soi góc tiền phòng có thể thấy chỗ TTT còn bám vào dây chằng và góc hẹp phía đối diện thỡ gúc mở rộng, có thể kèm theo triệu chứng tổn thương khác của góc (Lùi gúc, rỏch bố, bong thể mi) |20;24| cho thấy nơi chân mống mắt bị đứt qua chỗ đứt có thể thấy vựng dõy zinn bị tổn thương và dịch kính. • Lệch nhiều gây rối loạn thị giác một cách trầm trọng thường gặp: cận thị, viện thị cấp, loạn thị nặng. Khám thấy xích đạo TTT ở diện đồng tử,gây song thị một mắt làm cho bệnh nhân khó khăn trong sinh hoạt và học tập. Có thể thấy dịch kính ở diện đồng tử hoặc ra tiền phũng. Rìa của TTT có thể xuất hiện ở đáy mắt như một bóng đen hình lưỡi liềm vì sự phản xạ bên trong của ánh sáng khi khám. Có thể nhìn thấy hình ảnh của hai địa thị. Soi ánh đồng tử có giá trị trong việc mô tả rìa của TTT. Các tổn thương như rung rinh mống mắt làm thay đổi độ sâu tiền phòng rõ nét hơn rất nhiều. 1.3.2.2. Sa thuỷ tinh thể (Dislocation) • Sa trước: Theo Arnaud B. và cộng sự năm 1982, trong 85 trường hợp ở Montpellier có 8 ca |24|, chiếm 9,4%. Theo Tôn Thị Kim Thanh 1995 |9|, chiếm 6,06%. Theo Trần Văn An 1999 |1|, chiếm 14,86%. Lê Công Đức 2002 chiếm 8,05%. Thể thuỷ tinh rơi khỏi chỗ bám ra mặt trước của mống mắt, nằm ở trong tiền phòng, bệnh nhân đau 8 nhức dữ dội, thị lực giảm mạnh, nhãn áp tăng cao, khám thấy kết mạc cương tụ, giác mạc phù nề, TTT nằm hoàn toàn trong tiền phòng, giữa giác mạc và mống mắt, nếu TTT còn trong thì nhìn thấy như một giọt dầu, nếu TTT đã bị đục nhìn giống như một đĩa mầu trắng lung lay và di động trong thuỷ dịch. Hình thái này ngay từ đầu đã làm nhãn áp tăng cao cấp tính, do TTT làm nghẽn đồng tử. Theo Bouder C gặp 4/6 ca chiếm 67% tăng nhãn áp |25|. Trần Văn An 1999 |1| chiếm 21,62%. Trần Thị Phương Thu 2001 |11| chiếm 45%. • Đây là hình thái rất hiếm gặp nó chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn sau đó TTT có thể sa vào tiền phòng, hay là buồng dịch kính. • Thể thuỷ tinh sa ra sau : Theo Amaud B. và Dupeyron G. sa TTT ra sau chiếm khoảng 30%. Trần Phương Thu 2001 là 22,5%. Trần Văn An 1999 là 4,05%. Thể thuỷ tinh sa ra sau do dây zin đứt toàn bộ, màng Hyaloit rách trước, TTT rơi vào buồng dịch kính, nếu không có tổn thương bao TTT thỡ nó có thể dung lạp tốt, nó có thể tồn tại nhiều năm trong buồng dịch kính mà không gây biến chứng gì. Theo Lorier và Creuner có thể dung nạp tới 20 năm . Theo Phan Đức Khâm là 14 - 20 năm |4|, thậm chí cả khi TTT bị đục nó vẫn có thể dung nạp trong buồng dịch kính sau nhiều năm, tuy nhiên nó phải được theo dõi một cách cẩn thận, bởi lẽ biến chứng sẽ đến bất cứ khi nào. Thường biến chứng tăng nhãn áp là rất cao. Theo Naciorie tăng nhãn áp chiếm 10%, Boudel C. gặp tỷ lệ tăng nhãn áp khá cao (10/18 ca) |25|. • Trên lâm sàng, vì không có TTT nên thị lực giảm sút nặng (viễn thị nặng), điều chỉnh bằng kính +10D thị lực có thể tăng. Khám thấy tiền phũng sõu bất thường, dịch kính trong tiền phòng, rung rinh mống mắt, soi đáy mắt có thể thấy TTT di động trong buồng dịch kính trước võng mạc, vì vậy khi thay đổi vị tri TTT cũng thay đổi theo. Thể thuỷ tinh có thể dính vào gai thị hoặc vùng hoàng điểm, thường TTT ở vị trí 6 giờ, dựng kớnh tiếp xúc 3 mặt 9 gương cho phép xác định vị trí cũng như di động trong các vị trí khác nhau của TTT và mức độ dính của TTT vào dịch kính và võng mạc, đối với những trường hợp có xuất huyết nội nhãn, hay đục dịch kớnh, khụng xác định bằng kính tiếp xúc 3 mặt thỡ dựng siêu âm sẽ có giá trị giúp ta chẩn đoán xác định. • Thể Thuỷ Tinh sa ra ngoài nhãn cầu: Bệnh cảnh này thường hiếm gặp. Theo Sedan 1963, trong suốt 30 năm chỉ có 5 trường hợp sa TTT ra khỏi nhãn cầu. Theo B. Arnaud và cộng sự 1982, trong 85 trường hợp ở Montpellier gặp 4 ca |25|. Theo Hoàng Việt Nga (1990) và Nguyễn Ngọc Trung (1991) |12| không thấy gặp trường hợp nào. • Khi chấn thương nhãn cầu bị vỡ thể thuỷ tinh có thể bị bắn ra ngoài, nằm dưới kết mạc hoặc dưới bao Stenon, nó thường kèm theo cú phòi kẹp mống mắt hoặc thể mi, qua vết rách của mạc. Nhưng thường gặp nhất ở góc mũi trên phía sau vựng rìa, có thể thuỷ tinh nằm ẵ trong hoặc ẵ trờn vết thương củng mạc. Khi khỏm trờn lâm sàng biểu hiện như một u kết mạc. Do thể thuỷ tinh đội kết mạc lên, vị trí vết thương củng mạc thường gặp là trên trong phía sau vựng rìa 3 – 4 mm, theo DuKer – Elder. Tuy nhiên cũng có thể gặp ở những vị trí ẳ khỏc của nhãn cầu, gây sa TTT dưới kết mạc. Có thể dung nạp tốt song những tổn thương khác kèm theo của nhãn cầu có thể gõy lên những biến chứng nặng nề, để lại hậu quả về thị lực rất trầm trọng. Một số trường hợp sa TTT dưới kết mạc mà gây tổn thương ở vùng thể mi, thường gõy lờn tình trạng tăng nhãn áp. • Sa TTT dưới bao Stenon: Là một chấn thương đụng dập mạnh vào nhãn cầu làm rách củng mạc, chỉ cho phép ta chẩn đoán được khi dịch kớnh cũn trong suốt, ta thấy mất TTT và có vết rách củng mạc (TTT không còn trong nhãn cầu) |26|. 10 [...]... gây chấn thương - Biểu hiện của hình thái với chức năng - Tổn thương phối hợp với lệch TTT Tỷ lệ % 32 4.3 Bàn luận về biến chứng - Biến chứng do chấn thương - Biến chứng do hậu quả sau chấn thương - Biến chứng do lệch TTT 4.4 Bàn luận về điều trị - Các phương pháp điều trị - Kết quả điều trị DỰ KIẾN KẾT LUẬN 1 Đặc điểm và hình thái của sa lệch TTT tiền phòng - Các hình thái lõm sàng - Các tổn thương. .. thái lâm sàng hay gặp là sa vào hậu phòng (82,4%) Tác giả đã thống kê được các nguyên nhân, các hình thái lâm sàng và chỉ định điều tri Tuy nhiên tác giả không đi sâu nghiên cứu các hình thái lâm sàng và chỉ định điều trị riêng cho các trường hợp sa, lệch TTT do chấn thương đụng dập nhãn cầu Phan Đức Khâm 1997 [5] đã đề cập đến sự đi lệch TTT trong chấn thương, các hình thái lâm sàng, biến chứng và các... được những kết quả hết sức có ý nghĩa Hiện nay ở Việt Nam chưa thấy có tài liệu nào nghiên cứu một cách chi tiết cụ thể về hình thái lâm sàng và điều trị sa lệch TTT do chấn thương đụng dập nhãn cầu Các vị trí tổn thương hay gặp của dây zinn và các hướng lệch của TTT liên quan đến vị trí tổn thương của dây zinn 22 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được... pháp điều trị bằng phẫu thuật và kết quả khi bệnh nhân ra viện, song chưa công bố được kết quả lâu dài cho điều trị và phương pháp điều trị cho từng hình thái sa lệch Tôn Thị Kim Thanh nghiên cứu 165 ca sa lệch TTT tại Viện Mắt từ 1992 đến 1995 [9] nhận thấy: Nguyên nhân hay gặp là do chấn thương (52,72%), sa lệch TTT do chấn thương thường kèm theo các tổng thương phối hợp khác của nhãn cầu Hình thái lâm. .. lâm sàng, biến chứng và các phương pháp điều trị Trần An 1998 [1] đã nghiên cứu các phương pháp điều trị phẫu thuật sa, lệch TTT, trong đó bao gồm cả sa, lệch TTT chấn thương và sa, lệch TTT bệnh lý 21 Trần Thị Phương Thu 2001 [11] đã nghiên cứu sử dụng các máy cắt dịch kính trong phẫu thuật điều trị sa, lệch TTT chấn thương trên 40 bệnh nhân tại khoa chấn thương trung tâm Mắt Thành phố Hồ Chí Minh... nhân tạo tiền phũng, nó tránh được các biến chứng như: thoỏi hoỏ mống mắt, phù giác mạc Vị trí của TTT nhân tạo sinh lý hơn 20 1.4 Nghiên cứu sa lệch TTT do chấn thương đụng dập ở Việt Nam Ở nước ta có rất nhiều các tác giả đó cú những công trình nghiên cứu đến vấn đề sa lệch TTT, đặc biệt là sa lệch TTT do chấn thương đụng dập nhãn cầu Các tác giả đã quan tâm và đi sâu đến các hình thái lâm sàng, phương... cao… Và những bệnh nhân có liên quan đến bệnh tại mắt như viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn 2.2 Phương pháp nghiên cứu • Đây là nghiên cứu mô tả hồi cứu đánh giá hình thái tổn thương, kết quả điều trị - Mô tả đặc điểm hình thái sa lệch TTT tiền phòng - Đỏnh giá kết quả bước đầu về các phương pháp điều trị của sa lệch TTT tiền phòng • Cách chọn: Lấy toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn điều trị tại... |9| 16 + Sa TTT vào tiền phòng , TTT ở bờ đồng tử, TTT ở ngoài nhãn cầu thì mổ cấp lấy TTT + TTT trong buồng dịch kính: Đưa TTT ra tiền phòng sau đó lấy TTT, nếu không “đưa” được thì điều trị nội khoa + TTT lệch trong hậu phòng: Chỉ mổ lấy TTT khi có biến chứng Theo Phan Đức Khâm (1997) |4|: Chỉ định điều trị tuỳ thuộc hình thái di lệch TTT và tuổi người bệnh: + Lệch TTT từng phần: - Lệch nhẹ: Không... lệch TTT do chấn thương đụng dập nhãn cầu - Phân loại hồ sơ bệnh nhân: o Sa TTT tiền phòng o Lệch TTT tiền phòng 2.4.2 Tìm kiếm các thông tin trong hồ sơ bệnh án • Đặc điểm chung: - Tuổi - giới - Nghề nghiệp - Lý do đến khám bệnh - Hoàn cảnh xảy ra chấn thương (trong sinh hoạt, thể thao, lao động, tai nạn…) - Tác nhân gây chấn thương như: quả bóng, cầu lông, đấm đá … - Thời gian đến viện sau chấn thương. .. pháp lấy TTT phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân, hình thái sa lệch, tình trạng TTT, dịch kính và võng mạc Gholam A.Peyman (1994) |19| đã phân loại sa, lệch TTT theo phương pháp xử lý như sau: + Lệch TTT nhân mềm + Lệch TTT nhân cứng + Sa TTT nhân mềm vào dịch kính + Sa TTT nhân cứng vào dịch kính + Sa TTT nhân cứng và mềm vào tiền phòng + Sa TTT – biến chứng của phẫu thuật lấy TTT TTT nhân cứng lệch hoặc . hơn về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị của sa, lệch TTT tiền phòng do chấn thương đụng dập nhãn cầu. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều. điều trị sa, lệch TTT tiền phòng do chấn thương đụng dập nhãn cầu, tại bệnh viện mắt trung ương từ 2006 - 2010” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của sa, lệch TTT tiền phòng do chấn thương đụng. thái lâm sàng và chỉ định điều tri. Tuy nhiên tác giả không đi sâu nghiên cứu các hình thái lâm sàng và chỉ định điều trị riêng cho các trường hợp sa, lệch TTT do chấn thương đụng dập nhãn cầu. Phan

Ngày đăng: 16/01/2015, 07:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan