Hiện nay, môn học thể thao tự chọn là nội dung được học tập xuyên suốt ởcác cấp học với số tiết được phân bố ngày một nhiều hơn, được giảng dạy nhằm đisâu vào sự yêu thích của học sinh v
Trang 1MỤC LỤC
1 PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài……… ……… 2
1.2 Mục đích, yêu cầu giới hạn của đề tài……….… ……… 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……….…… 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu……….………3
2 NỘI DUNG CỦA SKKN 2.1 Cơ sở của SKKN……… ………4
2.1.1 Cơ sở lí luận……… …….…4
2.1.2 Cơ sở thực tiễn……… ……… 5
2.2 Thực trạng của việc dạy học thể thao tự chọn Bóng chuyền ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi………… ……… …….5
2.3 Các giải pháp đã sử dụng dể giải quyết vấn đề……….………… …… 7
2.3.1 Giải pháp 8
2.3.2 Kết quả thực nghiệm và hiệu quả của SKKN áp dụng trong thực tiễn hoạt động giáo dục… ……17
3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận……… 19
3.2 Kiến nghị……….……… …… 19
Trang 21 PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1 Lí do chọn đề tài:
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợpnhững thành tựu khoa học của xã hội và sử dụng những biện pháp chuyên môn đểđiều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định nhằm nâng caosức khỏe
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Xã hội chủ nghĩa thì conngười là yếu tố quyết định mà sức khỏe là vốn quý nhất của con người Để có conngười hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì giáo dục cần phảiđáp ứng được hai yêu cầu phát triển trí lực và thể lực Vì thế, trong công tác giáodục hiện nay, ngoài việc trang bị cho học sinh về mặt tri thức thì việc giáo dục thểchất trong nhà trường đóng góp một vai trò quan trọng
Hiện nay, môn học thể thao tự chọn là nội dung được học tập xuyên suốt ởcác cấp học với số tiết được phân bố ngày một nhiều hơn, được giảng dạy nhằm đisâu vào sự yêu thích của học sinh và phát triển năng khiếu cá nhân Chính vì thế thểthao tự chọn là nội dung có tầm quan trọng trong quá trình giáo dục thể chất ở nhàtrường Do đó, thể thao tự chọn được học sinh yêu thích và say mê tập luyện Trong
số các môn thể thao tự chọn như bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, bơi, … thì mônbóng chuyền là môn thể thao được nhiều giáo viên lựa chọn để giảng day cho họcsinh Bởi vì môn bóng chuyền là môn thể thao được đa số học sinh yêu thích vàphù hợp với điều kiện tập luyện của nhiều nhà trường
Môn thể thao tự chọn Bóng chuyền có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển
của các em về mọi mặt Trí - Đức - Thể - Mỹ Nếu tiết dạy thể thao tự chọn có chất
lượng sẽ giúp cho học sinh nắm được kiến thức từ đó hình thành kỹ năng vận động,tạo ra những giờ học vui vẻ và bổ ích cho học sinh
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi, tôi nhận thấy cần phảiđầu tư cho môn Bóng chuyền nhiều hơn ở các mặt để góp phần nâng cao sức khỏe,
kỹ năng cho các em nói riêng và chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường nóichung Đặc biệt là đối với học sinh khối 10 là học sinh đầu cấp cần nắm vững kỹthuật cơ bản về môn thể thao tự chọn này là một điều kiện hết sức cần thiết thuậnlợi cho việc phát triển kỹ năng, kỹ xảo vận động làm nền tảng cho các năm học sau
Vì lí do đó, tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số phương pháp nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi "
Trang 31.2 Mục đích, yêu cầu giới hạn của đề tài:
- Nghiên cứu nhằm đưa ra các phương pháp giảng dạy vào trong quá trìnhdạy học, qua đó để kiểm tra đánh giá kết quả tác dụng cũng như khẳng định tínhthiết thực của nó trong quá trình giảng dạy môn thể thao tự chọn Bóng chuyền nóiriêng cũng như việc huấn luyện thể dục thể thao nói chung
- Biết cách và thực hiện cơ bản đúng các kỹ thuật như: Tư thế chuẩn bị, một
số động tác di chuyển cơ bản, chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt, chuyềnbóng thấp tay, đệm bóng
- Nâng cao kết quả môn thể dục nói chung và môn bóng chuyền nói riêng,bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu môn bóng chuyền
- Thúc đẩy phong trào tập luyện môn bóng chuyền cho các em trong nhàtrường
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
+ Học sinh lớp 10A, 10C, 10G, 10E trường THPT Nguyễn Thị Lợi
+ Tập luyện ở sân tập thể dục
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu: Phương pháp này sử dụng để
phân tích, tổng hợp số liệu đã thu thập được trước và sau thực nghiệm, từ đó đánhgiá sự tiến bộ của học sinh
- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm : Phương pháp này nhằm
quan sát và đánh giá kết quả một cách khách quan đề tài nghiên cứu, để xác địnhtính khả thi của đề tài
- Phương pháp thống kê toán học: Thống kê và xử lí kết quả điều tra thực tế,
thống kê và xử lí kết quả thực nghiệm Để kết quả nghiên cứu chính xác và đảmbảo độ tin cậy cao
- Phương pháp điều tra sư phạm: Thông qua hình thức vấn đáp, phiếu trả lời
trắc nghiệm để tìm hiểu sự hứng thú của các em, các đồng nghiệp đối với đề tàinghiên cứu
- Khảo sát kỹ thuật , số lần thực hiện được của học sinh thông qua kiểm trachuyền bóng cao tay bằng hai tay (trước mặt), chuyền bóng thấp tay phát bóngthấp tay của các em học sinh mới vào lớp 10
Trang 42 NỘI DUNG CỦA SKKN:
2.1 Cơ sở của SKKN:
2.1.1 Cơ sở lí luận:
Môn thể thao tựu chọn Bóng chuyền có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển
của các em về mọi mặt Trí - Đức - Thể - Mỹ Nếu trong tiết dạy thể thao tự chọn có
chất lượng sẽ giúp cho học sinh nắm được kiến thức từ đó hình thành kỹ năng vậnđộng, tạo ra những giờ học vui vẻ và bổ ích cho học sinh
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định, quá trình hình thành kỹnăng, kỹ xảo vận động dựa trên quá trình nhận thức “Từ trực quan sinh động đến tưduy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” Như vậy, tính trực quan trongquá trình giảng dạy thể dục thể thao giữ một vai trò quan trọng Vì hoạt động tiếpthu kiến thức động tác của học sinh về cơ bản là mang tính chất thực tiễn vận độngphát triển các cơ quan cảm giác, từ đó học sinh hình thành thói quen vận độngđúng
Để xây dựng kỹ năng vận động được tiến hành không chỉ bằng thị phạmđộng tác, mà bằng cả lời nói và tư duy, tức là phải sử dụng các phương pháp dạyhọc thể dục trong việc xây dựng kỹ năng vận động cho người luyện tập thể dục thểthao mà đối tượng ở đây là học sinh trung học phổ thông, và người huấn luyệnhướng dẫn đó là giáo viên dạy thể dục thể thao Trong thời gian của một tiết dạychỉ 45 phút mà có đến hai hay ba nội dung học khác nhau đan xen vào, giáo viênphải làm thế nào để truyền tải kiến thức giúp học sinh nhanh chóng hình thành kỹnăng vận động, nghĩa là vừa xây dựng nhận thức cho các em về kỹ thuật động tácvừa phải đảm bảo đủ lượng vận động cần thiết cho các em trong một tiết học, haynói cách khác trong một thời gian cực ngắn người giáo viên phải vừa giúp các emnắm được yếu lĩnh kỹ thuật động tác, vừa phải hướng dẫn cho các em thực hiệnđộng tác
Muốn đạt được điều này, theo tôi, người thầy phải tăng cường sử dụng cácphương pháp và các hình thức tổ chức như phương pháp sử dụng lời nói, nhómphương pháp trực quan, nhóm phương pháp luyện tập Hay phải tăng cường làmmẫu thị phạm kết hợp với sử dụng lời nói giảng giải ngắn gọn, mấu chốt, đủ ý Haynói cách khác là vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học vấnđáp; Dạy và học phát hiện giải quyết vấn đề; Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏvào giảng dạy để giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động
Trong dạy học, toàn bộ hoạt động của giáo viên đều liên quan đến việc sửdụng lời nói, bằng lời nói giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh, kích thích tưduy, giao nhiệm vụ, phân tích và đánh giá kết quả, điều chỉnh hành vi người học.Đối với học sinh, lời nói cũng rất cần thiết trong quá trình nhận thức, tự đánh giá và
Trang 5tự điều chỉnh hành động Các hình thức sử dụng lời nói gồm: Thuyết trình (giảnggiải), kể chuyện và thảo luận (đàm thoại),… đôi khi giáo viên còn kết hợp sử dụngcác phương tiện trực quan, nhưng các phương tiện trực quan đóng vai trò minh họalời nói giáo viên.
Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên còn dùng các động tác bổ trợ lànhững động tác đơn giản hơn hoặc có kết cấu gần giống nhưng dùng sức nhẹ hơnđộng tác chính Ngoài ra chúng ta thường sử dụng thêm các phương pháp trò chơi,thi đấu và tổng hợp,…vào giáo dục thể chất
2.1.2 Cơ sở thực tiễn:
Trong xã hội hiện đại, tình trạng học sinh thiếu vận động và thừa chất dinhdưỡng ngày càng nhiều, hiện tượng học sinh có trọng lượng cơ thể vượt quá mứcbình thường hoặc mắc bệnh béo phì cũng ngày càng phổ biến Việc tập luyệnthường xuyên, liên tục sẽ giúp các em thoát khỏi tình trạng nêu trên, tiêu hao nănglượng thừa Bên cạnh đó tiết học thể dục thường được tiến hành ngoài trời nên họcsinh chưa tập trung vào tiếp thu bài
Mặt khác, nội dung thể thao tự chọn Bóng chuyền các em học sinh cấp dướichỉ mới được tiếp xúc ít, chưa nắm được các kỹ thuật cơ bản Nên khi lên lớp trêncác em đang còn bỡ ngỡ và khi học lại gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi tậpluyện không được thường xuyên, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và họckhông đảm bảo sẽ tạo cho các em uể oải, mất hứng thú trong học tập, không chútrọng và hình thành được kỹ năng, kỹ xảo vận động dẫn đến kỹ thuật và số lần thựchiện động tác cũng như thành tích thấp không ổn định
2.2 Thực trạng của việc dạy học thể thao tự chọn Bóng chuyền ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi.
2.2.1 Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của BGH nhà trường và cácđoàn thể trong Nhà trường đã xây dựng sân bóng chuyền để giúp cho học sinh có
điều kiện tổ chức tập luyện và tổ chức thi đấu giao lưu môn bóng chuyền
- Phần lớn học sinh đều yêu thích và nhiệt tình, hăng say tập luyện
- Ở trong nhà trường có nhiều giáo viên yêu thích và chơi tốt môn bóngchuyền qua đó lối cuốn nhiều học sinh chơi và tập luyện thể thao
- Đa số giáo viên trẻ nên tích cực, nhiệt tình, trong công tác giảng dạy
2.2.2 Khó khăn:
Trang 6- Các phương tiện phục vụ cho giảng dạy và học tập như tranh ảnh, hệ thốngsân bãi chật chội không đảm bảo, dụng cụ thiếu thốn.
- Sân tập còn thiếu và chưa đạt chuẩn, nhiều giờ học gặp thời tiết khôngthuận lợi như rất nắng nóng hoặc mưa nhiều dẫn đến không học được và không
gây được hứng thú cho học sinh khi tập luyện
- Các tiết học trong nội dung thể thao tự chọn thường bị gián đoạn bởi điềukiện thời tiết
- Thời gian của một tiết học hạn chế , giáo viên chỉ hướng dẫn cho học sinhtập luyện kĩ thuật và từ đó học sinh tự tập là chính, không có điều kiện để giáo viênsửa sai nhiều cho các em, thời gian các em thi đấu tập ít và vui chơi hạn chế
- Đa số học sinh chưa làm quen với môn bóng chuyền
Từ những tồn tại và khó khăn đó nên công tác giáo dục thể chất nói chung vàcông tác dạy và học chính khoá môn thể dục nói riêng hiệu quả không cao, chưađáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra là phát triển con người toàn diện
Để khắc phục tình trạng trên, trong quá trình giảng dạy tôi đã trăn trở, suynghĩ nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy thích hợp để nâng cao thành tíchcũng như kỹ thuật cho các em
2.3 Các giải pháp đã sử dụng dể giải quyết vấn đề:
Khảo sát kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt, chuyền bóngthấp tay, và phát bóng thấp tay chính diện thông qua kiểm tra các em học sinh mớivào lớp 10 Trường THPT Nguyễn Thị Lợi chưa áp dụng phương pháp gồm 4 lớp
10 A, 10 C, 10E, 10G
Kết quả đạt như sau:
Kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt
Lớp
Điểm
10 A (48 HS)
10 C (47 HS)
10 E (48 HS)
10G (47 HS)
Trang 7Kĩ thuật chuyền bóng thấp tay
Lớp
Điểm
10 A (48 HS)
10 C (47 HS)
10 E (48 HS)
10G (47 HS)
10 C (47 HS)
10 E (48 HS)
10G (47 HS)
em khác do kỹ thuật chưa có nên kết quả không cao
Trên cơ sở tương đồng về số lượng học sinh và chất lượng của các em đốivới môn thể thao tự chọn Bóng chuyền đã được đánh giá thông qua kết quả khảosát ban đầu, tôi tiến hành chia các em làm 2 nhóm cụ thể như sau:
+ Lớp đối chứng (10E, 10G): sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống
+ Lớp thực nghiệm ( 10A, 10C): sử dụng phương pháp dạy học tích cực.
2.3.1 Giải pháp:
Kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay (trước mặt):
Trang 8Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay ( trước mặt) thường được sử dụngkhi bóng có điểm rơi ngang đầu và trước mặt Đây là cầu nối giữa phòng thủ và tấncông, và là giai đoạn trọng tâm để điều chỉnh và tổ chức các phối hợp chiến thuậttrong tấn công cũng như trong phản công Ở kỹ thuật này điều cốt lõi là học sinhphải nắm và hiểu được mẫu chốt kĩ thuật động tác và thực hiện một cách cơ bảnđúng về kỹ thuật.
Dưới đây là một số hình ảnh về kỹ thuật
Khi bóng đến, tay tiếp xúc bóng ở phía sau và chếch xuống bên dưới của bóng.Tầm tiếp xúc ngang trán, cách trán khoảng 15 – 20cm Tầm chuyền bóng có thểthay đổi tùy thuộc vào trình độ và đặc điểm cá nhân người tập
Phương pháp:
Giáo viên dùng phương pháp sử dụng lời nói, phương pháp trực quan, phươngpháp luyện tập
Trang 9+ Giáo viên giới thiệu tên các động tác kĩ thuật, tính năng, tác dụng cho học
sinh nắm
+ Thị phạm và phân tích cấu trúc kỹ thuật động tác, những điểm cần chú ý và
những điểm sai cần chú ý trong luyện tập Giáo viên kết hợp cho các em xem tranhảnh về kỹ thuật động tác, đưa ra các bài tập khắc phục, sửa sai cho các em
+ Gọi 1 – 2 em lên làm thử, cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
+ Giáo viên triển khai tập luyện đồng loạt cho cả lớp Sau đó giáo viên cho học
sinh thực hiện theo nhóm học tập, nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện tập, giáoviên theo dõi quan sát các nhóm và sửa sai cho các em Cả lớp thực hiện theo khẩulệnh chung
+ Trong quá trình luyện tập các em trong nhóm có thể tự sửa sai cho nhau, emhọc khá hơn sửa cho nhưng bạn chưa tực hiện kỹ thuật động tác tốt, các em tự traođổi thảo luận những vấn đề đang còn thắc mắc
+ Luyện tập hình tay chuyền bóng, tầm tiếp xúc bóng Tập không có bóng và
có bóng
+ Luyện tập kỹ thuật chuyền bóng mô phỏng từ hình tay tiếp xúc bóng đếnphối hợp toàn thân chuyền bóng
+ Tự tung bóng và đón bóng theo hình tay khi tiếp xúc bóng
+ Cầm bóng theo hình tay khi chuyền bóng, phối hợp lực toàn thân và đẩybóng đi theo hướng chuyền
+ Một người tung bóng, một người đón bóng theo tư thế chuyền (yêu cầu đúng
về hình tay, tầm tiếp xúc, điểm tiếp xúc giữa các ngón tay và bóng)
+ Tự tung bóng, đón bóng đúng kỹ thuật và chuyền bóng đi
+ Một người tung bóng, một người chuyền bóng
+ Hai, ba người chuyền bóng cho nhau
+ Giáo viên triển khai tập đồng loạt cả lớp (không bóng) Giáo viên chia nhóm
cho học sinh tập luyện theo đội hình từng đôi một, tập từ không bóng đến có bóng
và vào trong sân có lưới để tập Giáo viên theo dõi quan sát sửa sai cho các em
+ Đội hình tập luyện cả lớp (không có bóng)
Trang 10NT GV
+ Đội hình tập với bóng theo hai người. - Nam khoảng cách 6 - 8m - Nữ khoảng cách 4 - 6m
NT NT
(Đội hình nhóm 1) GV (Đội hình nhóm 2)
- Đội hình tập với bóng theo nhóm 3 người NT
GV NT - Đội hình chuyền bóng thay đổi cự li chuyền bóng Vị trí A chuyền bóng cho B, B chuyền trả bóng cho A, sau đó A chuyền bóng cho C, C chuyền bóng lại cho A và tiếp tục lặp lại Sau đó đổi vị trí giữa A,B,C
A 1,5 – 2m B 2,5 – 3m C A 1,5 – 2m B 2,5 – 3m C NT GV NT