Nhiệm vụ của đề tài là giúp chúng ta tìm ra những kinh nghiệm, phươngpháp để tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần có hiệu quả, chất lượng, phát huytính tích cực của học sinh và tinh thần
Trang 1I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài.
Sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức
tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xâydựng tập thể học sinh đoàn kết Thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em họcsinh có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét nhau thẳngthắn, tích cực Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn
bó với học sinh trong một cộng đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề họctập, rèn luyện ở lớp học Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sựhiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trongđời sống tập thể, giúp các em phát triển các kĩ năng sống cơ bản và cần thiết chobản thân Các em phải được vừa học vừa chơi, được thể hiện khả năng củamình
Nhưng thực tế là nhiều học sinh thường không thích giờ sinh hoạt lớp Sở
dĩ như vậy là do nội dung giờ sinh hoạt lớp khô cứng lặp đi lặp lại, hình thức tổchức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không tạo được hứng thú với họcsinh bởi các em không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ sinh hoạt lớp.Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trícủa học sinh để hiểu các em
Nhận thức được tầm quan trọng của tiết sinh hoạt lớp, nhằm mục đíchnâng cao hiệu quả trong công tác sinh hoạt lớp, khắc phục tình trạng học sinhcảm thấy nhàm chán khi đến tiết sinh hoạt lớp, thời gian qua tôi đã luôn tìm cáchthay đổi hình thức của các tiết sinh hoạt lớp, bằng cách đa dạng hoá các tiết sinhhoạt bằng những buổi sinh hoạt chuyên đề mang tính tập thể Kết quả tôi nhậnthấy những tiết sinh hoạt lớp của tôi đã thật sự nhận được sự đồng tình ủng hộ
và thu hút được các em học sinh, chính vì vậy tôi chọn đề tài sáng kiến kinh
nghiệm của mình là: “Một số phương pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức
sinh hoạt lớp cuối tuần”
Trang 22. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Tổ chức tốt các tiết sinh hoạt cuối tuần cũng chính là góp phần cho việchoàn thành mục tiêu giáo dục trong trường THCS Bởi theo Luật Giáo dục: Mụctiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trithức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và nănglực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ở trường phổ thông nước ta, cùng với giờ chào cờ đầu tuần, tiết sinh hoạtlớp cuối tuần là một tiết học bắt buộc được phân phối trong thời khóa biểu chínhkhóa hàng tuần bởi nó có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục HShướng tới mục tiêu tốt đẹp nêu trên
Nhiệm vụ của đề tài là giúp chúng ta tìm ra những kinh nghiệm, phươngpháp để tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần có hiệu quả, chất lượng, phát huytính tích cực của học sinh và tinh thần làm chủ tập thể, tự quản của học sinh,khắc phục tình trạng học sinh cảm thấy nhàm chán trong tiết sinh hoạt lớp
3. Đối tượng nghiên cứu.
Các phương pháp để tổ chức giờ sinh hoạt nhằm góp phần đổi mới, nângcao chất lượng giờ sinh hoạt lớp cuối tuần
4. Giới hạn của đề tài.
Vận dụng các giải pháp đã được thực hiện đối với lớp 7A2 (2016 - 2017),lớp 8A2 (2017 – 2018) trường THCS Dur Kmăn – xã Dur Kmăl – huyện KrôngAna
5. Phương pháp nghiên cứu.
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài như:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trang 3Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài như:
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
c) Phương pháp thống kê toán học
II. Phần nội dung
1 Cơ sở lý luận
Tiết sinh hoạt lớp là một hoạt động tập thể của học sinh, được phân bổthời gian chính thức mỗi tuần một tiết, để học sinh tiến hành những hoạt độnggiáo dục, tự giáo dục và xây dựng tập thể lớp, dưới sự cố vấn hướng dẫn, chỉđạo của giáo viên chủ nhiệm lớp Tiết sinh hoạt lớp có quan hệ gắn bó hữu cơvới các hoạt động dạy và học trên lớp, các hoạt động lao động và rèn luyện củahọc sinh, các hoạt động giáo dục theo chủ điểm hàng tháng của nhà trường, cáchoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung…Tiết sinh hoạt lớp góp phần bổ sung,tiếp nối, củng cố, nâng cao, mở rộng chất lượng và hiệu quả giáo dục của cáchoạt động đó
Thông qua tiết sinh hoạt lớp phải khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủđộng, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộngđồng; phải hình thành, củng cố và phát triển ở học sinh kỹ năng hoạt động độclập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội.Giáo dục cho học sinh ý thức chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống, định hướng lậpthân, lập nghiệp; giáo dục các giá trị văn hóa thẩm mỹ lành mạnh, đậm đà bảnsắc dân tộc, góp phần cùng các hoạt động giáo dục khác làm phong phú đời sốngtâm hồn và nhân cách học sinh
Thông qua tiết sinh hoạt lớp, tổ chức xây dựng lớp thành một tập thể tựquản, có nền nếp, kỷ luật, đoàn kết gắn bó cùng nhau, sống có trách nhiệm với
Trang 4nhau, phát huy được vai trò nòng cốt, tính tiên phong của tổ chức Đoàn và Độitrong các hoạt động tập thể lớp.
Căn vào Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của BộGiáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trườngtrung học phổ thông và trường có nhiều cấp học Tại khoản 2 điều 31 Điều lệTrường Trung học quy định: Giáo viên chủ nhiệm, ngoài nhiệm vụ quy định đốivới giáo viên còn có nhiệm vụ sau đây: xây dựng kế hoạch các hoạt động giáodục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi,phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúcđẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh Giáo viên chủ nhiệm thực hiệncác hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng Phối hợp chặt chẽ với giađình học sinh, với các giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản HồChí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc họctập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huyđộng các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường
Căn cứ chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2008 của BộGiáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua xây dựng trường họcthân thiện học sinh tích cực Quy định nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm: cần phảiphát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, sinh hoạt
và các hoạt động xã hội, tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáodục toàn diện, trang bị những kỹ năng sống cần thiết cho các em vào đời, đápứng nhu cầu của xã hội
Căn cứ kế hoạch hoạt động nhiệm vụ 2016 – 2017 của Liên đội, nhàtrường, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức các hoạt động giáo dục trong các tiếtsinh hoạt lớp cuối tuần
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Sinh hoạt lớp là một hoạt động tập thể của học sinh, được phân bố thờigian chính thức 1 tiết/tuần – đó là quy định bắt buộc theo chương trình của BộGiáo dục và Đào tạo, để học sinh tiến hành những hoạt động giáo dục và xây
Trang 5dựng tập thể dưới sự giám sát và định hướng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm.Qua quá trình làm chủ nhiệm lớp, trong những năm công tác tại trường THCSDur Kmăn và dự giờ thăm lớp tiết sinh hoạt của các lớp trong trường, tôi nhậnthấy thực trạng các tiết sinh hoạt cuối tuần như sau:
Nhiều giáo viên chủ nhiệm sử dụng tiết sinh hoạt lớp chủ yếu để nhận xét,kiểm điểm, nhắc nhở những sai phạm của học sinh trong tuần và phổ biến côngviệc, kế hoạch tuần tới
Một số giáo viên chủ nhiệm cũng đã giao cho học sinh điều khiển mộtphần tiết sinh hoạt lớp; đánh giá kết quả học tập và phong trào thi đua trongtuần Sau đó, giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến nhắc lại hoặc nói thêm mộtvài công việc, kế hoạch tuần tới Vì vậy, các tiết sinh hoạt lớp thường tẻ nhạt,nặng nề, học sinh thụ động, việc tự quản của học sinh mang nặng tính hình thức,hiệu quả giáo dục còn thấp, học sinh ít hứng thú
Theo tôi những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do:
Tiết sinh hoạt lớp đặt ở cuối mỗi tuần học, là tiết học không có phân phốichương trình hay nội dung yêu cầu cụ thể, đồng thời, là do tâm lí mỏi mệt muốnnghỉ ngơi cuối tuần của giáo viên và học sinh dẫn đến tiết sinh hoạt bị thực hiệnqua loa đại khái, không đáp ứng mục tiêu, ý nghĩa và nhiệm vụ quan trọng củatiết học
Về phía giáo viên: Một số giáo viên giáo viên còn thiếu kỹ năng, phương
pháp, kinh nghiệm trong việc tổ chức các buổi sinh hoạt lớp nên thường lúngtúng trong việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp, chỉ thực hiện theo khuôn mẫu như là:đánh giá các hoạt động trong tuần, xử lí khiển trách những học sinh vi phạm nộiquy nề nếp, học sinh vi phạm về không thuộc bài hay vi phạm nội quy trườnglớp Nội dung giờ sinh hoạt khô cứng lặp đi lặp lại làm không khí tiết học nặng
nề, nhàm chán và không gây hứng thú cho học sinh
Đối với học sinh: Trường THCS Dur Kmăn học sinh phần lớn là học sinh
ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số nên việc giao
Trang 6dạn dám bộc lộ quan điểm, khả năng của mình… Do đó, học sinh luôn ở “thế bịđộng” không muốn phát biểu gì khiến cho tiết sinh hoạt trở thành một chiều, thụđộng và chưa thực sự hiệu quả.
Từ những thực trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm - bản thân tôi luôn
cố gắng tìm ra những phương pháp để khắc phục tình hình nhàm chán trong cáctiết sinh hoạt lớp, làm cho tiết sinh hoạt vui vẻ, gây thích thú cho học sinh vàgóp phần tạo ra tiết sinh hoạt đạt hiệu quả cao trong vấn đề giáo dục học sinh
3 Nội dung và hình thức của giải pháp:
a Mục tiêu của giải pháp
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm mục đích tạo rakhông khí vui tươi, sôi nổi, thân thiện giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viênhọc sinh, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh, khắc phục tìnhtrạng học sinh cảm thấy nhàm chán khi đến lớp Tạo hứng khởi cho HS khi đếnlớp học, từ đó sẽ nâng cao chất lượng dạy và học, kích thích học sinh tham giacác phong trào thi đua đạt hiệu quả cao, xây dựng được một tập thể lớp vữngmạnh Tập thể lớp là một tế bào trong tập thể nhà trường, sự trưởng thành của
nó gắn liền với sự phát triển của nhà trường
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
1) Sinh hoạt lớp theo phương pháp truyền thống
Trong phương pháp sinh hoạt lớp truyền thống giáo viên chủ nhiệm chủ
yếu nhận xét, nhắc nhở, xử phạm của học sinh vi phạm trong tuần và triển khai
kế hoạch tuần tới Học sinh là người nghe, thụ động tiếp thu những nội dunggiáo viên chủ nhiệm truyền đạt
Bên cạnh, thực hiện các phương pháp sinh hoạt truyền thống, tôi đã tiếnhành đổi mới tiết sinh hoạt theo hướng lấy học sinh là trung tâm, mạnh dạn choBan cán sự lớp thực hiện tổng kết và đánh giá hoạt động trong tuần Để Ban cán
sự lớp làm việc hiệu quả - chất lượng, tôi đã tiến hành giao nhiệm vụ cụ thể chotừng em như sau:
Trang 7* Nhiệm vụ của lớp trưởng:
- Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp
- Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khixếp hàng vào lớp
- Điều khiển các bạn xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục
- Giữ trật tự lớp khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào
- Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết học
- Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học
* Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
- Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắtđèn, quạt khi ra về
- Phân công các tổ lao động, chăm sóc bồn hoa và cây cảnh mà nhà trườnggiao
- Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp
tổ chức
- Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp
* Nhiệm vụ của lớp phó văn thể:
- Thành lập đội văn nghệ của lớp:
- Tập các tiết mục văn nghệ theo từng chủ điểm mà giáo viên chủ nhiệmđưa ra
- Tổ chức các trò chơi trong các tiết sinh hoạt ngoài giờ
Trang 8Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát chocác em Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụthể, rõ ràng Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình Ngoài ra, lớp trưởng
và 3 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung
* Nhiệm vụ của các tổ trưởng:
- Chỉ đạo tổ viên thực hiện các nội quy, quy chế của trường cũng như củalớp đề ra
Mỗi tổ trưởng có một quyển sổ theo dõi học tập và các mặt hoạt động củatừng tổ viên trong tổ Cuối tuần các tổ trưởng tổng hợp báo cáo cho lớp trưởng,lớp trưởng tổng hợp báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm vào tiết sinh hoạt lớp cuốituần, tổ nào xếp cuối cùng thi tổ đó chịu trách nhiệm lau chùi hành lang và dọn
vệ sinh sân trường Tổ nhất, nhì thì tuỳ theo giáo viên chủ nhiệm khen thưởng
Để giúp các em thực hiện nội quy trường lớp nghiêm túc hơn, kích thíchcác em chăm chỉ học bài và xây dựng bài sôi nổi hơn trong các tiết học, các tổtrưởng thuận lợi trong công tác theo dõi, giám sát các thành viên Tôi cùng các
em xây dựng ba rem chấm điểm thi đua hàng tuần như sau:
BẢNG CHẤM THI ĐUA TUẦN
Tác phong
Chuyên cần
Nói chuyện
Vô lễ
Bỏ tiết, đi học muộn
Không làm bài tập/
không thuộc bài
Thuộc bài
Phát biểu xây dựng bài
Điểm giỏi bài KT 01
02
…
Lưu ý: - Tác phong, nói chuyện, xếp hàng, không làm bài tập (1 bài) là được tính 01 điểm.
- Đi muộn, nghỉ học không phép, không thuộc bài 01 lần thì được tính 02 điểm.
- Cúp tiết, vô lễ thì được tính 05 điểm và ngoài ra tùy theo mức độ mà còn bị GVCN xư lí, phạt hoặc
hạ hạnh kiểm.
- Xung phong phát biểu trong giờ học mà trả lời đúng 01 lần thì được tính 01 điểm.
- Xung phong lên bảng trả lời nếu đạt từ điểm 7-8đ thì được tính 02 ưu nếu 9-10 điểm thì được tính 04 điểm.
- Bài kiểm tra 15 phút đạt từ điểm 8-9 thì được tính 01 ưu nếu đạt 10đ thì được tính 02 điểm.
Trang 9- Bài kiểm tra 1 tiết hoặc HK nếu đạt từ 8-9 thì được tính 02 điểm nếu đạt 10 điển thì được tính 04 điểm.
- Cách tính: Lấy điểm cộng – điểm trừ = dương sẽ được biểu dương khen thưởng Và ngược lại, âm thì
bị xử phạt tuỳ theo mức độ.
Xử phạt: Nếu HS bị âm từ 2-3 điểm thì bị trực nhật 01 lần, nếu từ 04-05 điểm thì trực nhật 02 lần nếu từ
06-10 điểm thì dọn vệ sinh sân trường, còn từ trên 11 điểm thì trừ một bậc hạnh kiểm/ HK.
Nhờ có kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ cho học sinh rõ ràng, chi tiếtnên các tiết sinh hoạt cuối tuần của lớp tôi được tiến hành cụ thể như sau:
- Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi thi đua của từng thành viên và cả
- Lớp trưởng cho các bạn đóng góp ý kiến về các hoạt động của lớp, phảnánh đúng sai của quá trình theo dõi của các tổ Sau đó, lớp trưởng tổng kết vàđánh giá: dựa trên quá trình theo dõi, trực tiếp quản lý lớp trong suốt tuần học vàqua báo cáo của các thành viên trong lớp: nêu rõ những ưu điểm, tồn tại của tậpthể lớp, cá nhân trong tuần Cuối cùng, đề xuất tuyên dương cá nhân thành tíchtốt, phê bình cá nhân vi phạm với giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá dựa trên những thông tinthu thập được về hoạt động học tập của các em, phương pháp làm việc của cán
bộ lớp, uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kĩ năng tự quản cho lớp, động viên kịpthời các học sinh đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần, phê bình nhẹ nhàngnhưng cương quyết những cá nhân sai phạm, chây lười, lơ là trong học tập vàthiếu tính thần trách nhiệm với tập thể Phát hiện và ngăn chặn kịp thời hiệntượng học sinh cá biệt Thưởng, phạt công minh đảm bảo được tính thuyết phục,thu hút và ràng buộc học sinh GVCN triển khai kế hoạch của Liên đội, củatrường tuần học tiếp theo và xây dựng kế hoạch của lớp cho phù hợp
Trang 10Như vậy, để có các giờ sinh hoạt lớp hiệu quả thì quan trọng nhất là ngườigiáo viên chủ nhiệm cần linh động, sáng tạo tìm những giải pháp phù hợp vớiyêu cầu giáo dục Bên cạnh đó, Ban cán sự lớp cũng có vai trò hết sức quantrọng là đội ngũ theo dõi, giám sát các hoạt động của lớp, hỗ trợ giáo viên chủnhiệm thực hiện tiết sinh hoạt lớp tốt Tạo ra môi trường lớp học mang bầukhông khí tin tưởng, thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiếngiữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên và học sinh
2) Sinh hoạt lớp kết hợp với tổ chức các hoạt động tập thể.
Qua nhiều năm công tác với ý thức phải tìm cách đổi mới tiết sinh hoạtlớp để tăng hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm, tôi rút ra đượcnhững kinh nghiệm tổ chức tiết sinh hoạt lớp như sau:
Đa dạng hóa về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp: nội dungtiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải cụ thể bổ ích, phải gắn với nhu cầu hứng thúcủa học sinh và phù hợp với tâm lý, khả năng tiếp thu và trình độ hiểu biết củahọc sinh, huy động đến mức cao nhất trí tuệ và tình cảm tập thể của học sinh.Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ cố vấncủa giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh Tạo môi trườngchung để học sinh cùng trải nghiệm những xúc cảm tích cực, tăng cường giaolưu giữa các em, tạo ra môi trường lớp học mang bầu không khí tin tưởng, thânmật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của nhau Từ đó tình cảm gắn
bó, chia sẻ giữa các em học sinh được hình thành và củng cố
Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việcchung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh Để học sinh đượcbàn bạc nỗ lực cố gắng và hợp tác với nhau để hoàn thành công việc được giao
Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại để học sinh cởi mở, thân thiện
và đoàn kết hơn giúp học sinh tin tưởng và không ức chế về tâm lí Khi các emmạnh dạn đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình, chúng ta nên sẵn sànglắng nghe và tiếp nhận những ý kiến đó một cách tôn trọng
Trang 11Tôi đã tiến hành lồng ghép tổ chức các hoạt động tập thể trong tiết sinhhoạt lớp: nội dung sinh hoạt gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, gắn với cácngày kỉ niệm lớn, theo kế hoạch của nhà trường, của Liên đội đề ra.
a) Hoạt động tập thể là gì?
Hoạt động tập thể là hình thức cùng nhau hoạt động của một nhóm đápứng các yêu cầu: tất cả các thành viên đều nỗ lực thực hiện mục đích chung,thống nhất của hoạt động, có sự phân công rõ ràng, giữa các thành viên có quan
hệ trách nhiệm và phụ thuộc lẫn nhau và mỗi thành viên của tập thể kiểm tratừng phần của hoạt động
b) Một số hoạt động tập thể sử dụng trong tiết sinh hoạt lớp
Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sởthích của hầu hết các học sinh Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể
và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi màhọc”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cáchnhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em Ngoài ra, tổchức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhâncách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo Ngoài ra, việc tổ chức các hoạtđộng tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại với nhau
Nội dung sinh hoạt có thể là các hoạt động trao đổi phương pháp học tập,sinh hoạt tập thể, thi hùng biện, nội dung sinh hoạt nên gắn với các hoạt độngchủ điểm tháng, gắn với các ngày kỉ niệm lớn, gắn với các sự kiện chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương, trong nước… Một số chủ đề màtôi đã hướng cho học sinh thảo luận trong các tiết sinh hoạt lớp như:
Chủ đề: “Chăm sóc sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên” nhằm hướngdẫn giáo dục các em cách thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân
Để thực hiện được chủ đề này, tôi đã phối kết hợp với các giáo viên môn sinhhọc và ban đại diện cha mẹ học sinh để đưa ra những biện pháp, hình thức sinhhoạt phù hợp tâm lí học sinh
Trang 12Chủ đề: “Trao đổi phương pháp học hiệu quả” giúp các em học sinh traođổi, chia sẻ và tìm ra những phương pháp giúp cho việc học tập được nâng caohiệu quả Đồng thời, tạo niềm tin, động lực cho các em trong việc học, gắn kếttình yêu thương giữa các thành viên học sinh trong lớp học Để thực hiện chủ
đề, tôi giao nhiệm vụ tất cả học sinh trong lớp về chuẩn bị trước nội dung cầntrao đổi, đến tiết sinh hoạt dưới sự hướng dẫn của GVCN, lớp trưởng điều khiểnlớp trao đổi Qua trao đổi, các em tự rút ra bài học kinh nghiệm, phương pháphọc tập phù hợp đối với mỗi cá nhân
Chủ đề: “Thanh niên với chủ quyền đất nước” nhằm mục tiêu giáo dụctinh yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệchủ quyền đất nước, bản thân là một học sinh cần phải làm gì để góp vào côngcuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Tổ chức các trò chơi tập thể nhằm đích tạo không khí vui vẻ, sôi độngtrong tiết sinh hoạt, tạo ra sự kết nối, gắn bó, cởi mở giữa các em học sinh Đồngthời, qua các trò chơi giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡngnăng khiếu và tài năng sáng tạo Cô giáo chủ nhiệm là người định hướng các tròchơi, giao cho ban cán sự lớp lựa chọn phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinhlớp, do lớp phó văn thể mĩ điều khiển Một số trò chơi điển hình như: cao - thấp
- dài - ngắn, con Muỗi, này bạn vui, bà Ba đi chợ…
Ví dụ: Trò chơi “Truyền tin”
Mục đích: Gây bầu khí sôi động
Vật dụng: Các vật dụng của các bản tin
Luật chơi: Đứng thành từng đội và mỗi đội/tổ cử 01 người đến quản trònhận bản tin, rồi trở về đứng cách những người của đội mình 1,5m và truyền lạibản tin đó bằng cử điệu mà không được nói, cũng như không được nhép miệng.Đội nào nhận được bản tin và thực hiện theo bản tin trước là thắng
*Lưu ý: Không nên nói những lời khó hiểu và khó thực hiện
Tổ chức các hoạt động văn nghệ theo hoạt động chủ đề của tháng, tổ chứcthi hát giữa các tổ nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng diễn đạt, mạnh dạn trước