1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến mô tả giải pháp một số phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng di sản trong dạy học âm nhạc ở trường trung học cơ sở

16 380 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 562,5 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỒNG KHỞI MÔ TẢ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DI SẢN TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Mỏ Cày Nam, tháng … năm 2016 MÔ TẢ GIẢI PHÁP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DI SẢN TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1 Tình trạng giải pháp đã biết: Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể (bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường; tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục Bàn về các điều kiện giáo dục, dạy học, nhìn chung các tài liệu về lý luận dạy học, giáo dục chung, đại cương và tài liệu về lý luận dạy học bộ môn hầu như chưa đề cập đến điều kiện, phương tiện dạy học là các di sản văn hóa Gần đây trong phong trào thi đua xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho Học sinh (HS) tham gia chăm sóc các di sản, chủ yếu là các di tích mang tính lịch sử của địa phương Việc khai thác các di sản văn hóa ở địa bàn nhà trường đóng như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục rất ít khi được quan tâm hoặc nếu có thường mang tính tự phát Vì vậy, vai trò và thế mạnh của những di sản văn hóa phong phú, ở địa phương chưa được khai thác đúng mức để sử dụng trọng dạy học và các hoạt động giáo dục của nhà trường Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, di sản văn hóa giúp cho quá trình học tập của HS trở nên hấp dẫn hơn, HS hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS Ý nghĩa, vai trò của các di sản văn hóa Các di sản văn hóa sử dụng trong dạy học, giáo dục đều góp phần nâng cao tính trực quan giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học tồn tại trong di sản Tiếp cận với di sản, HS sử dụng hệ thống tín hiệu thứ nhất (sử dụng các giác quan như mắt - nhìn, tai nghe, mũi – ngửi, tay sờ,…) để nghe được, thấy được, cảm nhận được và qua đó tiếp thu được những kiến thức cần thiết từ di sản Những hình ảnh, vật dụng trong bảo tàng sẽ không chỉ giúp các em có thêm hiểu biết mà còn tác động sâu sắc đến tình cảm của các em Ngoài ra, các giá trị có trong di sản còn được Giáo viên (GV) khai thác bằng cách đặt các câu hỏi mang tính định hướng hoặc gợi ý cho HS tìm hiểu chúng qua đó di sản được sử dụng như là phương tiện điều khiển quá trình nhận thức của HS Những gợi ý đó giúp cho hoạt động tham quan trở nên có ý nghĩa hơn và làm cho bài học trở nên sống động hơn Căn cứ vào đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc, căn cứ vào mục tiêu và thời lượng của môn học Căn cứ vào đặc điểm tiếp thụ âm nhạc của học sinh đại trà, chương trình môn âm nhạc trường THCS được cấu trúc dựa trên những nguyên tắc: Lấy Học hát làm trọng tâm, học Nhạc lí- Tập đọc nhạc để nâng cao, coi trọng truyền thụ những kiến thức âm nhạc phổ thông, tất cả nhằm xây dựng và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc để hình thành một trình độ học vấn âm nhạc phổ thông Cấu trúc chương trình môn học âm nhạc gồm 3 phân môn: Học Hát, Nhạc lí - Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức Đặc biệt, căn cứ vào: - Luật Giáo dục, Điều 5 Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục: “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” - Khuyến nghị của UNESCO: “Khuyến nghị về bảo vệ văn hóa truyền thống và văn hóa dân gian” Chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào Tạo đã có công văn liên ngành số 73/HDBGD&ĐT- BVH-TT&DL ngày 16/1/2013 giữa Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch về: Sử dụng Di sản trong dạy học ở trường phổ thông các môn học: Lịch sử, Địa lí và Âm nhạc Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2013-2014 Bộ GD&ĐT cũng hướng dẫn các Sở GD&ĐT triển khai nhiệm vụ, trong đó có nội dung Sử dụng Di sản trong dạy học Di sản văn hóa có ý nghĩa nhất định đối với quá trình dạy học, giáo dục Tuy nhiên muốn sử dụng chúng có hiệu quả, người GV phải chú ý tuân thủ một số yêu cầu trong chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học với di sản và triển khai hoạt động dạy học với di sản 2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a/ Mục đích của giải pháp: - Thực tế trước đây khi bàn về các điều kiện giáo dục, dạy học, nhìn chung các tài liệu về lí luận dạy học bộ môn âm nhạc hầu như chưa đề cập đến các điều kiện, phương tiện dạy học là các Di sản văn hóa Gần đây trong phong trào xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc các Di sản , chủ yếu là các di tích mang tính lịch sử của địa phương Việc khai thác các Di sản văn hóa ở địa bàn nhà trường như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục ít khi được quan tâm hoặc nếu có cũng chỉ mang tính tự phát Vì vậy vai trò, thế mạnh của những Di sản văn hóa đa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa phương gần như chưa được ngành Giáo dục biết đến và tận dụng - VD trong tiết học âm nhạc phần Âm nhạc thường thức lớp 6: Sơ lược dân ca Việt Nam, giáo viên vẫn cho các em nghe những bài dân ca, dân vũ Nhưng chưa nhấn mạnh tô đậm hát Quan Họ ở Bắc Ninh- Bắc Giang, các em không được nghe giới thiệu đầy đủ các làn điệu dân ca khác, không được tìm hiểu về hình thức âm nhạc truyền thống hát Ca Trù ở Hà Nội Hoặc khi giới thiệu bài: Âm nhạc thường thức lớp 8: Một số nhạc cụ dân tộc Giáo viên có cho học sinh xem, quan sát, hình ảnh Cồng, Chiêng, đàn T'rưng v v nhưng chưa chú trọng vào “Không gian văn hóa Cồng- Chiêng Tây Nguyên”, chưa được xem biểu diễn sinh hoạt văn hóa Cồng, Chiêng Tây Nguyên – là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận năm 2005 - Di sản văn hóa phi vật thể là cái vô hình, chỉ được lưu truyền và biểu hiện bằng hình thức trình diễn - truyền miệng như các làn điệu dân ca, nhã nhạc cung đình, không gian văn hóa cồng chiêng… Nghe và thẩm thấu chứ không nhìn thấy được Là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, nên di sản văn hóa phi vật thể thể hiện một bản sắc riêng không hòa lẫn vào đâu được Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh sinh tồn với quy luật cuộc sống có những di sản văn hóa đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền Ca trù là một hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo nhưng ít ai nối gót theo nghề, hát Xoan, còn xa lạ ngay trên chính mảnh đất mà nó sinh ra Những trò chơi dân gian vào các dịp lễ tết đang thưa vắng dần và ngày một lùi xa vào quá khứ Tất cả như những hồi chuông đang lên tiếng báo động về “sự ra đi thầm lặng” của những báu vật tinh thần Trong lúc đó không thể phủ nhận vai trò và sức bền của Di sản văn hóa đối với việc hình thành nhân cách và trí tuệ con người đặc biệt góp phần hoàn thiện những giá trị cao đẹp về chân - thiện - mỹ Sử dụng Di sản trong dạy học sẽ giúp thế hệ trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn về những giá trị văn hóa dân tộc, hình thành và nâng cao ý thức trân trọng, giữ gìn và bảo vệ các tài sản người xưa để lại b/ Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp: * Những nhược điểm của giải pháp cũ: - Học sinh chưa có hiểu biết nhất định về những giá trị của các Di sản, vì thế sẽ không có ý thức gìn giữ, bảo vệ các Di sản của đất nước - Không tạo được hứng thú trong học tập, không giúp cho quá trình học của học sinh hấp dẫn hơn Hạn chế trong phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, phát triển một số kĩ năng sống cho học sinh * Tính mới của giải pháp: Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta Đối với giáo dục, việc sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương, đất nước, giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh góp phần giáo dục toàn diện học sinh Nhà trường phổ thông vừa có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho HS về di sản văn hoá, góp phần bảo vệ di sản văn hoá Việc sử dụng di sản văn hoá để dạy học mang lại những kết quả tích cực vừa có giá trị ở phương pháp giáo dục kiến thức phổ thông theo quy định của chương trình, vừa nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS đối với di sản văn hoá - Di sản là phương tiện để hỗ trợ các nội dung trong chương trình Âm nhạc hiện hành, chứ không phải dạy về di sản Như vậy nội dung chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Âm nhạc không thay đổi, chỉ thay đổi về phương tiện dạy học - Việt Nam có nhiều di sản, nhưng trong dạy học Âm nhạc ở THCS, chủ yếu là dùng 6 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, được UNESCO công nhận: Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Dân ca quan họ Bắc Ninh – Bắc Giang (2009), Ca trù (2009), Hát xoan (2011), Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013) c Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: Có nhiều hình thức sử dụng Di sản trong dạy học khác nhau, nhưng đặc trưng nhất trong việc sử dụng Di sản trong dạy học âm nhạc ở trường phổ thông đó là: 1 Sử dụng Di sản dạy học trên lớp: Đây là hình thức sử dụng Di sản trong dạy học dễ thực hiện hơn cả, có khả năng thực thi rất hiệu quả Để thực hiện giờ dạy, giáo viên có tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy, tìm hiểu và chọn lọc những tài liệu nào thuộc về di sản liên quan và có thể phục vụ cho bài dạy Tài liệu về Di sản đóng vai trò là một nguồn kiến thức góp phần bổ sung, cụ thể hóa, làm phong phú hơn nội dung bài học Ngoài các kênh hình có sẵn trong SGK thì việc sưu tầm tài liệu về các Di sản vào dạy học là điều cần thiết VD: Khi giới thiệu bài Một số nhạc cụ dân tộc (ÂNTT- lớp 8) giáo viên ngoài thực hiện giải pháp cũ thường làm là giới thiệu cho học sinh biết một số nhạc cụ dân tộc Việt Nam thì bây giờ giáo viên cho học sinh xem hình ảnh và nghe các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc Đặc biệt giáo viên giới thiệu đến các em Không gian văn hóa Cồng, chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Qua đó giáo dục học sinh có ý thức, bảo vệ và gìn giữ các nhạc cụ dân tộc Việt Nam 2 Dạy học tại Di sản: Có một cách gọi khác là dạy học tại thực địa Đó là cách tiến hành một giờ dạy học tại nơi có Di sản hay (tại thực địa) Trong một năm, trong một Học kì có thể tổ chức được 1, 2 tiết dạy học tại Di sản Có thể gộp 4, 5 tiết trong một học kì, dùng quỹ thời gian đó để tập trung chuẩn bị cho một giờ dạy tại Di sản Giáo viên cũng có những yêu cầu cụ thể và chuẩn bị trước cho học sinh về tư tưởng, kiến thức chuyên môn Đối với bài học có trong Sách Giáo khoa (SGK môn học âm nhạc thì bài giảng tại Di sản cần bổ sung các tài liệu địa phương phù hợp bằng cách vừa giảng, vừa kết hợp tổ chức cho học sinh quan sát, tìm hiểu các hiện vật, chứng tích thực địa có liên quan tới bài học Hoặc sau khi giảng dạy xong nội dung bài học, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát, tìm hiểu các loại tài liệu, hiện vật liên quan đến bài VD: Khi dạy bài học Sơ lược dân ca Việt nam phần Âm nhạc thường thức (ÂNTT) lớp 6 Giáo viên có thể giới thiệu thêm cho HS nắm được đờn ca tài tử Nam bộ cũng là di sản được Unesco công nhận vào năm 2013 Qua đó giáo viên có thể cho học sinh tham quan dàn đờn ca tài tử tại địa phương để các em có cái nhìn rõ hơn về vai trò của bộ môn nghệ thuật này Các em được nghe và quan sát các nhạc cụ dân tộc hòa tấu với nhau như đàn nguyệt, đàn bầu, đàn nhị mà các em chí nghe qua đĩa hoặc tranh ảnh, từ đó tác động đến các em, làm cho các em yêu thích và có nhu cấu khám phá loại hình nghệ thuật này 3 Sử dụng Di sản trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Trong một năm học có những ngày lễ lớn của đất nước, những ngày kỉ niệm, ngày truyền thống của quê hương, đất nước như: Ngày Quốc Khánh 2/9, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12…Giáo viên có thể kết hợp tổ chức cho học sinh các hoạt động có thể theo từng lớp, theo từng khối học, theo nhà trường…Chúng ta nên kết hợp với cán bộ phụ trách Đoàn, Đội của nhà trường để tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động gắn liền với Di sản địa phương Thông qua các hoạt động này học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập, nâng cao năng lực nhận thức và hứng thú học tập, khả năng giao tiếp, khả năng tổ chức….Tuy nhiên đây là điều kiện khó (do chúng ta cách xa các di sản), nó còn đòi hỏi phải có nguồn kinh phí lớn nhưng nếu tổ chức được (Có thể chọn 1 khối cho từng năm) thì là hình thức giáo dục tốt nhất vì các em có dịp quan sát trực tiếp các di sản Về phương pháp: Trong đổi mới phương pháp giáo dục phải luôn đề cao vai trò hoạt động, chủ động của học sinh Đó là dạy học theo hướng “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học” Theo từ điển tiếng Việt tích cực là “Chủ động, hướng hoạt động” nhằm tạo ra những thay đổi, phát triển “hăng hái, năng nổ với công việc” Theo các nhà giáo dục học “Tích cực hóa” là một tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội Hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nhằm đạo tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng Người ta có thể coi tính tích cực là một điều kiện, là kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục Tính tích cực học tập thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Tính tích cực học tập liên quan với động cơ học tập - động cơ sáng tạo ra hứng thú, hứng thú là tiên đề của tính tự giác Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo nên tính tích cực Phương pháp tích cực hướng tới hoạt động hóa,tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học Tức là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học dưới sự điều khiển hướng dẫn, lãnh đạo của người dạy Bởi vì phương pháp dạy chỉ đạo phương pháp học Nhưng thói quen học tập của học sinh cũng có ảnh hưởng tới phương pháp dạy của thầy Vì vậy giáo viên phải kiên trì dùng phương pháp dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động, vừa sức học sinh và nâng dần từ thấp lên cao Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác thầy trò, sự phối hợp hoạt động dạy và học thì mới thành công Dạy học tích cực hay các phương pháp tích cực có dấu hiệu đặc trưng là: Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh; dạy học trú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò 4 Một số phương pháp dạy học khi sử dụng, giới thiệu Di sản: * Trình bày miệng: - Lời nói giữ vai trò chủ đạo đối với việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh Việc trình bày miệng không chỉ giúp học sinh khôi phục hình ảnh về nội dung bài học đang nghiên cứu mà còn giúp các em nhận thức sâu sắc kiến thức, trình bày những suy nghĩ, hiểu biết trong nghiên cứu, tìm tòi - Có nhiều cách trình bày miệng: tường thuật, miêu tả, kể chuyện, giải thích, v v… VD: Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết được: Có đến 6 Di sản thế giới ở Việt Nam gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc, đó là: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ Bắc NinhBắc Giang, Ca trù, hát Xoan Phú Thọ và Đờn ca tài tử Nam Bộ * Sử dụng đồ dùng trực quan: - Đồ dùng trực quan hiện vật: Bao gồm những di tích văn hóa, di tích lịch sử và cách mạng, những di vật khảo cổ hoặc di vật thuộc các thời đại lịch sử - Đồ dùng trực quan tạo hình: hình vẽ, phim ảnh,tranh ảnh… - Sử dụng trao đổi, đàm thoại: Khi sử dụng tranh, ảnh về Di sản trong bài học, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nêu câu hỏi gợi mở để học sinh tìm hiểu nội dung bài học, cuối cùng giáo viên đánh giá, chốt lại thành kiến thức Khi tham quan học tập, các em sẽ được tận mắt xem các nhạc cụ dân tộc như Trống, đàn Đáy, đàn Nhị, Cồng, chiêng VD2: Khi dạy bài Học hát Lí cây đa - lớp 7 Giáo viên có thể cho học sinh xem hình ảnh các “liền anh, liền chị” hát quan họ, và nghe một vài trích đoạn hát Quan họ, qua đó phân tích cho học sinh hiểu cách hát đặc trưng, cách thể hiện, trang phục…làm sao để có thể nhìn vào là ta nhận biết đó là dân ca Quan họ - Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.VD: Sử dụng máy vi tính và phần mềm Powerpoint góp phần đảm bảo tính trực quan trong dạy học Minh họa một tiết học có ứng dụng Di sản Bài: Một số nhạc cụ dân tộc Âm nhạc Lớp 8 I MỤC TIÊU BÀI HỌC - Kiến thức: Giới thiệu cho HS biết một số nhạc cụ dân tộc của Việt Nam: Cồng, chiêng, đàn t’rưng, đàn đá Biết được cấu tạo, phân biệt được hình dáng âm sắc của các nhạc cụ - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu, bảo vệ và gìn giữ các nhạc cụ dân tộc Việt Nam, biết cồng, chiêng là một trong những di sản thế giới tại Việt Nam được Unesco công nhận - Kỹ năng: Rèn học sinh cách làm việc: Ghi chép, ghi hình, quan sát, tìm hiểu nội dung từ di sản II CHUẨN BỊ, THIẾT BỊ, TƯ LIỆU 1 Chuẩn bị của GV - Nhạc cụ cần dùng - Một số hình ảnh hoặc hiện vật về các nhạc cụ dân tộc như: Cồng, chiêng, đàn t’rưng, đàn đá - Máy nghe và băng, đĩa về hình ảnh các nhạc cụ dân tộc, hình ảnh các địa phương có những nhạc cụ và hình ảnh các nghệ sĩ biểu diễn các nhạc cụ dân tộc 2 Chuẩn bị của HS Sưu tầm hình ảnh, tư liệu về các nhạc cụ dân tộc Có thể nghe trước các loại nhạc cụ dân tộc (nếu có điều kiện) III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 Ổn định tổ chức lớp: 2 Kiểm tra bài cũ: 3 Giới thiệu bài mới: 4 Tổ chức các hoạt động dạy học: HĐ của GV GV ghi nội dung Nội dung HĐ của HS Một số nhạc cụ dân tộc - Giới thiệu bài GV giới thiệu + Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời, HS lắng nghe rất phong phú và độc đáo Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng + Ngoài các làn điệu dân ca trên khắp các vùng miền, Việt Nam còn có những nhạc cụ độc đáo khác Trong số những nhạc cụ dân tộc phải nói đến đàn t’rưng, đàn đá và cồng, chiêng của các dân tộc Tây Nguyên, những di sản văn hóa đặc sắc rất đáng tự hào của dân tộc Việt Nam Vùng đất Tây Nguyên gồm năm tỉnh là: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng Văn hóa cồng chiêng là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên Người dân Tây Nguyên sử dụng cồng, chiêng theo cách thức riêng, mỗi bộ tộc thường chơi những bản nhạc của riêng mình, nhất là vào dịp lễ hội, chào đón năm mới, mừng nhà mới… Cồng, chiêng Tây Nguyên trải qua bao năm tháng và trở thành nét văn hóa đặc sắc của vùng đất giàu truyền thống anh hùng GV giới thiệu Với những nét văn hóa đặc trưng, năm HS quan sát 2005 Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được Unesco công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại GV mở băng, - GV cho HS xem một số tranh ảnh về HS lắng nghe đĩa GV chiếu tranh GV hỏi GV hỏi GV giải thích GV hỏi GV giải thích GV chỉ định các nhạc cụ của Tây Nguyên như: Đàn t’rưng, đàn đá, cồng, chiêng - Chiếu một số hình ảnh về các nhạc cụ, cho HS nghe âm sắc của các nhạc cụ qua băng, đĩa và hình ảnh các nghệ sĩ biểu diễn các nhạc cụ đó - Các em đã được xem, hoặc nghe các nghệ sĩ biểu diễn các nhạc cụ như: Đàn t’rưng, đàn đá, cồng, chiêng bao giờ chưa? Ở đâu? - Ngoài ở Tây Nguyên, cồng, chiêng còn có ở địa phương nào? (Ở nước ta còn có một số dân tộc có sử dụng cồng, chiêng, nhưng để được gọi là văn hoá cồng chiêng chỉ có hai vùng: Tây Nguyên và vùng người Mường ở Thanh Hoá và Hòa Bình) GV treo tranh, ảnh hoặc chiếu lên màn hình hình ảnh về 3 loại nhạc cụ: Đàn t’rưng, đàn đá, cồng, chiêng và đặt ra các câu hỏi: - Em hãy cho biết các nhạc cụ trên được làm bằng chất liệu gì: + Đàn đá: Làm bằng đá + Đàn t’rưng: Làm bằng tre, nứa + Cồng, chiêng: làm bằng đồng thau - Một em lên bảng chỉ vào hình vẽ đàn đá và giới thiệu sơ qua về chất liệu chế tạo, âm thanh, cách sử dụng - Một em lên bảng chỉ vào hình vẽ đàn t’rưng và giới thiệu sơ qua về chất liệu chế tạo, âm thanh, cách sử dụng - Một em lên bảng chỉ vào hình vẽ cồng, chiêng và giới thiệu sơ qua về chất liệu HS quan sát HS trả lời HS trả lời HS nghe HS trả lời HS lắng nghe HS lên bảng chỉ và giới thiệu HS lắng nghe GV giới thiệu GV hỏi GV giải thích GV hỏi GV dặn dò GV giới thiệu GV giới thiệu chế tạo, âm thanh, cách sử dụng Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những nhạc cụ truyền thống riêng của dân tộc mình Ở Việt Nam cũng có rất nhiều nhạc cụ khác nhau, phong phú và độc đáo Và cồng, chiêng Tây Nguyên là nhạc cụ đã được Unesco công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại - Trong những nhạc cụ mà em biết, nhạc cụ nào nào gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc? (Cồng, chiêng của Tây Nguyên) + Chúng ta cần có thái độ gì đối với các di sản thế giới Chúng ta cần có ý thức tìm hiểu, bảo vệ và tuyên truyền về các di sản thế giới tại Việt Nam + Các em về sưu tầm các hình ảnh về các nhạc cụ cồng, chiêng, đàn t’rưng và đàn đá Tìm hiểu về đời sống văn hóa và các lễ hội của dân tộc Tây Nguyên Sưu tầm các bản nhạc, các bài hát của các dân tộc Tây Nguyên + Cho HS xem một số hình ảnh về cồng chiêng và giới thiệu một số tư liệu, bài viết nhận định về cồng, chiêng Tây Nguyên Di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên định hướng bảo tồn và phát huy (Tư liệu) Trong số 43 di sản của 46 quốc gia được Unesco công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại đợt 3 công bố ngày 25-112005, có không gian văn hóa cồng HS lắng nghe HS trả lời HS lắng nghe HS trả lời HS Ghi nhớ HS nghe, quan sát HS lắng nghe chiêng Tây Nguyên của Việt Nam Danh tiếng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ nay đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành tài sản của nhân loại Những giá trị đặc sắc của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một bộ phận của di sản và tinh hoa văn hóa Việt Nam được cộng đồng quốc tế biết đến và được tôn vinh Di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã hoàn toàn đáp ứng được những tiêu chuẩn của một Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại do Unesco đưa ra Giá trị nổi bật của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là nơi đây chứa đựng những giá trị sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại Chủ nhân của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên Một số hình ảnh về lễ hội cồng, chiêng ở Tây Nguyên 5 Củng cố: Dặn dò: Yêu cầu học sinh thực hành, viết thu hoạch 4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Qua các tiết dạy, khi áp dụng các phương pháp trên ở các lớp được phân công giảng dạy tôi nhận thấy rằng: - Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh: Các di sản văn hóa dù là vật thật hay ảo (thể hiện qua tranh,ảnh, phim…) sử dụng trong dạy học,giáo dục đều góp phần nâng cao tính trực quan giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học tồn tại trong Di sản - Giúp học sinh phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức: Di sản văn hóa là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kĩ năng học tập như: kĩ năng quan sát, thu thập, xử lí thông tin, thảo luận nhóm, qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được Thông qua Di sản có thể tiếp cận với nhiều kiến thức của các môn học khác - Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh: Hứng thú nhận thức là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến cường độ và hiệu quả của quá trình học tập Thông qua Di sản các em có những hiểu biết thêm về Lịch sử đất nước, lịch sử - Phát triển trí tuệ của học sinh: Học sinh được tiếp cận Di sản đúng mục đích, đúng lúc với những phương pháp dạy học phù hợp, với sự hướng dẫn chi tiết mang tính định hướng, kích thích tư duy, giáo viên sẽ giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lí thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát triển trí tuệ của các em - Giáo dục nhân cách học sinh: Di sản văn hóa là một trong những phương tiện dạy học đa dạng, sống động nhất Ẩn chứa trong Di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của học sinh - Góp phần phát triển một số kĩ năng sống ở học sinh: - Cụ thể qua các lần khảo sát về mức độ yêu thích các tiết học có ứng dụng giới thiệu về di sản đã đạt được kết quả sau: * Khảo sát lần 1: (HKII: năm học 2014 – 2015) - Rất thích: 35% - Thích: 50% - Không thích 10% - Không ý kiến 5% * Khảo sát lần 1: (HKI: năm học 2015 – 2016) - Rất thích: 70% - Thích: 29% - Không thích 1% - Không ý kiến 0% 5 Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không có 6 Tài liệu kèm theo: Không Tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật Mỏ Cày Nam, ngày 19 tháng 2 năm 2016 Người viết Lê Văn Ngộ ...MÔ TẢ GIẢI PHÁP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DI SẢN TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Tình trạng giải pháp biết: Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn... Bộ (2013) c Mô tả chi tiết chất giải pháp: Có nhiều hình thức sử dụng Di sản dạy học khác nhau, đặc trưng việc sử dụng Di sản dạy học âm nhạc trường phổ thông là: Sử dụng Di sản dạy học lớp: Đây... người dạy Bởi phương pháp dạy đạo phương pháp học Nhưng thói quen học tập học sinh có ảnh hưởng tới phương pháp dạy thầy Vì giáo viên phải kiên trì dùng phương pháp dạy hoạt động để xây dựng cho học

Ngày đăng: 27/10/2017, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w