Xuất phát từ lí do trên, tôi xin tìm hiểu về đề tài : “ Tìm hiểu một số hoạtđộng nhằm nâng cao hiệu quả học Ngữ pháp Tiếng Anh cho học sinh lớp 10A trường THPT Hùng Vương- TX Phú Thọ”,
Trang 1Mục lục
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước………3
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Câu hỏi nghiên cứu………3
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Giả thuyết khoa học 4
8 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4
9 Phương pháp nghiên cứu……… 4
10 Dự kiến cấu trúc và đề tài 5
Phần Nội dung Chương I Cơ sở lý luận của đề tài……… 6
Chương II: Phương pháp nghiên cứu việc học ngữ pháp Tiếng Anh ở trường THPT Hùng Vương……….7
Chương III: Thực nghiệm sư phạm……….7
Chương IV: Kết luận………… ……….7
Phần kết luận Tài liệu tham khảo……… 8
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ cuối thế kỷ XX, loài người đã bước vào thời kỳ mới của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật; đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trong mọi mặt của đời sống xã hội trên phạm vi toàn thế giới Và ngày nay trước thềm thế kỷ XXI, thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của nền văn minh tin học; con người không chỉ biết lao động bằng tay chân mà phải lao động bằng trí óc; phải biết chinh phục đỉnh cao của trí tuệ áp dụng khoa học vào cuộc sống Mọi mặt của đời sống xã hội hiện nay đều gắn với những thành tựu tiến bộ của khoa học Để có được điều này, đòi hỏi con người phải có sự giao lưu học hỏi bạn bè quốc tế Muốn vậy chúng ta phải biết ngoại ngữ và sử dụng nó một cách thành thạo Chính vì vậy mà tôi thấy việc dạy và học ngoại ngữ là một nhu cầu thiết yếu và bắt buộc Một trong các ngoại ngữ đang dạy và học phổ biến ở các trường phổ thông Việt Nam hiện nay là Tiếng Anh Việc học ngoại ngữ hiện nay không chỉ để biết mà còn để làm việc, để giao lưu học hỏi với bạn bè quốc tế Bất cứ một ngôn ngữ nào khi giao tiếp chúng ta cũng cần phải có một vốn từ nhất định để trình bày diễn đạt Và quan trọng hơn cả
là cách học ngữ pháp Tiếng Anh Vì vậy, chúng ta cần nắm rõ những nguyên tắc
cơ bản trong ngữ pháp Tiếng Anh Đây cũng chính là lý do làm tôi suy nghĩ và chọn đề tài này nhằm mục đích đưa ra phương pháp làm thế nào để học sinh, mà chủ thể ở đây là học sinh THPT có thể nắm bắt được ngữ pháp Tiếng Anh một cách dễ hiểu nhất để có thể tự tin hơn khi thi Tốt nghiệp và Đại học
Trong Tiếng Anh, Ngữ pháp Tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong việc dạy Tiếng Anh Khả năng áp dụng thành thạo những quy tắc ngữ pháp đòi hỏi cả một quá trình học tập chăm chỉ Tuy nhiên, Ngữ pháp Tiếng Anh thường không nhận được sự quan tâm đúng mức từ người học Ngữ pháp cũng được xem là một trở ngại khó khắc phục đối với người học ngoại ngữ Vì vậy, để học Ngữ pháp tốt hơn
và không bị nhầm lẫn giữa các cấu trúc chúng ta cần có một cách học hiệu quả, phù hợp và không gây nhàm chán Kết quả bài nghiên cứu sẽ giúp người học nhận thức được tầm quan trọng của Ngữ pháp Tiếng Anh, từ đó đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn để nâng cao và cải thiện kiến thức về cả các kỹ năng Nghe-Nói- Đọc- Viết, với mục đích cuối cùng là Ngữ pháp tiếng Anh tốt hơn, dễ dàng hơn khi sử dụng
Trang 3Xuất phát từ lí do trên, tôi xin tìm hiểu về đề tài : “ Tìm hiểu một số hoạt
động nhằm nâng cao hiệu quả học Ngữ pháp Tiếng Anh cho học sinh lớp 10A trường THPT Hùng Vương- TX Phú Thọ”, giúp các em học sinh có thể nắm rõ
được các quy tắc và các cấu trúc ngữ pháp trong tiếng anh qua các hoạt động để các em có thể hiểu, nắm vững ngữ pháp và thực hành tốt Tiếng Anh
2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Trong những năm gần đây, về các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả học Ngữ pháp Tiếng Anh, có nhiều tác giả đã nghiên cứu và có công trình được tuyên bố dưới dạng sách báo
Thầy giáo Lê Hương Hoa (Thạc sĩ, Phó Trưởng BM Ngoại ngữ - Trường Đại học CSND) đã rất thành công trong việc nghiên cứu về “Đổi mới phương pháp dạy Ngữ pháp tiếng Anh bằng các hoạt động dạy học” Thầy đã đưa vào đề tài những phương pháp những hoạt động để học Tiếng Anh hiệu quả Thầy nói rằng: Học ngoại ngữ là quá trình nhận biết các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng Muốn tạo được một môi trường học tập năng động và hấp dẫn trong đó có sự phối hợp tích cực của thầy và trò Nên đa dạng hoá các hoạt động dạy học bằng cách xen kẽ các trò chơi, tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho người học, làm cho người học yêu thích môn học nhằm đảm bảo hiệu quả truyền đạt cao nhất cho người học
ThS Nguyễn Thị Phương Thảo- Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ cũng thành công trong việc nghiên cứu một số hoạt động giảng dạy Ngữ pháp Tiếng Anh cho học sinh trường Tiểu học tại các trường Tiểu học ở Đà Nẵng Sau quá trình nghiên cứu cô giáo đã đưa ra một số kết luận về các hoạt động được sử dùng khi giảng dạy ngữ pháp Tiếng Anh cụ thể đó là: các hoạt động được sử dụng nhiều nhất để dạy ngữ pháp đó là sử dụng tranh ảnh, viết/vẽ trên bảng, hội thoại (chiếm 60%), trò chơi (chiếm 40%); học sinh được tổ chức chủ yếu theo nhóm; các hoạt động thường được sử dụng nhất tạo điều kiện cho học sinh áp dụng ngữ pháp vừa học gồm: điền vào thông tin còn thiếu (chiếm 80%); sử dụng các bài hát (chiếm 60%) Vì vậy, việc đưa các hoạt động vào việc dạy và học Ngữ pháp Tiếng Anh là rất cần thiết
3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về những hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả học Ngữ pháp Tiếng Anh cho học sinh lớp 10A trường THPT Hùng Vương nhằm giúp các em có những
Trang 4phương pháp học Ngữ pháp tốt nhất Từ đó góp phần hình thành, xây dựng những hoạt động cụ thể, những phương pháp học tập hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng học tập và nhận thức cho các em
4 Câu hỏi nghiên cứu
4.1 Ngữ pháp Tiếng Anh ở các trường THPT được dạy và học như thế nào?
4.2 Học sinh THPT gặp những khó khăn gì trong việc học ngữ pháp Tiếng Anh?
4.3 Những hoạt động nào được đưa vào giảng dạy để nâng cao hiệu quả khi học Ngữ pháp Tiếng Anh?
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1: Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về một số hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả học Ngữ pháp của học sinh lớp 10A trường THPT Hùng Vương
5.2: Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 10A- trường THPT Hùng Vương
6 Phạm vi nghiên cứu
Nhóm đề tài nghiên cứu về một số hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả học Ngữ pháp Tiếng Anh cho 50 em học sinh lớp 10A trường THPT Hùng Vương- TX Phú Thọ
7 Giả thuyết khoa học
Nếu đưa một số hoạt động dạy và học cho học sinh khi học Ngữ pháp Tiếng Anh thì các em học sinh có thể tiếp thu tốt hơn, có hứng thú hơn khi học Ngữ pháp Từ đó các em sẽ có thể học tốt hơn, không còn gặp nhiều khó khăn khi học Ngữ pháp
Trang 58 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, tôi xác định đề tài này gồm các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc học Ngữ pháp Tiếng Anh của học sinh lớp 10A- trường THPT Hùng Vương
- Tổ chức nghiên cứu về những khó khăn và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến việc học Ngữ pháp Tiếng Anh của học sinh
- Áp dụng một số hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng, tạo hứng thú học tập Ngữ pháp, cải thiện các kỹ năng trong môn Tiếng Anh của học sinh
9 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Với đề tài này tôi dự kiến sẽ sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng
nghiên cứu bằng cách trực tiếp tri giác đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng Là phương pháp hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để cung cấp những thông tin trực tiếp về cách học tiếng Anh
Bằng cách là chúng tôi dự giờ một số tiết học môn Tiếng Anh của lớp 10A trường THPT Hùng Vương Ngoài ra quan sát các biểu hiện của học sinh trước giờ học, trong giờ ra chơi, sau giờ học…
Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phương pháp này nhằm làm phong phú và
lý giải những số liệu thu được từ bảng hỏi
Cụ thể chúng tôi đã tiến hành gặp gỡ, phỏng vấn một số học sinh thuộc các khối, các thày cô dạy môn tiếng Anh trong trường và một số phụ huynh học sinh
Nhằm mục đích là tìm hiểu về cách học Ngữ pháp và kỹ năng Tiếng Anh của học sinh
Trang 6Phương pháp thực nghiệm:Tiến hành thực nghiệm nhằm khảo sát khả năng học tập của các em học sinh Từ đó tìm ra một số hoạt động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả học Ngữ pháp Tiếng Anh
Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: là một phương pháp thu thập thông tin
khoa học, nhận định, đánh giá một sản phẩm khoa học, bằng cách sử dụng trí tuệ của một đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về một lĩnh vực nhất định, ý kiến của từng người sẽ bổ sung lẫn nhau, kiểm tra lẫn nhau cho ta một ý kiến đa số, khách quan về một vấn đề khoa học
10 Dự kiến cấu trúc và đề tài
Chúng tôi dự kiến sẽ triển khai thành nội dung thành 4 chương:
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận của đề tài
CHƯƠNG II: Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG III: Thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG IV: Kết luận
Trang 7PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu một số hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả học ngữ pháp cho học sinh lớp 10A trường THPT Hùng Vương – TX Phú Thọ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Khái quát chung về môn Ngữ pháp Tiếng anh
- Khái niệm về ngữ pháp Tiếng Anh
- Đặc điểm của ngữ pháp Tiếng Anh
- Các phương pháp, các hoạt động sử dụng trong giảng dạy Ngữ pháp Tiếng Anh
1.2 Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học Ngữ pháp Tiếng Anh
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc học ngữ pháp Tiếng Anh của học sinh
- Xác định động cơ học tập môn tiếng Anh
- Tâm lý và thái độ học tập
- Kỹ năng và chiến lược học tập về ngữ pháp Tiếng Anh
1.4 Một số hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả học ngữ pháp Tiếng Anh:
+ Tranh ảnh
+ Video
+ Trò chơi
+ Bài hát
1.4 Tiểu kết chương I
Trang 8CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1 Khái quát chung về học sinh lớp 10A trường THPT Hùng Vương
2.2 Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu:
+ Phỏng vấn
+ Dự giờ
+ Phát phiếu điều tra
+ Cách thưc phân tích số liệu
- Kết quả phân tích số liệu
2.3: Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả học Ngữ pháp Tiếng Anh 2.4 Đối tượng thực nghiệm
2.5 Công cụ thu thập số liệu
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 Cách thức tiến hành thực nghiệm
3.2 Kết quả và thảo luận
3.3 Ý nghĩa của đề tài
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
Trang 9
PHẦN KẾT LUẬN
1 Kết luận chung.
2 Ý nghĩa của đề tài
3 Hạn chế của đề tài
4 Gợi ý để có nhưng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
5 Kiến nghị và đề xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] A course in IFFL- Theory and practise, College of Foreign Language, VNU- HANOI
[2] Bourke K (n.d.) Teaching Grammar to Young Learners Retrieved November 1, 2009, from
http://www.oup.com/elt/catalogue/guidance_article/14867483?cc=gb
[3] Halliwell S (1992) Teaching English in the Primary Classroom (8thed.) Addison Wesley Longman Limited
[4] Hinojosa S D (n.d.) Teaching Grammar Retrieved November 1,
2009, from http://Ezinearticles.com/?expert=Sharon_De_Hinojosa
[5] Lipman D (1999) Improving your storytelling August House, Inc
[6] Lynch L M (n.d) Grammar teaching: implicit or explicit Retrieved November 1, 2009, from http://Ezinearticles.com/?expert=Larry_M_Lynch