Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi

159 83 0
Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư công (ĐTC) là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (Luật Đầu tư công 2014). Đây là một trong các nguồn lực có vai trò quan trọng trong phát triển của tất cả các nền kinh tế và là công cụ để nhà nước điều chỉnh sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy mà ĐTC đã trở thành đề tài đáng quan tâm của các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và quản lý chính sách, nhất là chính sách công. Dựa trên các lý thuyết về mô hình tăng trưởng cổ điển, tân cổ điển, mô hình tăng trưởng Keynes, Paul Samuelson, mô hình tăng trưởng nội sinh… nhiều học giả đã tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều quốc gia khác nhau và chỉ ra một số kênh tác động của ĐTC đến tăng trưởng kinh tế (TTKT). Kênh đầu tiên chỉ ra ĐTC tác động đến TTKT qua kênh đầu tư với cả hai hướng tác động tích cực lẫn tiêu cực. Hướng thứ nhất có kết quả tác động tích cực như nghiên cứu của Eberts (1986), Costa, Silva, Ellson và Martin (1987), Barro (1990), Nazmi và Ramirez (1997), Aschauer (1998), Xavier và Elsa (2003), Clements, Bhattacharya và Nguyen (2003), Kandenge (2007), Zainah (2009), Ener, Kilic và Arica (2013), Uddin và Aziz (2014), Aziri (2017). Hướng thứ hai có kết quả cho tác động tiêu cực đến TTKT như của Grier và Tullock (1989), Devarajan, Swaroop và Zou (1996), Ghali (1998), Arslanalp, Bornhorst, Gupta và Sze (2010). Nhiều nghiên cứu cũng xem xét ảnh hưởng của ĐTC tới tăng trưởng thông qua tác động tới giảm nghèo, như các nghiên cứu của Mosley, Hudson và Verschoor (2004), Afzali (2010), Karim và Ahmad (2009), Hà Thị Minh Tuyết (2017), Walle (1998), Datt và Ravallion (2002), Jalilian và Weiss (2002), Nguyễn Đăng Bình (2011), Lê Kim Sa và Đặng Nguyên Anh (2011). Ngoài ra còn có các nghiên cứu về tác động của đầu tư công đến việc thúc đẩy đầu tư tư nhân, đến quy mô tăng trưởng và CDCCKT. Tuy nhiên, những nghiên cứu này thường chỉ nghiên cứu trên phạm vi liên quốc gia hay quốc gia mà dường như chưa có nghiên cứu nào về chủ đề này cho một nền kinh tế của một tỉnh. Việc thực hiện nghiên cứu về chủ đề này với đối tượng nền kinh tế một tỉnh và kết quả của nó sẽ là sự kiểm chứng và làm phong phú thêm mảng lý thuyết này. Trong suốt hơn 20 năm qua nền kinh tế của Quảng Ngãi đã có sự tăng trưởng liên tục, bình quân khoảng 11.5% năm. Quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và hiện đại, tỷ trọng của ngành nông lâm thủy sản (NLTS) giảm từ hơn 51% xuống còn 17.9 % hay giảm hơn 33% trong 20 năm qua và tỷ trọng của ngành công nghiệp xây dựng (CNXD) đã tăng từ 15.7% lên 55.9%, tăng hơn 40%. Thu nhập đầu người ngày càng tăng hiện đã đạt gần 2300 USD/người. Hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng phát triển và hiện đại, đóng góp lớn vào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và đời sống của người dân. Sự thành công trong TTKT của tỉnh được đóng góp rất lớn từ nhân tố đầu tư trong đó đặc biệt là ĐTC. Đầu tư công theo giá hiện hành và giá cố định những năm trước năm 2000 rất thấp chỉ dưới vài trăm tỷ đồng. Trong giai đoạn 2001- 2005 bắt đầu tăng dần, tăng mạnh nhất từ năm 2006, đạt đỉnh năm 2007 và 2008 sau đó giảm dần. Những năm sau năm 2010 tuy giảm nhưng quy mô vẫn khá cao. Tỷ lệ ĐTC so với tổng đầu tư tỉnh Quảng Ngãi luôn chiếm tỷ trọng khá cao, trước năm 2005 luôn chiếm hơn 62%, từ năm 2006 tăng lên gần 76% và năm 2007 là hơn 84%, năm 2008 là hơn 78%, sau đó giảm dần và năm 2016 chỉ còn hơn 52%. Những diễn biến này đã kéo theo tỷ lệ đầu tư tư nhân (ĐTTN) so với ĐTC thấp và giảm dần cho đến năm 2007 và tăng rõ từ năm 2010. Đáng bàn, công tác quản lý nhà nước về ĐTC của tỉnh Quảng Ngãi hiện còn nhiều bất cập, hiệu quả tác động của ĐTC đến TTKT của tỉnh còn khá thấp. Các hạn chế này đã được chỉ rõ trong các Kết luận của Thanh tra Nhà nước và Kiểm toán Nhà nước, trong đó: - Danh mục dự án đầu tư chưa thực sự trọng tâm, trọng điểm, chưa bám sát vào việc phục vụ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ đột phá theo Nghị quyết của Đại hội tỉnh Đảng bộ qua các nhiệm kỳ. - Nhiều công trình chưa thể hiện được tính cấp bách, hay thuộc lĩnh vực tư nhân có thể làm nhưng nhà nước vẫn đầu tư; trong khi đó một số dự án cấp bách, phục vụ kinh tế kết hợp quốc phòng, hay các dự án định canh định cư, kè sạt lở một số khu vực bờ biển xung yếu liên quan trực tiếp đến người dân nhưng chưa được quan tâm đúng mức. - Công tác quản lý vốn đầu tư còn chưa chặt chẽ, tỉnh chỉ quản lý được nguồn vốn ngân sách trung ương (NSTW) hỗ trợ và vốn ngân sách tỉnh, không nắm được các dự án đầu tư bằng ngân sách huyện và xã, dẫn đến nhiều dự án phê duyệt khởi công mới chưa đúng quy định; dự án phải thường xuyên điều chỉnh tổng mức đầu tư làm tăng nợ đọng xây dựng cơ bản và nợ công. - Có công trình thi công không đúng như thiết kế, chất lượng không bảo đảm; thi công hoàn thành chưa bàn giao đã bị hư hỏng; lập dự toán sai, kê khối lượng, tăng cự ly vận chuyển để nâng dự toán. - Tình trạng tiến độ thi công chậm trễ, kéo dài, chất lượng thi công không đảm bảo, vượt chi phí dự toán ban đầu, gây ô nhiễm môi trường, chưa an toàn cho người thi công và người sử dụng vẫn còn khá nhiều… Để khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên; đồng thời tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của ĐTC đến TTKT thông qua kênh đầu tư và phát huy vai trò các nhân tố sản xuất khác thì việc nghiên cứu Đề tài “Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi” là hết sức cần thiết.

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VIẾT VY TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, năm 2019 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết đề tài .1 Mục tiêu nghiên cứu 3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu .4 Đóng góp luận án Bố cục luận án .7 CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1 Những vấn đề chung đầu tư công tăng trưởng kinh tế 1.1.1 Khái niệm hình thức đầu tư cơng 1.1.2 Huy động sử dụng vốn đầu tư công 12 1.1.3 Khái niệm tăng trưởng kinh tế .14 1.2 Các lý thuyết liên quan tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế .16 1.2.1 Lý thuyết tăng trưởng cổ điển .16 1.2.2 Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển (mơ hình Cobb- Douglas) 18 1.2.3 Lý thuyết tăng trưởng Keynes (mơ hình tăng trưởng Harrob – Domar) 19 1.2.4 Lý thuyết tăng trưởng đại Samuelson 20 1.2.5 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh 20 1.3 Kết nghiên cứu thực nghiệm tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế 21 1.3.1 Tác động thông qua kênh đầu tư 21 1.3.2 Tác động thông qua kênh giảm nghèo 33 1.3.3 Tác động thông qua kênh thúc đẩy đầu tư tư nhân 35 1.3.4 Tác động thông qua kênh tăng trưởng quy mô chuyển dịch cấu kinh tế 39 1.4 Khung phân tích cho nghiên cứu 42 Kết luận chương 43 CHƯƠNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .44 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 44 2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 44 iii 2.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế 45 2.1.3 Đặc điểm điều kiện xã hội 48 2.2 Phương pháp nghiên cứu 50 2.2.1 Giả thuyết quy trình nghiên cứu .50 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 51 2.2.3 Phương pháp phân tích 54 Kết luận chương 61 CHƯƠNG THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CƠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NĨ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NGÃI 62 3.1 Thực trạng đầu tư công tỉnh Quảng Ngãi .62 3.1.1 Thực trạng đầu tư tỉnh Quảng Ngãi .62 3.1.2 Thực trạng đầu tư công tỉnh Quảng Ngãi 66 3.2 Tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi thông qua kênh đầu tư 79 3.2.1 Mức đóng góp khu vực cơng vào tăng trưởng tỉnh Quảng Ngãi 79 3.2.2 Tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi thông qua kênh đầu tư 80 3.3 Tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi thông qua kênh giảm nghèo 88 3.3.1 Một số chương trình sử dụng đầu tư cơng cho giảm nghèo tỉnh Quảng Ngãi .88 3.3.2 Tác động đầu tư công đến giảm nghèo tỉnh Quảng Ngãi .89 3.3.3 Tình hình giảm nghèo tỉnh Quảng Ngãi 93 3.4 Tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi thông qua thúc đẩy mức đầu tư tư nhân 94 3.4.1 Tác động đầu tư công đến đầu tư tư nhân .96 3.4.2 Ảnh hưởng khu vực tư nhân đến tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi .104 3.5 Tác động đầu tư công đến quy mô tăng trưởng chuyển dịch cấu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi 106 3.5.1 Nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi 106 iv 3.5.2 Tác động đầu tư công đến quy mô tăng trưởng CDCCKT tỉnh Quảng Ngãi .108 Kết luận chương .112 CHƯƠNG HÀM Ý CHÍNH SÁCH .115 4.1 Bối cảnh quốc tế, nước dự báo nhu cầu đầu tư tỉnh Quảng Ngãi 115 4.1.1 Bối cảnh quốc tế nước 115 4.1.2 Bối cảnh kinh tế tỉnh Quảng Ngãi 116 4.1.3 Dự báo nhu cầu đầu tư phát triển đầu tư công tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2020 -2025 117 4.2 Hàm ý sách 119 4.2.1 Cải thiện sách huy động, phân bổ sử dụng vốn đầu tư cơng hiệu quả119 4.2.2 Hồn thiện vai trò đầu tư cơng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua kênh đầu tư .122 4.2.3 Phát huy vai trò đầu tư công để thúc đẩy giảm nghèo 124 4.2.4 Nâng cao hiệu đầu tư công việc thúc đẩy mức đầu tư tư nhân 125 4.2.5 Gia tăng vai trò đầu tư cơng để thúc đẩy tăng trưởng CDCCKT 130 4.3 Những hạn chế nghiên cứu hướng khắc phục 130 KẾT LUẬN 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXD : Công nghiệp xây dựng CDCCKT : Chuyển dịch cấu kinh tế ĐTC : Đầu tư công ĐTTN : Đầu tư tư nhân FDI : Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GNP : Tổng sản phẩm quốc dân GNI : Tổng thu nhập quốc dân GO : Tổng giá trị sản xuất ICOR : Hệ số sử dụng vốn đầu tư IN : Thu nhập quốc dân KCN : Khu công nghiêp KKT : Khu kinh tế KTXH : Kinh tế xã hội ODA : Official Development Assistance (Vốn hỗ trợ phát triển OECD : Tổ chức hợp tác Phát triển kinh tế NCS : Nghiên cứu sinh NMLD : Nhà máy lọc dầu NGTK : Niên giám thống kê NLTS : Nông lâm thủy sản NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước NSTW : Ngân sách trung ương PPP : Hợp tác công tư TBXH : Thương binh xã hội TTKT : Tăng trưởng kinh tế TMDV : Thương mại dịch vụ UBND : Ủy ban nhân dân vi thức) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Tóm tắt số kết nghiên cứu đáng quan tâm 29 Bảng 2.1 Quy mô tăng trưởng GDP/ng tỉnh Quảng Ngãi 49 Bảng 2.2 Tỷ lệ nghèo thất nghiệp tỉnh Quảng Ngãi 49 Bảng 2.3 Thống kê mẫu phát thu vào theo ngành 53 Bảng 2.4 Thống kê mẫu phát thu vào theo huyện 53 Bảng 3.1 Tổng vốn đầu tư tỉnh Quảng Ngãi 63 Bảng 3.2 Tỷ lệ vốn đầu tư tỉnh Quảng Ngãi 63 Bảng 3.3 Tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư cho ngành tỉnh Quảng Ngãi 64 Bảng 3.4 Tỷ lệ vốn đầu tư theo khoản mục đầu tư tỉnh Quảng Ngãi 65 Bảng 3.5 So sánh hệ số sử dụng vốn đầu tư tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam Việt Nam 65 Bảng 3.6 Tỷ lệ nguồn ĐTC tỉnh Quảng Ngãi 67 Bảng 3.7 Tỷ lệ nguồn ĐTC phân theo cấp quản lý 68 Bảng 3.8 Tỷ lệ phân bổ vốn ĐTC theo ngành tỉnh Quảng Ngãi 69 Bảng 3.9 Tỷ lệ phân bổ vốn ĐTC cho lĩnh vực 70 Bảng 3.10 Tỷ lệ phân bổ ĐTC cho cấp quản lý 71 Bảng 3.11 So sánh hệ số sử dụng vốn ĐTC tỉnh Quảng Ngãi Quảng Nam 74 Bảng 3.12 Diễn giải biến sử dụng mơ hình 82 Bảng 3.13 Thống kê mơ tả biến mơ hình 83 Bảng 3.14 Hệ số tương quan biến 83 Bảng 3.15 Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test) 85 Bảng 3.16 Các hệ số ước lượng 87 Bảng 3.17 Diễn giải biến sử dụng mơ hình 90 Bảng 3.18 Thống kê mơ tả biến mơ hình 91 Bảng 3.19 Hệ số tương quan biến 92 Bảng 3.20 Kết ước lượng theo mơ hình 93 Bảng 3.21 Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi 94 Bảng 3.22 Mức độ ảnh hưởng sở hạ tầng đến ý định đầu tư 96 Bảng 3.23 Mức độ ảnh hưởng môi trường kinh doanh đến ý định đầu tư 99 Bảng 3.24 Mức độ ảnh hưởng từ hỗ trợ đầu xúc tiến thương mại 100 vii Bảng 3.25 Mức độ ảnh hưởng từ lao động cho doanh nghiệp 102 Bảng 3.26 Mức độ ảnh hưởng từ hỗ khởi nghiệp 103 Bảng 3.27 Tình hình vốn đầu tư lao động tỉnh Quảng Ngãi 107 Bảng 3.28 Tình hình tăng trưởng vốn đầu tư lao động tỉnh Quảng Ngãi 107 Bảng 3.29 Đóng góp nguồn lực vào TTKT 108 Bảng 3.30 Cơ cấu kinh tế tăng trưởng ngành tỉnh Quảng Ngãi 110 Bảng 3.31 Cơ cấu kinh tế tăng trưởng phân theo khu vực kinh tế tỉnh Quảng Ngãi 111 Bảng 4.1 Tổng đầu tư phát triển tỉnh 118 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Khung phân tích nghiên cứu 42 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 51 Hình 3.1 Vốn đầu tư tỷ lệ ĐT/GDP tỉnh Quảng Ngãi 62 Hình 3.2 Tình hình ĐTC tỉnh Quảng Ngãi 67 Hình 3.3 GDP chung tỷ trọng GDP khu vực nhà nước GDP chung tỉnh Quảng Ngãi 79 Hình 3.4 Đóng góp khu vực nhà nước vào tăng trưởng GDP chung tỉnh Quảng Ngãi 80 Hình 3.5 Phân phối xác suất gKgit 84 Hình 3.6 Phân phối xác suất gKpit 84 Hình 3.7 Phân phối xác suất gLit 84 Hình 3.8 Phân phối xác suất Hit 84 Hình 3.9 Phân bổ độ tuổi doanh nghiệp tư nhân khảo sát tỉnh Quảng Ngãi 95 Hình 3.10 Đóng góp kinh tế tư nhân vào tăng trưởng GDP chung tỉnh Quảng Ngãi 104 Hình 3.11 Mức ĐTTN tỉnh Quảng Ngãi 105 Hình 3.12 Tăng trưởng GDP tỉnh Quảng Ngãi 109 ix MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Đầu tư công (ĐTC) hoạt động đầu tư Nhà nước vào chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đầu tư vào chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (Luật Đầu tư công 2014) Đây nguồn lực có vai trò quan trọng phát triển tất kinh tế công cụ để nhà nước điều chỉnh phát triển kinh tế xã hội Chính mà ĐTC trở thành đề tài đáng quan tâm nhà nghiên cứu, hoạch định sách quản lý sách, sách cơng Dựa lý thuyết mơ hình tăng trưởng cổ điển, tân cổ điển, mơ hình tăng trưởng Keynes, Paul Samuelson, mơ hình tăng trưởng nội sinh… nhiều học giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm nhiều quốc gia khác số kênh tác động ĐTC đến tăng trưởng kinh tế (TTKT) Kênh ĐTC tác động đến TTKT qua kênh đầu tư với hai hướng tác động tích cực lẫn tiêu cực Hướng thứ có kết tác động tích cực nghiên cứu Eberts (1986), Costa, Silva, Ellson Martin (1987), Barro (1990), Nazmi Ramirez (1997), Aschauer (1998), Xavier Elsa (2003), Clements, Bhattacharya Nguyen (2003), Kandenge (2007), Zainah (2009), Ener, Kilic Arica (2013), Uddin Aziz (2014), Aziri (2017) Hướng thứ hai có kết cho tác động tiêu cực đến TTKT Grier Tullock (1989), Devarajan, Swaroop Zou (1996), Ghali (1998), Arslanalp, Bornhorst, Gupta Sze (2010) Nhiều nghiên cứu xem xét ảnh hưởng ĐTC tới tăng trưởng thông qua tác động tới giảm nghèo, nghiên cứu Mosley, Hudson Verschoor (2004), Afzali (2010), Karim Ahmad (2009), Hà Thị Minh Tuyết (2017), Walle (1998), Datt Ravallion (2002), Jalilian Weiss (2002), Nguyễn Đăng Bình (2011), Lê Kim Sa Đặng Ngun Anh (2011) Ngồi có nghiên cứu tác động đầu tư công đến việc thúc đẩy đầu tư tư nhân, đến quy mô tăng trưởng CDCCKT Tuy nhiên, nghiên cứu thường nghiên cứu phạm vi liên quốc gia hay quốc gia mà dường chưa có nghiên cứu chủ đề cho kinh tế tỉnh Việc thực nghiên cứu chủ đề với đối tượng kinh tế tỉnh kết kiểm chứng làm phong phú thêm mảng lý thuyết Trong suốt 20 năm qua kinh tế Quảng Ngãi có tăng trưởng liên tục, bình qn khoảng 11.5% năm Quy mơ kinh tế ngày mở rộng, cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực đại, tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản (NLTS) giảm từ 51% xuống 17.9 % hay giảm 33% 20 năm qua tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng (CNXD) tăng từ 15.7% lên 55.9%, tăng 40% Thu nhập đầu người ngày tăng đạt gần 2300 USD/người Hạ tầng kinh tế xã hội ngày phát triển đại, đóng góp lớn vào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đời sống người dân Sự thành công TTKT tỉnh đóng góp lớn từ nhân tố đầu tư đặc biệt ĐTC Đầu tư công theo giá hành giá cố định năm trước năm 2000 thấp vài trăm tỷ đồng Trong giai đoạn 2001- 2005 bắt đầu tăng dần, tăng mạnh từ năm 2006, đạt đỉnh năm 2007 2008 sau giảm dần Những năm sau năm 2010 giảm quy mô cao Tỷ lệ ĐTC so với tổng đầu tư tỉnh Quảng Ngãi chiếm tỷ trọng cao, trước năm 2005 chiếm 62%, từ năm 2006 tăng lên gần 76% năm 2007 84%, năm 2008 78%, sau giảm dần năm 2016 52% Những diễn biến kéo theo tỷ lệ đầu tư tư nhân (ĐTTN) so với ĐTC thấp giảm dần năm 2007 tăng rõ từ năm 2010 Đáng bàn, công tác quản lý nhà nước ĐTC tỉnh Quảng Ngãi nhiều bất cập, hiệu tác động ĐTC đến TTKT tỉnh thấp Các hạn chế rõ Kết luận Thanh tra Nhà nước Kiểm tốn Nhà nước, đó: - Danh mục dự án đầu tư chưa thực trọng tâm, trọng điểm, chưa bám sát vào việc phục vụ thực nhiệm vụ trọng tâm nhiệm vụ đột phá theo Nghị Đại hội tỉnh Đảng qua nhiệm kỳ - Nhiều cơng trình chưa thể tính cấp bách, hay thuộc lĩnh vực tư nhân làm nhà nước đầu tư; số dự án cấp bách, phục vụ ... tỉnh Quảng Ngãi 79 3.2.2 Tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi thông qua kênh đầu tư 80 3.3 Tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi. .. trạng đầu tư cơng tác động đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi Chương Hàm ý sách CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1 Những vấn đề chung đầu tư công tăng. .. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NGÃI 62 3.1 Thực trạng đầu tư công tỉnh Quảng Ngãi .62 3.1.1 Thực trạng đầu tư tỉnh Quảng Ngãi

Ngày đăng: 05/10/2019, 08:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan