1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÔNG tác xã hội TRONG VIỆC hỗ TRỢ TRẺ tự kỷ TIẾP cận DỊCH vụ xã hội tại QUẬN cầu GIẤY, hà nội

108 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 298,47 KB

Nội dung

Chính vì vậy mà không chỉ với trẻ mà còn với gia đình và ngườichăm sóc trẻ tự kỷ còn gặp rất nhiều khó khăn từ vấn đề kinh tế hỗ trợ trẻtrong sinh hoạt, hòa nhập cộng đồng đến những vấn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ TIẾP CẬN

DỊCH VỤ XÃ HỘI TẠI QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Đỗ Nghiêm Thanh Phương

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ninh

Lớp : K64B

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Sinh viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân.Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và xuất phát từtình hình thực tế của các đơn vị nghiên cứu

Hà Nội, ngày…tháng…năm 2018

Tác giả khóa luận

Phạm Thị Ninh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

CTXH đang dần trở thành một nghề có ý nghĩa vô cùng quan trọngtrong xã hội hiện đại ngày nay Đối tượng mà CTXH hướng đến là tất cảnhững người trong xã hội cần đến sự trợ giúp mà bản thân họ không thể tựmình vượt qua được

Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp với những hoạtđộng đi thực tế, làm việc trực tiếp với các đối tượng đã giúp bản thân sinhviên có thêm nhiều trải nghiệm về nghề nghiệp mà bản thân đã theo đuổitrong suốt quãng thời gian sinh viên của mình

Qua đây, sinh viên xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến thầy Th.S ĐỗNghiêm Thanh Phương Người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên,tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong quá trình hoàn thiện khóaluận

Đồng thời, sinh viên cũng chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trongkhoa CTXH đã dành nhiều thời gian, công sức, tận tình chỉ dạy cho sinh viên

và các bạn sinh viên, truyền đạt những kiến thức căn bản, chuyên môn củangành để làm nền tảng cho những lứa sinh viên có đủ tự tin khi tiến hànhcông việc trong tương lai cũng như trong các hoạt động thực tế của mình

Sinh viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cán bộ, nhân viên của cácđơn vị khảo sát cùng gia đình của các trẻ đã tạo mọi điều kiện cho bản thânsinh viên tiến hành các hoạt động thực tế để phục vụ cho công việc lấy thôngtin, dữ liệu, tác nghiệp trực tiếp với thân chủ của mình

Do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, thời gian có hạn nên trongquá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót,

vì vậy sinh viên rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn

Sinh viên xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4

5 Câu hỏi nghiên cứu 5

6 Giả thuyết nghiên cứu: 5

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Đóng góp của đề tài 6

9 Kết cấu của đề tài 7

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 8

1 Khái niệm công cụ: 8

1.1 Công tác xã hội và nhân viên CTXH 8

1.1.1 Công tác xã hội 8

1.1.2 Nhân viên CTXH 9

1.2 Dịch vụ xã hội 10

1.3 Trẻ tự kỷ 14

1.3.1 Khái niệm 14

1.3.2 Phân loại tự kỷ: 17

1.4 Gia đình trẻ tự kỷ 18

1.4.1 Gia đình và chức năng của gia đình 18

1.4.2 Gia đình trẻ tự kỷ 22

2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan: 22

2.1 Tổng quan về nghiên cứu việc hỗ trợ TTK tiếp cận dịch vụ can thiệp sớm tại Mĩ 22

2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về việc hỗ trợ TTK tiếp cận dịch vụ can thiệp sớm tại Việt Nam 27

Trang 6

3 Lý thuyết áp dụng: 28

3.1 Thuyết hệ thống sinh thái : 28

3.2 Thuyết học tập xã hội : 29

3.3 Thuyết nhu cầu : 30

3.4 Thuyết thân chủ trọng tâm 33

Tiểu kết chương 1 34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ CAN THIỆP SỚM CỦA TRẺ TỰ KỶ VÀ GIA ĐÌNH TRẺ TỰ KỶ 35

1 Thực trạng các dịch vụ CTS tại Hà Nội và địa bàn nghiên cứu-quận Cầu Giấy 35

2 Khó khăn của trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ khi tiếp cận dịch vụ can thiệp sớm 36

2.1 Khó khăn của trẻ 36

2.2 Khó khăn của gia đình 41

3 Nhu cầu của trẻ tự kỷ và gia đình của trẻ tự kỷ trong viêc tiếp cận các dịch vụ CTS 52

4 Tầm quan trọng của việc tiếp cận dịch vụ can thiệp sớm của trẻ tự kỷ 53

Tiểu kết chương 2 56

CHƯƠNG III: CTXH TRONG VIỆC HỖ TRỢ TTK VÀ GIA ĐÌNH TTK TIẾP CẬN DỊCH VỤ CAN THIỆP SỚM 57

1 Vai trò của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ trẻ tiếp cận dịch vụ CTS 58

1.1 Vai trò là người tham vấn, tư vấn 58

1.2 Vai trò là người kết nối 61

1.2.1 Kết nối gia đình trẻ với dịch vụ can thiệp sớm 62

1.2.2 Kết nối gia đình với các dịch vụ liên quan khác hỗ trợ cho việc CTS của trẻ

69 1.2.3 Kết nối gia đình với giáo viên can thiệp 69

1.2.4 Kết nối gia đình, dịch vụ can thiệp sớm với trường mầm non 70

Trang 7

1.3 Vai trò là người đánh giá chất lượng dịch vụ 70

1.4 Vai trò vận động chính sách 71

1.5 Vai trò là người truyền thông 72

2 Những kỹ năng của nhân viên CTXH trong quá trình hỗ trợ TTK và gia đình TTK tiếp cận dịch vụ CTS 73

2.1 Tìm kiếm và khai thác các dịch vụ 73

2.2 Kỹ năng sàng lọc các dịch vụ sao cho có chất lượng, phù hợp với điều kiện, nhu cầu của gia đình và quyền lợi của TTK 73

Tiểu kết chương 3 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 79

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng số liệu thể hiện đánh giá của phụ huynh và cán bộ giáo

viên về mức độ khó khăn của trẻ tự kỷ 37Bảng 2.2: Bảng số liệu những khó khăn của phụ huynh khi cho con tiếp

cận dịch vụ can thiệp sớm 42Bảng 2.3: Bảng số liệu biểu thị trạng thái cảm xúc của phụ huynh khi

phát hiện con là TTK 45Bảng 2.4: Bảng số liệu biểu thị sự đánh giá của phụ huynh và cán bộ, giáo

viên về mức độ đầy đủ của cơ sở vật chất của cơ sở can thiệp 49Bảng 2.5: Bảng số liệu biểu thị sự đánh giá của phụ huynh về thái độ của

cán bộ giáo viên tại cơ sở can thiệp 50Bảng 2.6: Bảng số liệu thể hiện mức độ tìm hiểu thông tin về cơ sở dịch

vụ CTS của phụ huynh 51Bảng 3.1: Một số cơ sở CTS tại địa bàn quận Cầu Giấy Hà Nội 67

giáo viên về mức độ đầy đủ của cơ sở vật chất của cơ sở canthiệp 49

Trang 9

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cuộc sống như một bức tranh muôn màu với nhiều mảnh ghép khácnhau, mọi gia đình khi sinh con đều mong muốn đứa con của mình được khỏemạnh, phát triển bình thường và luôn mong muốn dành những điều tốt đẹpcho con nhất là trong bối cảnh ngày nay khi xã hội ngày càng quan tâm đến

sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em Tuy nhiên, có một sự thậtkhông thể lí giải và làm đau lòng các bậc phụ huynh ở trên thế giới nói chung

và ở Việt Nam nói riêng là ngày càng nhiều các trẻ sinh ra mắc hội chứng tự

kỷ Hội chứng này đang trở thành mối lo ngại không chỉ đối với các bậc phụhuynh mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội, trong đó không thể không kểđến các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước

Số lượng trẻ tự kỷ ngày càng tăng cao đồng nghĩa với những khó khăntrẻ gặp phải cần được xã hôi hỗ trợ ngày càng nhiều để trẻ có thể phát huy hếtnội lực và sống độc lập, hạn chế tối đa sự giúp đỡ của người khác Muốn vậy,trẻ phải được can thiệp tại các trung tâm, cơ sở dịch vụ với chi phí có thể lêntới 200.000đồng/ giờ và thời gian để hỗ trợ trẻ không phải ngày một ngày hai

mà phải lâu dài và bền bỉ Điều này đòi hỏi gia đình phải có một nền kinh tếvững vàng Chính vì vậy mà không chỉ với trẻ mà còn với gia đình và ngườichăm sóc trẻ tự kỷ còn gặp rất nhiều khó khăn từ vấn đề kinh tế hỗ trợ trẻtrong sinh hoạt, hòa nhập cộng đồng đến những vấn đề nhận thức về trẻ vàtâm lý của các bậc phụ huynh khi có con là trẻ tự kỷ cũng như có những hiểubiết về các dịch vụ xã hội hỗ trợ cho trẻ nhất là dịch vụ can thiệp sớm để trẻphát triển một cách tốt nhất

Mặt khác, giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn vàng cho sự tác động,

hỗ trợ, can thiệp để trẻ có thể hình thành, thay đổi và hoàn thiện về mặt sinhhọc của cơ thể cũng như các chức năng và kĩ năng xã hội Vì vậy, việc canthiệp sớm cho trẻ tự kỷ ở giai đoạn này là rất quan trọng, nó khắc phục nhữnghạn chế về mặt xã hội và phục hồi chức năng thiếu hụt theo sự định hướng

Trang 10

của nhà trị liệu Điều này thực sự cần thiết cho trẻ tự kỷ Tuy nhiên vấn đề lànhiều trẻ tự kỷ chưa được tiếp cận với dịch vụ can thiệp sớm trong giai đoạnnày vì nhiều lí do như do kinh tế gia đình khó khăn, phụ huynh chưa biết đếncác trung tâm, dịch vụ phù hợp.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên cùng kết hợp với vai trò củanhân viên công tác xã hội với đối tượng trẻ em mà trẻ tự kỷ là một bộ phận củađối tượng trẻ em cần được nhận được sự hỗ trợ của công tác xã hội, sinh viên

đã chọn đề tài “Công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ tiếp cận dịch vụ xãhội tại quận Cầu Giấy, Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về trẻ tự kỷ có rất nhiều công trình khác nhau từ góc nhìncủa giáo dục đặc biệt, của tâm lý nhưng từ góc nhìn của công tác xã hội thìvấn đề này chưa được khai thác nhiều

Xét về góc độ tâm lý và giáo dục đặc biệt, nhiều công trình nghiên cứutrong nước nghiên cứu chuyên sâu về từng khó khăn của trẻ như hành vi,ngôn ngữ, giao tiếp Có thể kể đến một số công trình sau: Luận án tiến sĩ

“Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại thành phố Hồ Chí Minh” của NgôXuân Điệp đã đi sâu nghiên cứu nhận thức của TTK về một số sự vật, hiệntượng liên quan đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của TTK từ 4 tuổi đến 6tuổi Ngoài ra, tác giả còn một số công trình báo khác như “Tổng hợ cácphương pháp trị liệu trẻ tự kỷ” viết vào tháng 12- 2007; bài báo “Một số hoạtđộng khám và trị liệu trẻ tự kỷ tại khoa Tâm lý Bệnh viên Nhi đồng 2”

Khi nghiên cứu về hành vi của TTK, Trung tâm nghiên cứu giáo dụcđặc biệt có bài viết “Một số nghiên cứu về quản lý hành vi cho trẻ rối loạnphổ tự kỷ tuổi mầm non”

Nghiên cứu về vấn đề lâm sàng, Nguyễn Thị Hương Giang – Bệnh việnnhi Trung ương có công trình “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng củaTTK từ 18-36 tháng tuổi” Một công trình khác là luận án Thạc sĩ Y học, Đạihọc Y Hà Nội của Đinh Thị Hoa (2010): “Mô tả đặc điểm lâm sàng ở trẻ tự kỷ

Trang 11

trên 36 tháng tuổi và bước đầu nhận xét kết quả phục hồi chức năng ngônngữ.” Cùng nghiên cứu về những vấn đề lâm sàng, năm 2008, Hoàng QuỳnhTrang đã trình bày trong hội thảo khoa học vấn đề: “Nhận xét về các dấu hiệulâm sàng của rối loạn tự kỷ ở trẻ em”.

Ngoài vấn đề nghiên cứu về đặc điểm về những khó khăn, nhiều côngtrình còn nghiên cứu về việc can thiệp cho trẻ thông qua các bài tập, cácphương pháp khác nhau Nghiên cứu về “Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếpcho TTK 3-4 tuổi”, TS.Nguyễn Thị Thanh đã kiểm chứng thực nghiệm sưphạm trên TTK và đánh giá kết quả thực nghiệm đó Năm 2008, tác giả ĐàoThu Thủy với đề tài “Xây dựng bài tập phát triển giao tiếp tổng thể cho TTKtuổi mầm non” đã thiết kế các bài tập phát triển giao tiếp cho TTK 24-36 tháng

Bên cạnh việc tập trung vào một mình trẻ, cũng có nhiều công trìnhnghiên cứu trẻ trong môi trường giáo dục và hòa nhập với gia đình và cộngđồng Năm 2004, tác giả Đỗ Thu Thảo với đề tài: “Xây dựng kế hoạch hỗ trợgiáo viên và cha mẹ có con tự kỷ trong chương trình CTS tại Hà Nội”.Tại hộithảo năm 2008, tác giả Phạm Ngọc Thanh đã trình bày “ Cách tiếp cận trẻ córối loạn phổ tự kỷ dựa trên cộng đồng tại Bệnh viện Nhi đồng 1” đã đề cậpđến một phần trách nhiệm của cộng đồng đối với trẻ nhưng chưa nêu lên đượcvai trò của những người làm công tác kết nối chuyên nghiệp như nhân viênCTXH Cũng trong hội thảo khoa học Chẩn đoán và can thiệp sớm hội chứng

tự kỷ ở trẻ em, tác giả Quách Thúy Minh và cộng sự đã trình bày “Tìm hiểumột số yếu tố gia đình và hành vi của TTK tại khoa Tâm thần Bệnh viện NhiTrung ương”

Khi nghiên cứu về trẻ tự kỷ có rất nhiều công trình, tuy nhiên chưa cónhững công trình nghiên cứu về vai trò của CTXH đối với đối tượng này chưa

có nhiều Khi mà xã hội càng phát triển, vai trò của người làm CTXH đối vớitừng lĩnh vực càng sát xao hơn thì những năm gần đây, công tác xã hội cũng

đã bắt đầu quan tâm nhiều đến trẻ tự kỷ nói chung và vấn đề can thiệp sớmcho trẻ tự kỷ nói riêng

Trang 12

Công trình luận văn thạc sĩ “Đánh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự

kỷ tại trung tâm Nắng Mai” của tác giả Khổng Thị Hà đã chỉ ra được các đặcđiểm về can thiệp sớm và cho người làm CTXH một ví dụ thí điểm về cáchđánh giá một mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ tiếp cận mô hình can thiệp sớm

Làm chủ đề tài luận văn thạc sĩ “CTXH trong can thiệp sớm với trẻ tự

kỷ (nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu giáo duc đặc biệt, viện khoa học giáodục Việt Nam)”, tác giả Đỗ Thu Hà đã chỉ ra một số vai trò của người làmCTXH trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ đang theo học tại Trung tâm

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài nhằm tìm hiểu những khó khăn và nhu cầu của trẻ

tự kỷ và gia đình có con là trẻ tự kỷ từ đó đề xuất vai trò của CTXH trongviệc hỗ trợ cho trẻ tự kỷ và gia đình của trẻ tiếp cận với dịch vụ can thiệp sớmxuất phát từ những nhu cầu của họ

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống các vấn đề lý luận về trẻ tự kỷ, gia đình có con trẻ tự kỷ, côngtác xã hội, vai trò của nhân viên công tác xã hội và dịch vụ can thiệp sớm

- Tìm hiểu về những khó khăn và nhu cầu của trẻ tự kỷ và gia đình cócon là trẻ tự kỷ

- Tìm hiểu, đánh giá thống kê các dịch vụ, trung tâm can thiệp sớm chotrẻ tự kỷ trên địa bàn quận Cầu Giấy

- Đề xuất vai trò của CTXH trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình cócon là trẻ tự kỷ tiếp cận với dịch vụ can thiệp sớm

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

CTXH trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ tiếp cận dịch vụ xã hội

4.2 Khách thể nghiên cứu

- Tiến hành trên 3 nhóm đối tượng:

+ Nhóm phụ huynh của trẻ đang can thiệp tại Trung tâm, dịch vụ canthiệp sớm

Trang 13

+ Nhóm những người làm việc tại trung tâm, trường học có dich vụ canthiệp sớm

+ Nhóm phụ huynh có con là trẻ tự kỷ chưa tiếp cận với dịch vụ canthiệp sớm

4.3 Phạm vi nghiên cứu

+Không gian nghiên cứu: tại địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội

+Thời gian nghiên cứu: Hiện nay

+ Nội dung nghiên cứu: Những nhu cầu và khó khăn trong việc tiếp

cận dịch vụ can thiệp sớm của trẻ tự kỷ từ 0- 6 tuổi

5 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Trẻ tự kỷ và gia đình của trẻ tự kỉ cần có những khó khăn và nhucầu gì trong việc hỗ trợ con tìm kiếm dịch vụ can thiệp sớm phù hợp?

(2) Thực trạng của các dịch vụ can thiệp sớm và việc tiếp cận dịch vụCTS của trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ như thế nào?

(3) Nhân viên CTXH có vai trò gì trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ và giađình của trẻ tự kỷ tiếp cận dịch vụ can thiệp sớm?

6 Giả thuyết nghiên cứu:

Khi số lượng trẻ tự kỷ ngày càng tăng cao nhu cầu được hưởng các dịch

vụ hỗ trợ ngày càng nhiều nhưng những đáp ứng về dịch vụ của Nhà nước vàcủa cả xã hội cho đối tượng này lại chưa cao Mặt khác việc các dịch vụ xã hộiđang được cung ứng lại chưa được phổ cập một cách rộng rãi đến mọi ngườidân khiến quá trình thụ hưởng các dịch vụ chỉ dừng lại ở số ít Chính vì vậy,với vai trò của nhà chuyên môn và người làm việc chuyên nghiệp thườngxuyên cập nhật thông tin , nhân viên CTXH có thể kịp thời hỗ trợ trẻ tự kỷ vàgia đình của trẻ đến được với dịch vụ phù hợp một cách kịp thời

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Sinh viên sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thốnghóa tài liệu nhằm thập, xử lí chọn lọc thông tin và những vấn đề cơ bản liênquan đến đề tài

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 14

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Sinh viên thực hiện trên hai đối tượng là phụ huynh có con là trẻ tự

kỷ nhằm thu thập những thông tin về những khó khăn của trẻ và gia đình

trước và trong quá trình tìm kiếm và tiếp nhận dịch vụ can thiệp sớm; đối

tượng khác là nhân viên, nhà trị liệu tại trung tâm, dịch vụ can thiệp sớm để

đánh giá và tìm hiểu những thông tin về hoạt động hỗ trợ của các dịch vụ đốivới TTK và gia đình có con là TTK Thông qua bảng hỏi sinh viên có thể liệt

kê, lập bảng các Trung tâm hỗ trợ TTK trên địa bàn quận Cầu Giấy làm tàiliệu cung cấp cho phụ huynh có nhu cầu can thiệp cho con em mình Sinhviên tiến hành khảo sát trên 100 nhà trị liệu (cán bộ và giáo viên) tại các cơ sởdịch vụ CTS và 120 phụ huynh có con là trẻ tự kỷ đang sử dụng dịch vụ CTStại địa bàn quận Cầu Giấy

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu:

Sinh viên tiến hành phỏng vấn sâu trên đối tượng là một số phụ huynhchưa sử dụng dịch vụ can thiệp sớm cho con em mình để thấy khó khăn, nhucầu và nguyên nhân mà họ chưa cho con tiếp cận dịch vụ này Sinh viên thựchiện 3 cuộc phỏng vấn sâu với phụ huynh của TTK chưa tham gia sử dụngdịch vụ CTS cho con của mình

9 Kết cấu của đề tài

Trang 15

-Phần nội dung được chia làm 3 chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận

+ Chương 2: Thực trạng việc tiếp cận dịch vụ can thiệp sớm của trẻ tự

kỷ và gia đình trẻ tự kỷ

+ Chương 3: CTXH trong việc hỗ trợ TTK và gia đình TTK tiếp cận

dịch vụ can thiệp sớm

Trang 16

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Khái niệm công cụ:

1.1 Công tác xã hội và nhân viên CTXH

1.1.1 Công tác xã hội

- Trên thế giới hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về công tác xãhội Tùy theo các cách tiếp cận khác nhau mà người ta đưa ra những khái niệmriêng về công tác xã hội Điển hình là định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân

viên xã hội Hoa Kỳ- NASW năm 1970: “CTXH là một chuyên ngành để giúp

đỡ cá nhân, nhóm, cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo điều kiện thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đó.”

-Định nghĩa công tác xã hội của Philippin: “Công tác xã hội là một nghề chuyên môn, thông qua các dịch vụ xã hội nhằm phục hồi, tăng cường mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và môi trường vì nền an sinh của cá nhân

và toàn xã hội.”

- Liên đoàn CTXH chuyên nghiệp quốc tế cho rằng – ISFW (Đưa ra năm

2000 tại đại hội Montreal và năm 2004 tại Canada): “Nghề CTXH thúc đẩy sự

thay đổi xã hội, giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu.Vận dụng các lí thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH tương tác vào các điểm giữa con người với môi trường của họ.Nhân quyền và công bằng là nguyên tắc cơ bản của nghề.”

- Tại Việt Nam,

Từ việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của công tác xã hộitrên cả phương diện lý thuyết và thực hành, khoa học và nghề nghiệp chuyênmôn, tiếp thu các giá trị, phân tích các định nghĩa, các quan niệm của các họcgiả, các tổ chức, hiệp hội chuyên ngành trong và ngoài nước, có thể đưa ramột định nghĩa chung, khái quát vè công tác xã hội như sau:

Trang 17

“ Công tác xã hội là một hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học chuyên ngành nhằm hỗ trợ đối tượng có vẫn đề

xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng) giải quyết các vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn cảnh, vươn lên hòa nhập xã hội theo hướng tích cực, bền vững.”

1.1.2 Nhân viên CTXH

- Khái niệm nhân viên xã hội

Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, người làm CTXH được gọi vớinhững tên gọi khác nhau như cán sự xã hội, cán bộ xã hội, nhân viên CTXH,cán bộ làm CTXH… nhưng phổ biến là nhân viên xã hội (Social Worker)

Nhân viên xã hội (NVXH) là những người có trình độ chuyên môn, được trang bị kiến thức, kỹ năng về CTXH chuyên nghiệp và sử dụng kiến thức, kỹ năng đó trong quá trình tác nghiệp trợ giúp đối tượng (cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng) có vấn đề xã hội giải quyết vấn đề gặp phải, vươn lên trong cuộc sống.

- Vị trí và vai trò của nhân viên xã hội

NVXH hoạt động, tác nghiệp phổ biến và rộng khắp trên nhiều lĩnh vực

và đảm trách những nhiệm vụ chuyên môn, phát huy vai trò, chức năng củamình trong việc trợ giúp những đối tượng yếu thế, thiệt thòi, đối tượng có hoàncảnh đặc biệt khó khăn, trực tiếp hoặc hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội Trong

hệ thống nghề nghiệp và tổ chức cấu trúc thành phần với tư cách là những lựclượng xã hội, NVXH có vị trí độc lập đồng thời có mối liên hệ với nhiều nghềnghiệp khác Tính chuyên nghiệp được thể hiện ở hệ thống tổ chức, quản lý nghềnghiệp, lĩnh vực hoạt động, mã nghề, chức danh và thang bảng lương

Sự đa dạng và tính tương tác, liên kết sâu rộng giữa CTXH với cácngành nghề, tổ chức khác quy định NVXH đóng những vai trò cụ thể khácnhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, vấn đề của từng trường hợp như:người đánh giá, người lập kế hoạch, chuyên gia tham vấn, nhà trị liệu, cố vấn,nhà giáo dục, nhà đàm phán, nhà hòa giải, người thương lượng, người hỗ trợ,nhà truyền thông, nhà nghiên cứu, quản trị hoặc quản lý, lãnh đạo hoạt động…

Trang 18

Vai trò của nhân viên CTXH

 Vai trò là người kết nối: NVCTXH là người có được những thôngtin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho thân chủ những chính sách,dịch vụ, nguồn nguyên liệu sẵn có từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức để họ tiếpcận với những nguồn lực đó, tạo điều kiện có thêm sức mạnh trong giải quyếtvấn đề

 Vai trò là người huy động nguồn lực: trợ giúp thân chủ tìm kiếmnhững nguồn lực (nội lực và ngoại lực) để giải quyết vấn đề

 Vai trò là người biện hộ: bảo vệ quyền lợi cho thân chủ để họ đượchưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi mà họ đáng được hưởng

 Vai trò là người giáo dục: cung cấp cho thân chủ những kiến thức,

kỹ năng liên quan đến vấn đề của họ để họ nâng cao năng lực cá nhân và nhậnthức về vấn đề của bản thân

 Vai trò là người tham vấn, tư vấn

 Vai trò là người quản lý ca

 Vai trò là người truyền thông

1.2 Dịch vụ xã hội

- Theo Liên hợp quốc định nghĩa dịch vụ xã hội như sau: Dịch vụ xãhội cơ bản là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho các đốitượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống

-Theo tập bài giảng CTXH với người khuyết tật của ThS Đỗ NghiêmThanh Phương: “Dịch vụ xã hội là các hoạt động cung ứng, hỗ trợ cho cá nhân,gia đình, nhóm và cộng đồng trong xã hội những thông tin, tài liệu, điều kiện vậtchất và kỹ thuật để giải quyết vấn đề khó khăn gặp phải hoặc có được giải phápcho tình huống, nhu cầu nhất định.”

Dịch vụ xã hội được chia thành dịch vụ y tế, dịch vụ phục hồi chức năng,dịch vụ hướng nghiệp dạy nghề, dịch vụ tâm lý, dịch vụ phục hồi chức năng dựavào cộng đồng

- Dựa vào những lý giải về dịch vụ, chính sách xã hội, dịch vụ xã hội, dịch

vụ xã hội cơ bản, khái niệm dịch vụ xã hội cho người yếu thế được hiểu là:

Trang 19

Dịch vụ xã hội cho nhóm yếu thế là các hoạt động có chủ đích của con người nhằm phòng ngừa-hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế

Các dịch vụ xã hội phổ biến là:

1 Tạo điều kiện cho những người thuộc nhóm thu nhập thấp có việclàm và tham gia vào các hoạt động sản xuất tạo thu nhập có thể đáp ứng đượcnhu cầu tối thiểu và duy trì được sự độc lập về tài chính;

2 Các dịch vụ xã hội giúp cho các đối tượng yếu thế trở nên bình đẳng

và có thể đóng góp và hoà nhập cao nhất đối với gia đình, cộng đồng và xã hội;

3 Thúc đẩy tính trách nhiệm và mối quan hệ gắn kết giữa gia đình vàcác thành viên và bảo đảm gia đình thành chỗ dựa an toàn nhất cho các đốitượng yếu thế;

4 Trẻ em thuộc những gia đình không có khả năng chăm sóc có thểnhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng, xã hội;

5 Cung cấp các dịch vụ về nhà ở với tiêu chuẩn đáp ứng được điềukiện tối thiểu về chất lượng cuộc sống;

6 Giúp người tàn tật có khả năng sống độc lập hơn và tham gia mộtcách tích cực trong các hoạt động kinh tế cũng như hoạt động cộng đồng;

7 Thúc đẩy việc chăm sóc sức khoẻ và gắn kết các chủ thể với cácnguồn lực;

8 Tạo ra các dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lý cho các đối tượng;

9 Giúp các đối tượng tiếp cận với các kênh thông tin và và tạo cơ hộilựa chọn tốt hơn;

10 Giúp các đối tượng tiếp cận dễ dàng hơn với các hoạt động hoà

giải, biện hộ các vấn đề xã hội [vsfo.molisa.gov.vn]

Can thiệp sớm

Trang 20

CTS là một loại dịch vụ xã hội đặc thù dành cho đối tượng là trẻ em cónhững khó khăn nhất định Có thể hiểu CTS như sau:

-CTS là một hệ thống các biện pháp chăm sóc, giáo dục dành cho nhữngkhó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ, hành vi, ứng xử và nhận thức mà chủ yếu lànhững trẻ có nguy cơ tự kỷ, trẻ tăng động giảm chú ý và trẻ khuyết tật trí tuệ.Các hoạt động này được khuyến khích tác động cho trẻ càng sớm càng tốt

-Can thiệp sớm là áp dụng bất kì dịch vụ hay hình thức hỗ trợ nào nhằmvào trẻ, vào , gia đình hoặc môi trường xung quanh nhằm hỗ trợ phát triển vàhòa nhập của trẻ Can thiệp sớm gồm các bước: nhận dạng, phát hiện, chuẩnđoán, huấn luyện và hướng dẫn Thường thì các bước này đan xen với nhau,khó tách riêng Hay nói cách khác, CTS được thực hiện trong giai đoạn pháthiện sớm và được thực hiện ngay khi phát hiện ra trẻ mắc hội chứng tự kỷthông qua các dấu hiệu, biểu hiện của trẻ

Công tác CTS cần có sự kết hợp chặt chẽ của nhiều cán bộ chuyên mônthuộc các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là giữa y tế và giáo dục Lí tưởng nhất

là có một nhóm đa chức năng làm công tác CTS Nhóm này có thể bao gồmgiáo viên chuyên ngành, giáo viên dạy trẻ bình thường, nhà trị liệu ngôn ngữ,bác sĩ và nhân viên CTXH

Một vài đặc điểm của CTS:

 Mục đích của CTS là giúp trẻ có nâng cao được kĩ năng, kiến thức,phát triển mọi tiềm năng của trẻ để hòa nhập cộng đồng

 CTS là một chương trình mang tính giáo dục nhiều hơn tính trị liệunghĩa là dạy cho trẻ những kĩ năng trẻ đã sẵn sàng để học hơn là đưa ra cácgiải pháp về những nguyên nhân và điều kiện

 CTS chia việc giảng dạy thành từng bước nhỏ

 CTS dựa trên sự đánh giá cẩn thận để xây dựng những bài học vàlựa chọn phương pháp học tập phù hợp với trẻ

 Hoạt động của trẻ nhằm vào các mục tiêu Những mục tiêu đó đượcđặt ra phù hợp với tre và là một trong những thông số quan trọng để theo dõi

và đánh giá sự phát triển của trẻ Mục tiêu đó có thể là mục tiêu ngắn hạn như

Trang 21

mục tiêu tuần, tháng hay mục tiêu dài hạn 6 tháng, Các mục tiêu này giúpcho việc giáo dục không bị đi chệch hướng.

 Mỗi trẻ có một chương trình CTS riêng Nội dung chương trình canthiệp của mỗi trẻ được thiết kế dựa trên những kỹ năng trẻ đã làm được,nguồn nội lực và thời gian của trẻ [2;33,34,35,36]

-Theo đạo luật IDEA, CTS cho trẻ tự kỷ gồm các bước như sau:

Bước 1: Nhận dạng và sàng lọc

Bước 2: Đề cử một phối hợp viên

Bước 3: Đánh giá bởi nhóm chuyên gia nhiều ngành khác nhau

Bước 4: Quyết định trẻ hội đủ điều kiện khuyết tật

Bước 5: Lập bản Kế Hoạch Dịch Vụ Gia Đình

* Ý nghĩa của việc CTS

 Đối với trẻ:

CTS có thể ngăn ngừa những yếu tố nguy hiểm tới đứa trẻ hay nhữngnguyên nhân dẫn tới sự chậm phát triển hoặc rối loạn những chức năng Điềunày có thể thực hiện được bằng cách giúp trẻ có được sự kích thích hoặc tácđộng qua lại một cách đúng đắn với môi trường xung quanh ngay cả giai đoạnđầu của sự phát triển của trẻ.CTS đồng thời thể hiện chức năng chữa bệnh.Khi đứa trẻ đã bị trì trệ ở mức độ nào đó có thể làm cho chúng phát triển kịpmức thông thường hoặc có thể ngăn cản để mức độ trì trệ không tăng lên.CTS có thể phòng ngừa các hành vi không cần thiết gây ra bởi chính khuyếttật mà hành vi đó làm cho đứa trẻ trở thành nguyên nhân chính gây ra nhữngrắc rối nghiêm trọng trong gia đình

Trang 22

 Đối với xã hội

CTS làm cho xã hội nhận biết được thực tế là còn những đứa trẻ khuyếttật cần được sự giúp đỡ từ phía cộng đồng CTS giúp trẻ mở rộng cơ hội họctập và phát huy khả năng của mình, tránh gây áp lực cho xã hội, tạo lên mộtcộng đồng phát triển hơn

1.3 Trẻ tự kỷ

1.3.1 Khái niệm

Tự kỷ xuất phát từ chữ Hy Lạp: Autism, nghĩa là tự động, tự thân trongtâm thần học, được Bleuler sử dụng lần đầu tiên để chỉ một triệu chứng cơbản của bệnh tâm thần phân liệt Người bệnh mất đi phần lớn các chức nănggiao tiếp và tương tác với môi trường xã hội Biểu hiện như là thu kín vào bêntrong, khó giao tiếp và tương tác

Năm 1943, Leo Kanner – Bác sĩ tâm thần học người Mỹ - đã gọi tên hộichứng này vào trong báo cáo, ông đã miêu tả một số trẻ với những đặc điểmnhư: Khó phát triển mối quan hệ với mọi người, chậm nói và không có khả

năng sử dụng ngôn ngữ khi đã nói được, hành vi trùng lặp và rập khuôn, thiếu

chí tưởng tượng, giỏi hoc vẹt, bị ám ảnh đối với sự trùng lặp, diện mạo bênngoài bình thường Ông gọi tình trạng mới phát hiện này là tự kỷ thời ấu nhi

Khoa học ngày càng nhiều bằng chứng cho biết tự kỷ là một rối loạnsinh học trong sự phát triển của não

Đến nay người ta biết thêm rất nhiều điều về trẻ tự kỷ:

- Trong từ điển “Bách khoa y học Anh – Việt A – Z” của chủ biên

Ngô Gia Huy, nhà xuất bản y học năm 2005 Autisme: Tự kỷ trong đó tình

trạng một đứa trẻ không thể liên hệ với mọi người và có thể biếu hiện sự kháng cự quá mức đối với bất kỳ thay đổi nào.

- Theo từ điển Larousse – 2001 thì Autisme là rối loạn tâm thần

- Theo báo USD Today số ra tháng 10 -2004 “bệnh tự kỷ là hậu quả

của sự rối loạn thần kinh não bộ làm ảnh hưởng của vùng quan hệ tương giao và kỹ năng giao tiếp.”

Trang 23

- Theo từ điển y học Pháp – Việt: “Sự tự kỷ là rối loạn nghiêm trọng

trong quá trình phát triển tâm lý Nó cản trở việc giao tiếp của trẻ đối với những người xung quanh và làm cho trẻ luôn sống khác mình.”

- Theo PGS Tiến sĩ Vũ Thị Bích Hạnh: “Tự kỷ là một bệnh lý thần

kinh bao gồm khiếm khuyết nặng nề về khả năng tương tác và giao tiếp xã hội

đi kèm với những quan tâm vào hoạt động bó hẹp định hình Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển ở trẻ em.”

- Gần đây người ta đề cập nhiều đến khái niệm: “Tự kỷ là một loạikhuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đếnhoạt động của não bộ.”

- Định nghĩa theo DSM-IV-TR: tự kỷ nằm trong nhóm các rối loạnphát triển lan toả (PDD: Pervasive Developmental Disorders): Là một nhómhội chứng được đặc trưng bởi suy kém nặng nề và lan toả trong những lãnhvực phát triển: tương tác xã hội, giao tiếp và sự hiện diện của những hành vi

và các ham thích rập khuôn

Suy kém về tương tác xã hội: Cách ly xã hội và không có khả

năng liên hệ với người khác Ví dụ: trong những tình huống mặt đối mặt, trẻ

tự kỷ nặng sẽ không nhìn vào mặt bạn, thậm chí còn tránh khỏi bạn

Có 3 kiểu suy kém về tương tác:

Nhóm trẻ có khuynh hướng tách rời: Trẻ tách ly và nằm trong vỏ bọc

của chúng, trẻ không đáp ứng xã hội với người khác, không tìm kiếm giaotiếp mắt và thường chủ động né tránh, không thích tiếp xúc thân thể như được

ôm, không đáp ứng với người chăm sóc bằng sự thích thú, phấn khởi

Nhóm trẻ có khuynh hướng thụ động: Những trẻ này chấp nhận những

khởi đầu xã hội của người khác nhưng theo cách dễ phục tùng và thờ ơ Ví dụtrẻ dễ làm theo trẻ khác, tuân theo một cách thụ động

Nhóm trẻ kỳ quặc : Những trẻ này có quan tâm đến người khác nhưng

lại thiếu hiểu biết xã hội và thiếu khả năng đánh giá những tiêu chuẩn chohành vi bình thường Ví dụ: Trẻ có thể tiếp cận người lạ, sờ vào họ mà khôngphân biệt lạ quen, hỏi những câu hỏi không thích hợp, không có nhận biếtrằng những cách thức như thế sẽ làm khó chịu người khác

Trang 24

Những nhóm trẻ này cũng có thể thay đổi về cách thức theo quá trìnhphát triển chứ không phải cố định ở một kiểu.

Suy kém về giao tiếp: Thường là ở mức độ nặng, khoảng một nửa

trẻ tự kỷ là ở dạng câm, tức là chưa bao giờ học nói, phần còn lại là trẻ có âmngữ không giao tiếp ( noncommunicative speech) ví dụ như: nhại lời tức là trẻlập lại một cách chính xác những từ hay câu nói của người khác mà không có

cố gắng để hiểu được ý nghĩa của câu nói, nói chuyện theo một kiểu riêng biệtnhư nói một câu không phù hợp với tình huống

Ngôn ngữ của trẻ tự kỷ cũng thường theo nghĩa đen và thông thái giảtạo, ví dụ khi y tá bảo trẻ đưa tay cho cô ấy xem thì trẻ tự kỷ lại sợ là tay mình

bị lấy đi khỏi! (Frith, 2003), hay khi gọi điện thoại cho người bà con thì trẻ lại

tỏ ra quá lịch sự, khi nghe người ta tưởng như giả tạo: Đây là Tuấn, Tuấn cháu

cô Xuân, đang gọi đây!

Dùng đại từ nhân xưng ngược: “Bạn” thay vì “sinh viên”: khi trẻ muốn

ra ngoài trẻ sẽ nói: Bạn muốn ra ngoài! Sử dụng tên thay vì dùng đại từ sinhviên hay em hay con, ví dụ: Sơn muốn đi chơi

Ngôn ngữ thiếu nhịp điệu và ngữ điệu: trẻ nói bằng giọng đều đều vàkhông đặt cảm xúc vào trong ngôn ngữ

Chơi cũng là phương thức thông qua đó trẻ giao tiếp nhưng trẻ tự kỷthường có khuynh hướng chơi một mình và không biết chơi biểu tượng (chơigiả vờ) Tuy nhiên khi có gợi ý thì khả năng chơi giả vờ của trẻ tự kỷ cũngbằng với trẻ chậm phát triển tâm thần, điều này gợi ý rằng không phải trẻ tự

kỷ không có khả năng chơi giả vờ nhưng do không có động cơ chơi như trẻbình thường

Hành vi và những ham thích có tính định hình và giới hạn:

Trẻ có thể ngồi trên sàn nhà và lắc người tới lắc lui trong một thời giandài, trẻ có thể lật chiếc xe đồ chơi lên và xoay bánh xe cùng với giọng điệu ê acủa mình, chạy ra cửa sổ, gõ tay lên cửa rồi chạy về xoay bánh xe như cũ!

Trang 25

Các triệu chứng này xuất hiện trước 3 tuổi Để có được một chẩn đoánđầy đủ là tự kỷ thì phải có ít nhất 6 trong 12 triệu chứng phải hiện diện (Xemthêm DSM-IV-TR).

Trẻ đòi hỏi sự giống nhau:

Ăn một loại thức ăn, một loại chén, mặc một loại quần áo, đi cùng mộtcon đường, sắp xếp đồ vật theo đúng một cách thức Khi có những thay đổi ởmôi trường thì trẻ tỏ ra sợ hãi và lo lắng thậm chí có thể lên cơn nổi giận

-Định nghĩa theo ICD 10: Xếp các rối loạn phát triển lan toả từ F84.0

Thiên tài tự kỷ: Một số trẻ tự kỷ (khoảng 10%) có khả năng đặc biệt ví

dụ như nhớ được cả sổ điện thoại, tính toán những phương trình phức tạp, tạo

ra các giai điệu, biết được ngày thứ mấy trong tuần khi cho biết ngày thángnăm, học được ngoại ngữ Tuy nhiên hầu hết các trẻ tự kỷ đều có suy kém vềmặt nhận thức ở tất cả các lãnh vực

1.3.2 Phân loại tự kỷ:

Có 5 phân nhóm chuẩn đoán trong phổ tự kỷ:

- Tự kỷ điển hình là tự kỷ bẩm sinh, triệu chứng xuất hiện trong 3 nămđầu đời

- Rối loạn phát triển lan tỏa- không điển hình

- Rối loạn phân rã ở trẻ thơ

- Rối loạn Rett

- Hội chứng Aperger

1.4 Gia đình trẻ tự kỷ

1.4.1 Gia đình và chức năng của gia đình

Khái niệm gia đình

Gia đình là một cộng đồng xã hội đặc thù, đã xuất hiện rất sớm tronglịch sử, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài

Trang 26

người Gia đình biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Trong thực tế, sựtồn tại của gia đình rất đa dạng, phong phú Chính vì vậy, khi nghiên cứu vềgia đình, việc xác định nội hàm của khái niệm gia đình thường gặp không ítkhó khăn.

Đến nay có nhiều khoa học nghiên cứu về gia đình, mọi khoa học tiếpcận ở những góc độ nhất định Dưới đây là một số định nghĩa về gia đình:

- Gia đình chỉ tất cả mọi người quen thuộc sống trong một nhà (Từđiển Tiếng Việt, đào Văn Tập)

- Gia đình bao gồm bố mẹ, con và có hay không một số người kháctrong nhà (Từ điển Tâm lí, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện)

- Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng sống chung và

có ngân sách chung (Theo UNESCO định nghĩa)

* Một số học giả nước ngoài đã định nghĩa gia đình như sau:

- Gia đình là một nhóm người chung sống với nhau trong một mái nhà

có quan hệ hôn nhân và huyết thống và có nền kinh tế chung (Xéc-mai-cơ)

- Gia đình là một nhóm xã hội được quy định bởi ba đặc điểm nổi bậtbắt nguồn từ hôn nhân, bao gồm vợ chồng, con cái phát sinh từ hôn phối củađôi nam nữ Tuy nhiên, trong gia đình có mặt của những người họ hàng, bàcon hoặc con nuôi; họ gắn bó với nhau bởi nghĩa vụ và quyền lợi, có tính chấtkinh tế và sự cấm đoán tình dục giữa các thành viên (theo Levi Straus)

► Từ những quan niệm nêu trên, có thể xác định: “Gia đình là một hình

thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hoá xã hội đặc thù được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở quan hệ hôn nhân và huyết thống, quan hệ chăm sóc và nuôi dưỡng giữa các thành viên.” [7;4]

Chức năng của gia đình:

* Chức năng tái sản xuất ra con người

Sinh con là niềm hạnh phúc của mọi cặp vợ chồng sau khi kết hôn Táisản xuất ra con người, duy trì nòi giống là chức năng cơ bản đặc thù của mọigia đình Thực hiện chức năng này một mặt đáp ứng nhu cầu tự nhiên sinh học,

Trang 27

mặt khác, nó mang ý nghĩa xã hội lớn lao, góp phần cung cấp cho xã hội nhữngcông dân tương lai, quyết định sự ổn định và phát triển của mọi quốc gia.

Tái sản xuất ra sức lao động là nghĩa vụ, quyền lợi thiêng liêng của mọigia đình đối với sự tồn vong của xã hội

* Chức năng kinh tế

Chức năng kinh tế có vai trò quan trọng, tạo điều kiện vật chất để mọigia đình thực hiện tốt các chức năng khác Thực hiện chức năng kinh tế, đòihỏi mọi gia đình phải huy động và sử dụng hợp lí, khoa học các nguồn lực sứclao động của mọi thành viên trong gia đình, tạo nguồn thu nhập chính đángcho kinh tế gia đình ổn định

Gia đình hạt nhân là đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa, mọi thành viên trong gia đình đều bình đẳng trong làm kinh tế,phải tập trung vào làm ăn kinh tế, tăng thu nhập trong gia đình

* Chức năng xã hội hoá

Gia đình là một nhóm xã hội thu nhỏ đầu tiên của trẻ thơ, là nơi khởiđầu của mọi sự khởi đầu trong cuộc đời mọi con người Xã hội hoá cá nhân làquá trình cá nhân chiếm lĩnh những chuẩn mực xã hội, những giá trị văn hoáchung của dân tộc trong đó gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên và quantrọng cho mọi con người

Qua gia đình, trẻ em gắn bó, tiếp thu những tri thức ban đầu thuận lợicho quá trình hội nhập vào môi trường xã hội Mác-ăng-ghen khẳng định:

"Quan hệ xã hội duy nhất, gia đình chiếm vị trí thống trị độc tôn trong các tácnhân xã hội hoá Tác động của gia đình tới các cá thể là tác động nhiều mặt.Gia đình không còn là các tác nhân duy nhất và độc lập của xã hội mà thựchiện xã hội với tư cách là một nhóm, một thiết chế trong mối quan hệ cácnhóm, các thiết chế xã hội và tác nhân xã hội khác của tổng thể, nhưng giađình không mất đi chức năng xã hội hoá"

Xã hội hoá là chức năng cơ bản trong gia đình, góp phần chuyển từ conngười sinh học sang con người xã hội, hình thành nên nhân cách đầu đời chomọi đứa trẻ

Trang 28

Khi lọt lòng, đứa trẻ đã được và những người thân trực tiếp đưa yếu tố

xã hội, dắt tay vào đời, giáo dục cho trẻ cách ăn, nói, xưng hô với ông bà, cô,

dì, chể, bác và mọi người xung quanh, đi đứng đến hành động và thực hiệnnhững hành vi cử chỉ nhỏ nhất, nhận thức những yếu tố trong tự nhiên

Khác với các môi trường khác, gia đình là nơi gần gũi, yên tâm nhấtcủa mọi đứa trẻ và mọi thành viên từ khi lọt lòng đến khi trưởng thành Hằngngày, những người thân trong gia đình có thể hiểu hơn ai hết về cá tính, những

ưu, nhược điểm, những thiếu hụt, sai lệch trong con cái để điều chỉnh kịp thời,hoàn thiện nhân cách trẻ em Bên cạnh đó, còn phát hiện ra năng khiếu bẩmsinh của trẻ để bồi dưỡng, phát huy kịp thời, tạo điều kiện để trẻ phát triển tưchất thông minh, trở thành những công dân có ích cho xã hội

Khi đứa trẻ mới sinh ra, ở giai đoạn đầu đứa trẻ tiếp thu văn hoá, kinhnghiệm xã hội không bằng lí trí và tư duy khái niệm mà đơn giản là bản năngbắt chước thông qua cử chỉ, tình cảm, hành vi của những người thân trong giađình Giáo dục thông qua tình cảm là đặc trưng riêng cã của gia đình Tìnhyêu thương của ông bà, những người không tiếc công sức thời gian dẫn dắtđứa trẻ từng bước hoà nhập vào cộng đồng, dạy đứa trẻ "học ăn, học nói, họcgói, học mở"

Khác với các môi trường giáo dục khác, giáo dục gia đình tính đếnnhững yếu tố cô thể phân biệt giới tính, trí lực, sức khoẻ, đặc điểm nhân cách,hoàn cảnh điều kiện sống của từng cá nhân nên hiệu quả và chất lượng giáodục đối với từng cá nhân cao hơn giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội

Xã hội hoá cá nhân trong gia đình thùc chất là giúp trẻ tiếp thu nhữngkinh nghiệm, giá trị, các chuẩn mùc xã hội, chuẩn bị các vai trò xã hội để trẻ

có hành trang hoà nhập vào cộng đồng và các tổ chức ngoài gia đình

* Chức năng chăm sóc và giáo dục trẻ em

Chức năng chăm sóc và giáo dục trẻ em trong gia đình có vai trò quantrọng trong quá trình hình thành nên con người xã hội Mọi gia đình thực hiệntốt các chức năng này sẽ góp phần quan trọng vào việc đào tạo thế hệ trẻ,cung cấp cho xã hội những công dân tương lai, có ích

Trang 29

Giáo dục con người là một quá trình lâu dài, được bắt đầu từ khi đứa trẻcòn trong bụng mẹ đến khi trưởng thành Gia đình là môi trường giáo dụcquan trọng hàng đầu mà không một môi trường giáo dục nào có thể thay thếđược Gia đình là trường học đầu tiên của mọi con người, thông qua giáo dụcgia đình, góp phần hình thành nên những phản xạ, cá tính, thói quen nhấtđịnh, cách đi đứng, cách ăn, nói, đối xử với mọi người xung quanh khó có thểthay đổi được.

Sinh con và nuôi dạy con khôn lớn thành người là hai hoạt động khôngtách rời nhau trong gia đình, có nghĩa vụ và trách nhiệm thương yêu, chămsóc con cái phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ, lao động Thông qua giáodục gia đình, trẻ em đã được hình thành nhân cách gốc, để hoà nhập vào xãhội, có hành trang để bước sang môi trường văn hoá rộng hơn

* Chức năng tiêu dùng trong gia đình

Gia đình đóng vai trò là một đơn vị kinh tế và tiêu dùng của xã hội.Việc thực hiện chức năng tiêu dùng mỗi gia đình phải sử dụng hợp lí cáckhoản thu nhập của các thành viên

* Chức năng thoả mãn nhu cầu tâm - sinh lí, tình cảm phát triển toàndiện cá nhân

Gia đình là tổ ấm của mỗi con người, là nơi con người được sinh ra,khôn lớn và trưởng thành, và cũng là nơi mỗi khi đi xa có chốn quay về, hếtgiờ lao động có không gian đoàn tụ, xum họp, chia sẻ

Thoả mãn nhu cầu tâm - sinh lí, tình cảm trong gia đình là chức năngquan trọng, đặc thù, đáp ứng nhu cầu văn hoá, tình cảm trong mỗi con người.Việc thực hiện các chức năng xây dựng gia đình bình đẳng, hạnh phúc, là điềukiện để phát triển toàn diện

Gia đình không chỉ thoả mãn nhu cầu vật chất cho các thành viên, màcòn là nơi giúp mỗi người có nghị lực vượt qua khó khăn, bất trắc, rủi ro,bệnh tật, thậm chí mất khả năng lao động đều được gia đình chia sẻ, đùm bọc,chăm sóc làm dịu đi những nỗi đau của mỗi con người [7;8,9]

1.4.2 Gia đình trẻ tự kỷ

Trang 30

Gia đình có con tự kỷ có các đặc điểm và chức năng như một gia đình.Tuy nhiên, với trong việc thực hiện các chức năng gia đình của gia đình cócon là TTK có một số điểm đặc thù hơn so với các gia đình khác xuất phát từnhững đặc điểm đặc thù của con cháu họ là TTK Gia đình có con là TTK gặpphải một số khó khăn và sự thay đổi nhất định trong cấu trúc và chức năngcủa các thành viên trong gia đình Vì thế, họ cũng có những nhu cầu đặc biệtcần sự giúp đỡ, hỗ trợ trước hết là từ những người thân trong gia đình, sau là

từ cộng đồng xã hội

Trong gia đình có con là TTK, việc chăm sóc và giáo dục con là vấn đềkhó khăn nhất cũng là chức năng quan trọng nhất mà TTK cần nhận được từgia đình Việc thực hiện chức năng này sẽ liên đới tới một số chức năng khácđòi hỏi có sự linh động, điều phối thậm chí là sự hi sinh một số vai trò của cácthành viên trong gia đình để có thể hỗ trợ, giúp đỡ trẻ phát triển thuận lợi

2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan:

2.1 Tổng quan về nghiên cứu việc hỗ trợ TTK tiếp cận dịch vụ can thiệp sớm tại Mĩ

Trong đạo luật giáo dục cá nhân khuyết tật (IDEA) của Mĩ, phần C:Chương trình CTS cho trẻ sơ sinh và Trẻ chập chững bị khuyết tật và gia đìnhđược ban hành nhằm mục đích:

- Đáp ứng nhu cầu cần thiết của trẻ khuyết tật và gia đình

- Giúp đỡ và nâng cao khả năng phát triển của trẻ để giới hạn nhu cầucần theo học chương trình giáo dục đặc biệt khi trẻ vào tuổi đến trường

- Dịch vụ giành cho trẻ khuyết tật tùy thuộc vào nhóm chuyên gia liên hệ

và phụ huynh nhằm đáp ứng với nhu cầu cá biệt của trẻ sơ sinh và trẻ chập chững

- Dịch vụ có thể được cung cấp tại nhà, tại trường, tại bệnh viện hoặctại các trung tâm liên hệ Tuy nhiên, trong những tình huống thích hợp nhất,hoặc đến mức thích hợp tối đa những dịch vụ thuộc chương trình can thiệpsớm dành cho trẻ khuyết tật phải được cân nhắc và cung cấp trong một môitrường tự nhiên, chẳng hạn ở nhà hoặc trong cộng đồng như những đứa trẻ

không bị khuyết tật khác Theo định nghĩa của IDEA, môi trường tự nhiên là

Trang 31

môi trường thiên nhiên hay bình thường dành cho trẻ cùng độ tuổi nhưng không bị khuyết tật.

Ở Hoa Kỳ, mỗi tiểu bang đều có một cơ quan công lập, còn gọi là cơ

quan đầu mối chịu trách nhiệm về chương trình can thiệp sớm Có vài tiểu

bang, bộ giáo dục là cơ quan đầu mối, nhưng ở những tiểu bang khác, cơ quanđầu mối có thể là các bộ y tế, bộ sức khỏe tâm thần, bộ an sinh xã hội Tuynhiên, cho dù có sự khác biệt về các cơ quan đầu mối ở các tiểu bang, tất cảđều phải có trách nhiệm cung cấp dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ sơ sinh và trẻkhuyết tật Có nhiều tiểu bang cung cấp dịch vụ hoàn toàn miễn phí cho trẻkhuyết tật, nhưng cũng có những tiểu bang buộc phụ huynh phải trả tiền, dựavào mức thu nhập của gia đình

Và để thực hiện được những mục đích của chương trình can thiệp sớmtrong PHẦN C, chính phủ liên bang tài trợ cho các tiểu bang để phát triển vàthực hiện các dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ hội đủ điều kiện khuyết tật

Chương trình can thiệp sớm bắt đầu khi trẻ lọt lòng cho đến khi trẻ 3tuổi Khi trẻ lên 3 tuổi, nếu hội đủ điều kiện, trẻ khuyết tật có thể nhận đượcdịch vụ nhà trẻ thuộc chương trình giáo dục đặc biệt ở các trường công lập địaphương theo quiy định của Phần B thuộc Đạo Luật Giáo Dục Cá NhânKhuyết Tật (IDEA)

Theo định nghĩa của IDEA, cụm từ trẻ sơ sinh và trẻ chập chững bị

khuyết tật là những trẻ dưới 3 tuổi, cần những dịch vụ can thiệp sớm vì trẻ đang chậm phát triển về các lãnh vực như phát triển trí tuệ (cognitive

development), phát triển thể xác (physical development), phát triển ngôn

ngữ và tiếng nói (language and speech development), phát triển khả năng

giao tiếp xã hội và cảm xúc (social and emotional development), khả năng tự

giúp hay chăm sóc mình (self-help skills) Thêm vào đó, các tiêu chuẩn để

hội đủ điều kiện cho những dịch vụ can thiệp sớm còn tùy thuộc vào sự quiđịnh của từng tiểu bang khác nhau

Trang 32

Thông thường, nếu trẻ dưới 3 tuổi, phụ huynh cần phải gọi các cơ quanđảm trách những chương trình can thiệp sớm ở địa phương để xin họ giúp đỡ(local early intervention agency) Nếu trẻ 3 tuổi trở lên và cần những chươngtrình giáo dục đặc biệt, phụ huynh nên liên lạc với học khu (local schooldistrict) nơi mình đang cư ngụ.

Để nhận những thông tin có liên quan đến những dịch vụ về chươngtrình can thiệp sớm, phụ huynh có thể gọi Department of DevelopmentalServices (DDS) số 1-800-869-4337, hoặc 1-800-515-BABY, hay e-mailearlystart@dds.ca.gov

www.disabilityrightsca.org Disability Rights California

Trang mạng Disability Rights California có nhiều tài liệu vô giá dành

cho phụ huynh có con em khuyết tật, nhất là Cẩm Nang Quyền Lợi và Trách Nhiệm Thuộc Chương Trình Giáo Dục Đặc Biệt (Special Education

Rights & Responsibilities or SERR), ấn bản lần thứ 10 (10th edition), giá $45một cuốn Có thể nói cẩm nang nầy là một công trình nghiên cứu hết sứccông phu, tốn kém của nhiều tổ hợp luật sư chuyên bênh vực trẻ và học sinhkhuyết tật ở California Phụ huynh có thể mua sách nầy hoặc download “miễn

phí” qua mạng caseadvocacy.org.

Ngoài ra, để có một kiến thức vững chắc về chương trình can thiệpsớm và về chương trình giáo dục đặc biệt dành cho trẻ và học sinh bịkhuyết tật ở California, phụ huynh có thể vào mạng của Bộ Giáo DụcCalifornia http://www.cde.ca.gov/re/pn hoặc gọi số 1-800-995-4099 đểmua hoặc tùy theo thu nhập của gia đình, phụ huynh có thể được nhận

miễn phí cuốn Composite of Laws, ấn bản mới nhất qua mạng

http://www3.scoe.net/speced/laws_search/searchlaws.cfm Hoặc phụhuynh có thể viết thư liên lạc để có cuốn sách nầy qua địa chỉ:

California Department of Education

1430 N Street, Suite 3207, Sacramento, CA 95814-5901

Phone: 1-800-995-4099 Fax: 916-323-0823

Trang 33

Ở California, chương trình và dịch vụ can thiệp sớm nằm trong Đạo luật về Chương Trình Can Thiệp Sớm (California Early Intervention Services Act), và Bộ Luật Chính Quyền (Government Code or GC) bắt đầu

từ Đoạn 95000 trở đi (et seq) và ở Tiêu Đề 17 (Title 17) của Bộ Luật Điều Lệ Tiểu Bang California (California Code of regulations), viết tắt CCR, từ Đoạn

52000 đến Đoạn 52175

http://www.dds.ca.gov/Title17/home.cfm

http://www.dds.ca.gov/Statutes/lantermanAct.cfm để tìm hiểu về Đạo Luật Lanterman Đạo luật nầy có ảnh hưởng rất lớn đến những dịch vụ và hoạt

động của các Trung Tâm Vùng (Regional Centers) ở California

Trong quá trình hỗ trợ trẻ để đi đến thiết lập một chương trình can thiệpsớm, đạo luật IDEA đã vạch rõ từng bước như sau:

Bước 1: Nhận dạng và sàng lọc

Bước 2: Đề cử một phối hợp viên

Bước 3: Đánh giá bởi nhóm chuyên gia nhiều ngành khác nhau

Bước 4: Quyết định trẻ hội đủ điều kiện khuyết tật

Bước 5: Lập bản Kế Hoạch Dịch Vụ Gia Đình

Trong đó, bước 2 là bước mà một nhân viên CTXH có thể thể hiện vai trò của mình Đó là, khi các cơ quan đảm trách chương trình can thiệp sớm cho trẻ sơ sinh và trẻ chập chững nhận được sự giới thiệu của phụ huynh hay bác sỹ của trẻ, một phối hợp viên sẽ được phân công để hướng dẫn phụ huynh hoàn tất những thủ tục cần thiết Dựa vào Bộ Luật Điều Lệ Liên Bang Đoạn 303.22, phối hợp viên có nhiệm vụ như sau:

Phối hợp tất cả dịch vụ của các cơ quan liên hệ.

Tạo điều kiện dễ dàng cho vấn đề cung cấp dịch vụ trong Bản Kế Hoạch

DịchVụ Gia Đình (Individualized Family Service Plan or IFSP).

Thông báo cho phụ huynh các dịch vụ bênh vực và cách thức bảo

vệ thủ tục.

Phối hợp với các chuyên viên y tế, Trung Tâm Vùng (Regional

Trang 34

Giúp soạn thảo kế hoạch chuyển tiếp (transitional plan) cho trẻ

khuyết tật sắp vào tuổi đến trường Khoảng 6 tháng trước khi trẻ được 3 tuổi, phối hợp viên (service coordinator) thuộc chương trình can thiệp sớm phải thực hiện những điều sau:

+Thông báo cho phụ huynh biết về kế hoạch chuyển tiếp cho trẻ từ chương trình can thiệp sớm sang chương trình giáo dục đặc biệt dành cho trẻ trước tuổi đi học (preschool) ở học khu nơi phụ huynh cư ngụ Trước đó, phụ huynh phải ký giấy cho phép phối hợp viên thuộc chương trình can thiệp sớm chuyển hồ sơ của trẻ đến cơ quan giáo dục địa phương.

+ Thông báo cho học khu biết sẽ có buổi họp IFSP với đại diện của học khu (school district) về kế hoạch chuyển tiếp trước khi trẻ được 2 tuổi 9 tháng Trong vòng 30 ngày, kể từ khi thông báo cho học khu, phối hợp viên chương trình can thiệp sớm sẽ định ngày giờ họp mặt giữa đại diện của học khu và phụ huynh để cùng nhau soạn thảo kế hoạch chuyển tiếp cho trẻ.

Như vậy, tại Mĩ trẻ tự kỷ nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung, đượcđạo luật của Nhà nước bảo vệ về quyền được tiếp cận dịch vụ giáo dục, đặcbiệt là CTS một cách cu thể, rõ ràng và độ tuổi mà các chính sách, chươngtrình của đạo luật IDEA hướng vào là giai đoạn từ khi lọt lòng tới khi trê lên 3tuổi Các bước để xác định một đứa trẻ cần được nhận các dịch vụ hỗ trợtrong quá trình CTS cũng cần rất nhiều những nhà chuyên môn khác nhau(gọi là nhóm chuyên gia đa ngành) Nhân viên CTXH không có nhiệm vụ vàchuyên môn làm các công tác đánh giá và chẩn đoán, công việc này thuộc vềcác bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia tâm lý Nhân viên CTXH chỉ tham giâquá trình kết nối, tìm kiếm các dịch vụ; hỗ trợ phụ huynh làm thủ tục, trơ giúpquá trình sau CTS; bảo vệ và bênh vực quyền được tiếp cận các dịch vụ củatrẻ và gia đình trẻ

2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về việc hỗ trợ TTK tiếp cận dịch vụ can thiệp sớm tại Việt Nam

Trang 35

Tại Việt Nam, vấn đề can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ đã và đang được quantâm cũng như học hỏi các phương pháp tiên tiến từ nước ngoài Nhiều đề tàinghiên cứu của các tác giả đi trước đã nghiên cứu sâu về các phương pháp hỗtrợ trẻ, các kĩ thuật can thiêp cũng như công cụ, phương tiện phục vụ cho quátrình can thiệp đó Tuy nhiên, lại có rất ít công trình nghiên cứu đi sâu vàokhai thác tiềm năng và vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ TTK tiếpcận các dịch vụ can thiệp sớm này.

Một trong những công trình nghiên cứu về vai trò của công tác xã hộitrong công tác can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ là công trình luận văn thạc sĩ

“CTXH trong can thiệp sớm với trẻ tự kỷ (nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu giáo dục đăc biệt, viện khoa học giáo dục Việt Nam)” của tác giả Đỗ

Thị Hà Trong công trình này, tác giả đã đi đánh giá thực trạng công tác canthiệp sớm cho trẻ tại Trung tâm qua kết quả điều tra từ phụ huynh, giáo viêncan thiệp và từ quá trình quan sát sự thay đổi của trẻ Sau đó, tác giả chỉ ranhững yếu tố ảnh hưởng tới quá trình can thiệp với trẻ như chương trình canthiệp phù hợp sẽ là tiền đề cho sự thay đổi (PECS, TEACCH, PEP-R,FLOOR-TIME, SMALL STEPS), sự phối hợp giữa và nhà trị liệu là yếu tốthúc đẩy cường độ can thiệp đối với trẻ, độ tuổi của trẻ vào thời điểm pháthiện và can thiệp cũng quyết định đến hiệu quả quá trình hỗ trợ trẻ (càng pháthiện trẻ tự kỷ càng sớm cùng với chương trình can thiệp phù hợp thì hiệu quảquá trình hỗ trợ càng cao và ngược lại), tần suất và cường đô can thiệp (số giờcan thiệp từ 35-40 giờ/ tuần/ trẻ là số giờ đủ để trẻ hình thành các kĩ năng, tuynhiên cần duy trì lâu dài và hiện tại hầu hết các gia đình vẫn chưa thể đủ điềukiện để đáp ứng số giờ đạt chuẩn này nhưng lại là những người trị liệu tại nhàcủa con) Từ việc đánh giá thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng tới quá trìnhcan thiệp của trẻ, tác giả đã đề cập đến vai trò của nhân viên CTXH Đó là vaitrò kết nối được thể hiện qua các việc cụ thể như thiết lập các kế hoạch giáodục cá nhân; viết nhật kí can thiệp; tổ chức tập huấn cho phụ huynh; hỗ trợtham gia vào các giờ học cá nhân của con; tiếp cận mô hình có giáo viên

Trang 36

hướng dẫn can thiệp tại nhà; kết nối gia đình với các bộ phận can thiệp khác;

có nhân viên CTXH làm việc trực tiếp với giáo viên mầm non và trẻ

Bên cạnh đó nhân viên CTXH còn là nhà can thiệp thực hiện đánh giákhả năng, nhu cầu, sở thích của trẻ; lựa chọn chương trình can thiệp phù hợpvới mục tiêu hợp lý; làm mẫu, gợi ý, nhắc nhở trong giờ can thiệp; sử dụnglời khen, thưởng và trừng phạt rõ ràng; điều chỉnh giờ can thiệp hợp lý

Một vai trò nữa được tác giả Đỗ Thị Hà đề cập tới là vai trò tư vấn củangười làm CTXH đối với trẻ về hội chứng tự kỷ và tư vấn tâm lý cho

Công trình cho ta thấy được một cách cụ thể vai trò của nhân viênCTXH trong quá trình hỗ trợ đối tượng là trẻ tự kỷ tiếp cận một phần của dịch

vụ giáo dục là hệ thống can thiệp sớm trước khi bước vào các dịch vụ giáodục khác

3 Lý thuyết áp dụng:

3.1 Thuyết hệ thống sinh thái :

Thuyết giải thích con người bằng cách mô tả các khía cạnh của cá nhânmôi trường Thuyết hệ thống sinh thái cho rằng con người chủ động tham giavào quá trình phát triển và môi trường của họ luôn luôn thay đổi, bản thânthay đổi

Cách thức, con người thuyết sinh thái nhận thức về kinh nghiệm sống

Trang 37

vì vậy sinh viên sử dụng lý thuyết này để tác động vào môi trường xung quanh của trẻ tự kỷ để thay đổi nhận thức, hành vi giúp trẻ có thể phát triển các kĩ năng Và cũng tác động vào trẻ để thay đổi môi trường xung quanh sao cho phù hợp với việc phát triển của trẻ:

- Tìm hiểu môi trường xung quanh trẻ tự kỷ như môi trường gia đình

để hỗ trợ làm công tác can thiệp cho con tại gia đình, phát huy điểm mạnh của gia đình trong quá trình hỗ trợ con tiếp cận dịch vụ xã hội như kinh tế, tìm kiếm trung tâm gần nhà thuận tiện cho việc đi lại; môi trường trung mô như trường học và các dịch vụ can thiệp sớm cho con.

- Tạo những điều kiện thích hợp để trẻ có cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục để phát huy tiềm năng của trẻ.

- Tác động vào trẻ để trẻ có những hành vi cụ thể tác động lại môi trường xung quanh, từ đó trẻ sẽ tự chủ động hòa nhập với môi trường.

3.2 Thuyết học tập xã hội :

Lý thuyết này cho rằng học tập diễn ra bằng cách quan sát những ngườikhác và từ đó trở thành mô hình hành vi của mỗi cá nhân Các hành vi nàygiúp cá nhân đạt được kết quả làm việc tốt hơn đồng thời tránh được nhữnghành vi không phù hợp Để xây dựng mô hình này, quá trình học tập cần diễn

ra theo 4 bước:

- Bước 1: quá trình chú ý- quan sát mô hình mẫu

- Bước 2: quá trình tái hiện- nhớ lại những gì mình đã quan sát được

- Bước 3: quá trình thực tập- làm lại những gì mình đã quan sát vànhớ được

- Bước 4: quá trình củng cố- động viên để hành vi này thường xuyênlập lại

Lý thuyết này cho rằng học tập diễn ra bằng cách quan sát những ngườikhác và từ đó trở thành mô hình hành vi của mỗi cá nhân Dựa vào lý thuyếtnày sinh viên vận dụng để trợ giúp TTK bằng cách:

-Tìm cho trẻ một môi trường thuận tiện để trẻ thoải mái và được hỗ trợ tốt nhất để học tập.Môi trường đó sẽ được xã hội hóa bởi những người có

Trang 38

chuyên môn.Tại đó, trẻ có thể được học tập để hình thành, củng cố và duy trì những kiến thức mà trẻ học được

-Không để cho trẻ tiếp xúc những hành vi tiêu cực, tách biệt với xã hội

để trẻ không có hành vi làm theo, định hướng trẻ để trẻ mất dần hành vi không mong muốn

3.3 Thuyết nhu cầu :

Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhucầu của con người vào những năm 1950 Lý thuyết của ông nhằm giải thíchnhững nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một

cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần

- Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhucầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu.Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòihỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếpthành thang bậc về nhu cầu của con người tư thấp đến cao

Nhu cầu sinh lý:

Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu

ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục

Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhấtcủa con người Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồntại được Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn đểđược cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này.Ông quan niệm rằng, khi nhữngnhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thìnhững nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa

Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh:

An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợicho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người

Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bảnnhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi

Trang 39

trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm

Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận (tình yêu và sự chấp nhận) -Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và

được người khác thừa nhận

- Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo

sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòngtin, lòng trung thành giữa con người với nhau

- Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn Bao gồmcác vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận,tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tìnhbạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này Lòng thương, tình bạn,tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và đượcthừa nhận luôn theo đuổi Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con ngườitrong quá trình phát triển của nhân loại

Nhu cầu được tôn trọng

- Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được ngườikhác tôn trọng

+ Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, cónăng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tựbiểu hiện và tự hoàn thiện

+ Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín,được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,…Tôn trọng là đượcngười khác coi trọng, ngưỡng mộ.Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ

Trang 40

tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao Do đó nhu cầu được tôn trọng làđiều không thể thiếu đối với mỗi con người.

Nhu cầu phát huy bản ngã:

Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầucủa ông.Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhânđạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó

- Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết,nghiên cứu,…), nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thựchiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân

Cấu trúc tháp nhu cầu gồm 5 tầng, trong đó những nhu cầu con ngườiđược liệt kê theo trật tự thứ bậc hình tháp Nhu cầu đó gồm : tầng 1 là nhu cầusinh lý , tầng 2 là nhu cầu an toàn, tầng 3 là nhu cầu giao lưu tình cảm, nhucầu được yêu thương, tầng 4 là nhu cầu được quý trọng, tầng cuối cùng là nhucầu thể hiện bản thân Dựa vào các bậc của nhu cầu trên sinh viên vận dụngvào thực tế là:

- Hỗ trợ, đảm bảo cho các em được thỏa mãn từ nhu cầu bậc thấp chođến bậc cao

- Dựa vào những nhu cầu của trẻ tự kỷ và gia đình xem nhu cầu nàocần được ưu tiên hỗ trợ trước, cần giải quyết cấp bách, nguyên nhân vấn đề để

có biện pháp phù hợp

- Nhưng các nhu cầu có thể đan xem với nhau, có thể chưa thỏa mãncực điểm ở tầng thứ nhất nhưng con người ta có thể đã nảy sinh các nhu cầu ởtầng trên Chính vì vậy chúng ta cần tìm hiểu những nhu cầu, những mâuthuẫn trong nhu cầu của trẻ để có thể giải quyết vấn đề

Từ tháp nhu cầu của Maslow sinh viên, nhận thấy có thể xây dựngtháp nhu cầu cho riêng đối tượng là trẻ tự kỷ như sau

Nhu c uầ học tập, phát tri n ểnăng l cự

Nhu cầu được tôn trọng, bình đẳng, được lắng nghe, không bị coi thường, không bị dán nhãn, tôn trọng tự do cá

Ngày đăng: 28/09/2019, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w