1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy trẻ 5 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở trường mầm non hoa mai yên bái

80 224 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Những câu chuyện là một phần của cuộcsống gợi lên cho trẻ những xúc cảm lành mạnh, giúp trẻ nhận biết thế giớixung quanh, những mối quan hệ giữa con người với con người góp phần giáodục

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

=== ===

PHẠM THỊ CHINH

DẠY TRẺ 5-6 TUỔI KỂ CHUYỆN THEO TRANH Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA

MAI – YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Hà Nội, 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

=== ===

PHẠM THỊ CHINH

DẠY TRẺ 5-6 TUỔI KỂ CHUYỆN THEO TRANH Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA

MAI – YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Người hướng dẫn khoa học

TS LÊ THỊ LAN ANH

Hà Nội, 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để có đủ điều kiện làm bài tập khóa luận này, tôi xin trân trọng cảm ơnBan chủ nhiệm khoa, các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non, trườngĐại học sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi đượchọc tập và nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Lê Thị Lan Anh, người đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này Tôi xin

được bày tỏ lòng biết ơn tới Cô!

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Mầm nonHoa Mai – Yên Bái và các cô giáo trong trường đã giúp đỡ và tạo điều kiệncho tôi trong quá trình tiến hành điều tra thực trạng cũng như thể nghiệmthành công

Xin chân thành cảm ơn sự động viên của gia đình, bạn bè, người thân

đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi hoàn thành nghiên cứu của mình

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã cố ghắng hết sức xong đây là lần đầutiên tôi tập nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những thiếu sót, kínhmong quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn nhận xét, đóng góp ý kiến để đềtài của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân trành cảm ơn!

Xuân Hòa, ngày 02 tháng 05 năm 2018

Tác Giả

Phạm Thị Chinh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, dưới sự hướng dẫn của TS Lê Thị Lan Anh, khóa

luận tốt nghiệm: “Dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở trường mầm nonHoa Mai – Yên Bái” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thànhtheo sự nhận thức vấn đề của riêng tác giả, không trùng với bất kỳ khóa luậnnào khác

Xuân Hòa, ngày 02 tháng 05 năm 2018

Tác Giả

Phạm Thị Chinh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng nghiên cứu 5

5 Phạm vi nghiên cứu 5

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

7 Các phương pháp nghiên cứu 5

8 Cấu trúc khóa luận 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY TRẺ 5 -6 TUỔI KỂ CHUYỆN THEO TRANH Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI – YÊN BÁI 7

1.1 Một số khái niệm cơ bản 7

1.1.1 Khái niệm về kể chuyện 7

1.1.2 Kể chuyện theo tranh 8

1.1.3 Dạy trẻ kể chuyện theo tranh 9

1.2 Cơ sở tâm lý học, sinh lý học và giáo dục học 10

1.2.1 Cơ sở tâm lý 10

1.2.1.1 Tư duy 10

1.2.1.2 Tưởng tượng 11

1.2.1.3 Ngôn ngữ 12

1.2.1.4 Chú ý – ghi nhớ 13

1.2.2 Cơ sở sinh lý 14

1.2.3 Cơ sở giáo dục học 16

1.3 Một số yêu cầu khi tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái 18

Trang 6

1.3.1 Yêu cầu về nội dung, nghệ thuật của các bức tranh được sử dụng trong

hoạt động kể chuyện của trẻ 18

1.3.2 Yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức hoạt động cho trẻ kể chuyện theo tranh 19

1.3.3 Yêu cầu đối với giáo viên khi tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh 19

1.4 Những vấn đề cơ bản về tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh ở trường Mầm non 20

1.4.1 Nguyên tắc, hình thức tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh ở trường Mầm non 20

1.4.2 Yêu cầu về chuyện kể của trẻ 22

1.4.3 Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh 22

1.5 Vai trò của việc dạy trẻ kể chuyện theo tranh 23

1.5.1 Vai trò phát triển tư duy 23

1.5.2 Vai trò phát triển ngôn ngữ 24

1.5.3 Vai trò phát triển tình cảm – thẩm mỹ 24

Kết luận chương 1 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY TRẺ 5 – 6 TUỔI KỂ CHUYỆN THEO TRANH Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI – YÊN BÁI 26

2.1 Vài nét khái quát về trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái 26

2.2 Kết quả điều tra thực trạng tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái 27

2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về hoạt động dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái 27

Trang 7

2.2.2 Thực trạng các hoạt động giáo viên tổ chức dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện

theo tranh ở trường mầm non Hoa Mai - Yên Bái 33

2.2.3 Thực trạng trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái 36

Kết luận chương 2 45

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 5 - 6 TUỔI KỂ CHUYỆN THEO TRANH Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI - YÊN BÁI VÀ THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM 47

3.1 Biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở trường Mầm non Hoa Mai – Yên Bái 47

3.1.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện theo tranh 47

3.1.2 Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo tranh 49

3.1.2.1 Biện pháp xây dựng môi trường kể chuyện trong lớp học 49

3.1.2.2 Biện pháp cô sử dụng lời kể mẫu 51

3.1.2.3 Biện pháp sử dụng tranh kết hợp trò chuyện theo hệ thống câu hỏi 53

3.1.2.4 Biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo tranh trẻ tự tạo 54

3.1.2.5 Biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo dàn ý 55

3.1.2.6 Biện pháp trẻ tự kể chuyện theo tranh 56

3.2 Thể nghiệm sư phạm 58

3.2.1 Mục đích thể nghiệm 58

3.2.2 Đối tượng, thời gian thể nghiệm 58

3.2.3 Một số giáo án thể nghiệm sư phạm 58

3.2.3.1.Giáo án thể nghiệm 1 58

3.2.3.2.Giáo án thể nghiệm 2 60

3.2.4 Nhận xét kết quả thể nghiệm 63

Kết luận chương 3 66

Trang 8

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

1 Kết luận 67

2 Kiến nghị 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC

Trang 9

Trẻ thơ là lứa tuổi bắt đầu của sự nhận thức và những tình cảm mãnhliệt, giữa các em và những câu chuyện, các nhân vật trong truyện có sự đồngđiệu về tâm hồn về tính cách, các em thích nghe kể chuyện và thích được kểchuyện Các em đến với những câu chuyện, những nhân vật trong truyện vớitất cả những tình cảm, những rung động ngọt ngào nhất, say mê nhất, đồngcảm nhất Ngay từ rất sớm, trẻ em đã thích được nghe kể chuyện và được kểlại những chuyện mà mắt thấy tai nghe Trẻ rất thích được xem tranh nhất lànhững bức tranh có nội dung gần gũi với cuộc sống của trẻ và có màu sắc tươisáng Vì những ký hiệu về màu sắc, hình ảnh rất phù hợp với đặc điểm nhậnthức của trẻ Chính vì thế những câu chuyện có vai trò rất lớn góp phần hìnhthành và phát triển nhân cách trẻ Những câu chuyện là một phần của cuộcsống gợi lên cho trẻ những xúc cảm lành mạnh, giúp trẻ nhận biết thế giớixung quanh, những mối quan hệ giữa con người với con người góp phần giáodục thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ.

Dạy trẻ kể chuyện theo tranh ở trường Mầm non đóng vai trò quantrọng trong việc thực hiện mục tiêu dạy học của ngành trong hệ thống giáodục quốc dân Sự tiếp xúc đầu tiên của trẻ mầm non với những câu chuyện kểtheo tranh sẽ kích thích ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mỹ, góp phần hình thành tìnhcảm đạo đức cho trẻ

Dạy trẻ kể chuyện theo tranh còn giúp trẻ phát triển toàn diện về ngônngữ, làm phong phú đời sống tinh thần cho trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp với

Trang 10

mọi người xung quanh Đồng thời nó là phương tiện để phát triển tư duy, khảnăng ghi nhớ và sáng tạo, thông qua kể chuyện theo tranh trẻ sẽ tự tin, thoảimái tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập nhằm phát triển toàn diệnnhân cách cho trẻ.

Thực tế cho thấy trẻ đặc biệt hứng thú với hình thức kể chuyện này, vàhoàn toàn có thể kể chuyện theo tranh một cách rõ ràng, mạch lạc với bố cụctương đối chặt chẽ Tuy nhiên, do chưa hiểu thật đầy đủ cơ sở khoa học củamôn học, do chương trình còn chưa hướng dẫn một cách cụ thể, hay do ở một

số trường cơ sở vật chất chưa đủ, thiếu phương tiện dạy học hay các phươngtiện chưa phù hợp, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt độngdạy trẻ kể chuyện theo tranh, hay do hạn chế về mặt thời gian, phương pháp

tổ chức chưa phù hợp,…làm cho việc tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyệntheo tranh còn nhiều hạn chế, và chưa đạt được hiểu quả như mong muốn.Điều này ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ Chưa đáp ứng được yêucầu và mục đích giáo dục

Bản thân chúng tôi đang là sinh viên năm cuối chuyên ngành Mầm non,

là người giáo viên tương lai, chúng tôi nhận thấy rằng trẻ mầm non rất thíchtranh, đặc biệt là những bức tranh gần gũi, gắn với chủ đề mà trẻ đang học.Học qua tranh trẻ sẽ tiếp thu một cách dễ dàng hơn, và nhớ được lâu hơn Vậynên chúng tôi nhận thấy hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh là phù hợpvới trẻ ở lứa tuổi này, tuy nhiên hoạt động này ở một số trường mầm non cònnhiều bất cập nên chưa đạt được hiệu quả mong muốn Chính vì vậy chúng tôi

chọn đề tài Dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở trường mầm non Hoa

Mai - Yên Bái làm đề tài nghiên cứu Việc xác định rõ thực trạng của vấn đề

này là cơ sở để đề suất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả củaviệc dạy trẻ kể chuyện theo tranh, để hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranhđạt được hiểu quả tốt nhất

Trang 11

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Bước đầu tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã được tiếp xúc với một sốcông trình nghiên cứu và nhận thấy rằng một số tác giả trong và ngoài nước

đã quan tâm về vấn đề này:

Trong cuốn sách Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em lứa tuổi học đường

[14] của E.ltiKhiêva (1917) tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò của việc thựchiện nhiệm vụ kể chuyện, dạy trẻ kể lại chuyện đối với sự phát triển ngôn ngữ

ở trẻ - Hình thức dạy trẻ kể chuyện chính là con đường đúng đắn nhất để dạyngôn ngữ cho trẻ

Cuốn Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ của tác giả Nguyễn Thu

Thủy xuất bản năm 1976, tác giả đã dành chương II để nói về kể và đọctruyện cho trẻ mẫu giáo Trong chương II tác giả đã đề cập đến một số vấn đề:

Kể và đọc truyện cho trẻ nghe; dạy trẻ kể chuyện Tuy nhiên mới chỉ dừng lại

ở một số phương pháp chung [19]

E.I.Chikhiêva với tác phẩm Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em trước tuổi

học đã đề ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hệ thống.

Trong đó bà nhấn mạnh cần dựa trên cơ sở tổ chức cho trẻ tìm hiểu thế giớixung quanh, thông qua các hoạt động dao chơi, xem tranh ảnh, kể chuyện chotrẻ nghe… để hình thành các kỹ năng kể chuyện cho trẻ [2]

Trong giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ [23] của

Trần Thị Hoàng Yến gồm có 7 chương, trong chương VI tác giả đã đề cập đếnvấn đề phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trong đó có nhắc đến dạytrẻ kể chuyện theo tranh

Trong cuốn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo [11]

của tác giả Nguyễn Xuân Khoa (2003) có 12 chương, trong chương III tác giả

đã dành 30 trang sách để nói về dạy trẻ lời nói độc thoại, trong đó có nhắc đếncác hình thức dạy trẻ kể chuyện theo tranh

Trang 12

Cuốn Văn học và phương pháp giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học

[16] của Cao Đức Tiến, Nguyễn Đắc Diệu Lam, Lê Thị Ánh Tuyết (NXBHN– 1993) Trong chương VI: Phương pháp giúp trẻ làm quen với tác phẩm vănhọc đã nhắc đến dạy trẻ kể chuyện, tuy nhiên vấn đề mà chúng tôi quan tâm làdạy trẻ kể chuyện theo tranh và các biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo tranh thìhầu như chỉ thoáng qua trong tác phẩm

Tập đề cương bài giảng Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu

giáo của tác giả Lê Thị Kim Anh đã đề cập đến việc cần phải phát triển ngôn

ngữ cho trẻ theo một hệ thống ngay từ lứa tuổi nhà trẻ thông qua dạy trẻ phát

âm, qua dạy trẻ kể lại chuyện ngoài ra tác giả còn đề cập đến phát triển vănhóa giao tiếp cho trẻ một cách thường xuyên

Cuốn Tiếng Việt – Văn học và phương pháp giáo dục [15] của tác giả

Lương Kim Nga, Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thu Thủy (NXBGD - 1988),trong chương IV tác giả đã đề cập đến cách dạy trẻ đọc thuộc thơ, kể lạichuyện và tiến hành cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

Hay trong khóa luận tốt nghiệp Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho

trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua kể chuyện có tranh minh họa của tác giả Nguyễn

Thị Hồng Nhung (2013) đã đề cập đến việc nghiên cứu để tìm ra các biệnpháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua kể chuyện có tranhminh họa

Trong khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6

tuổi kể lại chuyện diễn cảm của tác giả Phạm Thị Hải (3- 2005) đã đề cập đến

một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo kể lại chuyện diễn cảm, trong đó có nhắcđến sử dụng tranh minh họa

Ở các công trình này, chúng tôi nhận thấy rằng các tác giả đã có phầnquan tâm đến vấn đề dạy trẻ kể chuyện theo tranh và đề cập đến ở nhiều khíacạnh khác nhau, tuy nhiên chưa có công trình cụ thể nào đi sâu tìm hiểu về

Trang 13

Dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái Đây chính là một vấn đề cần được các nhà sư phạm nói chung và ngành

sư phạm mầm non nói riêng quan tâm Vì vậy chúng tôi chọn đề tài này đểnghiên cứu

3 Mục đích nghiên cứu

Tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng hiệu quả của việc dạy trẻ

kể chuyện theo tranh

4 Đối tượng nghiên cứu

Cách thức tổ chức dạy trẻ kể chuyện theo tranh

5 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về lứa tuổi: 5 – 6 tuổi

- Phạm vi về không gian: Trường Mầm non Hoa Mai – Yên Bái

- Thể nghiệm sư phạm ở Trường Mầm non Hoa Mai – Yên Bái

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

a Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện theotranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái

b Tìm hiểu thực trạng về việc dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện theo tranh ởtrường mầm non Hoa Mai – Yên Bái

c Đề xuất ra các biện pháp để nâng cao chất lượng hiệu quả của việcdạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái

và thể nghiệm sư phạm

7 Các phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phối hợp các phươngpháp sau:

- Phương pháp khảo sát

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

Trang 14

- Phương pháp phân tích.

- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp chuyên gia

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài Mở đầu, Kết luận, khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theotranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái

Chương 2: Thực trạng của việc dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo tranh

ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái

Chương 3: Các biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo tranh ởtrường mầm non Hoa Mai – Yên Bái và thể nghiệm sư phạm

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY TRẺ 5 -6 TUỔI KỂ CHUYỆN

THEO TRANH Ở TRƯỜNG MẦM NON

HOA MAI – YÊN BÁI

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về kể chuyện

Theo Hà Nguyễn Kim Giang, kể chuyện là một hoạt động nhằm truyềnđạt lại những sự kiện, hành động, xung đột của câu chuyện đã được chứngkiến cho người khác nghe Kể chuyện có thể từ ngôn bản (lời kể của ngườikhác), từ văn bản (đã in thành sách) hoặc từ những sự kiện có thật trong cuộcsống [4]

Đinh Hồng Thái trong Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non có

xác định: Kể chuyện là một hình thức của dạng lời nói độc thoại Theo ông,đây là con đường hữu hiệu để phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo[20]

Nguyễn Xuân Khoa coi: “Kể chuyện là tường thuật về một sự kiện,miêu tả một đối tượng hoặc sáng tạo ra một câu chuyện nào đó Đó là mộthình thức trình bày một cách có tình cảm về một trình tự sự kiện theo sự pháttriển của nó” [10] Để kể lại chuyện trẻ phải tự chọn nội dung và hình thứcngôn ngữ phù hợp với câu chuyện mà trẻ đã được nghe hoặc được biết Trong

kể chuyện thể hiện chủ yếu là kinh nghiệm và tình cảm của trẻ [10]

Kể chuyện là một dạng hoạt động ngôn ngữ đặc biệt, là ngôn ngữ độcthoại và là hoạt động tâm lý cá nhân, vì ngôn ngữ bên trong đóng vai trò pháchọa những ý tưởng, ý nghĩ cho lời nói bên ngoài Những ý tưởng được thểhiện ra bên ngoài qua các hàng động (cử chỉ, động các của tay chân) các hành

vi biểu cảm (nét mặt, ánh mắt, giọng nói) các hành động ngôn ngữ, qua các

Trang 16

phát âm, cách sử dụng từ ngữ, cách xây dựng các câu nói khác nhau và trình

tự lời trình bày Chuyện kể là sản phẩm của hoạt động tâm lý, bởi nó đượctrình bày theo một cấu trúc nhất định, thống nhất một ý tưởng nào đó sao chongười nghe có thể hiểu được

Tóm lại, có thể hiểu kể chuyện là một dạng hoạt động ngôn ngữ của trẻngay từ lứa tuổi mầm non Bước đầu, trẻ truyền đạt ý nghĩ của mình từ một sựkiện nào đó trẻ được nghe kể lại, được chứng kiến theo một trình tự logictrong khuôn khổ trình độ ngôn ngữ của trẻ

1.1.2 Kể chuyện theo tranh

Trong Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non (2013), tác giả

Đinh Hồng Thái đã coi dạy trẻ kể lại chuyện theo tranh là một trong năm hìnhthức phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo Từ những bức tranh, trẻ sẽ

kể một câu chuyện theo ý của trẻ Có thể từ một bức tranh trẻ kể một câuchuyện Cũng có thể từ một bức tranh liên hoàn có một chủ đề nào đó, trẻsáng tạo ra một câu chuyện Tùy mức độ tuổi và khả năng ngôn ngữ của trẻ

mà diễn biến và kết quả câu chuyện sẽ khác nhau Ở điểm này thì kể chuyệntheo tranh gần với kể chuyện sáng tạo [20]

Theo tác giả Nguyễn Xuân Khoa viết trong cuốn sách Phương pháp

phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo năm 1997 thì có rất nhiều hình thức để

dạy trẻ kể chuyện như: Kể chuyện theo tranh, kể chuyện theo đồ chơi, kể lạitruyện văn học, kể chuyện theo kinh nghiệm, kể chuyện sáng tạo Trong đó,

kể chuyện theo tranh là dạng hoạt động phù hợp với trẻ 5 – 6 tuổi vì trẻ rấtthích xem tranh Tranh được sử dụng rộng rãi, phổ biến đặc biệt là những bộtranh có chủ đề Cơ sở để trẻ dựa vào để kể chuyện đó là một bức tranh hoạcmột số bức tranh liên hoàn theo một chủ đề nào đó [10]

Khi kể chuyện theo tranh trẻ phải quan sát, nhận xét các hình ảnh, cácmối quan hệ giữa các hình ảnh để hiểu nội dung của bức tranh Sau đó, trẻ sẽ

Trang 17

xây dựng câu chuyện theo trình tự logic của các bức tranh “Đối với nhóm trẻmẫu giáo lớn, vì tính tích cực tăng dần, lời nói đang hoàn thiện, có thể có khảnăng trẻ tự đặt ra các các câu chuyện kể theo các bức tranh [20, tr.136].

Như vậy, có thể hiểu kể chuyện theo tranh là hoạt động trẻ sẽ quan sátbức tranh để hiểu được nội dung bức tranh từ đó trẻ sẽ xây dựng lên nội dungcâu chuyện có mở đầu nội dung và kết thúc phù hợp với bức tranh và diễn dạtnội dung đó bằng ngôn ngữ nói

1.1.3 Dạy trẻ kể chuyện theo tranh

B.A.Erikeva nhà giáo dục Nga cho thấy: Ở tuổi 5 – 6 tuổi trẻ có khảnăng hiểu được một cách sơ đẳng các phương tiện biểu cảm được họa sĩ sửdụng trong các tác phẩm nghệ thuật dưới sự hướng dẫn của nhà sư phạm Trẻxác định được đặc tính hình tượng hay ý nghĩa của tác phẩm, nắm được nétchủ đề một cách có mục đích

Trong Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non của tác giả Đinh

Hồng Thái năm 2013, tác giả đã nói rằng: Dạy trẻ kể chuyện theo tranh là dạycho trẻ không chỉ thấy những gì vẽ ở trong tranh mà còn phải tưởng tượng ranhững sự kiện trước và sau nó nữa Nghĩa là mở đầu và kết thúc cho những gìthể hiện trong tranh, để trẻ nắm được kĩ năng cần thiết cho việc tự kể lạichuyện [20, tr.136]

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản dạy trẻ kể chuyện theo tranh làdạy trẻ biết quan sát tranh và kể một câu chuyện có nội dung phù hợp với bứctranh một cách hợp lí, bằng cách diễn tả được thành lời một cách lưu loát vàlogic

Trang 18

1.2 Cơ sở tâm lý học, sinh lý học và giáo dục học

1.2.1 Cơ sở tâm lý

1.2.1.1 Tư duy

Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai, Đinh Thị Kim

Thoa đã viết trong cuốn Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non năm 2002 [18]:

Tư duy là một quá trình phản ánh những thuộc tính bản chất, nhữngmối liên hệ, quan hệ bên trong, có tính quy luật giữa sự vật và hiện tượngtrong thế giới khách quan mà trước đó ta chưa biết

Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh

mẽ đó là điều kiện thuận lợi nhất để giúp trẻ cảm thụ tốt những hình tượngnghệ thuật được xây dựng qua những bức tranh để tạo nên những câu chuyệnlogic Nhờ có sự phát triển ngôn ngữ , trẻ ở lứa tuổi này đã xuất hiện loại tưduy trừu tượng Mức độ tích cực huy động vốn kinh nghiệm của trẻ tăng lên

Sự khái quát các dấu hiệu chung giảm dần, nhường chỗ cho các chi tiết đặcthù của các sự vật hiện tượng

Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết (1988) đã viết trong cuốn Tâm lý học

trẻ em trước tuổi đi học đã khẳng định rằng: Sự phát triển năng khiếu của trẻ

trong quá trình học tập thường xảy ra khi chính đứa trẻ nắm được những quyluật cơ bản của văn học Việc tổ chức dạy trẻ kể chuyện theo tranh là điềukiện tốt để phát huy tính tích cực, tính độc lập sáng tạo của trẻ Để tư duyhình tượng phát triển mạnh mẽ hơn, suy luận được nhiều vấn đề mới hơn, phụthuộc vào quá trình tổ chức cho trẻ tự hoạt động Vì chỉ có trong hoạt độngcác phẩm chất tâm lý của trẻ mới được hình thành và phát triển [17]

Dạy trẻ kể chuyện theo tranh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về ngônngữ, làm phong phú đời sống tinh thần cho trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp vớimọi người xung quanh Đồng thời nó là phương tiện để phát triển tư duy, khảnăng ghi nhớ và sáng tạo, thông qua kể chuyện theo tranh trẻ sẽ tự tin, thoải

Trang 19

mái tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập nhằm phát triển toàn diệnnhân cách cho trẻ Việc nghiên cứu hoạt động dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyệntheo tranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái sẽ giúp đề ra được nhữngbiện pháp dạy trẻ kể chuyện theo tranh đạt hiệu quả như mong muốn, và phùhợp với sự phát triển tâm lý của trẻ trong giai đoạn này.

Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là tưởng tượng táihiện và tưởng tượng sáng tạo

Tưởng tượng sáng tạo: là quá trình xây dựng lên những hình ảnh mớichưa có kinh nghiệm cá nhân, cũng như chưa có trong xã hội và nó là thànhphần không thể thiếu được trong hoạt động sáng tạo nói chung, và sáng tạovăn học nghệ thuật của con người nói riêng

Đối với đặc điểm sáng tạo của trẻ thì ta phải coi “sáng tạo” là một sựbiến đổi, tạo ra một cái gì mới trên cơ sở những cái mà trẻ đã lĩnh hội đượctrong quá trình hoạt động chứ không phải bó hẹp trong những phát minh sángtạo ra những tác phẩm vĩ đại của những vĩ nhân Tức là thông qua hoạt động

kể chuyện theo tranh của cô mà trẻ có thể kể lại theo trí tưởng tượng của riêngtrẻ, chủ yếu là tưởng tượng tái hiện Trẻ tưởng tượng dựa trên những dấu ấn

đã có trước

Trang 20

Những hình ảnh mà trẻ hình dung, tưởng tượng đều được thể hiện trongcách trẻ thể hiện, trong cử chỉ, điệu bộ của trẻ khi kể chuyện, đó là trẻ đã thểhiện được cách kể chuyện theo tranh, sáng tạo qua lời kể của cô.

Căn cứ vào những đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổichủ yếu là tưởng tượng tái hiện, vì vậy mà việc kể mẫu chuyện theo tranh vàhướng dẫn trẻ hiểu nội dung bức tranh để kể chuyện theo tranh cũng là mộtyếu tố quan trọng để đưa trẻ làm chất liệu xây dựng lên những hình tượngmới, những chi tiết hấp dẫn muôn màu, muôn vẻ… Vì vậy việc dạy trẻ kểchuyện theo tranh ở thời điểm này là cần thiết

1.2.1.3 Ngôn ngữ

Ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là thời kỳ trẻ có khả năng nắm vững và lĩnhhội hai hình thức cơ bản của ngôn ngữ đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ bêntrong Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống nghĩa là ngônngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ratrước mắt trẻ

Ngôn ngữ của trẻ đã bắt đầu kết nối giữa những tình huống hiện tại vớiquá khứ thành một “văn cảnh” Vốn từ của trẻ tăng lên không chỉ về số lượng

từ, mà điều quan trọng là lĩnh hội được những cấu trúc ngữ pháp đơn giản

Trẻ 5 – 6 tuổi đã hình thành những xúc cảm ngôn ngữ qua những giọngnói, ngữ điệu, âm tiết… Tuy nhiên dưới sự tác động của cảm xác trẻ có thểnghe nhầm, phát âm nhầm

Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, đặc biệt trong hoạt động vui chơi, tạohình, các tiết kể chuyện, tham quan, âm nhạc, thể dục… Và các nhiệm vụ dongười lớn giao cho trẻ, xác định trách nhiệm của trẻ một cách đơn giản, trẻlĩnh hội được nhiều từ mới và ý nghĩa sử dụng của chúng, là viền đề quantrọng giúp trẻ hoạt động và phát triển ngôn ngữ sau này

Trang 21

Cùng với việc nắm ngôn ngữ trong thực hành và khả năng hiểu ngônngữ thì vốn từ của trẻ tăng lên một cách đáng kể (khoảng 2000 – 3000 từ).Trẻ biết sắp xếp các từ thành một câu, biết dùng các câu nói để diễn đạtnguyện vọng, bày tỏ mong muốn của mình Tất cả những đặc điểm đó gợi cho

ta những liên tưởng tới khả năng kể chuyện theo tranh của trẻ

1.2.1.4 Chú ý – ghi nhớ

Chú ý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chủ yếu là chú ý không chủ định Trẻthường chú ý đến đối tượng khi đối tượng gây kích thích mạnh hoặc gâynhững ấn tượng, cảm xúc mới lạ nhất và tạo cho trẻ một sự hứng thú Vì vậyviệc tổ chức cho trẻ kể chuyện theo tranh cần căn cứ vào đặc điểm này

Ở độ tuổi này, các loại trí nhớ: Hình ảnh, vận động, từ ngữ đều đượcphát triển tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều được hình thành và tham giatích cực trong các hoạt động vui chơi, lao động, tạo hình, kể chuyện, âmnhạc…ở trẻ Lúc này, các loại tư duy đều được phát triển nhưng mức độ khácnhau

Việc kể cho trẻ nghe những câu chuyện theo tranh sẽ hấp dẫn trẻ, trẻ sẽchú ý và hứng thú tham gia Khi cho trẻ kể chuyện theo tranh là để trẻ tự thểhiện mình, điều đó lôi cuốn sự chú ý – ghi nhớ của trẻ Từ việc ghi nhớ, hiểuđược nội dung bức tranh trẻ sẽ kể một câu chuyện phù hợp về bức tranh.Trong thực tế chúng ta thấy rằng trẻ ghi nhớ một hình ảnh, một bài thơ nào đó

mà ghi nhớ đó đi sâu vào hứng thú của trẻ thì trẻ sẽ nhớ rất lâu Ngược lạinhững điều đó mô tả khó khăn về các sự vật, hiện tượng trẻ sẽ dễ quên ngay

Do vậy, căn cứ vào đặc điểm ghi nhớ - chú ý của trẻ thì cô giáo phải làngười tạo ra cho trẻ những hứng thú, nhất là trong quá trình trẻ kể chuyệntheo tranh Bằng những hình ảnh sắc nét, những gợi ý để trẻ có thể kể chuyệntheo tranh một cách hứng thú và vui tươi

Trang 22

1.2.2 Cơ sở sinh lý

Lứa tuổi này sự hình thành của não bộ đang trên đà phát triển mạnh, sựnhận thức về thế giới xung quanh của trẻ rất đa dạng và phong phú, với trênmột tỷ rưỡi tế bào thần kinh và hàng vạn tế bào phụ trợ khác trong bán cầu đạinão

Trong đó, bán cầu não trái có chức năng ngôn ngữ, chịu trách nghiệm

xử lý những thông tin mà con người nghe được và đưa ra những câu trả lờiphù hợp, ngoài ra bán cầu não trái còn giúp con người giải quyết những vấn

đề liên quan đến logic và tính toán chính xác Bán cầu não phải thì chủ yếuchịu trách nghiệm về khả năng không gian, nhận diện khuôn mặt và cảm thụ

âm nhạc Nó cũng có thể xử lý các thông tin liên quan tới toán học,nhưng chủ yếu là ước lượng sơ bộ và so sánh Bên cạnh đó, não ph iảigiúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của những hình ảinh Nó đóng một ph nầnvai trò đ c bặc b i tệt trong ngôn ng ,ữ giúp ta gi iải thích bối c nhải trò chuy nệt và

âm điệtu của người đ ii ố di n [ệt 3]

Trẻ đã thể hiện năng lực qua tổng hợp lời nói, quan sát, chú ý, ghi nhớ,tưởng tượng, tư duy Chính vì thế việc dạy cho trẻ kể chuyện theo tranh trongthời điểm này là thích hợp, bởi trẻ cảm nhận được những nội dung đượctruyền tải phong phú qua những bức tranh để từ đó trẻ cảm nhận và thể hiệncác tác phẩm chuyện một cách phong phú nhất theo sự cảm nhận của trẻ

Tất cả những sự vật hiện tượng khách quan và các thuộc tính của chúngđược gọi là tín hiệu thứ nhất Những tín hiệu đó cùng các dấu vết của chúng ở

vỏ não, hợp thành tín hệu thứ nhất Hệ thống tín hiệu thứ hai gồm những lờinói và chữ viết cùng hệ thống những đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏnão do loại kích thích này gây lên [18]

Theo các nhà nghiên cứu, những năm đầu tiên của cuộc sống là thời kỳrất quan trọng đối với sự phát triển của não Đây là thời điểm các tế bào não

Trang 23

được nối kết lại với nhau Các nghiên cứu cho thấy các sợi nhánh phát triểnnhanh trong ba năm đầu nếu não nhận được kích thích tương ứng Trẻ từ haiđến mười tuổi, sự liên kết tăng nhanh hơn ở người lớn đến 50% trên nguyêntắc “dùng hay là mất” (có kích thích nhiều, liên kết sợi nhánh tăng nhanh, cònngược lại sẽ bị mất) [16].

Theo tác giả Hà Nguyễn Kim Giang đã nói: Sự lớn khôn, phát triển vàtrưởng thành ở trẻ phụ thuộc vào hoạt động thích nghi với môi trường và thếgiới hiện thực theo cơ chế đồng hóa và điều ứng của con người Cơ chế này

có mối liên hệ với hoạt động phản xạ diễn ra ở trẻ: Phản xạ có điều kiện vàphản xạ không điều kiện [4]

Hệ thống tín hiệu thứ hai chính là ngôn ngữ Ngôn ngữ cũng là một tácnhân kích thích có điều kiện tương đương với mọi tác nhân kích thích có điềukiện khác Hoạt động phân tích của các bán cầu đại não phát triển rất mạnh

Sự thành lập các đường liên hệ tạm thời diễn ra nhanh chóng khi trẻ 5 – 6 tuổi

và sự phân hóa các tín hiệu nhận thức được cũng chính xác hơn Trẻ đã biểuhiện năng lực trí tuệ qua hoạt động tổng hợp của lời nói, qua suy nghĩ, quansát, tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ, liên tưởng, tưởng tượng và khả nănggiải quyết những nhiệm vụ chơi, học, sinh hoạt của mình một cách sáng tạo[3]

Tiếp nhận của trẻ là tiếp nhận ngây thơ triệt để Trong tiếp nhận vănhọc trẻ thường vận dụng trực tiếp vào tác phẩm văn học mà trẻ đang thể hiện,không phân biệt giữa chúng Trẻ không đòi hỏi lí lẽ mà đòi hỏi sự hợp lí vềtình cảm trong khuôn khổ hạn hẹp của mình Cho nên giáo viên khi giải thích

và hướng dẫn trẻ trong hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh cần nhất quán

và tạo dựng niềm tin đối với trẻ

Tiếp nhận văn học của trẻ ít bị dằng buộc bởi lý trí và chứa đựng tưởngtượng mạnh mẽ Ở trẻ em, trẻ tượng tượng về cái có thật Như vậy, trí tưởng

Trang 24

tượng phát triển sớm ở trẻ mẫu giáo là một thứ trời cho, có tính chất tự nhiên

và trở thành tiền đề để cô giáo tổ chứng hoạt động cho trẻ kể chuyện theotranh đạt được hiệu quả như mong muốn

Tóm lại: Chúng ta có thể dựa vào đặc điểm phát triển sinh lý của trẻtrong giai đoạn này để có thể đưa ra biện pháp tối ưu nhất kích thích tối đa sựphát triển của trẻ, liên kết sự phát triển giữa bán cầu não trái với bán cầu nãophải Như việc kết hợp giữa kể chuyện với tranh, điều đó sẽ giúp trẻ phát triểntoàn diện, cân đối giữa chức năng của hai bán cầu não

1.2.3 Cơ sở giáo dục học

Với tư cách là một chuyên ngành của giáo dục học, giáo dục mầm non

là một chuyên ngành nghiên cứu sâu về bản chất, tính quy luật của quá trìnhgiáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non (trẻ từ lọt lòng đến 6 tuổi) Từ đó cho thấygiáo dục học mầm non chính là quá trình giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non

Nó được xác định bằng mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức quá trình sưphạm đó nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ em ở lứa tuổi này Quá trìnhgiáo dục mầm non chính là một quá trình tác động sư phạm một cách có mụcđích, có ý thức, có kế hoạch từ phía nhà giáo dục đến trẻ em ở lứa tuổi mầmnon nhằm hình thành và phát triển cơ sở ban đầu của nhân cách trẻ [22]

Để trẻ phát triển toàn diện theo mục tiêu chung của Giáo dục mầm non,cần phải có những tác động sư phạm cần thiết, phải gắn liền hoạt động nhằmđạt tới “vùng phát triển gần” Không phải khi nào trẻ cũng có khả năng tựhọc, tự thỏa mãn, khát vọng khám phá qua các phương tiện riêng lẻ khi tiếpxúc với môi trường xung quanh Trẻ cần sự chỉ bảo ân cần, nghiêm túc củangười lớn, cần khái quát, hệ thống của cô giáo để lĩnh hội thông tin về sự vậthiện tượng Theo A.L.Xôrôkina: “Những tri thức trẻ lĩnh hội được bằng kinhnghiệm, không có sự hướng dẫn thường là những tri thức rời rạc, do đó dễ cónhững biểu tượng sai” [22]

Trang 25

Trong lý thuyết về vùng phát triển gần, tác giả L.X.Vgôtxki đã khẳngđịnh rằng: “Với sự giúp đỡ của người lớn tổ chức cho trẻ hoạt động phù hợp,trẻ có thể thể hiện năng lực cao hơn điểm phát triển dừng trước đó” [21] Từ

đó ông nhận thấy mối quan hệ qua lại giữa giảng dạy và sự phát triển Ôngviết rằng: “Một điểm cơ bản của giảng dạy là tạo ra vùng phát triển gần, tức làkích thích trẻ hoạt động, thức tỉnh một loạt các quá trình phát triển nội tại vàđưa chúng vào cuộc chuyển động Chỉ có việc giảng dạy nào hơi đi trước sựphát triển, mới là việc giảng dạy tốt [21]

Nội dung trong chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi bao gồm:Giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triểnnhận thức, giáo dục phát triển tình cảm xã hội và thẩm mỹ Chương trình giáodục mầm non nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát triển hài hòa về các nội dungtrong chương trình

Giáo dục nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của giáo dục thẩm mỹ.Giáo dục trẻ bằng các phương tiện nghệ thuật là đối tượng của giáo dục nghệthuật, một bộ phận quan trọng của giáo dục thẩm mỹ Văn học nghệ thuậtmang đến cho trẻ sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, làm cho trẻ rung độngtrước cái hay, cái đẹp với tình cảm trong sáng của con người và biết lên án, tỏthái độ với những cái xấu

Năng lực hoạt động nghệ thuật của trẻ chịu ảnh hưởng của những tácđộng sư phạm Do vậy để thực hiện được dạng thức tiết học cô giáo phải nắmvững cơ sở khoa học của môn học, phải biết khiêu gợi hứng thú của trẻ đểkích thích, thu hút trẻ tự tìm tòi, phát hiện sáng tạo nghệ thuật

Thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh giúp trẻ có những kỹnăng tự thể hiện nghệ thuật độc lập, sáng tạo (kể chuyện theo tranh), chỉ thôngqua các hoạt động giáo dục các phẩm chất tâm lý mới được hình thành và pháttriển đúng đắn Chính vì lẽ đó mà việc tìm hiểu về dạy trẻ 5 - 6 tuổi kểchuyện

Trang 26

theo tranh ở trường mầm non Hoa Mai - Yên Bái rất là cần thiết, từ việc tìmhiểu về thực trạng ở đây sẽ đề ra được các biện pháp giúp dạy trẻ kể chuyệntheo tranh đạt được hiệu quả như mong muốn, đây là điều cần thiết.

1.3 Một số yêu cầu khi tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái

1.3.1 Yêu cầu về nội dung, nghệ thuật của các bức tranh được sử dụng trong hoạt động kể chuyện của trẻ.

* Về nội dung

Nội dung của các bức tranh thường nằm trong các chủ đề có trongchương trình học của trẻ, phải phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ, tuyệtđối không sử dụng tranh trìu tượng hay những tranh chuyên biệt khó hiểu, vì

sẽ làm trẻ khó hiểu và mất hứng thú

Theo Đinh Hồng Thái thì trẻ đặc biệt thích những bức tranh có nộidung gần gũi với cuộc sống thường ngày của trẻ, những bức tranh đơn giản,gần gũi với kinh nghiệm của riêng trẻ, những bức tranh này thường thể hiệnnhững đối tượng riêng rẻ không quá phức tạp (như đó là bức tranh về đồ chơi,

đồ dùng trong nhà, các con vật nuôi trong gia đình…) hay có thể là các tranhchủ đề đơn giản [20]

Tóm lại, nội dung bức tranh cần phải phù hợp với đặc điểm nhận thứccủa trẻ 5 – 6 tuổi, tranh phải đảm bảo tính giáo dục, cuốn hút sự chú ý của trẻvào bức tranh, tạo nên những xúc cảm thẩm mỹ đối với trẻ

* Về nghệ thuật

Bức tranh được sử dụng để cho trẻ quan sát và kể chuyện phải đảm bảo

về mặt thẩm mỹ, bức tranh đó phải có hình ảnh đẹp, màu sắc tươi sáng khônglòe loẹt

Trang 27

1.3.2 Yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức hoạt động cho trẻ

kể chuyện theo tranh

Để tổ chức hoạt động cho trẻ kể chuyện theo tranh đạt được hiệu quảnhư mong muốn thì ngoài việc yêu cầu về nội dung câu chuyện phải đảm bảovới nội dung giáo dục và đặc điểm của trẻ 5 – 6 tuổi trong giai đoạn này thìviệc đảm bảo được điều kiện về cơ sở vật chất cũng không thể thiếu

Nếu như giáo viên sử dụng tranh được in sẵn thì đòi hỏi kích thướctranh phải hợp lý, tranh phải được in trên khổ giấy A3 để trẻ có thể quan sátđược dễ dàng, khi in tranh cần có kệ để tranh để đảm bảo tầm nhìn hợp lý và

cố định cho trẻ, tránh làm giảm mỹ quan và hiệu quả trong quá trình dạy củagiáo viên Nếu như giáo viên sử dụng tranh tự vẽ thì cần đảm bảo tranh được

vẽ cân đối, màu sắc rõ nét, tránh sự nhòe nhoẹt hay không rõ chi tiết Haykhi giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin như máy chiếu, máy tính, thì cầnđảm bảo được đường truyền, lựa chọn tranh phù hợp và tạo những hiệu ứngphù hợp trong quá trình kể mẫu và cho trẻ kể chuyện theo tranh

Như vậy, để đảm bảo hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh đạt hiệuquả thì cần đảm bảo một số yêu cầu về cơ sở vật chất về tranh như đã nói ởtrên

1.3.3 Yêu cầu đối với giáo viên khi tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh

Giáo viên phải tạo ra những điều kiện hỗ trợ phát triển tính tích cực nói

và tự lập của mọi trẻ Nếu trong các tiết học đầu tiên cô gọi các cháu xungphong kể chuyện theo tranh thì sau đó cầu phải quan tâm để từng cháu có thểtham gia vào đó [20]

Giáo viên không tham gia trực tiếp và quá trình trẻ kể chuyện theotranh, cô chỉ đạo hoạt động của trẻ và tham gia vào khi cần thiết Điều quantrọng là dạy cho trẻ không chỉ thấy những gì có ở trong tranh và còn biết

Trang 28

tưởng tượng ra những sự kiện trước và sau đó nữa Trong trường hợp đó côđặt ra một loạt câu hỏi dường như dẫn dắt cốt truyện vượt ra ngoài khuôn khổcủa nội dung một bức tranh Nghĩa là mở đầu và kết thúc cho những gì thểhiện trong tranh, trẻ nắm được kỹ năng cần thiết cho việc tự kể lại chuyện [20,tr.137].

Cần lưu ý việc dạy cho trẻ 5 – 6 tuổi nhận xét về các chi tiết trongtranh: nền, phong cảnh, thời tiết, đưa vào lời kể của mình cả miêu tả thiênnhiên nữa

Trẻ mẫu giáo lớn thích được nhận xét, đánh giá câu chuyện của cácbạn khác kể lại Vì thế, cô giáo ghi lại từng chuyện và trước khi thảo luậnnhắc lại một lần cho trẻ nhớ Việc tiến hành thảo luận phải dạy trẻ thấy những

gì được và chưa được trong câu chuyện và đồng thời giáo dục thái độ thiệnchí đối với nhau của trẻ

Như vậy, việc dạy trẻ kể chuyện theo tranh đòi hỏi giáo viên cần chỉdẫn, giúp cho trẻ hiểu nội dung có trong bức tranh, gợi ý để trẻ có thể xâydựng và kể được một câu chuyện hoàn chỉnh dựa vào bức tranh và nội dungtrong đó, vì vậy đòi hỏi giáo viên cần phải tổ chức một cách linh hoạt trongsuốt quá trình hoạt động, đảm bảo mọi trẻ đều có cơ hội được tham gia, vàkích thích ở trẻ khả năng độc lập, đánh giá

1.4 Những vấn đề cơ bản về tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh ở trường Mầm non

1.4.1 Nguyên tắc, hình thức tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh ở trường Mầm non

Theo tác giả Dương Minh Hào (1986) đã viết trong cuốn Dạy trẻ nói có

nhắc đến việc tổ chức cho trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở trường Mầmnon ngoài những nguyên tắc chung cơ bản, cũng như các tiết học khác dạy trẻ

kể chuyện theo tranh cần đảm bảo một số nguyên tắc

Trang 29

Đầu tiên cần phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức, vừa phải tạo ra sự phùhợp với khả năng hiện có của trẻ vừa phải hướng đến “Vùng phát triển gầnnhất” của trẻ, bằng lỗ lực đánh thức tiềm năng của trẻ bằng các phương pháp,biện pháp tác động tích cực trong dạy văn học Thực hiện nguyên tắc vừa sứcđối với hoạt động cho trẻ kể chuyện theo tranh cần phải chú ý, cô cần phải sửdụng biện pháp phù hợp, linh hoạt với từng tiết học cụ thể để gây hứng thúcho trẻ Chú ý khi chọn các bức tranh cho trẻ quan sát để kể chuyện cần phảilựa chọn những bức tranh phù hợp với đặc điểm phát triển, nhận thức của trẻ

5 – 6 tuổi, không yêu cầu quá khắt khe về những gì trẻ cần phải đạt được quahoạt động này Và như vậy cần phải chọn lựa những bức tranh phù hợp dựatrên hứng thú của trẻ để trẻ dễ tiếp nhận những kiến thức và hiểu biết mới

Nguyên tắc gợi cảm thẩm mỹ: Tiết học dạy trẻ kể chuyện theo tranhcần được tiến hành tạo nên không khí của hoạt động văn chương để kích thíchhứng thú, thu hút chú ý của trẻ các bức tranh phải ẩn chứa tính nghệ thuậtcao Tính gợi cảm thẩm mỹ còn được thể hiện trong khi trẻ kể chuyện theotranh, với những mối quan hệ của các nhân vật trong chuyện… Mà trẻ thểhiện qua giọng kể của mình Với tiết học dạy trẻ kể chuyện theo tranh, đây làmột hình thức khó, trẻ phải tự mình tưởng tượng câu chuyện theo những bứctranh có sẵn và diễn đạt lại câu chuyện đó theo nội dung bức tranh một cáchmạch lạc, dễ hiểu Do đó, điều quan trọng là phải khuyến khích gợi ý cho trẻ

về nội dung bức tranh sao cho câu chuyện có cốt truyện hợp lý

Hoạt động dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo tranh được tổ chức theodạng lồng ghép vào các tiết học hoặc ngoài tiết học

Tóm lại, trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng đồng tình với quan điểmtrên về nguyên tắc, về phương pháp Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy việc tổchức hoạt động cho trẻ kể chuyện theo tranh nên tách biệt ra thành một tiết

Trang 30

học riêng biệt thì điều đó sẽ giúp trẻ có nhiều thời gian và được hoạt độngnhiều hơn trong hoạt động này.

1.4.2 Yêu cầu về chuyện kể của trẻ

Truyện kể là sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ thông qua hình thức kểchuyện bằng lời nói, ngôn ngữ độc thoại của cá nhân Dù kể theo hình thứcnào thì truyện kể của trẻ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Truyện kể trình bày một nội dung, một ý nghĩa cụ thể, phản ánh đượchiện thực khách quan

Truyện kể của trẻ phải ngắn gọn Nội dung thông tin đầy đủ và đặctrưng nhất, loại bỏ những điều vụn vặt, ý thừa trong lời nói Đây chính là giátrị chất lượng của câu chuyện

Ngôn ngữ truyện kể phải liên kết, rõ ràng dễ hiểu đối với người nghe Truyện kể có một cấu trúc nhất định: Phần mở đầu, phần diễn biến vàphần kết thúc mặc dù không nhất thiết chặt chẽ như truyện kể của người lớn

Truyện kể của trẻ thể hiện thái độ, cảm xúc tình cảm của cá nhân đốivới sự vật hiện tượng

Giá trị, chất lượng quan hệ của bất kỳ một câu chuyện nào thể hiện ởchỗ trình tự nội dung trình bày, khả năng bày tỏ ý tưởng, kết luận Truyện kểcủa trẻ phải thể hiện được tính logic của lời nói

Như vây, có thể thấy đây là một số yêu cầu mà truyện kể của trẻ cầnphải đảm bảo, tuy nhiên, mức độ đạt được của trẻ không cần phải quá khắtkhe mà chỉ cần mang tính tương đối

1.4.3 Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh

Thực ra, vai trò của giáo viên trong giờ học kể chuyện là rất quan trọng.Trẻ có thể hiểu rõ nội dung câu chuyện, biết tính cách của nhân vật tốt hay

Trang 31

xấu là nhờ giọng kể của cô giáo và chuỗi các hoạt động giúp trẻ hứng thú vớicâu chuyện.

Chính vì vậy, khi kể chuyện, giáo viên nên kể diễn cảm, thả hồn vàocâu chuyện để thể hiện đúng giọng điệu từng câu nói, từng cử chỉ, điệu bộ củanhân vật trong chuyện Khi kết hợp với tranh trong quá trình kể chuyện chotrẻ nghe thì giáo viên cần phải kết hợp chỉ vào tranh, điều đó giúp trẻ chú ý vànhớ được nội dung câu chuyện và bức tranh hơn Những câu nói của nhân vậthiền lành thì kể với giọng nhẹ nhàng, còn những câu nói của các nhân vật ácthì kể với giọng trầm bổng khác nhau, nhấn mạnh vào các tính từ, từ láy đểthể hiện sự hồi hộp, không nói thành lời đẻ trẻ có thể cảm nhận được cảm xúccủa các nhân vật trong câu chuyện [20]

Tóm lại, giáo viên phải luôn thay đổi hình thức dạy để trẻ thực sự cóhứng thú, trẻ được trực tiếp tham gia vào các hoạt động một cách chủ động,tích cực, sáng tạo Trẻ phải được tự học là chính, học qua chơi, qua khám phá,qua tìm hiểu, qua trải nghiệm bằng cách sử dụng các giác quan và khám phá,

để trẻ có thêm vốn hiểu biết

1.5 Vai trò của việc dạy trẻ kể chuyện theo tranh

1.5.1 Vai trò phát triển tư duy

Theo A.M.Leusina viết trong cuốn Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em

trước tuổi đi học [13] Tác giả đã đề cập đến việc kể chuyện sẽ giúp trẻ phát

triển khả năng tư duy, trí nhớ tưởng tượng, phân tích, tổng hợp Đồng thời kểchuyện giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, vận dụng các mô hình câu để

có thể diễn đạt nội dung câu chuyện mình kể cho người khác nghe có thể hiểuđược Nhờ vậy mà câu chuyện trở nên mạch lạc lưu loát hơn Kể chuyện còngiúp trẻ phát triển nhu cầu văn hóa và hòa mình vào cuộc sống văn hóa của xãhội

Trang 32

Với tư tuy trực quan hình tượng chiếm ưu thế trẻ mẫu giáo có nhiềuthuận lợi trong việc lĩnh hội các tác phẩm văn học nghệ thuật Tuy nhiên, việctiếp thu ngôn ngữ để hình thành biểu tượng về cuộc sống được phản ánh trongtác phẩm còn hạn chế nên trẻ rất cần đến hình tượng trực quan Đặc biệt làtranh minh họa thể hiện bức tranh cuộc sống gần gũi với trẻ thơ Chính vì lẽ

đó, kể chuyện theo tranh được xem là một hình thức rất phù hợp và sáng tạotrong việc phát triển về tư duy, ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 5– 6 tuổi nói riêng

1.5.2 Vai trò phát triển ngôn ngữ

Thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh sẽ giúp trẻ phát triểnngôn ngữ một cách tốt nhất, trẻ sẽ lĩnh hội được nhiều vốn từ nghệ thuật, do

đó vốn từ của trẻ cũng tăng lên đáng kể Thông qua hoạt động trẻ kể chuyệntheo tranh trẻ sẽ phát triển được khả năng diễn đạt lưu loát, logic Từ thực tếcho thấy, trẻ em bậc mầm non rất thích những câu chuyện có hậu vì thế khilựa chọn tranh, truyện cho trẻ giáo viên cần chọn những câu chuyện mà trẻ cókhả năng hiểu được, chuyện có liên quan đến chủ đề mà trẻ đang học

1.5.3 Vai trò phát triển tình cảm – thẩm mỹ

Kể chuyện theo tranh hình thành ở trẻ cảm xúc thẩm mỹ, tình cảm đạođức, thái độ sáng tạo ngôn ngữ, sức bền của trí nhớ, tính tích cực của cá nhân,tính độc lập và niềm vui sáng tạo Kể chuyện theo tranh vừa là nội dung vừa

là hình thức vừa là phương tiện để phát triển khả năng sáng tạo và phát triểntình cảm thẩm mỹ ở trẻ

Trang 33

Kết luận chương 1

Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đờisống con người, đặc biệt là trẻ em Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ em giao tiếp đượcvới những người xung quanh, giúp trẻ tích lũy kiến thức, phát triển tư duy;Ngôn ngữ làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ và giúp trẻ phát triển mộtcách toàn diện

Trong những hoạt động để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thì không thểkhông nhắc đến hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh Đây là một dạng hoạtđộng phù hợp với trẻ mẫu giáo bởi vì trẻ nhỏ thường rất thích được nghe kểchuyện rất hứng thú với hoạt động kể lại chuyện cho người khác nghe nhất làlại được kết hợp cùng với tranh, trẻ nhỏ thường thích tranh minh họa đẹp,màu sắc tươi sáng, mang lại cho trẻ niềm say mê và vui thích Qua đó mà pháttriển cho trẻ mọi mặt về tư duy, tình cảm – thẩm mỹ, và đặc biệt là ngôn ngữ

Tuy nhiên, hiện nay hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh vẫn còngặp nhiều hạn chế, làm cho hoạt động này chưa đạt được hiệu quả như mongmuốn, chưa thúc đẩy được tối đa sự phát triển ở trẻ, điều này có ảnh hưởngnhiều đến trẻ Vì thế, chúng ta cần phải tìm hiểu thực trạng của hoạt động này

là như thế nào, từ đó sẽ đề ra được các biện pháp phù hợp để giúp cho việc tổchức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh ở trường Mầm non Hoa Mai –Yên Bái đạt được hiểu quả tốt nhất

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY TRẺ 5 – 6 TUỔI KỂ CHUYỆN THEO

TRANH Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI – YÊN BÁI

2.1 Vài nét khái quát về trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái

Trường mầm non Hoa Mai có quyết định thành lập vào ngày 04 tháng

11 năm 1982, được xây dựng trên địa bàn thuộc Ngõ 8 Đường Võ Thị Sáu,huyện Yên Bình, thành phố Yên Bái Các cháu đến trường thuộc con nhândân sinh sống trên địa bàn

Trường Mầm non Hoa Mai – Yên Bái là một ngôi trường được trang bịkhá đầy đủ về cơ sở vật chất, từ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết học đến đồdùng đồ chơi ngoài trời 100% các công trình được kiên cố hóa theo hướngchuẩn, hiện đại phục vụ đầy đủ cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dụctrẻ Trường có 15 phòng học khép kín trong đó có 3 phòng học cho trẻ lớp 5 –

6 tuổi, có văn phòng là nơi làm việc của hội đồng nhà trường, có phòng làmviệc của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, có các phòng chức năng theo quyđịnh, có bếp phục vụ ăn bán trú cho trẻ đảm bảo theo tiêu chuẩn bếp ăn mộtchiều

Trường hoạt động theo quy chế trường công lập Hiện nay nhà trường

có 19 đảng viên Nhìn chung đội ngũ giáo viên giảng dạy trong nhà trườngtương đối đầy đủ, nhà trường có tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 35.Trong đó cán bộ quản lý là 3, số lượng giáo viên là 30, nhân viên là 2 Giáoviên có trình độ từ trung cấp trở lên, thời gian công tác đa số cũng khá lâu nênđội ngũ giáo viên trong trường có nhiều kinh nghiệm giảng dạy Trường cứ 1năm thì luân chuyển giáo viên một lần, chính vì vậy trong nghiên cứu nàychúng tôi tiến hành khảo sát trên tất cả 30 giáo viên đang dạy trong trường, vàtrẻ ở 3 lớp 5 – 6 tuổi trong trường

Trang 35

Điều kiện cơ sở vật chất đối với môn học dạy trẻ kể chuyện theo tranh

là rất cần thiết Trong một vài năm trước do quan điểm và cách nhìn nhận vềviệc tổ chức hoạt động cho trẻ kể chuyện theo tranh còn đơn thuần nên chưa

có đủ đồ dùng trực quan để dạy học hay do một lí do khách quan và chủ quannào đó làm cho hoạt động này chưa được như ý muốn Trong quá trình tìmhiểu và phân tích thì giáo viên đã dần nhận ra việc cần thiết và tầm quan trọngcủa việc dạy cho trẻ kể chuyện theo tranh là quan trọng và có ý nghĩa như thếnào

2.2 Kết quả điều tra thực trạng tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái

2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về hoạt động dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái

Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non [1] và cảchương trình giáo dục mầm non mới đang ban hành và sử dụng trong cáctrường mầm non hiện nay cho thấy: Nội dung phát triển cho trẻ về kể chuyệntheo tranh chưa được đề cập đến một cách độc lâp Phương pháp phát triển vềnội dung này cũng chưa được đề cập đến một cách rõ ràng, hoạt động dạy trẻ

kể chuyện theo tranh thường được lồng ghép ở các tiết học, môn học như chotrẻ làm quen với các tác phẩm văn học, hay trong hoạt động chiều… Tuynhiên, trong các tiết này nhiệm vụ và mục tiêu của hoạt động chưa được thựchiện một cách đầy đủ và trọn vẹn Để đạt được hiệu quả như mong muốn và

để trẻ phát triển tối đa khả năng kể chuyện theo tranh của mình thì cần phảitìm tòi đưa ra nhiều biện pháp khác nhau và phải phù hợp với trẻ để kích thích

sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, trẻ phải được trải nghiệm, tập luyện và có cơhội thể hiện lời nói độc thoại Có như vậy, hoạt động dạy trẻ kể chuyện theotranh sẽ dễ dàng hơn

Trang 36

Bảng 2.1 Kết quả điều tra về thông tin chung của giáo viên

Trang 37

thấy rằng tỷ lệ giáo viên đại học khá cao, cũng có một phần là đại học chínhquy, những trong số đó nhiều giáo viên cũng vừa mới tốt nghiệp đại học tạichức Tuy nhiên, khi chúng tôi phát phiếu điều tra với yểu cầu các cô giáo chobiết số năm đã và đang giảng dạy ở lớp mẫu giáo lớn thì các cô giáo đã vàđang giảng dạy ở lớp mẫu giáo lớn có trình độ đại học lại chiếm tỷ lệ lớn, cònlại là giáo viên có trình độ cao đẳng.

Như vậy có thể thấy rằng nhà trường đã chú ý và quan tâm tới độ tuổi 5– 6 tuổi (mẫu giáo lớn) nên phân công cho các cô giáo có kinh nghiệm vàtrình độ chuyên môn tốt để giảng dạy cho trẻ ở độ tuổi này Vì vậy, qua kếtquả điều tra ở bảng này ta thấy đội ngũ giáo viên ở những trường này có khảnăng thực hiện tốt công tác chăm sóc, nôi dưỡng và giáo dục trẻ

Bảng 2.2 Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của hoạt động dạy trẻ 5 –

6 tuổi kể chuyện theo tranh

Dựa vào kết quả điều tra trên (bảng 2.2) cho chúng ta thấy: Trong tổng

số 30 giáo viên được hỏi thì có 22 giáo viên (73,3%) cho rằng hoạt động dạytrẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo tranh là rất cần thiết Có 7 giáo viên (chiếm23,3%) trên tổng giáo viên cho rằng hoạt động dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyệntheo tranh là cần thiết, và có 1 giáo viên (chiếm 3,3%) cho rằng hoạt động tổchức cho trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo tranh là không cần thiết

Qua kết quả trên cho thấy, hầu hết giáo viên mầm non đã nhận thấy vaitrò của việc tổ chức hoạt động dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo tranh Nó ảnhhưởng không nhỏ đến quá trình học tập và phát triển của trẻ sau này ở trường

Trang 38

tiểu học Đa số các giáo viên cho rằng việc tổ chức hoạt động dạy trẻ 5 – 6tuổi kể chuyện theo tranh là rất cần thiết, thông qua hoạt động trẻ khôngnhững được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, tự thể hiện mình, được phát triểnngôn ngữ, hình thành tính tự tin độc lập mà quan trong hơn cả là trẻ được tựmình kể lại câu chuyện mà mình yêu thích theo tranh.

Tuy nhiên, cũng có một số nhỏ giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về vaitrò của hoạt động tổ chức dạy trẻ kể lại chuyện theo tranh, hay một số giáoviên cho rằng việc dạy trẻ kể chuyện theo tranh là rất cần thiết, cần thiếtnhưng không cần đầu tư quá nhiều cho hoạt động đó mà lại để trẻ tự nhiên kểthông qua sự hướng dẫn của phụ huynh ở nhà, còn giáo viên chỉ là ngườihướng trẻ đến hoạt động đó cho trẻ trong những giờ hoạt động hàng ngày.Điều đó làm cho hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh chưa đạt được kếtquả như mong đợi Vì thế, giáo viên cần có những định hướng, kế hoạch tổchức các hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh một cách rõ ràng, hiệu quả

Đó là một trong những nhiệm vụ cần thiết của nhà trường

Bảng 2.3 Quan niệm của giáo viên về kể chuyện theo tranh

Mức độ quan Quan niệm đúng

Trang 39

này Với những giáo viên này khi trao đổi với họ, họ đều cho rằng kể chuyệntheo tranh là cho trẻ kể lại câu truyện bằng tranh minh họa mà đã được nghe

cô kể nhiều lần Như vây, những giáo viên này còn có sự nhầm lẫn giữa kểchuyện theo tranh và kể lại chuyện có tranh minh họa

Đối với hình thức dạy trẻ kể truyện: Qua điều tra chúng tôi thấy 100%giáo viên đều sử dụng hình thức “dạy trẻ kể lại chuyện văn học” Điều nàychứng tỏ, đây là hình thức phổ biến và rộng rãi nhất trong trường mầm non.Bên cạnh đó, có khoảng 50% giáo viên còn sử dụng thêm các hình thức khácnhư: Dạy trẻ kể chuyện theo chủ đề, dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, dạy trẻ kểchuyện diễn cảm Ngoài ra có khoảng 30% giáo viên cho rằng ngoài nhữnghình thức dạy trẻ kể chuyện nêu trên còn dạy trẻ kể chuyện theo đồ chơi, theokinh nghiệm…

Việc sử dụng tranh để dạy cho trẻ kể thì có 70% giáo viên cho rằng chỉdùng tranh truyện văn học có sẵn ở trong chương trình để dạy trẻ kể lạichuyện, chứ chưa từng sử dụng tranh cho trẻ tự kể chuyện vì không có thờigian Còn 30% giáo viên đã sử dụng tranh để cho trẻ kể chuyện vào nhữnggiờ hoạt động góc, giờ chơi hay trong khi trả trẻ Khi được hỏi thì 100% giáoviên đều quan tâm đến việc sử dụng tranh để dạy cho trẻ kể chuyện Họ chorằng, đối với trẻ thì tranh ảnh như là món ăn tinh thần bổ ích và luôn là nguồngây hứng thú cho trẻ, làm cho trẻ thích thú tham gia hoạt động

Ngành Giáo dục mầm non trong những năm qua đã thực hiện rất nhiềuloại chương trình như: Chương trình cải cách; chương trình đổi mới; chươngtrình thực nghiệm… Hiện nay, theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ do BộGiáo dục và Đào tạo quy định đang được thực hiệ tại tất cả các trường mầmnon thì việc sử dụng tranh để dạy trẻ kể chuyện chỉ là tranh minh họa cho tácphẩm văn học chứ chưa có hình thức sử dụng tranh để dạy trẻ kể chuyện Chođến nay, dù được tiếp cận với nhiều chương trình giáo dục cho trẻ mầm non

Trang 40

thì tiết làm quen với tác phẩm văn học dạy trẻ kể chuyện không được tiếnhành theo ba tiết riêng biệt nữa mà được thiết kế bằng một hoạt động chungtrong khoảng thời gian 30 – 35 phút chứ không được sử dụng thành 3 – 4 tiếtriêng biệt nữa Do thời lượng và các biện pháp giành cho hoạt động chung màviệc dạy trẻ kể chuyện còn ít được thức hiện hơn so với chương trình cải cách

3 tiết riêng biệt Điều đó làm cho hoạt động dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theotranh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, chưa thúc đẩy được tối đa sựphát triển của trẻ nói chung và ngôn ngữ mạch lạc của trẻ nói riêng

Khi được hỏi về các biện pháp được sử dụng khi dạy trẻ kể chuyện theotranh thì các cô giáo đã đưa ra một số biện pháp: Cô kể mẫu; biện pháp sửdụng câu hỏi để đàm thoại; sử dụng tranh minh họa chuyện

Tổng hợp lại phiếu điều tra Ankét thì hình thức mà giáo viên sử dụngtranh có chủ đề để dạy trẻ tự kể lại chuyện rất ít được sử dụng, chỉ có 20%giáo viên thỉnh thoảng có sử dụng hình thức dạy tập trẻ kể chuyện theo tranhvào giờ hoạt động chiều, hay trong giờ đón hay trả trẻ Số còn lại không sửdụng hình thức này vì nó không có trong nội dung bắt buộc trong chươngtrình giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi Bên cạnh đó giáo viên cũng không có thời gian

để thực hiện mặc dù biết rằng hình thức này có hiệu quả đặc biệt trong việcphát triển ngôn ngữ cho trẻ nhất là lời nói mạch lạc

Trong số 20% giáo viên sử dụng hình thức dạy trẻ kể chuyện theo tranhđều cho rằng khi tổ chức hoạt động này thì gặp những thuận lợi và khó khănnhư sau:

Về thuận lợi: Trẻ hào hứng, sôi nổi tham gia nhiệt tình và rất hứng thúkhi cô chuẩn bị những bức tranh đẹp, màu sắc tươi sáng, hấp dẫn, sinh động

và cho trẻ kể chyện theo tranh Hình thức này mặc dù khó với trẻ, nhưng lạirất phù hợp với sự tò mò, thích khám phá và phù hợp với đặc điểm tâm sinh

lý của trẻ trong giai đoạn này

Ngày đăng: 24/09/2019, 09:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện (5 – 6 tuổi), Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình chăm sóc giáo dục mẫugiáo và hướng dẫn thực hiện (5 – 6 tuổi)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1998
2. E.I.Chikhiêva (1997, tr.22 – 23), Phát triển ngôn ngữ trẻ em trước tuổi học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ngôn ngữ trẻ em trước tuổihọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
3. Lê Đào (2013), “Lớp học thiên tài nhỏ” ,Tạp chí khoa học và đời sống, số 254, trang 13 – 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lớp học thiên tài nhỏ” ,"Tạp chí khoa học và đời sống
Tác giả: Lê Đào
Năm: 2013
4. Hà Nguyễn Kim Giang (2001), Phương pháp kể sáng tạo chuyện cổ tích thần kỳ cho trẻ mẫu giáo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp kể sáng tạo chuyện cổ tíchthần kỳ cho trẻ mẫu giáo
Tác giả: Hà Nguyễn Kim Giang
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
5. Dương Minh Hào (1986), Dạy bé nói tốt, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy bé nói tốt
Tác giả: Dương Minh Hào
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1986
6. Mai Văn Hưng (chủ biên), Trần Thị Loan (Tr.165), Sinh lý học thần kinh cao cấp và giác quan, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học thần kinhcao cấp và giác quan
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội
7. A.N.Kabanốp (1979, tr.66 – 69), Giải phẫu sinh lý và vệ sinh trẻ em trước tuổi đi học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu sinh lý và vệ sinh trẻ em trướctuổi đi học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
8. M-Kbogolaupskaia - V.VseptenKo (1976), Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc và kể chuyện văn học ởvườn trẻ
Tác giả: M-Kbogolaupskaia - V.VseptenKo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1976
9. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1972), Giáo trình văn học dân gian, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhvăn học dân gian
Tác giả: Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Năm: 1972
10. Nguyễn Xuân Khoa (1997), phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ mẫu giáo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ mẫugiáo
Tác giả: Nguyễn Xuân Khoa
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
11. Nguyễn Xuân Khoa (2003), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻmẫu giáo
Tác giả: Nguyễn Xuân Khoa
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2003
12. Nguyễn Thị Linh (2014), “Kể chuyện…giúp trẻ phát triển ngôn ngữ”, Báo giáo dục Việt Nam, số 289, trang 11 – 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kể chuyện…giúp trẻ phát triển ngôn ngữ”,"Báo giáo dục Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Linh
Năm: 2014
13. A.M.Leusina (1986), Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em trước tuổi đi học, Nhà xuất bản Viện khoa học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em trước tuổi đi học
Tác giả: A.M.Leusina
Nhà XB: Nhà xuất bản Viện khoa học Giáo dục
Năm: 1986
14. E.ltiKhiêva (1917), Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em lứa tuổi học đường, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em lứa tuổi học đường
Tác giả: E.ltiKhiêva
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1917
15. Lương Kim Nga, Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thu Thủy (1988), Tiếng việt – Văn học và phương pháp giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếngviệt – Văn học và phương pháp giáo dục
Tác giả: Lương Kim Nga, Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thu Thủy
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1988
16. Cao Đức Tiến, Nguyễn Đắc Diệu Lam, Lê Thị Ánh Tuyết (1993), Văn học và phương pháp giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học, Nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vănhọc và phương pháp giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học
Tác giả: Cao Đức Tiến, Nguyễn Đắc Diệu Lam, Lê Thị Ánh Tuyết
Nhà XB: Nhà xuấtbản Hà Nội
Năm: 1993
17. Nguyễn Ánh Tuyết (1988), Tâm lý học trẻ em trước tuổi đi học, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em trước tuổi đi học
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: Nhà xuấtbản Giáo dục Hà Nội
Năm: 1988
18. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa (2002), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm líhọc trẻ em lứa tuổi mầm non
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2002
19. Nguyễn Thu Thủy (1976), Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ
Tác giả: Nguyễn Thu Thủy
Nhà XB: Nhàxuất bản Giáo dục
Năm: 1976
20. Đinh Hồng Thái (2013), Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non
Tác giả: Đinh Hồng Thái
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w