1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG tác QUẢN lý HOẠT ĐỘNG rèn LUYỆN kỹ NĂNG THỰC HÀNH CUỘC SỐNG CHO TRẺ mẫu GIÁO lớn ở các TRƯỜNG mầm NON QUẬN HOÀNG MAI TP HN

89 108 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 115,52 KB

Nội dung

- Khái quát về giáo dục mầm non quận Hoàng MaiTrong những năm qua, vấn đề nâng cao hiệu quả côngtác quản lý Giáo dục - Đào tạo của các trường mầm non đãđược UBND quận Hoàng Mai, Phòng GD

Trang 1

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH CUỘC SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN HOÀNG MAI TP HN

Trang 2

- Khái quát về giáo dục mầm non quận Hoàng Mai

Trong những năm qua, vấn đề nâng cao hiệu quả côngtác quản lý Giáo dục - Đào tạo của các trường mầm non đãđược UBND quận Hoàng Mai, Phòng GD&ĐT quận HoàngMai chú trọng quan tâm, đặc biệt là công tác quản lý hoạtđộng giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi, điển hình là công tác quản

lý hoạt động rèn luyện kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻmẫu giáo lớn ở các trường mầm non

- Quy mô và mạng lưới trường, lớp mầm non

- Tính đến tháng 12/2017, Giáo dục Mầm non quận

Hoàng mai có 30 trường mầm non (21 trường công lập, 09

trường tư thục); 373 nhóm lớp MNĐLTT, 11 nhóm trẻ gia

đình; (tăng 05 nhóm lớp so với 9/2017, tăng 59 nhóm, lớp so

với cùng kỳ năm trước)

Số lớp hiện tại của mầm non: 1619 lớp: trong đó công

lập 316 lớp, tư thục 1303 lớp

Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi học: thu hút

33.005/35.134 trẻ đạt tỷ lệ 94% (tăng so với cùng kỳ năm

trước 2453 trẻ), trong đó công lập có 13.735 học sinh (đạt tỷ

Trang 3

lệ 41,6%), ngoài công lập có 19.270 học sinh (đạt tỷ lệ

58,4%)

Số trẻ 5 tuổi phải huy động: 9783/9789 (đạt 99.95 %),

huy động 4 trẻ khuyết tật ra lớp học hòa nhập

+ Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đạt 82,5% ( vượt chỉ tiêuthành phố giao là 60%), trong đó công lập thu hút 5,9%, ngoàicông lập thu hút 94,1% (chưa cân đối theo chỉ tiêu thành phốgiao tỷ lệ công lập là 30%, ngoài công lập là 70%)

+ Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 98,2% (vượt chỉ tiêuthành phố giao là 95%), trong đó công lập đạt 53,2%, ngoàicông lập đạt 46,8% (chưa cân đối theo chỉ tiêu thành phố giao

tỷ lệ công lập là 70%, ngoài công lập là 30%);

- Xây dựng trường chuẩn Quốc gia: Số trường mầm nonđạt chuẩn quốc gia là 14 trường, trong đó MN công lập là12/21 trường chiếm tỷ lệ 57.1 %; mầm non tư thục có 02trường đạt chuẩn quốc gia

- Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND quận banhành: Kế hoạch xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhàgiáo, cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2017 - 2020; Kế

Trang 4

hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, chất lượng caogiai đoạn 2017 - 2020; Kế hoạch phát triển giáo dục mầm nonquận Hoàng Mai đến năm 2020 là căn cứ pháp lý, định hướngphát triển của ngành GD&ĐT quận và cấp học mầm non pháttriển trong những năm tiếp theo nhằm đạt được những mụctiêu, chỉ tiêu của quận và thành phố đề ra Từ đó chi đạo mỗinhà trường xây dựng “Kế hoạch phát triển nhà trường đếnnăm 2020”, trong đó rõ lộ trình xây dựng thương hiệu, camkết chất lượng trường mầm non chuẩn quốc gia, trường chấtlượng cao hoặc nâng cao chất lượng đối với trường mầm nonđại trà.

- Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

- 100% các trường xây dựng kế hoạch quản lý mua sắm,bảo quản và sử dụng thiết bị, đồ dùng, đồ chơi năm học 2017

- 2018

- 100% các trường đã cho rà soát, bổ sung tất cả cácphương tiện hỗ trợ giáo dục, trang thiết bị và đồ dùng đồ chơicho các lớp và toàn trường theo Thông tư 01; thực hiệnnghiêm túc công tác bàn giao (có ký nhận đầy đủ) cho các bộphận quản lý và có kiểm tra đánh giá hàng năm

Trang 5

- Trong năm học vừa qua đã đưa vào sử dụng 01 điểmtrường mầm non Thịnh Liệt được xây mới với quy mô 07 lớp;UBND quận triển khai đầu tư xây dựng trường mẫu giáoTương Mai kinh phí khoảng 68 tỷ đồng, cải tạo sửa chữa 05trường với tổng kinh phí khoảng 12,8 tỷ đồng (MN HoàngLiệt, MN Bình Minh, MN Hoàng Văn Thụ, MN Hoa Hồng,

MN Hoa Mai, MN Định Công cơ sở 2) Tổng số 30 trường cóứng dụng CNTT, có nối mạng internet với tổng số máy tính là

961 máy

- Công tác bồi dưỡng đội ngũ

Toàn cấp học có: 4432 CB,GV, NV Trong đó biên chế:

886 người.(tăng so với cùng kỳ năm học trước là 583 người,trong đó:

+ CBQL: 74 người (Hiệu trưởng: 29; PHT: 45; Công lập:61; Tư thục 13);

+ Đội ngũ giáo viên: 3419 người, trong đó: Nhà trẻ:

1358 người, mẫu giáo: 2061 người (Công lập: 842 người, Tưthục: 2577 người);

Trang 6

+ Đội ngũ nhân viên: 939 người (Công lập: 387 người,

tư thục: 552 người);

So với năm học trước giảm 01 CBQL, tăng 518 giáoviên, tăng 66 Nhân viên So với định mức còn thiếu 139 giáoviên

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 100% CBQL đạt chuẩn

và trên chuẩn đào tạo 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo trong

đó có 583/842 giáo viên công lập có trình độ trên chuẩn đạt tỷ

lệ 69.2%

- Chỉ đạo các trường mầm non rà soát thống kê số lượngCBQL, GV, NV so với định mức, tham mưu báo cáo UBNDquận phê duyệt để ký hợp đồng giáo viên, nhân viên Chỉ đạocác trường đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính sách đối với

CB, GV, NV mầm non trong các trương công lập và ngoàicông lập; triển khai các văn bản quy định mã số, tiêu chuẩnchức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non;

- 100% các trường học thực hiện bồi dưỡng thườngxuyên giáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyêngiáo viên mầm non Các trường đã tổ chức 330 buổi bồidưỡng chuyên đề giúp đội ngũ giáo viên nâng cao kiến thức

Trang 7

chuyên môn, đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động CSGD.

Có 4432 CBQL, giáo viên đã được bồi dưỡng đại trà theochương trình của thành phố đạt tỷ lệ 100% Phòng GD&ĐT tổchức bồi dưỡng 08 chuyên đề cho 16 lượt CBQL, giáo viên,nhân viên với các nội dung: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môntrong trường mầm non; bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý nhómlớp cho chủ nhóm lớp MNTT, người chăm sóc trẻ; Bồi dưỡng

hồ sơ sổ sách nuôi dưỡng, sổ sách chuyên môn trong trườngmầm non; Bồi dưỡng chuyên đề về PPGD tiên tiến cho CBQL

và GV các trường MN; Bồi dưỡng và kiến tập cách xây dựngmôi trường lấy trẻ làm trung tâm, tập huấn phòng cháy chữacháy…; phối hợp với Trung tâm dạy nghề quận tổ chức 01lớp bồi dưỡng kỹ năng nấu ăn cho nhân viên nuôi dưỡng; phốihợp với phòng y tế quận mở lớp bồi dưỡng kiến thức vềVSATTP cho ban giám hiệu, chủ nhóm lớp và nhân viên nuôidưỡng của các cơ sở GD công lập và ngoài công lập

- Công tác nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục

Phòng GD&ĐT đã tập trung chỉ đạo các trường học thựchiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dụcmầm non 100% các cơ sở GDMN thực hiện 3 công khai theo

Trang 8

Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngay từ đầu năm học theođúng hướng dẫn Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBNDquận ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thu,chi đầu năm học và văn bản chấp thuận các khoản thu kháctrong các trường công lập trên địa bàn quận năm học 2017-

2018 Các trường tuyệt đối không thu các khoản thu ngoài quyđịnh khi chưa có văn bản chấp thuận của UBND quận

Phòng GD&ĐT tổ chức kiểm tra, phê duyệt kế hoạchthu, chi; Tổ chức ký cam kết về việc thực hiện đúng các quyđịnh về thu chi giữa CB, GV, NV với Hiệu trưởng và giữaHiệu trưởng với Trưởng phòng GD&ĐT Phối hợp với phòngTài chính - Kế hoạch tổ chức kiểm tra 100% các trường mầmnon công lập về công tác thu chi đầu năm học Kết quả: Cáctrường thực hiện nghiêm túc kế hoạch thu chi, mức thu chi đãđược UBND quận phê duyệt Cấp học mầm non không nhậnđược đơn, thư kiến nghị, tố cáo về việc tổ chức thu sai quyđịnh trong các nhà trường

Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai đã xây dựng kế hoạchkiểm tra năm học 2017 - 2018 và chỉ đạo 100% nhà trườngxây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ theo từng tháng và tiếnhành kiểm tra theo đúng kế hoạch; tham mưu với UBND quậnban hành Kế hoạch số 294/KH-UBND ngày 17/10/2017 của

Trang 9

UBND quận Hoàng Mai về việc kiểm tra các cơ sở giáo dụcmầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Hoàng Mai nămhọc 2017-2018,

* Kết quả công tác tự kiểm tra của các trường:

Tổng số hoạt động BGH các trường thăm dự: 4527 hoạtđộng Trong đó:

Đột xuất: 1390 hoạt động (tốt: 904; khá: 407; đạt: 70;chưa đạt: 0)

Báo trước: 3137 hoạt động (tốt: 2250; khá:756; đạt: 131;chưa đạt: 0)

* Kết quả công tác kiểm tra và cải cách thủ tục hànhchính trong GDMN của phòng GD&ĐT:

+ Kiểm tra công tác thu chi: kiểm tra thực tế 12/21trường mầm non công lập (MN Thanh Trì, Yên Sở, Sơn Ca,Hoa Sữa, 10-10, Tân Mai, Hoàng Liệt, Đại Kim, Giáp Bát,Tương Mai, Lĩnh Nam, Trần Phú); kiểm tra hồ sơ 9/21 trườngmầm non công lập (MN Định Công, Bình Minh, Hoa Hồng,Hoàng Văn Thụ, Hoa Mai, Thịnh Liệt, Tuổi Thơ, Vĩnh Hưng,Mai Động) Qua kiểm tra hồ sơ và thực tế, các trường lưu giữ

Trang 10

đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác thu chi vàthực hiện đúng theo văn bản

+ Kiểm tra trường học an toàn: 30/30 trường

+ Kiểm tra chuyên đề Xây dựng và thực hiện Kế hoạchkiểm tra nội bộ: MN Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Vườn XanhNam Đô XL: Tốt

+ Kiểm tra thực hiện tiêu chuẩn định mức tối thiểu về cơ

sở vật chất thiết bị dạy học; mua sắm, bảo quản, sử dụng cơ sởvật chất, trang thiết bị; quản lý sử dụng kinh phí nhà nước; tríchnộp các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thấtnghiệp: MN Định Công, Giáp Bát, Hoa Ban XL: Tốt

+ Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện chương trình giáodục: MN Lĩnh Nam, Thanh Trì, Hoa Sữa, TT Mai Động XL:Tốt

+ Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nộidung, phương pháp giáo dục: MN Yên Sở, Tương Mai, ĐạiKim, Tân Mai, TT BimBon XL: Tốt

* Kiểm tra nhóm lớp MNTT:

Trang 11

Phòng GD&ĐT đã phối hợp với các phòng ban chuyênmôn, Công an quận, đội CS PCCC số 8 và UBND các phườngkiểm tra các cơ sở mầm non ngoài công lập trên 14 phườngtrong toàn quận theo kế hoạch và kiểm tra cấp phép thành lậpnhóm lớp theo quy định, chú trọng công tác kiểm tra sau cấpphép hoạt động về các điều kiện duy trì chất lượng chăm sócsức khỏe, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ

Trong học kỳ I đã thẩm định cấp phép 87 cơ sở mới thànhlập, đổi chủ, đổi địa điểm trên 14 phường trong quận; tổng sốlượt kiểm tra là 345 lượt nhóm lớp (bao gồm thẩm định và kiểmtra định kỳ) 100% các cơ sở nhóm lớp MNTT đã được UBNDphường cấp phép; số cơ sở có số trẻ vượt quá quy định đã giảm(giảm 19 nhóm)

- Chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ

- Phòng GD&ĐT đã tập trung chỉ đạo 100% các cơ sởGDMN nghiêm túc thực hiện qui định về môi trường giáo dục

an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học

Trang 12

đường; tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sởgiáo dục; xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, phòngtránh tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thểchất và tinh thần cho trẻ trong các cơ sở GDMN;

- Tăng cường phối hợp với các phòng ban chuyên môn,Công an quận, Đội CS PCCC số 8, UBND 14 phường tiếnhành kiểm tra các cơ sở GDMN công lập và ngoài công lập;chỉ đạo các trường học rà soát CSVC, trang thiết bị CSGD,kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những yếu tố gây nguy

cơ mất an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường,nhóm lớp mầm non; yêu cầu các nhà trường có kế hoạch đầu

tư sửa chữa bổ sung các đồ dùng đồ chơi có chất lượng và bềnvững phù hợp với trẻ mầm non cả về tính thẩm mỹ và an toàn;tham mưu với UBND quận quan tâm cải tạo sửa chữa trườnghọc

- Nhiều trường mầm non trong quận đã xây dựng môitrường, khung cảnh sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn, thânthiện Các cơ sở GDMN đã tích cực đẩy mạnh các giải phápxây dựng trường, nhóm lớp xanh, sạch, đẹp như trang trí môitrường thân thiện, gần gũi với trẻ và phụ huynh, bổ sung thêmcây xanh, thảm cỏ để trẻ được hòa cùng thiên nhiên; tăng diện

Trang 13

tích sân vườn, thảm cỏ nhân tạo, đầu tư CSVC theo hướnghiện đại, xây dựng khu vui chơi trải nghiệm, khu vui chơi thểchất cho trẻ tích cực hoạt động (MN Yên Sở, MN Trần Phú,

MN Thanh trì, MN Sơn Ca, MN Thịnh Liệt, MN Mai động,

MN Vĩnh Hưng, MN 10.10, MN Hoa Hướng dương, MNVườn Xanh Nam Đô…) Từng nhà trường đã xây dựng kếhoạch lồng ghép các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống,giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động giáo dục, các hoạtđộng ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường,địa phương và Chương trình giáo dục mầm non Các cán bộ,giáo viên, nhân viên các nhà trường nắm rõ các nguy cơ cóthể xảy ra tai nạn và biết cách đề phòng, giải quyết

- 100% các cơ sở ký cam kết trách nhiệm giữa các cấpquản lý, Ban giám hiệu (chủ nhóm lớp) và giáo viên, nhânviên trong nhà trường, trong nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

tư thục

- 100% các trường đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả

về thể chất và tinh thần, trong học kỳ I không để xảy ra tai nạnthương tích, không có vụ việc mất an toàn, dịch bệnh xảy ra

- Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

Trang 14

* Công tác nuôi dưỡng:

- Phòng GD&ĐT đã tổ chức tập huấn về xây dựng khẩuphần ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡngtheo quy định tại Thông tư 28/2016/BGDĐT; tổ chức kiếntập điểm tại trường mầm non Định Công cho khối mầm noncông lập và ngoài công lập, chỉ đạo nhân diện đến 100% các

cơ sở GDMN

- Chỉ đạo các nhà trường xây dựng thực đơn, khẩu phần

ăn cho trẻ ở các độ tuổi, khuyến khích các nhà trường xây dựngbữa chính tiêu chuẩn có món xào cho trẻ

Kết quả:

100% trẻ được ăn bán trú tại trường Các nhà trường đãthực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh ATTP, các quiđịnh về quản lý nuôi dưỡng trong các cơ sở GDMN, thực hiệntốt 3 quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, thực hiện ký kết thực

phẩm với các công ty cung ứng thực phẩm an toàn (đã được

UBND quận thẩm định năm học 2017 - 2018) 100% các cơ

sở GDMN ký cam kết đảm bảo an toàn VSTP Số bếp ăn đượccấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VSATTP: đạt tỷ lệ 100%.Duy trì mỗi tháng cải tiến xây dựng 1 thực đơn mới đảm bảo

Trang 15

4 tuần thực đơn không trùng lặp; có 13/30 trường đưa thêmmón xào vào thực đơn của trẻ Trong học kì vừa qua, không

để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường mầm

non

* Công tác chăm sóc sức khỏe:

Các trường tổ chức cân đo, kiểm tra sức khỏe và đánhgiá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ đúng theo quy định Tỷ lệtrẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: nhà trẻ 3,0%; mẫu giáo 2,8%

(giảm 0,8 % so với cùng kỳ năm trước); Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: nhà trẻ 3,2%; mẫu giáo 2,8% (giảm 0,7% so với

cùng kỳ năm trước); Trẻ béo phì: nhà trẻ 0,9%; mẫu giáo

4,4% (giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước).

Chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác y tếtrường học, phòng chống dịch bệnh theo qui định 100% cáctrường cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, xịt thuốc chống côntrùng theo định kì, sử dụng 2 khăn hàng ngày, hấp sấy khăn,thìa bát… 100% trẻ được dạy và thực hiện kỹ năng vệ sinh, kỹnăng tự phục vụ; thực hiện vệ sinh phòng chống rét, đảm bảo

đủ an toàn và đủ ấm 100% các trường thực hiện nghiêm túc

Trang 16

lịch trực trưa và mắc màn cho trẻ giờ ngủ để giảm thiểu số họcsinh mắc bệnh xuất huyết trong đợt dịch cao điểm

- Xây dựng mô hình trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

Chỉ đạo các trường mầm non xây dựng kế hoạch giáodục lấy trẻ làm trung tâm, chú trọng đến việc đổi mới các hìnhthức giáo dục tổ chức hoạt động theo nhóm, cá nhân nhằmphát huy tính tích cực của trẻ tốt nhất; đi sâu nâng cao lĩnhvực phát triển nhận thức, chú trọng giáo dục hình thành vàphát triển kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự bảo

vệ bản thân phù hợp với từng độ tuổi của trẻ; tăng cường tổchức các hoạt động cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, môitrường xã hội Chỉ đạo triển khai thực hiện 03 chuyên đề:

“Đổi mới các hoạt động lĩnh vực phát triển nhận thức”;

“Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, chuyên đề ứng dụng kỹ năng thực hành cuộc sống Tổ

chức bồi dưỡng lý thuyết, kiến tập chuyên đề và thăm quanmôi trường giáo dục tại các trường mầm non điểm của thànhphố và của quận cho khối mầm non công lập và ngoài cônglập

Trang 17

Chỉ đạo 100% các cơ sở GDMN trên địa bàn quận tiếptục triển khai nhân rộng chuyên đề “Nâng cao chất lượnggiáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầmnon”; Tăng cường tổ chức các hoạt động phát triển vậnđộng, nghệ thuật tại phòng chức năng và tiếp xúc thiênnhiên ngoài trời; xây dựng và tổ chức kiến tập tại các trườngđiểm các tiết giáo dục PTVĐ cho trẻ có chất lượng và hiệuquả

Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo tổ chức Hội thi giáo viên nhân giỏi, thi xây dựng MTGD lấy trẻ làm trung tâm năm học

-2017 - 2018 100% các trường mầm non trong quận đãnghiêm túc tổ chức hội thi với 840 giáo viên và 226 nhân viêntham gia và đã lựa chọn được 183 giáo viên, nhân viên đạtgiải cao tham gia hội thi: Giáo viên - nhân viên giỏi cấp quận.Nhiều trường có nhiều sáng tạo, thể hiện chất lượng của giáoviên và nhà trường như: MN Tuổi Thơ, MN 10/10, MN ĐịnhCông, MN Yên Sở, MG Tương Mai, MN Hoa Sữa,…

Thực hiện công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

và hỗ trợ chuyên môn về giáo dục trẻ khuyết tật tại các trườngmầm non Hiện có 04 trẻ khuyết tật ra lớp học hòa nhập

Trang 18

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đánh giá trẻ theo Bộ chuẩnphát triển trẻ 5 tuổi các trường mầm non đã đưa ra nhiều hìnhthức đánh giá giúp trẻ năng động, và được trải nghiệm; nghiêncứu đưa ra các bài tập phù hợp để đánh giá trẻ một cáchchính xác nhất; lựa chọn các chỉ số phù hợp với từng hoạtđộng, từng giai đoạn phát triển của trẻ, có nhiều cố gắng, tíchcực sáng tạo ứng dụng phần mềm CNTT vào tổ chức hoạtđộng học, hoạt động vui chơi cho trẻ đạt hiệu quả cao.

- Các trường mầm non tích cực tham mưu với các cấplãnh đạo để được được đầu tư, bổ sung điều kiện CSVC, trangthiết bị theo các tiêu chí trường chuẩn quốc gia, dần từngbước đảm bảo phương tiện dạy học trong trường mầm non

- Hoạt động ngoại khóa: chỉ đạo 100% các trường mầmnon phối hợp với các trung tâm đã được Sở GD&ĐT thẩmđịnh tổ chức làm quen Tiếng Anh cho trẻ; Thời lượng từ 1buổi/ tuần Mỗi buổi thời gian 30 - 35 phút

- Tổ chức khảo sát thực trạng

- Mục đích khảo sát

Trang 19

Khảo sát thực trạng mức độ thực hiện hoạt động rènluyện kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ MGL của GV vàquản lí các hoạt động này tại các trường MN quận HoàngMai, TP Hà Nội

- Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng các hoạt động rèn luyện kỹ năngthực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo lớn tại các trường MNquận Hoàng Mai, TP Hà Nội

- Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động rèn luyện

kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo lớn tại các trường

MN quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động rènluyện kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo lớn tại cáctrường MN quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

Trang 20

+ Trường mầm non Hoàng Liệt

+ Trường mầm non Đại Kim

+ Trường mầm non Hoa Mai

+ Trường mầm non Tuổi Thơ

+ Trường mầm non 10-10

- Thời gian khảo sát

Khảo sát được tiến hành trong năm học 2017 - 2018

- Đối tượng khảo sát

- 18 cán bộ quản lý tại 6 trường mầm non trên địa bàn quậnHoàng Mai, TP Hà Nội

- 120 giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn tại 6 trường mầmnon trên địa bàn quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

- Thực trạng về hoạt động rèn luyện kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non quận Hoàng Mai TP Hà Nội

Trang 21

- Thực trạng việc thực hiện mục tiêu rèn luyện kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non quận Hoàng Mai TP Hà Nội

- Ý kiến CBQL giáo dục, giáo viên về việc thực hiện mục tiêu rèn luyện kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu

Mức độ thực hiện

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không thực hiện

Trang 23

và 91.7% ý kiến giáo viên đánh giá đã thực hiện mục tiêu nàythường xuyên.

Đối với mục tiêu “Hoạt động giáo dục KNS giúp trẻ pháttriển nhân cách toàn diện” có 100% ý kiến CBQL giáo dục và93.3% ý kiến giáo viên đánh giá đã thực hiện mục tiêu này ởmức độ thường xuyên

Trang 24

Tuy nhiên vẫn còn ý kiến cho rằng mục tiêu “Hoạt độngrèn luyện KN THCS giúp trẻ biết chăm sóc môi trường quanhtrẻ” các nhà trường đã không thực hiện hoặc thực hiện ở mức

độ “thỉnh thoảng” Lý giải cho điều này, cô giáo Lê Thị KiềuDung - Phó hiệu trưởng trường MN Định Công cho biết:

“Hầu hết các CBQL giáo dục và giáo viên quan tâm đến mụctiêu phát triển nhân cách, đạo đức cho trẻ và mục tiêu làm chođứa trẻ tự lập, tự tin trong cuộc sống Điều này xuất phát từ ýmuốn của các bậc phụ huynh học sinh đối với nhà trường, sự

kỳ vọng đối với trẻ Còn việc thực hiện mục tiêu “giúp trẻ biếtchăm sóc môi trường quanh trẻ” chưa thường xuyên và cũngkhó thực hiện do CSVC của nhiều nhà trường còn nhỏ, hẹp,không đủ không gian cho trẻ hoạt động trải nghiệm và chămsóc môi trường quanh trẻ Ngoài ra, nhận thức của một sốCBQL và GV các trường mầm non trong quận Hoàng Maichưa chú trọng đến mục tiêu này

Nói chung, CBQL, giáo viên tại các trường mầm nonquận Hoàng Mai đều nhận thức đúng về việc thực hiện mục tiêurèn luyện KN THCS cho trẻ MGL Bên cạnh đó, vẫn còn một

số giáo viên nhận thức chưa thật toàn diện về việc thực hiệnmục tiêu rèn luyện KN THCS cho trẻ MGL, nên ảnh hưởng đến

Trang 25

hiệu quả giáo dục KN THCS cho trẻ Điều này dẫn đến việcthực hiện nội dung rèn luyện KN THCS cho trẻ MGL chưađược toàn diện, chưa đạt hiệu quả như mục tiêu đã định.

- Thực trạng về thực hiện nội dung rèn luyện kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

- Ý kiến CB, GV về nội dung giáo dục KN THCS cho trẻ

MGL tại các trường mầm non

Mức độ thực hiện

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa thực hiện

Trang 26

Nhận xét:

Qua bảng khảo sát cho thấy, hầu hết CBQL giáo dục, giáoviên tại các trường mầm non Quận Hoàng Mai đều quan tâmđến nội dung giáo dục KN THCS cho trẻ MGL, tuy nhiên cáchthức thực hiện nội dung lồng ghép vào tiết học, lồng ghép vàocác hoạt động ngoài giờ học còn chưa đồng đều Một số kỹ

Trang 27

năng quan trọng được CBQL giáo dục và giáo viên đặc biệtquan tâm như: “Kỹ năng chăm sóc bản thân”, “Hoạt động vănhóa ứng xử” Sở dĩ như vậy vì những kỹ năng này ảnh hưởngtrực tiếp đến nhân cách của trẻ, ảnh hưởng đến thái độ sống,hành vi sống của trẻ sau này.

Bên cạnh đó, còn một số nhóm hoạt động rất quan trọng,rất cần thiết đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mà các nhàquản lý giáo dục và giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức.Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy: Nhóm các hoạt động chămsóc môi trường bên ngoài lớp học vẫn còn tới 16,7% ý kiếnCBQL giáo dục và 20% ý kiến giáo viên cho biết là chưa thựchiện nội dung này trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.Nhóm các hoạt động chăm sóc môi trường bên trong lớp họcvẫn còn tới 11% ý kiến CBQL giáo dục và 13,3% ý kiến giáoviên cho biết chưa được thực hiện nội dung này trong quátrình chăm sóc giáo dục trẻ Lý giải cho điều này, theo quansát của tác giả, việc thực hiện nội dung rèn luyện kỹ năng thựchành cuộc sống cho trẻ MGL tại các trường mầm non trên địabàn quận Hoàng Mai vẫn chưa được thực hiện một cách đồng

bộ và thường xuyên Nguyên nhân có thể do nhận thức củaCBQL và giáo viên chưa nhất quán về tầm quan trọng của các

Trang 28

nhóm hoạt động này đối với sự phát triển nhân cách trẻ Mộtnguyên nhân nữa có thể do cơ sở vật chất thiếu thốn, khônggian chật hẹp khiến cho việc thực hiện nội dung này vào quátrình giáo dục trẻ gặp nhiều khó khăn.

Quá trình nghiên cứu cụ thể từng nhóm hoạt động chothấy, nhóm hoạt động chăm sóc bản thân được hầu hết CBQLgiáo dục và giáo viên đặc biệt quan tâm Qua kết quả khảo sátcho thấy, có đến 100% ý kiến CBQL giáo dục và 93.3% ý kiếngiáo viên cho biết trường lớp họ luôn thực hiện thường xuyênnội dung này trong quá trình giáo dục trẻ 5 tuổi Điều này chothấy CBQL giáo dục và giáo viên nhận thức rõ tầm quan trọngcủa việc đưa nội dung rèn luyện nhóm hoạt động chăm sóc bảnthân vào quá trình giáo dục trẻ 5 tuổi là rất cần thiết Nó chothấy tầm quan trọng của việc mỗi cá nhân cần phải có những

kỹ năng chăm sóc cho bản thân, tự phục vụ những nhu cầu cơbản của mình như: rửa tay, rửa mặt, gấp khăn, gấp quần áo Với những nội dung trên giúp trẻ có những kĩ năng để có thểhoàn toàn chủ động, tự lập trong cuộc sống của mình Không chỉchăm sóc bản thân mà trẻ có thể chủ động giúp đỡ mọi ngườixung quanh Bàn về vấn đề này, cô Trang tại trường mầm nonTuổi Thơ cho biết “trẻ mầm non rất thích tự chăm sóc bản

Trang 29

thân mình, tuy nhiên cơ hội để trẻ được thực hành còn phụthuộc vào việc tổ chức của giáo viên, chính vì thế chúng tôimuốn được lồng ghép hoạt động rèn luyện KN THCS cho trẻvào chương trình dạy học Ngay từ những buổi đầu đếntrường, chúng tôi đã dạy cho trẻ cách sắp xếp đồ đạc nhưquần áo, balo, nón, dép vào nơi đúng quy định và khi cần sẽ

tự lấy ra Sau đó, trong mọi bữa ăn, tập thói quen cho trẻ tự vệsinh tay, miệng trước khi ăn và tự ăn, ăn một cách nhanhchóng và gọn gàng, sau khi ăn xếp chén đũa vào một góc”

Với nhóm hoạt động văn hóa ứng xử, các kỹ năng cụ thểnhư dạy trẻ nhường nhịn và giúp đỡ bạn, dạy trẻ chấp hànhnhững qui định chung của tập thể lớp, dạy trẻ quan tâm chia

sẻ buồn vui với người khác, trẻ được thực hành những kĩ năng,hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp với văn hóa của dân tộc, củavùng miền, địa phương như: cách chào hỏi, đi đứng, nói năng, đềnghị, cảm ơn, xin lỗi, xin phép là các nội dung kỹ năng chitiết được tập trung dạy cho trẻ Sở dĩ như vậy là do mỗi cánhân trong quá trình tồn tại và phát triển của mình luôn gắnliền với xã hội, cộng đồng Do đó, nhóm kỹ năng quan hệ xãhội có tầm ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của mỗi cánhân nhất là trẻ mầm non bởi vì trẻ mầm non là lứa tuổi bắt

Trang 30

đầu tham gia vào môi trường xã hội thông qua việc bắt chướchành vi của người lớn Vì vậy, trước khi cho trẻ hòa nhập vớimôi trường xã hội rộng lớn bên ngoài thì cần phải cho trẻ hòanhập thích nghi với môi trường lớp học bởi môi trường mà trẻtiếp xúc chính là môi trường lớp học và môi trường gia đình.Vậy, muốn giúp trẻ dễ dàng hòa nhập, thích nghi với môitrường lớp học, nhà giáo dục cần dạy cho trẻ biết nhườngnhịn, giúp đỡ, chia sẻ và tuân thủ kỷ luật của lớp Muốn trẻphát triển nhân cách tốt thì cần uốn nắn trẻ từ thói quen lễgiáo: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi….đúng với tình huống Hiểuđược vấn đề này, qua kết quả khảo sát cho thấy, có đến 100%

ý kiến CBQL và 91,7% ý kiến giáo viên cho biết mình luônthực hiện thường xuyên nội dung này trong quá trình giáo dụctrẻ năm tuổi Điều này cho thấy CBQL giáo dục và giáo viênnhận thức rõ tầm quan trọng của việc đưa nội dung giáo dụcnhóm hoạt động văn hóa ứng xử vào chương trình giáo dụctrẻ năm tuổi là rất cần thiết Một đứa trẻ lớn lên có được nhâncách tốt hay không, phần lớn phụ thuộc vào nhà giáo dục cóchú trọng dạy trẻ nội dung này một cách cẩn thận hay không.Phải chăng,đã rất nhiều năm trước chúng ta đã không chútrọng nội dung này trong chương trình giáo dục nên một bộ

Trang 31

phận không nhỏ thanh niên ngày nay đã không biết đến thóiquen lễ giáo, sống ích kỷ không biết nhường nhịn người khác,không có văn hóa xếp hàng, hay nói tục, hay nói trốngkhông… Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận nội dung nàymột cách đúng mức, đưa nội dung này vào chương trình dạytrẻ ngay từ bậc học mầm non

- Thực trạng về phương pháp, cách thức tổ chức rèn luyện kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non quận Hoàng Mai TP Hà Nội

- Sử dụng phương pháp rèn luyện KN THCS cho trẻ MGL

- Ý kiến CBQL giáo dục, GV về mức độ phù hợp của các

phương pháp rèn luyện KN THCS cho trẻ

Mức độ phù hợp

Phù hợp Ít phù

hợp

Không phù hợp

Trang 33

Qua bảng khảo sát trên, tác giả thấy phần lớn đã có sựtương đồng giữa ý kiến của CBQL và GV về lựa chọn phươngpháp rèn luyện KN THCS cho trẻ Kết quả khảo sát cho thấy

Trang 34

phương pháp thực hành là phương pháp được CBQL và GVđánh giá ở mức độ phù hợp nhất Có 100% ý kiến CBQL và

GV đánh giá phương pháp thực hành ở mức độ “phù hợp”.Tác giả đã phỏng vấn sâu một số GV trường mầm non ĐịnhCông thì được biết nhà trường thường xuyên sử dụng phươngpháp thực hành trong khi giảng dạy Đặc biệt đối với HĐ rènluyện KN THCS cho trẻ, phương pháp này là lựa chọn tối ưu

để trẻ được thực hành trải nghiệm Song song với “phươngpháp thực hành” là “phương pháp luyện tập” Phương phápluyện tập cũng được đánh giá mức độ “Phù hợp” với 100% ýkiến CBQL và 75% ý kiến GV đánh giá Khi được hỏi, các

GV trương mầm non Định Công cho biết: Việc rèn luyện KHTHCS cho trẻ không chỉ ngày một ngày hai mà hình thànhđược Nó cần phải có sự luyện tập thường xuyên, lâu dài mới

có thể trở thành kỹ năng của trẻ, trở thành nét tính cách trongcon người của trẻ

Ngoài ra, “phương pháp động viên, khích lệ” cũng đượccho là phù hợp đối với HĐ rèn luyện KN THCS cho trẻ với88.9% ý kiến CBQL và 75% ý kiến GV đánh giá ở mức “phùhợp” Khi được hỏi về phương pháp này, cô giáo Lê Thị KiềuDung - Phó hiệu trưởng trường mầm non Định Công cho biết:

Trang 35

“Tâm lý trẻ mầm non luôn thích được khen, thích được độngviên Đứa trẻ có thể làm chưa được, còn yếu kém, nhưng nếuđược động viên, khích lệ kịp thời sẽ giúp đứa trẻ tự tin hơn,

cố gắng hơn để hoàn thành công việc của mình Chính vì vậy,

sử dụng phương pháp động viên, khích lệ là rất phù hợp”.Chính điều này cũng lý giải cho kết quả khảo sát “phươngpháp trách phạt” với 77.8% ý kiến CBQL và 75% ý kiến GVđánh giá ở mức độ “Không phù hợp”

Bên cạnh “phương pháp động viên, khích lệ” thì có

“phương pháp nêu gương” cũng được đánh giá cao với 83.3%

ý kiến CBQL và 91.7% ý kiến GV đánh giá ở mức “Phù hợp”

Một số phương pháp được cho là ít phù hợp như

“phương pháp giảng giải” vẫn có 16.7% ý kiến CBQL và8.3% ý kiến GV đánh giá “Không phù hợp” “Phương phápnêu tình huống” có 11.1% ý kiến CBQL và 16.7% ý kiến GVđánh giá mức độ “Không phù hợp”

- Ý kiến CBQL giáo dục, giáo viên về mức độ thực hiện các

phương pháp rèn luyện KN THCS cho trẻ

T Phương pháp Đối Mức độ thực hiện

Trang 36

T tượn

g

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa thực hiện

Trang 37

87.5

Trang 38

khi sử dụng các phương pháp rèn luyện KN THCS cho trẻ Cụthể là có đến 100% ý kiến CBQL giáo dục và 91.7% ý kiến giáoviên cho rằng thường xuyên sử dụng phương pháp thực hànhvào hoạt động rèn luyện KN THCS cho trẻ MGL.

Với phương pháp nêu tình huống, có đến 44.5% ý kiếnCBQL giáo dục và 62.5% ý kiến giáo viên cho rằng mình chưa

sử dụng phương pháp này vào hoạt động rèn luyện KN THCScho trẻ MGL

Phương pháp động viên khích lệ cũng được các CBQL và

GV nhận định là thường xuyên thực hiện Kết quả khảo sát chothấy có 88.9% ý kiến CBQL và 83.3 ý kiến GV đánh giáthường xuyên thực hiện phương pháp này

Phương pháp nêu gương cũng được quan tâm với 66.7% ýkiến CBQL và 75% ý kiến GV cho rằng đã thường xuyên sửdụng phương pháp này

Riêng đối với phương pháp giảng giải và phương phápluyện tập, qua khảo sát cho thấy ý kiến của CBQL giáo dục vàgiáo viên chưa được đồng nhất cao CBQL giáo dục cho rằngviệc rèn luyện KN THCS cho trẻ MGL là rất cần đến phươngpháp luyện tập, các KN THCS cần phải được luyện tập thường

Trang 39

xuyên để trẻ hình thành thói quen, trở thành nét tính cách củatrẻ sau này Qua trao đổi với giáo viên trường MN Định Công,tác giả được biết thêm nguyên nhân tại sao lại có sự khôngtương đồng này không phải giáo viên không biết sự cần thiếtcủa phương pháp luyện tập trong khi rèn luyện KN THCS chotrẻ mà do khối lượng công việc một ngày của từng giáo viêntrong lớp quá nhiều, chiếm gần hết thời gian ở trường của giáoviên Một nguyên nhân nữa, đó là chương trình của nhà trườngxây dựng, nội dung này chỉ lồng vào hoạt động chiều, hoạtđộng vui chơi và trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ chứ chưađưa vào hoạt động học Chính vì vậy, giáo viên không chú trọngluyện tập KN THCS cho trẻ Thực trạng này đặt ra thách thứccho các CBQL trong thời gian tới phải tìm ra giải pháp hữuhiệu, tháo gỡ khó khăn cho GV trong khi thực hiện HĐ rènluyện KN THCS cho trẻ MGL bằng phương pháp luyện tập đểthu được kết quả trên trẻ tốt nhất.

- Cách thức tổ chức rèn luyện kỹ năng thực hành cuộc

sống cho trẻ mẫu giáo lớn

Trong quá trình thực hiện HĐ rèn luyện KN THCS cho trẻMGL, việc tìm ra được cách thức tổ chức phù hợp với trẻ, dễthực hiện đối với GV quả là điều không hề đơn giản Qua khảo

Trang 40

sát thực tế, tác giả đã tiếp cận được một số cách thức tổ chức

mà các GV các trường MN trên địa bàn quận Hoàng Mai đangthực hiện Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Ngày đăng: 20/08/2019, 11:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w