1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀO CẤP CỨU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP TỪ THÁNG 10 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2015

85 161 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 336,91 KB

Nội dung

Tôi cũng xin cảm ơn các bệnh nhân bị tai nạn giao thông đã vào cấpcứu, điều trị tại Khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệpcơ sở 1, người nhà bệnh nhân đã tham gia và giúp đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Trịnh HùngCường người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiếnthức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập cũng như thựchiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Nguyễn Bạch Ngọc, PGS TS.Đào Xuân Vinh cùng toàn thể các thầy cô trong bộ môn Y Tế Công Công đãdạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng đào tạo sau đại học cùng các thầy côTrường Đại Học Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thànhkhoá luận này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Bệnh Viện Đa Khoa Nông Nghiệp, KhoaNgoại Chấn Thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiêncứu và hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin cảm ơn các bệnh nhân bị tai nạn giao thông đã vào cấpcứu, điều trị tại Khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp(cơ sở 1), người nhà bệnh nhân đã tham gia và giúp đỡ tôi trong quá trìnhcung cấp thông tin cho nghiên cứu này

Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, những người thân và bạn

bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quátrình học tập và nghiên cứu

Hà Nội, tháng 7 năm 2016

Tác giả

Trịnh Thị Bích Hồng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình của riêng tôi, dochính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực,khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Nếu

có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả luận văn

Trịnh Thị Bích Hồng

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATGT An toàn giao thông

CTGT Chấn thương giao thông

ĐTNC Đối tượng nghiên cứu

TNGT Tai nạn giao thông

TNGTĐB Tai nạn giao thông đường bộ

Trang 5

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ 3

1.1.1 Một số khái niệm 3

1.1.2 Đặc điểm của tai nạn giao thông: 4

1.1.3 Một số chỉ số đánh giá tai nạn giao thông 4

1.2 TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 5

1.2.1 Hiện trạng 5

1.2.2 Thiệt hại 5

1.2.3 Các nguyên nhân TNGTĐB 6

1.3 ĐẶC ĐIỂM THƯƠNG TÍCH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 8

1.3.1 Đặc điểm thương tích do tai nạn giao thông đường bộ 8

1.3.2 Các nguyên nhân và yếu tố có liên quan đến tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn giao thông đường bộ 9

1.4 TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 10

1.4.1 Tình hình tai nạn giao thông trên thế giới 10

1.4.2 Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam 13

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 30

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 30

2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 30

2.2.2 Tiêu chuẩn lựa chọn 30

2.2.3 Tiêu chuẩn loại trừ 31

2.2.4 Cỡ mẫu 31

2.2.5 Quy trình nghiên cứu 31

Trang 6

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 31

2.3.1 Các biến số và chỉ số nghiên cứu 31

2.3.2 Thu thập số liệu 35

2.3.3 Kỹ thuật thu thập số liệu 35

2.3.4 Tổ chức thu thập số liệu 35

2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 35

2.4.1 Sai số và biện pháp khống chế sai số 35

2.5 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 36

2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 36

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37

3.1 PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ TNGT VÀO CÂP CỨU TẠI BVĐKNN TỪ THÁNG 10 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2015 37

3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 37

3.2 HOÀN CẢNH XẢY RA TNGT, HẬU QUẢ VÀ HÀNH VI SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ 39

3.2.1 Phân bố tai nạn theo hình thái đường giao thông 39

3.2.2 Phân bố tai nạn theo loại đường giao thông 40

3.2.3 Phân bố tai nạn theo chất lượng đường giao thông 41

3.2.4 Phân bố PTGT gây tai nạn 41

3.2.5 Tỷ lệ sử dụng rượu bia trước khi xảy ra tai nạn theo nhóm tuổi 42

3.2.6 Phân bố hành vi vi phạm giao thông của người bị TNGT 43

3.2.7 Tỷ lệ nạn nhân được đưa vào bệnh viện từ khi bị tai nạn theo thời gian 43

3.2.8 Phân bố loại thương tổn của nạn nhân 44

3.2.9 Tỷ lệ bệnh nhân phải nằm viện điều trị 45

3.3 MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ VÀ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 45

3.3.1 Liên quan giữa sử dụng rượu bia và chấn thương sọ não do tai nạn giao thông 45

3.3.2 Liên quan giữa tốc độ và CTSN do tai nạn giao thông 46

3.3.3 Liên quan giữa số người ngồi trên PTGT và CTSN do tai nạn giao thông 47

3.3.4 Liên quan giữa giới tính và CTSN do tai nạn giao thông 47

Trang 7

3.3.5 Liên quan giữa sử dụng rượu bia và chấn thương ngực do tai nạn giao thông 48

3.3.6 Liên quan giữa vượt quá tốc độ và chấn thương ngực do tai nạn

giao thông 483.3.7 Liên quan giữa số người ngồi trên PTGT và chấn thương ngực do tai nạn giao thông 493.3.8 Liên quan giữa vị trí ngồi trên phương tiện và chấn thương ngực

do tai nạn giao thông 493.3.9 Liên quan giữa sử dụng rượu bia và tử vong do tai nạn giao thông 503.3.10 Liên quan giữa sử dụng rượu bia và chấn thương nhiều vùng 503.3.11 Liên quan giữa đội mũ bảo hiểm và chấn thương nhiều vùng do tai nạn giao thông 51

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52

4.1 THỰC TRẠNG BỆNH NHÂN BỊ TNGTĐB ĐƯỢC CẤP CỨU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP TỪ THÁNG 10 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2015 524.2 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỢC CẤP CỨU TRÊN ĐỊA BÀN 56

KẾT LUẬN 60 KIẾN NGHỊ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tỷ lệ thương tích giao thông đường bộ gây tử vong ở trẻ em 12

Bảng 1.2: Phân bố độ tuổi tham gia giao thông tại Thành phố Đà Nẵng 17

Bảng 1.3: Tình hình giao thông trên các tuyến đường 20

Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 37

Bảng 3.2: Phân bố phương tiện giao thông gây tai nạn, theo nhóm tuổi và giới tính 38

Bảng 3.3: Phân bố tai nạn theo hình thái đường giao thông 40

Bảng 3.4 Số và tỷ lệ tai nạn phân bố theo loại đường giao thông 40

Bảng 3.5: Phân bố tai nạn theo chất lượng đường giao thông 41

Bảng 3.6: Phân bố PTGT lúc xảy ra tai nạn 41

Bảng 3.7: Tỷ lệ uống rượu bia trước khi xảy ra tai nạn theo nhóm tuổi 42

Bảng 3.8 Phân bố theo hành vi vi phạm giao thông của người bị TNGT 43

Bảng 3.9 Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi vào viện cấp cứu 43

Bảng 3.10: Phân bố loại thương tổn của nạn nhân 44

Bảng 3.11: Tỷ lệ bệnh nhân phải nằm điều trị tại bệnh viện 45

Bảng 3.12 Liên quan giữa sử dụng rượu bia và chấn thương sọ não do tai nạn giao thông 45

Bảng 3.13 Liên quan giữa tốc độ và CTSN do tai nạn giao thông 46

Bảng 3.14 Liên quan giữa số người ngồi trên PTGT và CTSN do tai nạn giao thông 47

Bảng 3.15 Liên quan giữa giới tính và CTSN do tai nạn giao thông 47

Bảng 3.16 Liên quan giữa sử dụng rượu bia và chấn thương ngực do tai nạn giao thông 48

Bảng 3.17 Liên quan giữa vượt quá tốc độ và chấn thương ngực do tai nạn giao thông 48

Bảng 3.18 Liên quan giữa số người ngồi trên PTGT và chấn thương ngực do tai nạn giao thông 49

Bảng 3.20 Liên quan giữa sử dụng rượu bia và tử vong do tai nạn giao thông 50

Bảng 3.21 Liên quan giữa sử dụng rượu bia và chấn thương nhiều vùng do tai nạn giao thông 50

Bảng 3.22 Liên quan giữa đội mũ bảo hiểm và chấn thương nhiều vùng do tai nạn giao thông 51

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Phân tích lỗi các vụ TNGT đường bộ 6 tháng đầu/2015 10

Biểu đồ 1.2: Thống kê phương tiện giao thông gây tai nạn 6 tháng đầu 2015 19

Biểu đồ 1.3: Phân bố tuyến đường xảy ra tai nạn 6 tháng đầu/2015 21

Biểu đồ 1.4: Phân bố khoảng thời gian xảy ra tai nạn 6 tháng đầu/2015 22

Biểu dồ 3.1 Phân bô đối tượng nghiên cứu theo giới 38

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội Và vị trí của Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp 29

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tai nạn thương tích là gánh nặng bệnh tật ở tất cả các quốc gia trên thếgiới Theo xếp hạng của Tổ chức Y tế thế giới về số năm mất sức khỏe củacon người do 10 nguyên nhân cơ bản gây nên thì TNGTĐB đứng hàng thứ 3sau bệnh tim mạch và bệnh trầm cảm đơn cực Chấn thương do tai nạn giaothông đường bộ là nguyên nhân lớn nhất, gây suy giảm sức khỏe và chết sớmcho nam giới trong độ tuổi 15 - 44 tuổi trên toàn thế giới Năm 1998, tại cácnước đang phát triển tỷ lệ tử vong do chấn thương do tai nạn giao thông ở lứatuổi 15-44 chỉ đứng sau HIV/AIDS với 524,063 người và đứng hàng thứ ba ởlứa tuổi 5-14 với 156, 643 người [3]

Điều này cho thấy tai nạn giao thông là mối hiểm họa của toàn nhânloại, xảy ra ngày càng nhiều, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, là gánhnặng cho gia đình và xã hội Dự đoán toàn cầu về gánh nặng bệnh tật và tửvong sẽ tăng lên khoảng 2,1 triệu người vào năm 2030 Phương tiện gây ra tainạn chủ yếu là xe gắn máy đang tăng lên ở những nước có thu nhập thấp vàtrung bình Đồng thời, tử vong do tai nạn giao thông đường bộ đứng hàng thứ

10 trong các nguyên nhân tử vong hàng đầu và sẽ tăng lên 2 bậc, đứng thứ 8vào năm 2030 [23]

Cũng như các nước đang phát triển, tại Việt Nam, tai nạn giao thông làvấn đề đang được Nhà nước quan tâm vì tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng tăng.Việt Nam là một trong 14 nước có tỷ lệ tai nạn giao thông cao nhất thế giới.Theo báo cáo tình hình tai nạn thương tích định kỳ trong ngành y tế từ năm2005-2010 cho thấy, mỗi năm trung bình cả nước có 22.827 trường hợp bị tainạn giao thông [1]

Số liệu thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia cho thấy, 10năm qua có hơn 120,000 người chết vì tai nạn giao thông, bình quân mỗi năm

Trang 11

có 11,000 nghìn người chết vì tai nạn giao thông Cụ thể, mỗi ngày có 30 giađình mất người thân, 200 gia đình chịu những tổn thất về vật chất và tinh thần

do tai nạn giao thông để lại đồng thời những người gây tai nạn và người gánhhậu quả tai nạn sẽ phải chịu những dằn vặt tinh thần suốt cuộc đời [18]

Thanh Trì là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, nằm ở vị trícửa ngõ phía Nam của Thủ đô Về giao thông đường bộ, trên địa bàn huyện

có quốc lộ 1A và đường quốc lộ 1A mới (Đường cao tốc Hà Nội – NinhBình), tỉnh lộ 70A và một mạng dày đặc đường giao thông nội bộ (liên thôn,liên xã …) Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có giao thông đường thủy trênsông Hồng đoạn chảy qua huyện và đường sắt Thống nhất chạy dọc theo quốc

lộ 1A Trong vài năm gần đây, trên địa bàn huyện đã xảy ra nhiều vụ tai nạngiao thông nghiêm trọng Xuất phát từ thực tế nói trên, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài “Phân tích các trường hợp bị TNGTĐB vào cấp cứu tại Bệnh Viện Đa Khoa Nông Nghiệp từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2015” với

2 mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng bệnh nhân bị TNGTĐB được cấp cứu tại bệnh viện

Đa Khoa Nông Nghiệp từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2015.

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến tai nạn giao thông trên địa bàn

được cấp cứu.

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN

Trang 12

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ

1.1.1 Một số khái niệm

Tai nạn giao thông đường bộ là một trong những nguyên nhân gây tửvong hàng đầu cho người, trung bình mỗi năm có trên dưới 10 triệu người tửvong vì tai nạn giao thông đường bộ và hàng chục triệu người khác bị thươngtích [1]

* Phương tiện giao thông đường bộ:

Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông (PTGT)

cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ Phương tiện giao

thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc

được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắnmáy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự Phương tiện giao thông thô

sơ đường bộ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng chongười khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự

Có hai loại tai nạn:

- Tai nạn không chủ định thường không có nguyên nhân rõ ràng

- Tai nạn có chủ định như chiến tranh, bạo lực, bạo hành thường cónguyên nhân và có thể phòng tránh được

* Thương tích:

Trang 13

Thương tích là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tiếp xúccấp tính với các nguồn năng lượng với những mức độ, tốc độ khác nhau quángưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu hụt [32].

* Chấn thương:

Chấn thương được định nghĩa là những tổn thương do ngã, tai nạn ô tô,

xe máy, ngã cây, tai nạn lao động… dẫn đến bị vết thương phần mềm chảymáu, bong gân, phù nề, xây xát, gãy xương [2]

* Tai nạn giao thông:

Tai nạn giao thông (TNGT) là sự việc bất ngờ xảy ra, do vi phạm cácquy tắc an toàn giao thông hoặc gặp phải những tình huống, sự cố đột xuấtkhông kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản

1.1.2 Đặc điểm của tai nạn giao thông:

- Phải có hậu quả là 1 hoặc nhiều người bị chết hoặc bị thương

- Phải có ít nhất một PTGT liên quan

1.1.3 Một số chỉ số đánh giá tai nạn giao thông

- Số vụ, số người bị chết, bị thương tính trên đầu phương tiện cơ giới: dùng

để đo lường tỷ số giữa số vụ tai nạn giao thông, số trường hợp bị tai nạn giaothông không tử vong và TNGT tử vong trên tổng số phương tiện cơ giới đường

bộ có đăng ký:

- Tỷ suất TNGT không tử vong/ tử vong: Đo lường tỷ suất người bịTNGT không dẫn tới tử vong/ dẫn tới tử vong, thuộc một khu vực, cộng đồngtrong một khoảng thời gian nhất định:

Số vụ TNGT (số người chết hoặc số người bị thương)

x 10.000Tổng số phương tiện cơ giới đường bộ có đăng ký

Trang 14

Hai chỉ số trên đây chỉ tính được trên một phạm vi lớn

1.2 TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.2.1 Hiện trạng

Tai nạn giao thông là loại tai nạn phổ biến và làm nhiều người thiệtmạng, bị thương nhất ở các quốc gia đang phát triển, khi hạ tầng cơ sở cũngnhư ý thức tuân thủ pháp luật về giao thông của người dân còn kém Thống kêcho thấy trong năm 2006 ở Việt Nam có 14.765 người người chết vì tai nạngiao thông đường bộ và theo Bộ Công an Trung Quốc con số này là 89.455người [22]

1.2.2 Thiệt hại:

* Thiệt hại tức thời: Tai nạn giao thông gây nên không chỉ những tác

động tâm lý, tình cảm mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của thân nhân, cha

mẹ, con cái Cả trước mắt cũng như về lâu dài đối với mọi người Để lạinhững di chứng về tâm lý hết sức nặng nề cho người bị tai nạn, người thâncủa nạn nhân và nếu như trong một địa phương, một quốc gia xảy ra tai nạngiao thông quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng bất an cho xã hội

* Thiệt hại lâu dài: Cùng với đó là những thiệt hại khổng lồ về kinh tế,

bao gồm: chi phí mai táng người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại

về phương tiện giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra vụ tai nạn giaothông đó cùng với thiệt hại đó không chỉ hao phí về thời gian chăm sóc mà cònlàm mất sức lao động của xã hội, nhất là đa số nạn nhân ở lứa tuổi lao động

Trang 15

1.2.3 Các nguyên nhân TNGTĐB

* Cơ sở hạ tầng (đường, cầu), phương tiện giao thông không đảm bảođiều kiện an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự tạo )

* Ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn kém

* Điều kiện khách quan: Thời tiết xấu, sụt lở đất, lũ lụt…

1.2.3.1 Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông:

Những yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động giao thôngnhư: đường, cầu đều có những ảnh hưởng nhất định tới việc có xảy ra tainạn giao thông đường bộ hay không Những điều kiện của đường như các yếu

tố hình học của đường, lưu lượng xe cộ, độ bằng phẳng và độ nhám của mặtđường, tầm nhìn và độ chiếu sáng trên đường, sự bố trí của các biển báo hiệu

Để đánh giá mức độ nguy hiểm của các đoạn đường, người ta sử dụng

Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông còn nhiều yếu kém, chưa đảm bảocác tiêu chuẩn kỹ thuật, không đồng bộ là một trong những nguyên nhân làmxảy ra nhiều vụ TNGT Điều này được thể hiện rõ nét ở các quốc gia kémphát triển và đang phát triển

1.2.3.2 Phương tiện giao thông

Thế kỷ XX đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các loại phươngtiện giao thông Từ những chiếc ô tô, xe gắn máy đầu tiên được xuất xưởng,ngày nay có hàng tỷ phương tiện giao thông các loại, từ những chiếc xe đạp,

Trang 16

Tăng trưởng mạnh nhất chính là các loại phương tiện giao thông đường

bộ, mỗi năm thế giới lại xuất xưởng thêm hàng triệu xe gắn máy, ô tô đủ mọichủng loại

1.2.3.3 Người tham gia giao thông

Sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông như chạy quá tốc độ,vượt ẩu, chở người hoặc hàng hóa sai quy định, khi chuyển hướng khôngquan sát, đi không đúng làn đường, điều khiển phương tiện trong tình trạngsay bia rượu và sử dụng các chất kích thích… cũng là nguyên nhân quantrọng gây tai nạn

Riêng 6 tháng đầu năm 2015 trong số 13.000 lượt cấp cứu tại bệnh việnViệt Đức thì có tới 7.000 trường hợp tai nạn giao thông Trong đó có 5% cấpcứu tai nạn giao thông có sử dụng rượu, bia; 10 đến 15% điều trị chấn thương

sọ não do không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng [11]

1.2.3.4 Điều kiện khách quan

- Thời tiết xấu, sụt lở đất, lũ lụt…

- Do thời tiết diễn biến xấu: Mưa bão, động đất, sóng thần, lở đất…

- Quản lý Nhà nước về giao thông: Chưa nghiêm khắc xử phạt nhữngtrường hợp vi thạm luật giao thông, các biển báo đôi khi bị che khuất…

1.3 ĐẶC ĐIỂM THƯƠNG TÍCH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.3.1 Đặc điểm thương tích do tai nạn giao thông đường bộ.

Chấn thương do TNGT là nguyên nhân hàng đầu trong tất cả cáctrường hợp nhập viện Những trường hợp không tuân thủ điều trị, bỏ về, trốnviện, không điều trị sẽ bị tàn phế

Tàn phế vĩnh viễn là một hậu quả nghiêm trọng của các chấn thươngkhông gây tử vong Số người bị tàn phế vĩnh viễn do tai nạn giao thông đượccho là bằng số người bị tử vong; trong đó các tổn thương ở não và vùng thần

Trang 17

kinh tủy sống gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho bản thân người bịchấn thương, gia đình và xã hội.

Kết quả cho thấy 3 vị trí dễ bị tổn thương nhất do tai nạn giao thôngđường bộ ở tất cả các nhóm tuổi là đầu/ mặt, chi trên, chi dưới Chấn thương

ở các phần này chiếm hơn một nửa (59,8%) Hơn 1/4 (26,2%) các nạn nhân bịthương ở mặt và đầu Chấn thương sọ não và tủy sống chiếm 6,2% tổng sốcác vụ [7]

Theo thống kê của Ủy Ban An toàn giao thông Quốc Gia, năm 2013

cả nước xảy ra 29.385 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.369 người, bịthương 29.500 người Theo số liệu báo cáo của Bộ Công an, trong năm

2013 ở Việt Nam có tổng số 29.385 trường hợp chấn thương sọ não do tainạn giao thông đường bộ Gần 50% trẻ em bị chấn thương sọ não do khôngđội mũ bảo hiểm [12]

Tổng hợp báo cáo từ 48 bệnh viện thực hiện Quyết định 1356/QĐ-BYTngày 18/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc báo cáo tình hình tai nạn giaothông nhập viện năm 2013 cho thấy tỉ lệ tai nạn giao thông đến cấp cứu tạibệnh viện chiếm 31,12% trong tổng số tai nạn giao thông Trong số cáctrường hợp tai nạn giao thông tới cấp cứu có 29,8% nạn nhân bị chấn thương

sọ não (tăng 4,5% so với năm 2012) và 75,2% trường hợp chấn thương sọ não

là nam giới

Nghiên cứu của Viện Chiến lược Chính sách y tế và Bệnh viện ViệtĐức ở các bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn xe máy cho thấy chấnthương càng nặng thì thời gian điều trị tại cơ sở y tế và ở nhà càng dài 60%bệnh nhân chấn thương sọ não nặng không thể đi làm hay thực hiện được cáccông việc hàng ngày Bình quân số năm sống mất đi do tàn tật một năm sauchấn thương là 5,5 tháng; 3 tháng và 1,8 tháng lần lượt cho một trường hợpCTSN nặng, trung bình và nhẹ [1]

Trang 18

Chấn thương vùng đầu, cổ là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong,thương tích trầm trọng và tàn tật gây ra do tai nạn giao thông đường bộ trong

số những người điều khiển xe môtô và xe đạp Tại các quốc gia châu Âu,chấn thương vùng đầu chiếm khoảng 75% các ca tử vong trong số nạn nhân làngười điều khiển xe mô tô hai bánh, và ở một số các nước thu nhập thấp vàtrung bình chấn thương vùng đầu chiếm khoảng 88% trong số các ca tử vong

1.3.2 Các nguyên nhân và yếu tố có liên quan đến tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn giao thông đường bộ.

Theo số liệu thống kê mới của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cótới 50% số người tham gia giao thông không dùng đèn báo khi chuyển hướng,85% không dùng còi đúng quy định, 70% không dùng phanh tay, 90% không sửdụng đúng đèn chiếu sáng xa, gần và 72% không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên

mô tô trên những tuyến đường bắt buộc Ngoài ra, tình trạng vượt đèn đỏ, uốngrượu bia say, chở quá tải, quá tốc độ trong thời gian qua vẫn luôn ở mức báo

động và rất khó kiểm soát

Trang 19

B iểu đồ 1.1: Phân tích lỗi các vụ TNGT đường bộ 6 tháng đầu/2015 [27].

* Nguồn : Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Cơ quan hợp tác phát triển

quốc tế NhậtBản (2009)[27].

1.4 TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM.

1.4.1 Tình hình tai nạn giao thông trên thế giới.

Theo ước tính, có khoảng 35.000 người bị thương tích mỗi năm trongtai nạn xe cộ liên quan đến tài xế không tập trung lái xe, thông thường baogồm: Ăn uống, Sử dụng điện thoại di động hoặc điện thoại thông minh, nhắntin, chải tóc, đọc, sử dụng hệ thống định vị, điều chỉnh radio, máy nghe CDhoặc máy nghe MP3, nói chuyện với hành khách

Việc đội mũ bảo hiểm đã chính thức trở thành bắt buộc đối với ngườidân Việt Nam từ tháng 12/ 2007 Tuy nhiên, phần lớn thanh thiếu niên đềuthừa nhận rằng họ thỉnh thoảng có đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm ; tỷ

Trang 20

lệ này ở nam là 87,8%, ở nữ là 81,0% Thống kê các trường hợp TNGT cấpcứu đến bệnh viện năm 2010 cho thấy tỉ lệ không đội mũ bảo hiểm trongnhóm bị chấn thương sọ não chiếm 12%, tỉ lệ đội mũ bảo hiểm không cài quaitrên số TNGT là 2,3%.

Theo WHO, ở các nước có thu nhập cao, 20% số trường hợp tử vong dotai nạn giao thông đường bộ có liên quan đến sử dụng rượu, bia trước khi lái xehoặc có nồng độ cồn trong máu vượt quá ngưỡng quy định Ở các nước có thunhập thấp và trung bình 33-69% lái xe tử vong và 8-29% lái xe bị các chấnthương không tử vong có sử dụng chất cồn trước khi xảy ra va chạm [27]

Hội chữ thập đỏ Quốc tế và Hội lưỡi liềm đỏ đã nhấn mạnh rằng, tainạn giao thông là một hiểm họa ngày càng trở nên nghiêm trọng Hàng năm

số vụ tai nạn giao thông tăng 10% Số nạn nhân tử vong do tai nạn giao thôngđường bộ có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực và giữa các quốc gia trongcùng khu vực Nhìn chung, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường bộthường cao hơn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình so với các nước ởcác nước có thu nhập cao, chiếm gần 90% tổng số các nạn nhân tử vong bởitai nạn giao thông đường bộ; trong khi những nước này chỉ sở hữu chưa tới50% tổng số PTGT trên thế giới [5]

Theo phân tích của WHO trong giai đoạn từ 2008 cho tới 2030, số nạnnhân tử vong tai nạn giao thồng đường bộ sẽ tăng lên 52% ; tuy nhiên khôngphải tất cả các khu vực sẽ chịu ảnh hưởng như nhau Châu Âu là khu vực duynhất được cho là sẽ giảm tỷ lệ tử vong do giao thông Châu Phi là khu vực sẽchịu ảnh hưởng lớn nhất với con số tử vong tăng hơn gấp đôi (từ 247.000 lên562.000), khu vực Địa Trung Hải và Đông Nam Á là hai khu vực cũng tănglên về tử vong do giao thông lần lượt với con số 71% và 68% [31]

Tại Hoa Kỳ, trung bình có hơn 700 người mất mạng mỗi năm trong vụđụng xe đạp/xe hơi Chỉ trong năm 2013 đã có 5,7 triệu vụ tai nạn xe, hơn32.000 tử vong liên quan đến xe có động cơ và 2,3 triệu người bị thương Như

Trang 21

vậy, trung bình cứ mỗi 2 giờ là có một người đi bộ bị tử vong và mỗi 8 phútthì có một người bị thương trong các vụ TNGT [31].

TNGT đang trở thành nỗi ám ảnh thường trực tại châu Á, đặc biệt là

Đông Nam Á Hiện tại, mỗi năm Malaysia chỉ để xảy ra 3,55 trường hợp tử

vong trên tổng số 10.000 PTGT, một con số đầy ấn tượng, chỉ kém một chút

so với mức 3/10.000 của các nước phát triển [31]

Tại Thái Lan, người ta ước tính có 30% số giường bệnh ở các bệnhviện ngoài thủ đô Bangkok và 30% số bác sỹ, y tá và nhân viên y tế được huyđộng để chăm sóc cho những nạn nhân của TNGT [31Error: Reference source notfound].

Trung Quốc chỉ chiếm 1,9% số phương tiện tham gia giao thông củathế giới nhưng lại chiếm khoảng 15% số vụ TNGT, làm cho hơn 100 ngànngười thiệt mạng Ở Ấn Độ, cứ 6 phút rưỡi lại có 1 người tử vong do tai nạngiao thông và con số này được dự đoán đến năm 2020 là 3 phút lại có 1 ngườichết [22]

Bảng 1.1: Tỷ lệ thương tích giao thông đường bộ gây tử vong ở trẻ em

(dưới 20 tuổi)[19].

Châu Phi Châu Mỹ Đông Nam Á Châu Âu Địa Trung Hải

Tây Thái Bình Dương

LMIC HIC LMIC LMIC HIC LMIC HIC LMIC HIC LMICCác bé

trai 23.9 10.8 10.5 9.6 7.4 11.2 27.8 22.3 5.8 12.2Các bé

Trang 22

Bên cạnh những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tai nạn giao thôngcòn mang lại những ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của mỗi quốc gia,đặc biệt là tại các nước đang phát triển Ảnh hưởng này được ước tính vàokhoảng từ 1 đến 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Theo thống kê ở Pháp,thiệt hại do tai nạn giao thông là 25 tỷ EURO tương đương hơn 1% GDP.Ngân hàng Thế giới đánh giá tổng thiệt hại mà nền kinh tế Ucraina phải chịu

từ tai nạn giao thông là 9 tỷ đô la Mỹ mỗi năm Tai nạn giao thông đường bộcũng gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho nạn nhân và gia đình của họ như chiphí điều trị (bao gồm chữa trị và phục hồi chức năng), giảm hoặc mất khảnăng lao động của người bị tai nạn giao thông; thời gian để các thành viêntrong gia đình, người thân chăm sóc những người bị thương [19]

1.4.2 Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam.

Tại Việt Nam, tai nạn giao thông thời gian qua diễn biến rất phức tạp,

số vụ tai nạn và số người chết vẫn ở mức rất cao Thiệt hại về người và tài sản

do tai nạn giao thông gây ra đang là một thảm họa và có thể coi là quốc nạn

mà chúng ta cần kiên quyết giảm thiểu Mỗi năm cả nước có gần 12.000người chết và 9.300 người bị thương do tai nạn giao thông, nạn nhân trẻ emchiếm khoảng 35% Số người chết bằng 75% và số người bị thương bằng150% tổng số nạn nhân thương vong trong vụ động đất, sóng thần ở NhậtBản Con số này có ý nghĩa tương đương 30 gia đình mất người thân mỗingày và hơn 200 gia đình phải chịu cảnh tang thương, đau khổ do hậu quả củatai nạn giao thông để lại [3]

Sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông (PTGT) là tìnhtrạng phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giaothông đường bộ ở Việt Nam Nhiều chuyên gia ước tính số vụ tai nạn giaothông đường bộ liên quan đến sử dụng rượu bia chiếm khoảng 40% số vụ tainạn giao thông đường bộ Viện Pháp y Quốc gia xét nghiệm 500 nạn nhân tử

Trang 23

vong do tai nạn giao thồng đường bộ thì 34% nạn nhân trong máu có nồng độcồn trên mức cho phép Nghiên cứu SAVY 1 cũng chỉ ra rằng nguy cơ mắcchấn thương giao thông (CTGT) ở thanh thiếu niên từng say rượu bia cao gấp

2 lần so với những người chưa từng say rượu bia Kết quả điều tra tình hìnhtai nạn thương tích tại cộng đồng tại tỉnh Hải Dương của Trường Đại học Y

Hà Nội năm 2005 cho thấy gần 1/3 lái xe máy bị tai nạn giao thông trả lờithường xuyên hoặc thỉnh thoảng có uống rượu trước khi lái xe Kết quả điềutra tại 05 trung tâm chấn thương là bệnh viện Việt Đức, bệnh viện đa khoatỉnh Yên Bái, bệnh viện đa khoa Bình Dương, bệnh viện đa khoa Đà Nẵng vàbệnh viện chấn thương chỉnh hình TP Hồ Chí Minh từ tháng 8 đến tháng10/2009 cho thấy trong tổng số 3774 bệnh nhân bị tai nạn giao thông đếnviện, có 67,5 % số trường hợp (2547) ghi nhận có cồn trong máu Đối với

2547 trường hợp có cồn trong máu, có đến 58,5% số trường hợp có nồng độcồn vượt quá giới hạn cho phép 50mg/dl Trong đó, nam chiếm đến hơn 95%.Phần lớn nam giới có điều khiển xe máy sau khi uống rượu bia, chiếm từ 64%tại Đà Nẵng đến 96% tại TP Hồ Chí Minh [7]

Thống kê tử vong tại cộng đồng của ngành y tế cho thấy tai nạn giaothông là nguyên nhân chính gây tử vong do tai nạn thương tật Tử vong do tainạn giao thông cao gấp 2,4 lần so với đuối nước và ngộ độc; gấp 5 lần so với

tự tử; tai nạn lao động và các loại tai nạn khác

Trong 5 tháng đầu năm 2015 (từ 16/12/2014 đến 15/5/2015), cả nướcxảy ra 9.318 vụ tai nạn giao thông, làm 3.735 người chết, 8.554 người bịthương Trong đó tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên có 4.293 vụ,làm chết 3.735 người, bị thương 2.515 người; va chạm giao thông xảy ra5.025 vụ, làm bị thương nhẹ 6.039 người Tai nạn giao thông đường bộ chiếmđến 98,6% tổng số vụ tai nạn với 9.188 vụ, cướp đi sinh mạng của 3.630người và làm bị thương 2.487 người So với cùng kỳ năm 2014, tai nạn giao

Trang 24

thông 5 tháng đầu năm 2015 đã giảm cả ba tiêu chí, số vụ giảm 1.454 vụ(13,5%), số người chết giảm 193 người (-4,91%), số người bị thương giảm2.002, giảm 13,1% và số người bị thương nhẹ giảm 21,2% [20].

Năm 2011 cả nước xảy ra hơn 14.500 vụ tai nạn giao thông làm gần13.000 người chết, hơn 10.600 người bị thương Năm 2008, số vụ tai nạngiảm còn gần 13.000 vụ, làm gần 11.600 người chết, 8.000 người bị thương.Năm 2009, giảm được 390 vụ tai nạn và hơn 200 người thương vong Tuynhiên, năm 2010, số tai nạn giao thông tăng gần 1.800 vụ và thêm hơn 2.500người bị thương Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ -đường sắt (C67) trong năm 2013 cả nước đã xảy ra 31.266 vụ tai nạn giaothông, làm chết 9.805 người, bị thương 32.253 người So với cùng kỳ năm

2012 giảm 5.008 vụ (giảm 1,8%), tăng 44 người chết (tăng 0,45%), giảm6.229 người bị thương (giảm 16,18%) [27]

Tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông tiếp tục xảy ra nghiêm trọng.Trong mười năm 2001-2010, trên địa bàn cả nước xảy ra trên 17,7 vạn vụ tainạn giao thông, làm chết 12,1 van người, làm bị thương 15,8 vạn người Mặc

dù những năm 2006-2010, tai nạn giao thông đã giảm so với những năm2010-2014 (bình quân mỗi năm giảm 8,1 nghìn vụ, số người chết giảm gần

200 người, số người bị thương giảm 12,5 nghìn người) nhưng mức độ nghiêmtrọng vẫn còn lớn Trong 5 năm 2010 - 2014, bình quân mỗi năm xảy ra 13,6nghìn vụ tai nạn giao thông, làm chết 12 nghìn người, làm bị thương trên 9,5nghìn người [29]

Trong khi ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông cònrất kém, công tác tuyên truyền ở nhiều nơi còn mang tính phong trào thì việckiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của một bộ phận cán bộ chưa quyết liệt,không đảm bảo tính răn đe, nhiều nơi còn xảy ra tiêu cực nên đã gây ra tìnhtrạng nhờn luật Tình trạng thiếu hệ thống bến bãi, điểm đỗ xe công cộng, việc

Trang 25

triển khai đầu tư các dự án vận tải đô thị khối lượng lớn còn quá chậm Việcphát triển vận tải công công bằng xe buýt chưa tương xứng với nhu cầu đi lạicủa người dân; tình trạng sử dụng đường phố, vỉa hè làm điểm đỗ hoặc làm nơikinh doanh điểm đỗ vẫn rất phổ biến và gây cản trở giao thông; việc tổ chứcgiao thông chưa khoa học, chưa phù hợp với thực trạng

* Theo giới tính của người tham gia giao thông:

Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa nam

và nữ trong các vụ TNGT Những số liệu ở SAVY cũng khẳng định nam giới cónguy cơ mắc TNGT cao hơn 50% so với nữ giới Trong nghiên cứu của Bùi ThịThắm tại Đà Nẵng, mặc dù tỷ lệ tham gia giao thông là gần bằng nhau ở cả haigiới nhưng nam giới có tần suất bị tai nạn giao thông gấp hơn 2 lần so với nữgiới [7]

* Theo độ tuổi của người tham gia giao thông:

Về độ tuổi, phần lớn tử vong do tai nạn giao thông đường bộ tập trungtrong nhóm tuổi từ 20-59 (chiếm trên 75% tổng số tử vong do tai nạn giaothông) Đối với trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi, trong 2 năm 2008-2009,

tỉ suất tử vong trung bình 1 năm là 20/100.000 trẻ Trong đó, chủ yếu tậptrung ở nhóm tuổi từ 15-19, chiếm 74,7% tổng số trường hợp tử vong do tainạn giao thông ở nhóm dưới trẻ dưới 19 tuổi [1]

Trang 26

Bảng 1.2: Phân bố độ tuổi tham gia giao thông tại Thành phố Đà Nẵng [7].

Nghiên cứu của Bùi Thị Thắm tại Thành phố Đà Nẵng năm 2014 chothấy nguy cơ tai nạn giao thông cao nhất ở nhóm tuổi dưới 20 tuổi: so vớinhóm tuổi từ 60 tuổi trờ lên, nguy cơ tai nạn giao thông cao gấp 5,47 lần; sovới nhóm tuổi dưới 20 tuổi cao gấp 5,73 lần So sánh với nhóm tuổi 40-49tuổi, nguy cơ tai nạn giao thông ở nhóm dưới 20 tuổi cao gấp 4,61 lần [7]

* Tình trạng cơ thể, thính lực và thị lực của người điều khiển phương tiện

và tai nạn giao thông:

Trang 27

Khi tham gia giao thông, vấn đề quan sát đường giao thông của ngườiđiều khiển xe cơ giới cũng là yếu tố rất quan trọng, nhiều vụ tai nạn giaothông xảy ra do thiếu quan sát Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan

có ý nghĩa thống kê giữa thị lực của người điều khiển xe cơ giới và tai nạngiao thông đường bộ: nhóm có thị lực không bình thường có nguy cơ bị tainạn giao thông đường bộ cao gấp 2,74 lần so với nhóm có thị lực bìnhthường Trong nhóm thị lực không bình thường, nhóm mắc bệnh cận thị cónguy cơ bị tai nạn giao thông đường bộ cao gấp 2,24 lần so với nhóm có thịlực bình thường; nhóm mắc bệnh viễn thị, loạn thị có nguy cơ bị tai nạn giaothông cao gấp 3,63 lần so với nhóm thị lực bình thường [32]

* Theo phương tiện giao thông:

Trên thế giới, người đi bộ là nạn nhân phổ biến nhất trong các vụ tainạn giao thông đường bộ, trong đó tỷ lệ ở các nước có thu nhập thấp và trungbình là 30-40% Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhóm tham gia giao thông có tỷ lệ

tử vong cao nhất là người đi xe máy (57%), tiếp theo là những người đi xeđạp (22%) rồi mới đến người đi bộ (11,8%) Mô tô là đối tượng chính gây racác vụ tai nạn giao thông, chiếm tỷ lệ trên 75% tổng số vụ và có xu hướngtăng lên hàng năm Đứng thứ 2 là ô tô, chiếm từ 16 - 20% tổng số vụ tai nạngiao thông, mà phần lớn xảy ra là do xe khách, xe tải Số vụ tai nạn giaothông do phương tiện khác gây ra chỉ chiếm từ 1 - 9% Theo báo cáo của Ủyban An toàn giao thông Quốc gia năm 2005, số vụ tai nạn giao thông do môtô/ xe máy là 73,4% [27]

Trang 28

Biểu đồ 1.2: Thống kê phương tiện giao thông gây tai nạn 6 tháng đầu

2015 [11].

* Nguồn: Cục Cảnh sát Giao thông (2015)[11].

Biểu đồ 1.2 ở trên cho thấy mô tô, xe máy là loại phương tiện chủ yếutrong các vụ TNGT, đây cũng là loại phương tiện chủ yếu tham gia giaothông tại Việt Nam hiện nay

Một cuộc điều tra liên trường về chấn thương ở Việt Nam, năm 2001cho thấy xe máy là phương tiện liên quan nhiều nhất đến các chấn thươnggiao thông ở trẻ em chiếm đến hơn 50% số trường hợp chấn thương giaothông ở lứa tuổi 15 đến 19 [19]

* Theo địa bàn: Thanh thiếu niên ở thành thị có nguy cơ mắc tai nạn giao

thông cao gấp 2 lần so với thanh thiếu niên ở nông thôn Nếu phân tích theotình trạng kinh tế hộ gia đình, thanh thiếu niên sống trong các gia đình có điềukiện kinh tế trung bình có tỷ lệ chấn thương giao thông đường bộ cao hơn, ởmức 4,9% so với tỷ lệ 3,5% ở thanh niếu niên sống trong các hộ gia đình cóđiều kiện kinh tế kém hơn và cao hơn tỷ lệ 4,1% ở thanh thiếu niên sống trongcác gia đình khá giả hơn

Trang 29

Số liệu SAVY 1 cũng cho thấy, tỷ lệ vị thành niên từng bị tai nạn giaothông cần phải chăm sóc y tế ở thành thị cao hơn nông thôn (26,6% so với10,1%), ở dân tộc Kinh cao hơn so với các nhóm dân tộc thiểu số khác (15,2%

so với 7,8%) Về mặt địa lý, tỷ lệ này cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ, là nơitập trung động dân cư (26,9%) và thấp nhất ở vùng núi phía Bắc (6,8%)

Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tình hình TNGT trên địabàn khu vực nông thôn ngày càng phức tạp và đang có xu hướng gia tăng,chiếm đến 65% tổng số các vụ tai nạn

Bảng 1.3: Tình hình giao thông trên các tuyến đường [24].

* Nguồn: Báo cáo thống kê cục cảnh sát năm 2015[24].

* Theo loại đường giao thông:

Theo số liệu thống kê của ngành giao thông, số vụ tai nạn giao thôngxảy ra trên các tuyến đường giao thông nông thôn hiện nay đang xếp thứ hai,sau số vụ tai nạn tại các tuyến quốc lộ; tỷ lệ tai nạn trên đường liên xã, liênhuyện, tỉnh lộ chiếm hơn 29% và đường làng, thôn, đường xóm chiếm 19%

Trang 30

Biểu đồ 1.3: Phân bố tuyến đường xảy ra tai nạn 6 tháng đầu/2015[11].

* Nguồn: Học viện Cảnh sát nhân dân (2015 [11].

Biểu đồ trên cho thấy, tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu ở các tuyếnquốc lộ, nội thị Đây là các tuyến đường có đặc điểm đường giao cắt nhiều,phương tiện lưu thông hỗn hợp với mật độ đông, dễ xảy ra va chạm, dân cưchủ yếu sống 2 bên đường nên khá phức tạp trong bảo đảm ta nạn giao thông

Theo nghiên cứu của Bùi Thị Thắm tại Thành Phố Đà Nẵng, hệ thốngđường đô thị chiếm 33,56% trong hệ thống giao thông đường bộ của thành phố

và cũng là nơi xảy ra TNGT nhiều nhất với trên 60% tổng số vụ tai nạn [7]

* Theo khoảng thời gian xảy ra tai nạn:

Theo nghiên cứu của Bùi Thị Thắm tại Thành phố Đà Nẵng, thời điểmxảy ra tai nạn giao thông đường bộ nhiều nhất là từ 18-21h Đây là giờ caođiểm, lượng xe tập trung trên đường với mật độ dày đặc, rất dễ dẫn tới TNGT

Trang 31

Biểu đồ 1.4: Phân bố khoảng thời gian xảy ra tai nạn 6 tháng đầu/2015 [11].

* Nguồn: Học viện Cảnh sát nhân dân (2015), [11].

Gần 70% số vụ TNGT xảy ra vào khoảng thời gian từ 12h đến 24h, đây

là khoảng thời gian người điều khiển phương tiện bị tác động tâm lý của sựmệt mỏi, căng thẳng, sự chênh lệch về nhiệt độ, ánh sáng giữa ngày và đêm(đặc biệt đối với phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa…)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN THANH TRÌ

Thanh Trì là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nôi, nơi tập trungnhiều đầu mối giao thông về đường sắt, đường bộ và đường thủy; với diện tích

tự nhiên 6.292,7ha, dân số trên 200.000 người gồm 15 xã và 01 thị trấn HuyệnThanh Trì nằm ven phía Nam và Đông Nam Hà Nội, phía Bắc giáp quậnHoàng Mai, phía Tây Bắc giáp quận Thanh Xuân, phía Tây giáp quận HàĐông, phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Thường Tín, phía Đông giápquận Gia Lâm, tỉnh Hưng Yên với sông Hồng làm ranh giới tự nhiên

Trang 32

Trên địa bàn huyện có sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Nhuệ chảy qua;

có nhiều ao, hồ, đầm; có các tuyến đường bộ, đường sắt lớn chạy qua như quốc

lộ 1A, đường Phan Trọng Tuệ, tuyến đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A vàđường quốc lộ 1A mới (Pháp Vân - Cầu Giẽ) chạy qua Ngoài ra còn có mạnglưới giao thông nông thôn có tổng chiều dài hằng trăm kilomet (trên 125kmđường đã được nâng cấp, cải tạo trong 4 năm qua)

Trên địa bàn huyện có nhiều trường phổ thông, trường Đại học, Caođẳng, Trung tâm giáo dục với số học sinh, sinh viên đông

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ KHOA NGOẠI CHẤN THƯƠNG

Nhiệm vụ và chức năng:

Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (sau đây gọi tắt là Bệnh viện) có chứcnăng khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, phục hồi chức năng chobệnh nhân là công chức, viên chức, người lao động ngành Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn và nhân dân; đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học vàtriển khai ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ côngtác khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp

Trụ sở chính của Bệnh viện đặt tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì,thành phố Hà Nội Cơ sở 2 tại số 16 ngõ 183 phố Đặng Tiến Đông và số 115I7 phố Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội và cơ sở 3 tại 81 đường Lý ThánhTông - Đồ Sơn - Hải Phòng

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bệnh viện:

Khám bệnh, chữa bệnh:

- Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho công chức, viên chức, người laođộng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhân dân

Trang 33

- Tổ chức tiếp nhận, cấp cứu, khám và điều trị bệnh cho nhân dân cáctuyến chuyển đến.

- Tổ chức khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định

- Tham gia khám giám định y khoa, giám định pháp y theo quy định

- Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn để cung cấp các dịch vụ chămsóc sức khỏe ban đầu, tham gia phòng chống dịch bệnh khi được yêu cầu

- Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng cộng đồng

Y tế lao động:

- Tổ chức thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe ngườilao động và bệnh nghề nghiệp thuộc ngành nông nghiệp theo quy định củapháp luật

- Tham gia tập huấn về giám sát môi trường lao động, sức khỏe laođộng, bệnh nghề nghiệp

- Tham gia với các cơ sở y tế tuyến dưới tổ chức triển khai các chươngtrình, dự án y tế liên quan

Trang 34

Nghiên cứu khoa học:

- Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học để phục

vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng theo quy định củapháp luật

- Tham gia xây dựng các tiêu chí quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bệnhviện và các văn bản quy phạm pháp luật khác theo quy định

Quản lý kinh tế bệnh viện:

- Quản lý cơ sở vật chất, tài chính, tài sản, phương tiện và các nguồnlực khác của Bệnh viện theo quy định của pháp luật

- Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật cao trong công táckhám chữa bệnh, phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp; Tạo thêmnguồn kinh phí cho bệnh viện từ các dịch vụ y tế: liên doanh, liên kết, xã hộihóa các dịch vụ phục vụ y tế, Bảo hiểm y tế, các dịch vụ khoa học kỹ thuật,các dự án đầu tư trong nước và quốc tế

- Xây dựng trình Bộ đề án Vị trí việc làm; quản lý tổ chức bộ máy, biênchế công chức theo ngạch, số lượng viên chức theo chức danh nghề nghiệp vàngười lao động theo quy định của pháp luật

Trang 35

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê, kiểm tra, thanh tra theoquy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn giao

* Cơ cấu tổ chức:

Căn cứ Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướngChính phủ Ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn và thực hiện Quyết định số 3868/QĐ-BNN-TCCB ngày 09/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quyđịnh chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đakhoa Nông nghiệp

Theo đó Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp gồm có 03 cơ sở Trong đóTrụ sở chính (cơ sở 1) của Bệnh viện đặt tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, HàNội; Cơ sở 2 tại số 16 ngõ 183 phố Đặng Tiến Đông và số 115 I7 phố PhươngMai, quận Đống Đa, Hà Nội; Cơ sở 3 tại số 81 đường Lý Thánh Tông, quận

Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng Về cơ cấu tổ chức Bệnh viện gồm 07 phòngchức năng; 20 khoa lâm sàng; 06 khoa cận lâm sàng và 02 trung tâm

Trang 36

Là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Đa khoaNông nghiệp, khoa Ngoại Chấn Thương đã được đầu tư các trang thiết bị hiệnđại, cùng đội ngũ bác sỹ được đào tạo chuyên sâu sẵn sàng tiếp nhận và xử trícác trường hợp chấn thương như: chấn thương sọ não, chấn thương cột sống,chấn thương ngực, gãy xương kín, gãy xương hở, vết thương bàn tay, đứt mạchmáu, thần kinh ngoại vi…

Phẫu thuật và điều trị các bệnh lý xương khớp, sọ não, cột sống như:thoái hóa khớp háng, khớp gối, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống…

Quy mô - Năng lực:

Là khoa lâm sàng có 40 giường bệnh, có các phòng bệnh khép kín,đầy đủ tiện nghi và các phòng thủ thuật, với các trang thiết bị hiện đại thuộcthế hệ mới

Nhân sự:

Gồm 21 nhân viên với đội ngũ bác sỹ có kinh nghiệm, được đào tạochuyên sâu về chấn thương chỉnh hình

Hoạt động chuyên môn:

Hợp tác: là đơn vị liên kết - Bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện lớn nênkhoa thường xuyên hội chẩn, trao đổi khoa học với các giáo sư, tiến sỹ đầungành tại các bệnh viện lớn như : BV Việt Đức, BV Bạch Mai, BV Xanh Pôn,

BV 108, BV 103…

Các phẫu thuật đang được tiến hành tại khoa :

Phẫu thuật thần kinh- sọ não:

Phẫu thuật lấy máu tụ ngoài màng cứng, dưới màng cứng Phẫu thuậtnâng xương lún, vết thương sọ não Phẫu thuật tạo hình hộp sọ

Trang 37

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, trượt đốt sống thắt lưng.Phẫu thuật cố định cột sống trong chấn thương vỡ, lún cột sống.

Phẫu thuật chấn thương - chỉnh hình:

Phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ, thay khớp háng bán phần trongbệnh lý chấn thương, thoái hóa khớp háng

Phẫu thuật nội soi khớp gối tái tạo dây chằng chéo, cắt sụn chêm, cốđịnh điểm bám dây chằng chéo trước, thoái hóa khớp gối

Phẫu thuật kết hợp xương: đóng đinh nội tủy kín có chốt xương chày,xương đùi; phẫu thuật kết hợp xương bằng DHS, đinh Gamma; phẫu thuật kếthợp xương bằng đinh Métazeau, đinh Kirschner dưới màn tăng sáng ở trẻ em; -phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít, nẹp khóa trong gãy xương đòn, xương cánhtay, xương cẳng tay, bàn tay, lồi cầu đùi, mâm chày, cổ bàn chân…

Phẫu thuật các vết thương phần mềm, vết thương mạch máu- thầnkinh, vết thương gân cơ, vết thương thấu khớp

Phẫu thuật lồng ngực - tạo hình:

Phẫu thuật nội soi gỡ dính màng phổi, dẫn lưu màng phổi

Phẫu thuật vá da, chuyển vạt da, tạo hình che phủ khuyết hổng phần mềm

Trang 38

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội Và vị

trí của Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp

Trang 39

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.

2.1.1.1 Đối tượng nghiên cứu.

Tất cả các trường hợp bị TNGT (không phân biệt người gây ra tai nạnhay người là nạn nhân) được cấp cứu tại Khoa Ngoại Chấn Thương bệnh viện

Đa Khoa Nông Nghiệp trong thời gian từ 01 tháng 10 đến 31 tháng 12/2015(844 trường hợp)

2.1.1.2 Chất liệu nghiên cứu.

Hồ sơ ghi chép lưu trữ, hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân bị tai nạn giaothông được cấp cứu và điều trị tại khoa ngoại chấn thương bệnh viện ĐKNông Nghiệp

Báo cáo của các cơ quan chức năng về TNGT trên địa bàn huyệnThanh Trì

2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu.

Địa điểm: Phòng cấp cứu ngoại chấn thương khoa Ngoại chấn thươngBệnh Viện Đa khoa nông nghiệp

Thời gian: từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2015

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu.

Áp dụng phương pháp nghiên cứu của dịch tễ học với thiết kế nghiêncứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích

2.2.2 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Bệnh nhân bị TNGT được cấp cứu tại khoa Ngoại Chấn Thương bệnhviện Đa Khoa Nông Nghiệp

Trang 40

2.2.3 Tiêu chuẩn loại trừ

- Những bệnh nhân chấn thương không phải nguyên nhân do tai nạngiao thông

- Những hồ sơ bệnh án lưu trữ tại bệnh viện thiếu nhiều thông tin sốliệu cần thu thập so với nội dung yêu cầu của nghiên cứu

2.2.4 Cỡ mẫu

Tất cả các trường hợp bị tai nạn giao thông đường bộ vào Khoa cấp cứuNgoại Chấn Thương bệnh viện Đa Khoa Nông Nghiệp huyện Thanh Trì,Thành phố Hà Nội Từ 01/10 đến 31/12/2015 (844 trường hợp)

2.2.5 Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Thiết kế và bảo vệ đề cương nghiên cứu.

Bước 2: Lấy danh sách bệnh nhân từ dữ liệu tại hồ sơ Công An

Huyên Thanh Trì và khoa cấp cứu Ngoại chấn thương Bệnh viện Đa Khoa

Nông Nghiệp)

Bước 3: Nghiên cứu từ sổ lưu trữ của Công An Huyên Thanh Trì và

khoa cấp cứu Ngoại chấn thương BV ĐK Nông Nghiệp

Bước 4: Liên lạc qua điện thoại với những trường hợp chưa đầy đủ

thông tin (người nhà, người đưa đến để lại số điện thoại)

Bước 5: Lập bảng thống kê đánh giá về thực trạng tai nạn giao thông và

các yếu tố liên quan

Bước 6: Xử lý và phân tích số liệu (sử dụng phần mềm SPSS).

Bước 7: Viết nghiên cứu và báo cáo số liệu.

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1 Các biến số và chỉ số nghiên cứu

- Thông tin chung về người bị TNGT

- Hoàn cảnh xảy ra TNGT, hậu quả và hành vi sử dụng dịch vụ y tế

- Phương tiện gây TNGT

- Có sử dụng rượu, bia khi tham gia GT không

- Hành vi tham gia GT

Ngày đăng: 06/08/2019, 20:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Giao thông Vận tải (2007). Giao thông đường bộ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, có sẵn tại, http://www.mt.gov.vn/m/Pages/chitiettin.aspx?groupID=988&IDNews=32099&tieude=giao-thong-duong-bo-viet-nam---thuc-trang-va-giai-phap-(ngo-xuan-thang).aspx. Truy cập ngày 20/9/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao thông đường bộ Việt Nam - Thựctrạng và giải pháp, có sẵn tại, "http://www.mt.gov.vn/m/Pages/chitiettin.aspx?groupID=988&IDNews=32099&tieude=giao-thong-duong-bo-viet-nam---thuc-trang-va-giai-phap-(ngo-xuan-thang).aspx. "T
Tác giả: Bộ Giao thông Vận tải
Năm: 2007
4. Bộ Giao thông Vận tải (2011). Malaysia ngăn tai nạn giao thông, có sẵn tại, http://www.mt.gov.vn/matgt/Pages/ChiTietTin.aspx?groupID=1011&IDNews=29749&tieude=malaysia-ngan-tai-nan-giao-thong.aspx. Truy cập ngày 20/9/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Malaysia ngăn tai nạn giao thông, có sẵn tại,http://www.mt.gov.vn/matgt/Pages/ChiTietTin.aspx
Tác giả: Bộ Giao thông Vận tải
Năm: 2011
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UNICEF. Báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam (2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UNICEF. "Báo cáo tổng hợp vềphòng chống tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam
6. Bùi Huỳnh Long. Báo cáo chuyên đề: Tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia và ảnh hưởng của rượu bia đối với người điều khiển phương tiện giao thông, Dự án tuyên truyền An toàn giao thông, Trường cao đẳng giao thông vận tải III (2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Huỳnh Long. "Báo cáo chuyên đề: Tai nạn giao thông liên quan đếnrượu bia và ảnh hưởng của rượu bia đối với người điều khiển phươngtiện giao thông, Dự án tuyên truyền An toàn giao thông, Trường caođẳng giao thông vận tải III
7. Bùi Thị Thắm. Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2009 - 2013, Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học” lần thứ 6, Đại học Đà Nẵng (2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Thị Thắm. "Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tainạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn2009 - 2013, Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoahọc” lần thứ 6, Đại học Đà Nẵng
8. Cục cảnh sát giao thông, 2016, Tình hình tai nạn giao thông năm 2015,http://www.csgt.vn/tintuc/4653/Tinh-hinh-tai-nan-giao-thong-nam-2015.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục cảnh sát giao thông
9. Đồng Ngọc Đức, Nguyễn Quốc Triệu, Trần Danh Lợi. Xác định một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tai nạn giao thông ở người điều khiển xe cơ giới, Tạp chí Y học thực hành, số 2/2009, tr 11-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng Ngọc Đức, Nguyễn Quốc Triệu, Trần Danh Lợi
11. Học viện Cảnh sát nhân dân (2015), 6 tháng đầu năm 2015, tai nạn giao thông tiếp tục giảm trên cả 3 tiêu chí, có sẵn tại, http://www.csgt.vn/tintuc/3892/6-thang-dau-nam-2015,-tai-nan-giao-thong-tiep-tuc-giam-tren-ca-3-tieu-chi.html, Truy cập ngày 01/10/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 6 tháng đầu năm 2015, tai nạngiao thông tiếp tục giảm trên cả 3 tiêu chí, có sẵn tại,http://www.csgt.vn/tintuc/3892/6-thang-dau-nam-2015,-tai-nan-giao-thong-tiep-tuc-giam-tren-ca-3-tieu-chi.html
Tác giả: Học viện Cảnh sát nhân dân
Năm: 2015
13. Huỳnh Thị Kim Khởi. Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ và và chi phí điều trị của bệnh nhân vào khoa cấp cứu bệnh viện Đa khoa Hậu Giang – Tỉnh Hậu Giang 2015. Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện trường Đại Học Y Tế Công Cộng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huỳnh Thị Kim Khởi
14. Lê Thị Hương Giang. Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến chấn thương giao thông tại cộng đồng dân cư huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2002, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng (2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Hương Giang. "Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến chấnthương giao thông tại cộng đồng dân cư huyện Chí Linh, tỉnh HảiDương năm 2002, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y tếcông cộng
15. Lê Thu Huyền (2014), “Phân tích hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông: Tiếp cận bằng phương pháp phân tích nguyên nhân – kết quả”, Đại học giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thu Huyền "(2014), “Phân tích hành vi sử dụng rượu bia khi thamgia giao thông: Tiếp cận bằng phương pháp phân tích nguyên nhân – kếtquả
Tác giả: Lê Thu Huyền
Năm: 2014
16. Nguyễn Thùy Linh. Tai nạn giao thông và sử dụng rượu bia ở bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam và Ninh Bình từ tháng 10.2010 đến tháng 2.2011. Luận Văn thạc sỹ Y tế công cộng trường Đại Học Y Tế Công Cộng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thùy Linh
19. Sở y tế Bình Dương. Mạng thông tin Y tế (2011), Mùa hè - Phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em, có sẵn tại, http://soyte.binhduong.gov.v n/soyte/index.php/thong-tin-y-hoc/suc-khoe-cong-dong/788-tn.Truy cập ngày 10/10/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạng thông tin Y tế (2011), Mùa hè - Phòngchống tai nạn thương tích ở trẻ em, có sẵn tại, http://
Tác giả: Sở y tế Bình Dương. Mạng thông tin Y tế
Năm: 2011
21. Tổng cục thống kê. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam mười năm 2001 - 2010, Nhà Xuất bản Thống kê (2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng cục thống kê. "Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam mười năm 2001- 2010, Nhà Xuất bản Thống kê
Nhà XB: Nhà Xuất bản Thống kê" (2011)
22. Tổ chức y tế thế giới, UNICEF. Báo cáo Thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em (2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức y tế thế giới
23. Tổ chức Y tế thế giới. Sử dụng mũ bảo hiểm - Cẩm nang an toàn giao thông đường bộ cho những nhà hoạch định kế hoạch và những người thực thi (2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức Y tế thế giới. "Sử dụng mũ bảo hiểm - Cẩm nang an toàn giaothông đường bộ cho những nhà hoạch định kế hoạch và những ngườithực thi
25. Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giao thông địa phương, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải. Hiện trạng giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu long (2010) 26. Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị (2012), Bảng so sánh Pháp -Việt công cụ an toàn giao thông, Nội dung trích từ khóa tập huấn “An toàn giao thông 31/10-4/11/2011” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giao thông địa phương, ViệnChiến lược và Phát triển Giao thông vận tải. "Hiện trạng giao thôngvận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu long (2010)26." Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị (2012"), Bảng so sánh Pháp -"Việt công cụ an toàn giao thông, Nội dung trích từ khóa tập huấn “Antoàn giao thông 31/10-4/11/2011
Tác giả: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giao thông địa phương, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải. Hiện trạng giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu long (2010) 26. Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị
Năm: 2012
3. Bộ Giao thông Vận tải (2011). Kết quả phòng chống TNGT đường bộ tại Việt Nam của ngành Y tế và kế hoạch triển khai giai đoạn 2011-2015, có sẵn tại, http://www.mt.gov.vn/m/tin-tuc/1005/29742/ket-qua-phong-chong-tngt-duong-bo-tai-viet-nam-cua-nganh-y-te-va-ke-hoach-trien-khai-giai-doan-2011-2015.aspx. Truy cập ngày 20/9/2015 Link
12. Học viện cảnh sát nhân dân, Tổng kết tình hình tai nạn giao thông năm 2013, có sẵn tại, http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Tin-An-toan-giao-thong/207/3910/Tong-ket-tinh-hinh-tai-nan-giao-thong-nam- Link
20. Tổng cục thống kê. Tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng 2015, có sẵn tại, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=14324,Truycập ngày 10/10/2015 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w