Đặt tiêu đề (tít) và viết sapo cho bài báo là việc làm có tính chất quyết định số phận của bài báo đó. Bài báo rất hay nhưng đầu đề (tít) và sapo dở thì có thể làm mất ít nhất một nửa số độc giả. Theo một kết quả điều tra xã hội học thì những nhà báo được hỏi cho rằng chỉ có khoảng 30% tít đặt hay. Đồng thời họ cũng cho rằng đặt tít hay không phải là khâu đơn giản, mặc dù cố gắng nhưng chưa chắc đã có kết quả tốt.
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH
NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG VIẾT TÍT BÁO VÀ SAPÔ
Tiểu luận môn học
NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Hà Nội, tháng 4/2015
Trang 21
1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG VÀ PHÂN LOẠI TÍT BÁO VÀ SAPÔ
1.1 Tiêu đề trong báo chí
Tiêu đề, còn gọi là đầu đề, là tên, là cái “tít” (title - tiếng Anh) chung của một văn bản, một tác phẩm báo chí Nó như gương mặt của một con người, nó
là cái nổi bật nhất để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác Tiêu đều (title) thường do người viết đặt ra - như người bố, người mẹ đặt tên cho đứa con của mình Nhưng, cũng có khi do người khác (cán bộ biên tập) đặt hộ, hoặc đổi tên
đi cho hay, cho phù hợp với chủ đề của tác phẩm Có những bài nói, bài viết không có nhan đề, nhưng khi đăng báo, toà soạn phải đặt tên cho Vì thế, ở phía dưới có ghi chú: Tiêu đề (nhan đề tên bài, đầu đề) do toà soạn đặt
1.2 Những đặc điểm nổi bật của tít báo
Thứ nhất, số lượng tít báo là rất lớn Mỗi trang báo có thể có đến hàng chục tít và một số báo bốn trang với mỗi ngày một số… thì con số đó là hoàn toàn dễ hiểu
Thứ hai, chính vì số lượng tít báo lớn như vậy nên ngoại trừ những tít rất đặc biệt, rất hấp dẫn, khó có thể được độc giả lưu nhớ và nhắc lại Khi đã không nhớ được tít họ cũng khó có thể nhớ được tên bài
Thứ ba, đời sống của tít báo rất ngắn ngủi, xét vào mặt nào đó, nó chỉ “ sống “ trong khoảng thời gian giữa hai kì báo ra
Thứ tư, tít báo đòi hỏi một sự hấp dẫn cao, có khả năng níu mắt người đọc với tác phẩm báo chí đó
1.3 Chức năng của tít báo
Nói đến chức năng của tít báo thì chức năng đầu tiên được Lôic Écvue khẳng định đó là phải “bắt mắt” độc giả
Chức năng thứ hai là phải có khả năng phân biệt bài nào hơn bài nào Nó thể hiện sự lựa chọn của ban biên tập Do vậy mà đọc toàn bộ các đầu đề trong một tờ báo, độc giả sẽ biết hôm nay có gì mới và thông tin nào quan trọng hơn
Trang 32
Tiếp theo là đầu đề phải nêu được chủ đề, nếu có thể được thì nêu vả góc
độ của bài báo nữa Đầu đề phải nhấn mạnh có gì mới, có gì hay để độc giả có thể lựa chọn ngay khi xem lướt qua tờ báo
Tít báo là một bộ phận hữu cơ của tác phẩm báo chí, cho nên nó cũng có những chức năng chung của tác phẩm báo chí Nhưng do chỗ tít là phần tồn tại tương đối độc lập với bài nên có những chức năng riêng, đặc thù, chức năng định danh thông tin Do vậy, để thực hiện được chức năng này tít phải thoả mãn được hai yêu cầu:
- Tít phải khái quát được nội dung của cả bài báo trong một cấu trúc ngôn ngữ định danh xác định, chuẩn mực, ngắn gọn và có thể có sức biểu cảm
- Tít phải đuợc trình bày hấp dẫn
1.4 Phân loại tít báo
Tiêu đề các văn bản báo chí hết sức đa dạng cả về hình thức cũng như nội dung, vì thế việc tìm ra một tiêu chí chung để phân loại chúng rất không đơn giản Tuy nhiên, xuất phát từ một góc nhìn tổng thể về các phương diện ý nghĩa
- chức năng, chúng ta vẫn có thể chia chúng thành một số kiểu cơ bản dưới đây:
1.4.1 Tiêu đề xác nhận
Đúng như tên gọi, tiêu đề loại này chỉ có nhiệm vụ đơn giản là xác nhận
sự tồn tại của các sự kiện, hiện tượng, hoàn cảnh, nào đó trong thực tế khách quan Đối với thể loại tin, nhất là các tin ngắn, tin vắn, tiêu đề xác nhận thường
là một thông báo trọn vẹn
1.4.2 Tiêu đề câu hỏi
Các tiêu đề câu hỏi được sử dụng với mật độ khá dày trên các báo Chúng vừa gợi sự phán đoán của độc giả về một vấn đề bức xúc, đáng được quan tâm nào đó, vừa hứa hẹn câu trả lời thoả đáng ở phía dưới, và điều này có nghĩa là chúng đáp ứng được nhu cầu tâm lý phổ biến của con người là muốn tìm tòi, khám phá hiện thực cuộc sống xung quanh Chính vì lý do đó mà tiêu đề - câu hỏi thường thu hút được sự chú ý không nhỏ của độc giả
1.4.3 Tiêu đề kêu gọi
Trang 43
Thực chất, các tiêu đề kêu gọi là những câu cầu khiến Chúng kêu gọi độc giả hãy hướng tới một suy nghĩ, một hành động,… cần thiết (theo quan điẻm của người viết) nào đó Do các tiêu đề loại này luôn thể hiện một cảm xúc khá tha thiết và chân thành của tác giả nên chúng có tác động không nhỏ tới tâm tư, tình cảm của người đọc, để rồi từ đó, trong lòng họ nảy sinh ý muốn đọc toàn bộ văn bản nhằm chia sẻ các nỗi niềm cùng tác giả
1.4.4 Tiêu đề trích dẫn
Ở đây, chúng tôi chỉ bàn đến các tiêu đề là lời trích dẫn trực tiếp Còn các tiêu đề trích dẫn gián tiếp nằm trong phạm vi của loại tiêu đề xác nhận.Tiêu đề - trích dẫn tạo cảm giác rằng nguồn tin của tác giả là hoàn toàn chính xác, đáng tin cậy Nói cách khác, đây là những bài nói về những con người, những sự việc
có thật mà chính tác giả dược chứng kiến Chủ thể của những lời nói được trích dẫn thường là các nhân vật nổi tiếng, được nhiều người quan tâm nên các tiêu
đề loại này cũng có hiệu quả tâm lý khá cao vì chúng tạo điều kiên cho độc giả được tiếp xúc với họ một cách gián tiếp và thu nhận được thêm những thông tin mới về họ
Bên cạnh đó, cũng cần phải nói thêm rằng, trong một số trường hợp chủ thể của lời nói được trích dẫn không xuất hiện ở tiêu đề Bằng cách này, tác giả bài viết đã kích thích một cách khá hiệu quả trí tò mò của độc giả, khiến họ phải đọc tiếp ngay xem đối tượng đó là ai Nhìn chung, các tiêu đề - trích dẫn được dùng chủ yếu trong các bài phỏng vấn
1.4.5 Tiêu đề bình luận
Đây là loại tiêu đề mà ở đó, tác giả bộc lộ nhận xét, đánh giá của mình về con người hay sự việc nào đó Thực tế khảo sát cho thấy, trong các tiêu đề bình
luận, thành tố ngôn ngữ chủ chốt thường là tính từ mang sắc thái đánh giá (độc
nhất vô nhị, nóng vội, buồn, đặc sắc, ) Song, cũng có không ít trường hợp
thành tố " hạt nhân " là các loại từ khác, chẳng hạn như danh từ hoặc danh ngữ
(bông hoa, sai lầm, đốm sáng,…)
1.4.6 Tiêu đề giật gân
Trang 54
Các tiêu đề giật gân dược dùng để khêu gợi sự chú ý của độc giả Chúng rất hiệu quả trong việc tạo ra những cảm hứng ban đầu khiến cho độc giả phải đọc toàn bộ bài báo nhằm thoả mãn tính hiếu kỳ của mình, cho dù nội dung của
nó thực ra chưa hẳn đã là thú vị
Có thể chia các tiêu đề giật gân thành hai nhóm chính Nhóm thứ nhất gồm các tiêu đề nêu đích danh sự việc giật gân Nhóm thứ hai quy tụ các tiêu đề
cung cấp tín hiệu về sự việc giật gân còn chư được gọi tên cụ thể, ví dụ: “Thật
quá sức tưởng tượng!”, “Chuyện thật như bịa!”
Rõ ràng, các tiêu đề thuộc nhóm thứ hai, bằng cách diễn đạt của mình, đã báo trước cho độc giả rằng bài báo mà anh ta sắp đọc sẽ liên quan tới một chuyện khó tin, bất ngờ, và do vậy, rất lý thú
1.4.7 Tiêu đề gợi cảm
Các tiêu đề loại này được tạo lập bởi những cách diễn đạt, lối nói mới lạ, độc đáo, giàu hình ảnh, vì thế rất sinh động và hấp dẫn Nguồn gốc của sự gợi cảm trong các tiêu đề nói trên là vô cùng phong phú, đa dạng Đó có thể là việc dùng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca ; là sự vay mượn từ ngữ, cách diễn đạt từ các tác phẩm văn học nghệ thuật; là lối chơi chữ hay dùng ẩn dụ;
Nếu so sánh các tiêu đề gợi cảm với các tiêu đề bình luận, dễ dàng nhận thấy là giữa chúng có mối quan hệ khá mật thiết: không ít tiêu đề có chức năng gợi cảm lại mang ý nghĩa bình luận và ngược lại
Như vậy là có khá nhiều cách đặt tiêu đề khác nhau cho các văn bản báo chí Tuy nhiên, việc lựa chọn cách này hay cách khác lại phụ thuộc vào từng tình huống, từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Song, dù thế nào đi chăng nữa, mỗi tiêu đề nên vừa nêu được thần thái của bài viết, vừa khêu gợi được trí tò mò của người đọc Không phải tình cờ, một trong những chuyên gia nghiên cứu báo chí hàng đầu của Nga, PGS Marina Shostak đã ví tiêu đề của bài báo tựa như cổng vào một nơi nào đó dành cho công chúng Cổng được trang hoàng đẹp đẽ, hấp dẫn sẽ khiến du khách muốn vào thưởng ngoạn cảnh vật ở sâu bên trong Còn những chiếc cổng tầm thường, thiếu thẩm mỹ sẽ rất dễ bị bỏ qua
Trang 65
2 SAPÔ TRÊN BÁO CHÍ
2.1 Khái niệm sapô
Sapô (chapeau) trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ” Quả thực, sapô có phần nào đó giống như cái mũ của bài báo: nó nằm ở phía trên và tạo cho bài báo sự chỉn chu khi xuất hiện trước công chúng
Lời mào đầu đứng sau tiêu đề và đứng trước phần nội dung của bài báo
Nó là một văn bản hoàn chỉnh, có thể bao gồm một câu, vài câu hoặc nhiều câu Song độ quan trọng của lời mào đầu không phụ thuộc vào độ dài của nó Trong báo chí hiện đại, lời mào đầu thường có xu hướng càng ngắn gọn càng tốt (tất nhiên, ngắn gọn phải đi kèm với dễ hiểu)
2.2 Chức năng của sapô
2.2.1 Xác định chủ đề của bài báo
Đây là chức năng quan trọng hàng đầu của sapô Trước hết, sapô phải mang đến cho người độc giả khái niệm chung về đề tài của bài viết Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin Và người đọc trở nên thực dụng hơn bao giờ hết Trong cùng một đơn vị thời gian họ muốn thu nhận được càng nhiều thông tin càng tốt Vì thế họ sẵn sàng bỏ qua bài báo của bạn nếu không tìm thấy ở phần lời dẫn một điều gì đó có ý nghĩa, đáng được quan tâm khiến họ phải đọc nó cho đến hết
2.2.2 Chứng minh tính thời sự của bài báo
Quy luật nghiệt ngã của báo chí là một bài báo thường được viết trong vài giờ, được đọc trong vài phút và bị quên đi trong vòng 24 giờ sau đó Một vấn
đề, một sự kiện chỉ có ý nghĩa đích thực khi nó liên quan trực tiếp đến ngày hôm nay, đến hiện tại Độc giả thường chỉ quan tâm đến những gì nóng hổi, nằm trong tâm điểm sự chú ý của công luận và có thể ảnh hưởng tới cuộc sống đang diễn ra của họ Vì thế, ngay từ phần lời dẫn, cần nhấn mạnh tính thời sự của các thông tin sẽ được phản ánh trong bài viết Đây chính là lý do vì sao ở sapô chúng ta thường gặp những từ ngữ chỉ thời điểm hiện tại như: “đang”,
“hôm nay", “gần đây”, “tháng này”, “vừa mới” hay tương lai gần “sắp” “đang
Trang 76
đến gần”, rồi những cấu trúc có chức năng gắn kết quá khứ với hiện tại:
“tưởng chừng như chuyện đã qua nhưng giờ đây nó vẫn còn ”, “cho tới thời điểm này”,
2.2.3 Nêu những ý chính
Không chỉ dừng lại ở việc gọi tên đề tài, trong nhiều trường hợp sapô còn phải nêu được các ý chính, tức là khung nội dung cơ bản của bài viết Điều này giúp cho độc giả, dù không đọc phần còn lại của tác phẩm vì một lý do nào đó (như thiếu thời gian chẳng hạn), cũng có thể nắm bắt được thông tin khái quát
về vấn đề hay sự việc mà nhà báo phản ánh
Tuy nhiên, đây không phải là yêu cầu bắt buộc Bởi lẽ việc nêu các ý chính nhiều khi có thể làm cho sapô trở nên khuôn sáo và dài dòng Hơn nữa, nếu sapô làm cho độc giả thoả mãn về mặt thông tin tới mức không cần phải đọc tiếp tác phẩm thì có lẽ nó chưa đạt hiệu quả giao tiếp như mong đợi
2.2.4 Thu hút sự chú ý của người đọc
Nếu như tít báo nhóm lên đốm lửa đầu tiên của sự đam mê trong lòng người đọc, thì sapô phải thổi bùng đốm lửa ấy thành một ngọn lửa Tức là sapô cần tạo ra một thứ ma lực khiến cho người đọc không thể cưỡng lại ý muốn phải đọc toàn bộ tác phẩm Muốn vậy, nó phải được viết một cách ấn tượng, hấp dẫn, thể hiện được thần thái của vấn đề hay sự kiện
2.3 Phân loại sapô
Căn cứ vào ý nghĩa, mục đích của các sapô, chúng ta có thể chia chúng thành một số kiểu cơ bản sau đây:
2.3.1 Sapô gọi tên
Kiểu sapô này chỉ dừng lại ở việc gọi tên vấn đề, sự việc hay hiện tượng
sẽ được trình bày trong bài viết Kèm theo nó thường là lời bình luận ngắn gọn của tác giả
2.3.2 Sapô tóm tắt
Trang 87
Đọc sapô loại này, chúng ta có thể nắm được những thông tin cốt lõi nhất liên quan tới nội dung của tác phẩm, từ đó có cái nhìn khái quát về vấn đề hay
sự kiện được phản ánh
2.3.3 Sapô nêu sự việc dẫn đường
Những sapô kiểu này kể về các sự việc đã thúc đẩy tác giả viết nên bài báo Có thể gọi chúng là sapô-nguyên cớ
Khảo sát cho thấy, phần mở đầu các sapô nói trên thường đề cập cuộc tiếp xúc giữa tác giả với những đối tượng trực tiếp liên quan tới vấn đề, sự việc hay hiện tượng được phản ánh trong bài viết Điều này vừa làm nổi bật ý nghĩa
xã hội vừa làm gia tăng tính xác thực và khách quan của tác phẩm báo chí
Tuy nhiên, cũng có trường hợp mà nguyên cớ khiến tác giả viết bài chỉ là một sự việc hoàn toàn ngẫu nhiên ngẫu nhiên nào đó
2.3.4 Sapô chân dung
Ở loại sapô này, người viết phác thảo những nét chân dung nào đó của nhân vật chính trong tác phẩm Đó có thể là những nét ngoại hình, tính cách Đó
có thể là những nét về sở thích Đó có thể là những nét về thân thế, sự nghiệp Hoặc đó cũng có có thể là sự pha trộn nhiều khía cạnh của một chân dung
2.3.5 Sapô tả cảnh
Đọc những sapô kiểu này, chúng ta như được xem những bức tranh sống động có đủ âm thanh, màu sắc, ánh sáng Giọng văn có thể nhẹ nhàng hay mạnh
mẽ nhưng những hình ảnh được miêu tả thường khá ấn tượng, có khả năng gợi cảm xúc hoặc tạo ra nỗi ám ảnh đối với độc giả
2.3.6 Sapô nêu luận cứ
Ở loại sapô này, tác giả đưa ra các con số hay dữ kiện ấn tượng có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc Những con số hay dữ kiện như vậy thường nằm trong quan hệ nhân quả với vấn đề hoặc sự kiện được phản ánh
2.3.7 Sapô kể chuyện
Trang 98
Những sapô này khiến người đọc có cảm giác đang được nghe tác giả kể những câu chuyện nào đó Chính cái giọng điệu đặc trưng của văn kể chuyện đã làm cho thông tin hàm chứa trong sapô trở nên nhẹ nhàng mà thấm thía
2.3.8 Sapô nêu cảm xúc và những suy tư riêng của tác giả
Những nhận xét, đánh giá in đậm dấu ấn của “cái tôi” tác giả như vậy có khả năng khơi gợi cảm xúc hay suy nghĩ của người đọc theo những định hướng
đã được vạch sẵn nào đó Tuy nhiên, nếu lập luận thiếu chặt chẽ và tình cảm của người viết không đủ sự chân thành thì sapô kiểu này có thể làm lụi tàn đốm lửa (nếu có) mà tiêu đề đã thắp lên
2.3.9 Sapô tiếp nối tiêu đề
Sapô loại này không phải là tiểu văn bản tồn tại độc lập mà là bộ phận được viết tiếp theo tiêu đề và phụ thuộc vào nó cả về mặt hình thức lẫn nội
dung Sapô tiếp nối thường được dùng sau các tiêu đề nêu những sự việc bất
thường (nằm ngoài sự chờ đợi của độc giả) và có nhiệm vụ làm rõ hơn thông tin chứa trong đó Người viết khá kiệm lời khiến độc giả phải đọc tiếp ngay phần bài viết phía dưới để biết thêm thông tin
3 KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÍT BÁO VÀ SAPÔ 3.1 Tiêu đề xác nhận
Ví dụ: Tít: Cô gái 19 tuổi tự thú giết người hàng loạt (báo điện tử VnExpress, ngày 17/2/2014) Sapô: Một cô gái người Mỹ vừa thừa nhận là
hung thủ của hơn 20 vụ giết người tại nhiều bang ở quốc gia này
Nhận xét: Đây là một tít và sapô nêu rõ vấn đề là cô gái đã tự thú hành động của mình Từ khóa cũng khá đầy đủ, thông báo trên là khá trọng vẹn Tuy nhiên, trong phần sapô lại gợi mở ra rằng, cô gái thừa nhận còn là hung thủ của
20 vụ khác, vì vậy sapô này ngoài việc đầy đủ từ khóa quan trọng còn gợi mở những nội dung quan trọng khác mà bạn đọc cần phải quan tâm và đọc
3.2 Tiêu đề câu hỏi
Ví dụ: Tít: Triều Tiên đang được “Tây hóa” (VietnamNet, ngày 07/08/2013?) Sapô: Một trung tâm mua sắm hiện đại mới tại Bình Nhưỡng đã
Trang 109
cho phép tầng lớp ưu tú của quốc gia này tiếp cận với các mặt hàng xa xỉ của phương Tây
Nhận xét: Đây là một tít và sapô đặt luôn một câu hỏi cho cả độc giả và thể hiện rõ sự nghi ngờ của tác giả Phần sapô cũng minh họa khá rõ cho tít trên khi dẫn ra các hình ảnh minh họa cho sự nghi ngờ của tác giả Đó là hình ảnh trung tâm mua sắm, mặt hàng xa xỉ… Rõ ràng đây là một tít và sapô gợi mở được vấn đề, có từ khóa tốt và kích thích bạn đọc phải đọc bài
Ví dụ: Lá chắn an ninh Mỹ bị hacker Trung Quốc đục thủng tới đâu?
(VietnamNet, ngày 30/05/2013)
Nhận xét: Đây cũng là một tít khá hay khi kích thích trí tò mò của bạn đọc Câu hỏi đặt ra cũng là câu hỏi chung cho nhiều tầng lớn công chúng trong
xã hội, trên diện rộng, thu hút nhiều tầng lớp công chúng của nhiều nước quan tâm
3.3 Tiêu đề kêu gọi
Ví dụ: Tít: “Nồi áp suất” Ban-căng đang ở giới hạn nguy hiểm (Báo điện tử Quân đội nhân dân, ngày 16/02/2014) Sapô: Tiếp theo sau Bô-xni-a -
Héc-xê-gô-vi-na (Bosnia-Herzegovina), đến lượt Môn-tê-nê-grô (Montenegro) đang lâm vào khủng hoảng chính trị với làn sóng biểu tình phản đối chính phủ Giới phân tích cho rằng không chỉ là vấn đề của riêng hai nước thuộc Liên bang Nam Tư cũ này, những biến động chính trị xã hội tại đây còn là hình ảnh phản chiếu cho cả khu vực và đang tiềm ẩn nguy cơ về cái gọi là “Mùa xuân Ban-căng”
Nhận xét: Trong ví dụ trên, tính chất kêu gọi, cảnh báo được thể hiện rất
rõ Trong bối cảnh các nước thuộc Nam Tư cũ trong cảnh “nồi da xáo thịt” bởi những vụ biểu tình biến thành bạo lực, đã có người chết và bị thương….tình hình khiến người dân trong khu vực đó cũng như trên thế giới hết sức lo ngại Ở đây Tít bài đã lột tả được tình hình thời sự cũng như muốn nêu ra cảnh báo về nguy cơ
3.4 Tiêu đề trích dẫn