1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Ngôn ngữ truyền thông (Cách chuyển dịch tên riêng tiếng Trung trên báo chí)

18 437 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 910,81 KB

Nội dung

Do đặc thù của ngôn ngữ tiếng Việt và mối quan hệ giữa tiếng Việt và tiếng Hán cũng như văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc mà hiện nay tên riêng tiếng Trung Quốc khi được chuyển dịch sang tiếng Việt có ít nhất là 3 dạng thức khác nhau: dùng âm Hán Việt, chuyển tự và dịch nghĩa. Tuy nhiên, sự tồn tại cả 3 cách thức chuyển dịch đối với tên riêng của cùng một ngôn ngữ đang gây ra những tranh cãi trong không chỉ những người làm báo mà còn trong công chúng bởi sự thiếu nhất quán. Sự thiếu nhất quán không chỉ xảy ra giữa các cơ quan báo chí khác nhau và đôi khi còn trong xảy ra trong cùng một cơ quan báo chí, thậm chí là trong cùng một bài báo. Tiểu luận nhìn lại các cách chuyển dịch tên riêng tiếng Trung trên báo Việt Nam hiện nay và đưa ra 1 số gợi ý thay thế.

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA BÁO CHÍ

CHUYỂN DỊCH TÊN RIÊNG TIẾNG TRUNG QUỐC

TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY

Tiểu luận môn học:

NGÔN NGỮ TRUYỀN THÔNG

Hà Nội, tháng 01/2016

Trang 2

1 TÊN RIÊNG VÀ CÁCH THỨC CHUYỂN DỊCH TÊN RIÊNG TIẾNG TRUNG QUỐC TRÊN BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT

1.1 Khái niệm “tên riêng”

Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (Nhà xuất bản Đà Nẵng,

2010) định nghĩa “tên riêng” là “tên gọi của từng cá nhân, cá thể riêng rẽ, phân biệt với những cá nhân, cá thể khác cùng loại”

Còn theo GS TS Nguyễn Thiệp Giáp, “tên riêng nên được coi là những

từ, ngữ dùng để gọi tên những thực thể vật chất và tinh thần có vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá-xã hội, tồn tại với tư cách là những cá thể trong tư duy của từng dân tộc”.1

Đối với người Việt, đó là:

- Những tên chỉ người, tên cá nhân, dân tộc, Ví dụ: Nguyễn Trãi, Việt Nam,

- Những tên chỉ nơi chốn, núi, sông, hồ, tỉnh, Ví dụ: (núi) Tản Viên, (sông) Hồng, (tỉnh) Nghệ An,

- Những từ ngữ chỉ công trình xây dựng và công trình văn hoá Ví dụ:

(chùa) Dâu, (cầu) Long Biên, Truyện Kiều,

- Những từ ngữ chỉ các cơ quan, tổ chức xã hội, Ví dụ: Đại học Quốc

gia Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo,

- Những từ ngữ chỉ từng thời kì, từng sự kiện lịch sử, Ví dụ: (thời kì) Lí

- Trần, Cách mạng Tháng Tám, Hội nghị Paris, Nghị quyết 8 BCHTWĐ,

Đồng quan điểm, PGS TS Vũ Quang Hào cũng cho rằng “tên riêng là những đơn vị định danh một cá thể người, vật, địa điểm (quốc gia, thủ đô, sông, núi, vùng đất…), tổ chức (tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, trường học, bệnh viện, công ty, doanh nghiệp, hãng…), sự kiện…2

Về phân loại tên riêng, năm 1994, tác giả Hoàng Tuệ phân biệt tên riêng tiếng Việt thành 5 loại, gồm: tên người; tên nơi chốn; tên thời kì, thời điểm, sự kiện lịch sử; tên tổ chức; tên công trình Đến năm 2003, tác giả Phạm Tất Thắng phân chia tên riêng tiếng Việt ra làm 11 loại Đó là tên người; tên động vật; tên

1

Xem Nguyễn Thiện Giáp: Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002, tr.330

2

Xem Vũ Quang Hào: Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2014

Trang 3

thực vật; tên gọi các hiện tượng tự nhiên; tên các công trình kiến trúc; tên các phương tiện giao thông; tên gọi các đơn vị hành chính; tên các cơ quan, tổ chức; tên các sản phẩm hàng hóa, tên gọi sách báo; tên gọi các văn bản hành chính.3

Việc phân loại tên riêng có thể sẽ còn được tiếp tục và có sự thay đổi về

số lượng tên gọi, song trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung bàn về hai loại tên riêng chính là: tên người (nhân danh) và tên nơi chốn (địa danh)

1.2 Tên riêng tiếng nước ngoài trên báo chí Việt Nam hiện nay

Tên riêng tiếng nước ngoài xuất hiện trên báo chí dưới 2 dạng chủ yếu: nói (trong phát thanh, truyền hình…) và viết (trong báo in, truyền hình, báo mạng điện tử…) Ở dạng viết, báo chí hiện nay thường chuyển dịch tên riêng tiếng nước ngoài theo ít nhất là 7 cách thức như sau:

- Một là, viết nguyên dạng:

“Ông Obama nói rằng khoảng thời gian khó khăn nhất trong thời gian ông

làm tổng thống chính là lúc phải đối mặt với vụ thảm sát tại một trường

học ở thành phố Newtown, bang Connecticut hồi tháng 12.2012.”

(Tổng thống Obama rơi nước mắt khi nói về các vụ xả súng ở Mỹ, Báo Thanh niên

Online ngày 06/01/2016)

- Hai là, viết theo tiếng Anh và tiếng Pháp (đã phổ biến trên sách báo nước ngoài) đối với những tên riêng không dùng văn tự Latin:

“Tại Syria, IS đang đối đầu với quân đội chính quyền Tổng thống Bashar

al-Assad cùng các nhóm đối lập với chính phủ.”

(IS mất 30% diện tích chiếm được ở Iraq và Syria, Báo điện tử VnExpress ngày 06/1/2016)

- Ba là, phiên âm (có dùng dấu ngang nối và dấu thanh hoặc không):

“Theo Roi-tơ và Tân Hoa xã, ngày 5-1, giới chức Áp-ga-ni-xtan cho biết, một quả bom nhỏ đã phát nổ gần Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP

Gia-la-la-bát, miền đông nước này.”

(Nổ bom gần lãnh sự quán Ấn Độ ở Áp-ga-ni-xtan, Báo Nhân dân điện tử, ngày 06/01/2016)

3

Dẫn theo Phạm Tất Thắng: Về vị trí của tên riêng trong hệ thống danh từ tiếng Việt, Tạp chí Từ điển và Bách

khoa thư, Số 6/2011

Trang 4

- Bốn là, chuyển tự (viết dưới dạng chuyển từng con chữ từ nguyên dạng

sang con chữ Việt tương đương ):

“Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye năm nay 63 tuổi, bà sinh ra trong

một gia đình trí thức hoạt động trong lĩnh vực chính trị Bà có một em

trai - Park Ji-man, một em gái - Park Seoyeong…”

(Tổng thống Park Geun-hye và tấm thiệp cưới ‘độc”, Báo Thanh niên Online, ngày 23/02/2015)

- Năm là, viết dưới dạng tắt theo quy ước quốc tế hoặc vừa dịch vừa viết tắt:

“Đây là khẳng định của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Margaret Chan bên lề hội nghị Hội đồng Y tế Thế giới diễn ra từ ngày 18 - 26/05 đang diễn ra tại Geneva, Thụy Sỹ.”

(WHO: Cuộc chiến với Ebola vẫn chưa kết thúc, Báo điện tử VOV, ngày 20/5/2015)

- Sáu là, viết theo âm Hán - Việt:

“Sáng nay (6/11), Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hội

kiến với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và có bài phát biểu dài 20 phút trước Quốc hội Việt Nam.”

(Ông Tập Cận Bình phát biểu 20 phút trước Quốc hội Việt Nam, Báo Tiền phong

Online, ngày 06/11/2015)

- Bảy là, viết dưới dạng dịch nghĩa:

“Chỉ mới bước vào những giờ đầu tiên của sự kiện mua sắm trực tuyến

Ngày độc thân - Single’s day (11-11) ở Trung Quốc, người tiêu dùng

nước này đã chi hàng tỉ để mua hàng hóa qua mạng.” (Ngày 11/11 được người Trung Quốc gọi là “song thập nhị”, dành riêng cho những người độc thân.)

(Alibaba, các đại gia Trung Quốc hốt bạc mua sắm Ngày độc thân, Báo Tuổi trẻ

Online, ngày 11/11/2015)

Hiện, vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất và tình trạng lộn xộn nhất tập trung

vào 3 hình thức: phiên âm, để nguyên dạng và chuyển tự, trong đó chuyện phiên

âm là vấn đề gây tranh cãi số một Bởi cách phiên âm được thể hiện dưới nhiều hình thức thiếu thống nhất: viết liền hay viết rời; có dùng dấu ngang nối hoặc viết liền; có dùng dấu thanh hay không dùng dấu thanh; phiên âm từ nguyên ngữ

Trang 5

hay qua một ngôn ngữ trung gian; sử dụng hay không sử dụng các chữ cái trong

hệ ký tự Latinh không có trong bảng chữ cái tiếng Việt; sử dụng hay không sử dụng phụ âm kép…

Khảo sát các báo lớn hiện nay có thể thấy, hầu hết các tờ báo phát hành từ

phía Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng (như Tuổi trẻ, Thanh

niên, Người lao động ) sử dụng lối viết nguyên dạng và chuyển tự đối với tên

riêng tiếng nước ngoài; còn trong các báo ở trung ương, thì Nhân Dân, Quân đội

nhân dân dùng lối phiên âm khá thống nhất; Lao động, Tiền phong,… và phần

lớn báo mạng điện tử như VnEpxress, Dân trí, VOV,… lại sử dụng lối viết nguyên dạng Nhưng có một chi tiết khá bất ngờ là nếu báo Nhân Dân phiên âm khá rõ ràng thì báo Nhân dân điện tử không phiên âm mà viết các danh từ riêng nguyên dạng, hoặc chuyển tự như các loại báo chí tiếng Anh đã chuyển

1.3 Tên riêng tiếng Trung Quốc trên báo chí Việt Nam hiện nay

Tiếng Trung Quốc (tiếng Hán) là ngôn ngữ tượng hình nên tên riêng tiếng Trung Quốc trong các văn bản tiếng nước ngoài thay vì được thể hiện nguyên dạng bằng chữ Hán, sẽ được chuyển sang bính âm (là một trong nhiều cách ghi

âm tiếng Trung Quốc theo giọng Bắc Kinh) bằng hệ chữ Latinh hoặc dịch nghĩa

ra ngôn ngữ đích Ví dụ, 习近平 được phiên âm thành Xi Jinping,北京 được phiên âm thành Beijing,上海 được chuyển thành Shanghai, 周永康 được chuyển thành Zhou Yongkang…

Còn trên báo chí tiếng Việt, do đặc thù của ngôn ngữ tiếng Việt và mối quan hệ giữa tiếng Việt và tiếng Hán cũng như văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc mà hiện nay tên riêng tiếng Trung Quốc khi được chuyển dịch sang tiếng Việt có ít nhất là 3 dạng thức khác nhau:

- Dùng âm Hán - Việt:

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCS Trung Quốc (CCDI) ngày

11/11 thông báo Phó Bí thư thành ủy Bắc Kinh, bà Lã Tích Văn đang bị

điều tra với cáo buộc "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng"

(Trung Quốc điều tra Phó Bí thư Bắc Kinh, Báo Tin tức TTXVN, ngày 11/11/2015)

Trang 6

- Chuyển tự:

“Bé Xiao Hongmei mới chỉ 4 tuổi rưỡi nhưng đã mắc các bệnh về phổi do

ô nhiễm.”

(Vấn đề hôm nay: Người dân Bắc Kinh kêu trời vì ô nhiễm môi trường, VTV1, ngày 08/12/2015)

- Dịch nghĩa:

“Lễ tình nhân của người Trung Quốc rơi vào ngày 7/7 âm lịch.” (Ngày

7/7 âm lịch được người Trung Quốc gọi là “Thất tịch”, là ngày Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau nên được coi là Lễ tình nhân ở nước này.)

(Ngày lễ tình nhân ở Trung Quốc, Báo điện tử VOV, ngày 06/8/2011)

Trong 3 cách chuyển dịch trên thì cách viết theo âm Hán - Việt là thông

dụng nhất (áp dụng với hầu hết tên người và địa danh), còn trường hợp dịch nghĩa là ít phổ biến nhất (thường chỉ áp dụng với 1 số tên riêng rất đặc thù và mang hàm ý văn hóa như tên ngày lễ, sự kiện, món ăn…)

Tuy nhiên, sự tồn tại cả 3 cách thức chuyển dịch đối với tên riêng của cùng một ngôn ngữ đang gây ra những tranh cãi trong không chỉ những người làm báo mà còn trong công chúng bởi sự thiếu nhất quán Sự thiếu nhất quán không chỉ xảy ra giữa các cơ quan báo chí khác nhau và đôi khi còn trong xảy ra trong cùng một cơ quan báo chí, thậm chí là trong cùng một bài báo Ví dụ:

- “Vụ giẫm đạp đã diễn ra vào lúc 23 giờ 35 phút ngày 31/12 (theo giờ địa

phương) tại quảng trường Chen Yi, khu vực Bến Thượng Hải, ngay trước

lễ đón mừng năm mới.”

(Bản tin Chuyển động 24h, VTV1, ngày 01/01/2015)

- “Thoát khỏi vụ giẫm đạp tại quảng trường Trần Nghị, Thượng Hải, các

nhân chứng may mắn sống sót đã chia sẻ những khoảnh khắc kinh hoàng sau thảm kịch năm mới này.”

(Bản tin Chuyển động 24h, VTV1, ngày 02/01/2015)

Trong 2 ví dụ trên thì cùng địa danh 陈毅 (một quảng trường tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc) khi được chuyển dịch sang tiếng Việt, trong cùng

bản tin Chuyển động 24h của Đài Truyền hình Việt Nam đã có 2 cách thể hiện

Trang 7

khác nhau, gồm chuyển tự (Chen Yi) và dùng âm Hán - Việt (Trần Nghị) Đó là chưa kể trong cùng 1 câu của 1 tin (ngày 01/01), Chuyển động 24h vừa dùng cách chuyển tự vừa dùng âm Hán Việt: “… tại quảng trường Chen Yi, khu vực

Bến Thượng Hải…”

Tình trạng thiếu nhất quán này cũng xảy ra ở nhiều báo khác, trong đó, dễ

nhận ra là những tên riêng phổ biến sẽ được chuyển dịch theo cách dùng âm

Hán - Việt, còn tên riêng kém phổ biến sẽ được chuyển dịch theo cách chuyển

tự Điều này có thể được lý giải là do người dịch chủ yếu dịch từ tin gốc tiếng

Anh (lúc này các tên riêng tiếng Trung Quốc đã được chuyển dịch theo hình

thức chuyển tự) và/hoặc người dịch không biết tiếng Trung Quốc thì sẽ không

thể biết chính xác những tên riêng kia được viết như thế nào, nên không thể tìm được âm Hán - Việt chính xác Khi đó, cách an toàn nhất là sử dụng hình thức

chuyển tự, dẫn tới việc tồn tại các cách thức chuyển dịch khác nhau trong cùng

một bài viết/chương trình/cơ quan báo chí

2 THAY ĐỔI CÁCH THỨC CHUYỂN DỊCH TÊN RIÊNG TIẾNG TRUNG QUỐC TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM

Trước hết, cần nói qua về nguồn gốc hình thành cách đọc Hán - Việt Theo tác giả Nguyễn Tài Cẩn4, chữ Hán vốn là một nền văn tự do người Hán sáng tạo ra cách đây khoảng trên 3.000 năm, khi người Hán đang còn đóng khung địa bàn cư trú của mình trong vùng đất thuộc lưu vực sông Hoàng Hà và sông Vị Lúc đầu nó chỉ dùng để phục vụ riêng cho người Hán và các tầng lớp trên trong các khu vực đã bị Hán hoá sớm, sau đó, song song với việc mở rộng địa bàn cư trú của người Hán và địa bàn ảnh hưởng của nền văn hoá Hán, chữ Hán cũng dần dần lan tràn ra toàn vùng Chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào giai đoạn khoảng đầu Công nguyên, cùng thời kỳ nó mở rộng ra nhiều khu vực khác ở phía Đông và Đông Bắc như Nhật Bản, Triều Tiên Trong nhiều thế kỷ chữ Hán đã được coi như là văn tự chính thống, được đem giảng dạy ở nhà trường một cách quy mô nền nếp, được dùng vào thi cử, dùng vào công tác hành chính, ngoại giao, và cũng được dùng cả vào văn hoá, sáng tác văn học

4

Xem Nguyễn Tài Cẩn: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2002

Trang 8

Nhưng theo thời gian, cách đọc chữ Hán ở Trung Quốc cũng như ở những vùng ngoài Trung Quốc đều dần dần thay đổi Địa bàn mở rộng cũng tạo điều kiện củng cố thêm cho những sự cách xa nhau vốn có trong cách đọc - vì mỗi vùng vay mượn vào một thời kỳ khác nhau, sau đó lại diễn biến theo những chiều hướng khác nhau - làm cho những sự cách xa nhau đó càng ngày càng thêm sâu sắc Mặt khác, bản thân chữ Hán cũng có những đặc điểm thúc đẩy thêm sự xa cách đó Đây là một nền văn tự không ghi từng âm như chữ Nga, chữ Anh, chữ Pháp, hay như chữ Quốc ngữ của chúng ta hiện nay Qua tự dạng của chữ Hán chúng ta không thể phân tích để rút ra cách đọc một cách dễ dàng như

ở các lối chữ ghi theo từng âm Do tất cả những lẽ đó, dần dần trong vùng hình thành một tình thế như sau: hai người ở hai khu vực cách xa nhau có thể dùng chung một thứ chữ, viết như nhau, xem và biết được nội dung như nhau, nhưng đọc lên thì khác nhau, nói và nghe thì không hiểu được nhau nữa Nói cách khác, chữ Hán trở thành một hệ thống văn tự có nhiều cách đọc, trong đó có cách đọc Hán - Việt, được cho là bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường vào khoảng hai thế kỷ VIII, IX

Ngày nay, cách chuyển dịch tên riêng tiếng Trung Quốc sử dụng âm Hán

- Việt vẫn rất phổ biến vì ưu điểm dễ đọc, dễ nhớ Nhưng ngược lại, nó có có

những nhược điểm rất lớn cả về mặt ngôn ngữ và xã hội, gây khó khăn, hiểu lầm cho người đọc, người nghe Chính thực tế này đã làm nảy sinh yêu cầu phải có một phương thức chuyển dịch khác thay thế

2.1 Nhược điểm của việc dùng âm Hán - Việt

2.1.1 Không phân biệt được với tên riêng tiếng Việt

Việc chuyển dịch tên riêng tiếng Trung bằng âm Hán - Việt khiến các tên

riêng này về mặt hình thái (chữ viết) và cách đọc không khác gì so với tên riêng

tiếng Việt, khiến người đọc, người nghe rất dễ nhầm lẫn Ví dụ, báo Tin tức

Thông tấn xã Việt Nam có các tin với tiêu đề như sau:

- Trung Quốc cách chức, khai trừ Đảng nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc

(ngày 16/10/2015)

Trang 9

- Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc gây ô nhiễm môi trường (ngày

29/11/2015)

Hai tít (title) tin này đều có địa danh Hà Bắc, một là của Trung Quốc, một

là của Việt Nam Sự giống nhau này rất dễ khiến người đọc hiểu lầm là nguyên

Bí thư tỉnh ủy bị cách chức, khai trừ Đảng là người Việt Nam; hoặc, công ty phân đạm và hóa chất gây ô nhiễm môi trường là công ty Trung Quốc

Tương tự, nếu đọc tên Trương Đức Giang thì khó biết chắc là người Trung Quốc hay Việt Nam; đọc tên hoa hậu Vu Văn Hà thì khó biết được đó là hoa hậu thế giới 2012 Yu Wenxia người Trung Quốc; nếu đọc Thái Nguyên thì không phân biệt được thành phố Thái Nguyên/Taiyuan thuộc tỉnh Sơn

Tây/Shanxi Trung Quốc với thành phố Thái Nguyên, thuộc tỉnh Thái Nguyên

của Việt Nam…

Báo Vietnam+ của Thông tấn xã Việt Nam ngày 14/3/2014 đưa tin:

“Trung Quốc: Lại xảy ra đâm chém ở thành phố Trường Sa” Thông tin này rất

dễ khiến người đọc lầm tưởng rằng sự việc xảy ra tại Trường Sa, tỉnh Khánh

Hòa của Việt Nam, thậm chí còn khiến người đọc lầm tưởng Vietnam+ đã sai

Trang 10

khi biến Trường Sa của Việt Nam thành một địa danh của Trung Quốc Điều này càng nên tránh trong bối cảnh căng thẳng trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết Thực tế, vụ đâm chém xảy ra tại thành phố

Trường Sa/Changsha của tỉnh Hồ Nam/Hunan, Trung Quốc Những hiểu lầm

này sẽ tránh được nếu Vietnam+ dùng cách chuyển tự trong chuyển dịch tên riêng tiếng Trung Quốc thay vì dùng âm Hán - Việt

2.1.2 Không theo thông lệ quốc tế

Việc các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo chí chuyển

dịch tên riêng Trung Quốc bằng âm Hán - Việt khiến cho cách nói và cách viết

của chúng ta có vẻ dị biệt, không giống với thông lệ quốc tế Cùng một chủ thể, đối tượng trong khi báo chí quốc tế thống nhất một cách gọi tên thì báo chí Việt Nam lại “một mình một chợ” với cách gọi tên riêng Điều này không chỉ dễ gây cảm giác là chúng ta tiếp cận vấn đề Trung Quốc không giống với cách tiếp cận quốc tế mà còn gây khó khăn cho công chúng

Một ví dụ tiêu biểu là vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang

Shiyou 981 trong vùng biển chủ quyền và thềm lục địa của Việt Nam năm 2014

Một cuộc tranh cãi đã nổ ra về việc gọi tên giàn khoan này như thế nào cho đúng khi mà phần lớn báo chí Việt Nam (gồm cả các cơ quan báo chí lớn của quốc gia

Ngày đăng: 27/06/2019, 12:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w